Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 104 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON – NGHỆ THUẬT
----------

LÊ THỊ MỸ DIỆU

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GĨC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON – NGHỆ THUẬT
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG GĨC

Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ MỸ DIỆU
MSSV: 2115011209
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA 2015 – 2019
Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. LÊ THỊ BÍCH VÂN
MSCB: ……..



Quảng Nam, tháng 5 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể Thầy, Cơ khoa Tiểu
học- Mầm non- Nghệ thuật trƣờng Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho em đƣợc
làm khóa luận tốt nghiệp này. Đây là cơ hội tốt đối với em khi ra trƣờng vận dụng đề
tài nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy đem lại hiệu quả hơn.
Đặc biệt, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Ths. Lê Thị Bích Vân trong suốt
thời gian qua đã khơng ngại khó khăn và nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ em hồn thành tốt
bài khóa luận tốt nghiệp này. Em chúc cô luôn vui vẻ, thành công trên con đƣờng sự
nghiệp giảng dạy, đặc biệt có một sức khỏe tốt để tiếp tục đóng góp trí tuệ của mình và
những kỹ năng nghề nghiệp vững vàng của mình cho nhà trƣờng và góp phần nâng cao
trình độ trí thức cho xã hội đặc biệt là ngƣời lái đò vững chắc cho chúng em bƣớc đến
bến bờ tri thức rộng hơn.
Và em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng MG Sóc Nâu- Tam
Sơn- Núi Thành- Quảng Nam, các cơ khối lớp lớn cũng nhƣ các cháu lớp lớn đã giúp
đỡ em trong quá trình tìm hiểu và thực nghiệm tại trƣờng.
Trong quá trình nghiên cứu, cũng nhƣ trong quá trình làm bài khóa luận, khó
tránh khỏi sai sót, rất mong các q thầy, cơ bỏ qua. Đồng thời trình độ lí luận cũng
nhƣ kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô để em học thêm
đƣợc nhiều kinh nghiệm.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn đến tất cả q thầy cơ. Cuối cùng em
kính chúc q thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Nam, tháng 5 năm 2019
Tác giả


Lê Thị Mỹ Diệu


LỜI CAM ĐOAN
Để hồn thành đề tài khóa luận này, tơi đã dành thời gian tìm tịi, tham khảo các
luận văn, luận án, cơng trình nghiên cứu cũng nhƣ các tài liệu của các tác giả đi trƣớc
bàn về một số vấn đề có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở tiếp thu kinh, kế thừa những
những thành quả nghiên cứu, tôi học hỏi, đúc kết, phát triển tƣ liệu với mục đích tham
khảo phục vụ bài làm đi đúng hƣớng và khoa học hơn. Những gì tơi tham khảo và học
hỏi đƣợc, tơi đã trình bày cụ thể ở phần lịch sử nghiên cứu. Tôi xin cam đoan đây là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong bài khóa luận tốt
nghiệp là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công trình khác. Nếu khơng đúng
nhƣ trên, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về đề tài của mình.
Quảng Nam, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Mỹ Diệu


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC
Từ viết tắc

Giải thích

CBQL

Cán bộ quản lí

ĐC


Đối chứng

GDMN

Giáo dục mầm non

GVNV

Giáo viên nhân viên

KNGT

Kỹ năng giao tiếp

MN

Mầm non

MGL

Mẫu giáo lớn

MG

Mẫu giáo

QTGT

Quá trình giao tiếp


QT

Quá trình

TL

Tỉ lệ

TN

Thực nghiệm

SL

Số lƣợng


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết

28


của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động góc
Bảng 2.2

Thực trạng nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc

28

cho trẻ 5-6 tuổi rèn luyện phát triển KNGT thơng qua hoạt
động góc
Bảng 2.3

Nhận thức của giáo viên về tính ưu thế của hoạt động góc

29

đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi.
Bảng 2.4

Nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng các góc chơi

29

nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
Bảng 2.5

Nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp thơng qua hoạt

30


động góc
Bảng 2.6

Các hình thức tổ chức hoạt động góc mà giáo viên sử dụng

31

ở trường
Bảng 2.7

Thực trạng việc lập kế hoạch nhằm rèn luyện phát triển kỹ

32

năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động góc tại
trường MG Sóc Nâu
Bảng 2.8

