Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Bài thực tế : Qúa trình ra quyết định trong quản lý kinh tế tại đơn vị thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.84 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết.
Trên thế giới hiện nay đang diễn ra một cuộc cách mạng về thông tin hết sức sôi động.
Trong xu thế phát triển của thế giới có sự đóng góp to lớn của thông tin, khoa học công nghệ. Để phát
triến thì mỗi quốc gia đều cần có những nguồn lực nhất định và thông tin ngày nay đã trở thành một
trong những nguồn lực thực sự của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức.Vì vậy xu hướng chung của xã hội
ngày nay là hướng vào một xã hội thông tin, trong xã hội đó những giá trị vật chất mà thông tin và tri
thức đem lại chiếm một tỉ lệ lớn trong xã hội. Thông tin là một nguồn lực quan trọng góp phần to lớn
không chỉ trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động mà còn góp phần tạo ra các giá trị mới, mà
sự tăng trưởng của một quốc gia lại phụ thuộc rất lớn vào những giá trị mới trong quốc gia đó. Vì vậy
thông tin được coi là một trong những loại tài sản quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào.
Đối với Việt Nam hiện nay thì một trong những khâu yếu kém nhất đó là quá trình
quản lý. Chính bởi sự quản lý còn yếu kém mà chúng ta không tận dụng được các nguồn lực gây
lãng phí nguồn lực cho phát triển, đôi khi còn có những quyết định sai lầm Vì vậy trong bài viết này
em đi sâu nghiên cứu về vai trò của thông tin trong quá trình quản lý kinh tế đặc biệt là quá trình ra
quyết định. Tuy nhiên, các thông tin phải được tống hợp lại thành một hệ thống thông tin tuỳ theo nội
dung ,tính chất của thông tin. Do đó trọng tâm nghiên cứu ở đây là hệ thống thông tin phục vụ cho
quá trình quản lý đặc biệt là ra quyết định. Trong công cuộc đối mới của đất nước hiện nay, đòi hỏi
một trình độ quản lý ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn và một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn đến
chất lượng quản lý là thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản lý. Để cạnh tranh được thì doanh
nghiệp phải đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời vì vậy thông tin cho việc ra quyết định c ũng
phải chính xác và đúng thời điểm. Đối với nhà nước thì thông tin về tình hình kinh tế xã hội giúp cho
nhà nước đề ra những chính sách phù hợp với đất nước.
Khi nghiên cứu vấn đề này là nhằm mục đích thấy được tầm quan trọng của hệ thống
thông tin trong quá trình quản lý và ra quyết định .Xem xét những yếu kém về vấn đề
thông tin còn tồn tại ở nước ta từ đó khắc phục những yếu kém đó nhằm hoàn thiện
dần hệ thống quản lý của nhà nước cũng như của các doanh nghiệp từ việc ra quyết
định quản lý. Để thấy được thực trạng của vấn đề thông tin ở đây nhóm sẽ nghiên cứu hai hệ
thống thông tin chủ yếu cụ thế đó là hệ thống thông tin của nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin trong việc ra quyết định tại


đơn vị thực tế"
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thông thông tin phục vụ trong việc ra
quyết định của đơn vị thực tập.
2.2 Mục tiêu cụ thế
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo tập trung vào nghiên cứu các vấn đề về hoàn thiện hệ thông thông tin phục vụ
trong việc ra quyết định của phòng Kinh Tế - thị xã Sông Công.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Báo cáo tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới thông tin kinh tế
và các quyết định được đưa ra tại ủy ban nhân dân thị xã sông công tỉnh Thái nguyên
giai đoạn 2012 – 2014 và trong giai đoạn sắp tới 2014-2016
Về không gian: Báo cáo được nghiên cứu tại phòng Kinh tế -thị xã sông công tỉnh
Thái Nguyên.
Về thời gian: Báo cáo phân tích tình hình hoàn thiên hệ thống tin kinh tế và nghiên
cứu các quyết định trong giai đoạn 2012 - 2014 và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu quả các quyết định đến năm 2016
4. Nội dung đề tài
- Phần l: KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ SÔNG CÔNG VÀ ĐƠN VỊ THỰC TẾ : Phòng Kinh Tế
UBND Thị Xã Sông Công.
- Phần 2: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔ
CHỨC.
- Phần 3: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
Em xin cảm ơn TS. PHẠM THỊ NGỌC VÂN đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.Trong quá
trình nghiên cứu ,bài viết của em vẫn còn nhiều sơ xuất, em rất mong sự góp ý của cô.
Em xin trân thành cảm ơn
I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ SÔNG CÔNG VÀ ĐƠN VỊ THỰC TẾ : “Phòng
Kinh Tế - UBND Thị Xã Sông Công”

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA THỊ XÃ SÔNG CÔNG.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Sông Công là thị xã duy nhất của tỉnh Thái Nguyên. Thị xã Sông Công được
thành lập trên cơ sở thị trấn Mỏ Chè, các xã Cải Đan, Tân Quang và Bá Xuyên của
huyện Phổ Yên theo quyết định số 113/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội
đồng Bộ trưởng Việt Nam, ban đầu gồm 3 phường : Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng Lợi
và 3 xã: Bá Xuyên, Cải Đan, Tân Quang.
Ngày 10 tháng 4 năm 1999, thị xã Sông Công thành lập phường Phố Cò và xã
Vinh Sơn theo Nghị định số 18/1999/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Cũng theo
quyết định này, xã Cải Đan đổi thành phường Cải Đan, xã Bình Sơn thuộc huyện Phổ
Yên chuyển về thị xã Sông Công quản lý. Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Bộ Xây dựng
ban hành quyết định số 925/QĐ-BXD công nhận thị xã Sông Công là đô thị loại III.
Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP giải thể thị
trấn nông trường và điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn thuộc các
huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ; thành lập phường thuộc thành phố Thái Nguyên
và thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; theo đó, thành lập phường Bách Quang trên
cơ sở điều chỉnh 852,5 ha diện tích tự nhiên và 9.260 nhân khẩu của xã Tân Quang .
Sông Công là thị xã công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa xã hội
phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế -
xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng
và trung du, Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ
đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, là điều kiện rất thuận
lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam
vùng Trung du miền núi phía Bắc mà Trung tâm là thành phố Thái Nguyên và các
vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với lợi thế đặc biệt, Sông
Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung
chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.
b. Đặc điểm địa hình
Thị xã Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng

