Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Anh chị hãy phân tích một ví dụ cụ thể trên thực tế về 01 (một) hiện tượng tâm lý xã hội đưa ra cách vận dụng hiệu quả hoặc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.96 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

GVHD: NGUYỄN NỮ BÍCH TUYỀN
Sinh viên: Đặng Nguyễn Hồng Phương
MSSV: 2210260049
Lớp: 22TXTL01

TP. HCM, tháng 09 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
“Anh/Chị hãy phân tích một ví dụ cụ thể trên thực tế về 01 (MỘT) hiện
tượng tâm lý xã hội. Đưa ra cách vận dụng hiệu quả hoặc hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng đó”

GVHD: NGUYỄN NỮ BÍCH TUYỀN
Sinh viên: Đặng Nguyễn Hồng Phương
MSSV: 2210260049
Lớp: 22TXTL01

TP. HCM, tháng 09 năm 2023



2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................4
CHƯƠNG I: TIN ĐỒN ...................................................................................................6
1.1. Khái niệm tin đồn ...............................................................................................6
1.2. Cơ chế hình thành và lan truyền tin đồn..........................................................7
1.2.1. Quy luật rút bớt chi tiết ................................................................................9
1.2.2. Quy luật cường điệu hóa (sự nhấn mạnh) ..................................................9
1.2.3. Quy luật đồng hóa (sắp xếp lại) .................................................................10
1.2.4. Quy luật thêm thơng tin và thái độ của công chúng .................................11
1.3. Ngăn chặn tin đồn .............................................................................................11
CHƯƠNG II: BẮT NẠT TRỰC TUYẾN ....................................................................12
2.1. Bắt nạt là gì? .........................................................................................................12
2.2. Bắt nạt trực tuyến .............................................................................................12
2.2.1.Bắt nạt trực tuyến là gì? ..............................................................................12
2.3. Hiện tượng bắt nạt trực tuyến là tin đồn - một hiện tượng tâm lý xã hội ...14
2.3.1. Phạm vi vấn đề bắt nạt trực tuyến .............................................................14
2.3.2. Tính kiểm chứng thơng tin lan truyền trên mạng ....................................15
2.3.3. Tính ổn định ...............................................................................................15
2.3.4. Kênh lan tỏa ................................................................................................15
2.4. Quá trình bắt nạt trực tuyến ...........................................................................16
2.4.1. Cơ chế hình thành ......................................................................................16
2.4.2. Cơ chế lan tỏa .............................................................................................17
2.5. Ngăn chặn bắt nạt trực tuyến ..........................................................................18
KẾT LUẬN ...................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................20


3


MỞ ĐẦU

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, internet ra đời đã mở màn cho
sự ra đời của mạng xã hội dẫn tới tivi, báo chí, radio khơng cịn là kênh thơng tin
và truyền thơng một chiều duy nhất nữa. Mọi người giờ đây không chỉ đơn giản
là ngồi một chỗ đã có thể nắm bắt được mọi thơng tin, tin tức trên khắp thế giới
nữa, họ cịn có thể tương tác và đưa ra ý kiến cá nhân, thoải mái phản biện để thỏa
mãn suy nghĩ cũng như mong muốn được nói ra như một cách thể hiện của bản
thân với xã hội.
Không thể phủ nhận được những hữu ích mà mọi người có thể thu được từ
việc tham gia mạng xã hội. Sự kết nối toàn cầu, bên cạnh việc khiến mọi người
có thể mở rộng thêm các mối quan hệ, tăng thêm các hoạt động tương tác hiệu
quả phục vụ cơng việc, kinh doanh; cịn là nơi giúp mọi người tìm kiếm lại người
thân, bạn bè đã mất liên lạc.
Tuy nhiên, cũng chính sự gia tăng kết nối, kết hợp với việc dễ dàng tiếp cận
mọi thông tin, đã dẫn tới việc người dùng sử dụng quá mức, từ đó tạo ra rất nhiều
hệ lụy về sức khỏe tâm thần liên quan đến những người tham gia sử dụng mạng
xã hội, đặc biệt là thanh thiếu niên. Theo UNICEF Việt Nam đánh giá, các nền
tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu
nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong mỗi con người (mong
muốn được công nhận, nỗi sợ bị từ chối…) nên những ai sử dụng thụ động như
một thói quen khơng thể bỏ sẽ rất dễ rơi vào những nguy cơ và tình trạng sau: gia
tăng cảm giác cô đơn; bắt nạt trực tuyến; hội chứng FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ); định
kiến xã hội…
Nổi lên khá bất cập có lẽ là hiện tượng bắt nạt trực tuyến ở học sinh - sinh
viên. Chỉ bằng một bài đăng, một vài câu bình luận là những bí mật riêng tư,

những hình ảnh đáng xấu hổ (thật/giả) của bất kỳ người nào cũng dễ dàng bị phơi
bày, chia sẻ, sau đó tăng dần cấp độ lên thành dựng chuyện, bịa đặt, rồi tiếp tục
4


