Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bài tiểu luận môn quản trị học chủ đề vi phạm lợi ích của nhân viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.64 KB, 21 trang )

lOMoARcPSD|11424851

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN MƠN QUẢN TRỊ HỌC
Chủ đề: Vi phạm lợi ích của nhân viên
Giảng viên hướng dẫn: Lê Việt Hưng
Khoá - Lớp: K48 - KMC01
Mã lớp học phần: 23C1MAN50200106
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Ngơ Lan Anh

31221022529

Lâm Thiện Khánh

31221025566

Nguyễn Thị Thanh Mai

31221023328

Nguyễn Thị Ngọc Trang

31221022727

TP.HCM, ngày 5 tháng 9 năm 2023

Downloaded by nhung nhung ()




lOMoARcPSD|11424851

MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2

1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

2

2. Mục tiêu của đề tài.

3

2.1. Mục tiêu tổng quát

3

2.2. Mục tiêu cụ thể.

3

3. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

3

4. Cấu trúc luận văn


5

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

5

1. Đạo đức trong kinh doanh

5

2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức trong kinh doanh

5

3. Lợi ích của nhân viên

7

4. Sự cần thiết của việc đảm bảo lợi ích của nhân viên

8

5. Vi phạm lợi ích của nhân viên

8

III. VI PHẠM LỢI ÍCH CỦA NHÂN VIÊN VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH
DOANH


10

IV. CÁC VÍ DỤ VỀ VI PHẠM/BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA NHÂN VIÊN TRONG
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
11
1. Khủng hoảng nợ: Evergrande Group đối mặt với hàng loạt vấn đề tài chính và
đạo đức kinh doanh.
11
2. VNG - Môi trường làm việc hấp dẫn hàng đầu tại Việt Nam

12

V. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ

14

1. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm lợi ích của nhân viên

14

1.1. Nguyên nhân chủ quan

14

1.2. Nguyên nhân khách quan

15

2. Hậu quả của vi phạm lợi ích của nhân viên


16

VI. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

18

1. Các giải pháp đề xuất

18

2. Kết luận

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

1

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

I. Giới thiệu về đề tài
1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh nền kinh tế và xã hội đang có nhiều biến động hiện nay, các vấn đề
xung quanh chúng ta ngày một nhiều trong khi những vấn đề tồn đọng từ trước vẫn
chưa được giải quyết triệt để. Trong đó, việc “vi phạm lợi ích của nhân viên” luôn là

một vấn đề nghiêm trọng và gây nhiều tranh cãi trong thị trường lao động.
Theo báo cáo của VietnamWorks về tình hình thị trường lao động năm 2022, có nhiều
nguyên nhân khiến người lao động rời bỏ cơng việc hiện tại, trong đó mơi trường làm
việc khơng phù hợp chiếm tỉ lệ cao nhất (40%) với một vài nguyên nhân vi phạm đến
lợi ích của nhân viên có thể kể đến như: khơng thanh tốn đầy đủ tiền lương, thưởng,
bảo hiểm; không tôn trọng quyền riêng tư, sở thích, tơn giáo của nhân viên; khơng
cung cấp điều kiện làm việc an tồn, sạch sẽ; khơng có cơ hội thăng tiến, đào tạo; bị
quấy rối, bắt nạt, gây áp lực tâm lý… Những vi phạm này không chỉ ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng lao động, mà còn gây ra những hậu quả xã hội như: giảm thu
nhập, gia tăng nghèo đói, mất cân bằng giới, suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ tự tử…
Có thể nói, từ sau đại dịch Covid-19, các mối quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền lợi
của người lao động của giới trẻ nói riêng và tồn thể xã hội nói chung đang ngày được
nâng cao và luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi nhất. Và để khắc phục tình trạng “vi
phạm lợi ích nhân viên” trong kinh doanh, chúng ta ln cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa chính quyền, doanh nghiệp và người lao động.
Từ những mối quan tâm về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như việc
tìm hiểu về tình trạng “vi phạm lợi ích nhân viên” trong kinh doanh, nhóm chúng em
đã thực hiện đề tài về tình trạng này.