Thực trạng về chuẩn bị đồ dùng khi tổ chức hoạt động

33

góc nhằm phát triển KNGT cho trẻ 5-6 tuổi tại trường
MG Sóc Nâu
Bảng 2.9

Thực trạng các biện pháp giáo viên đã sử dụng để phát

34


triển KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động góc tại
trường MG Sóc Nâu
Bảng 2.10

Mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi tại trường MG

39

Sóc Nâu
Bảng 2.11

Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức rèn

39

luyện KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động góc
Bảng 3.1

Mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi của hai nhóm ĐC
và TN trước TN

59


Bảng 3.2

Mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ ở nhóm ĐC trước và sau TN

60


Bảng 3.3

Mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ nhóm TN trước và sau TN

61

Bảng 3.4

Mức độ KNGT của trẻ 5-6 tuổi của thông qua hoạt động

62

góc ở hai nhóm ĐC và TN sau TN


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Biểu đồ 3.1 So sánh mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi của

Trang
59

nhóm ĐC và TN trước TN
Biểu đồ 3.2 Kết quả so sánh mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6

60


tuổi ở nhóm ĐC trước và sau TN
Biểu đồ 3.3 Kết qủa so sánh mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6

61

tuổi ở nhóm ĐC trước và sau TN
Biểu đồ 3.4 Kết quả so sánh mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ ở
nhóm ĐC và TN sau TN

63


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................................2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...............................................................................................2
3.2. Khách thể nghiên cứu ...............................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................3
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận ...............................................................................3
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ...........................................................................3
6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..........................................................................................3
6.1. Những cơng trình nghiên cứu về phát triển KNGT cho trẻ trên thế giới..................3
6.2. Những cơng trình nghiên cứu về phát triển KNGT của trẻ ở Việt Nam ..................4
7. Đóng góp đề tài ...........................................................................................................5
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................................5
9. Cấu trúc tổng quan của đề tài ......................................................................................5
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC ...........................................6
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ......................................................................6
1.1.1. Biện pháp ..............................................................................................................6
1.1.2. Kỹ năng .................................................................................................................6
1.1.3. Giao tiếp................................................................................................................6
1.1.4. Kỹ năng giao tiếp ..................................................................................................7
1.1.5. Phát triển ...............................................................................................................7
1.1.6. Phát triển kỹ năng giao tiếp ..................................................................................7
1.1.7. Hoạt động..............................................................................................................8
1.1.8. Hoạt động góc .......................................................................................................8
1.1.9. Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động góc ...... 8
1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ...................9
1.2.1. Đặc điểm kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi .........................................................9


1.2.2. Các nhóm kỹ năng giao tiếp ...............................................................................10
1.2.2.1. Nhóm kỹ năng định hƣớng giao tiếp ................................................................10
1.2.2.2. Nhóm kỹ năng điều chỉnh, điều khiển q trình giao tiếp ...............................10
1.2.2.3. Nhóm kỹ năng định vị ......................................................................................10
1.2.3. Các phƣơng tiện giao tiếp ...................................................................................11
1.2.3.1. Phƣơng tiện ngôn ngữ ......................................................................................11
1.2.3.2. Phƣơng tiện phi ngôn ngữ ................................................................................12
1.2.4. Các chức năng của giao tiếp ...............................................................................12
1.2.4.1. Giao tiếp có chức năng xã hội ..........................................................................12
1.2.4.2. Giao tiếp có chức năng tâm lý ..........................................................................12
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động góc .................................................................13
1.3.1. Đặc điểm của hoạt động góc...............................................................................13
1.3.2. Các góc chơi tại trƣờng mầm non ......................................................................14
1.3.2.1. Góc phân vai .....................................................................................................14

1.3.2.2. Góc xây dựng ...................................................................................................15
1.3.2.3. Góc âm nhạc nghệ thuật ...................................................................................15
1.3.2.4. Góc học tập- truyện- thƣ giản- thƣ viện ...........................................................15
1.3.2.5. Góc tạo hình .....................................................................................................16
1.3.2.6. Góc khám phá mơi trƣờng xung quanh ............................................................16
1.3.2.7. Góc thiên nhiên ................................................................................................16
1.3.3. Cấu trúc của hoạt động góc ................................................................................17
1.3.3.1. Chủ đề chơi.......................................................................................................17
1.3.3.2. Vai chơi ở các góc ............................................................................................17
1.3.3.3. Nội dung chơi ...................................................................................................17
1.3.3.4. Luật chơi ...........................................................................................................18
1.3.4. Qui trình tổ chức hoạt động góc .........................................................................18
1.4. Các kỹ năng giao tiếp cần hình thành cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động góc ...19
1.5. Vai trị của hoạt động góc đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi .. 20
1.6. Ý nghĩa của hoạt động góc đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi... 21
1.7. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi thông
qua hoạt động góc ...........................................................................................................22
Tiểu kết chƣơng 1 ..........................................................................................................24