lan truyền. Mục đích của những kẻ bắt nạt là cơ lập, hạ nhục được đối phương
(nạn nhân), có khi để thỏa mãn quyền uy, nhưng cũng có khi là để khỏa lấp những
ẩn ức tồi tệ nào đó của chúng (những kẻ bắt nạt). Hiện tượng bắt nạt trực tuyến
này là điển hình của tin đồn, một hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến trong cuộc
sống, thậm chí có thể nói là khơng thể thiếu được trong thời đại của internet hiện
nay.
Để ngăn chặn và giảm bớt tình trạng bắt nạt trực tuyến, trước tiên, cần phải
hiểu rõ về tin đồn và bản chất của hiện tượng tâm lý xã hội (tin đồn) này. Từ đó
mới có thể đưa ra cách vận dụng hiệu quả để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
của bắt nạt trực tuyến tới việc học tập và đời sống của các em học sinh - sinh viên.

5


CHƯƠNG I: TIN ĐỒN

1.1. Khái niệm tin đồn
Trước hết phải khẳng định, tin đồn là một hiện tượng tâm lý xã hội, nó là
sản phẩm của tâm lý học xã hội nên phụ thuộc nhiều vào trạng thái tâm lý của cá
nhân người tiếp nhận và đưa thông tin.
Tin đồn là một dạng giao tiếp của công chúng, thường bao hàm khía cạnh
liên quan đến các thơng tin chưa được xác thực, phản ánh cách con người phỏng
đoán hoặc hồ nghi về tình hình xã hội.
Theo Allport và Postman (1947), tin đồn là một giả thuyết mang tính đặc
thù hoặc tính thời sự, được sản sinh để giải thích cho một niềm tin nào đó. Giả

thuyết này được lan truyền từ người này sang người khác, chủ yếu qua kênh truyền
miệng mà không đi kèm bằng chứng, thông tin xác thực.
Tin đồn là một cách giải thích cho một sự việc đang diễn ra tại thời điểm
lan truyền tin đồn mà lời giải thích này chưa được xác thực (Peterson, Gist, 1951).
Bản chất của tin đồn nằm ở tính chưa xác thực và chính bản chất này đã làm tin
đồn lan truyền rộng rãi hơn (Nwokocha et al. 1975).
Năm 2001, thời điểm mà internet bắt đầu phát triển, Noymer cho rằng, mặc
dù tin đồn được lan truyền mạnh mẽ hơn nhờ có phần của cơng nghệ nhưng bản
chất của tin đồn vẫn nằm ở giao tiếp trực tiếp giữa các cá nhân.
Tin đồn thường thể hiện mục đích cá nhân và bị xuyên tạc bởi tính chủ quan
của người truyền tin.
Tin đồn mang các đặc điểm sau:
- Phạm vi vấn đề: là tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực cá nhân hoặc công
cộng với nguồn phát không dễ xác định nên cũng khơng thể xác định
được tin đồn có vấn đề hay không

6


- Tính kiểm chứng: vì nguồn thơng tin khơng thể đảm bảo độ tin cậy và
tính xác thực nên khơng dễ để kiểm chứng
- Tính ổn định: tin đồn thường nhạy cảm hơn với thông tin rõ ràng về vấn
đề được đề cập tới. Vì vậy, tin đồn có thể dễ thay đổi theo xu hướng
ngắn gọn dần để đảm bảo nguồn tin sẽ được lan truyền bởi những người
có yếu tố tinh thần thấp, chỉ đóng vai trị như “một máy thu phát”.
- Kênh lan tỏa: trước đây chỉ phổ biến qua kênh giao tiếp cá nhân, còn
hiện giờ đã có thêm sự hỗ trợ của các kênh truyền thông kết nối bằng
internet.
Theo các nhà tâm lý học, các cá nhân trong khi truyền đạt thông tin tới
người khác thường có xu hướng lồng ghép quan điểm và sắp xếp thơng tin theo

thói quen, sở thích cá nhân. Để tăng tính thuyết phục, họ thậm chí đưa thêm vào
những tình tiết phụ để thơng tin trở nên hợp lý và hấp dẫn hơn. Mặc dù chưa được
kiểm chứng và đánh giá về độ chính xác nhưng nếu các tình tiết có vẻ giống thật
và phù hợp với mong đợi của nhiều người thì tin đồn đó mặc nhiên được tin cậy
và tiếp tục lan truyền.
Như vậy, tốc độ lây lan của tin đồn phụ thuộc vào tính hấp dẫn, tầm quan
trọng của vấn đề hoặc mức độ mơ hồ của vấn đề. Sự mơ hồ này có thể do việc
tiếp nhận nhiều thông tin mâu thuẫn nhau từ các nguồn khác nhau mà không biết
nguồn nào đáng tin hơn nguồn nào. Sự mơ hồ cũng có thể là kết quả của sự thất
bại trong truyền thông hoặc của những vấn đề thiếu thơng tin xác thực.
1.2. Cơ chế hình thành và lan truyền tin đồn
Cơ chế hình thành và lan truyền tin đồn nghĩa là con đường và cách thức
mà thơng tin được truyền tải trong q trình tương tác giữa các cá nhân và nhóm.
Sở dĩ tin đồn lan truyền bởi vì nó thực hiện hai chức năng sinh đơi, đó là
giải thích và giải tỏa căng thẳng về mặt tinh thần cho những cá nhân đã tiếp nhận
tin đồn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc quy kết trách nhiệm cho người khác
bằng lời nói khơng phải chỉ là cách giải thích cho nỗi đau buồn của mỗi người mà
7


