Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

12 bệnh học xương khớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.5 KB, 116 trang )

BÀI 1
VIÊM PHẾ QUẢN
Bs Hà Thị Hương
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng bệnh viêm phế quản
2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh viêm phế quản.
3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

1. Định nghĩa
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản lớn và phế quản
trung bình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng gặp nhiều nhất ở trẻ em và
người già. Bệnh hay xảy ra về mùa lạnh. Bệnh lành tính và sau khi khỏi thường không
để lại di chứng.
2. Nguyên nhân
- Tác nhân gây bệnh: Virus chiếm đa số, vi trùng: thường là cầu trùng Gr(+) như phế
cầu, tụ cầu, các hơi độc: amoniac, SO2, chlorin
- Điều kiện thuận lợi:
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng, viêm xoang...
+ Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột
+ Cơ thể suy kiệt, giảm miễn dịch
+ Mơi trường ẩm thấp, nhiều khói bụi...
+ Hút thuốc lá
3. Biểu hiện lâm sàng
- Sốt: thường sốt nhẹ, đơi khi khơng rõ ràng nhưng cũng có khi khơng sốt, người
mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy.
- Ho: là triệu chứng nổi bậc. Lúc đầu ho khan nên người bệnh thấy rát cổ và đau
ngực, về sau ho có đờm nên đỡ rát cổ hơn.
- Đờm: sau vài ngày ho khan, người bệnh ho có đơm, và số lượng đờm cũng tăng
dần lên. Đờm lẫn nhầy mủ, màu vàng hoặc lờ lờ xanh.
- Đau nóng rát vùng sau xương ức, có khi đau cả lồng ngực.
- Chụp Xquang phổi: khơng có gì đặc biệt, chỉ có thể thấy rốn phổi đậm.


4. Tiến triển và tiên lượng
- Phần lớn bệnh khỏi hoàn toàn sau 5-6 ngày điều trị và không để lại di chứng.
1


- Một số trường hợp có thể tái phát nếu phịng bệnh khơng tốt.
- Viêm phế quản cấp có thể làm khởi phát cơn hen, nhất là hen nhiễm khuẩn.
5. Điều trị
- Kháng sinh:
+ Uống: Cephalecine 0,5g x 4 viên / ngày, Bactrim 480mg x 4 viên / ngày
Erythromycine 0,5g x 4 viên / ngày
+ Tiêm: Gentamycine 80mg x 2 ống / ngày tiêm bắp
Cefotaxime 1g / lọ x 2 lọ / ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
- Thuốc giảm ho, long đờm: Terpin codein, Mucitux Mucosolvan
- Thuốc hạ sốt: Paracethamol
- Đảm bảo chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ. Khơng
hút thuốc lá, tránh để bị nhiễm lạnh, tránh môi trường bụi, khói, ơ nhiễm. Điều trị
tích cực và triệt để các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng và các bệnh mãn tính đường hơ
hấp kết hợp với tập thở, tập thể dục thể thao thường xuyên.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân gây viêm phế quản ?
Câu 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng của Viêm phế quản.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản là :
A. Vi khuẩn
tiết

B. Virus

C. Ký sinh trùng


D. Thay đổi thời

Câu 4. Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi dẫn đến viêm phế quản ?
A. Vi khuẩn

B. Hút thuốc lá nhiều năm

C. Virus

D. Ký sinh trùng.

Câu 5. Kháng sinh nào sau đây dùng điều trị viêm phế quản?
A. Metronidazol

B. Ciprofloxacin

C. Cephalexin

D. Prednisolon

Câu 6 Tính chất sốt trong bệnh viêm phế quản cấp là:
A. Sốt cao đột ngột, rét run

B. Sốt nhẹ kéo dài

C. Sốt nhẹ hoặc không sốt

D.Tất cả đều sai

Câu 7. Yếu tố thuận lợi có thể đưa đến viêm phế quản cấp là:

A. Mơi trường ẩm thấp

B. Hít phải hơi độc

C. Thay đổi thời tiết

D. Tất cả đều đúng

Câu 8. Yếu tố thuận lợi nào ít liên quan đến viêm phế quản cấp là:
A. Giảm miễn dịch