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
TRẺ 5-6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG GĨC TẠI TRƢỜNG MẪU GIÁO
SÓC NÂU- TAM SƠN-NÚI THÀNH ..........................................................................25
2.1.Vài nét về trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu- Tam Sơn- Núi Thành- Quảng Nam............25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................25
2.1.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu .................25
2.1.3. Đội ngũ cán bộ giáo viên của trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu ..................................26
2.1.4. Số lƣợng trẻ trong trƣờng ....................................................................................26
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua
hoạt đơng góc tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu-Tam Sơn- Núi Thành .............................26

2.2.1. Khái quát về quá trình điều tra ............................................................................26
2.2.1.1. Mục đích điều tra ..............................................................................................26
2.2.1.2. Nội dung điều tra ..............................................................................................26
2.2.1.3. Thời gian điều tra .............................................................................................27
2.2.1.4. Đối tƣợng, địa bàn và khách thể điều tra ..........................................................27
2.2.1.5. Phƣơng pháp điều tra ........................................................................................27
2.2.2. Kết quả điều tra thực trạng .................................................................................27
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt
động góc nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ........................................27
2.2.2.2. Thực trạng quá trình phát triển KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động
góc tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu ..................................................................................30
2.2.2.3. Thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi tại trƣờng MG Sóc Nâu
xã Tam Sơn,Núi Thành, Quảng Nam ............................................................................36
2.2.2.4. Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi.....39
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................................40
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................................40
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan .....................................................................................40
Tiểu kết chƣơng 2 ..........................................................................................................41
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC ..42
3.1. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua
hoạt động góc................................................................................................................42


3.1.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ..........................................................................42
3.1.1.1 Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục đích phát
triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6- tuổi nói riêng .........................................................42
3.1.1.2. Đảm bảo phù hợp với tâm sinh lí trẻ 5-6 tuổi ..................................................43
3.1.1.3. Đảm bảo phù hợp với cơ sở vật chất của trƣờng, lớp ......................................43
3.1.1.4. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi ..............44

3.1.2. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua
hoạt động góc.................................................................................................................44
3.1.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trƣờng giao tiếp thuận lợi cho trẻ thông qua hoạt
động góc ........................................................................................................................44
3.1.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động góc theo từng chủ đề phù
hợp với nhu cầu chơi của trẻ 5-6 tuổi nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ .........46
3.1.2.3. Biện pháp 3: Tăng cƣờng giao tiếp với trẻ trong quá trình chơi bằng hệ thống
câu hỏi mà giáo viên xây dựng nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ ...................50
3.1.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ thuyết trình về các góc theo chủ đề mà trẻ đã
đƣợc chơi .......................................................................................................................52
3.1.2.5. Biện pháp 5: Phối hợp với nhà trƣờng và gia đình để phát triển kỹ năng giao
tiếp cho trẻ .....................................................................................................................53
3.1.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..........................................................................55
3.2. Thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................................55
3.2.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................................55
3.2.2. Đối tƣợng thực nghiệm ........................................................................................56
3.2.3. Nội dung thực nghiệm .........................................................................................56
3.2.4. Điều kiện tiến hành thực nghiệm.........................................................................56
3.2.5. Thời gian thực nghiệm ........................................................................................57
3.2.6. Tiêu chí đánh giá thực nghiệm ............................................................................57
3.2.7. Tiến hành tổ chức thực nghiệm ..........................................................................57
3.2.7.1. Các bƣớc tiến hành thực nghiệm ......................................................................57
3.2.7.2. Phân tích kết quả thực nghiệm bằng phƣơng pháp thống kê toán học....................57
3.2.8 Kết quả thực nghiệm.............................................................................................58
3.2.8.1. Kết quả khảo sát mức độ kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt
động góc của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm trƣớc thực nghiệm ...........................58


3.2.8.2. Kết quả khảo sát mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ ở nhóm ĐC trƣớc và sau TN ... 60
3.2.8.3. Kết quả khảo sát mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ ở nhóm TN trƣớc và sau TN ... 61