còn đồng thời là cách thức để giải tỏa về mặt tâm lý. Sự căng thẳng tinh thần của
một người có thể được giải tỏa khi người đó tiến hành sự tra tấn bằng ngôn ngữ
vào đối tượng của tin đồn. Việc nạn nhân của tin đồn đang chịu sự tra tấn bằng
ngơn từ này có lỗi hay khơng chỉ là vấn đề nhỏ. Việc mạt sát ai đó trước mặt, sau
lưng hay ẩn danh (internet) có đặc tính kỳ lạ là giảm tạm thời sự thù địch đối với
nạn nhân, thậm chí làm giảm sự thù hận với con người và sự vật.
Sự bóp méo và phóng đại kỳ lạ đã xảy ra như thế nào trong đầu con người
và dẫn đến những tổn hại gì đối với nhận thức và lương tâm của cơng chúng?
Vì rất khó khăn để lần theo chi tiết của quá trình tin đồn lan truyền trong
cuộc sống hàng ngày, hai nhà tâm lý học người Mỹ là Gordon Allport và Leo

Postman đã làm những cuộc nghiên cứu thực nghiệm về tin đồn trong phịng thí
nghiệm. Các tác giả cũng thừa nhận có 5 điểm thí nghiệm khơng đạt được khi tái
tạo lại một cách cẩn trọng những điều kiện lan tỏa tin đồn giống như trong cuộc
sống hàng ngày:
1- Sự ảnh hưởng của cử tọa là đáng kể, nó có khuynh hướng tạo ra sự cẩn
trọng và rút ngắn chi tiết hơn bản tường thuật. Khi khơng có cử tọa,
người tham gia thí nghiệm đưa ra số lượng chi tiết gấp hai lần.
2- Ảnh hưởng của lời chỉ dẫn khiến người tham gia thí nghiệm chính xác
hóa tối đa và tạo ra sự cẩn trọng. Trong sự lan truyền tin đồn bình
thường, sẽ khơng có người thí nghiệm để kiểm tra chuyện phiếm đó lặp
lại đúng hay sai.
3- Khơng có cơ hội cho người được nghiên cứu đặt câu hỏi cho người
truyền thông tin. Trong điều kiện bình thường, người nghe có thể bàn
tán với người đưa tin và có thể kiểm tra chéo.
4- Khoảng cách thời gian giữa nghe và nói lại trong tình huống thí nghiệm
là rất ngắn. Trong khi trong điều kiện bình thường, thời gian là kéo dài.
5- Điều kiện của các động cơ lan truyền tin đồn là khác nhau. Trong điều
kiện thí nghiệm, người được nghiên cứu cố gắng mơ tả chính xác nên
8


sự sợ hãi, căm ghét hay mong muốn của người đó khơng được khuấy
động. Sự tham gia của người đó trong thí nghiệm khơng mang tính cá
nhân và cũng khơng có động cơ sâu sắc để lan truyền tin đồn.
Mặc dù không đạt được kết quả nghiên cứu một cách chính xác nhưng thí
nghiệm cũng đã chỉ ra được tin đồn là một q trình bóp méo phức tạp với ba
khuynh hướng liên kết với là: Rút bớt chi tiết; Cường điệu hóa; Đồng hóa.
Bên cạnh đó, cịn có quy luật thêm thông tin và thái độ của công chúng khi
tiếp nhận tin đồn.
1.2.1. Quy luật rút bớt chi tiết

Khi tin đồn lan truyền đi, nó có xu hướng ngắn hơn, súc tích hơn, dễ nắm
bắt hơn, dễ kể lại hơn. Do đó, trong những lần tin đồn được thuật lại và những lần
kế tiếp thì càng ít từ được dùng và càng ít chi tiết được đề cập đến. Đặc biệt, tính
ổn định tin đồn cho thấy việc rút bớt có xu hướng giảm dần ở các lần lan truyền
tiếp theo sau: lời kể càng ngắn, súc tích thì khả năng kể lại càng trung thành hơn.
Tức là, trong những lần truyền tin về sau, lượng thông tin ngày càng ít đến một
mức độ nào đó thì số lượng thơng tin giữ ngun khơng đổi, nó sẽ được nhiều
người “thuộc như vẹt” nhắc đi nhắc lại.
Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, sự rút gọn trong tin đồn chưa bao giờ
tiến gần tới điểm xóa sạch được tin đồn. Mọi tin đồn chỉ biến đổi theo hướng ngắn
hơn và súc tích hơn.
1.2.2. Quy luật cường điệu hóa (sự nhấn mạnh)
Trong quá trình truyền tải tin đồn, một số chi tiết trọng tâm thường được
nhấn mạnh và cường điệu sự nhấn mạnh đó, đơi khi cịn được thực hiện do việc
ghi nhớ không chủ định các từ ngữ hay lời kể mang theo khái niệm vận động.
Đồng thời, việc nhấn mạnh và cường điệu sự việc cịn mang tính chủ quan cá nhân
bởi nó phù hợp với tâm lý người kể hoặc bởi tình tiết của sự kiện được cho là hợp
lý. Việc tập trung vào một số chi tiết và cường điệu hóa là yếu tố quan trọng trong
quá trình làm biến dạng tin đồn.
9