2

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm tìm hiểu chung về đạo đức trong kinh doanh và nghiên cứu ngun nhân của
tình trạng vi phạm lợi ích nhân viên trong kinh doanh cũng như những giải pháp đề

xuất cho tình trạng này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu chung về đạo đức trong kinh doanh.
Đánh giá mức độ và nguyên nhân của việc vi phạm lợi ích nhân viên trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam.
Phân tích ảnh hưởng và hậu quả của việc vi phạm lợi ích nhân viên đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp và sự phát triển của xã hội.
Đề xuất các giải pháp để ngăn chặn và giảm thiểu việc vi phạm lợi ích nhân viên trong
các doanh nghiệp.
3. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Thứ nhất, đề tài xây dựng với mong muốn nâng cao nhận thức và nâng cao mối quan
tâm của giới trẻ về vai trò quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của người lao động;
góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền, doanh nghiệp và người
lao động về việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu mang đến những thơng tin giới thiệu, khái qt về tình
trạng “vi phạm lợi ích nhân viên”, từ đó góp phần nâng cao thêm sự quan tâm của xã
hội, giúp mang đến những đánh giá, quan điểm khách quan, đúng đắn, chính xác hơn
từ xã hội đối với tình trạng này.
Thứ ba, đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp thiết thực và khả thi để cải thiện môi
trường làm việc và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp, qua đó, giúp

3

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

doanh nghiệp xây dựng một văn hóa làm việc mang tính tích cực; đồng thời, tạo nền
tảng cho sự thành công và phát triển bền vững sau này.

4. Cấu trúc luận văn
Phần 1: Giới thiệu chung về đề tài.
Phần 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tình trạng vi phạm lợi ích nhân viên.
Phần 3: Mối quan hệ giữa vi phạm lợi ích của nhân viên và đạo đức trong kinh doanh.
Phần 4: Các ví dụ về lợi ích của nhân viên trong đạo đức trong kinh doanh
Phần 5: Nguyên nhân và hậu quả của tình trạng vi phạm lợi ích nhân viên.
Phần 6: Các giải pháp đề xuất và kết luận.

4

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

II. Cơ sở lý thuyết
1. Đạo đức trong kinh doanh
Đạo đức kinh doanh (business ethics) là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có
tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh
doanh. Đạo đức kinh doanh được những người hữu quan tự nguyện, tự giác thực hiện
và chịu sự ảnh hưởng rất lớn của trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nơi mà
doanh nhân, chủ doanh nghiệp sinh sống và tạo dựng cơ nghiệp. Đạo đức kinh doanh
là một trong những căn cứ quan trọng để một người hay một tổ chức định hình các
quyết định, hành động và sau đó được đánh giá từ bên trong ra bên ngoài. Chúng có
thể được coi là đúng đắn hoặc khơng đúng đắn, tùy thuộc cách biện giải của những
người hữu quan.
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt
động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo
đức khơng hồn tồn giống các hoạt động khác: tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả

kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực
khác như giáo dục, y tế, … hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ,
con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức,
kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã
hội chung.
2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức trong kinh doanh
Tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa,
giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành
luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản
xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho
thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký
kết), và người tiêu dùng không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật,
sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn
5

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ơ, thụt két, “chiếm cơng vi
tư”.
Ví dụ: Nhiều doanh nghiệp lợi dụng lòng tin của nhiều bạn sinh viên mới ra trường,
yêu cầu các bạn cung cấp các khoản phí cho việc đào tạo hay “phí xin việc” để thu lợi
trái phép. Điều này không chỉ làm trái với đạo đức lương tâm mà cịn khơng đúng với
những chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh.
Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm
giá, quyền lợi chính đáng, tơn trọng hạnh phúc, tơn trọng tiềm năng phát triển của
nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp
khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với

đối thủ cạnh tranh, tơn trọng lợi ích của đối thủ.
Ví dụ: Nhân viên cần được tơn trọng và đối xử bình đẳng như nhau, khơng chỉ vì sự
khác biệt màu da, vùng miền, giới tính,... mà bị ngược đãi, tấn cơng hay quấy rối. Việc
tôn trọng nhân viên và đối xử cơng bằng thể hiện được tính chun nghiệp của một
nhà quản trị thông minh, đồng thời cũng tạo ra một mơi trường làm việc lành mạnh và
đảm bảo được tính đạo đức trong kinh doanh.
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu
quả gắn với trách nhiệm xã hội: bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lĩnh vực kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận
phải giải quyết hài hòa nhất mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa
lợi nhuận và đạo đức. Việc giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ này chỉ có nghĩa là
chủ thể kinh doanh khi thực hiện các lợi ích chính đáng của mình, khơng làm tổn hại
đến lợi ích chính đáng của khách hàng, của xã hội. Các chủ thể kinh doanh khi hướng
tới lợi ích cá nhân mà vẫn tơn trọng lợi ích khách hàng, lợi ích xã hội thì lợi ích cá
nhân mới ổn định và lâu dài.
Ví dụ: Doanh nghiệp cần hiểu rằng tất cả mối quan hệ đều là win-win nên việc cân
bằng lợi ích giữa mình với khách hàng và xã hội phải luôn được đề cao. Điều đó
khơng chỉ nâng cao giá trị của thương hiệu mà cịn xây dựng được lịng tin, hình ảnh
6