3.2.8.4. Kết quả so sánh mức độ kỹ năng giao tiếp của 2 nhóm ĐC và TN sau TN .....62
Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................................64
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................65
3.1. Kết luận...................................................................................................................65
3.2. Kiến nghị ................................................................................................................66
3.2.1. Đối với nhà trƣờng ..............................................................................................66
3.2.2. Đối với giáo viên .................................................................................................66
Phần 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................67


MỤC LỤC PHỤ LỤC
Phần 5: PHỤ LỤC ...........................................................................................................1
Phụ lục 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIÁO VIÊN TRƢỜNG MG SÓC NÂU ....................1
Phụ lục 2: PHIỂU DỰ GIỜ HOẠT ĐỘNG GÓC ...........................................................6
Phụ lục 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT KNGT CỦA TRỂ MG 5-6 TUỔI ...........................7
Phụ lục 4: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ..........................................................................9
Phụ lục 5: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ........................................................................17
Phụ lục 6: MỘT SỐ HÌNH ẢNH ..................................................................................21


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em như búp trên cành
Biêt ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của đất nƣớc, là bậc học đầu tiên trong
giáo dục quốc dân và đó cũng là nền tảng cho sự phát triển tồn diện nhân cách trẻ. Để
có đƣợc nguồn nhân lực tốt nhƣ vậy thì mỗi dân tộc phải luôn quan tâm, chú trọng đến
việc tổ chức giáo dục- đào tạo cho trẻ.
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đƣa ra mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em
phát triển tồn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những chức

năng tâm sinh lí, năng lực, phẩm chất, những kỹ năng sống cần thiết và phù hợp với trẻ
ở từng độ tuổi, khơi dậy và phát triển ở trẻ những khả năng tiềm ẩn, chuẩn bị cho trẻ
em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005). Để thực hiện mục tiêu giáo dục tồn
diện nhân cách cho trẻ địi hỏi nhà trƣờng phải quan tâm trang bị tri thức, kỹ năng, thái
độ cho ngƣời học, đảm bảo tính cân đối giữa dạy chữ và dạy ngƣời, đặc biệt là giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ biến tri thức thành hành động, thái độ thành hành vi, kỹ năng
để sống an toàn, khỏe mạnh, thành công và hiệu quả. Trong kỹ năng sống thì kỹ năng
giao tiếp chiếm vị trí vơ cùng quan trọng đối với cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao
động của con ngƣời. Nó đƣợc coi là chìa khóa mở cửa thành công của con ngƣời. Để
đem lại sự thành cơng lớn đó thì mỗi ngƣời phải biết tự tìm hiểu, học hỏi, rèn luyện,
giao tiếp thƣờng xuyên để hình thành kỹ năng giao tiếp cho mình.
Kỹ năng giao tiếp khơng phải do bẩm sinh, di truyền mà nó đƣợc hình thành,
phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện.....vì
vậy, muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục thì cần thiết phải phát triển kỹ năng giao
tiếp cho trẻ.
Giao tiếp đƣợc coi nhƣ là sự tác động qua lại giữa mọi ngƣời nhằm phối hợp và
liên kết các nỗ lực của họ để thiết lập các mối quan hệ và đạt đƣợc kết quả chung
(M.I.Lixina). Có đƣợc kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở
nên gần gũi hơn. Trẻ mầm non giao tiếp với nhau qua hoạt động vui chơi là chính. Trị
chơi và tuổi thơ là hai ngƣời bạn thân thiết khơng thể tách ra đƣợc chính trị chơi đã
giúp cho sự phát triển của trẻ tồn diện, kích thích tính tích cực của trẻ thơ, nhƣ P.G.
xamarukova trong cuốn “trò chơi trẻ em”. Sở giáo dục- TP.HCM, 1986 có viết:
1