Việc cường điệu hóa tin đồn là sự cảm nhận, lưu giữ một số chi tiết có lựa
chọn từ một ngữ cảnh rộng lớn. Sự cường điệu này nghịch đảo với q trình rút
bớt chi tiết, nó làm tăng thêm một vài chi tiết chiếm vị trí trọng tâm trong ý nghĩa
của những tin đồn, bao gồm:
- những yếu tố kỳ quặc, những thông tin gây chú ý xuất hiện lúc ban đầu
trong chuỗi truyền miệng
- sự thay đổi về con số theo hướng gia tăng, chẳng hạn như tăng số lượng
người, số thiệt hại…

- thay đổi thời gian do các cá nhân có xu hướng mơ tả các sự kiện như
đang xảy ra ở hiện tại vì như thế dễ nhận được sự quan tâm của người
nhận tin
- gắn sự chuyển động cho những vật đứng im
- sự giới thiệu bề ngồi hợp lý (nghe từ người quen…)
- kích thước các vật xuất hiện trong tin đồn
- nhấn mạnh bằng lời giải thích thêm khi câu chuyện bị bóp méo quá mức,
sau đó rút ngắn hay nhấn mạnh tiếp, miễn là đảm bảo tin đồn hợp lý,
tròn trịa hơn,
1.2.3. Quy luật đồng hóa (sắp xếp lại)
Cịn gọi là tổ chức, sắp xếp lại thông tin theo một động cơ, sở thích nào đó.
Động cơ có thể xuất phát từ tình cảm, lợi ích, cũng có thể xuất phát từ tập
quán, định kiến xã hội của người truyền tin và tiếp nhận thơng tin. Đồng hóa bằng
cách chắp ghép một vài chi tiết với nhau để khỏi phải nhớ chúng một cách riêng
lẻ hoặc làm giảm hay làm nổi bật một vài chi tiết cho giống thật. Và bảo tồn chúng.
Lý do gì dẫn tới việc rút bớt/xóa bỏ hay nhấn mạnh một vài chi tiết trong
tin đồn, cái gì giải thích cho sự hốn đổi, sự tiếp nhận những xun tạc trong q
trình lây lan của tin đồn? Chính là sự hấp dẫn của tin đồn chịu ảnh hưởng bởi thói
quen, lợi ích, tình cảm trong đầu người nghe đã kích thích họ sắp xếp lại.
10


Q trình đồng hóa tin đồn như sau:
- sắp xếp lại theo chủ đề chính bằng cách rút gọn hay nhấn mạnh những
chi tiết phù hợp với tư tưởng chi phối câu chuyện
- sắp xếp theo sự tiếp diễn tốt đẹp hay xấu xí theo xu hướng mong muốn
của đối tượng tìm kiếm/tiếp nhận tin đồn
- sắp xếp lại bằng sự cơ đọng
- sắp xếp lại theo thói quen suy nghĩ và ngôn ngữ của cá nhân
- sắp xếp lại theo động cơ là quan tâm hay thành kiến

1.2.4. Quy luật thêm thông tin và thái độ của công chúng
Khi tin đồn xuất hiện, nếu tin đồn được giải quyết triệt để với thông tin
minh bạch, cung cấp kết quả thơng tin chính xác, thỏa đáng thì tin đồn sẽ bị triệt
tiêu. Ngược lại, nếu tin đồn không được giải quyết triệt để sẽ dẫn đến tình trạng
tin đồn cũ vấn tồn tại và xuất hiện thêm các tin đồn mới. Ở đó, các cá nhân có xu
hướng hình thành các quan điểm riêng khác nhau, khi đủ lớn sẽ hình thành dư
luận xã hội.
1.3. Ngăn chặn tin đồn
Dựa vào các đặc điểm và cơ chế hình thành tin đồn, có thể đề xuất các
giải pháp ngăn chặn tin đồn như sau:
- Hình thành, phát triển sự miễn dịch tâm lý đối với tin đồn.
- Truy tìm căn nguyên nguồn gốc, diễn biến sự việc dẫn đến việc hình
thành tin đồn để chủ động ngăn chặn sự lan rộng và hạn chế tác động tiêu cực
của tin đồn.
- Tập trung làm rõ nội dung tin đồn, nhanh chóng cung cấp thơng tin đầy
đủ, chính xác về sự kiện đang xảy ra tin đồn để làm sáng tỏ thơng tin.
- Có chế tài với đối tượng tung tin đồn.

