Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài Giữa Kỳ Môn Lss_Nguyễn Thị Thúy Triêm_C22609115.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.76 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT

BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN GIỮA KỲ
MÔN LUẬT SO SÁNH
GIẢNG VIÊN: TS. LÊ NGUYỄN GIA THIỆN

Họ và tên học viên : NGUYỄN THỊ THÚY TRIÊM
Mã số học viên: C22906115 (C21BS-MS)
Lớp: Luật Dân sự & TTDS khố 2021-2023

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO SAU KHI HỢP ĐỒNG
ĐÃ CĨ HIỆU LỰC- DƯỚI GĨC NHÌN LUẬT HỌC SO SÁNH
1. Dẫn nhập:
Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng sôi
động trong số đó các hợp đồng tặng cho có giá trị lớn cũng đang ngày một tăng lên đi
kèm theo đó là các tranh chấp xoay quanh loại giao dịch này. Như chúng ta đã biết, các
giao dịch tặng cho đã xuất hiện từ rất lâu đời1 và được xem là một loại giao dịch phức tạp,
bởi tính khó xác định2 và khả năng ngăn chặn những giao dịch mà hệ thống pháp luật cho
là nguy hiểm và đặt ra quy định để chúng tiếp tục diễn ra là một bài tốn khó mà các nhà
làm luật phương Tây, Lex Cincia3 và luật La Mã đã phải điều chỉnh việc tặng q trong
nửa thiên niên kỷ để có thể hài hịa mối quan hệ giữa các bên trong giao dịch này.4 Trong
Bộ luật Dân sự 2015 (Bộ luật Dân sự 2015) của Việt Nam, hợp đồng tặng cho được coi là
một trong những hợp đồng thông dụng và được quy định trong phạm vi từ Điều 457-462
còn ở Bộ luật cũ (Bộ luật Dân sự 2005) được quy định trong phạm vi 6 Điều luật (từ các
Điều 465-470). Như vậy có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 đã có nhiều chỉnh sửa, cải tiến
hơn so với Bộ luật Dân sự 2005 nhưng những quy định về hợp đồng tặng cho vẫn chưa
có thay đổi dẫn đến hiện này có rất nhiều tranh chấp xoay quanh loại hợp đồng này đặc


biệt là các tranh chấp liên quan đến huỷ bỏ hợp đồng tặng cho sau khi hợp đồng đã có
hiệu lực. Bài viết của tác giả sẽ tập trung phân tích các, so sánh các quy định của luật
Việt Nam và một số nước để làm rõ vấn đề này.
2. Tính không thể hủy ngang của hợp đồng và các hành vi pháp lý khác sau khi
chúng đã được giao kết một cách hợp lệ là nguyên tắc chung của các giao dịch dân sự
trong pháp luật hiện đại. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho hợp đồng tặng cho. Tuy nhiên
các hệ thống pháp luật dân sự cũng công nhận một số ngoại lệ đối với nguyên tắc chung
này. Đó là, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật trao cho bên tặng cho quyền đơn
phương hủy bỏ hợp đồng tặng cho và yêu cầu đòi lại tài sản (vật) tặng cho. Đây được
xem như một nguyên tắc đặc biệt, nó như là một ngoại lệ của nguyên tắc tự do hợp đồng.
Bởi lẽ trong trường hợp này, dù luật hợp đồng có vơ hiệu hóa các hợp đồng đơn phương
illusory contracts5 những hợp đồng hoàn toàn tuân theo ý muốn của một bên thì luật vẫn
phải đặt ra các quy định hạn chế hơn nữa sự tự do của các bên. Ngun tắc đặc biệt về
tính khơng hủy ngang có lẽ được hiểu tốt nhất như một ngoại lệ, hoặc một tập hợp các
ngoại lệ, đối với nguyên tắc tự do hợp đồng. Nếu hợp đồng tặng cho được coi là có thể

1

Từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ I trước Công nguyên trong Luật La Mã hợp đồng tặng cho được coi là một trong
những cơ sở làm phát sinh quyền sở hữu và được quy định một cách cụ thể.
2
Khó xác định liệu đây là hợp đồng thực tế hay hợp đồng ưng thuận, vì việc xác định loại hợp đồng sẽ ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích của các bên.
3
“Là một đạo luật được cho là đã thông qua vào năm 204 trước Cơng ngun bởi tịa án Marcus Cincius Alimentus
đạo luật này xoay quanh việc cấm ai đó tặng quà cho một nhà hùng biện để biện hộ cho một vụ án. Và giới hạn về
giá trị của những món quà có thể được trao đổi giữa các nhóm người khác nhau” theo Peter Candy (2018), lex
Cincia on gifts, Oxford Classical Dictionary, retrieved on April 30th 2023,
DOI:10.1093/acrefore/9780199381135.013.8262.
4

