Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phân tích và chứng minh sự cần thiết của hoạt động quản trị trong các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.6 KB, 18 trang )

lOMoARcPSD|9242611

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ
-----------------

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
Phân tích và chứng minh sự cần thiết của hoạt động
quản trị trong các doanh nghiệp.
Giáo viên hướng dẫn : Bùi Dương Lâm
Sinh viên thực hiện

: Lê Bảo Ngọc

Mã số sinh viên

: 31231027188

Mã học phần

: 23C1MAN50200147

Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2023

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................III
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................IV
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1

2.

Ý nghĩa bài luận.........................................................................................................1

PHẦN II. NỘI DUNG....................................................................................................2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................2
1.1. Khái niệm cơ bản..........................................................................................................2
1.1.1. Tổ chức....................................................................................................................................2
1.1.2. Quản trị....................................................................................................................................2

1.2. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức...................................................2
1.2.1. Hoạt động quản trị...................................................................................................................2
1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức................................................................3

1.3. Vai trò của hoạt động quản trị.....................................................................................3
1.3.1. Hoạch định..............................................................................................................................3

1.3.2. Tổ chức....................................................................................................................................4
1.3.3. Lãnh đạo..................................................................................................................................4
1.3.4. Kiểm sốt.................................................................................................................................5

PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TRONG CÁC CƠNG TY...................................6
2.1. Hoạt động quản trị của công ty Facebook...................................................................6
2.1.1. Sơ lược về công ty Facebook..................................................................................................6

2.2. Các hoạt động quản trị của công ty Facebook............................................................6
2.2.1. Hoạch định..............................................................................................................................6
2.2.2. Tổ chức....................................................................................................................................7
2.2.3. Lãnh đạo..................................................................................................................................7

I

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm
2.2.4. Kiểm sốt.................................................................................................................................8

2.3. Sự thất bại của Uber.....................................................................................................9
2.3.1. Sơ lược về Uber.......................................................................................................................9
2.3.2. Lý do thất bại của Uber.........................................................................................................10


2.4. Sự thất bại của Motorola............................................................................................10
2.4.1. Sơ lược về Motorola..............................................................................................................10
2.4.2. Lý do thất bại của Motorola..................................................................................................10

PHẦN 3. TỔNG KẾT...................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................13

II

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, bước vào lĩnh vực kinh doanh đồng nghĩa với việc đối
mặt với một cuộc đua gay gắt, nơi khơng chỉ có sự nảy sinh mạnh mẽ của nhiều doanh
nghiệp mà còn là sự lo lắng, cố gắng vất vả của nhiều công ty để tránh bị đẩy vào tình
trạng vỡ nợ. Điều này thể hiện rõ ràng sự căng thẳng, áp lực trong việc cạnh tranh trên
thị trường kinh doanh.
Sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ đến từ việc có chiến lược và
hướng đi rõ ràng mà cịn là sự quản lý thơng minh, linh hoạt. Quản trị trong doanh
nghiệp đóng vai trị quan trọng, từ việc đề ra giải pháp sửa sai cho đến việc định hình

lại hướng đi mới. Bài viết này tập trung vào tầm quan trọng của quản trị trong tổ chức
và minh chứng cho điều này qua các hoạt động của Facebook - một tên tuổi hàng đầu
trong lĩnh vực mạng xã hội - cũng như qua những nguyên nhân đằng sau thất bại của
Uber và Motorola.
Sự đổi mới liên tục và khả năng thích nghi nhanh chóng khơng chỉ là yếu tố
quan trọng mà cịn là chìa khóa để tồn tại và thành công trong môi trường kinh doanh
đầy biến động ngày nay.
Lê Bảo Ngọc, 26/12/2023

