Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 - MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 15 trang )

Chiên lưực phát triên gia đình Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- Một sơ kêt quả và vân đê đặt ra
Bùi Thị Hương Trầm’

Tóm tắt: Ở Việt Nam, gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội. Tất cả đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều có tác động trực tiếp, liên quan mật
thiết đến vấn đề gia đình. Tùy vào điều kiện thực tiễn cụ thể, quan điếm của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước về gia đình có những thay đổi nhất định nhưng
vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi. Ngày 29 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 629/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển gia đình
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Chiến lược có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc tạo khung chính sách về phát triển gia đình. Sau 10 năm thực hiện, các
mục tiêu của Chiến lược về cơ bản đã đạt được, góp phần thúc đẩy phát triên kinh
tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc quán triệt, thực hiện Chiến lược vẫn còn
một số điểm hạn chế. Dựa trên việc rà soát các nghiên cứu và số liệu, trong đó tập
trung vào Báo cáo Tổng kết Chiến lược của 63 tỉnh, thành và 15 phỏng vấn sâu
đại diện một số Bộ, ban ngành, địa phương, bài viết nhận diện một số vấn đề đặt
ra trong quá trình triển khai Chiến lược thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó, bài viết
gợi ra những khía cạnh cần chú ý về mục tiêu phát triển gia đình gan với mục tiêu
phát triển đất nước đến năm 2030 để thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển gia

đình Việt Nam trong giai đoạn tới*1.
Từ khóa: Gia đình; Chiến lược phát triển gia đình; Chính sách về gia đình.
Phân loại ngành: Xã hội học

Ngày nhận bài: 03/10/2022; ngày chỉnh sửa: 14/10/2022; ngày duyệt đăng:
25/10/2022.

* TS., Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
1 Bài viết là sản phẩm của Đe tài cấp Cơ sở “Những vấn đề đặt ra trong thực hiện Chiến lược


Phát ưiển gia đình Việt Nam đến năm 2030” do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới chủ ttì thực
hiện năm 2022.


Bùi Thị Hương Trầm

31

1. Bối cảnh xây dựng Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030
Đảng và Nhà nước Việt Nam rất coi trọng vai trị, vị trí của gia đình trong
xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ngày 21/02/2005, Ban

Bí thư ra Chỉ thị số 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị này đánh dấu sự phát triển nhận thức cho tồn xã
hội về gia đình và cơng tác gia đình. Chỉ thị xác định: “Gia đình là tế bào của xã

hội, nơi duy trì nịi giống, là mơi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và
giáo dục nhân cách con người; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp,

chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”2. Trong thời gian qua, những chuyển đổi về kinh tế gắn liền với

những biến đổi văn hóa xã hội đã tác động sâu sắc tới gia đình trên nhiều chiều
cạnh. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận

lợi, đồng thời cũng đặt gia đình và cơng tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách
thức. Gia đình Việt Nam ngày càng chịu nhiều tác động từ những biến đổi về
chính trị, kinh tế, mơi trường và dịch bệnh tồn cầu. “Cơng nghiệp hóa, hiện đại


hóa, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập và giao lưu quốc tế đã tạo nên những
biến đổi sâu sắc, toàn diện và chưa từng có đối với đời sống gia đình ở nước ta,

tác động, ảnh hưởng đến gia đình trên nhiều phương diện: ảnh hưởng đến chức
năng gia đình, cấu trúc gia đình, thiết chế gia đình... Thách thức đối với gia đình

Việt Nam là vừa phải giữ gìn, bảo vệ được những giá trị quý báu của gia đình
Việt Nam vừa phải tiếp thu các giá trị mới của thời đại” (Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch, 2010: 27).

Trong bối cảnh đó, ngày 29/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 629/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (sau đây gọi là Chiến lược Gia đình 2020). Chiến
lược Gia đình 2020 là sự tiếp nối Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai
đoạn 2005-20103 nhằm cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về gia

đình. Chiến lược Gia đình 2020 đặt ra 01 mục tiêu chung, 03 mục tiêu cụ thể

và 12 chỉ tiêu cho từng giai đoạn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập
trung phân tích 05 chỉ tiêu/12 chỉ tiêu, 05 chỉ tiêu này đại diện cho ba mức kết

quả đạt được: mức đạt cao nhất, mức đạt và mức đạt thấp nhất. Các mục tiêu
chung, mục tiêu cụ thể và 05 chỉ tiêu của Chiến lược Gia đình 2020 được cụ

thể như mơ hình sau:
2 Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tr. 1.