B. Hút thuốc lá

C. Mơi trường nhiều khói bụi

D. Cơ thể suy kiệt

2


Câu 9. Viêm phế quản cấp là bệnh:
A. Xảy ra ở mọi lứa tuổi

B. Bệnh lành tính

C. Hay xảy ra về mùa lạnh

D. Tất cả đều đúng

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Văn Giáp (2012). Bài giảng Viêm phế quản cấp. Bệnh học nội khoa tập 1, bộ
môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 9 – 13

3


BÀI 2
VIÊM PHỔI – BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD)
Bs Hà Thị Hương
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, bệnh viêm phổi, COPD
2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh viêm phổi, COPD
3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an tồn, hợp lý và phịng tránh
được bệnh viêm phổi, COPD

I. VIÊM PHỔI
1. Đại cương
Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm của nhu mô phổi, bao gồm viêm phế nang,
tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh và gặp ở mọi lứa
tuổi.
2. Nguyên nhân
- Tác nhân gây bệnh
+ Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu, tụ cầu ...
+ Virus.
+ Ký sinh trùng: giun, sán
+ Nấm
- Điều kiện thuận lợi:
+ Thời tiết lạnh.
+ Cơ thể suy yếu.
+ Những người nằm liệt giường, khơng có khả năng tự vận động.

+ Những người bị suy giảm miễn dịch: người bệnh đang được điều trị
bằng Corticoide, người bệnh AIDS...
3. Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh xảy ra đột ngột, bắt đầu bằng cơn rét run, ớn lạnh, sau đó sốt cao, nhiệt độ cơ
thể tăng lên rất cao, mặt đỏ, môi khô, lưỡi bẩn, vẻ mặt nhiễm trùng.
- Mạch nhanh
- Khó thở xuất hiện sau đó vài giờ, tốt mồ hơi, mơi tím nhẹ. Nhịp thở nhanh nơng.
- Người bệnh có thể có tiền sử nhiễm khuẩn đường hơ hấp trước đó, ở người già
các triệu chứng trên thường khơng rầm rộ
- Đau ngực: đau ở vùng phổi bị tổn thương, triệu chứng này bao giờ cũng có, đơi khi
4


là triệu chứng nổi bậc.
- Ho: lúc đầu ho khan, sau đó ho có đờm, đờm có màu rỉ sắt qnh dính.
- Khám phổi: có hội chứng đặc phổi: gõ đục, rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm
hoặc mất, nghe có ran nổ.
4. Cận lâm sàng
- Xquang phổi: có một đám mờ hình tam giác, đáy quay ra ngồi, đỉnh quay vào trong.
- Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng cao, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung
tính.
- Tốc độ lắng máu tăng cao.
- Xét nghiệm đờm: nhộm gram và ni cấy tìm vi khuẩn gây bệnh.
5. Tiến triển và biến chứng
- Người bệnh sốt liên tục trong tuần lễ đầu, thân nhiệt luôn ở mức 39-40 độ.
- Sau 1 tuần các triệu chứng trên giảm đi: sốt giảm đổ mồ hôi, tiểu nhiều, người
bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhưng vẫn còn ho nhiều.
- Một số biến chứng có thể xảy ra (do điều trị muộn hoặc điều trị không đúng):
+ Sốc nhiễm trùng.
+ Tràn mủ màng phổi.

+ Áp xe phổi.
6. Điều trị
- Kháng sinh:
+ Gentamycine 80mg x 2 ống / ngày/ lần, tiêm bắp
+ Cefotaxime 1g / lọ x 2 lọ / ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
- Hạ sốt: Paracethamol
- Giảm ho, long đờm: xem 2.5.2.
- Cho thở oxy nếu có khó thở, tím tái.
II. BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD)
1. Định nghĩa:
COPD là một tình trạng bệnh mãn tính đặc trưng bởi sự giới hạn lưu luợng khí
khơng hồi phục hồn tồn. Biểu hiện lâm sàng thường là ho-khạc đàm-khó thở nhiều
năm trước khi bị giới hạn lưu lượng khí. (Trước đây từ COPD dùng để chỉ 2 bệnh:
viêm phế quản mãn và khí phế thủng)
2. Nguyên nhân gây rối loạn lưu lượng khí khơng hồi phục:
- Xơ hóa và hẹp các đường dẫn khí nhỏ (tái cấu trúc).
- Phá hủy phế nang gây mất sự co đàn hồi, mất chỗ nâng vách đường dẫn khí nhỏ.
3. Yếu tố nguy cơ
- Yếu tố bản thân:
5