III

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài luận này theo cách chỉnh chu nhất, ngồi sự tìm tịi
học hỏi của bản thân, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
Ban giám hiệu Đại học Kinh tế TP. HCM đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất lẫn
tinh thần trong suốt quá trình học tập và rèn luyện, nhằm giúp cho em có những tiện
ích thuận lợi nhất để phục vụ cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thơng tin.
Đặc biệt, xin cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ mơn Quản trị học - thầy Bùi
Dương Lâm đã có những góp ý xây dựng hết sức quý báu, thầy ân cần chỉ dạy, trang bị

cho em những kiến thức cần thiết để vận dụng và làm nền tảng cho bài tiểu luận này.
Tuy đã cố gắng giành nhiều công sức nghiên cứu nhưng do thời gian và kiến
thức chuyên môn về bộ môn Quản trị học của bản thân còn hạn chế, trải nghiệm và
kinh nghiệm thực tiễn chưa đủ dày dặn nên bài luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Em xin
được đón nhận những ý kiến, phản hồi đóng góp cũng như phê bình từ phía thầy cơ để
giúp bài luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi đến thầy cô lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công
trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Lê Bảo Ngọc, 26/12/2023

IV

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những yếu tố quan trọng nhất gắn liền với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp chính là hoạt động quản trị. Đây là thước đo chuẩn mực để đánh giá giá
trị đóng góp của doanh nghiệp đối với xã hội. Yếu tố ấy đóng góp tích cực vào sự
thành cơng của mỗi doanh nghiệp nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt

động quản trị của các doanh nghiệp ngày càng có tác động lớn hơn đến hình ảnh, uy tín
và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của họ trên thị trường trong nước và quốc tế do sự
phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề về quản trị của
doanh nghiệp chưa thật sự được chú trọng và quan tâm. Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra
tầm quan trọng của quản trị đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong thời
gian dài trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Chúng em sẽ phân
tích và chứng minh việc thực hiện quản trị trong các doanh nghiệp hiện đại ở Việt
Nam để có cái nhìn cụ thể hơn nhằm đưa ra kết luận và dự đốn một phần tình hình
doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay nói riêng và tương lai nói chung.
2. Ý nghĩa bài luận
Đề tài “Phân tích và chứng minh việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội
trong các doanh nghiệp Việt Nam” giúp ta có cái nhìn khái qt hơn về tầm quan trọng
của việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ giúp các nhà quản trị nhận thức rằng việc
quan tâm đến đạo đức và trách nhiệm xã hội rất quan trọng cũng như việc quan tâm
đến chi phí, lợi nhuận và tăng trưởng. Đồng thời giúp các doanh nghiệp cải thiện, sửa
chữa những hạn chế và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

1
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì


GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

PHẦN II. NỘI DUNG
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm cơ bản.
1.1.1. Tổ chức.
Tổ chức không chỉ là một cơ cấu xã hội có mục tiêu định hướng mà cịn là một
thực thể phức tạp với nhiều khía cạnh liên quan đến việc xây dựng và tổ chức một
doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc thiết lập và cấu trúc hệ thống quản lý của doanh
nghiệp - từ việc xác định các cấp bậc quản lý, tổ chức các bộ phận chức năng, đặt ra
trách nhiệm và quyền lực của từng bộ phận và cá nhân...
Tổ chức còn liên quan sâu đến việc xây dựng và hoạch định hệ thống sản xuất
và kinh doanh - từ việc xác định các đơn vị sản xuất và kinh doanh, phân công nhiệm
vụ và chức năng cụ thể của từng đơn vị...
1.1.2. Quản trị.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về ý nghĩa của "quản trị "mà các nhà nghiên
cứu đề xuất. Ví dụ, theo Robert Kreiner, quản trị là quá trình làm việc với con người và
thông qua họ để đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường không ngừng
biến đổi. Tập trung của quá trình này là tận dụng hiệu quả nguồn lực có hạn.
Tóm lại, quản trị là hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người hợp tác
với nhau trong các tổ chức để đạt được những mục tiêu chung. Điều này có thể được
hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn và ngữ cảnh cụ thể của từng
nhà nghiên cứu.
1.2. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức.
1.2.1. Hoạt động quản trị.
Công việc quản trị là một phần không thể thiếu, diễn ra khi con người cùng nhau
hợp tác trong tổ chức để đạt được mục tiêu một cách thông minh và hiệu quả. Điều này