3 Ngày 16/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 106/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến

lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010.


32

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 4, tr. 30-44

Chiến lược Gia đình 2020 (mơ hình sơ lược)

Mục tiêu chung: xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là
tổ ấm cua môi người, là tế bào lành mạnh của xã hội

Mục tiêu 1: Nâng cao nhận
thức về vai trị, vị trí, trách
nhiệm của gia đình và cộng
đồng trong việc thực hiện
tốt chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật vê
hơn nhân và gia đình
'

Chi tiêu 3:
Hằng năm,
trung bình
giảm 10 15% hộ gia
đình có
bạo lực gia
đình

Chì tiêu 5:

Hằng năm,
trung bình
giảm 15%
(khu vực khó
khăn và đặc
biệt khó khăn
giấm 10%) hộ
gia đình có
người tảo hơn '

Mục tiêu 2: Kế thừa, phát
huy các giá trị truyên
thống tốt đẹp củạ gia
đình Việt Nam; tiếp thu
có chọn lọc các giá trị
tiên tiến của gia đình
k trong xã hội phát triển y

Chi tiêu 2:
Năm 2015
đạt 85% và
năm 2020
đạt 95% hộ
gia đình
dành thời
gian chăm
sóc, dạy bảo
con,cháu
k
____ /


Chi tiêu 3:
Năm 2015
đạt 85% và
năm 2020 đạt
95% hộ gia
đình chăm
sóc, phụng
dưỡng chu
đáo ơng, bà,
cha, mẹ

Mục tiêu 3: Nâng cao
năng lực của gia đinh
trong phát triển kinh tế,
ứng phó với thiên tai và
khung hoảng kinh tế; tạo
việc làm, tăng thu nhập
và phúc lợi


' Chi tiêu 2: Năm A
2015 đạt 90% và
năm 2020 đạt 95%
trở lên hộ gia đình
nghèo, hộ cận
nghèo được cung
câp kiện thức, kỹ
năng đệ phát triển
kinh tế, ứng phó

với thiên tai
;

Nguồn: Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Chiến lược Gia đình 2020 cũng ban hành 07 đề án thành phần nhằm cụ

thể hóa các giải pháp góp phần thực hiện thành cơng Chiến lược.
1. Đề án 1: Kiện toàn, đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện
cơng tác gia đình các cấp đến năm 2020.

2. Đề án 2: Tuyên truyền về xây dựng gia đình và phịng chống bạo lực gia

đình trên các phương tiện truyền thông đại chúng đến nãm 2020.
3. Đề án 3: Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phịng chống
bạo lực gia đình đến năm 2020.
4. Đề án 4: Nâng cao chất lượng các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây
dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020.

5. Đe án 5: Công tác an sinh xã hội giai đoạn 2012-2020.
6. Đề án 6: Xây dựng mạng lưới dịch vụ hồ trợ gia đình, hồ trợ thành viên gia
đình đến năm 2020.

7. Đề án 7: Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và phịng chống bạo lực gia
đình đến năm 2020.
(Nguồn: Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030).


Bùi Thị Hương Trầm


33

Để thực hiện thành công các mục tiêu cùa Chiến lược Gia đình 2020, ngày
04 tháng 12 năm 2012, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 81/NQ-CP ban hành Kế

hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo Ket luận so 26-TB/TW
ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Ban Bí thư về việc sơ kết Chỉ thị số 49-CT/TW

ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về “Xây dựng gia đình
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tiếp theo, ngày 03 tháng 01
năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2013/NĐ-CP quy định về cơng

tác gia đình.
Các hoạt động xây dựng văn bản pháp luật nói trên thê hiện quyêt tâm
mạnh mẽ của Việt Nam trong củng cố và phát triển gia đình. Hành lang pháp

lý thuận lợi này sẽ tạo điều kiện để mở rộng và nâng cao hiệu lực của cơng
tác gia đình.