công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái
Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc
17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường
sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thị xã; là thị xã công nghiệp nằm ở phía
Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh
Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
c. Khí hậu thủy văn
Thị xã Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm
khoảng 22
0
C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 38
0
C;
thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 15
0
C - 16
0
C. Thời tiết trong năm có hai
mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thổi về,
mang theo hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp,
tiết trời giá rét.
Chảy qua địa bàn thị xã theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là con
sông chính chảy qua địa bàn thị xã là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ
một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang,
phía Bắc huyện Định Hóa. Sông Công chảy qua thị xã có chiều dài 14,8 km.
Dòng Sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ Núi Cốc nhân
tạo rộng lớn. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và
nước sinh hoạt của thị xã Sông Công. Sông Công - hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi
lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo thắng cảnh

nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra, trên địa bàn thị xã, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào: Phía
Tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên và Cải Đan; phía Đông có 5
suối chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên, Cải Đan, các phường Lương Châu và Thắng
Lợi.
d. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên.
- Tài nguyên nước.
Nguồn nước mặt của thị xã Sông Công chủ yếu từ Sông Công dài 95km, bắt
nguồn từ huyện Định Hoá, qua huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, rồi
nhập vào sông Cầu tại khu vực Đa Phúc. Sông Công chảy qua thị xã theo hướng Bắc -
Nam với tổng chiều dài là 14,8 km.
- Tài nguyên khoáng sản.
Trên địa bàn thị xã không có các khoáng sản trữ lượng lớn như một số nơi khác
trong tỉnh, chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết vón lớn
(trên 30%), các bãi cát sỏi ở dọc sông Công, có thể khai thác với quy mô nhỏ.
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.
1.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế.
Do lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, yếu tố lịch sử văn
hóa truyền thống, thị xã Sông Công được xác định là một trong những trung tâm kinh
tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội, thị xã đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ
phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.Các ngành kinh tế.
a) Về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã tương đối ổn định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2011 - 2013 là 16,93%, riêng năm
2013 là 14,8%.
Thị xã Sông Công là trung tâm kinh tế lớn quan trọng của tỉnh Thái Nguyên.
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của thị xã tập trung chủ yếu vào các ngành
thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Tổng giá trị sản xuất toàn thị xã năm

2013 đạt 7.895 tỷ đồng. Trong đó:
+ Công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 5.955
tỷ đồng, chiếm 75,43%.
+ Thương mại - dịch vụ phát triển khá, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.520 tỷ
đồng, chiếm 19,25%.
+ Nông - lâm - Ngư nhiệp đạt 420 tỷ đồng, chiếm 5,32%.
Như vậy, năm 2013 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du
lịch chiếm 94,68% trong cơ cấu kinh tế của thị xã.
BẢNG TỔNG HỢP
(Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2013)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1) GTSX theo giá hiện hành tỷ đồng 6.018 6.875 7.895
- Thương mại - dịch vụ tỷ đồng 1.028 1.242 1.520
- Công nghiệp - xây dựng tỷ đồng 4.639 5.250 5.955
- Nông, lâm, ngư nghiệp tỷ đồng 351 383 420
2) Cơ cấu kinh tế % 100 100 100
- Thương mại - dịch vụ % 17,08 18,07 19,25
- Công nghiệp - xây dựng % 77,09 76,36 75,43
- Nông lâm ngư nghiệp % 5,83 5,57 5,32

b) Về thu chi ngân sách và GDP bình quân đầu người.
Năm 2013, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 735.443 tỷ đồng, bằng
104% kế hoạch. Chi ngân sách nhà nước thực hiện 265.905 tỷ đồng, bằng 128,9%
kế hoạch tỉnh giao, bằng 123,3% kế hoạch thị xã.
BẢNG TỔNG HỢP
(Thu, chi ngân sách trên địa bàn thị xã Sông Công qua các năm)
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Ước 2014
Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 499.053 709.233,9 735.443 953.638
Chi ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 215.611 249.398,2 265.905 327.619
GDP bình quân đầu người của thị xã năm 2013 đạt 2.188 USD.

Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2013 tổng GDP cả nước ước khoảng
176 tỷ USD. GDP đầu người của cả nước đạt 1.960 USD/người/năm.
Do đó tỷ lệ GDP đầu người của thị xã Sông Công năm 2013 vượt mức bình quân
chung của cả nước.
c) Về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.
Nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội là lĩnh vực thu hút đầu tư phát triển công
nghiệp. Ban đầu thị xã chỉ có một cụm công nghiệp Gò Đầm với 3 nhà máy, đến nay
thị xã có hai Khu công nghiệp tập trung của tỉnh với quy mô 470 ha và 3 cụm công
nghiệp nhỏ với trên 300 cơ sở kinh tế và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh,
giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong và ngoài địa bàn thị xã. Với sự vào
cuộc của các cấp chính quyền đã góp phần tạo sức hấp dẫn đầu tư cho các khu, cụm
công nghiệp trên địa bàn thị xã, nắm bắt thời cơ chủ động thu hút đầu tư, đặc biệt là
những tuyến đường huyết mạch (đường Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc
lộ 3 được nâng cấp…), mở ra cho Sông Công những triển vọng mới.
d)Về phát triển công nghiệp và xây dựng.
Năm 2013, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều khó khăn do tác
động của suy thoái kinh tế thế giới, trong nước đã làm cho doanh nghiệp dân doanh
trên địa bàn thị xã gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp tiếp tục duy
trì củng cố sản xuất, tìm hiểu, khai thác thêm thị trường mới, nên giá trị sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã vẫn duy trì phát triển và tăng khá so
với cùng kỳ.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện 4.705 tỷ đồng, tăng 13%
so với cùng kỳ năm 2012. Công nghiệp của thị xã được đầu tư và tập trung vào khai
thác các lợi thế sẵn có, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp
luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí và công nghiệp chế
biến nông lâm sản. Các sản phẩm có quy mô giá trị sản xuất lớn là các sản phẩm
ngành luyện kim và cơ khí như động cơ diezen, phụ tùng ô tô, xe máy, thép cán, kẽm
thỏi, công cụ cầm tay
Diện tích công nghiệp tập trung của thị xã Sông Công là 578 ha, trong đó có 02
Khu công nghiệp và 03 Cụm công nghiệp gồm:

-Khu công nghiệp Sông Công I (220 ha): Khu A có diện tích 40 ha thuộc địa bàn
2 phường Mỏ Chè và Lương Châu; Khu B có diện tích 197 ha thuộc phường Bách
Quang, sản xuất linh kiện Honda, Toyota, dụng cụ y tế, chế biến khoáng sản, vật liệu
xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng.
Diện tích công nghiệp đã lấp đầy gần 100 ha; đã thu hút được 38 dự án đầu tư
(trong đó có 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký gần 3.000 tỷ
đồng, có 25 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 2.420 tỷ
đồng, giá trị xuất khẩu đạt 17 triệu USD, trong đó chủ yếu là hàng xuất khẩu dệt may;
giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Ngành nghề chủ yếu đang
hoạt động là luyện cán thép, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản phẩm may xuất khẩu, tiêu
dùng
- Khu công nghiệp Sông Công II (250 ha) thuộc địa bàn xã Tân Quang, định
hướng tập trung các ngành sản xuất kim loại, máy Đi-ê-zen, phụ tùng, chế biến nông
sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử.
- Cụm công nghiệp Khuynh Thạch (19,06 ha) được phê duyệt trên địa bàn
phường Cải Đan, tập trung sản xuất các sản phẩm luyện kim, đúc, cán thép, vật liệu
xây dựng. Năm 2009, thị xã được tỉnh tiếp tục cho điều chỉnh quy hoạch lên 40
hacho cụm công nghiệp Khuynh Thạch (trong đó 20 ha dành cho cụm cảng ICD).
- Cụm công nghiệp Nguyên Gon với diện tích 12,74 ha tại phường Cải Đan,
thành lập năm 2004, tập trung các cơ sở luyện kim, cơ khí, công nghệ phần mềm; năm
2009, Cụm công nghiệp Nguyên Gon được điều chỉnh mở rộng thêm 8 ha (dành cho
nhà máy may Shinwon với mức đầu tư 15 triệu USD).
- Cụm công nghiệp nhỏ Bá Xuyên 48,5 ha tại xã Bá Xuyên đã quy hoạch xong với
các ngành chủ đạo là cơ khí, phụ tùng ôtô, máy thủy lực, dụng cụ y tế, chế biến nông
sản.
Hiện nay trên địa bàn thị xã đã có trên 100 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu
tư và thực hiện sản xuất với số lượng lao động trên 15 nghìn người.
e) Về phát triển thương mại - dịch vụ
Là thị xã công nghiệp, Sông Công không chỉ có lợi thế phát triển về công nghiệp
mà còn có nhiều tiềm năng để phát triển thương mại - dịch vụ. Những năm gần đây lĩnh

vực thương mại - dịch vụ của thị xã phát triển mạnh; hệ thống cơ sở hạ tầng để phát
triển thương mại - dịch vụ tại địa phương được quan tâm đầu tư nâng cấp; hệ thống
mạng lưới chợ gồm: Chợ Phố Cò, chợ Mỏ Chè, chợ Thắng Lợi, siêu thị tranh đá Quý
Dũng Tân, siêu thị Hương Giang cùng với khoảng trên 2.000 hộ kinh doanh cá thể và
hệ thống các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ tư nhân đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu
đang hoạt động tốt trên địa bàn.
g) Về sản xuất nông, lâm nghiệp
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp, tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhân rộng các mô hình sản xuất có
hiệu quả như: Mô hình bí xanh, cây thanh long ruột đỏ, chè cao sản Đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng
nhanh giá trị trên đơn vị diện tích, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ. Quy hoạch
các vùng sản xuất chuyên canh; phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa,
năm 2013:
- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 17.901 tấn, tăng 3,35% kế hoạch tỉnh
giao, tăng 3,18% kế hoạch thị xã, tăng 3,95% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng
thóc 14.635 tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ; ngô 3.266 tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ;
sản lượng một số cây hoa màu đạt khá so với kế hoạch đề ra; diện tích chè trồng mới
và trồng lại đạt 21,85 ha, bằng 109,3% kế hoạch tỉnh giao, tăng 9,3% so với cùng kỳ,
nâng diện tích chè của thị xã lên 730 ha.
- Tổng diện tích rừng sản xuất trên địa bàn thị xã đạt 153,35 ha, trong đó trồng
rừng theo chương trình 147 của Thủ tướng Chính phủ 100 ha, đạt 100% kế hoạch tỉnh
giao. Công tác quản lý nhà nước về lâm sản được kiểm tra chặt chẽ, công tác phòng
chống cháy rừng được thực hiện nghiêm túc.
1.1.2.2.Dân số lao động.
Tính đến ngày 31/12/2013, sau khi quy đổi thị xã Sông Công có
85.544 người, trong đó dân khu vực nội thị là 59.568 người. Mật
độ dân số trung bình của toàn thị xã là 1.033 người/km2.
Năm 2013, thị xã có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,701%. Nhìn chung biến động
dân số của thị xã từ năm 2006 đến nay khá lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng cơ