2
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

được thực hiện thơng qua việc lập kế hoạch, tổ chức cấu trúc, lãnh đạo và giám sát sử
dụng nguồn lực của tổ chức một cách tối ưu.
1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức.
Từng chi tiết trong cuộc sống tổ chức đều phụ thuộc vào việc quản trị một cách
hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động quản trị quyết định sự sống còn và
sự phát triển của tổ chức. Nó khơng chỉ định hình mục tiêu và hướng đi cho các thành
viên, mà còn tạo điều kiện để họ cùng nhau hợp tác, hướng tới mục tiêu chung. Nếu
thiếu hoạt động quản trị, tổ chức có thể rơi vào tình trạng hỗn độn, khiến mọi người
mất hướng và khơng biết cách làm gì và khi nào.
Quản trị khơng chỉ tạo ra cơ chế kiểm sốt và điều hành, mà cịn xây dựng hệ
thống, quy trình hợp lý để tối ưu hóa hiệu suất sử dụng nguồn lực. Trong cùng hồn
cảnh, tổ chức có hoạt động quản trị tốt hơn sẽ có khả năng đạt được kết quả cao hơn và
đáng tin cậy hơn. Trên thực tế, vai trị quản trị đóng vai trị khơng thể thiếu đối với mọi

tổ chức, dù tên gọi và cách tiếp cận có thể khác nhau.
Trong thời kỳ kinh tế cạnh tranh, yêu cầu đặt ra không chỉ là đạt mục tiêu mà
cịn là tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả. Do đó, hoạt động quản trị trở nên ngày
càng quan trọng và không thể thiếu.
1.3. Vai trò của hoạt động quản trị.
Sự tồn tại và tiến triển của một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản trị.
Nếu thiếu quản trị, việc phối hợp công việc trong tổ chức sẽ mất đi sự hướng dẫn, dẫn
đến sự rối loạn và khó kiểm sốt. Các hoạt động quản trị cơ bản ảnh hưởng lớn đến tổ
chức sẽ được phân tích qua bốn chức năng cơ bản sau đây:
1.3.1. Hoạch định.
Trong hoạt động quản trị, việc hoạch định chiếm vị trí quan trọng nhất. Đây là
bước cơ bản, mang tính chiến lược cao. Hoạch định tập trung vào việc xác định mục
tiêu mà tổ chức muốn đạt được trong tương lai, đồng thời quyết định các công việc cần
thực hiện và sử dụng nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu này. Vai trò của hoạch
3
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm


định làm nền tảng cho việc tư duy hệ thống, dự đốn các tình huống có thể xảy ra để
tối ưu hóa hiệu quả của tổ chức và chắc chắn về nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức.
1.3.2. Tổ chức.
Tổ chức không chỉ đơn thuần là việc xác lập một hệ thống các mối quan hệ, mà
còn là cách tổ chức tập trung nỗ lực để thực hiện kế hoạch và đạt được mục tiêu của
mình. Hoạt động tổ chức thể hiện cách mà tổ chức tổ chức bài bản các hoạt động. Điều
này bao gồm việc phân công nhiệm vụ, đặt các công việc vào các bộ phận phù hợp, cấp
quyền và phân bổ tài ngun trong tồn bộ tổ chức.
Vai trị của chức năng tổ chức:


Một cấu trúc tổ chức khơng hợp lý sẽ gây ra những khó khăn phức tạp

trong quản trị.


Việc tổ chức một cách hiệu quả khuyến khích sự phát triển tồn diện của

con người.


Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và đa dạng hóa tổ chức, cũng như

nâng cao sự sáng tạo độc lập của các nhà quản trị.
Do đó, chức năng tổ chức chính là trụ cột của quy trình quản trị.
1.3.3. Lãnh đạo.
Lãnh đạo khơng chỉ là việc tạo ra tầm ảnh hưởng để truyền cảm hứng và động
viên nhân viên đến việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Nó cịn bao gồm việc xây dựng
giá trị và văn hóa, truyền tải mục tiêu cho mọi thành viên trong tổ chức và thúc đẩy sự

đam mê để họ làm việc với hiệu suất tốt hơn.
Trong thời đại hiện nay, mọi công ty hoặc tổ chức để tồn tại và phát triển đều
cần có người lãnh đạo tài ba. Người lãnh đạo xuất sắc phải có tầm nhìn và ảnh hưởng
lớn đến những nhân viên ở cấp dưới, điều này giúp công ty phát triển mạnh mẽ và bền
vững. Như Bill Gates của Microsoft, Steve Jobs của Apple,... họ là những ví dụ nổi
tiếng về lãnh đạo.
Một số phân tích về phong cách lãnh đạo của Warren Buffett:
4
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

Khi Warren Buffett tuyển dụng nhân sự, ông tập trung vào việc chọn người
đúng. Ông giao nhiệm vụ lớn cho họ và mong muốn họ hành động như chủ nhân của
cơng ty. Ơng thậm chí cấp cho họ 10-20% cổ phần của cơng ty mà họ quản lý, để thúc
đẩy họ làm việc tốt hơn. Mặc dù tập đồn có nhiều cơng ty con, nhưng Buffett liên kết
hiệu suất của mỗi người quản lý với mảng kinh doanh mà họ phụ trách, không phải với
Berkshire Hathaway. Ơng khơng thường xun nhận báo cáo tài chính từ các cơng ty

con, chỉ liên lạc khi có vấn đề nảy sinh. Buffett tin tưởng hoàn toàn vào khả năng quản
lý của họ, cho phép họ hành động như chủ nhân và người ra quyết định kinh doanh.
Điều này thúc đẩy họ có động lực lớn để thành cơng.
1.3.4. Kiểm sốt.
Kiểm sốt khơng chỉ đơn thuần là việc giám sát hoạt động của nhân viên, mà
còn bao gồm việc đánh giá xem tổ chức có đang tiến hành đúng hướng để đạt được
mục tiêu hay không, và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
Chức năng kiểm soát giúp tổ chức theo sát và đối phó với sự biến đổi của môi
trường. Bằng cách thu thập thông tin về các q trình và hành vi, kiểm sốt cung cấp
cơ sở thơng tin để quản lý hiệu quả.
Kiểm sốt cũng ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quản lý, giữ cho tổ
chức trên đúng hướng và có thể dự đốn và điều chỉnh để hoạt động theo đúng hướng.
Nó cũng đảm bảo việc thực thi quyền lực của các nhà quản lý. Điều này giúp họ
kiểm soát các hoạt động, yếu tố ảnh hưởng đến thành công của tổ chức và cung cấp cơ
sở cho quyết định quản lý.
Kiểm soát là nền tảng cơ bản để hồn thiện quản lý, đánh giá tính đúng sai của
chiến lược, kế hoạch, và cơ cấu tổ chức, cũng như đưa ra các phương pháp phù hợp để
đạt được mục tiêu.
Nó cũng đảm bảo kế hoạch được thực hiện hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tạo
điều kiện cho sự hoàn thiện và đổi mới trong tổ chức.
5
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611


Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

Kiểm sốt cũng định rõ những giá trị quan trọng quyết định sự thành cơng của
tổ chức và chuẩn hóa chúng để hướng dẫn hành vi của các thành viên. Nó cũng giúp
các nhà quản lý tìm ra cách cải tiến hoạt động thơng qua việc xác định vấn đề và cơ hội
cho hệ thống.

PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TRONG CÁC CÔNG TY
2.1. Hoạt động quản trị của công ty Facebook.
2.1.1. Sơ lược về công ty Facebook.
Ngày 4/2/2004, Mark Zuckerberg thành lập Công ty Facebook với trọng điểm là
phát triển các sản phẩm cho phép mọi người kết nối và chia sẻ thông tin qua các thiết bị
di động, máy tính cá nhân và các công nghệ khác. Công ty tạo điều kiện cho người
dùng khám phá và nắm bắt những diễn biến xã hội, chia sẻ ý kiến, hình ảnh, video và
các hoạt động khác với mọi người từ bạn bè đến công chúng, tạo sự kết nối qua các sản
phẩm của mình. Danh mục sản phẩm của họ bao gồm Facebook, Instagram,
Messenger, WhatsApp và Oculus. Facebook cung cấp dịch vụ quảng cáo cho các nhà
tiếp thị, giúp họ tiếp cận người dùng dựa trên nhiều tiêu chí như tuổi, giới tính, vị trí,
sở thích và hành vi. Quảng cáo có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng như Facebook,
Instagram, cũng như các ứng dụng và trang web của bên thứ ba.
2.2. Các hoạt động quản trị của công ty Facebook.
2.2.1. Hoạch định
Công ty Facebook đã đề ra một chiến lược tổng thể để duy trì ưu thế cạnh tranh
của mình dựa trên việc cải thiện hiệu suất và tiện ích truy cập vào các dịch vụ truyền
thông xã hội trực tuyến của họ.

Chiến lược cạnh tranh tổng thể của Facebook, theo mơ hình của Porter, tập trung
vào việc nâng cao hiệu suất hoạt động và tạo ra sự dễ dàng trong việc tiếp cận của
người dùng. Các chiến lược chi tiết nhằm thúc đẩy vị thế và doanh thu của họ bao gồm

6
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

việc phát triển mạng lưới truy cập trên diện rộng, bảo đảm rằng trang web mạng xã hội
của họ có thể tiếp cận được trên toàn thế giới.
Facebook tiến hành phát triển kinh doanh thơng qua chiến lược cạnh tranh tồn
diện về chi phí. Chiến lược tổng thể này nhấn mạnh việc giảm thiểu chi phí hoạt động
và cung cấp dịch vụ truyền thơng xã hội trực tuyến rộng rãi cho thị trường toàn cầu.
Sản phẩm này được triển khai thông qua việc áp dụng cơng nghệ máy tính tiên tiến để
tối ưu tốc độ và hiệu quả của trang web mạng xã hội. Sự tập trung trực tuyến của công
ty cho phép họ dễ dàng tiếp cận người dùng cá nhân trên khắp thế giới, thỏa mãn nhu
cầu cạnh tranh toàn cầu của chiến lược tổng thể.

Với mục tiêu tăng doanh thu hàng năm ít nhất là 5%, Facebook xây dựng chiến
lược tài chính dựa trên chiến lược cạnh tranh tồn diện về chi phí. Cơng ty hướng đến
mục tiêu này thơng qua việc tập trung vào việc phát triển cộng đồng người dùng của
mình. Với hơn 1,65 tỷ người dùng tích cực truy cập và sử dụng trang web mạng xã hội
của họ, Facebook hiện có tiềm năng đáp ứng mục tiêu chiến lược này thông qua việc
tăng cường và phát triển người dùng của mình.
2.2.2. Tổ chức.
Cấu trúc tổ chức của Facebook Inc được tổ chức theo mơ hình kết hợp, hội tụ cả
cấu trúc chức năng theo dạng dọc và mơ hình ma trận.
Một khía cạnh của tổ chức này duy trì một cấu trúc theo chiều dọc, tổ chức theo
các tầng lớp khác nhau từ CEO Mark Zuckerberg xuống đến các bộ phận như tài chính,
cơng nghệ thơng tin, pháp lý,...
Mặt khác, tồn tại các bộ phận tập trung vào sản phẩm và các nhóm tồn cầu tập
trung vào các sản phẩm cụ thể như Facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp và
Oculus. Nhóm sản phẩm này tham gia vào việc phát triển và cải tiến các dịch vụ cụ thể
được cung cấp bởi cơng ty. Ví dụ, các dịch vụ như Profile, Newsfeed, Messenger,
Groups and Events được cung cấp trong trang mạng xã hội Facebook là kết quả của
công việc được thực hiện bởi các đơn vị sản phẩm.
7
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì


GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

2.2.3. Lãnh đạo.
Mark Zuckerberg thu hút lòng tin, sự quý mến từ nhân viên khơng chỉ nhờ kiến
thức và tài năng, mà cịn bởi phong cách lãnh đạo đặc biệt của ông. Giám đốc điều
hành của Facebook đã thành công trong việc quản lý bằng cách ủy thác cho nhân viên
và tạo điều kiện cho họ thể hiện sáng tạo, xây dựng ý tưởng của mình. Phương pháp
này thúc đẩy sự sáng tạo nhanh chóng và liên tục mà tất cả nhân viên đều theo đuổi.
Facebook không chỉ chọn những người giỏi nhất cho cơng việc, mà cịn chú trọng đến
việc chọn những người phù hợp với văn hóa của cơng ty. Mark Zuckerberg đã nói: " Tự
do sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên và tạo cơ hội cho họ thử nghiệm nhiều khía
cạnh khác nhau trong tương lai. Vì vậy, tốt hơn là để họ thoải mái thể hiện bản thân
thay vì hạn chế, ép buộc họ vào các quy chuẩn cụ thể. "
2.2.4. Kiểm soát.
a) Kiểm soát nhân viên với phương pháp phân quyền
Để đạt được thành công lớn, việc xây dựng một đội ngũ làm việc đầy đẳng cấp
là không thể thiếu. Ở Facebook, quyền lực được giao cho nhân viên để họ có thể tạo ra
những thay đổi và phát triển ý tưởng của mình..
b) Kiểm sốt hiện hành
Facebook thực hiện đánh giá hiệu suất hàng sáu tháng một lần nhằm thu thập
thông tin chi tiết từ người quản lý của nhân viên. Theo Lori Goler, đánh giá này không
phải là điều tra, mà là các điểm kiểm sốt. "Chúng tơi làm điều này hai lần một năm vì
doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và sản phẩm chúng tôi di chuyển rất nhanh. Nếu bạn
đợi cả năm, nhiều thứ đã thay đổi," cơ nói. Các đánh giá này không dùng để quyết định
sa thải nhân viên kém hiệu suất, mà có thể dẫn đến phân cơng trách nhiệm mới cho
nhân viên cụ thể và mở cửa cho cuộc thảo luận tiếp theo.
Tại Facebook, mọi nhân viên trên tồn cầu đều có quyền truy cập vào phần

mềm nội bộ để chia sẻ thông tin. Các nhà quản lý được huấn luyện để không quản lý
chi tiết mà thay vào đó hướng dẫn và cung cấp phản hồi thời gian thực.
8
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

Các đồng nghiệp có thể cung cấp thông tin phản hồi thông qua phần mềm và có
một chức năng "cảm ơn "dành cho nhau.
Theo Goler, quá trình này "nhận biết, thừa nhận và đánh giá cao những người
làm việc thực sự tuyệt vời" và đảm bảo bạn nhận được phản hồi từ tất cả những người
mà bạn làm việc với thường xuyên nhất.
Tất cả thông tin phản hồi được thu thập trong hệ thống này đều công bằng trong
việc xem xét hiệu suất mỗi sáu tháng, và các nhà quản lý gửi yêu cầu phân tích cho 3-5
thành viên trong nhóm làm việc gần nhất với nhân viên để xem họ hành xử như đồng
đội.
Goler giải thích rằng trung bình cần khoảng 3-5 đánh giá ngang hàng, vì
Facebook đã phát hiện rằng sau 5 lần đánh giá, họ bắt đầu nhận thức những điểm tương

