Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích một cuốn sách sử dụng tư duy hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.65 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH MỘT CUỐN SÁCH SỬ DỤNG TƯ DUY HỆ THỐNG
Sách: 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt – Sean Covey
I.

Tính tồn thể
Như chúng ta đã biết, tính tồn thể không phải là tổng hợp các thành
phần riêng lẻ, rời rạc mà là một chỉnh thể thống nhất gồm các thành phần
tương tác với nhau. Và cuốn sách “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” đã
thể hiện rất tốt về tính tồn thể. “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” bao
gồm 12 chương, với từng chương mang từng nội dung khác nhau nhưng
chương trước lại bổ trợ cho chương sau, giữa các chương có các mắc xích
liên kết về mặt nội dung, đưa người đọc đi qua từng bước một để có thể
tiếp cận được nội dung mà sách muốn truyền tải đến với người đọc. Áp
dụng đặc điểm “tính tồn thể” của tư duy hệ thống, ta có thể dễ dàng thấy
được những mối liên kết đó.
Ví dụ, ở “Lời nói đầu” sách đã đưa ra những vấn đề mà các bạn trẻ
vấp phải trong cuộc sống như là băn khoăn, bối rối, không biết nên đi
đường nào để có thể vừa bình an mà vừa dễ thành cơng nhất. Từ những
vấn đề đó sách đã kích thích sự tị mị của người đọc, mở ra một hành
trình tìm hiểu về giải pháp cho những vấn đề trên mà họ vấp phải. Như ta
thấy, lời nói đầu đóng vai trị quan trọng trong hệ thống sách của chúng ta,
nó như là một cách cửa giúp người đọc tò mò mà tiếp cận đến với các bộ
phận khác trong hệ thống nội dung. Hoặc là ở “Tạo Thói Quen”,” Vậy tơi –
Thói Quen, là gì mà quan trọng thế”, “Những quan niệm và nguyên tắc
sống”, “Lập tài khoản cá nhân”, “Tài khoản quan hệ” cũng là những
chương tưởng chừng chỉ mang nội dung độc lập nhưng lại là một bước
đệm cho việc thành lập bảy thói quen mà sách đề cập về sau.
“Tạo thói quen” và “Vậy tơi – Thói Quen, là gì mà quan trọng thế” là
hai chương giúp người đọc định hình được khái niệm của thói quen, phân
biệt giữa thói quen tốt và thói quen xấu từ đó cho thấy tầm quan trọng và
ích lợi khi có được các thói quen tốt. Chính điều này tạo nên những nền


tảng cơ bản cho người đọc để có thể giúp họ có được hướng đi từ ban đầu
một cách chính xác nhất, tránh ngộ nhận. “Vậy tơi – Thói Quen, là gì mà
quan trọng thế” cũng là chương giới thiệu cho người đọc về bảy thói quen


mà họ sắp sửa tìm hiểu. “Những quan niệm và nguyên tắc sống” là chương
giúp người đọc thấy được những cách nhìn nhận sự việc khác nhau sẽ ảnh
hưởng đến bản thân theo những hướng khác nhau, từ đó giúp người đọc
có thêm nguồn năng lượng tích cực, tự tin sống theo các thói quen sống
tích cực mà sách đưa về sau. “Lập tài khoản cá nhân” và “Tài khoản quan
hệ” sẽ là hai chương giúp chúng ta củng cố lại những lối sống tích cực, từ
đó có thể tiếp cận với bảy thói quen về sau một cách dễ dàng hơn. Về sau,
sách sẽ nói về bảy thói quen giúp người đọc có thể đạt được mục đích ban
đầu khi tìm hiểu về sách, nhờ bốn chương phía trước mà người đọc có thể
tiếp cận cũng như là thực hành các thói quen tốt mà sách đưa ra một cách
dễ dàng hơn.
Bước qua bảy chương tương ứng với bảy thói quen, từng thói quen
một đều được sắp xếp một cách hợp lý, giúp người đọc có thể thuận tiện
thực hành các thói quen đó hơn. Chẳng hạn như, ở thói quen 1 “ Thái độ
sống tích cực” nói rằng bạn là người lái “con tàu cuộc đời” của bạn của bạn
thì sang thói quen 2 “Biết định hướng tương lai” sẽ giúp bạn định hướng đi
của con tàu đó. Bước sang thói quen 3 “ Việc hơm nay khơng để ngày mai”
sẽ giúp bạn làm những việc ưu tien mà bạn đã xác định ở thói quen 2. Cứ
như vậy, từng chương trong bảy thói quen cũng được liên kết một cách có
logic, kết hợp với nền tảng các chương phía trước đã truyền tải người đọc sẽ
dễ dàng hơn rất nhiều khi thực hành các thói quen theo trình tự mà hệ thống
nội dung đã đưa ra.

