Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Các hoạt động logistics kinh doanh của Acecook và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống logistics của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.93 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----🙟🙝🕮🙟🙝----

BÀI THẢO LUẬN
Quản trị Logistics kinh doanh
Đề tài:
Các hoạt động logistics kinh doanh của Acecook và đề xuất giải pháp cải thiện
hệ thống logistics của doanh nghiệp

Giảng viên hướng dẫn

Phạm Thu Trang

Nhóm thực hiện

06

Mã lớp học phần

231_BLOG1511_04

Hà Nội, 2023-2024


Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS......................................4
1.1. Khái niệm Logistics............................................................................................................4
1.2. Khái niệm logistics kinh doanh.........................................................................................4
1.3. Khái niệm logistics dịch vụ................................................................................................4
1.4. Mơ hình quản trị Logistics................................................................................................4


1.5. Các hoạt động logistics chức năng....................................................................................5
1.5.1. Hệ thống thông tin........................................................................................................5
1.5.2. Quản trị vận chuyển.....................................................................................................5
1.5.3. Quản trị dự trữ và nghiệp vụ kho.................................................................................7
1.5.4. Quản trị đóng gói/bao bì và dịng logistics ngược.......................................................7
1.5.5. Dịch vụ khách hàng......................................................................................................7
1.5.6. Quản trị cung ứng và mua hàng hóa.............................................................................8
1.6. Vai trị của hoạt động logistics trong hoạt động kinh doanh.........................................8
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ACECOOK..................................................................................................11
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp Acecook.............................................................................11
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Acecook...................................................................................11
2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Acecook..............................................................14
2.2. Các hoạt động Logistics tại Acecook..............................................................................18
2.2.1. Dịch vụ khách hàng của Acecook..............................................................................18
2.2.2.Hệ thống thông tin.......................................................................................................22
1


2.2.3. Quản trị vận chuyển...................................................................................................25
2.2.4. Quản trị dự trữ và nghiệp vụ kho...............................................................................28
2.2.5.Quản trị đóng gói/bao bì và dịng logistics ngược......................................................35
2.2.6.Quản trị cung ứng và mua hàng hóa............................................................................39
KẾT LUẬN...................................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................45

2


LỜI MỞ ĐẦU

Logistics là một trong những yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp sản xuất thực phẩm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, an toàn và hiệu quả của
sản phẩm. Logistics bao gồm các hoạt động như quản lý nguồn nguyên liệu, quản lý kho, quản lý
vận tải và phân phối, quản lý bán hàng và dịch vụ khách hàng. Việc tối ưu hóa các hoạt động
logistics sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao sự hài lòng của khách hàng
và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Trong số các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Acecook
Việt Nam (ACV) là một trong những công ty hàng đầu, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có
chất lượng cao. ACV hiện nay đang sở hữu 25 loại mì ăn liền khác nhau và các sản phẩm khác
như bún, phở, miến ăn liền. ACV có 11 nhà máy và 7 chi nhánh kinh doanh trên toàn quốc, với
hơn 700 đại lý cấp 1 phân phối rộng khắp cả nước. Mỗi ngày, ACV sản xuất tới 400.000450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12-13 triệu gói mì ăn liền.
Để xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả, ACV đã áp dụng nhiều giải pháp công
nghệ và hợp tác với nhiều đối tác cung cấp dịch vụ logistics. ACV đã triển khai hệ thống quản lý
chuỗi cung ứng (SCM) để tối ưu hóa các hoạt động từ quản lý kho, quản lý đơn hàng, quản lý
bán hàng cho đến quản lý điều phối hàng hóa. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của ACV vẫn có thể
gặp một số vấn đề và khó khăn trong quá trình hoạt động, như rủi ro nguồn cung nguyên liệu, chi
phí logistics cao, sự biến động của thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng các hoạt động logistics của Acecook Việt Nam hiện tại và tìm
hiểu những giải pháp nhằm phát triển hơn nữa cho Acecook Việt Nam, Nhóm 6 lựa chọn đề tài:
“Các hoạt động logistics kinh doanh của Acecook và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống
logistics của doanh nghiệp”.

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
1.1. Khái niệm logistics
Logistics là mơn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm
bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật để cho q trình chính yếu được tiến hành đúng mục
tiêu.