Hyland Richard (2009), Gifts: A Study in Comparative Law, Oxford University Press, Madison Avenue, New York,
USA, trang 12.
5
Một hợp đồng mà giữa hai bên với một bên hứa hẹn một mức thưởng không đáng kể đến mức khơng có nghĩa vụ
nào được áp đặt. Một lời hứa khơng có căn cứ như vậy dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được.
1


hủy bỏ sau khi đã có hiệu lực, thì hợp đồng tặng cho đó hoặc là khơng tồn tại hoặc bị coi
là vô hiệu. Cả hai hệ thống dân luật và thơng luật nhìn chung đều thừa nhận vấn đề này.6
3. Vì hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 vẫn chưa có quy định cụ thể về việc xác định
thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Do vậy, khi phân tích
tác giả khơng đi sâu làm rõ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mà giả định thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng theo quy định về việc xác định thời điểm có hiệu lực tại Điều 458
(về tặng cho động sản) và quy định tại Điều 459 (về tặng cho bất động sản) của Bộ luật
Dân sự 2015. Từ đó, theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì việc hủy bỏ hợp đồng tặng
cho khi nó đã đã có hiệu lực chỉ diễn ra trong các trường hợp luật định sau đây:
(1)
Khoản 1 Điểm d Điều 59 Luật phá sản 2014 quy định Giao dịch bị coi là vô
hiệu là các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực
hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá
sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trường hợp “Tặng cho tài sản”. Có nghĩa là hợp đồng
tặng cho lúc này giữa tổ chức và bên cịn lại bị vơ hiệu và bên kia phải trả lại tài sản cho
tổ chức.
(2)
Khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 “Trường hợp phải thực hiện nghĩa
vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho khơng thực hiện thì bên tặng cho có quyền địi
lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” Như vậy, có thể hủy bỏ hợp đồng tặng cho có
điều kiện theo thỏa thuận của hai bên và trong trường hợp này, bên tặng cho có thêm
quyền địi lại tài sản khi việc tặng cho tài sản có yêu cầu bên nhận tài sản phải thực hiện

một công việc (nghĩa vụ dân sự) mà sau khi nhận tài sản bên nhận đã khơng thực hiện
được thì bên cho có quyền đòi lại tài sản đã tặng (hủy bỏ hợp đồng) mà khơng cần có sự
đồng ý của bên nhận.
(3)
Hiện nay, để giải quyết HĐTCTS có điều kiện này, ngồi Điều 462 Bộ luật
Dân sự, Tòa án còn áp dụng Án lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng (Gọi chung
là Án lệ số 14/2017/AL).7 Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện
tặng cho nhưng tại các văn bản, tài liệu khác có liên quan thể hiện các bên đã có thỏa
thuận, thống nhất về điều kiện tặng cho và điều kiện tặng cho là hợp pháp. Trường hợp
này, Tịa án phải cơng nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và xác
định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đó là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện.
Án lệ này cũng được xem như một bước tiến của pháp luật Việt Nam trong việc mở rộng
phạm vi điều kiện của hợp đồng tặng cho.
Có thể thấy, theo luật Việt Nam thì bên tặng cho trong nhiều trường hợp trở thành
bên yếu thế nếu chỉ quy định bó hẹp phạm vi được hủy hợp đồng tặng cho như đã nêu ở
trên. Cụ thể, khi hợp đồng tặng cho có hiệu lực, bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng
họ đã có những hành vi trái với mong muốn, tức là ngược với động cơ của người tặng
cho. Ví dụ như trường hợp cha mẹ tặng cho con cái quyền sử dụng đất và nhà trên đất sau
khi được cho đất, con cái trốn tránh trách nhiệm phụng dưỡng thậm chí ngược đãi cha mẹ
già thì lúc này theo luật Việt Nam nếu trường hợp cha mẹ tặng đất cho con mà trong hợp
đồng ghi rõ điều kiện tặng là “con phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ” thì
khi người con khơng hồn thành nghĩa vụ đó, bố mẹ có quyền địi lại đất đã tặng nhưng
6

Hyland Richard (2009), Gifts: A Study in Comparative Law, Oxford University Press, Madison Avenue, New York,
USA, trang 499-501.
7
Bùi An Giôn, ‘Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện trong các vụ án dân
sự’, “ Tạp chí Luật sư Việt Nam, truy cập ngày 30/04/2023.