II.


Phẩm chất hợp trội của hệ thống
Phẩm chất hợp trội của hệ thống là phẩm chất được tạo nên bởi sự
tương tác giữa các thành phần tham gia vào hệ thống. Nhờ việc phân tích
tính tồn thể của hệ thống, ta có thể dễ dàng phân tích được phẩm chất hợp
trội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”. Khi đọc quyển sách này, người
đọc có thể dễ dàng nắm bắt được các nội dung mà tác giả truyền tải nhờ có
sự sắp xếp hợp lý giữa các chương trong sách. Điều đó cũng giúp tạo ra các
mắc xích vững chắc trong hệ thống nội dung, lượng thông tin sẽ được người
đọc tiếp nhận một cách logic, có trình tự, khơng bị rối loạn thơng tin. Như
ta đã phân tích ở trên, từ “Lời giới thiệu” , “Tạo thói quen”, “Những quan
niệm và nguyên tắc cuộc sống”,… cho đến bảy chương tương ứng với bảy
thói quen, tất cả thơng tin đều được người đọc tiếp cận một cách chắc chắn


từ khái niệm, phân loại, tầm quan trọng, lợi ích, những kiến thức nền có liên
quan cho đến từng thói quen một về sau.
Chúng ta có thể lấy một ví dụ cụ thể, chẳng hạn như chương “Lập tài
khoản cá nhân” và “Tài khoản quan hệ”. “Lập tài khoản cá nhân” là chương
nói về cách để bạn có thể vượt qua khó khan bằng cách lập một tài khoản cá
nhân. Tài khoản đó có thể có những dấu hiệu như: Tự chịu trách nhiệm và
chống lại các áp lực, nhìn đời lạc quan, sống có mục đích,… Khi trong tài
khoản của bạn có càng nhiều các dấu hiệu như trên, bạn càng giàu, càng
vững chãi trước khó khăn, cụ thể ở đây là những khó khăn khi bạn tập
những thói quen sống tích cực mới. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để kiên trì, theo
đuổi đến cùng mục tiêu bạn đặt ra. Hay chương “Tài khoản quan hệ”, cuộc
sống bạn sẽ trở nên tích cực hơn, khi bạn có tình u thương dành cho cuộc
sống này. Sẽ có những lúc bạn gục ngã, những lúc bạn cảm thấy thất bại thì
bạn sẽ cần có những người quan tâm đến mình, bên cạnh bạn và động viên,
an ủi bạn. Với sự kết hợp của hai chương trên, người đọc sẽ có được một
nền tinh thần vững chắc, sẽ khó lung lay trước những khó khăn, thử thách

khi mà phải tập sống bảy thói quen mới. Ngồi việc sắp xếp các chương
một cách hợp lý, với sự phối hợp giữa nội dung và hình ảnh đã làm cho
người đọc có thể ghi nhớ một cách dễ dàng và lâu dài hơn

Tóm lại, những chương trong sách tưởng chừng như thực hiện một
nhiệm vụ khác nhau nhưng lại liên kết với những chương sau, tạo một tiền
đề vững chắc cho người đọc có thể vừa nắm vững kiến thức vừa có thể thực
hành một cách sng sẻ, khơng gây chán nản.

III.