11


CHƯƠNG II: BẮT NẠT TRỰC TUYẾN

2.1. Bắt nạt là gì?
Bắt nạt là sự gây hấn hay hành vi làm hại nhằm vào một người với mục
đích tạo ra cảm giác bị cơ lập.
Việc bắt nạt xảy ra dưới nhiều hình thức:
- Bắt nạt bằng lời nói: là việc nói hay viết những điều độc địa như trêu
chọc, chửi bới, chế nhạo, bình luận về tình dục khơng thích hợp, đe dọa
gây hại…

- Bắt nạt về mặt xã hội: là làm tổn hại đến danh dự hay các mối quan hệ
của ai đó như tìm cách gạt một người ra khỏi nhóm; bảo người khác
khơng chơi với người nào đó; lan truyền tin đồn về một người mình
khơng thích; cố tình làm một ai đó phải xấu hổ trước đám đơng…
- Bắt nạt bằng bạo lực: gây đau đớn lên cơ thể một người bằng các hành
động đấm đá, cấu véo, ngáng chân, xô ngã; xúc phạm bằng cách nhổ
nước bọt; lấy và phá hỏng đồ của người khác
2.2. Bắt nạt trực tuyến
2.2.1.Bắt nạt trực tuyến là gì?
Là hành vi bắt nạt diễn ra trên các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại di
động, máy tính, máy tính bảng. Bắt nạt trực tuyến có thể xảy ra thơng qua tin
nhắn, các ứng dụng mạng xã hội, diễn đàn hoặc các trị chơi nơi mọi người có thể
xem, tham gia và chia sẻ nội dung. Bắt nạt trực tuyến bao gồm gửi, đăng hoặc
chia sẻ nội dung tiêu cực, bóp méo sự thật, ác ý và có hại với người khác. Nó có
thể bao gồm việc chia sẻ thơng tin cá nhân hoặc riêng tư của một người, sỉ nhục
và gây bối rối cho họ. Nhiều hành vi bắt nạt trực tuyến thậm chí vượt giới hạn,
trở thành hành vi phạm pháp, kẻ tung tin trở thành tội phạm.

12


Bắt nạt trực tuyến có sự khác biệt vì các tin nhắn, hình ảnh, bài đăng đều
có thể ẩn danh và được phát tán nhanh chóng đến số lượng lớn người tiếp cận
thơng tin, vì vậy, tính sát thương lớn hơn so với bắt nạt trực tiếp.
2.2.2. Những ví dụ về bắt nạt trực tuyến
* Chia sẻ ảnh khỏa thân: Một cô bé sinh viên đã gửi ảnh khỏa thân của
mình cho bạn trai khi họ đang hẹn hị. Sau khi họ chia tay, anh ta chia sẻ bức ảnh
đó cho những sinh viên khác. Các sinh viên này này, một mặt gửi tin nhắn cho cô
gái, gọi cô bằng những cái tên xúc phạm và tổn thương, một mặt đăng đàn lên
mạng xã hội, tiếp tục dựng thêm chuyện về cô gái để lôi kéo thêm nhiều sự xúc

phạm hơn.
* Những lời nói dối và cáo buộc sai trái: Một học sinh viên gặp rắc rối với
kỷ luật của nhà trường vì say rượu do có một học sinh khác tố cáo với cán bộ nhà
trường. Để trả đũa, nhóm học sinh say rượu bắt đầu nhắn tin khủng bố bạn học
sinh kia, chụp ảnh tin nhắn đăng lên mạng xã hội với lời lẽ xúc phạm đồng thời
bịa đặt thêm chuyện bạn học sinh đó vốn ở trong nhóm nhưng bị đuổi nên bất mãn
rồi dựng chuyện tố cáo say rượu để trả đũa nhóm. Tin đồn sai trái tiếp tục lan
truyền khiến bạn sinh viên bị cô lập, không chịu được sức ép và phải chuyển
trường.
* Bị bắt nạt vì gia đình khơng khá giả: Một bạn học sinh có gia đình khơng
được khá giả nhưng học giỏi, khơng may ở cùng lớp với tồn các bạn có bố mẹ
giàu có. Em bị các bạn đăng những bình luận ác ý, tiêu cực trên tài khoản mạng
xã hội; bị các bạn chụp ảnh giày dép, quần áo (khơng có nhãn hiệu đắt tiền giống
như các bạn) rồi chia sẻ khắp nơi, chế giễu em “nghèo nàn” thế này chẳng biết
học giỏi để làm gì. Em đã phải khóa mạng xã hội và nghỉ học nhiều ngày vì cảm
thấy xấu hổ.
* Khuyến khích tự hại bản thân: Một học sinh bị khuyết tật về thể chất (có
những vết sẹo trên mặt) đã bị các học sinh khác quấy rồi trên mạng xã hội và tin
nhắn bằng cách chụp ảnh gương mặt và chia sẻ cho nhau. Chúng gọi em học sinh
13