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

đạo đức nghề nghiệp trong mắt của người tiêu dùng nói chung và các khách hàng tiềm
năng của doanh nghiệp nói riêng.
Quan tâm đến mơi trường: Trong bối cảnh phát triển của thế giới, việc bảo vệ môi
trường là một trách nhiệm quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Chúng ta cần nhận

thức và thực hiện những hành động nhỏ để giảm thiểu khí thải, chất thải nguy hại.
Điều này u cầu sự đồng lịng và đóng góp của tất cả thành viên trong tổ chức, cùng
nghĩ, thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Hơn nữa, tham gia vào các chương
trình tình nguyện liên quan đến mơi trường cũng là một cách để chung tay xây dựng
một tương lai bền vững cho mơi trường.
Ví dụ: Việc xả thải nước khơng qua xử lý hay khí độc ra mơi trường luôn là vấn đề
gây tranh cãi, không chỉ đơn thuần là vấn đề giữa doanh nghiệp và nhà nước mà còn
ảnh hưởng lên tất cả mọi người trong xã hội. Một doanh nghiệp đề cao và coi trọng
đạo đức trong kinh doanh sẽ khơng bao giờ vì lợi ích của mình mà đặt lên trên lợi ích
chung của xã hội. Doanh nghiệp cần phải xem xét tình hình nóng lên tồn cầu, biến
đổi khí hậu, từ đó, các nhà quản trị cần hiểu rõ được doanh nghiệp của mình cần có
trách nhiệm, trước hết là với mơi trường, sau đó là sức khỏe của xã hội, hình ảnh
thương hiệu,...
3. Lợi ích của nhân viên
Phúc lợi bắt buộc: thai sản, trợ cấp ốm đau, khuyết tật, thương vong, hưu trí, tai nạn
lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Phúc lợi bổ sung/tự nguyện: Ngoài ra, để giúp tinh thần của nhân viên được nâng
cao và năng suất làm việc hơn, doanh nghiệp cịn có thể triển khai các chế độ phúc lợi
tự nguyện, tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của nhân viên. Một số các hình thức
doanh nghiệp có thể cân nhắc như:
+ Các chương trình đào tạo kỹ năng và kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn.
+ Các chuyến du lịch và nghỉ dưỡng, team building.
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
+ Trợ cấp đi lại, ăn uống.
7

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851


+ Động viên và an ủi từ các nhà quản lý, quản trị, đồng nghiệp.
4. Sự cần thiết của việc đảm bảo lợi ích của nhân viên
Giữ chân nhân viên, giảm tỷ lệ nghỉ việc: chế độ phúc lợi cho nhân viên là một
trong những phương pháp tốt nhất để nâng cao sự cam kết của nhân viên với công
việc hiện tại. Khi nhận được sự quan tâm, đãi ngộ chu đáo, nhân viên sẽ cảm thấy gắn
bó lâu dài với tổ chức hơn. Nhờ đó doanh nghiệp có thể xây dựng được các chiến lược
giữ chân nhân viên giỏi một cách hiệu quả.
Nâng cao năng suất lao động: mục đích của các chính sách phúc lợi cho nhân viên là
làm gia tăng sự thỏa mãn trong công việc của người lao động, từ đó cho họ động lực
để làm việc năng suất hơn. Khi được cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết, nhân
viên sẽ không bị phân tâm bởi những vấn đề cá nhân như “cơm áo gạo tiền” và tập
trung tồn thể cho cơng việc.
Thu hút nhân tài, nguồn lực tiềm năng: Chế độ đãi ngộ là một công cụ hữu hiệu
cho các nhà tuyển dụng trong việc thu hút nhân tài. Quan tâm hàng đầu của người lao
động khi xem xét ứng tuyển vào công ty ln là lương bổng và các chính sách đãi
ngộ, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Bởi vậy, nếu như được xây
dựng bài bản, chế độ đãi ngộ có thể được coi như “vũ khí” cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường nguồn nhân lực.
5. Vi phạm lợi ích của nhân viên
Thứ nhất, doanh nghiệp trả lương cho nhân viên quá thấp, bớt xén tiền công bằng việc
không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động nhưng trốn đóng bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động
Thứ hai, điều kiện làm việc và sống không đảm bảo: không khi làm việc luôn trong
trạng thái căng thẳng, môi trường bị ô nhiễm, tai nạn lao động luôn rình rập, bữa ăn
trưa và giữa ca của người công nhân quá nghèo nàn, không đủ để đảm bảo tái tạo sức
lao động.