học có biến động mạnh do quá trình đô thị hóa của thị xã Sông Công.
Tổng số lao động toàn thị xã là 34.892 người, trong đó lao động khu vực nội thị
23.346 người, ngoại thị 11.546 người. Trong khu vực nội thị, lao động nông, lâm, ngư
nghiệp có 3.186 người (chiếm 13,65%); lao động phi nông nghiệp 20.160 người
(chiếm 86,35%).

1.1.2.3.Kết cấu cơ sở hạ tầng.
Thành phố Sông Công được quy hoạch là một đô thị công nghiệp theo hướng
hiện đại. Hiện tại, trên địa bàn thành phố Sông Công đã và đang thu hút nhiều dự án
đầu tư về đô thị như: Khu đô thị Kosy 40ha, khu dân cư đường Thống Nhât 20ha, khu
đô thị 2 đầu cầu cứng Sông Công sẽ góp phần tăng tỉ lệ đô thị hóa trên địa bàn thành
phố.
1.1.3 Những khó khăn thuận lợi trong việc phát triển kinh tế tại thị xã Sông
Công tỉnh Thái Nguyên.
1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG KINH TẾ - UBND THỊ XÃ SÔNG
CÔNG.
1.2.1 Lịch sử hình thành.
Thị xã Sông Công là một đơn vị hành chính được thành lập theo Quyết định số
113/QĐ-HĐBT ngày 11/4/1985 của Chính phủ.Theo đó các phòng ban ra đời nhằm
hỗ trợ cho Thị xã hoạt động, Phòng Kinh tế từ đó cũng ra đời. Với nhiệm vụ tham
mưu giúp việc cho UBND huyện thực hiện chức năng về quản lý nhà nước về các lĩnh
vực : Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Thương Nghiệp. Trong những năm qua, dưới sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Thị Xã, HĐND (Hội đồng nhân dân) và UBND Thị Xã cùng với
sự chỉ đạo hỗ trợ về chuyên môn của Sở, ban ngành của Thái Nguyên, tập thể cán bộ
công chức của đơn vị luông hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều năm liên tục
đạt danh hiệu thi đua xuất sắc của khối cơ quan huyện và của ngành.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của phòng và chức năng, nhiệm vụ của các vị trí như sau:
a. Trưởng phòng.
Về chức năng :

- Chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung toàn bộ hoạt động của cơ quan.
- Trưởng phòng là người đứng đầu Phòng, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của
Phòng.
Về nhiệm vụ:
- Tham mưu đề xuất giải pháp về quản lý, về tình hình phát triển kinh tế, các
hoạt động kinh tế, công tác kế hoạch đầu tư trên địa bàn; quy hoạch, kế hoạch
chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn.
- Phụ trách công tác tổ chức, công tác thi đua khen thưởng, công tác cải cách
hành chính cơ quan.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Phòng
(Nguồn: Phòng Kinh tế – UBND Thị xã Sông Công)
Bộ phận
Nông Nghiệp
Bộ phận
Công Nghiệp
TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Tham mưu, giúp đỡ
trưởng phòng giải
quyết công việc.
Bộ phận Kế
hoạch đầu tư
Bộ phận
Kinh tế xã
hội
b. Phó trưởng phòng.
Chắc năng nhiệm vụ : Tham mưu trưởng phòng giải quyết các vấn đề quan trọng,
thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng, hay đi họp.

1.2.3 Ví trí và chắc năng
Nhiệm vụ
- Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sông Công, tỉnh
Thái Nguyên có chức năng tham mưu giúp UBND thị xã quản lý Nhà nước về lĩnh
vực kinh tế .
- Phòng Kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý vể tổ chức, biên chế và công tác của UBND thị xã, đồng thời chịu sự
hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở ngành liên quan.
Chức năng:
- Trình UBND thị xã ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn,
05 năm và hàng năm về phát triển công thương; nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và
phát triển nông thôn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách
hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Trình Chủ tịch UBND thị xã dự thảo các văn bản về lĩnh vực công thương,
nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực công
thương; nông - lâm nghiệp trên địa bàn thị xã.
- Giúp UBND thị xã hướng dẫn chuyên ngành đối với các tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi
chính phủ trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện công tác ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và nông – lâm nghiệp; xây
dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn
nghiệp vụ.
- Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; công trình nuôi
trồng thuỷ sản; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình phòng, chống lở, lụt,
bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật; công tác
phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng và vật
nuôi.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND các Phường, Xã trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công thương, nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, bảo vệ rừng, trồng rừng và
khai thác lâm sản; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; phát triển ngành, nghề, làng
nghề nông thôn.
- Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát
triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo UBND thị xã việc xây dựng và phát triển
nông thôn trên địa bàn thị xã về các lĩnh vực: phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế
hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn; khai
thác và sử dụng nước sạch nông thôn; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản.
- Thống kê diễn biến rừng, tổ chức thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp để
khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; vật tư nông lâm nghiệp, phân bón và thức
ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thị xã.
- Tổ chức thực hiện công tác và hướng dẫn chính sách khuyến khích các tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất kinh
doanh; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông
tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất - kinh
doanh thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và thương mại khoa học và
công nghệ.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp
luật; tham mưu cho UBND thị xã giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về các
lĩnh vực công thương, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông
thôn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; đề
xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu
quả thiên tai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn thị xã.