đó bằng những cái tên xúc phạm, nói em ấy nên chết đi cịn hơn sống trong bộ
dạng xấu xí thế này. Kết quả khiến em học sinh phải trị liệu dài ngày vì sang chấn
tâm lý.
* Bị bắt nạt vì ghen tỵ: Một cơ bé tuổi teen (lớp 12) hẹn hò với một chàng
trai nổi tiếng trong trường khiến các bạn gái khác cảm thấy ghen tỵ. Các cô bạn
cùng trường này đã tạo một tài khoản giả mạo trên mạng xã hội để kết thân với
cô bé kia để bắt đầu mối quan hệ thân thiết và khai thác chuyện tình cảm của cơ
bé với chàng trai kia. Sau đó, họ chụp ảnh lại, dựng thêm chuyện và chia sẻ với

chàng trai kia để anh ta từ bỏ cơ bé.
* Bị bắt nạt qua trị chơi trực tuyến: một cậu bé tuổi teen đã đăng bình luận
trên diễn đàn trị chơi, than phiền vì một số tính năng và chiến thuật của trò chơi
chưa hấp dẫn. Một người dùng khác khơng đồng tình đã cố tình truy tìm thông tin
cá nhân của cậu bé, từ email tới tài khoản mạng xã hội, rồi đăng hết tất cả lên một
bình luận khác trong khi anh ta với cậu bé tranh luận với nhau. Cậu bé sau đó
nhận được nhiều email, tin nhắn từ người lạ đe dọa hành hung nếu cậu tiếp tục
chơi game này.
2.3. Hiện tượng bắt nạt trực tuyến là tin đồn - một hiện tượng tâm lý xã hội
2.3.1. Phạm vi vấn đề bắt nạt trực tuyến
Như trên các ví dụ, thấy rằng các vấn đề được tung lên mạng đều liên quan
đến cá nhân hoặc của một nhóm nhỏ thường là người có quen biết. Tuy nhiên
cũng một số vấn đề mang tính xã hội như chuyện phân biệt giàu - nghèo, tính giải
trí như trò chơi trực tuyến… Tức là phạm vi vấn đề bắt nạt trực tuyến cũng giống
như tin đồn, đều là các vấn đề thuộc lĩnh vực cá nhân hoặc công cộng với nguồn
phát không dễ xác định (do ẩn danh) nên những người xem cũng không thể xác
định được nội dung (đã cố tình chia sẻ trên mạng) khiến họ có hành vi hùa theo
bắt nạt có vấn đề hay không.

14


2.3.2. Tính kiểm chứng thơng tin lan truyền trên mạng
Vì nguồn thông tin chia sẻ lên mạng xã hội đều xuất phát từ những học sinh
- sinh viên có bất mãn và thành kiến với đối tượng mà họ muốn bắt nạt nên không
thể đảm bảo độ tin cậy và tính xác thực của thơng tin. Vì vậy, cũng giống như tin
đồn, những thơng tin kích hoạt việc bắt nạt trực tuyến khơng dễ để kiểm chứng.
2.3.3. Tính ổn định
Chúng ta biết rằng, tin đồn có thể dễ thay đổi theo xu hướng ngắn gọn dần
để đảm bảo nguồn tin sẽ được lan truyền bởi những người có yếu tố tinh thần thấp,

chỉ đóng vai trị như “một máy thu phát”.
Đối với bắt nạt trực tuyến, nguồn tin thường xuất phát từ những kẻ mạnh
(học sinh - sinh viên giàu có, chơi theo nhóm, có hậu thuẫn…), các vấn đề nảy
sinh mâu thuẫn trong trường học thường ít và ngắn gọn. Học sinh - sinh viên
thường là những người ít có tính phản kháng, dễ an thân an phận, ngại va chạm
và rắc rồi nên cũng có thể xem là nhóm đối tượng có yếu tố tinh thần thấp nên gần
như không phản biện khi tiếp nhận thông tin, nhất là những thơng tin vốn đã có
hình ảnh chia sẻ - hình ảnh được xem như bằng chứng tin cậy, mặc nhiên xem
như thông tin đúng và lan truyền máy móc.
2.3.4. Kênh lan tỏa
Những nơi phổ biến nhất xảy ra bắt nạt trực tuyến là:
- Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Tik Tok, Snapchat
- Ứng dụng nhắn tin và nhắn tin văn bản trên thiết bị di động hoặc máy
tính và máy tính bảng
- Nhắn tin tức thời, nhắn tin trực tiếp và trò chuyện trực tuyến
- Diễn đàn, phòng chat, cộng đồng chơi trò chơi trực tuyến
- Email