1.2. Khái niệm logistics kinh doanh
Logistics kinh doanh (Business logistics) là khái niệm chỉ hoạt động logistics của các
doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Tại đây các hoạt động logistics có vai trị là chức năng hỗ
trợ cho các q trình kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
1.3. Khái niệm logistics dịch vụ
Logistics dịch vụ là khái niệm chỉ các sản phẩm dịch vụ do các doanh nghiệp chuyên cung
cấp dịch vụ logistics cung cấp.
1.4. Mô hình quản trị logistics

Hình 1.4: Mơ hình quản trị logistics
Mơ hình này cho thấy tại các doanh nghiệp quản trị logistics không phải là một hoạt động
đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau,
4


bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản
phẩm cuối cùng. Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn vật tư, nhân lực mà còn
bao hàm cả dịch vụ, thơng tin, bí quyết và cơng nghệ. Các hoạt động này cũng được phối kết hợp
trong một chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp từ cấp độ hoạch định đến tổ chức,
triển khai và kiểm soát đồng bộ các hoạt động mua, dự trữ, tồn kho, bảo quản, vận chuyển, thơng
tin, bao bì, đóng gói.
1.5. Các hoạt động logistics chức năng
1.5.1. Hệ thống thơng tin 
Để quản trị logistics thành cơng, địi hỏi doanh nghiệp phải quản lý được hệ thống thơng
tin tinh vi, chính xác để kết nối nhanh nhạy và chia sẻ kịp thời thông tin trong doanh nghiệp và
các đối tác cung ứng. Bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp,
khách hàng), thông tin trong từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp, thông tin giữa các khâu
trong quy trình cung ứng… Trong đó trọng tâm là thông tin xử lý đơn đặt hàng của khách, hoạt
động này được coi là trung tâm thần kinh của hệ thống logistics. Trong điều kiện hiện nay,
những thành tựu của công nghệ thông tin với sự trợ giúp của máy vi tính sẽ giúp cho việc quản

trị thơng tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Nhờ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết
định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất. Điều này giúp cho logistics thực sự trở thành một
công cụ cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp.
1.5.2. Quản trị vận chuyển
Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách về không gian của
sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm được
đưa đến đúng vị trí và thời điểm mà khách hàng yêu cầu tức là giá trị của sản phẩm sẽ được tăng
thêm. Mặt khác việc sử dụng phương thức và cách thức tổ chức vận chuyển còn giúp cho sản
phẩm có đến đúng vào thời điểm khách hàng cần hay không? Điều này cũng tạo thêm giá trị gia
tăng cho sản phẩm. Như vậy bằng cách quản trị vận chuyển tốt sẽ góp phần đưa sản phẩm đến
đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các yêu cầu về vận chuyển có thể
đáp ứng theo 3 cách: 
 Bằng năng lực vận tải riêng của hãng

5


Các yêu cầu về vận chuyển có thể được đáp ứng bằng năng lực vận tải riêng của hãng
nghĩa là cơng ty vận tải có khả năng tự thực hiện các dịch vụ vận chuyển mà không cần phải dựa
vào các đối tác hoặc nhà cung cấp dịch vụ bên ngồi.
Các cơng ty lớn như DHL có năng lực để đáp ứng hầu hết các yêu cầu vận chuyển từ khách
hàng, từ việc vận chuyển hàng hóa đơn giản đến việc cung cấp các giải pháp logistics tồn diện.
Họ có thể tự quản lý và thực hiện các dịch vụ vận chuyển, từ việc thu mua nguyên vật liệu từ nhà
cung cấp, chuyển phát được đồng bộ tại các khu vực sản xuất hoặc kho bãi, cho đến việc phân
phối hàng hóa đến điểm lưu trữ, sử dụng hoặc bán hàng.
Tuy nhiên, để có thể tự đáp ứng được các u cầu vận chuyển, cơng ty cần phải có năng
lực về mặt tài chính, nhân lực, và hạ tầng. Điều này bao gồm việc sở hữu và quản lý các phương
tiện vận tải, kho bãi, và hệ thống logistics. Ngoài ra, công ty cũng cần phải tuân thủ các quy định
pháp luật liên quan đến hoạt động vận tải.
 Ký hợp đồng với các nhà vận tải chuyên nghiệp