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực công thương, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,
thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của UBND thị xã và các Sở Công
thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của
UBND thị xã.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thị xã, Chủ tịch UBND thị xã giao
hoặc theo quy định của pháp luật.
1.2.4 Kết quả hoạt động của Phòng Kinh Tế.
II. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ VIỆC RA QUYẾT
ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC.
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ
2.1.1 Khái quát về thông tin
- Thông tin chung:
Thông tin là một khái niệm rộng và phổ biến liên quan đến tất cả các hoạt động của
con người như sản xuất ,kinh doanh,nghiên cứu khoa học ,nghệ thuật,chính trị Vì
vậy cũng có nhiều khái niệm về thông tin khác nhau vói nhiều góc độ xem xét khác
nhau:góc độ triết học ,góc độ tin học, điều khiển học
Từ nhiều góc độ trên ta có thế nêu nên một khái niệm về thông tin một cách tống quát : Thông
tin là thông báo tin tức các dữ liệu phản ánh hiện thực khách quan,là thuộc tính đặc biệt của vật
chất.Nó có thế được truyền đạt xử lý phục vụ các hoạt động lý luận và thực tiễn của con người.
Thông tin luôn phản ánh mối liên hệ qua lại lẫn nhau giữa người gửi tin với người
nhận tin hoặc người sử dụng tin.
- Thông tin kinh tế : là những tín hiệu mới , được thu nhận , được cảm thụ,và
được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định hoặc giải quyết một nhiệm vụ nào đó
trong quản lý kinh tế.
Thông tin kinh tế là hoạt động thông tin gắn liền với hoạt động kinh tế, xuất phát từ
nhu cầu kinh tế và phục vụ cho kinh tế,nó lấy đối tượng phục vụ là sự vận hành kinh
tế .

- Thông tin quản lý kinh tế
Thông tin quản lý kinh tế là những tin tức sự kiện liên quan đến hoạt động quản lý
kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
Ở tầm vi mô : để ra đuợc quyết định kinh doanh người quản lý phải được thông tin về
nhu cầu ,giá cả hàng hoá ,về công nghệ ,tài chính ,chính sách của chính phủ
Ở tầm vĩ mô :Trong nền kinh tế thị trường thì một trong những vai trò rất quan trọng
của nhà nước là quản lý của nhà nước về kinh tế và để đề ra được những chính sách
nhằm quản lý kinh tế nhà nước phải có những thông tin về thị trường ,các chủ thế hoạt
động kinh tế, hoàn cảnh, điều kiện cụ thế của đất nước.
b.Hệ thống thông tin : hệ thống thông tin là giải pháp tổ chức và kỹ thuật trong thực
tiễn được thiết lập đế sử dụng nội dung thông tin mà chúng ta xử lý.
Hệ thống thông tin quản lý là những con người và sự hoạt động có mục đích của họ
hướng vào thông tin đế bằng các phương tiện kỹ thuật biến thông tin thành những
kiến thức cần thiết cho việc ra quyết định ,thực hiện tác động quản lý.
Hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định là những hệ thông được thiết kế với mục
đích trợ giúp các hoạt động ra quyết định.Quá trình ra quyết định thường được miêu
tả là một quá trình gồm ba giai đoạn :xác định vấn đề ,xây dựng đánh giá các phương
án ,lựa chọn phương án.Hệ thông sẽ cung cấp thông tin cho phép người ra quyết định
rõ tình huống mà một quyết định cần phải ra, nó có khả năng mô hình hoá đế có thể
phân lớp và đánh giá các giải pháp.
2.1.2 Đặc điểm của hệ thống thông tin.
a. Thông tin không phải là vật chất nhưng không tồn tại ngoài các giả trị vật
chất tức là vật mang tin.
Xét từ góc độ nhận thức luận ,sự trao đối thông tin giữa hai đối tượng vật chất khác
nhau sẽ sẽ được chia thành vật mang tin và vật truyền tin.Nhưng xét một cách tống
quát ,khi tác động đến một vật khác ,mỗi vật sẽ vừa là vật truyền tin, vừa là vật mang
tin.Vì quá trình quản lý cũng chính là quá trình trao đối thông tin giữa đổi tượng quản
lý và đối tượng bị quản lý.Với sự phát triển của thế giới ngày càng có nhiều vật mang
tin khác nhau như sách báo, tài liệu , các phương tiện truyền thông , thông tin đại
chúng ,internet