8


Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

Thứ ba, điều kiện lương không tương xứng: người lao động buộc phải làm thêm giờ,
tăng ca, tăng kíp để tăng thu nhập nhưng chủ lao động lại trả tiền làm thêm giờ không
tương xứng với mức độ sức lao động mà họ bỏ ra.
Cuối cùng, các chủ doanh nghiệp tự định ra mức thưởng và phạt một cách tùy ý,
khơng có cơ sở, căn cứ nào, chủ yếu tận dụng sức lao động của người lao động chứ
không khuyến khích một cách tơn trọng, khách quan, cơng bằng đối với họ.

9

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

III. Vi phạm lợi ích của nhân viên và đạo đức trong kinh doanh
Đạo đức trong kinh doanh chính là bộ quy tắc về đạo lý và những giá trị điều khiển
hành vi của một cá nhân hay một nhóm được dùng để đánh giá điều gì là tốt hay xấu
hơn là đúng hay sai. Vì vậy, phần lớn các quyết định có liên quan đến đạo đức liên
quan đến liệu việc làm đó có ảnh hưởng đến nhân cách hay lương tâm hơn là đặt lên
bàn cân về sự đúng sai theo quan điểm của các nhà quản trị hiện đại.
Khi đề cập đến vi phạm lợi ích của nhân viên, các nhà quản trị có xu hướng phớt lờ đi
vì lợi ích chung của doanh nghiệp hay vì lợi ích của các nhân. Điều đó phụ thuộc rất
lớn vào quyết định của nhà quản trị.
Giả dụ như nhà quản trị có thể biết được khi các đề xuất và phần thể hiện của thành
viên nào tốt hơn hay có ích hơn, nhưng vì thiên vị hay tư thù thì nhà quản trị có thể

đưa ra một quyết định khơng cơng bằng. Điều đó có thể quy rằng nhà quản trị làm sai
theo định nghĩa cũ về đạo đức kinh doanh, nhưng qua nhiều năm, thì đã có sự thay đổi
trong định nghĩa và quan điểm, vì vậy chỉ có thể kết luận quyết định của nhà quản trị
là xấu nhưng khơng thể nói họ làm sai.
Song, ví dụ trên cho ta thấy được những vấn đề lưỡng nan trong đạo đức và mối tương
quan giữa đạo đức trong kinh doanh và vi phạm lợi ích của nhân viên có quan hệ chặt
chẽ như thế nào.

10

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

IV. Các ví dụ về vi phạm/bảo vệ lợi ích của nhân viên trong đạo đức kinh doanh
1. Khủng hoảng nợ: Evergrande Group đối mặt với hàng loạt vấn đề tài chính và
đạo đức kinh doanh.
Tập đồn China Evergrande từng là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai của Trung
Quốc với hơn 1300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố. Ngoài ra, Evergrande
cũng đầu tư vào một số ngành khác như kinh doanh xe điện, chăm sóc sức khoẻ và
cơng viên giải trí.
Tuy nhiên, vào năm 2021, Tập đồn này gặp khó khăn do vay nợ rất nhiều nhưng
khơng có khả năng chi trả sau khi Bắc Kinh bắt đầu siết chặt tình trạng vay quá mức
của các hãng bất động sản, nhằm kiềm chế sự tăng vọt giá nhà đất. Điều này đã gây ra
một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, không chỉ gây
thiệt hại cho những chủ sở hữu nhà và hệ thống tài chính, nó cịn tác động trực tiếp
đến việc làm và quyền lợi của người lao động tại Tập đoàn này.
Vào cuối năm 2021, Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande rơi vào
khủng hoảng thanh khoản trầm trọng với khoản nợ được ước tính hơn 330 Tỷ USD chiếm khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, theo