+ Genes (thiếu α1-antitrypsin)
+ Quá mẫn đường dẫn khí
+ Kém phát triển phổi
- Yếu tố tiếp xúc:
+ Khói thuốc lá: là yếu tố nguy cơ hàng đầu.
+ Khói, bụi, hóa chất cơng nghiệp, ơ nhiễm khơng khí.
+ Nhiễm trùng hơ hấp tái diễn (virus, vi trùng).
4. Triệu chứng lâm sàng:

- Ho khúc khắc, khạc đàm dây dưa ít nhất 3 tháng trong ít nhất 2 năm liền
- Về sau mệt-khó thở khi gắng sức rồi khó thở trở nên thường xuyên hơn, thỉnh thoảng
có những đợt khó thở nặng lên nhất là khi có yếu tố tiếp xúc hoặc khi thời tiết trở
lạnh (gọi là COPD đợt cấp). Khó thở chủ yếu thì thở ra.
- Khám:
+ Các khoảng liên sườn dãn rộng, lồng ngực hình thùng (nếu bị khí phế thủng 2 bên).
+ Bờ sườn dưới thụt vào khi bệnh nhân hít vào: dấu hiệu Hoover.
+ Nghe phổi: rales ngáy, rít rất thường xuyên, âm phế bào giảm ở một vùng phổi. Có
thể có rales nổ nếu bội nhiễm phổi.
5. Cận lâm sàng:
- Test chức năng phổi (Ghi phế dung ký): test dãn phế quản.
- Đo khí máu động mạch (biết được mức độ suy hô hấp, thiếu oxy mô).
- Chụp X-quang phổi.
6. Chẩn đoán phân biệt :
- Hen phế quản
- Dãn phế quản
- Suy tim sung huyết
7. Biến chứng :
- Bội nhiễm cây phế quản, bội nhiễm phổi (viêm phổi do vi trùng thường), viêm phổi
lao.
- Tâm phế mãn.
- Suy hơ hấp mãn, có những đợt cấp.
- Tràn khí màng phổi: hiếm gặp hơn.
8. Điều trị :
- Thuốc dãn phế quản: cường β 2 dạng khí dung (Ventolin) hay kết hợp với
anticholinergic như Ipratropium (có trong thuốc Combivent), giống như thuốc dùng cắt
cơn hen phế quản nhưng kém hiệu quả hơn
- Glucocorticoide toàn thân: chỉ định khi các thuốc dãn phế quản khơng hiệu quả, khó
thở nặng hay tái diễn cơn khó thở kịch phát
6



- Glucocorticoide tác dụng kéo dài dạng khí dung (Seretide, Symbicort) cũng giúp
kiểm sốt phần nào bệnh, nhưng vai trị kém hơn so với kiểm soát hen phế quản
- Thở oxy lâu dài: khi có suy hơ hấp mãn với paO2 ≤ 55mmHg hoặc SaO2 ≤ 88%
- Phẫu thuật ghép phổi: cần cân nhắc khi thuốc hầu như không tác dụng, có suy hơ hấp
mãn
9. Truyền thơng giáo dục sức khỏe, phòng bệnh:
- Ngưng hút thuốc lá.
- Điều chỉnh hoặc tránh các yếu tố nguy cơ.
- Luyện tập phục hồi chức năng có hướng dẫn.
- Uống nước đều và đủ trong ngày.
- Chủng ngừa cúm và phế cầu mỗi năm.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Điền vào chỗ trống
Câu 1. Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm ở…. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi.
Câu 2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý có….khơng phục hồi hồn
tồn
Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh COPD là:
A. Dị ứng

B. Sự thay đổi thời tiết, gió mùa

C. Nhiễm khuẩn

D. Khói thuốc lá

2. Ho trong viêm phế quản là:
A. Ho khan, sau có đờm


B. Ho khạc bọt hồng

C. Ho nhiều sau cơn khó thở

D. Ho khi thay đổi tư thế

3. Đặc trưng của khó thở trong viêm phổi là:
A. Khó thở chậm, thì thở ra

B. Khó thở nhanh nơng, hai thì

C. Khó thở khi nằm

D. Khó thở nhanh, thì hít vào

4. Đờm đặc trưng của viêm phổi là:
A. Đờm rỉ sắt qnh dính

B. Đờm trắng, dính, khó khạc

C. Đờm bọt hồng

D. Đờm nhầy trong, số lượng nhiều

Tài liệu tham khảo
1. Ngô Quý Châu (2012). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh học nội khoa tập 1, bộ
mơn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 42-58.
7



2. Trần Văn Ngọc (2012). Điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Giáo trình
Điều trị học nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất
bản y học, tr 322-331
3. Trần Văn Ngọc (2012). Viêm phổi do vi khuẩn. Giáo trình Bệnh học nội khoa bộ
môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 281- 293

8


BÀI 3
TĂNG HUYẾT ÁP
Bs Hà Thị Hương
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được ngun nhân, triệu chứng, cách đề phịng bệnh tăng huyết áp
2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp.
3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các tác
dụng phụ của thuốc.

