Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.98 KB, 24 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một vài Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mầm Non 4-5
tuổi

I. LỜI NÓI ĐẦU
- Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những
năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ
cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ.Ở giai đoạn này trẻ học
và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp
cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau
này.
- Cách người giáo viên phải dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hàng
ngày đóng tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Bởi đối với
trẻ mầm non, các cô giáo ở trường như những người mẹ thứ hai của trẻ, là
khuôn mẫu, là chuẩn mực để trẻ bắt chước.
Những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển
toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất
mạnh ở trẻ.Ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình. Nắm
được sự quan trọng này giáo viên phải luôn tập trung vào việc rèn luyện kỹ
năng giao tiếp cho trẻ mầm non.
- Nhìn chung, khả năng giao tiếp được xem là khả năng thực hiện việc
chuyển tải thông tin từ người này qua người khác (hoặc nhóm người này qua
nhóm người khác) bằng cách sử dụng ngôn ngữ nói hoặc viết hoặc các
phương tiện phi ngôn ngữ (sử dụng bản đồ, biểu tượng, biểu đồ hoặc ngôn
ngữ hình thể, cử chỉ, nét mặt, sắc thái của giọng nói…). Có khả năng giao
tiếp tốt có nghĩa là có thể thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận thông tin
một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả. Ngoài định nghĩa chung kể trên,
cần nhấn mạnh rằng, hơn ở bất kì độ tuổi nào khác, với trẻ mầm non khả
năng giao tiếp cần được hiểu là: bao gồm cả khả năng hiểu những thông điệp



từ người khác và khả năng thể hiện chính bản thân mình; giao tiếp không chỉ
là để trao đổi thông tin mà còn là điều kiện và phương tiện không thể thiếu
để giúp trẻ học kiến thức mới, sáng tạo và giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống của trẻ; khả năng giao tiếp luôn giao thoa với khả năng biểu cảm và tự
thể hiện mình của trẻ (self-expression), khả năng thiết lập các mối quan hệ
xã hội và khả năng học hỏi.
- Ở nhiều nền giáo dục mầm non trên thế giới, dạy trẻ khả năng giao tiếp là
sự kết hợp của ba lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ, hình thành tiền đề cho hoạt
động đọc, viết và phát triển các loại hình nghệ thuật (tạo hình, âm nhạc và
múa…) ; khả năng giao tiếp cũng cần được hiểu là bao gồm cả khía cạnh
động cơ (mong muốn) và khía cạnh kỹ năng (khả năng) kết nối với người
lớn và bạn bè để trao đổi ý tưởng, suy nghĩ và tình cảm
- Từ góc nhìn về khả năng giao tiếp kể trên, mục tiêu và nội dung phát triển
kĩ năng giao tiếp trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành (2009)
nằm rải rác ở cả hai lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và phát triển tình cảm - xã
hội. Những mục tiêu và nội dung phát triển khả năng giao tiếp được đưa ra
trong chương trình có thể xem là hoàn toàn hợp lí. Tuy vậy, nếu so sánh với
khái niệm giao tiếp như đã phân tích ở trên và so sánh với mục tiêu, nội
dung phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ ở chương trình giáo dục mầm non
các nước, một số khía cạnh của khả năng giao tiếp chưa được thể hiện rõ nét
ở mức cần thiết để giúp giáo viên mầm non hiểu rõ và dành sự quan tâm
đúng mức cho việc thúc đẩy khả năng giao tiếp của trẻ.
Ví dụ: chương trình giáo dục mầm non Thụy Điển tích hợp mục tiêu
phát triển khả năng giao tiếp trong nhiều lĩnh vực khác nhau và thể hiện rất
nổi bật, trong đó có nhấn mạnh “phát triển khả năng nghe người khác, suy
xét và diễn đạt ý kiến của riêng mình”, “cố gắng hiểu ý kiến của người
khác”; “phát triển khả năng đặt câu hỏi, đưa ra lập luận của mình và giao
tiếp với những người khác” Chương trình giáo dục mầm non Niu Zi-lân đưa
giao tiếp (communication) thành một lĩnh vực phát triển riêng, bao trùm
trong đó cả các mục tiêu phát triển ngôn ngữ và văn hóa-xã hội, trong đó

nhấn mạnh: “ngôn ngữ và các biểu tượng của nền văn hóa mà trẻ sinh ra và


của các nền văn hóa khác được xem là quan trọng và cần gìn giữ”; “phát
triển ở trẻ khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cho nhiều mục
đích khác nhau”; “cho trẻ được trẻ trải nghiệm các truyện kể và biểu tượng
của nền văn hóa mà trẻ sinh ra và của các nền văn hóa khác”; “cho trẻ dược
trẻ khám phá và phát triển nhiều cách khác nhau để sáng tạo và thể hiện bản
thân mình”; “trẻ được khuyến khích học cùng và bên cạnh những người
khác” Những ví dụ trên cho thấy mục tiêu và nội dung phát triển khả năng
giao tiếp cho trẻ mầm non ở Thụy Điển và Niu Zi-lân có một số khác biệt so
với chương trình của chúng ta: nhấn mạnh nhiều hơn góc độ phát triển khả
năng trình bày ý kiến của cá nhân, lập luận khi phản biện ý kiến của người
khác và hiểu tôn trọng các giá trị văn hóa và sự khác biệt trong văn hóa khi
giao tiếp.
Có thể nói rằng chương trình giáo dục mầm non của chúng ta mong
muốn đạt được sự phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ, tuy vậy, trên thực
tế, chúng ta có thể nhận thấy mặt phát triển nhận thức vẫn thường được cả
giáo viên và phụ huynh quan tâm hàng đầu, phát triển giao tiếp chưa thực sự
được chú ý đầy đủ. Ngay trong các mục tiêu và nội dung phát triển khả năng
giao tiếp của trẻ, một số mục tiêu được chú trọng nhiều hơn các mục tiêu
khác. Ở tuổi mầm non phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng. Tuy
vậy, không nên xem nhiệm vụ trọng tâm của phát triển khả năng giao tiếp
cho trẻ chỉ ở phát triển ngôn ngữ. Mô hình Reggio Emilia ở Ý, được xem là
một trong những mô hình giáo dục mầm non chất lượng nhất hiện nay, luôn
nhấn mạnh rằng trẻ có hàng trăm ngôn ngữ khác nhau (viết, vẽ, múa, âm
nhạc, ngôn ngữ cơ thể, đóng kịch…) để biểu cảm và thể hiện suy nghĩ của
mình Nhiệm vụ khích lệ mong muốn giao tiếp, chia sẻ ý tưởng và tình cảm,
phát triển khả năng nhận biết cảm xúc của người khác, hiểu biểu cảm và tự
thể hiện mình của trẻ (self-expression), khả năng thiết lập các mối quan hệ