b. Thông tin trong quản lý kỉnh tế có số lượng lớn và có nhiều mối quan hệ.
Hàng ngày người quản lý thường tiếp nhận rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau.Với số lượng lớn như vậy thì mỗi người mỗi doanh nghiệp đều có thế trở thành
một trung tâm thu và phát tin.Vì vậy những thông tin này cần được tổng hợp lại sao
cho ngắn gọn hơn nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ những nội dung cần thiết cho việc ra
quyết định.Những thông tin này cũng có những mối quan hệ tưong đối với nhau
chẳng hạn như thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp với thông tin về sản phẩm của
đối thủ cạnh tranh,hay thông tin của nhà quản lý cho cấp dưới với thông tin về đối
tượng quản lý.Như vậy ngoài việc tống hợp lại thông tin nhà quản lý còn phải nắm bắt
mối quan hệ trong các thông tin đó đế giải quyết các mối quan hệ ấy.
c. Thông tin phản ánh trật tự và phẩm cấp của quản lý kinh tế.
Trong cơ cấu của mỗi tổ chức nhất định có thể hình thành nhiều bậc quản lý vì người
lãnh đạo cao nhất không thế bao quát toàn bộ công việc của tố chức đặc biệt là những
tố chức có quy mô lớn.Ớ mỗi cấp quản lý như vậy thì đều có luồng thông tin riêng của
mình,các luồng thông tin này được trải theo các kênh tố chức của hệ thống ,nêu rõ cấp
độ quyền hạn của tòng cấp.Đối với người lãnh đạo của hệ thống ,các thông tin đều
được quy tụ tập trung giúp cho người lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược so với các nhà
quản lý ở các cấp phân hệ.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới thông tin.
Yếu tố tác động đầu tiên chính là hoàn cảnh quyết định. Trên thực tế, hoàn cảnh
quyết định luôn biến đổi không ngừng cùng với thời gian. Ngay cả khi doanh nghiệp
đã đưa ra được quyết định rồi thì hoàn cảnh quyết định vẫn tiếp tục mang lại cho
doanh nghiệp thông tin và những phương án mới. Qua đó doanh nghiệp có thể cân
nhắc và đưa ra được một quyết định mới có ưu thế hơn hẳn quyết định trước đó. Yếu
tố tác động tiếp theo là sự ảnh hưởng của số lượng đến việc tạo quyết định. Khi có
quá nhiều thông tin thì sẽ xuất hiện những vấn đề nảy sinh như: việc trì hoãn có thể
làm hỏng tính hiệu quả của quyết định; sự quá tải thông tin sẽ làm giảm khả năng đưa
ra quyết định và đồng thời nó cũng làm cho nhiều thông tin bị bỏ sót. Yếu tố tác động
cuối cùng chính là hướng quyết định. Trên thực tế, một quyết định được đưa ra đều
dựa trên nền tảng các quyết định khác. Điều này có ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu

cực đến quyết định được đưa ra. Xét về mặt bản chất, mọi quyết định đều nối tiếp
nhau, chúng mở đường cho nhiều quyết định trong tương lai đồng thời cũng hạn chế
những quyết định đó. Hay nói cách khác, việc đưa ra quyết định vừa là sự thúc đẩy
vừa là sự kìm hãm. Và ngay cả khi chưa đưa ra được quyết định nào thì chính điều đó
cũng là một quá trình dẫn đến quyết định.
2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ.
2.2.1 Sự cần thiết của hệ thống thông tin trong tổ chức
Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của
tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh
giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn
thảo các quyết định trong tổ chức.
2.2.2 Chức năng của quyết định trong quản lý kinh tế.
Các chức năng của một quyết định quản lý biểu hiện nội dung mà một quyết định cần
làm rõ.Một quyết định quản lý có nhũng chức năng cơ bản sau :
Chức năng định hướng:
Mỗi quyết định quản lý đều nhằm hướng tơí một mục tiêu.Vì vậy mỗi quyết định
quản lý đều chứa đựng mục tiêu và những nhiệm vụ được đề ra.Tính định hướng ở
đây thể hiện ở chỗ nó xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện cho những người
thực hiện quyết định biết họ phải làm gì ? Làm như thế nào ? Và trách nhiện của họ
trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Mặt khác quyết định quản lý còn nhằm tập trung mọi nguồn lực của hệ thống để thực
hiện các mục tiêu chung và mục tiêu bộ phận của hệ thống ,tránh sự phân tán nguồn
lực như về nhân sự , các yêú tố đàu vào…Ngoài ra cung tránh sự trồng chéo trong
hoạt động của các cấp thực hiện vì kèm theo các quyết định là các nhiệm vụ cụ thể
cua tưng cấp.
Chức năng bảo đảm nguồn lực cho quyết định:
Khi đưa ra quyết định không phải bất cứ phương án nào đi đến được mục tiêu đều
được lựa chọn mà chỉ có phương án có chi phí ít nhất mới được lựa chọn tức tiết kiệm
nguồn lực nhất.Khi ra quyết định về sản phẩm sản xuất cần dựa vào nguồn lực của
công ty để quyết định sử dụng dây chuyền công nghệ nào , nguyên vật liệu từ nguồn