Điều này nghĩa là một cơng ty hoặc tổ chức có thể thuê dịch vụ của một hoặc nhiều nhà
vận tải chuyên nghiệp để thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Các cơng ty có thể th nhà vận tải chun nghiệp để điều hành mảng vận tải của mình,
giúp họ đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của khách hàng, từ việc vận chuyển hàng hóa thơng
thường cho đến việc vận chuyển hàng hóa có trọng tải lớn. Điều này giúp cơng ty có thể tập
trung vào hoạt động kinh doanh chính của mình, trong khi nhà vận tải chuyên nghiệp sẽ quản lý
và điều hành mảng vận tải.
 Liên kết với nhiều nhà vận tải để họ cung ứng mọi dịch vụ vận chuyển 
Liên kết với nhiều nhà vận tải để họ cung ứng mọi dịch vụ vận chuyển là việc một công ty
hoặc tổ chức hợp tác với nhiều đối tác vận tải khác nhau để đảm bảo rằng họ có thể cung cấp một
loạt các dịch vụ vận chuyển đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các cơng ty lớn như UPS và DHL thường có mạng lưới rộng lớn của các nhà vận tải liên
kết, cho phép họ cung cấp một loạt các dịch vụ từ vận chuyển và vận tải đơn giản đến các giải
pháp cải tiến bao hàm toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này giúp họ đáp ứng được mọi yêu cầu
logistics của khách hàng, từ vận chuyển và vận tải đơn giản đến các giải pháp cải tiến bao hàm
toàn bộ chuỗi cung ứng.
6


Ngoài ra, việc liên kết với nhiều nhà vận tải cũng giúp các cơng ty logistics có thể lựa chọn
phương án vận tải cho từng lô hàng sao cho đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với giá cả hợp
lý.
1.5.3. Quản trị dự trữ và nghiệp vụ kho
Dự trữ là sự tích luỹ và ngưng đọng sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp trong q
trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiện cho quá
trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thơng suốt. Dự trữ cịn cần thiết yêu cầu cân bằng
cung cầu đối với các mặt hàng theo thời vụ, để đề phòng các rủi ro, thỏa mãn những nhu cầu bất
thường của thị trường, dự trữ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
1.5.4. Quản trị đóng gói/bao bì và dịng logistics ngược 
Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho hàng, tính tốn và trang bị các thiết bị nhà kho, tổ

chức các nghiệp vụ kho, quản lý hệ thống thông tin giấy tờ chứng từ, tổ chức quản lý lao động
trong kho… giúp cho sản phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định
trong hệ thống logistics nhờ đó mà các hoạt động được diễn ra một cách bình thường. logistics
có thể giúp thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa q trình chu chuyển ngun
vật liệu, hàng hóa, dịch vụ nhờ đó tạo ra khả năng giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Trong các tình thế khó khăn, thị trường khơng được phục vụ, các sản phẩm sẽ ngưng
đọng trong các vị trí của kênh logistics, bị hư hỏng và mất dần giá trị. Dự trữ là hoạt động cốt
yếu trong quản trị logistics bởi trong thực tế bởi không thể cung cấp sản phẩm tức thì hoặc đảm
bảo đúng thời gian phân phối nếu khơng có sẵn sản phẩm dự trữ tại các vị trí cần thiết. Lượng dự
trữ này phục vụ như một hệ thống kho đệm giữa cung và cầu do đó các sản phẩm ln có sẵn để
đáp ứng khách hàng cũng như đáp ứng linh hoạt cho nhu cầu sản xuất; nhờ đó logistics có thể
tìm kiếm các phương pháp hiệu quả hơn cho hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm. Đóng
gói bảo vệ là hoạt động hỗ trợ cho vận tải và dự trữ tương tự như nghiệp vụ kho và bảo quản vì
nó góp phần làm tăng hiệu quả cho các hoạt động này.
1.5.5. Dịch vụ khách hàng
Nhu cầu của khách hàng là nguồn gốc cho tất cả các hoạt động logistics. Trong hoạt động
logistics, dịch vụ khách hàng được hiểu là toàn bộ kết quả đầu ra, là thước đo chất lượng của
toàn bộ hệ thống. Do đó muốn phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ
7


khách hàng. Theo quan điểm này, dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua và
người bán và bên thứ ba là nhà thầu phụ. Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị gia tăng cho sản
phẩm hay dịch vụ được trao đổi, được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào của một
loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau mà thể hiện qua sự hài lòng của khách
hàng. Là thước đo chất lượng toàn bộ hệ thống logistics của doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng
có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Tùy theo từng lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh mà giá trị cộng thêm vào sản phẩm và
dịch vụ do hậu cần mạng lại không giống nhau.
1.5.6. Quản trị cung ứng và mua hàng hóa 

Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistics thì quản trị cung ứng hàng hố là
đầu vào của q trình này. Mặc dù khơng trực tiếp tác động vào khách hàng nhưng quản trị cung
ứng và mua hàng tạo tiền đề quyết định đối với chất lượng toàn bộ hệ thống logistics. Hoạt động
này bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư, hàng hố; tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp; tiến hành
mua sắm; tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng…
Từ những nội dung cơ bản nêu trên, có thể thấy logistics giải quyết vấn đề tối ưu hoá cả đầu ra
lẫn đầu vào tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, logistics có thể giúp thay đổi
các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hố q trình chu chuyển ngun vật liệu, hàng hố,
dịch vụ nhờ đó tạo ra khả năng giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trị cung ứng.
1.6. Vai trò của hoạt động logistics trong hoạt động kinh doanh
Nền kinh tế chỉ có thể phát triển đồng bộ, nhịp nhàng một khi chuỗi logistics hoạt động
liên tục. Chính vì vậy mà vai trị của logistics ngày càng được đề cao trong nền kinh tế quốc dân,
nó trở thành nhân tố hỗ trợ cho dịng chu chuyển của các giao dịch kinh tế, đồng thời cũng là một
hoạt động quan trọng đối với hoạt động kinh doanh hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ. Tác động
của logistics thể hiện rõ trong những khía cạnh dưới đây:
 Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua
việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường. Trong các nền
kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị
trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế.

8


 Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm: Mỗi sản phẩm được sản xuất ra
ln mang một hình thái hữu dụng và giá trị (form utility and value) nhất định với con người.
Tuy nhiên để được khách hàng tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm này cần có nhiều hơn thế. Nó cần
được đưa đến đúng vị trí, đúng thời gian và có khả năng trao đổi với khách hàng. Các giá trị này
cộng thêm vào sản phẩm và vượt xa phần giá trị tạo ra trong sản xuất được gọi là lợi ích địa
điểm, lợi ích thời gian và lợi ích sở hữu (place, time and possession utility). Lợi ích địa điểm là
giá trị cộng thêm vào sản phẩm qua việc tạo cho nó khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí.

Lợi ích thời gian là giá trị được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng để sản phẩm tới đúng thời
điểm mà khách hàng có nhu cầu, những lợi ích này là kết quả của hoạt động logistics. Như vậy
logistics góp phần tạo ra tính hữu ích về thời gian và địa điểm cho sản phẩm, nhờ đó mà sản
phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp.
 Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản
phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều
hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạo thuận lợi cho logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng
hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng: Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà
cịn tối ưu hóa các dịng hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới
các cơ sở kinh doanh có điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận động hàng hóa. Hơn thế nữa,
các mơ hình quản trị và phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng...và hệ thống
thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với
chi phí thấp, cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình.
 Logistics có vai trị hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp: Một hệ thống logistics hiệu quả và
kinh tế cũng tương tự như một tài sản vơ hình cho cơng ty. Nếu một cơng ty có thể cung cấp sản
phẩm cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng với chi phí thấp thì có thể thu được lợi
thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể giúp cho việc bán hàng ở mức chi phí
thấp hơn nhờ vào hệ thống logistics hiệu quả hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao
hơn do đó tạo ra uy tín. Mặc dù không tổ chức nào chỉ ra phần vốn quý này trong bảng cân đối
tài sản nhưng cần phải thừa nhận rằng đây là phần tài sản vơ hình giống như bản quyền, phát
minh, sáng chế, thương hiệu.

9


 Tiết kiệm và giảm chi phí trong lưu thơng phân phối, mang lại hiệu quả cao không chỉ
chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình
lưu thông phân phối trong nền kinh tế.
 Mở rộng thị trường trong bn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hồn thiện và

tiêulong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc
biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế.