15


2.4. Quá trình bắt nạt trực tuyến
2.4.1. Cơ chế hình thành
2.4.1.1. Thông tin được truyền tải ở dạng từ không có thật đến có thật
Ví dụ về lời nói dối và cáo buộc sai trái của nhóm học sinh say rượu là điển
hình của thơng tin được truyền tải ở dạng từ khơng có thật đến có thật. Kết quả
của việc bạn học sinh phải nghỉ học chuyển trường là do khá nhiều các bạn học
sinh cùng trường đã tin vào lời nói dối là bạn học sinh kia vì bị đuổi khỏi nhóm
cùng chơi nên trả thù mà khơng hề kiểm chứng hoặc tìm cách gặp bạn học sinh
đó để kiểm tra, xác nhận lại thơng tin. Cịn bạn học sinh phải chuyển trường thì

hồn tồn bị cơ lập bởi sự lan truyền mạnh mẽ của thông tin trực tuyến mà khơng
biết làm cách nào để kiểm sốt hay ngăn chặn.
2.4.1.2. Thơng tin được truyền tải có cơ sở nhưng chuyển từ dạng này sang dạng
khác, hoàn toàn biến đổi so với thơng tin ban đầu
Các ví dụ cịn lại về bắt nạt trực tuyến nói trên đều ở dạng thơng tin hồn
toồn bị biến dạng so với thơng tin ban đầu.
Như câu chuyện về bạn học sinh nghèo học giỏi. Xuất phát từ thực tế về
khoảng cách giàu nghèo ở trong lớp, nhưng qua sự nhào nặn của nhóm học sinh
nhà giàu, “nghèo nhưng học giỏi” chẳng cịn giá trị nào cả. Điều này khiến bạn
học sinh nạn nhân cảm thấy xấu hổ tới mức đánh mất lòng tự trọng, quên mất
năng lực và giá trị của bản thân về mặt học tập.
Hay như câu chuyện tình yêu của bạn gái sinh viên ở ví dụ đầu tiên. Đúng
là bạn gái đã tự nguyện chụp ảnh khỏa thân, nhưng nó xuất phát từ việc hai bạn
đang yêu nhau. Khi hình ảnh khỏa thân của bạn gái bị lan truyền, câu chuyện tình
yêu đã biến mất khiến bạn gái bị gán cho những tên gọi đầy xúc phạm. Thông tin
lan truyền dù có cơ sở nhưng đã bị bóp méo và trở nên hoàn toàn sai trái.

16


2.4.2. Cơ chế lan tỏa
2.4.2.1. Rút bớt chi tiết
Trong tất cả các ví dụ về bắt nạt trực tuyến nói trên, chúng ta đều bắt gặp
việc rút bớt chi tiết của kẻ bắt nạt trực tuyến khi đăng bài với mục đích rõ ràng là
để xúc phạm, sỉ nhục, cơ lập nạn nhân - là những người có hành động và lời nói
khơng thỏa mãn suy nghĩ, quan điểm, thiên kiến của kẻ bắt nạt.
Những thông tin như: yêu nhau của cô bé sinh viên; uống rượu trái phép;
phân biệt giàu nghèo; lý do bạn có khuyết tật thể chất; ghen tỵ vì một chàng trai
nổi tiếng; khơng phản biện được với nhận xét hợp lý về tính năng trị chơi của cậu
bé học sinh… đều bị bỏ qua khi kẻ bắt nạt bắt đầu lan truyền thông tin tiêu cực.

2.4.2.2. Nhấn mạnh, cường điệu hóa
Những thơng tin của nạn nhân được chia sẻ lên mạng xã hội bởi kẻ bắt nạt
đều đã được “xào nấu” và nhấn mạnh, cường điệu hóa thêm với mục đích tăng sự
đáng ghét cho nạn nhân, khiến những người nhìn thấy và đọc được thông tin trên
mạng đều cảm thấy câu chuyện trở nên thuyết phục: nhấn mạnh ảnh khỏa thân;
nhấn mạnh việc ở cùng nhóm bị tẩy chay nên trả thù; nhấn mạnh quần áo, giày
dép không phải hàng hiệu; nhấn mạnh các vết sẹo xấu xí; nhấn mạnh vào việc cơ
gái khơng xứng đáng yêu người nổi bật; nhấn mạnh vào việc hành hung nếu cịn
phàn nàn về game…
2.4.2.3. Đồng hóa, sắp xếp lại
Động cơ của kẻ bắt nạt trong các ví dụ trên đều xuất phát từ việc thấy bản
thân bị mất lợi ích hoặc có định kiến xã hội với nạn nhân. Vì vậy, chúng đã sắp
xếp lại thơng tin để làm nổi bật các chi tiết thỏa mãn cảm xúc của chúng nhất, rồi
bảo tồn và dùng các phương tiện kỹ thuật số để chia sẻ, lan truyền.
Chúng ta biết rằng, quá trình rút bớt hay nhấn mạnh, thêm thắt chi tiết là
quy luật thơng thường trong q trình phát tán tin đồn. Tất nhiên sự phát tán của
tin đồn không diễn ra đơn thuần theo hướng chỉ rút bớt hay hướng cường điệu hóa
mà có thể diễn ra đồng thời theo cả ba quy luật trên bao gồm cả sự sắp xếp lại
17