nào để đảm bảo lợi nhuận của doang nghiệp đạt được mức đề ra.Như vậy chức năng
đảm bảo nguồn lực cuả các quyết định quản lý đòi hỏi khi đưa ra các quyết định ,các
nhà quản lý cần xác định rõ nguồn lực vật chất để thực hiện quyết định.
Chức năng phối hợp
Đối với quản lý ,một quyết định đưa ra phải nhằm một mục tiêu tổng thể chung của
cả hệ thống thông việc thực hiện các mục tiêu bộ phận.Như vậy các bộ phận của tổ
chức không chỉ quan tâm đến mục tiêu riêng của bộ phận mình mà phải xem xét đóng
góp của mục tiêu riêng đó vào mục tiêu chung như thế nào.Vì vậy quyết định phải
thực hiện chức năng phối kết hợp .Chức năng này thực hiện trong quá trình đưa ra
quyết định có sự phối kết hợp của các bộ phận và cá nhân có liên quan đến quyết
định,bao gồm cả bộ phận quản lý và bộ phận bị quản lý ,đặc biệt giữa các bộ phận
quản lý. Thực hiện chức năng này nhằm tránh sự chồng chéo , mâu thuẫn giữa các
quyết định trong tổ chức hay bỏ xót một trong những nhiệm vụ cần làm.
Chức năng động viên cưỡng bức:
Các quyết định mà nhà quản lý đưa ra đều phải có các cấp dưới thực hiện , quyết định
được ban hành phải được coi như một mệnh lệnh hành chính mang tính bắt buộc mà
cấp dưới phải có trách nhiệm thực hiện.Tính bắt buộc thể hiện ở việc ai vi phạm hoặc
không hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ bị xử lý nghiêm khắc.Tuy nhiên cũng cần phải
động viên họ để họ làm việc hăng say hơn sáng tạo hơn và đạt hiệu quả cao hơn do
nhiều khi sự cưỡng bức làm việc sẽ lam triệt tiêu sáng tạo của họ.
Chức năng bảo mật:
Các quyết định quản lý quan trọng cần được đảm bảo bí mật trong một phạm vi nhất
định như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp , chiến lược sản phẩm mới …Khi
các thông tin quyết định bị rò rỉ hay bị đối thủ cạnh tranh nắm được thì doanh nhgiệp
sẽ đánh mất cơ hội của thị trường và thất bại.Khi đó quyết định cần có chức năng bảo
mật,nhờ đó ý đồ quản lý của hệ thống được thực hiện một cách vững chắc.
2. Quá trình ra quyết định
2.1 Các bước trong quá trình ra quyết định
Quá trình ra quyết định bao gồm sáu bước công việc, có thể được minh hoạ qua sơ đồ
8.1 như sau:

Sơ đồ 8.1 Quá trình ra quyết định
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định trong quản lý kinh tế.
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐng
thông tin trong việc ra quyết định tại cơ sở
Một số nét về hệ thống thông tin kinh tế của nước ta hiện nay.
Cũng như nhiều nước trên thế giới Việt Nam dang bước vào một công cuộc đổi
mới kinh tế sao cho phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực.Nhờ công cuộc này đã
đem lại những thay đổi to lớn trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực thông tin.Biểu
hiện ở những bước phát triển vượt bậc của hệ thống thông tin về phương tiện thông
tin đại chúng cho đến các tổ chức cung cấp thông tin chuyên ngành.Hệ thống thông
tin kinh tế đã giúp cung cấp được những thông tin trung thực kịp thời và có xử lý ở
mức độ nhất định.Tạo điều kiện cho việc hoạch định các kế hoạch chiến lược cho nhà
nước cho các tổ chức doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin kinh tế nước ta hiện nay gồm ba bộ phận phục vụ cho hệ thống
quản lý kinh tế ở các đơn vị kinh tế cơ sở và chính phủ.
Hệ thống thông tin tại thị xã Sông Công :
- Ứng dụng về Công nghệ thông tin
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin (CNTT)
cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội
của đất nước. Ứng dụng CNTT giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý,
điều hành, làm cho nội dung công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch hơn,
người dân dễ tiếp cận với thông tin và tri thức. Việc ứng dụng CNTT gắn với cải cách
hành chính (CCHC) trong các cơ quan nhà nước đã nhận được sự quan tâm đặc biệt
của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của doanh nghiệp và công dân.
Được sự quan tâm của Sở Thông tin và Truyền thông và UBND thị xã Sông Công,
việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước trên địa bàn thị xã thời gian
qua đã đạt được những kết quả đáng kể.
Năm 2013, Phòng Văn hóa & Thông tin huyện đã tham mưu UBND huyện ban hành

Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước trên địa bàn
huyện Thăng Bình giai đoạn 2013 - 2015".
Đề án được tiến hành 2 giai đoạn với các hạng mục như: Nâng cấp trang thông tin
điện tử huyện lên Cổng thông tin điện tử; xây dựng các cổng thông tin điện tử con
cho các xã, thị trấn, triển khai phần mềm quản lý hộ tịch, phần mềm quản lý văn bản
và hồ sơ công việc, xây dựng các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, phần
mềm báo cáo tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã. Trang bị hạ tầng CNTT từ
thị xã đến, các phường, các xã và công tác đào tạo, tập huấn. Trong đó giai đoạn
2013-2014 hoàn thiện và thống nhất áp dụng các phần mềm ứng dụng như hệ thống
một cửa điện tử, phần mềm quản lý công văn, công việc, cổng thông tin điện tử
trong quản lý điều hành của UBND thị xã. Xây dựng cổng thông tin điện tử đáp ứng
được cơ chế kết nối và thể hiện thông tin từ các hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ
thống thông tin điều hành tác nghiệp và cơ sở dữ liệu dùng chung. Từng bước tạo lập
kênh thông tin với cán bộ, nhân dân trong huyện với lãnh đạo. Phát triển các dịch vụ
cần thiết khác phù hợp với thực tế và nhu cầu của thị xã. Góp phần đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối
làm việc trong hệ thống các cơ quan thuộc UBND thị xã trên cơ sở gắn liền mục tiêu
tin học hóa quản lý hành chính nhà nước với chương trình cải cách hành chính của
Chính phủ.
Giai đoạn 2015: Sẽ xây dựng trang thông tin các dịch vụ hành chính công trực tuyến
tích hợp trên cổng thông tin điện tử huyện. Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến
tối thiểu mức độ 3 đối với các thủ tục hành chính như đất đai, xây dựng, kinh doanh,
tư pháp. Xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 cho phép công dân,
doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào dịch vụ như: gửi - tiếp nhận hồ sơ, tra cứu tình
trạng xử lý của hồ sơ, nhận thông báo kết quả xử lý trực tuyến …. Bên cạnh đó, giải
pháp còn giúp quá trình xử lý hồ sơ được mạch lạc, tuần tự theo quy định, tránh sai
sót, rút ngắn thời gian xử lý và tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính. Phấn đấu đến
cuối năm 2015, thị xã Sông Công sẽ xây dựng hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, phần mềm, Portal, hệ thống một cửa điện tử, đồng thời có một đội ngũ nhân sự
có trình độ về tin học, CNTT để đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý điều hành, chia sẻ