xã hội cũng chưa được quan tâm ở mức cao như nhiệm vụ phát triển ngôn
ngữ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang gặp sự mất cân đối trong hình thức tổ
chức các hoạt động phát triển giao tiếp cho trẻ: các nội dung này (mà trọng


tâm là phát triển ngôn ngữ nói và làm quen với chữ viết) vẫn được thực hiện
chủ yếu thông qua các giờ học thay vì mọi lúc, mọi nơi.
II.BIỆN PHÁP
A.Một vài Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mầm Non 4-5
tuổi ( Trẻ bình thường )
1.Tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có
nhu cầu giao tiếp bằng lời.Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của
trẻ, mỗi giáo viên MN luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích
thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn
Ví dụ: Trong lớp, Hoa là trẻ rất ít nói, nhút nhát.Vì thế mà tôi thường cho bé
chơi cùng một nhóm trẻ mạnh dạn hơn.Trong giờ chơi, tôi cho bé chơi trò
chơi "Đoán tên bạn".Ví dụ: Cô đang nghĩ về một bạn mặc quần xanh
dương,áo thun đen có in hình con cọp" và nói với trẻ: "Hoa ơi!cô đang nghĩ
về bạn nào vậy?Tại sao con biết?" Trẻ sẽ nói ngay tên bạn đó và vì sao trẻ lại
đoán được.
2.Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự
nhiên, do đó mà trẻ khi giao tiếp sẽ có lúc nói sai, chúng ta không nên
sửa sai hoặc la rầy, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác không tự tin, sợ nói.
Muốn giúp trẻ sửa lỗi khi nói thì ta nên thông qua trò chơi sắm vai để dạy trẻ
như:Trò chơi bán hang, bác sĩ và gia đình...Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu
của cô và của bạn.
3.Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, chúng ta không nên dùng
ngôn ngữ sai khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng
ngôn ngữ đề nghị, vỗ về trẻ.
Ví dụ: "Cô muốn các con cất đồ chơi lên kệ rồi ta ra ngoài cùng chơi."

Không nên dùng câu: "Cất hết đồ chơi đi"
4.Để cho trẻ có cảm xúc mạnh, có nhu cầu về giao tiếp thì việc dùng rối


là cần thiết, vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích được nói chuyện với những
con rối và đặc biệt là những con vật rất gần gũi với trẻ.
Ví dụ: Trong lớp có bé Hằng rất ít nói, nhưng khi cô đưa ra rối ra để hỏi:
"Hằng đang làm gì vậy?Nhà bạn có ai?Nói cho thỏ bông nghe đi!"Thì bé
Hằng đã trả lời ngay.


Thực chất, để phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ mầm non không

đòi hỏi cơ sở vật chất ở mức cao hay sự đầu tư chuẩn bị các hoạt
động, trải nghiệm học tập công phu từ phía giáo viên. Điều cần thiết
nhất là giúp giáo viên thấy được tầm quan trọng của phát triển khả
năng giao tiếp của trẻ để dành sự quan tâm thích hợp để phát triển khả
năng giao tiếp cho trẻ. Cũng cần giúp giáo viên hiểu rõ các thành phần
cấu thành khả năng giao tiếp và tiếp theo là các phương pháp, sách
lược thích hợp để tác động, nuôi dưỡng và phát triển khả năng giao
tiếp cho trẻ mầm non. Ở phần này bài viết chú trọng những giải pháp
đang bị bỏ qua hoặc chưa được chú trọng thích đáng trong thực tế
giáo dục mầm non hiện nay
• Trước hết, cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp là trẻ
cơ hội thường xuyên (hàng ngày) thực hành những kĩ năng đã biết và
học hỏi những kĩ năng giao tiếp mới. Bản thân các hoạt động hàng
ngày ở trường mầm non cho giáo viên vô số cơ hội phong phú để tác
động lên khả năng giao tiếp của trẻ. Ví dụ, trong giờ ăn xế giáo viên
có thể đưa ra nhiều câu hỏi mở khác nhau để kích thích trẻ chia sẻ:
“Các con thích nhất những món ăn xế nào?”, “Ở nhà các con thích

ăn gì?” hoặc khuyến khích trẻ tham gia trò chuyện về màu sắc, mùi vị
của nhiều món ăn khác nhau. Chỉ cần có sự quan tâm, trong khi lập kế
hoạch giáo viên có thể tích hợp các cơ hội phát triển khả năng giao
tiếp cho trẻ vào nhiều loại hình hoạt động diễn ra trong ngày, vào các
thời điểm khác nhau. Tuy vậy, nên tránh tích hợp một cách đều đều và
gượng ép, hãy chọn những cơ hội thuận lợi và thú vị nhất. Trẻ cần


được học các kỹ năng giao tiếp và nuôi dưỡng hứng thú chia sẻ qua
những trải nghiệm thú vị, vui vẻ.
• Môi trường giao tiếp và sự tác động của người lớn rất quan trọng với
sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ. Trẻ cần một môi trường xã hội
vừa khuyến khích vừa hỗ trợ trẻ chia sẻ Một số biện pháp đơn giản
nhưng hiệu quả giáo viên có thể thực hiện để kích thích và hỗ trợ giao
tiếp của trẻ bao gồm: luôn đáp lại các biểu hiện và nỗ lực giao tiếp của
trẻ (dù bằng lời nói hay âm thanh, cử chỉ, ánh nhìn…); thường xuyên
trò chuyện với trẻ và lắng nghe trẻ; khai thác / tạo ra các tình huống
hàng ngày để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp; giúp trẻ nhận biết
tác dụng và cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ;
giáo viên nhận biết và tôn trọng tình cảm ở đứa trẻ đồng thời dạy trẻ
cách thể hiện mong muốn và tình cảm của mình; diễn đạt thành lời các
hoạt động thường ngày của giáo viên và trẻ ở trường mầm non; giáo
viên cần là hình mẫu tốt cho trẻ (hình mẫu ở đây được hiểu cả về phát
âm, sử dụng từ và câu cũng như thái độ, lịch sự và nhã nhặn trong
giao tiếp).
• Để lựa chọn giải pháp thích hợp, giáo viên cần quan sát trẻ, trao đổi
với phụ huynh, sử dụng checklist và có thể cả test để đánh giá trẻ, để
thu thập thông tin về sự phát triển chung của trẻ, các mối quan tâm và
hứng thú của trẻ. Giáo viên cũng cần tính tới nhiều yếu tố cá nhân.
Khả năng giao tiếp của trẻ có thể bị chi phối bởi các mặt phát triển

khác: các vấn đề của bộ máy nghe và phát âm ảnh hưởng tới sự phát
triển ngôn ngữ, một số đặc điểm hình thể không thuận lợi cũng có thể
trở thành mặc cảm làm cho trẻ e dè trong giao tiếp. Môi trường sống
và văn hóa gia đình, khí chất và cơ cấu của các loại hình trí thông
minh ở trẻ (ở mỗi trẻ sẽ có một số loại hình trí thông minh nổi trội hơn
các loại còn lại - theo thuyết trí thông minh đa dạng của Howard
Gardner) cũng cần được giáo viên tính tới khi đánh giá mức độ khả
năng giao tiếp của trẻ và đưa ra các tác động thích hợp.


Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự
nhiên, do đó mà trẻ khi giao tiếp sẽ có lúc nói sai, các cô không nên
sửa sai hoặc la rầy, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác không tự tin, sợ nói.
• Do vậy muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non nên thông
qua trò chơi sắm vai để dạy trẻ như: trò chơi bán hàng, bác sĩ và gia
đình…Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cô và của bạn. Để cho trẻ
có cảm giác thoải mái tự nhiên, các cô không nên dùng ngôn ngữ sai
khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ đề
nghị, vỗ về trẻ.
• Các cô thường xuyên dỗ dành, vỗ về, cúi người xuống hoặc ngồi
xuống để kéo trẻ lại gần và mắt ngang tầm mắt trẻ trong khi nói
chuyện vừa giúp thỏa mãn nhu cầu được quan tâm, được yêu thương
của trẻ trong giai đoạn mầm non đồng thời tạo mối quan hệ gần gũi
giữa giáo viên với trẻ.
• Cho trẻ thực hành
• Trong lớp học nên sử dụng các đồ dùng học tập, đồ chơi để làm
phương tiện phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ: giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, các
điệu bộ khi chơi,…) Cùng trẻ chơi những trò chơi dân gian, đọc các
bài thơ, bài đồng dao…nhằm tạo sự thân thiết giữa cô và trẻ.

• Tập cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng trang lứa và mọi người xung
quanh để rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tính cởi mở khi giao tiếp. Các cô
có thể cho các trẻ đóng vai những nhân vật mà các em yêu thích thông
qua các vở kịch ý nghĩa. Vừa có thể giúp trẻ giao tiếp mạnh dạn hơn
vừa có thể giúp trẻ học được những thông điệp ý nghĩa qua các vở
kịch.
*Tóm lại: Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đàm
ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, cũng như dùng rối trong
việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất.
*Qua đây tôi cũng có một số ý kiến đề xuất để các đồng nghiệp cùng
tham khảo:
_Dùng sách , truyện để thúc đẩy quá trình nghe nói , đọc bập bẹ của trẻ.
Vào cuối thập niên 80 và đầu 90 các nhà giáo dục đã đặt câu hỏi tại sao
ngày càng nhiều trẻ biết đọc trước khi vào lớp Một?có phải là trẻ được



dạy trước hay trẻ học trên truyền hình?Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm
ra một điều hòan tòan khác.
Một số trẻ trước tuổi đi học đã có khả năng tự tập đọc, quá trình này gọi
là quá trình tự tập đọc của trẻ.Nhưng từ đâu mà trẻ lại có quá trình này?
Đó là quá trình được bắt nguồn từ việc người lớn đọc, nói cho trẻ nghe
thông qua các sách truyện, bảng hiệu, ấn phẩm...
Ví dụ: Khi đi ngang qua một bảng hiệu Lan hỏi Mẹ: "Cái gì trên đó vậy
Mẹ?" Mẹ nói đó là bảng "Hiệu uốn tóc".Hôm sau đi đến đó Lan chỉ vào
bảnh hiệu và nói: " Hiệu uốn tóc".
Từ đây ta có thể nhận thấy rằng việc học giao tiếp là quá trình gồm: nghe,
nói, đọc ,viết là một thể không tách rời và được bắt đầu từ khi trẻ mới
sinh ra.Do đó mà việc sử dụng tranh ảnh, sách, truyện, bảng hiệu , ấn
phẩm...cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở

trẻ.Khi trẻ được cô, cha mẹ đọc cho nghe, trẻ bắt đầu lĩnh hội ý tưởng
rằng đọc sách là một điều quan trọng mà mọi người xung quanh thích
làm, từ đó kích thích sự háo hức, tò mò nơi trẻ.Khi trẻ được người lớn, cô
giáo đọc, cho xem tranh, giải thích từ, trẻ sẽ thấm được ngôn ngữ các
nhân vật trong truyện:nói như thế nào?hành động ra sao?Trẻ sẽ bắt
chước, vì tuổi của trẻ là tuổi bắt chước rất nhanh.
Tuy nhiên không phải loại sách nào cũng nên cho trẻ xem, đọc cho trẻ
nghe được,mà phải có sự chọn.
Ví dụ: Sách dùng cho trẻ phải có hình ảnh, chữ to, màu săc sặc sỡ, sinh
động, ngôn ngữ thể hiện sự việc gần gũi với trẻ.
Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng
giao tiếp của trẻ, mỗi người giáo viên phải thu hút đựoc sự chú ý của trẻ
bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác
nhau của các nhân vật.Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng đựoc tham
gia vào câu chuyện.
Ví dụ: Đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân vật
cô vừa kể, đọc.
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi cô giáo
mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói
thật thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu
loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện.
Ví dụ: Trong lớp, Hoa là trẻ rất ít nói, nhút nhát.Vì thế mà tôi thường cho bé


chơi cùng một nhóm trẻ mạnh dạn hơn.Trong giờ chơi, tôi cho bé chơi trò
chơi "Đoán tên bạn".Ví dụ: Cô đang nghĩ về một bạn mặc quần xanh
dương,áo thun đen có in hình con cọp" và nói với trẻ: "Hoa ơi!cô đang nghĩ
về bạn nào vậy?Tại sao con biết?" Trẻ sẽ nói ngay tên bạn đó và vì sao trẻ lại
đoán được.
Ví dụ: Ở lớp Chồi , có cháu đã 4 tuổi mà không nói được 1 câu ngắn, không

diễn đạt được ý câu trả lời khi được hỏi.
Vậy tại sao lại có trẻ nói được, trẻ nói không được? Ta có thể xét tới một số
yếu tố ảnh hưởng sau:
*Sự khiếm khuyết về thể chất và tinh thần.
Ví dụ: Câm, đần độn cũng làm cho ngôn ngữ của trẻ hạn chế
*Môi trường gia đình: Thô lỗ, không gần gũi trẻ.
Ví dụ: Một đứa trẻ bị gia đình luôn mắng chửi, không quan tâm sẽ làm cho
trẻ có cảm giác không ai gần gũi, không trao đổi với người thân được, do đó
mà ngôn ngữ không phát triển.
*Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần.
Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào một đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay
mà không phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép.Đây cũng là một trong
những nguyên nhân của trẻ chậm phát triển.
*Các trẻ sinh đôi thường hay có những cách giao tiếp không dùng lời với
nhau do đó mà ngôn ngữ cũng chậm phát triển.
Ví dụ: Trong lớp có một cặp sinh đôi, khi cần bạn Cẩm đưa cho cái gì, Kim
chỉ cần lấy tay khều vào Cẩm, rồi chỉ vào vật đó, Cẩm liền biết ngay là Kim
cần gì.
*Môi trường sống cũng rất quan trọng trong việc phát triển khả năng giao
tiếp.