thơng tin. Chính vì vậy, quy luật đồng hóa cịn đề cập đến sự hình thành nội dung
thơng qua nhận định của bản thân kẻ phát tán thông tin bằng cách cắt ghép các chi
tiết với nhau sao cho thông tin trở nên thật nhất. Chẳng hạn như cắt bỏ chi tiết
uống rượu trái phép, ghép thêm chi tiết người tố giác là người đã bị tẩy chay trong
nhóm, từ đó ta thấy thơng tin trả thù bằng cách tố cáo nhóm học sinh uống rượu
trở nên hợp lý hơn hẳn.
2.5. Ngăn chặn bắt nạt trực tuyến
Dựa vào các giải pháp ngăn chặn tin đồn đã nói ở trên, có thể vận dụng đề
xuất được các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng bắt nạt

trực tuyến ở học sinh - sinh viên như sau:
Một là, trang bị cho học sinh - sinh viên khả năng miễn dịch tâm lý đối với
những thông tin ác ý mà kẻ bắt nạt cố tình nhắm tới: khuyến khích các hoạt động
tự phản ảnh, bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, học cách cảm nhận cảm xúc của người
khác. Giáo viên và phụ huynh cần phối hợp với nhau để hỗ trợ nếu thấy con/học
sinh của mình có dấu hiệu bị bắt nạt. Bạn bè, người cố vấn, người lớn đáng tin
cậy có thể can thiệp một cách cơng khai để tác động tích cực lên các bài đăng có
nội dung gây tổn thương cho nạn nhân.
Hai là, truy tìm căn nguyên dẫn đến việc lan truyền tin đồn bắt nạt trực
tuyến: Lưu giữ hồ sơ về những gì đang xảy ra, nơi xảy ra; chụp màn hình các bài
đăng có nội dung tiêu cực, gây hại. Bắt nạt là một hành vi có tính lặp đi lặp lại vì
vậy hồ sơ sẽ giúp ích trong việc ghi lại các hành vi đó.
Ba là, tập trung làm rõ nội dung bắt nạt trên mạng, sau đó báo cáo các hành
vi gây hại đó ngay trên các nền tảng trực tuyến cũng như báo cáo trực tiếp với gia
đình, nhà trường. Thậm chí trong trường hợp bị đe dọa nghiêm trọng, có thể báo
cảnh sát. Cần phải nhanh chóng cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác về sự kiện
đã xảy ra và gây ra việc tạo tin đồn để được hỗ trợ làm sáng rõ thông tin.
Bốn là, nhà trường cần nghiêm túc đánh giá thực trạng của việc bắt nạt trực
tuyến để có quy định và chế tài phù hợp, kịp thời ngăn chặn kẻ bắt nạt cũng như
bảo vệ người bị bắt nạt.
18


KẾT LUẬN

Với sự phổ biến của mạng xã hội và các diễn đàn kỹ thuật số, những bình
luận, những hình ảnh, bài đăng và nội dung được chia sẻ bởi các cá nhân thường
được người lạ cũng như người quen nhìn thấy và đọc được. Nội dung một cá nhân
chia sẻ trực tuyến - không chỉ là chuyện của bản thân họ, mà ngay cả những nội
dung tiêu cực, ác ý hoặc gây tổn thương cho ai đó - sẽ tạo ra một loại hồ sơ công

khai vĩnh viễn về quan điểm, hành động và hành vi của họ. Hồ sơ cơng khai này
có thể được xem là danh tiếng trực tuyến, có thể được truy cập bởi trường học,
câu lạc bộ, người sử dụng lao động hay những người muốn nghiên cứu về một cá
nhân nào đó. Như thế bắt nạt trực tuyến có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến danh
tiếng trực tuyến của tất cả những người có liên quan, khơng chỉ người bị bắt nạt
mà bao gồm cả những người thực hiện hành vi bắt nạt hoặc tham gia vào hành vi
bắt nạt đó.
Vì vậy, việc nắm bắt và hiểu biết về các hiện tượng xã hội, đặc biệt là tin
đồn, có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc ngăn chặn và giảm bớt tình
trạng bắt nạt trực tuyến. Từ những đặc điểm về tin đồn, dựa vào cơ chế hình thành
và lan truyền tin đồn, chúng ta có thể vận dụng để tìm ra giải pháp hạn chế sự phát
tán của tin đồn, từ đó tăng cường các hoạt động hướng dẫn kỹ năng cho học sinh
- sinh viên ứng phó với các dấu hiệu bắt nạt trên mạng, giúp có em có một đời
sống tinh thần lành mạnh trong những năm tháng cắp sách tới trường.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Mộng Đóa (2007), Giáo trình Tâm lý học xã hội, Tài liệu nội bộ,
Trường Đại học Đà Lạt
2. Lữ Thị Mai Oanh (2019), Tin đồn và sự hình thành tin đồn trong khơng
gian bán cơng cộng, Luận án Tiến sĩ, Đại học KHXH&NV Hà Nội.
3. Nguyễn Quý Thanh (2010), Internet - sinh viên - lối sống: Nghiên cứu xã
hội học về một phương tiện truyền thông mới, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
4. Allport G.W., Postman L. (1947), The Psychology of Rumor, H. Holt and
Company.
5. Noymer, A. (2001), The transmission and persistence of “urban legends”:

Sociological application of age‐ structured epidemic models, The Journal
of Mathematical Sociology 25(3).

20



×