thông tin, từng bước kết nối với các hệ thống mạng của tỉnh nhà cũng như toàn quốc.
Qua giai đoạn một, Đề án cơ bản đảm bảo tính ổn định để đưa các ứng dụng CNTT
vào phục vụ quản lý hành chính nhà nước, phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo trong
cơ quan nhà nước một cách thông suốt từ UBND thị xã đến các phòng ban, đến các
phường, xã trong toàn thị xã. Góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực quản lý nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc điều hành của
thị xã trên cơ sở gắn liền mục tiêu tin học hóa quản lý hành chính nhà nước với
chương trình cải cách hành chính của Chính phủ. Tạo cơ sở pháp lý trong việc qui
định sử dụng mạng điều hành tác nghiệp của toàn thị xã. Thúc đẩy công tác cập nhật
cơ sở dữ liệu chuyên ngành, văn bản pháp qui để đảm báo các dữ liệu được đăng tải
đầy đủ trên hệ thống điều hành tác nghiệp cũng như cổng thông tin điện tử của thị xã
để người dân được thuận tiện trong việc tra cứu.
Một trong những công cụ giám sát hiệu quả đó là "Cổng thông tin điện tử thị xã" và
hệ thống “một cửa điện tử” . Đây không chỉ đơn thuần là công cụ thúc đẩy cải cách
thủ tục hành chính, mà còn là mức đánh giá hiệu quả việc minh bạch thông tin trong
các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thị xã. Xác định Cổng thông tin điện tử
là kênh giao tiếp quan trọng giữa chính quyền với người dân và các tổ chức, từ tháng
7 năm 2014 Phòng VH&TT thị xã đã tham mưu UBND thị xã nâng cấpTrang thông
tin điện tử thị xã lên thành Cổng thông tin điện tử, đến nay Cổng thông tin điện tử thị
xã đã cơ bản được cập nhật cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ. Về tổng thể Cổng thông
tin điện tử thị xã đã cung cấp đầy đủ thông tin trên các mục: Thông tin giới thiệu
(Lịch sử phát triển, Bản đồ diện tích, vị trí địa lý, Cơ cấu tổ chức), Tin tức (Chính trị,
Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Quốc phòng - An ninh, Du lịch, Văn học - Nghệ thuật, Cải
cách hành chính, Khoa học - Công nghệ); Mở các chuyên mục theo từng thời điểm:
Xây dựng Nông thôn mới, Cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp năm 2013… Đã xây dựng và
triển khai Cổng thông tin điện tử thành viên các xã, thị trấn.Trong 6 tháng cuối năm
2014 đăng được 368 tin, bài các loại.
Nhằm thống nhất quy trình tiếp nhận và trả hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ
sơ, giảm chi phí đi lại của công dân và các tổ chức, đồng thời giảm công văn, giấy tờ,
tiết kiệm chi phí, năm 2013 thị xã đã đưa vào khai thác và sử dụng phần mềm một cửa

điện tử tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả do Văn phòng HĐND&UBND thị
xã quản lý bao gồm các thủ tục: Đất đai, Công thương, Tư pháp, Lao động - Thương
binh& Xã hội, Tài chính - Kế hoạch, Xây dựng, Đăng ký kinh doanh; năm 2015 sẽ
triển khai thủ tục thuộc lĩnh vực Thông tin - Truyền thông.
Hiện nay Phòng VH&TT thị xã đang phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin &
Truyền thông Sông Công thực hiện việc nâng cấp phần mềm một của điện tử của thị
xã và xây dựng hệ thống tin nhắn SMS để phục vụ lãnh đạo và công dân trên địa bàn
thị xã Sông Công.
Việc UBND thị xã Sông Công ban hành Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2013 – 2015” và đã triển khai một số hạng
mục trong giai đoạn một là tín hiệu vui trong công tác xây dựng hạ tầng truyền thông
tốc độ cao, đa dịch vụ, liên kết các hệ thống thông tin nội bộ của các phòng, ban, xã,
đảm bảo an toàn và bảo mật, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà
nước của huyện. Phấn đấu đến cuối năm 2015, thị xã Sông Công sẽ xây dựng hoàn
thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, Portal, hệ thống một cửa điện tử,
xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến đến , đồng thời có một đội ngũ nhân sự có
trình độ về tin học, CNTT để đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý điều hành, chia sẻ
thông tin, từng bước kết nối với các hệ thống mạng của tỉnh Thái Nguyên
Để việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước thực sự là công cụ để phục vụ cải
cách hành chính là công việc không hề đơn giản, nên cần có chính sách nhất quán, lâu
dài.
Cần có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn
vị, phòng ban, địa phương, sự tham gia triệt để của các cán bộ, công chức toàn thị xã,
nhất là cán bộ chuyên trách về CNTT.
Ứng dụng CNTT phải đi đôi với CCHC, quá trình CCHC đặt ra những yêu cầu, đòi
hỏi ứng dụng CNTT phải giải quyết, vì vậy thủ tục hành chính phải ổn định thì ứng
dụng CNTT mới đạt hiệu quả tốt.
Cần phải ban hành các quy chế, quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống
thông tin đã được triển khai, xây dựng quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện

×