2


nếu giả sử do khơng biết luật và vì q tin tưởng con cái mà cha mẹ không thỏa thuận
điều kiện gì về nghĩa vụ của bên được tặng cho. Thì lúc này cha mẹ nghiễm nhiên rơi vào
thế yếu vừa khơng có người chăm sóc lại vừa khơng có tài sản gì trong tay.
Một ví dụ khác giả sử người được tặng cho có những hành vi xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người được tặng cho và những người thân thích của người này, hoặc
người được tặng cho sử dụng tài sản tặng cho trái với mong muốn của người tặng cho.
Đôi lúc, sau khi hợp đồng tặng cho được thực hiện xong thì hồn cảnh gia đình của người
tặng cho có sự thay đổi cơ bản và người tặng cho lại có nhu cầu lớn về tài sản để có thể
đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình hoặc việc tặng cho có thể xâm hại đến quyền lợi
của người khác, của xã hội…8Hoặc giả sử ơng A (đã ngồi 70 tuổi) lúc tặng cho tài sản
cho B thì nghĩ mình khơng có con cái nhưng sau khi hợp đồng tặng cho có hiệu lực thì
ơng A phát hiện mình có một người con trai thất lạc và muốn lấy lại tài sản để tặng cho
con mình. Trong những trường hợp nói trên pháp luật của Việt Nam tỏ ra khá lúng túng
và khó có thể giải quyết được bởi khơng có sự điều chỉnh rõ ràng của luật.
4. Khác với Việt Nam từ xa xưa, các luật gia La Mã nghi ngờ việc tặng q vì nó như
một phương tiện để gây bất ổn định thể chế và ủng hộ quyền thu hồi.9 Sau này Justinian10
đã mở rộng quyền thu hồi tài sản tặng cho hơn nữa, bao gồm tất cả và đồng thời, quyền
thu hồi có giới hạn của Justinian đối với các trường hợp liên quan đến hành vi sai trái
nghiêm trọng có chứng cứ cho rằng bên nhận tài sản đã xúc phạm bên tặng cho, không
thực hiện nghĩa vụ một cách tự nguyện, và hành vi lừa đảo gây tổn hại nghiêm trọng đến
di sản của bên tặng cho. Nhưng không được phép thu hồi quà tặng thù lao. Quyền thu hồi,
được coi là một hành động mang tính hình sự, tài sản đã không được chuyển cho những
người thừa kế của người tặng cho.
11
Cũng theo truyền thống này mà pháp luật của một số nước có quy định khá rộng về
các trường hợp người tặng cho được quyền đòi lại tài sản. Cụ thể, Bộ luật Dân sự hiện
hành của Pháp quy định các trường hợp ngoại lệ đối với nguyên tắc không thể hủy bỏ

việc tặng cho từ Điều 953-966. Luật pháp của Pháp quy định ba trường hợp việc tặng cho
bị hủy bỏ: trường hợp các điều kiện kèm theo việc tặng cho không được thực hiện, khi
người được tặng cho vô ơn hoặc khi người tặng cho có con.12 Theo quy định này, việc
tặng cho chỉ có thể bị hủy bỏ vì lý do vơ ơn trong những trường hợp:
1° Người được tặng cho đã xâm hại tính mạng của người tặng cho;
2° Người được tặng cho bị kết án về hành vi ngược đãi hoặc xúc phạm nghiêm trọng
người tặng cho;
3° Người được tặng cho từ chối cấp dưỡng người tặng cho13
Như vậy trong trường hợp ví dụ ở trên14 thì luật Việt Nam tỏ ra khá khó xử khi khơng
có luật áp dụng để giải quyết thì luật của Pháp đã chỉ rõ trong trường hợp con cái ngược
đãi hoặc vô ơn với cha mẹ thì cha mẹ có quyền lấy lại tài sản tặng cho.