1. Định nghĩa
Gọi là tăng huyết áp khi thấy HA tối đa (HA tâm thu) tăng trên 140 mmHg và /
hoặc HA tối thiểu (HA tâm trương) tăng trên 90 mmHg.
2. Nguyên nhân
- Tăng huyết ápthứ phát:
+ Nguyên nhân thận: viêm cầu thận cấp, suy thận, hẹp động mạch thận ...
+ Nguyên nhân nội tiết.
+ Nguyên nhân khác: hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén ...
- Tăng huyết áp ngun phát: khi khơng tìm thấy nguyên nhân, chiếm 90% trường hợp
tăng huyết áp.
3. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng tăng huyết áp chỉ có khi huyết áp tăng lên đột ngột, người bệnh cảm
thấy chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa. Phần lớn không có triệu chứng, phát
hiện là nhờ đo huyết áp.
4. Biến chứng
Tăng huyết áp dễ gây ra các biến chứng:
- Tim: suy tim trái, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim...
- Não: tai biến mạch máu não, bệnh nhân tử vong nhanh hoặc tàn phế.
- Thận: gây suy thận mãn
- Mắt: mờ mắt, xuất tiết, xuất huyết, phù gai thị.
4. Điều trị
- Cho người bệnh nằm nghỉ tại giường, tránh xúc động hay lo lắng.
- Ăn lạt, hạn chế muối, tránh uống cà phê, rượu, bỏ thuốc lá.
- Giảm cân nặng bằng cách luyện tập và dinh dưỡng.
- Nên ăn dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
9


- Thuốc hạ huyết áp:
+ Nifedipine (Adalate 10mg, Adalate LA 30mg )
+ Renitec 5mg, 10mg Aldomet 250mg
+ Provinil 25mg
+ Propranolol 40mg
+ Captopril25mg
- Các thuốc lợi tiểu.
5. Phòng bệnh
- Tránh làm việc căng thẳng, tránh thức khuya, tránh những xúc động mạnh, lo lắng,
sợ hãi, buồn bực.
- Không nên làm việc gắng sức.
- Tránh để bị lạnh đột ngột.
- Nên tập thể dục vừa sức.

- Hướng dẫn cho người bệnh những biện pháp phòng chống tai biến do tăng huyết
áp: theo dõi huyết áp thường xuyên, tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sử dụng
thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất:
1. Trong các thuốc sau, thuốc nào khơng có tác dụng làm hạ HA kéo dài:
A. Adalate 10mg

B. Adalate LA 30mg

C. Renitec 5mg

D. Aldomet 250mg

2. Trong các thuốc sau, thuốc nào khơng có tác dụng làm hạ HA:
A. Trofurit

B. Adalate 10mg

C. Aldomet 250mg

D. Atropin

3. Trước và sau khi cho người bệnh tăng HA dùng thuốc cần lưu ý điều nào sau
đây:
A. Đếm mạch

B. Đo HA

C. Đếm nhịp thở


D. Lấy nhiệt độ

4. Điều nào là đúng khi hướng dẫn cho người bệnh những biện pháp phòng
chống tai biến do tăng huyết áp:
A. Theo dõi huyết áp thường xuyên
B. Tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
C. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc
D. Tất cả đều đúng
10


Tài liệu tham khảo
1. Phạm Gia Khải, Nguyễn Quang Tuấn (2012). Tăng huyết áp. Giáo trình Bệnh học
nội khoa tập 1 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 169 – 184.

11


BÀI 4
SUY TIM – NHỒI MÁU CƠ TIM
Bs Hà Thị Hương
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của suy tim, nhồi máu cơ
tim.
2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh suy tim, nhồi máu cơ tim.
3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được
các tác dụng phụ của thuốc.