Tính đa chiều
Tính đa chiều là có nhiều quan điểm khác nhau, nhiều cách nhìn, cách
hiểu khác nhau về một đối tượng. Qua việc phân tích hệ thống nội dung của
“7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” bằng hai đặc điểm của tư duy hệ thống
là tính tồn thể và phẩm chất hợp trội của hệ thống, chúng ta có thêm phần
nào hiểu rõ hơn được hệ thống nội dung trong quyển sách này, từ đó ta có
thể dễ dàng phân tích, nhìn nhận hệ thống nội dung đó dưới nhiều góc độ,
nhiều cách nhìn khác nhau. Ở phần này, ta cũng sẽ phân tích các phần khác
nhau của hệ thống nội dung “7 thói quen của bạn trẻ”, từ đó trong những
thành phần khác nhau đó, ta sẽ tìm được những phần tương đồng với nhau.


Thật ra, ta có thể dễ dàng nhận ra, nội dung mà sách đem tới phù hợp
với mọi lứa tuổi, khơng phân biệt trai gái hay già trẻ. Vì thế, khi đứng dưới
góc độ tuổi tác để phân tích thì lượng kiến thức mà người đọc tiếp thu thì
tất cả chúng ta đều có thể học thêm những kiến thức này, ai hiểu càng nhiều
thì khi thực hành càng tốt, càng dễ dàng. Thế nhưng, dù tuổi tác không phải
là vấn đề vậy thì tính cách thì sao ? Sẽ có những người đọc đã có sẵn những
thói quen tốt, đã có sẵn một “tài khoản cá nhân” giàu hay một “tài khoản

quan hệ” chất lượng; Cũng sẽ có những cá nhân mới muốn thoát khỏi cách
sống với đầy rẫy những thói quen xấu, “tài khoản cá nhân” và “tài khoản
quan hệ” nghèo nàn tìm đến sách. Khi đó u cầu sách phải đáp ứng cho
toàn bộ nhu cầu của người đọc, cho dù họ là kiểu người gì như trên. Và thật
tuyệt vời, Sean Covey đã lường trước điều đó ! “7 thói quen của bạn trẻ
thành đạt” đã dẫn dắt người đọc đi từ những bước cơ bản nhất như ta đã
phân tích ở trên, từ đó họ sẽ có nền tảng để tập những thói quen tốt. Đối với
những người đọc muốn thay đổi lối sống trì trệ, tồn những thói quen xấu
thì họ đã được hướng dẫn một cách rất bài bản, phân biệt và định hướng rất
rõ ràng về mục tiêu họ cần đạt và cách thức đạt được khi đọc quyển sách
này. Đối với những cá nhân đã có sẵn vài thói quen tốt, họ có thể nghiệm lại
và từ đó càng thêm củng cố với những lợi thế mà mình có, song hành cùng
với đó là học tập thêm những thói quen tốt khác bên cạnh việc loại bỏ
những thói quen xấu đang có.

Nếu để ý, ta có thể nhận ra rằng từng lời khuyên, từng câu truyện đều
được đánh dấu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12. Điều đó cho ta
thấy, khi sử dụng sách này, bạn không cần phải lo sợ, sợ sệt rằng bạn sẽ
không tiếp thu được nhiều hay thời gian tiếp thu của bạn sẽ kéo dài mà sách
đã cho bạn thấy rằng chỉ cần bạn kiên trì theo dõi, chỉ cần một ngày hiểu
được một ý thì qua một năm sách sẽ giúp bạn thay đổi thành một con người
mới tràn đầy năng lượng với những lối sống tích cực khiến người khác
ngưỡng mộ theo. Sách cũng đã không vội vàng giới thiệu chi tiết cho người
đọc bảy thói quen tốt ngay mà đã cho họ bắt đầu với những kiến thức nền
tảng, từ đó họ có thể làm quen và thậm chí loại bỏ các thói quen xấu ngay
từ ban đầu. Điều đó giúp ích rất nhiều về sau cho người đọc khi họ tập
những thói quen tốt, họ sẽ ít bị trở ngại hơn.