10


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ACECOOK
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp Acecook
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Acecook
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi
vào hoạt động từ năm 1995. Gần 30 năm hình thành và phát triển, thương hiệu Acecook không
ngừng lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu, luôn đứng vững trong thị
trường Việt Nam. Đến nay Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được coi là cái tên hàng đầu
trong lĩnh vực thực phẩm đóng gói với vị trí thứ 2 trong Top 10 Cơng ty thực phẩm uy tín năm
2020 - nhóm ngành Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn (Vietnam Report). Hiện tại, có hơn 50
doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam với 70% thị phần thuộc về Acecook Việt Nam,
Masan và Asia Food. Trong đó, Acecook Việt Nam vẫn ln dẫn đầu thị phần, chiếm khoảng
50% ở thành thị và 43% trên cả nước. 

Hình 2.1.1. Cơng ty Cổ phần Acecook Việt Nam.
Các sản phẩm của thương hiệu Acecook hiện nay có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàng
bán lẻ, tạp hóa… trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước và được xuất khẩu đến khoảng 40 quốc gia
11


trên thế giới trong đó có những quốc gia nổi tiếng khắt khe và nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm
như: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, Đức, Pháp, Hàn Quốc… 
 Lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty cổ phần Acecook Việt Nam tiền thân là Công ty liên doanh Vifon Acecook, hợp

tác theo tỷ lệ góp vốn 60:40 giữa nhà đầu tư Nhật Bản Acecook Co., Ltd và đối tác Việt Nam là
Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon). Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam:
“Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam”. 
 Ngày 15/12/1993, thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook và có thương hiệu đầu
tiên là Vina Acecook.
 Ngày 07/07/1995, chính thức bán sản phẩm đầu tiên là mì ăn liền Highclass hương vị phở
bị tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Ngày 28/02/1996, tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ, thành lập chi nhánh tại Cần Thơ.
 Năm 1999, lần đầu tiên đoạt danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao”.
 Năm 2000, ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo là bước đột phá của cơng ty trên thị trường mì
ăn liền.
 Năm 2003, hồn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam.
 Năm 2004, chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà
máy về KCN Tân Bình.
 Năm 2006, chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại
Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa & Nay.
 Ngày 18/01/2008, đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam và là thành viên
chính thức của Hiệp hội MAL trên thế giới.
 Ngày 07/07/2010, cơng ty vinh hạnh đón nhận “Hn chương lao động hạng Nhất”.
 Năm 2012, khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đơng Nam Á.
 Năm 2015, công ty cổ phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới Cook happiness Acecook.

12


 Năm 2016: Công ty CP Acecook Việt Nam nhận giải thưởng Thương hiệu thực phẩm an
toàn, tin dùng 2016 (Vietnam Good Food 2016) do Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm
Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, nhằm hưởng ứng hành động vì chất lượng an tồn vệ
sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cho Người tiêu dùng, đem lại lợi ích cho xã hội. Đồng
thời, nhận giải thưởng quảng cáo sáng tạo Việt Nam – Quả chuông vàng 2016 (Golden bell

awards 2016) do Hiệp hội quảng cáo Việt Nam tổ chức.
 Năm 2017: Lọt Top 10 Công ty thực phẩm đồ uống uy tín năm 2017, cụ thể là ở vị trí thứ
3 theo kết quả nghiên cứu và đánh giá của Vietnam Report. Đồng thời lọt Top 100 Nơi làm việc
tốt nhất.
 Năm 2018: Mì Hảo Hảo của Acecook được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là mì
ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm (từ năm 2000 đến năm 2018).
 Năm 2019: 7 năm liền từ năm 2012 Acecook Việt Nam tiếp tục ghi tên vào top 1 thương
hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam theo dữ liệu của Kantar Worldpanel.
 Năm 2020: 10 năm liền từ 2010 - 2020, hơn 20 tỷ gói mì đã được tiêu thụ, có mặt tại hệ
thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa... trên tất cả 63 tỉnh thành cả nước Việt Nam và xuất
khẩu đến 40 quốc gia.
 Giá trị cốt lõi 
“Sản xuất và kinh doanh sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu
cầu người tiêu dùng”. Triệt để vấn đề quản trị công ty, vấn đề chấp hành các quy định, mục tiêu
của công ty và vấn đề công khai thông tin. Tăng cường khả năng cạnh tranh về giá và trở thành
doanh nghiệp vững bước trên trường quốc tế. 
 Tầm nhìn và sứ mệnh
Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để
thích ứng với q trình tồn cầu hóa. Đóng góp vào việc nâng cao đời sống ẩm thực của khơng
chỉ riêng xã hội Việt Nam mà cịn cả thế giới thông qua việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm
chất lượng cao. Thông qua việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao,
đáp ứng nhu cầu thời đại nhằm:
-