Ví dụ: Cháu được sống trong môi trường thoải mái, được người lớn quan
tâm trò chuyện sẽ giúp trẻ nói rất tốt và ngược lại.
Để khắc phục những hạn chế về giao tiếp cũng như giúp trẻ giao tiếp được,
ta có thể nói chuyện với từng trẻ để kích thích chúng diễn đạt ý tưởng và
cảm xúc, muốn vậy ta nên chú ý tới những yếu tố sau:
1.Tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu
giao tiếp bằng lời. Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, mỗi giáo
viên MN luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia,

qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn.
Ví dụ: Trong lớp, Hoa là trẻ rất ít nói, nhút nhát. Vì thế mà tôi thường cho
bé chơi cùng một nhóm trẻ mạnh dạn hơn. Trong giờ chơi, tôi cho bé chơi
trò chơi “Đoán tên bạn”. Ví dụ: Cô đang nghĩ về một bạn mặc quần xanh
dương, áo thun đen có in hình con cọp” và nói với trẻ: “Hoa ơi! Cô đang
nghĩ về bạn nào vậy? Tại sao con biết?” Trẻ sẽ nói ngay tên bạn đó và vì sao
trẻ lại đoán được.
2. Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự nhiên,
do đó mà trẻ khi giao tiếp sẽ có lúc nói sai, chúng ta không nên sửa sai hoặc
la rầy, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác không tự tin, sợ nói.
Muốn giúp trẻ sửa lỗi khi nói thì ta nên thông qua trò chơi sắm vai để dạy trẻ
như: Trò chơi bán hàng, bác sĩ và gia đình… Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo
mẫu của cô và của bạn.
3.Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, chúng ta không nên dùng ngôn
ngữ sai khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ
đề nghị, vỗ về trẻ.
Ví dụ: “Cô muốn các con cất đồ chơi lên kệ rồi ta ra ngoài cùng chơi.”
Không nên dùng câu: “Cất hết đồ chơi đi”
4. Để cho trẻ có cảm xúc mạnh, có nhu cầu về giao tiếp thì việc dùng rối là


cần thiết, vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích được nói chuyện với những con rối và
đặc biệt là những con vật rất gần gũi với trẻ.
Ví dụ: Trong lớp có bé Hằng rất ít nói, nhưng khi cô đưa ra rối ra để hỏi:
“Hằng đang làm gì vậy? Nhà bạn có ai? Nói cho thỏ bông nghe đi!” Thì bé
Hằng đã trả lời ngay.
*Tóm lại: Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đàm ấm
và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, cũng như dùng rối trong việc
giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất.
Ví dụ: Khi đi ngang qua một bảng hiệu Lan hỏi Mẹ: “Cái gì trên đó vậy

Mẹ?” Mẹ nói đó là bảng “Hiệu uốn tóc”. Hôm sau đi đến đó Lan chỉ vào
bảnh hiệu và nói: “ Hiệu uốn tóc”.
Từ đây ta có thể nhận thấy rằng việc học giao tiếp là quá trình gồm: nghe,
nói, đọc, viết là một thể không tách rời và được bắt đầu từ khi trẻ mới sinh
ra. Do đó mà việc sử dụng tranh ảnh, sách, truyện, bảng hiệu , ấn phẩm…
cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ. Khi trẻ
được cô, cha mẹ đọc cho nghe, trẻ bắt đầu lĩnh hội ý tưởng rằng đọc sách là
một điều quan trọng mà mọi người xung quanh thích làm, từ đó kích thích sự
háo hức, tò mò nơi trẻ. Khi trẻ được người lớn, cô giáo đọc, cho xem tranh,
giải thích từ, trẻ sẽ thấm được ngôn ngữ các nhân vật trong truyện:nói như
thế nào?hành động ra sao? Trẻ sẽ bắt chước, vì tuổi của trẻ là tuổi bắt chước
rất nhanh.
Tuy nhiên không phải loại sách nào cũng nên cho trẻ xem, đọc cho trẻ nghe
được, mà phải có sự chọn.
Ví dụ: Sách dùng cho trẻ phải có hình ảnh, chữ to, màu săc sặc sỡ, sinh
động, ngôn ngữ thể hiện sự việc gần gũi với trẻ.
Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng
giao tiếp của trẻ, mỗi người giáo viên phải thu hút đựoc sự chú ý của trẻ


bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác nhau
của các nhân vật. Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng đựoc tham gia vào
câu chuyện.
Ví dụ: Đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân vật cô
vừa kể, đọc.
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi cô giáo
mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật
thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì
trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện.
B.Một vài Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mầm Non 4-5

tuổi ( Trẻ tự kỷ )
- Trẻ tự kỷ là những trẻ bị mắc một tổ hợp những khiếm khuyết vềthần kinh,
dẫn đến trẻ gặp những khó khăn về mặt giao tiếp, xã hội và hành vi làm cho
trẻ gặp khó khăn khi hoà nhập cộng đồng. Điều này, cho thấy mức độ ảnh
hưởng của hội chứng này tới trẻ về mặt thể chất và tinh thần là rất đáng lo
ngại
- Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc chơi, vì trẻ có khiếm khuyết trong giao
tiếp, tương tác xã hội và hành vi rập khuôn . Chơi là một phương tiện trung
gian nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức như giải quyết vấn đề, sắp
xếp thứ tự và bắt chước. Chơi cũng hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, kỹ
năng vận động, tương tác xã hội và hiểu biết. Chính vì vậy việc phát triển kỹ
năng chơi cho trẻ tự kỷ cực kỳ quan trọng trong quá trình giúp trẻ nhận thức
1. Kỹ năng chơi là gì?
Kỹ năng chơi chính là cách trẻ chơi đúng với các loại trò chơi, biết cách phát
triển cách chơi theo sự phát triển của nhận thức, của bạn chơi.
2. Vì sao phải phát triển kỹ năng chơi cho trẻ?
Chơi sẽ giúp phát triển giao tiếp, tư duy, tương tác xã hội, phát triển sự tự
trọng và cá tính, sức khoẻ, khả năng sáng tạo và thể chất.