Khi đọc sách ta có thể thấy thói quen đầu tiên mà sách đề cập tới

chính là “Thái độ sống tích cực”. Đây chính là chìa khóa để thực hiện
những thói quen khác và cũng là lý do để thói quen này được nói đến đầu
tiên. Thói quen thứ 1 nói: “Bản than tơi là ngọn nguồn của mọi sức mạnh.
Tơi là người định hướng cho đời mình. Tơi tự chịu trách nhiệm về hạnh
phúc hay bất hạnh của đời mình. Tơi là người lái con tàu số mệnh chứ
khơng phải là một hành khách nào khác.”. Khi học tập cách trở nên tích
cực, chủ động, bạn sẽ học được cách chịu trách nhiệm với mọi việc và chủ
động tạo ra hồn cảnh cho mình. Mặt khác, tích cực và chủ động sẽ tạo một
tiền đề tốt cho bản thân để có thể thay đổi và học hỏi những thứ khác, ở đây
chẳng hạn như là các thói quen tốt cịn lại. Vì thế khơng hề sai khi nói đây
chính là thói quen tốt đầu tiên mà ta cần học tập, nó sẽ là một nền móng
vững chắc để có thể xây dựng các thói quen tốt về sau.

Ta có thể thấy được rằng từng chương trong hệ thống nội dung của
sách sẽ mang từng nội dung khác nhau, không cái nào giống cái nào. Tuy
nhiên, sau khi dùng hai phương pháp phân tích hệ thống nội dung như trên,
ta mới nhận ra rằng dù mang nội dung khác nhau, nhưng những chương đó
đều có một đặc điểm chung là bổ trợ lẫn nhau, các chương đầu sẽ cung cấp
các kiến thức cơ bản, giúp người đọc bỏ thói quen xấu và làm quen với các
lối sống tích cực, hiệu quả để có thể dễ dàng tập được bảy thói quen phía
sau. Cịn bảy chương thói quen phía sau dù mang nội dung khác nhau
nhưng cũng lại có sự liên kết giữa các thói quen với các thói quen, giữa thói
quen với các chương đầu của sách. Tất cả là một mạng lưới nội dung vững
chắc và rõ ràng, người đọc sẽ thuật tiện tiếp thu kiến thức mà sách muốn
truyền đạt !

IV.

Tính mục tiêu
Tính mục tiêu của hệ thống tức là mục tiêu tổng thể của hệ thống. Ở

phần này, ta sẽ xem xét mục tiêu chung của “7 thói quen của bạn trẻ thành
đạt” là gì và để đạt được mục tiêu chung đó, đã có sự tương tác, phối hợp
giữa các bộ phận nào để hệ thống có thể hoạt động đúng cách mà khơng bị
cưỡng bức.
Sau khi đọc xong “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, có lẽ ai cũng
nhận ra rằng tác phẩm này giúp người đọc loại bỏ được phần nào những
thói quen xấu, tập thêm được những thói quen tốt khác. Vì thế, mục tiêu


tổng thể của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” hay Sean Covey là truyền
đạt đến mọi người thông điệp sống tích cực, giúp người đọc có thể tìm được
mục tiêu phấn đấu cho những năm tháng tiếp theo của cuộc đời này. Với
cách sắp xếp từng chương một cách khơng thể nào hợp lý hơn, các chương
đều có liên kết, đều có mắc xích nội dung khó mà đứt đoạn, người đọc sẽ dễ
dàng in sâu những kiến thức, những kinh nghiệm mà Sean Covey đã đưa
vào sách. Từ việc đưa những khái niệm của thói quen, phân biệt thói quen
xấu và tốt, tầm quan trọng của thói quen tốt và các lối sống đẹp, logic cho
đến việc thực hành lần lượt bảy thói quen cũng theo một trình tự hợp lý đã
giúp cho người hệ thống nội dung hoạt đơng một cách vững chắc, khơng có
thành phần nào bị cưỡng bức hoạt động và người đọc sẽ dễ dàng ghi nhớ
những trình tự đó bởi tính hợp lý của nó.



×