Mang lại sự hài lòng cho người tiêu dùng
13


-


Trở thành một doanh nghiệp có vị trí và sự ủng hộ trên toàn thế giới.

2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Acecook
 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Acecook Việt Nam hiện sở hữu 6 nhà sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công
ty đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước. Các sản phẩm chủ lực của Acecook bao
gồm: mì ăn liền, bún, phở, miến, … với những thương hiệu hết sức quen thuộc với người dân
như Hảo Hảo, mì Đệ Nhất, mì Lẩu Thái, mì khơng chiên ăn liền Mikochi, mì Udon Sưki-Sưki,
mì ly cao cấp Enjoy, mì Số Đỏ, mì Hảo 100, mì Bắc Trung Nam, miến Phú Hương, bún Điểm
Sáng, hủ tiếu Nhịp Sống, nước mắm Đệ Nhất, dầu ăn cao cấp Đệ Nhất...
Doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm của mình cho thị trường trong nước và xuất khẩu
sang nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời, Acecook cũng tham gia vào việc đại lý và
phân phối các sản phẩm của các công ty khác.
 Một số sản phẩm của Cơng ty Cổ phần Acecook
 Mì gói
Mì hảo hảo có tổng cộng 7 hương vị cho người tiêu dùng lựa chọn gồm: Mì Hảo Hảo tơm
chua cay truyền thống, Mì Hảo Hảo vị Gà vàng, Mì Hảo Hảo Sa tế hành tím, Mì Hảo Hảo sườn
heo tỏi phi, Mì Hảo Hảo xào vị tơm hành, Mì Hảo Hảo xào vị tơm xào chua ngọt, Mì Hảo Hảo
chay hương vị rau nấm.
Ngồi ra, cịn nhiều loại mì gói khác với nhiều hương vị cho người tiêu dùng chọn lựa như:
Mì Udon, Mì Spaghetti Bistro, Mì Hảo 100, Mì Mikochi, Mì Số Đỏ, Thế giới mì, Mì đệ nhất, Mì
nấu Maxkay, Mì Siukay, Mì Doraemon, Mì Hít hà, Mì Bốn Phương, Mì khơng chiên block.

14


 Phở, miến, hủ tiếu, bún
- Phở: Đệ nhất phở gà, Đệ nhất phở bò, Đệ nhất phở nghêu chua cay, Đệ nhất phở gà lá
chanh, Phở trộn đệ nhất bò, Phở trộn thập cẩm cay, Phở Xưa & Nay, Phở Xưa & Nay Premium,
Phở Khô Xưa & Nay.

- Miến: Miến Phú Hương, Miến Trộn Phú Hương, Miến Phú Hương Yến Tiệc.
- Hủ tiếu: Hủ tiếu khô nhịp sống vị nam vang, Hủ tiếu nhịp sống.
- Bún: Bún Hằng Nga.

 Sản phẩm Tô - Ly - Khay

15


Một số sản phẩm tơ, ly như: Mì ly Handy Hảo Hảo, Mì ly ăn liền CayKay, Mì ly Modern
(Các hương vị Lẩu thái tôm, Lẩu gà chanh dây, Phá lẩu bị, Thịt xào, Bị hầm), Mì ly Meme, Mì
ly enjoy, Mì tơ nhớ mãi mãi, Mì khay táo qn, Mì tơ trộn today, Mì ly mini Doraemon, Mì ly
mini handy Hảo Hảo, Mì tơ trộn Caykay.

 Một số sản phẩm khác
 Một số sản phẩm khác của Công ty Cổ phần Acecook như: Muối chấm Hảo Hảo, Snack
Mì nà ní.