- Tại sao chơi lại quan trọng?
Chơi quan trọng vì nó đặt nền móng cho việc học của trẻ trong tương lai
trong mọi lĩnh vực. Trẻ có thể thực hành những kỹ năng cũ và phát triển
những kỹ năng mới.
• Chơi quan trọng vì nó giúp trẻ tạo dựng sự hiểu biết về con người và mọi
thứ xung quanh trẻ. Đó là nền tảng của sự giao tiếp.
Chơi cho phép trẻ thử nghiệm học mà không có nguy cơ bị thất bại.
Chơi phát triển như thế nào?
Chơi bắt đầu ngay từ những sự tương tác giữa trẻ và bố mẹ
Chơi với chính cơ thể của mình

Chơi với những đồ vật xung quanh trẻ
Chơi với những người xung quanh (ông bà, anh chị em, trẻ em khác)
3. Một số trò chơi
– Hoạt động với đồ vật/chơi điều khiển
Chơi điều khiển là khả năng phối kết hợp tay và mắt theo cách điều khiển và
có kỹ năng (phối hợp tay/mắt), trẻ biết cách sử dụng đồ chơi theo đúng chức
năng của nó.
Ví dụ: khi cầm ôtô lên trẻ biết đẩy đi đẩy lại cho ôtô chạy, hay khi trẻ có
giấy và bút màu trong tay trẻ biết vẽ nguệch ngoạc…
– Tại sao chơi điều khiển lại quan trọng?
Những hành động chơi này là những bước khởi đầu cho những hành động
chơi phức tạp hơn.
Nó giúp trẻ điều khiển được trò chơi và đồ vật, để trẻ có thể chơi độc lập
như một người lớn.
Khả năng điều khiển có nghĩa là khi một trẻ lớn hơn, trẻ sẽ có thể làm được
nhiều điều hơn cho chính mình, ví dụ như cài khuy, sử dụng dao, kéo, viết
hoặc vẽ. Việc này rất quan trọng vì nó giúp trẻ có được sự tự trọng và sự độc
lập
Bằng cách điều khiển các đồ vật, trẻ sẽ học được về chúng: kích thước, trọng
lượng, hình dáng, v.v
– Trò chơi vận động.
Chơi vận động là sử dụng mọi bộ phận của cơ thể trong các hoạt động thể
chất và thú vị. Ví dụ: ném vòng, bật nhảy, vận động theo bài hát….
Tại sao vận động lại quan trọng?
Vận động là nền tảng cho sự phát triển của trẻ


Nó giúp trẻ tích cực và chủ động trong sự khám phá thế giới của trẻ.
• Nó tạo cho trẻ cơ hội học về cơ thể của mình và đạt được sự điều khiển
nó.

Chúng ta khuyến khích trẻ vận động như thế nào?
Một trẻ có thể được kích thích vận động bằng cách tạo ra các tình huống. Ví
dụ, đặt các đồ vật hơi ngoài tầm với của trẻ
.• Chơi các trò chơi thể chất và nhiều năng lượng với trẻ sẽ giúp trẻ nhận
thấy rằng vận động thật vui vẻ.
– Chơi luân phiên
Chính là kỹ năng chờ đợi đến lượt mình.
Trẻ phải học cách chấp nhận chờ đợi, hiểu được ngoài bản thân mình còn có
những người khác và mình phải tuân theo những luật lệ nhất định.
– Trò chơi luyện giác quan
Đó là những trò chơi kích thích sự phát triển của một số loại giác quan của
trẻ, tăng kỹ năng quan sát/ cảm nhận thế giới xung quanh cũng như bản thân
trẻ.
Một số trò chơi luyện giác quan như:
+ “Vật gì biến mất?” Giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát và khả năng ghi
nhớ.
+ “Vật gì phát ra âm thanh?” Giúp trẻ phát triển kỹ năng định hướng, khả
năng phân loại và khả năng ghi nhớ.
+ “Con cảm thấy vị gì?” Giúp trẻ cảm nhận một số mùi vị như
chua/ngọt/mặn/đắng/cay… Và giúp trẻ nhận biết một phần sở thích của mình
+ “Con cảm thấy thế nào?” Rèn luyện cảm giác trên cơ thể như : nóng/ lạnh/
đau… Giúp trẻ nói lên cảm giác hiện tại của mình bản thân.
– Chơi tưởng tượng/ giả vờ/ đóng vai
Thế nào là chơi giả vờ?
Chơi giả vờ là khi trẻ dùng trí tưởng tượng của mình để tưởng tượng các đồ
vật là những thứ mà trẻ muốn thể hiện, ví dụ, một hộp thẻ trở thành một
chiếc ô tô; một mảnh gỗ và một chiếc gậy trở hành một cái chảo và một cái
thìa.
• Trò chơi giả vờ là một trong các kiểu chơi quan trọng nhất cho sự phát
triển các kỹ năng giao tiếp.

Tại sao chơi giả vờ lại quan trọng?


Trò chơi giả vờ rất quan trọng cho sự phát triển tư duy và ngôn ngữ, vì từ
được sử dụng như là các biểu tượng của các đồ vật mà chúng thể hiện.
• Sự phát triển trí tưởng tượng làm mở rộng trải nghiệm của trẻ bên ngoài
trẻ và khuyến khích trẻ sáng tạo.
- Chơi giả vờ giúp trẻ hiểu rằng tình huống mà trẻ nhìn thấy xung quanh trẻ
mang một ý nghĩa và chuẩn bị cho trẻ trong các tình huống trong cuộc sống
sau này.
– Trò chơi có luật
Đó là những trò chơi đòi hỏi trẻ nphải tuân theo những cách thức chơi đã có
sẵn và không được phá vỡ cách trò chơi theo cách của mình.
Một số trò chơi như: oản tù tì, trốn tìm, đánh cờ, cá ngựa…
Những trò chơi này đòi hỏi trẻ phải có trình độ nhận thức, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng chơi nhất định mới có thể chơi được những trò chơi này.
4. Những điều cần luư ý khi phát triển kỹ năng chơi cho trẻ
Những việc nên làm khi chơi với trẻ.
Hãy lựa chọn các hoạt động phù hợp với mức độ phát triển của trẻ.
• Hãy linh hoạt trong cách tiếp cận của bạn. Khi một cái gì đó hấp dẫn trẻ,
hãy theo sự dẫn đường của trẻ. Bạn không thể bắt trẻ thích thú với những gì
mà bạn chọn.
• Hãy ngợi khen và khuyến khích trẻ khi trẻ cố gắng. Chơi không phải là
một bài kiểm tra để trẻ phải vượt qua hay thất bại. Điều quan trọng là phải
ngợi khen những cố gắng mà trẻ đã làm.
Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và không bị sao lãng trong suốt thời gian bạn ở
bên trẻ.
• Hãy khuyến khích trẻ tham gia vào nhiều hoạt động chơi khác nhau.
Đừng nên chỉ tập trung vào một loại chơi nào đó.
Trước khi chơi với trẻ, hãy đảm bảo chắc chắn là trẻ tỉnh táo và ngồi ở một