“Trong trị chơi, tƣ duy và óc tƣởng tƣợng của trẻ làm việc rất tích cực và đặc điểm
chuyên biệt của trị chơi là ngƣời chơi mang đầy tính tình cảm và xúc động mạnh”.
Thơng qua trị chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách
của trẻ. Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hƣởng quyết định đến sự
hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi

tiếp theo. Trong q trình chơi giáo viên đóng vai trị rất quan trọng: là ngƣời trung
gian kích thích trẻ giao tiếp và cùng trẻ nhập vào cuộc chơi, qua đó uốn nắn kịp thời
kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua nhiều hoạt động. Tuy nhiên
thơng qua hoạt đơng góc thì kỹ năng giao tiếp của trẻ học đƣợc cách giao tiếp, ứng xử
phù hợp, do đó mà kỹ năng giao tiếp của trẻ đƣợc phát triển hơn. Chính vì nhận ra
đƣợc tầm quan trọng của hoạt động vui chơi trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho
trẻ nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng
qua hoạt động góc tại trườngMẫu giáo Sóc Nâu” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và cơ sở thực tiễn thực trạng kỹ năng giao tiếp của
trẻ 5-6 tuổi. Từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6
tuổi thơng qua hoạt động góc tại trƣờng MG Sóc Nâu.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động góc
tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu- Tam Sơn- Núi Thành- Quảng Nam.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động góc.
- Khảo sát thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động góc tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu – Tam Sơn-Núi Thành- Quảng Nam.
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 56 tuổi thơng qua hoạt động góc tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu.

2


5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách, báo, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa những tài liệu trong và ngồi
nƣớc về vấn đề giao tiếp nói chung và giao tiếp trẻ em nói riêng tại trƣờng mầm non.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động của giáo viên và trẻ thơng qua q trình tổ chức hoạt đơng
góc nhằm thu thập thơng tin cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra:
Sử dụng phiếu điều tra dành cho CBQL, GVNV để khảo sát thực trạng KNGT
cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động góc tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu.
- Phương pháp trị chuyện:
Trị chuyện với giáo viên giảng dạy trong lớp, trò chuyện với phụ huynh, trị
chuyện với trẻ, hệ thống các tình huống giao tiếp nhằm tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp
của trẻ thơng qua hoạt động góc.
- Phương pháp thống kê tốn học:
Sử dụng một số cơng thức thống kê tốn học để phân tích và xử lí số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành thực nghiện các phƣơng pháp đã đề xuất nhằm kiểm nghiệm hiệu quả
áp dụng các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động góc.
6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
6.1. Những cơng trình nghiên cứu về phát triển KNGT cho trẻ trên thế giới
Trên thế giới vào trƣớc thế kỷ 21 nhiều nhà khoa học nghiên cứu về sự phát triển
các kỹ năng sống cho trẻ nhƣ:
- Nhà khoa học Gilbert Botvin đã thành lập một chƣơng trình giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ từ 17-19 tuổi – năm 1979.
- Tâm lí học Xơ Viết L.X.Vugotxki đã đề cập từ những năm 30 của chƣơng trình:
“ Sự phát triển của những chức năng tâm lí bậc cao”.
- E.I.Chikiepva: “Sự phát triển của trẻ trƣớc tuổi học trò”-1975.
- A.Nleochiev, DB.Enconin, A.V.Daparogiet, M.Llisana “ Nguồn gốc sự hình

thành giao tiếp trẻ em”- 1978.
3


- A.V.Daproget, M.Llisana “ Sự phát triển giao tiếp trẻ mẫu giáo”- 1974.
- A.Uxova “ Vai trò của trò chơi trong giáo dục trẻ em”
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu này đều tìm ra đƣợc chức năng quan trọng của
giao tiêp: giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hội những kinh nghiệm sống, giúp trẻ tìm hiểu và
khám phám mơi trƣờng xung quanh mình, thể hiện đƣợc cảm xúc của mình với ngƣời
khác. Các cơng trình cũng chỉ ra đƣợc các dạng giao tiếp, con đƣờng giao tiếp, cách
thức tổ chức hoạt động, phƣơng pháp nhằm nâng cao chất lƣợng trong hoạt động giao
tiếp. Và nó cũng khẳng định đƣợc vai trò, ý nghĩa, vị thế của giao tiếp trong sự hình
thành và phát triển tồn diện nhân cách trẻ.
6.2. Những cơng trình nghiên cứu về phát triển KNGT của trẻ ở Việt Nam
Từ trƣớc đến nay đề tài giao tiếp luôn là vấn đề lôi cuốn các nhà khoa học điển
hình nhƣ:
- Ngơ Cơng Hồn “ Một số vấn đề về tâm lí học về giao tiếp sƣ phạm”- 1994.
- Trần Trọng Thủy “ Giao tiếp với sự phát triển nhân cách trẻ”- 1981.
- Trần Thanh Thủy: “Đặc điểm giao tiếp của giáo viên mầm non sƣ phạm”- 1985.
- Phạm Minh Hạc: “Giao tiếp là sự tất yếu của sự hình thành và phát triển
tâm lí”- 1988.
- TS.Lê Xn Hồng: “Một số vấn đề giao tiếp và giao tiếp sƣ phạm trong hoạt
động của giáo viên mầm non”
- Nguyễn Thị Phấn: “ Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị
chơi đóng vai theo chủ đề ở các trƣờng Mầm non huyện Phú Hòa- tỉnh Phú Yên”2017.
- Vũ Thị Hồng Hạnh:“Một số biện pháp nhằm phát triển khả năng giao tiếp
- cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trƣờng mầm non.”- 2015.
- Nguyễn Thị Thanh: “ Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ 3-4
tuổi”- 2014.
Tất cả những tác giả này đều nêu lên đƣợc vai trò, tầm quan trọng của giao tiếp