những nguồn tin thân cận, China Evergrande New Energy Vehicle - công ty con
chuyên về mảng ô tô điện của China Evergrande đã xảy ra tình trạng trì hỗn việc trả
lương cho một số nhân viên, đồng thời không thể thanh toán cho các nhà cung cấp
thiết bị theo như hợp đồng. Hầu hết nhân viên tại China Evergrande New Energy
Vehicle đều được trả lương 2 lần mỗi tháng, một lần vào đầu tháng và lần còn lại vào
ngày 20 hàng tháng. Tuy nhiên khi hết tháng, một số quản lý cấp trung và nhân viên
của công ty vẫn chưa nhận được đợt lương thứ hai của tháng 9/2021.
Kết quả, vào ngày 17/08/2023, Tập đồn Evergrande chính thức nộp đơn xin phá sản
ở New York, Mỹ. Tuy đây có thể là lý do khách quan mà doanh nghiệp không thể
lường trước được nhưng sau vụ việc vẫn phải đặt ra câu hỏi về khả năng quản lý tài
chính và xây dựng chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo. Mặc dù chính phủ Trung
Quốc đã u cầu Evergrande nhanh chóng tìm cách giải quyết vấn đề để đảm bảo ổn
11

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

định cho thị trường và bảo vệ quyền lợi của nhân viên cũng như những người mua
nhà, nhưng chính sách thất bại, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đối với những người
liên quan, đơn cử là những nhân viên trực thuộc. Họ không chỉ mất đi kế sinh nhai mà
cịn có nguy cơ mất cả lương nợ, bảo hiểm y tế và các chế độ phúc lợi sau nghỉ việc;
hoặc doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn những khoản đền bù thiệt hại.
2. VNG - Môi trường làm việc hấp dẫn hàng đầu tại Việt Nam
VNG là công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập từ năm 2004. Đây
là một trong những kỳ lân cơng nghệ tại nước ta với vốn hóa thị trường đạt mức
29.500 tỷ VNĐ tương đương 1.25 tỷ USD.
Đi cùng với đó, VNG cũng được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có mơi
trường làm việc tốt nhất Việt Nam, đặc biệt là tốt nhất trong ngành thương mại điện

tử, internet với cơ sở vật chất lý tưởng, điều kiện làm việc và những sự đãi ngộ tốt
nhất.
Về môi trường làm việc tại VNG: VNG Campus được thiết kế theo không gian mở với
các bàn họp nhanh (hot deck) để mọi nhân viên có thể linh hoạt tương tác, thảo luận
nhóm, brainstorming….Khu vực sảnh với giếng trời khổng lồ tận dụng ánh sáng tự
nhiên tối đa, đây còn là nơi để nghỉ trưa, thư giãn với cho các nhân viên được bố trí
các ghế lười trải dọc hoặc là nơi tổ chức các sự kiện chung của công ty. Bên cạnh sự
hiện đại thì bao quanh khu vực văn phịng được bố trí các khơng gian xanh rộng rãi,
thoải mái. Ngồi ra cịn có các tiện ích giải trí như phịng game, hồ bơi muối khống,
các tiện ích như siêu thị, cà phê đều tập trung tại Campus của VNG.
Môi trường làm việc ở VNG được lấy ý tưởng từ việc mong muốn nhân viên có được
một mơi trường làm việc thoải mái và mang lại hiệu quả cao trong công việc. Tại đây,
nhân viên sẽ được thúc đẩy tối đa sự sáng tạo, nghiên cứu các sản phẩm, không gian
thoải mái để tương tác và trao đổi cải thiện công việc tốt hơn. Quan tâm đến nhu cầu
đời sống của nhân viên và đáp ứng đầy đủ với các dịch vụ tiện ích để giảm tải áp lực,
căng thẳng, mệt mỏi sau những ngày làm việc.

12

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

Về chế lương thưởng và đãi ngộ: Tại VNG, lương của nhân viên không chỉ là mức
lương cố định hàng tháng. Nếu năng lực và sự đóng góp của nhân viên thể hiện tốt và
xuất sắc sẽ nhận được lương thưởng từ các dự án để hoàn thành, từ sản phẩm, thưởng
cuối năm,... VNG chú trọng con người nên luôn tạo điều kiện đào tạo cho nhân viên
như các khóa học kiến thức chuyên môn về kỹ thuật, tiếp thị, kinh doanh đến các kỹ
năng mềm như kỹ năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, định hướng,...Và các chương

trình đào tạo thực tế tại nước ngồi.
Khơng chỉ như thế, VNG ln hiểu rằng gia đình chiếm quan trọng trong sự nghiệp
của các nhân viên chính vì vậy mà doanh nghiệp này cịn có các chính sách phúc lợi
cho gia đình các nhân viên. VNG đã quan tâm mở rộng thêm các chính sách chăm sóc
gia đình của nhân viên.
Từ những điều trên, ta có thể thấy VNG rất quan tâm đến những lợi ích và các phúc
lợi mà nhân viên của mình nhận được khi cống hiến cho doanh nghiệp. Có lẽ chính vì
vậy mà “kỳ lân cơng nghệ” luôn thu hút các những nhân tài trẻ cũng như có được sự
gắn bó lâu năm của những vị tiền bối trong ngành để tiếp tục giữ vững vị trí, tên tuổi
của mình trên thương trường.