vị trí thoải mái trong đó trẻ được tự do dùng tay của mình.
Hãy cho trẻ thấy là bạn đang thích thú chơi với trẻ thể hiện qua khuôn mặt
và giọng nói của mình. Hãy đáp ứng một cách tích cực đối với bất kỳ một cố
gắng nào mà trẻ đã thực hiện để chơi.
Hãy chơi trong một thời gian ngắn. Khi trẻ bắt đầu mất hứng thú, hãy
chuyển sang một hoạt động khác.
Kỹ năng chơi của trẻ sẽ được tăng cường nếu bạn thực hiện từng bước nhỏ
một và luôn lặp lại một hoạt động với trẻ.


Khi giới thiệu một hoạt động chơi mới, hãy làm mẫu hoạt động đó cho trẻ
trước. Khi bạn nghĩ trẻ đã hiểu phải làm gì, hãy để cho trẻ tự thử làm.
Việc chơi một mình cũng quan trọng đối với trẻ. Hãy cho trẻ cơ hội tự thử
nghiệm và khám phá mọi thứ.
Những điểm quan trọng cần nhớ về chơi
Chơi là một phần thiết yếu trong sự phát triển của mọi trẻ. Thông qua chơi,
trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết và quan trọng trong mọi lĩnh vực phát
triển.
• Mọi kiểu chơi đều quan trọng như nhau.
Mọi kiểu chơi đều có liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau.
• Chúng ta cần đảm bảo là trẻ được trải nghiệm mọi kiểu chơi.
• Hầu hết các hoạt động chơi có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.
• Bằng cách biết rõ những giai đoạn phát triển của chơi, chúng ta có thể
nhận biết mức độ thực hiện chức năng của trẻ và giúp trẻ phát triển kỹ năng
của trẻ từ đó.
• Để phát triển kỹ năng chơi, cần phải có thời gian và không được thúc trẻ
tới một giai đoạn phát triển sau nếu giai đoạn phát triển trước chưa được
thiết lập một cách hoàn hảo.
Sự phát triển chơi ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng chơi, tham gia vào
trò chơi của người lớn như thế nào.

5. Vai trò của người chơi (giáo viên, cha mẹ) trong hoạt động chơi của trẻ
– Là người đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng chơi tương ứng của trẻ
– Lựa chọn và xây dựng những nội dung chơi phù hợp
– Chỉ là người hướng dẫn cách chơi cho trẻ, là người chơi cùng trẻ
– Luôn khuyến khích trẻ trong mọi hoạt động chơi và tìm cách tạo hứng thú
cho trẻ.
6. Phát triển kỹ năng chơi cho trẻ trong giờ cá nhân và giờ dạy nhóm như thế
nào?(phần này em chưa biết có nên làm hay k? vì phần này gần như chỉ tỉa
từ những phần trên ra. phần này em nghĩ mình nên trình bày rõ hơn khi xem
những đoạn clip về dạy cách chơi trong giờ nhóm/ cá nhân)
Giờ dạy cá nhân
Hoạt động chơi gắn liền với các hoạt động day và nó đan xen trong các hoạt
động.
Chơi chính là hình thức giảm căng thẳng, mệt mỏi hay mất tập trung của trẻ.
Hầu hết các trò chơi đều có thể chơi trong giờ cá nhân.


Giáo viên làm mẫu cho trẻ và hướng dẫn trẻ chơi theo, đồng thời phát triển
trò chơi của trẻ.
Giáo viên chính là bạn chơi của trẻ.
Không nên ép trẻ chơi theo đúng cách của mình, thỉnh thoảng hãy chơi theo
cách chơi của trẻ.
Giờ dạy nhóm: mục đích của việc dạy nhóm chính là tạo sự kết nối giữa các
trò chơi với nhau, giữa các trẻ với nhau.
Tại gia đình
Tóm lại: tùy tình hình của từng trẻ mà nên vận dụng những biện pháp thích
hợp khác nhau.
C. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ



Không phải đợi đến khi trẻ đi học, thì cha mẹ mới quan tâm đến việc
dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, mà ngay từ nhỏ đã phải có những quan tâm
và tác động đến viêc phát triển kỹ năng cần thiết này, mà một trong
những mối quan hệ chính yếu chính là kỹ năng giao tiếp giữa mẹ và
con.



1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ qua các lứa tuổi



Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng
giúp bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động
của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc... Một người mẹ có sự quan
tâm và gần gũi con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào
bé khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa !



Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao
tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi
ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể,
nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản
thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung
quanh.



Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ

mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Đây là một
kỹ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, vì thế ngoài năng
lực nội tại của trẻ, phụ huynh cũng cần quan tâm giúp trẻ phát triển về


kỹ năng giao tiếp bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là
nghe - nhìn và đụng chạm.


2. Các công cụ giao tiếp:



Mắt là cơ quan tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài, phụ huynh cần có
biện pháp bảo vệ mắt của trẻ, không cho trẻ tiếp xúc nhiều và lâu với
những nguồn ánh sáng chói chang. Đặc biệt là với màn hình vi tính và
TV sẽ gây ra những tác động xấu về cả thị lực lẫn sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ nhất là trong lúc ăn. Mặc dù đây là một trong những thói
quen của nhiều bậc cha mẹ vì cho rằng trẻ thích như vậy, thu hút được
sự tập trung nên trẻ sẽ ngồi yên để ăn. Nhưng thực tế là trẻ bị "chìm
đắm" trong giòng thác âm thanh và hình ảnh khiến trẻ dần dần trở nên
thụ động .



Tai cũng là một cơ quan cần thiết để giúp trẻ nhận ra các thông tin,
tiếp nhận ý nghĩa của từ ngữ để hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ phải
sống trong một môi trường quá yên lặng, không có tiếng nói của
những người xung quanh hay ngược lại quá ồn ào, hỗn độn với nhiều
tạp âm, trẻ cũng không thể phát triển về ngôn ngữ bằng lời nói của

mình.