I. SUY TIM

1. Định nghĩa
- Suy tim là tình trạng tim khơng đủ khả năng bơm máu đến các cơ quan để đáp ứng
nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của tố chức.
- Suy tim là hậu quả cuối cùng của tất cả các bệnh lý về tim, bệnh về máu, bệnh phổi
và nhiều bệnh khác.
2. Nguyên nhân
- Bệnh xơ vữa động mạch vành làm cản trở dịng máu đến ni tim.
- Bệnh tăng huyết áp: tim phải làm việc gắng sức, lâu ngày dẫn đến suy tim.
- Các bệnh van tim (hẹp hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ, hẹp hở van động
mạch phổi) gây suy tim do sự rối loạn huyết động.
- Tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim co thắt.
- Các bệnh phổi mạn tính (hen phế quản, viêm phế quản mạn, lao phổi) gây tăng áp
lực động mạch phổi, hậu quả là suy tim phải.
- Bệnh Basedow.
- Thiếu vitamin B1 (bệnh Beri-Beri)
- Bệnh tim bẩm sinh.
3. Triệu chứng lâm sàng
- Khó thở, nhịp thở nhanh, lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau khó thở thường
xuyên, người bệnh phải ngồi hoặc ở trong tư thế nửa ngồi nửa nằm mới thở được.
- Tím mơi và đầu chi, trường hợp nặng có thể tím tồn thân.
- Ho ra máu.
- Phù chân: phù mềm, ấn lõm 2 chi dưới, nặng hơn có tràn dịch màng bụng, màng
12


phổi.
- Gan to, mềm, ấn tức. Giai đoạn đầu điều trị tích cực gan nhỏ lại, rồi sau đó gan to
trở lại trong những đợt tái phát (còn gọi là gan đèn xếp). Về sau gan không thu nhỏ
lại nữa (trong suy tim giai đoạn cuối), dẫn đến xơ gan.
- Lượng nước tiểu ít do máu đến thận ít.

- Nhịp tim nhanh, ngồi ra cịn nghe được những tiếng tim bệnh lý.
- Chụp Xquang: bóng tim to tồn bộ.
4. Điều trị
- Nguyên tắc
+ Nghỉ ngơi nhằm làm giảm công việc cho tim.
+ Làm tăng cường sự co bóp cho tim bằng các thuốc trợ tim.
+ Hạn chế sự ứ trệ tuần hoàn bằng các thuốc lợi tiểu, hạn chế uống nước và ăn ít muối.
- Tuỳ mức độ suy tim, mức độ phù mà có chế độ ăn lạt tuyệt đối hoặc tương đối
- Uống nước: hạn chế, dựa vào lượng nước tiểu 24h để bù nước.
- Không để người bệnh gắng sức (leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón...)
- Khi bệnh nặng để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
- Thuốc trợ tim: DIGOXIN, có tác dụng: làm tăng sức co bóp cho cơ tim và làm
chậm nhịp tim.
- Thuốc lợi tiểu:
+ Furosemide (Lasix, Trofurit) viên 40mg, ống 20mg.
+ Hydrochlorothiazide (Hypothiazide 25mg)
- Khi dùng thuốc lợi tiểu sẽ gây mất kali, do đó phải bù thêm kali bằng đường
uống (viên Kalichlorur 0,6g), ăn nhiều các loại hoa quả có chứa kali : chuối, cam,
hồng xiêm...
II. NHỒI MÁU CƠ TIM
1. Định nghĩa:
NMCT là tình trạng một vùng cơ tim bị hoại tử do mảng xơ vữa làm tắc nghẽn lịng
mạch vành tiếp liệu máu cho nó.
2. Triệu chứng lâm sàng:
- Đau ngực: là TC chính, có tính chất :
+ Vị trí: đau ở vùng trước tim hay sau xương ức.
+ Cảm giác khó chịu như đè ép, nặng nề hay như bóp nghẹt.
+ Lan lên cổ, dưới hàm, ra mặt trong tay trái, ngón tay út.
+ Xảy ra cả khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức.
+ Thời gian đau kéo dài > 30 phút. Nghỉ ngơi hay ngậm nitroglycerin khơng giảm