13

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

V. Nguyên nhân và hậu quả của vấn đề
1. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm lợi ích của nhân viên
Nguyên nhân dẫn đến sự xâm phạm đến lợi ích người lao động từ phía những người
sử dụng lao động hiện được trình bày dưới 2 nguyên nhân chủ quan và khách quan.
1.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, chính là sự thiếu minh bạch và thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng lao động.
Khi hợp đồng lao động không được lưu động, hoặc các điều khoản và quyền lợi của
người lao động không được đề cập đầy đủ sẽ rất dễ xảy ra những hiểu lầm và mâu
thuẫn giữa hai bên. Điều này gây khó khăn trong việc bảo vệ lợi ích của người lao
động và là tiền đề dẫn đến những xung đột lợi ích sau này. Ngồi ra, nhiều trường hợp
nhân viên cũng không hiểu và nắm rõ được những quyền lợi được hưởng, chế độ và
chính sách mà công ty đã thiết lập, khiến cho họ dễ bị lợi dụng và không thể bảo vệ

được quyền lợi của bản thân mình.
Thứ hai, sự kỳ vọng quá cao. Sự kỳ vọng giữa người lao động đối với người sử dụng
lao động, và ngược lại, khi không được thoả mãn có thể dẫn đến xâm phạm lợi ích
nhân viên. Khi người lao động có mức độ kỳ vọng về mức lương, chế độ đãi ngộ,
chính sách cao hơn mức doanh nghiệp đề ra sẽ dẫn đến một môi trường làm việc đầy
căng thẳng, cảm thấy cơng sức mình bỏ ra không được đền đáp xứng đáng. Hoặc, khi
người lao động làm việc không đạt được sự kỳ vọng và yêu cầu của doanh nghiệp, họ
cũng sẽ rất khó được hưởng tồn bộ lợi ích và chính sách như hợp đồng ban đầu.
Thứ ba là sự vơ trách nhiệm và lịng ham lợi cá nhân. Nhiều người, đặc biệt là cấp trên
và ban lãnh đạo khơng nhìn nhận và làm đúng vai trị của bản thân, sẵn sàng có những
hành vi trục lợi từ chính nhân viên của mình vì lịng ham lợi, từ đó ảnh hưởng đến lợi
ích chung của tổ chức và lợi ích riêng của người lao động.
Cuối cùng là thiếu hoà nhập và tương tác. Khi đi làm, mỗi nhân viên cần chủ động
hịa nhập với mơi trường mới, bởi nếu không sẽ dẫn đến những sự phân biệt và đối xử
14

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

bất cơng sau này. Ngồi ra, khi khơng có sự trao đổi tương tác, doanh nghiệp cũng sẽ
rất khó để nắm bắt được những mong muốn từ người lao động, chính vì vậy người lao
động nên mạnh dạn bày tỏ những vấn đề và yêu cầu của bản thân.
1.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất chính là do khủng hoảng kinh tế suy thối. Trong thời kỳ nền kinh tế khó
khăn như hiện nay, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, nhiều tổ chức buộc phải cắt
giảm nhiều chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu suất làm việc. Điều này có thể dẫn
đến một số vi phạm lợi ích của người lao động, ví dụ như cắt giảm tiền lương, nhân sự
hay chế độ phúc lợi. Đây là nguyên nhân khách quan mà doanh nghiệp không hề