8

Dương Anh Sơn (2008), ‘Bản chất của hợp đồng tặng cho’, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, 04(47), 13-19.
Paul Ourliac et J. de Malafosse (1968-1971), ‘ Histoire du droit privé’, Presses universitaires de France, Paris,
Pháp, trang 456.
10
Justinian cịn được gọi là Justinian Đại đế, là hồng đế Đơng La Mã từ năm 527 đến năm 565. Ơng cịn là nhà cải
cách tư pháp, đặc biệt là thơng qua việc sửa đổi và hoàn thiện Luật La Mã, điều mà trước đó chưa ai làm được.
11
Corpus juris civilis.
12
Điều 953 Bộ luật Dân sự Pháp
13
Điều 955 Bộ luật Dân sự Pháp
14
Trường hợp cha mẹ tặng cho con cái quyền sử dụng đất và nhà trên đất sau khi được cho đất, con cái trốn tránh
trách nhiệm phụng dưỡng thậm chí ngược đãi cha mẹ già.
9


3


Đồng thời pháp luật của Pháp còn quy định rõ thời hạn yêu cầu hủy bỏ việc tặng cho
vì lý do vô ơn phải được thực hiện trong thời hạn một năm kể từ ngày người được tặng
cho có hành vi xâm hại người tặng cho hoặc kể từ ngày người tặng cho biết được về hành
vi xâm hại đó. Người tặng cho không thể yêu cầu hủy việc tặng cho đối với người thừa kế
của người được tặng cho và người thừa kế của người tặng cho cũng không thể xin hủy
việc tặng cho đối với người được tặng cho. Đối với trường hợp thứ hai, người thừa kế của
người tặng cho có thể xin hủy việc tặng cho đối với người được tặng cho nếu người tặng
cho đã kiện yêu cầu hủy hoặc nếu người tặng cho chết trong năm xảy ra hành vi xâm
hại.15 Việc chỉ rõ thời hạn u cầu giúp cho Tịa án có sơ sở để giải quyết các tranh chấp
dạng này nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Hơn thế nữa, một quy định của Bộ luật Dân sự Pháp cũng thể hiện tính nhân đạo và
giá trị nhân văn cao đẹp khi cho phép cha mẹ có thể tặng lại tài sản cho con mình dù vì sự
vơ tình, khơng thể nhận thấy trước mà họ đã không biết đến sự xuất hiện của con mình ở
tương lai mà đã tặng tài sản cho người khác. Luật của Pháp quy định việc tặng cho có thể
bị hủy khi con của người tặng cho được thành thai tại thời điểm tặng cho.16
Còn theo Bộ luật Dân sự Đức hiện hành thì điều khoản căn cứ để hủy bỏ hợp đồng
tặng cho cũng được quy định khá tương đồng với Việt Nam nhưng có phần rộng hơn và
chi tiết hơn nhiều. Tương đồng với Khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 thì Bộ luật
Dân sự Đức quy định “(1) Nếu điều kiện không được đáp ứng, bên tặng có thể yêu cầu
giao nộp món quà dựa trên các điều kiện tiên quyết được quy định đối với quyền hủy bỏ
hợp đồng đối ứng theo quy định về việc từ bỏ việc làm giàu bất chính trong phạm vi mà
món q có thể gây ra. phải được sử dụng để đáp ứng điều kiện. (2) Khiếu nại bị loại trừ
nếu bên thứ ba có quyền yêu cầu thực hiện điều kiện.”17 Nhưng mở rộng hơn Bộ luật Dân
sự Việt Nam, Bộ luật Dân sự Đức quy định thêm 2 trường hợp được đòi lại tài sản tặng
cho là: (1) Khoản tặng cho có thể bị thu hồi (hủy hợp đồng tặng cho nếu người được
tặng cho phạm tội vô ơn nặng nề bằng cách làm điều sai trái nghiêm trọng với người tặng

hoặc người thân của người tặng; Người thừa kế của bên tặng cho chỉ có quyền thu hồi
nếu bên được tặng cho cố ý và trái pháp luật làm chết bên tặng cho hoặc cản trở việc bên
tặng cho thu hồi.18 (2)Yêu cầu trả lại do nghèo khó của nhà tài trợ. Trong phạm vi mà
người tặng cho, sau khi hoàn thành việc tặng cho, khơng có khả năng duy trì hợp lý tài
chính để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu bản thân và đáp ứng nghĩa vụ cấp dưỡng mà họ
phải chịu theo luật liên quan đến người thân, vợ/chồng, bạn đời hoặc vợ/chồng trước đây
hoặc bạn đời của họ, họ có thể yêu cầu bên được tặng cho nộp lại di tặng theo quy định
về nộp lại tài sản làm giàu bất chính.19 Như vậy, theo điều luật này của Đức thì đã giải
quyết được việc20 đã nêu ra ở trên mà luật Việt Nam vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Như đã phân tích ở trên khi xuất hiện sự vơ ơn từ người được nhận tài sản tặng cho
thì bên tặng cho được quyền địi lại tài sản (điển hình ở đây là hai nước theo hệ thống dân
luật là Pháp và Đức). Nhưng theo hệ thống thơng luật thì lại không cho phép thu hồi dựa
trên sự vô ơn của người được tặng. Cũng khơng có quy định nào cho phép người tặng cho
tài sản được quyền thu hồi tài sản tặng khi trở nên túng thiếu. Tuy nhiên, các quy tắc của
15