hoặc giảm ít.
13


Có khỏang 23% NMCT khơng đau, gặp ở người lớn tuổi, người đái tháo đường.
- Triệu chứng kèm:
+ Khó thở
+ Buồn ói
+ Vã mồ hơi
+ Da tái, tay chân lạnh, mạch nhanh và yếu, HA tụt (coi chừng sốc)
3. Cận lâm sàng:
- Men tim troponin I&T, CKMB ↑
- ECG
- Siêu âm tim Doppler màu
- Chụp mạch vành tim
4. Điều trị:
- Xử trí ban đầu: nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, chuyển bệnh nhân sớm tới cơ sở y tế chuyên
khoa gần nhất.
- Ở tuyến chuyên khoa:
+ Thuốc tái lập tuần hoàn mạch vành: thuốc làm tan cục máu r-tPA, streptokinase,
urokinase, APSAC có thể phối hợp với thuốc kháng đơng Heparin (fanxiparine)
+ Thuốc dãn mạch vành nhóm Nitrates:
* Nitroglycerine ngậm hoặc tiêm TM ngừa lan rộng vùng nhồi máu
* Nitroglycerine và nitrates dạng uống ngừa tái nhồi máu, ngừa cơn đau ngực sau
NMCT.
- Thuốc ức chế b: giảm lan rộng vùng NM, ngừa tái NMCT, ngừa cơn đau ngực sau
nhồi máu.
- Thuốc ngừa huyết khối mạch vành: Aspirin liều thấp (80 – 160mg/ngày) dùng lâu dài
hoặc Clopidogrel (Plavix) 75mg/ngày
- Thuốc ức chế men chuyển: cải thiện lâu dài chức năng tim

- Can thiệp mạch vành: càng sớm càng tốt
+ Nong mạch vành
+ Đặt giá đỡ (stent) mạch vành
+ Phẫu thuật bắc cầu (bypass)

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
(Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất)
1. Trước và sau khi cho người bệnh suy tim dùng thuốc trợ tim cần lưu ý điều
nào sau đây?
14


A. Đếm mạch

B. Đo HA

C. Đếm nhịp thở

D. Lấy nhiệt độ

2. Triệu chứng nào khơng có ở người bệnh suy tim?
A. Khó thở nhanh

B. Tím mơi và đầu chi

C. Phù chân

D. Tiểu nhiều

3. Ở người bệnh suy tim, thuốc được cho uống vào buổi sáng:

A. Lợi tiểu

B. An thần

C. Kali

D. Trợ tim

4. Ở người bệnh suy tim, thuốc được cho uống vào buổi tối:
A. Lợi tiểu

B. An thần

C. Kali

D. Trợ tim

5. Ở người bệnh suy tim, thuốc được cho uống sau ăn:
A. Lợi tiểu

B. An thần

C. Kali

D. Trợ tim

6. Người bệnh suy tim trước khi ra viện cần được hướng dẫn:
A. Chế độ ăn uống

B. Chế độ nghỉ ngơi


C. Dùng thuốc đúng chỉ định

D. Tất cả đều đúng

7. Đặc điểm của gan trong suy tim:
A. Gan to, đau

B. Gan to, mềm, ấn tức

C. Gan to, mềm

D. Gan to, không đau

8. Trong các thuốc sau, thuốc nào khơng có tác dụng làm hạ HA kéo dài?
A. Adalate 10mg

B. Adalate LA 30mg

C. Renitec 5mg

D. Aldomet 250mg

Tài liệu tham khảo
1. Châu Ngọc Hoa, Lê Hồi Nam (2012). Bài giảng Suy tim. Giáo trình Bệnh học nội
khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 107121
2. Nguyễn Quang Tuấn, Đinh Huỳnh Linh (2012). Nhồi máu cơ tim cấp. Giáo trình
bệnh học nội khoa tập 1 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 185-201

15



BÀI 5
LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
Bs Hà Thị Hương
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, cách đề phịng lt dạ dày tá tràng.
2. Trình bày được các thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng.
3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi
được các tác dụng phụ của thuốc.

1. Đại cương
1.1. Nhắc lại giải phẫu và sinh lý
- Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hố, nó chứa đựng, co bóp, nhào trộn
thức ăn. - Dịch vị là một chất lỏng, pH = 1, bao gồm:
+ Các men tiêu hoá: pepsin, men sữa, lipaza
+ Acid chlohydric ( HCl ), có tác dụng:
* Tạo mơi trường cho các men hoạt động.
* Ngăn ngừa sự lên men thối rữa trong dạ dày.
* Diệt khuẩn.
* Góp phần vào cơ chế đóng mở mơn vị và tâm vị.
+ Các chất nhầy: tạo thành một màng dai, kiềm, bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày.
1.2. Sinh lý bệnh
Loét dạ dày tá tràng là do mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ:
- Yếu tố gây loét:
+ HCl và pepsin của dịch vị.
+ Helico bacter Pylori - xoắn khuẩn gram âm có vai trị quan trọng trong bệnh sinh
của loét dạ dày tá tràng.
+ Các thuốc kháng viêm non steroid và steroid.
+ Rượu và thuốc lá.