mong muốn, việc làm này là bắt buộc để giúp doanh nghiệp trụ vững và vượt qua giai
đoạn khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải có hướng xây dựng và thực hiện
phương án sử dụng lao động đúng quy định pháp luật, nếu không sẽ được xem là hành
vi vi phạm vào lợi ích của nhân viên.
Thứ hai có thể kể đến chính là thị trường cạnh tranh khốc liệt. Trong môi trường kinh
doanh cạnh tranh, các công ty thường xuyên phải đối mặt với áp lực tăng hiệu suất giảm chi phí. Giả sử như để sản phẩm có tính cạnh tranh về giá cả, nhiều doanh
nghiệp sẵn sàng vi phạm vào quyền lợi của nhân viên như trả tiền tăng ca không tương
xứng, nhiều lúc yêu cầu làm không công, cắt xén lương lộc, bữa ăn trưa và giữa ca của
người công nhân quá nghèo nàn, không đủ để đảm bảo tái tạo sức lao động hay không
tuân thủ quy định về an toàn và bảo hiểm lao động. Những hành động này sẽ gây ra sự
xung đột lợi ích và gây tổn thương lớn cho người lao động trong môi trường làm việc.
Cuối cùng, chính là sự phát triển mãnh liệt của công nghệ trong thời đại 4.0. Ngày
nay, các tiến bộ trong khoa học công nghệ và tự động hoá, đặc biệt là sự ra đời và phát
triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến một vài thay đổi nhân sự trong
doanh nghiệp. Nhiều cuộc tranh luận nổ ra và cho rằng khả năng phát triển của robot
cùng các ứng dụng AI sẽ mang lại sự thay đổi lớn đến thị trường lao động. Chính vì
vậy, một số ngành nghề được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ được tự động hố hồn
tồn trong vịng 10 - 15 năm nữa như: kế toán, nhân viên nhà máy, các công việc kho
bãi, sản xuất, nhập dữ liệu,v.v. Điều này sẽ gây ra sự gián đoạn công việc tương tự
15

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

như những gì nơng dân phải đối mặt trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, ảnh hưởng
trực tiếp đến cơ hội và quyền lợi của những người lao động ở những ngành nghề này
trong tương lai sắp tới.
2. Hậu quả của vi phạm lợi ích nhân viên

Việc vi phạm lợi ích nhân viên trong mơi trường việc làm có thể gây ra nhiều hậu quả
tiêu cực và ảnh hưởng lớn đến công ty, người lao động và cả xã hội. Dưới đây là 5 hậu
quả chính:
Một là sự mất lịng tin và khơng hài lịng của nhân viên. Khi cơng ty có những dấu
hiệu và hành vi xâm phạm quyền lợi, người lao động sẽ cảm thấy bản thân mình
khơng được tôn trọng và không được công nhận xứng đáng. Điều này khiến nhân viên
dễ nảy sinh tâm lý chán nản, những cảm xúc khơng hài lịng, bức xúc, hiệu suất làm
việc bị giảm sút, hay thậm chí cịn mất niềm tin vào ban lãnh đạo và rời bỏ công ty.
Hai là mất khả năng thu hút và giữ chân nhân viên tài năng. Bởi những nhân viên này
thường muốn làm việc trong một mơi trường cơng bằng và có đầy đủ quyền lợi - nơi
đem lại cảm giác tràn đầy năng lượng tích cực, sự hứng khởi và động lực để cống hiến
hết mình. Việc khơng đảm bảo một mơi trường làm việc lý tưởng và những quyền lợi
phù hợp sẽ khó thu hút và giữ chân nhân tài, dẫn đến mất cạnh tranh trong việc tuyển
dụng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của công ty.
Ba là phát sinh chi phí pháp lý. Vi phạm lợi ích nhân viên có thể khiến cơng ty phải
đối mặt với rủi ro và trách nhiệm pháp lý. Thường xuyên vi phạm quy định lao động
có thể dẫn đến các vụ kiện từ người lao động hay các cơ quan chính phủ. Điều này có
thể gây ra tổn thất lớn về tiền bạc và danh tiếng, từ đó tạo ra áp lực tài chính đáng kể
đối với cơng ty.
Bốn là ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh cơng ty. Cơng ty sẽ bị coi là khơng có đạo
đức và khơng có trách nhiệm xã hội, dẫn đến mất đi lòng tin của khách hàng, cổ đơng
và cả cộng đồng. Những hình ảnh tiêu cực này có thể kéo dài và lan rộng như cháy
rừng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tương lai phát triển của công ty và các hiệu ứng tiền
tệ.
16