Điều 957 Bộ luật Dân sự Pháp
Điều 961 Bộ luật Dân sự Pháp
17
Điều 527 Bộ luật Dân sự Đức
18
Điều 530 Bộ luật Dân sự Đức
19
Điều 528 Bộ luật Dân sự Đức
20
Sau khi hợp đồng tặng cho được thực hiện xong thì hồn cảnh gia đình của người tặng cho có sự thay đổi cơ bản
và người tặng cho lại có nhu cầu lớn về tài sản để có thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình thì theo luật Việt
Nam lúc này người tặng cho khơng được đòi lại tài sản đã tặng cho.
16


4


hệ thống thông luật không cho phép các cá nhân hưởng lợi từ những hành vi sai trái của
mình và nó đạt được kết quả tương tự như quyền hủy bỏ. Ví dụ, trong một số trường hợp
người thụ hưởng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giết hoặc gây hại người được bảo hiểm thì
khơng được bồi thường theo hợp đồng.21 Điều này có thể thấy rõ qua các án lệ của Mỹ
nhưng nó cũng được pháp điển hóa trong một số trường hợp như: Quà tặng được định
nghĩa theo Đạo luật chuyển nhượng tài sản năm 1882 liên quan đến việc chuyển nhượng
động sản và bất động sản. Mục 122 của Đạo luật quy định rằng: “Quà tặng là việc chuyển
nhượng một số động sản hoặc bất động sản hiện có được thực hiện một cách tự nguyện
và khơng cân nhắc, bởi một người, được gọi là bên tặng cho, cho một người khác, được
gọi là bên được tặng cho, và được chấp nhận bởi hoặc thay mặt cho bên được tặng cho.”
Đạo luật này của Mỹ quy định rằng “Nếu bên tặng cho và bên được tặng cho thỏa thuận
về việc xảy ra một sự kiện cụ thể khơng phụ thuộc vào ý chí của bên tặng cho thì việc
tặng cho bị thu hồi. Bất kỳ trường hợp nào nếu đó là một hợp đồng, nó có thể bị hủy
bỏ.”22
5. Kết luận
Như những phân tích ở trên, có thể thấy, các quy định về tặng cho tài sản của Việt
Nam hiện nay đã có nhiều cải tiến hơn nhưng để cho việc ký kết và thực hiện loại hợp
đồng này trong thực tiễn trở nên thuận lợi hơn, đảm bảo quyền lợi cho các bên trong hợp
đồng, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà trong quá trình xét xử Tịa án thường có
thói quen quy chiếu vào điều luật và ít khi có sự giải thích dựa trên tinh thần của pháp
luật thì thiết nghĩ các nhà làm luật của Việt Nam cũng nên xem xét, tham khảo pháp luật
của các nước, đối chiếu với thực tiễn khi xây dựng các quy định pháp luật cho loại hợp
đồng này.

21

Hyland Richard (2009), Gifts: A Study in Comparative Law, Oxford University Press, Madison Avenue, New

York, USA, trang 526-527.
22
Mục 126 của Đạo luật chuyển nhượng tài sản năm 1882 của Mỹ quy định khi nào một món quà có thể bị đình chỉ
hoặc thu hồi.
5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật trong nước
1.
Bộ luật Dân sự 2015
2.
Luật phá sản 2014
Văn bản pháp luật nước ngoài
1.
2.
3.
4.

French Civil Code
German Civil Code
Corpus juris civilis
The Transfer of Property Act, 1882 USA

Bài viết tham khảo tiếng Việt
Bùi An Giôn, Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tặng cho tài sản có
điều kiện trong các vụ án dân sự
Trích dẫn lại
Peter Candy (2018), lex Cincia on gifts, Oxford Classical Dictionary, retrieved on
April 30th 2023, DOI:10.1093/acrefore/9780199381135.013.8262.

Tạp chí Việt Nam
Dương Anh Sơn (2008), ‘Bản chất của hợp đồng tặng cho’, Tạp chí khoa học pháp
lý Việt Nam, 04(47)
Sách nước ngoài
1.
Hyland Richard (2009), Gifts: A Study in Comparative Law, Oxford
University Press, Madison Avenue, New York, USA.
2.
Paul Ourliac et J. de Malafosse (1968-1971), ‘ Histoire du droit privé’,
Presses universitaires de France, Paris, Pháp



×