+ Căng thẳng về thần kinh, tâm lý, chấn thương về tình cảm và tinh thần.
+ Thức ăn quá cay, chua.
- Yếu tố bảo vệ: Vai trò của các chất nhầy.
16


1.3. Giải phẫu bệnh
- Vị trí ổ loét hay gặp nhất là:
+ Ở dạ dày: bờ cong nhỏ, hang vị, tâm vị.
+ Hành tá tràng.
- Số lượng: thường chỉ 1 ổ loét, nhưng cũng có thể 2-3 ổ.
- Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
2. Triệu chứng lâm sàng
* Đau bụng là triệu chứng chính:
- Đau vùng thượng vị, đau như bỏng rát, hoặc đau quặn tức, đau âm ỉ.
- Đau có tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm:
+ Loét dạ dày: đau sau ăn 10 phút – 1h
+ Loét tá tràng: đau bụng vào lúc đói hoặc vào ban đêm
- Mỗi đợt đau khoảng vài tuần rồi khỏi
- Thời kỳ không đau kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, có khi cả năm.Thường đến
năm sau, vào mùa lạnh, một chu kỳ đau mới như trên lại xuất hiện
- Càng về sau, bệnh dần dần mất tính chất chu kỳ. Người bệnh có nhiều đợt đau trong
năm, rồi trở thành đau liên tục.
*Ợ hợi, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa, bụng chướng hơi, táo bón.
3. Cận lâm sàng
- Soi dạ dày: để xác định vị trí, kích thước ổ loét
- Chụp dạ dày tá tràng có chất cản quang để phát hiện ổ loét.
4. Biến chứng
- Xuất huyết tiêu hoá: Là biến chứng hay gặp nhất. Với nhiều mức độ, người bệnh
nôn ra máu và đi cầu phân đen. Nếu mất nhiều máu có thể gây truỵ tim mạch và

dẫn đến tử vong nếu khơng được xử trí kịp thời.
- Thủng ổ loét: Đột nhiên đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau như dao đâm, khám
thấy bụng cứng như gỗ. Cần phải phẫu thuật khâu lỗ thủng.
- Hẹp môn vị: Ăn không tiêu, nôn mửa nhiều, chất nôn có thể là thức ăn của nhiều bữa
ăn trước đó, có mùi đặc biệt vì đã lên men.
- Ung thư hoá: Chỉ gặp trong loét dạ dày.
5. Điều trị
5.1. Điều trị nội khoa
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi:
+ Trong đợt đau: nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, khơng q nóng hoặc q lạnh,
hạn chế xơ sợi. Ngồi đợt đau ăn uống bình thường.
+ Nên ăn nhẹ, từng ít một và nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều và quá nhanh.
17


+ Uống nhiều nước.
+ Tránh các thức ăn cay, chua, kích thích, thức ăn đóng hộp...
+ Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc thích hợp, thay đổi lối sống để hạn chế bệnh tái
phát
+ Tránh những suy nghĩ lo lắng, tránh thức khuya.
- Thuốc:
+ Kháng sinh: Amoxicilin, Clarithromycin, Imidazol, Metronidazol...
+ Kháng tiết: Kháng thụ thể H2 của histamin: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin; Ức chế
bơm proton: Omeprazol ( Losec, Lomac... )
+ Kháng acid: Maalox, Gastropulgit, Phosphalugel, Varogel
+ Bảo vệ niêm mạc: Cytotec, Succrafate.
- Điều trị ngoại khoa:Được chỉ định trong những trường hợp sau:
+ Chảy máu tiêu hoá tái phát nhiều lần, chảy máu nặng, điều trị nội khoa không kết
quả.
+ Thủng ổ lt, hẹp mơn vị, nghi lt ác tính.