tự. "Việc thực hiện quá trình một cách hiệu quả là rất quan trọng," cơ nói.
Nhân viên cũng được u cầu tự đánh giá để hồn thiện cuộc rà sốt tổng thể.
Sau khi thu thập thông tin về nhân viên, các nhà quản lý họp để thảo luận các
phát hiện và xác định nơi mọi người đứng. Họ kết thúc quá trình bằng cách đề xuất cơ
hội mới cho các thành viên trong nhóm.
Q trình xem xét mất một vài tuần và Goler nhấn mạnh họ đặt nặng việc quay
trở lại làm việc và kiểm tra tiến triển thay vì tìm hiểu đột ngột về hiệu suất của nhân
viên.
c) Kiểm sốt sau thực hiện
Ngay khi mỗi dự án hồn thành, Facebook tổ chức cuộc họp đánh giá dự án.
Trong buổi họp này, mọi người đề cập đến mọi khía cạnh đã thực hiện, xem xét những
điểm mạnh, những sai lầm và cách để cải thiện. Mục tiêu của cuộc họp là đề xuất cách
tiến hành tốt hơn, giảm thiểu sai sót trong các dự án sắp tới. Các bài học từ những sai
lầm được chia sẻ rộng rãi để mọi người học hỏi từ kinh nghiệm của nhau. Học từ lỗi
của người khác thường là cách chi phí thấp nhất để rút ra bài học.

9
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương


Lâm

2.3. Sự thất bại của Uber.
2.3.1. Sơ lược về Uber.
Uber, thành lập năm 2009, là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên cung cấp
dịch vụ vận chuyển thông qua ứng dụng công nghệ. Sự xuất hiện của Uber đã tạo ra
một đợt cạnh tranh lớn trong ngành với các công ty đối thủ có mơ hình kinh doanh
tương tự. Đến năm 2019, dịch vụ của Uber đã mở rộng tới 63 quốc gia và hơn 785 khu
vực đơ thị trên tồn cầu. Trong tháng 05/2020, Uber được định giá với hơn 80 tỷ USD
sau khi lần đầu tiên niêm yết công khai cổ phiếu (IPO), mặc dù giá trị này thấp hơn kỳ
vọng ban đầu, nhưng vẫn mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư.
Năm 2018, Uber Technologies thông báo quyết định bán toàn bộ phần kinh
doanh tại thị trường Đông Nam Á cho đối thủ Grab, với điều khoản nhận lại 27,5% cổ
phần của Grab. Bước đi này tiếp tục đánh dấu quá trình rút lui của Uber khỏi một số thị
trường toàn cầu.
2.3.2. Lý do thất bại của Uber.
a) Chiến lược kinh doanh
Uber đã phạm sai lầm khi tiếp cận thị trường Đông Nam Á với việc duy trì mơ
hình One Size-Fits All, khơng điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù địa phương. Phương
pháp tiếp cận tích cực, mạnh mẽ, thậm chí là" hiếu chiến" của Uber phản ánh phần nào
văn hóa ở Mỹ, nơi đề cao cạnh tranh và cá nhân, nhưng khó có thể được chấp nhận và
ưa chuộng ở các nền văn hóa chú trọng vào tinh thần cộng đồng như châu Á. Uber đã
đánh giá thấp bản sắc địa phương, dẫn đến thất bại trong việc thâm nhập thị trường
này.
b) Lý tưởng hóa sản phẩm
Điểm yếu chí tử của Uber nằm ở việc họ tập trung quá nhiều vào việc lý tưởng
hóa sản phẩm mà bỏ qua việc nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ. Uber thường chỉ
được coi là một cơng ty nước ngồi, khơng hiểu rõ về người tiêu dùng, và điều này đã
đẩy họ vào tình thế nguy hiểm khi trở thành tâm điểm cho mọi chỉ trích liên quan đến