Quy mô hoạt động
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam là công ty sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu tại

Việt Nam với việc sở hữu hệ thống 11 nhà máy, 7 chi nhánh kinh doanh trải khắp 3 miền Bắc Trung - Nam và tập trung chủ yếu ở miền Nam nơi cơng ty đặt trụ sở chính; vị trí nhà máy của
Acecook ln được đặt các khu cơng nghiệp, nơi tập trung nhiều nhà máy và có tuyến đường
thuận tiện cho việc phân phối sản phẩm, xe vận chuyển cung cấp nguyên liệu. Nhờ sự nỗ lực
16


phấn đấu không ngừng, doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng, mức tăng trưởng

hàng năm đạt 85%. Công ty đã xây dựng được một hệ thống hơn 700 đại lý cấp 1 phân phối rộng
khắp cả nước. Ở bất cứ nơi đâu người tiêu dùng đều có thể tìm thấy những sản phẩm của
Acecook Việt Nam, với mật độ bao phủ thị trường trên 95% điểm bán lẻ toàn quốc, xuất khẩu đi
hơn 46 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan...
2.1.3. Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của Acecook
Acecook là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ăn
liền như mì gói, mì hộp, nước chấm và gia vị. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Acecook hiện
nay được đánh giá là rất tích cực và thành cơng.
 Cơng ty này đã xây dựng một danh tiếng tốt với khách hàng trong và ngồi nước thơng
qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, an toàn và đa dạng về hương vị. Acecook luôn
đảm bảo nguyên liệu tươi ngon và trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn và
đạt chuẩn cao nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong suốt 25 năm tại Việt Nam, Acecook
vẫn luôn giữ đúng lời hứa “Cống hiến cho sự phát triển của xã hội thông qua con đường “thực””
bằng những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng, chính sách nhân văn dành cho nhân viên và
đóng góp cho xã hội bằng những dự án ý nghĩa. 
 Doanh nghiệp Acecook không ngừng nâng cao và mở rộng dòng sản phẩm, đáp ứng nhu
cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Công ty không ngừng nghiên cứu và phát triển những
sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng hiện nay. Họ đã tạo ra nhiều
thương hiệu nổi tiếng như “Vina Acecook”, “Oh! Ricey”, và “Samurai” để phục vụ một loạt các
thị trường và đối tượng mục tiêu khác nhau. Acecook ghi được dấu ấn sâu đậm trong tâm trí
người tiêu dùng bằng những sản phẩm sản xuất dựa trên các tiêu chí: đủ giá trị dinh dưỡng,
hương vị thơm ngon, an toàn cho sức khỏe và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách
hàng. Cũng nhờ đó mà cơng ty đã xuất khẩu được sản phẩm sang hơn 40 thị trường trên thế giới,
trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ, Thụy
Điển, Na Uy, Nga, Úc, Hàn Quốc, Hồng Kông… Điều này không chỉ mang về nguồn thu ngoại
tệ không nhỏ cho Việt Nam mà cịn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam đến bạn bè
quốc tế.

17



 Acecook ln có chiến lược tiếp thị hiệu quả, quảng bá sản phẩm một cách sáng tạo và
thu hút người tiêu dùng. Công ty sử dụng các chiến dịch quảng cáo và kênh phân phối rộng rãi
để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
 Acecook đã tham gia vào nhiều hoạt động xã hội và môi trường, chẳng hạn như các
chương trình từ thiện và các biện pháp để giảm tiêu thụ năng lượng và chất thải trong q trình
sản xuất. Tuy nhiên, như bất kỳ cơng ty nào, Acecook cũng có thách thức và cạnh tranh trong
ngành công nghiệp thực phẩm cạnh tranh. Các yếu tố như biến đổi thị trường, biến đổi khách
hàng, và biến đổi trong chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
họ.
2.2. Các hoạt động logistics tại Acecook
2.2.1. Dịch vụ khách hàng của Acecook 
2.2.1.1. Thực trạng dịch vụ khách hàng 