Sự cảm nhận qua xúc giác trên da và bằng sự cầm nắm cũng giúp trẻ
phát triển khả năng giao tiếp, chính vì vậy mà trẻ sơ sinh rất cần được
sự ôm ấp, vuốt ve và được tạo cơ hội cầm nắm các đồ vật với những
tính chất khác nhau từ cứng, mềm cho đến láng trơn hay sần sùi ... Trẻ
được tiếp xúc nhiều qua sự cầm nắm và đụng chạm sẽ phát triển tốt hệ
thống thần kinh phản xạ, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và thoải mái hơn.



3. Ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp:



Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh
ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng
tiếng khóc, và cử chỉ, ánh mắt... Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ
được phát triển rất nhanh từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được
5 tuổi thì ngôn ngữ đã hoàn thiện, trẻ có đủ vốn từ ( khoảng 2000 từ )
để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp trẻ phát triển khả


năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những
trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe là
những hoạt động cần thiết để giúp trẻ đạt được sự giao tiếp tốt nhất.



Tuy nhiên, không phải cứ nói nhiều, nói hoài với trẻ là tốt, mà nhiều
khi một bà mẹ nói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dài và trả
lời luôn cho con khiến trẻ chỉ biết gật gù , lại là một trong những
nguyên nhân gây ra sự thụ động hay chậm nói cho trẻ.



D. KỸ NĂNG GIAO TIẾP XÃ HỘI



Kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về
tâm sinh lý cho trẻ. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn
là tình trạng không hiểu được nhau ! Trẻ không hiểu người lớn muốn
gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không
xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao
tiếp hiệu quả.



1. Hình thành sự tương tác hiệu quả :



Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất, trong giai đoạn ngôn
ngữ chưa phát triển, thì hình ảnh lại có một vai trò to lớn trong việc
giúp cho trẻ giao tiếp với những người xung quanh và xây dựng ngôn
ngữ ngày một hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào
cũng hữu ích mà không ít những hình ảnh sẽ tạo ra những hiệu ứng
không tốt cho trẻ. Chính vì thế, những hành động mang tính làm

gương của bố mẹ hay làm mẫu cho trẻ bắt chước theo là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, việc cho trẻ xem chính những hình ảnh của trẻ trong các
sinh hoạt hằng ngày và hình ảnh diễn tả cảm xúc ( Hình bé khóc, cười,
giận, hờn, lo lắng ... ) sẽ giúp trẻ nhận ra được những cảm xúc để có
thể biết cách diễn tả, từ đó đi đến việc làm chủ cảm xúc.



Chúng ta hãy cho trẻ xem các ảnh chụp và phụ đề dùm cho bé: Này,
hình con đang uống sữa này, sữa ngon quá " - À ! con đang khóc nè,
ui hai má tèm lem nước mắt nước mũi , tức cười quá !" " con có vẻ lo
lắng quá, con lo cái gì vậy ?" Chúng ta không nhất thiết buộc trẻ phải
trả lời, mà chỉ cần trẻ hiểu được câu nói của mình là đủ.




Việc cho trẻ ra ngoài chơi nơi công viên, nhà sách, siêu thị cũng là
một biện pháp hiệu quả giúp trẻ phát triển trí nhớ hình ảnh để làm cho
vốn từ ngữ của mình ngày một phong phú hơn. Điều này đòi hỏi bố
mẹ cần có kinh nghiệm để ứng xử với những hành vi kém thích nghi
như : Không biết kìm chế, tự tiện lấy những món hàng bầy bán, đòi
hỏi bố mẹ phải mua cho mình những món ưa thích nếu không thì sẽ ăn
vạ... Đây cũng là một yêu cầu trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp
cho trẻ nhỏ.



2. Các hành vi ứng xử thích hợp/ không thích hợp




Trong đa số gia đình, trẻ hầu như được bảo vệ và chăm sóc theo
nguyên tắc là phụ thuộc và nuông chiều. Các bậc cha mẹ thường cho
trẻ ăn những món mà họ cho rằng rất bổ dưỡng cho trẻ, cho trẻ mặc
những y phục mà theo họ là thích hợp, và buộc trẻ phải có những hành
vi ứng xử mà họ nghĩ rằng đó là sự vâng lời.



Tất cả những điều đó sẽ là tốt đẹp nếu nó ở một chừng mực nào đó,
nếu vẫn có những lĩnh vực và không gian cho phép trẻ có cơ hội để
bộc lộ những sở thích cá nhân, những hành vi tự chủ. Nhưng nó sẽ là
một bi kịch vì sẽ dẫn đến những xung đột trong việc giao tiếp, tạo cho
trẻ những nhận thức và hành vi không phù hợp khi trẻ bắt đầu tiếp
xúc, hình thành các khả năng giao tiếp với xã hội bên ngoài, nếu như
trẻ phải tiếp nhận những sự bắt buộc. Ngược lại là một sự nuông
chiều, trẻ được chấp nhận mọi yêu cầu vô điều kiện với suy nghĩ đơn
giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó một chút cũng không sao, nhưng
điều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà lâu
dần sẽ biến thành thói quen rất khó thay đổi !



Vì vậy ngay từ nhỏ trẻ cũng cần phải biết những hạn chế về không
gian và thời gian, trong nhà có những chỗ không thể chơi đùa, và dĩ
nhiên là phải có chỗ được chơi tự do. Trong việc ăn uống, vui chơi
cũng có những mốc thời gian, sẽ có những khoản thời gian nhất định
cho việc ăn uống chơi đùa và học tập. Trẻ cũng cần có một cái lịch
hoạt động cho các công việc của mình từ sáng đến chiều để có được



sự ổn định và hình thành tư duy logic - biết cái gì xảy ra trước, cái gì
sẽ đến để có được những chuẩn bị và đáp ứng thích hợp.
• Đối với người lớn, trẻ cần được tập cho những lời nói lễ phép và tự
nhiên, không quá màu mè và hình thức nhưng cũng không được phép cộc
lốc và xuồng sã - Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua
cách giao tiếp và ứng xử của bố mẹ với người khác. Chúng ta sẽ không
thể cấm trẻ nói năng thô lỗ nếu chính bố mẹ thích "xả rác bằng miệng" và
cũng không thể buộc trẻ lễ phép khi bố mẹ không có những hành vi lịch
sự tối thiểu.
• Ngoài bố mẹ, trẻ có thể bắt chước các hành vi và ngôn ngữ không
thích hợp ở họ hàng, những người giúp việc hay thậm chí cả những người
hàng xóm nếu gia đình sống trong một khu phố lao động, trẻ em thường
xuyên tiếp xúc với nhiều hạng người khác nhau. Vì thế, chúng ta cũng
cần lưu ý đến những nguồn có khả năng gây "ô nhiễm" cho lời nói và
hành động của trẻ, mà nhiều khi rất nặng nề nếu như không được ngăn
ngừa và phát hiện sớm.