10
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

"dịch vụ giao thơng cơng nghệ". Điều này giải thích tại sao Uber ln phải chịu đựng
và bị Grab dẫn dắt nhiều lần.
2.4. Sự thất bại của Motorola.
2.4.1. Sơ lược về Motorola.
Motorola, một tập đồn viễn thơng đa quốc gia, được thành lập tại Hoa Kỳ vào
năm 1928. Công ty này ghi dấu ấn với những thành tựu lịch sử như "sáng tạo ra những
chiếc radio đầu tiên trên xe hơi, điện thoại di động tiên tiến đầu tiên, và thiết bị đầu tiên
có khả năng truyền tải âm thanh và hình ảnh từ mặt trăng về trái đất."
2.4.2. Lý do thất bại của Motorola.
a) Cơ cấu tổ chức
Điểm yếu chí tử của Uber nằm ở việc họ tập trung quá nhiều vào việc lý tưởng
hóa sản phẩm mà bỏ qua việc nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ. Uber thường chỉ
được coi là một cơng ty nước ngồi, khơng hiểu rõ về người tiêu dùng, và điều này đã

đẩy họ vào tình thế nguy hiểm khi trở thành tâm điểm cho mọi chỉ trích liên quan đến
"dịch vụ giao thơng cơng nghệ". Điều này giải thích tại sao Uber ln phải chịu đựng
và bị Grab dẫn dắt nhiều lần.
b) Hoạt động kiểm soát nhân viên
Do lãnh đạo cấp cao thiếu sự suy nghĩ sâu xa, không ai thực sự để ý liệu cơng ty
có mất những yếu tố làm nên tầm vóc của nó hay khơng, điều này có thể gây sự tan rã
cho "đội ngũ tốt nhất".

11
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận cuối kì

GVHD: Thầy Bùi Dương

Lâm

PHẦN 3. TỔNG KẾT
Kết luận bài tiểu luận này, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã đọc và đánh
giá. Chúng em đã nghiên cứu và tìm hiểu về sự cần thiết của hoạt động quản trị của
doanh nghiệp đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình vận hành cũng như tầm ảnh
hưởng của vấn đề quản trị đến công ty.

Qua quá trình nghiên cứu trên, chúng em nhận thấy rằng quản trị có sự ảnh
hưởng cực kỳ mạnh mẽ đến cách mà khách hàng, đối tác hay thậm chí chỉ đơn giản là
một người bất kỳ nhìn vào doanh nghiệp ấy. Và nghiễm nhiên rằng, các yếu tố từ quản
trị cấu thành ln đóng một vai trị tinh thần cực kì quan trọng khơng chỉ với người
ngồi doanh nghiệp mà cịn đến chính bản thân nhân viên của họ.
Hoạt động quản trị là một trụ cột không thể thiếu cho sự thành công hay thất bại
của bất kỳ tổ chức nào. Dựa trên những phân tích và chứng minh đã được trình bày,
khơng thể phủ nhận vai trị cấp thiết của nó trong việc định hình kết quả cuối cùng của
tổ chức.
Vì vậy, hoạt động quản trị khơng chỉ là một phần của tổ chức, mà là nền tảng
quyết định cho sự phát triển và thành cơng của nó. Hy vọng rằng bài tiểu luận này của
nhóm sẽ mang lại một cái nhìn tổng quan về sự cần thiết của hoạt động quản trị của
doanh nghiệp.
Một lần nữa, em – Lê Bảo Ngọc xin chân thành cảm ơn thầy đã dành thời gian
để đọc bài tiểu luận này!

12
Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Ngọc
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận

GVHD: Thầy Bùi Dương


Lâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Sách “Kỷ nguyên mới của quản trị” của Richard L. Daft và các tài liệu liên quan

tới bộ mơn Quản trị học.
2.

kienthuc.net.vn

3.

doanhnhanvn.vn

4.

vinaseco.vn

Nhóm thực hiện: Thú mỏ vịt
23C1MAN50200147

Downloaded by tran quang ()

Lớp:




×