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851


Năm là tác động lớn đến xã hội và cộng đồng. Việc vi phạm lợi ích của nhân viên
khơng chỉ ảnh hưởng đến cá nhân lao động mà còn gây ra các tác động tiêu cực đến xã
hội và cộng đồng. Điều này có thể đẩy một số người lao động vào hồn cảnh khó khăn
và suy thối, gây ra sự bất bình đẳng xã hội, chủ nghĩa tư bản cứng nhắc, từ đó gia
tăng sự phân tầng xã hội một cách khơng bình thường. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng
đến tinh thần đoàn kết trong cộng đồng cũng như lịng tin vào cơng lý và cơng bằng.
Vi phạm lợi ích của nhân viên không chỉ gây tổn hại cho mỗi cá nhân và cơng ty đó,
mà nó cịn ảnh hưởng đến cả môi trường kinh doanh chung. Một môi trường kinh
doanh không công bằng và thiếu đạo đức sẽ gây tổn hại và làm suy yếu niềm tin của
công chúng vào hệ thống kinh tế - xã hội. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng và
khơng ổn định trong hệ thống kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
bền vững và thịnh vượng của mỗi quốc gia.
Vì vậy, để xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững, các công ty
cần chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đây không chỉ là trách
nhiệm pháp lý mà còn là đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Bằng
cách tôn trọng và bảo vệ lợi ích nhân viên, cơng ty có thể tạo ra một mơi trường làm
việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và năng suất, thu hút và giữ chân nhân tài, góp
phần vào sự phát triển bền vững tồn cầu.

17

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

VI. Các giải pháp đề xuất và kết luận
1. Các giải pháp đề xuất
Để có thể xây dựng một mơi trường làm việc cơng bằng, an tồn và thúc đẩy sự phát

triển cá nhân của nhân viên, nhà quản trị nên áp dụng các giải pháp được đề xuất như
sau.
Đầu tiên, doanh nghiệp nên đảm bảo tuân thủ quyền lợi và chính sách nhân sự cơng
bằng. Điều này có thể đảm bảo bằng cách xem xét và đánh giá lại mọi chính sách
nhân sự hiện có để đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Nhà quản trị cũng nên đầu
tư vào việc đào tạo nhân viên và quản lý về quyền lợi và chính sách nhân sự, nhằm
đảm bảo cả nhân viên và quản lý có kiến thức và nhận thức đầy đủ về quyền lợi và
chính sách nhân sự, và áp dụng chúng một cách công bằng và nhất quán.
Thứ hai, việc xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cũng là một
giải pháp quan trọng. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ sức khỏe
và an toàn lao động được thực hiện đầy đủ và tuân thủ. Ngoài ra, cần tạo ra một môi
trường làm việc thoải mái và cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, bằng
cách định ra các chính sách linh hoạt về thời gian làm việc và phương thức làm việc.
Điều này giúp nhân viên có thể cân bằng giữa cơng việc và cuộc sống cá nhân, từ đó
tăng cường hiệu suất và độ hài lòng của nhân viên.
Cuối cùng, doanh nghiệp nên tuân thủ quy định lao động và sử dụng lao động hợp
pháp. Việc đảm bảo điều kiện lao động phù hợp, trả lương hợp lý và giảm thiểu lao
động trái phép giúp duy trì một mơi trường làm việc cơng bằng và ổn định. Doanh
nghiệp cần có quy trình mơi trường làm việc rõ ràng, đảm bảo tính minh bạch và tuân
thủ quy định về thời gian làm việc và giờ làm thêm, để nhân viên được đối xử công
bằng và công việc được chia sẻ một cách hợp lý.
2. Kết luận
Vi phạm về lợi ích của nhân viên trong đạo đức kinh doanh là một vấn đề nghiêm
trọng. Nguyên nhân của vi phạm này thường xuất phát từ sự thiếu nhạy bén, không
18

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851


hiểu rõ giá trị của nhân viên, hoặc áp lực để đạt được mục tiêu kinh doanh. Hậu quả
của vi phạm này có thể làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên, tăng tỷ lệ nghỉ
việc, và ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp.
Vì thế, trong quá trình quản trị một tổ chức, việc bảo vệ lợi ích của nhân viên không
chỉ là một trách nhiệm đạo đức, mà cịn là một chiến lược để dìu dắt doanh nghiệp
phát triển theo đúng mục tiêu được đề ra. Các nhân viên hài lịng và tự tin trong mơi
trường làm việc sẽ tự động đóng góp tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp. Việc
bảo vệ lợi ích của họ khơng chỉ giúp xây dựng một văn hóa tổ chức tích cực mà cịn
tạo nền tảng cho sự thành cơng và phát triển bền vững, đó chính là điểm cốt lõi của
quản trị học hiệu quả.

19

Downloaded by nhung nhung ()



×