đối với giáo viên và trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó cho thấy giáo viên đóng
vai rất quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến q trình giao tiếp của trẻ. Dựa vào đó
xây dựng nên các phƣơng pháp, hình thức,.. nhằm góp phần hình thành tốt kỹ năng
giao tiếp cho trẻ.

4


Cũng vấn đề giao tiếp này nhiều giáo viên cũng đã nghiên cứu, làm sáng kiến
kinh nghiệm về phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, hay thông qua các hoạt động
ngoài trời, văn học, vui chơi,..để rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Dựa vào những nhiên cứu trên giúp chúng ta nghiên cứu sâu hơn về quá trình
phát trình phát triển kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi.
7. Đóng góp đề tài
- Đề tài làm rõ một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc phát triển kỹ năng giao
tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động góc.
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp phát triển
kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động góc tại trƣờng Mẫu giáo Sóc
Nâu.
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ có thể thực hiện thơng qua nhiều hoạt động
khác nhau ở trƣờng mầm non. Nhƣng do thời gian có hạn nên tơi chỉ nghiên cứu vấn
đề phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động góc với chủ đề:
Động vật, gia đình, nƣớc và hiện tƣợng tự nhiên tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu- Tam
Sơn- Núi Thành- Quảng Nam
9. Cấu trúc tổng quan của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài gồm có
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc phát triển kỹ giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua
hoạt động góc.

Chƣơng 2: Thực trạng của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động góc tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu
Chƣơng 3: Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động góc tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu

5


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG GĨC
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Biện pháp
Biện pháp là cách thức tổ chức khắc phục những hiện tượng tiêu cực hoặc có
chiều hướng 'tiêu cực'. Hay nói cách khác biện pháp là cách thực hiện, là con đường
để thực hiện việc gì đó hiệu quả nhất
1.1.2. Kỹ năng
Kỹ năng là tri thức trong hành động, là “Khả năng vận dụng những kiến thức,
kinh nhiệm thu nhận được trong lĩnh vực nào đó vào thực tế”. Kỹ năng thể hiện khả
năng thực hiện có kết quả những hành động trên cơ sở những kiến thức có đƣợc đối
với việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra phù hợp với mục tiêu và điều kiện cho phép.
Hay nói cách khác kỹ năng là khả năng của con ngƣời đƣợc thực hiện thuần thục trên
kinh nghiệm của bản thân thông qua quá trình rèn luyện và luyện tập nhằm tạo ra kết
quả mong đợi.
1.1.3. Giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp của con ngƣời. Và
cũng có rất nhiều khái niệm nói về vấn đề này:
T.Chuc Com( Mỹ): Giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách ảnh
hƣởng đến việc những ý nghĩa biểu tƣợng, chuẩn mực và mục đích hành động. Quan
niệm này tuy cụ thể nhƣng chƣa nói lên đƣợc bản chất của giao tiếp.

L.X.Vƣgôxki (Nhà tâm lý học Liên Xô): Giao tiếp là sự thông báo hoặc quan hệ
qua lại thuần túy giữa con ngƣời, nhƣ là sự trao đổi quan điểm và cảm xúc.
Ngày nay, chúng ta có thể hiểu ở một khái niệm chung nhất: Giao tiếp là quá
trình tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định trong xã hội có mục đích và
mang tính hệ thống chuẩn mực về hành vi, ngơn ngữ nhằm trao đổi thơng tin, tình
cảm, hiểu biết, vốn sống...tạo nên những ảnh hưởng, tác động qua lại để con người
đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau góp phần hình thành và phát triển trí tuệ,
nhân cách.

6



×