 Trước bán
 Quảng cáo chào hàng sản phẩm: Acecook quảng cáo sản phẩm tới các khách hàng thông
qua các phương tiện thông tin, giúp đưa thông tin về sản phẩm tới khách hàng, khái quát về sản
phẩm của Acecook.
 Cung cấp thông tin và tư vấn hỗ trợ: Tại website của Acecook luôn đưa rõ các thông tin
về sản phẩm, Acecook luôn cung cấp tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng về các dịch vụ và sản
phẩm của mình, giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng về các sản phẩm và dịch vụ của Acecook.
 Các hoạt động tiếp xúc: Giúp khách hàng tìm hiểu về quá trình tạo ra sản phẩm, tiếp nhận
sản phẩm và chấp nhận những giao dịch sản phẩm. Năm 2014 Acecook đã tạo ra một chương
trình thăm quan nhà máy của mình với những khách hàng đặc biệt. Nội dung chương trình tham
quan mở đầu bằng việc tìm hiểu về mì ăn liền cũng như thơng tin về cơng ty Acecook Việt Nam,
sau đó khách hàng được hướng dẫn tham quan thực tế tại nhà máy. Tại đây khách hàng có thể
quan sát và cảm nhận được về một quy trình sản xuất hồn tồn khép kín, bảo đảm quy tắc
nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của cả Việt Nam và Nhật Bản với hệ thống dây
chuyền khép kín tiên tiến, đã sản xuất ra hàng tỷ gói mì phục vụ người tiêu dùng trên khắp Việt
Nam và xuất khẩu ra thế giới.

18


 Trong khi bán
 Hướng dẫn khách hàng lựa chọn hàng hóa và phương thức giao hàng, thanh tốn: Tại
website chính thức của Acecook sẽ ln có phần hướng dẫn quy trình đặt hàng tại website. Đặc
biệt khi khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm AcecookEshop luôn ghi rõ các mức giá của đơn
hàng cũng như các hình thức thanh tốn và phương tiện vận chuyển. 
 Cung cấp thơng tin giao hàng cho khách hàng và điều phối vận chuyển: AcecookEshop
cung cấp thơng tin về tình trạng đơn hàng, thời gian giao hàng dự kiến và bất kỳ thông tin liên
quan nào mà khách hàng cần biết. Khách hàng dễ dàng theo dõi q trình vận chuyển hàng hóa
từ điểm xuất phát đến điểm nhận hàng, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của việc vận chuyển.
 Xác nhận đơn hàng: Giúp xác nhận và kiểm tra đơn hàng từ khách hàng, đảm bảo rằng
thông tin về đơn hàng là chính xác và đầy đủ. Tại AcecookEshop sẽ có các phương thức xác
nhận đơn hàng qua: Xác nhận qua điện thoại: chỉ áp dụng cho các đơn hàng chưa có đủ thơng tin
giao hàng cần thiết hoặc khách hàng có ghi chú yêu cầu này; Xác nhận qua tin nhắn SMS hoặc
Email: áp dụng cho tất cả đơn hàng có đầy đủ thơng tin giao hàng.
 Quy trình nhận hàng: AcecookEshop gửi hàng thông qua các đơn vị vận chuyển và cam
kết hàng hóa nguyên đai, nguyên kiện và mới 100%. Tuy nhiên sẽ có các rủi ro vì thế Acecook
đã đưa ra 3 bước đồng kiểm khi nhận hàng để đảm bảo quyền lợi đối với khách hàng bao gồm:
Mở gói hàng và đối chiếu hàng hóa với hố đơn tính tiền; Kiểm tra sản phẩm thực tế có đúng với
sản phẩm mà khách hàng đã đặt mua hay khơng; Kiểm tra bao bì và sản phẩm có bị hư hại do
q trình vận chuyển hay khơng.
 Hỗ trợ khách hàng và chỉnh sửa giao hàng: Acecook ln có các nhân viên hỗ trợ, lắng
nghe phản hồi từ khách hàng và giúp khách hàng xử lý những rủi ro trong giao hàng. Bên cạnh
đó tại Acecook sẽ có chính sách chỉnh sửa trước giao hàng, hỗ trợ khách hàng chỉnh sửa những
thông tin hay sản phẩm nếu khách hàng yêu cầu thông qua website.

 Sau bán
 Hỗ trợ đổi trả hàng hóa: Nhằm nâng cao uy tín cũng như sự tin tưởng của quý khách hàng

đối với Acecook, đưa ra chính sách đổi/trả sản phẩm.

19



×