+ Loét đã điều trị nội khoa đúng phương pháp trong nhiều năm mà khơng có kết quả.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. HCl của dịch vị khơng có tác dụng nào dưới đây:
A. Tiêu hóa protide

B. Diệt khuẩn

C. Ngăn ngừa sự lên men thối rữa

D. Diệt virus

Câu 2. Cơ chế gây loét dạ dày tá tràng là do:
A. HCl
B. Các thuốc kháng viêm
C. Rượu và thuốc lá
D. Mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ
Câu 3. Thuốc hạ sốt giảm đau có thể dùng được cho người bệnh bị loét dạ dày tá
tràng:
A. Hapacol

B. Idarac

C. Indocid

D. Tất cả đều sai

Tài liệu tham khảo
1. Đào Văn Long (2012). Loét dạ dày tá tràng. Bệnh học nội khoa tập 2 bộ môn nội
Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 24-31.
2. Quách Trọng Đức, Trần Kiều Miên (2012). Điều trị loét dạ dày tá tràng. Điều trị

18


học nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học,
tr 209- 222.

BÀI 6
XƠ GAN
Bs Hà Thị Hương
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được ngun nhân, triệu chứng, cách phịng bệnh xơ gan.
2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh xơ gan.
3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các
tác dụng phụ của thuốc.

1. Đại cương
- Xơ gan là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta.
- Trong xơ gan có 3 loại tổn thương:
+ Thối hố nhu mơ gan.
+ Xơ hố tổ chức liên kết.
+ Tăng sản tế bào gan, cấu tạo nên những hạt tái tạo, làm đảo lộn cấu trúc bình
thường của gan.
2. Nguyên nhân
- Do viêm gan virus: đặc biệt là virus viêm gan B và C.
- Nghiện rượu nặng và kéo dài
- Nhiễm độc hoá chất và thuốc
- Ứ máu, ứ mật lâu trong gan
- Do ký sinh trùng: sán máng, sán lá gan...
3. Triệu chứng lâm sàng
3.1. Xơ gan giai đoạn còn bù:

Triệu chứng khá nghèo nàn, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, có thể có
một số dấu hiệu gợi ý:
- Mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, sợ mỡ.
- Rối loạn tiêu hố, bụng chướng hơi, phân lúc lỏng lúc bón.
- Đau tức vùng hạ sườn phải.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Có các sao mạch ở da, cổ, ngực, bàn tay son.
19


- Gan to, lách to.
3.2. Xơ gan giai đoạn mất bù: Biểu hiện bằng 2 hội chứng chính:
3.2.1. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
- Cổ trướng: còn gọi là bụng báng hay tràn dịch màng bụng, số lượng dịch có thể từ 310 lít, dịch màu vàng nhạt, phản ứng Rivalta dương tính.
- Tuần hồn bàng hệ trên da bụng: tĩnh mạch nổi rõ trên da bụng.
- Giãn tĩnh mạch thực quản: biểu hiện gián tiếp bằng nôn ra máu tươi.
- Lách to: do ứ máu.
3.2.2.Hội chứng suy gan:
- Toàn thể trạng giảm sút: suy nhược, chán ăn, chậm tiêu, sút cân.
- Phù 2 chi dưới, phù mềm, ấn lõm.
- Vàng da: thường da người bệnh có màu vàng rơm.
- Gan thường teo nhỏ, mật độ chắc, bờ sắc.
- Chảy máu cam, chân răng, dưới da.
- Lượng nước tiểu ít.
4. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu:
+ Cơng thức máu: hồng cầu giảm, bạch cầu tăng.
+ Bilirubin tăng nếu có suy gan nặng.
+ Các xét nghiệm men gan bị rối loạn rõ rệt: AST, ALT tăng cao.
+ Tỷ prothrombin hạ thấp, do đó người bệnh có thể bị chảy máu nhiều nơi trên cơ thể.

- Siêu âm: xác định kích thước của gan, nhu mơ gan và các cấu trúc bình thường
trong nhu mơ gan.
- Chọc dị dịch cổ trướng để lấy dịch xét nghiệm.
- Xét nghiệm nước tiểu.
5. Tiến triển và biến chứng
5.1. Tiến triển: Xơ gan là một bệnh mạn tính, diễn tiến nặng dần lên, khơng khỏi
hẳn được. Tuy nhiên, nếu được điều trị tốt, bệnh có thể ổn định trong một thời gian
dài.
5.2. Biến chứng
- Xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.
- Nhiễm khuẩn dịch cổ trướng.
- Xơ gan ung thư hố.
- Hơn mê gan.
6. Điều trị
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×