3. Biện pháp giáo dục và tác động:

• Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng thực hành . Những lời
dạy dỗ sáo rỗng không đem lại kết quả tốt mà còn phản tác dụng, khi trẻ
em được chứng kiến những cảnh: nói vậy mà không phải vậy - vì chắc
chắn trẻ sẽ nhìn vào hành động của người lớn chứ không nghe theo
những gì mà người lớn dạy bảo, trừ khi có những hành động minh chứng
cho sự dạy dỗ đó.
• Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quá lo lắng cho rằng mình phải là
một bậc cha mẹ mẫu mực thì mới có thể dạy con ứng xử hay mới có thể

là một tấm gương cho con noi theo. Chúng ta cũng có những khó khăn và
hạn chế về năng lực và tính cách. Nhưng điều quan trọng là chúng ta
không nên che đậy, dấu diếm hay đóng kịch trước mặt trẻ. Các em sẽ
nhận ra điều này và sẽ không còn tin cậy vào chúng ta nữa, đó mới là
điều nguy hiểm nhất.


• Chúng ta hãy giáo dục con bằng cả tấm lòng với sự trung thực, đôi
khi ngay cả với những ứng xử và ngôn ngữ vụng về của bố mẹ lại có
những tác động mạnh mẽ đến đứa con hơn là những hành vi và lời nói
hoa mỹ "đúng chuẩn quốc tế" . Ở một góc độ khác, với trẻ nhỏ chúng ta
nên tránh hay hạn chế tối đa những câu nói bóng gió, những câu có ý
nghĩa ẩn dụ ngược lại. Nếu chúng ta không muốn trẻ đi ra ngoài sân thì
hãy nói thẳng : " Mẹ không muốn con ra ngoài sân lúc này" hơn là : " Ừ
có giỏi thì cứ đi đi" trẻ sẽ hoang mang trước câu nói và thái độ của chúng
ta lúc đó, và sẽ dần dần không muốn giao tiếp với bố mẹ nữa vì bé không
hiểu là mẹ muốn gì !
• Ngoài ra, với trẻ nhỏ thì phạm vi giao tiếp còn rất hạn chế cũng như
đơn giản, thông thường trẻ chỉ tiếp xúc với những người trong gia đình và
nếu có với người lạ thì cũng có bố mẹ ở bên cạnh để "đỡ đòn" vì thế cũng
không nhất thiết phải dạy trẻ quá nhiều thứ . Nhưng một trong những
điều mà trẻ cần phải học và nhận biết một cách đầy đủ, đó là tính tôn
trọng - Điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau :


- Biết nói lời xin lỗi, biết nói cám ơn.



- Không cướp lời, nói leo khi người khác nói.




- Không tự tiện lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.

• Và cả ba khía cạnh này sẽ được trẻ học rất tốt qua sự làm gương của
bố mẹ, khi chúng ta biết cám ơn và xin lỗi những người mà chúng ta tiếp
xúc trên đường phố, hay trong sự va quẹt khi giao thông, cũng như ở
ngay ở trong gia đình khi chính bố mẹ không tự tiện lục cặp của trẻ,
không tự tiện lấy những món đồ của trẻ hay của người khác để sử dụng
cho riêng mình thì chắc chăn việc chúng ta dạy các em những ngôn ngữ
giao tiếp này rất dễ dàng.


E. KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA TRẺ VỚI TRẺ

• Nếu chúng ta quan sát một nhóm trẻ chơi trong các lớp mẫu giáo, thì
sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nhóm trẻ chơi với một loại công cụ
hay những món đồ chơi nào đó nhưng hầu như chúng không có sự phối
hợp với nhau. Nói cách khác, trẻ chưa có khả năng cùng chơi với nhau


hay biết phối hợp để chơi. Trẻ chơi theo khả năng nhận thức và tư duy
của bản thân và điều này mang tính cá nhân, không trẻ nào giống trẻ nào.


1. Phát triển kỹ năng giao tiếp nơi trẻ nhỏ

• Vì vậy, trong chương trình giáo dục MG, thì các trò chơi chung và
những hoạt động như đóng kịch ( theo các câu chuyện kể ) và chơi các

trò chơi sắm vai chính là để tập cho trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp xã
hội.
• Trong phạm vi gia đình thì chúng ta nên thường xuyên dẫn trẻ đi
chơi ngoài công viên, tạo điều kiện cho trẻ mời bạn bè về nhà cùng chơi
với nhau dưới sự sắp xếp và gợi ý của bố mẹ là những biện pháp giúp trẻ
phát triển các kỹ năng giao tiếp với bạn bè của các em.
• Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác, chính chúng ta
nên chơi với trẻ và tập cho các bé những cách chơi mang tính lần lượt,
thay phiên nhau : Mẹ vẽ một vòng, bé vẽ một vòng - mẹ xếp một khối gỗ,
bé xếp một khối khác lên... hay chơi những trò chơi buôn bán, mẹ là
người mua hàng, bé là người bán hàng ... Khi trẻ đã quen những trò chơi
cùng nhau như thế, thì khi đến lớp sẽ dễ dàng tham gia các hoạt động
cùng với các bạn hơn.


2. Giúp trẻ những ứng xử thích hợp:

• Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát linh động nhưng
cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc quá nóng nảy, hiếu động...
Vì thế, chúng ta cần phải biết rõ tính cách của con em mình để có thể cho
các chơi với những người bạn thích hợp với cá tính hầu tránh xẩy ra
những va chạm về tính cách.
• Nhưng trong các trường hợp nếu có xảy ra các va chạm thì chúng ta
cũng không nên vì lòng thương con mà trở nên thiếu khách quan, có
những ứng xử thiên lệch, bao che cho con mình, vì điều đó tuy giúp cho
các em có những kết quả nhất thời nhưng sẽ để lại những hậu quả tai hại
về sau trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi hai trẻ cùng gây gổ, thì
chúng ta nên tách các em ra và phê bình hành vi của các em như "ôi,
giàng nhau đồ chơi là không tốt đâu, mẹ không thích chút nào" chứ



không phê bình bản thân đứa trẻ : Con tệ quá, sao lại giành đồ chơi của
bạn như thế ?" hay có phản ứng tệ hơn : " Thôi, đừng thèm chơi với bạn
đó nữa, về nhà mẹ cho đồ chơi đẹp hơn".
KẾT LUẬN:Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng nền tảng để
giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống - Vì
thế cần được quan tâm và giúp trẻ phát triển một cách tiên tiến - từng
bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ.



×