2. Kết quả thực hiện Chiến lược gia đình 2020
2.1. Hoạt động phối họp liên ngành
Các hoạt động phối hợp liên ngành rất được chú trọng trong thực hiện

Chiến lược Gia đình 2020. Điều 2, Quyết định số 629/QĐ-TTg quy định 22 cơ
quan có trách nhiệm thực hiện Chiến lược, trong đó nhấn mạnh vai trị chủ trì

của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các Bộ, ngành có trách nhiệm ban hành

các văn bản chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện Chiến lược Gia đình 2020, đưa
các chỉ tiêu về gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia hằng

năm. Ở địa phương, các tỉnh, thành phố có trách nhiệm ban hành các Chỉ thị,
Quyết định, Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược Gia đình 2020. Để đảm bảo
tính hiệu quả trong hoạt động phối hợp liên ngành, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành 01 Nghị quyết, 01 Nghị định, 07 Quyết định và 02 Chỉ thị. Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch đã ban hành 02 Quyết định, 02 Chỉ thị và 01 Thơng tư. Tính
đến thời điểm tháng 10/2020, có tổng số 2.554 văn bản cấp tỉnh liên quan đến
việc triển khai thực hiện Chiến lược Gia đình 2020 được ban hành (Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch, 2020).
Nhìn chung, hoạt động phối hợp liên ngành trong thực hiện Chiến lược
Gia đình 2020 được đánh giá là hiệu quả và linh hoạt. Việc triển khai các

nhiệm vụ phối hợp được thực hiện thống nhất từ Trung ương tới địa phương,
bảo đảm tính chủ động, kịp thời, nghiêm túc trong thực thi pháp luật, góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về gia đình. Tuy nhiên, cơng tác

phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương vần còn một số vấn
đề bất cập. Bất cập đầu tiên phải kể đến là hoạt động quản lý nhà nước về gia


34

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, sồ 4, tr. 30-44

đình cịn chồng chéo nhiệm vụ và thiếu Ban Chỉ đạo cấp quốc gia trong thực
hiện Chiến lược Gia đình 2020:

“Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về
gia đình, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội lại thực hiện cơng tác quản

lý trẻ em, bình đẳng giới. Mặc dù Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao

nhiệm vụ chủ trì tố chức triển khai Chiến lược Gia đình 2020 nhưng vì khơng có
Ban Chỉ đạo cấp quốc gia nên đơi lúc Bộ Vãn hố, Thế thao và Du lịch rất khó
trong triển khai cơng việc với các Bộ khác ” (PVS, Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch).
Báo cáo sơ kết Chiến lược Gia đình 2020 cũng đã chỉ ra vấn đề bất cập
này: Cơ chế phối hợp giữa các cấp ủy Đảng với các ban, ngành, đoàn thề từ Trung
ương đến cơ sở trong việc thực hiện cơng tác gia đình chưa đồng bộ, chặt chẽ và
thường xuyên... Công tác phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo và các cấp,

các ngành thiếu chặt chẽ (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2016).

Xuất phát từ vướng mắc trong công tác phối hợp nên trong giai đoạn 1

(2012-2015), nhiều tỉnh, thành phố chưa triển khai được đầy đủ các Chỉ thị,

Quyết định, Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược Gia đình 2020. Tính đến
21/01/2016: 09 tỉnh chưa có báo cáo về triển khai Quyết định số 629/QĐTTg4; 40 tỉnh chưa có báo cáo về văn bản triển khai Nghị quyết số 81/NQCP5; 29 tỉnh chưa có báo cáo về việc thành lập Ban Chỉ đạo cơng tác gia đình

cấp tỉnh và 52 tỉnh chưa có báo cáo về triển khai Nghị định số 02/2013/NĐCP6 (Bảng 1).

4 Mục 13, Điều 2 của Quyết định 629/QĐ-TTg quy định trách nhiệm cùa ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương: a) Đưa các mục tiêu về gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội dài hạn và ngắn hạn của địa phương; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt
động theo định kỳ hằng năm; c) Chi đạo, hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục; d) Tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm gửi Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch.
5 Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 81/NQ-CP quy định

trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: căn cứ nhiệm vụ được
giao, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTg; trình Thủ tướng
Chính phủ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt các đề án, chương trình theo đúng thời
gian quy định, bảo đảm chất lượng và hiệu quả; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc
tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTg.
6 Điều 22 của Nghị định số 02/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phổ trực thuộc Trung ương: 1) Tổ chức, kiểm ưa việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơng tác
gia đình tại địa phương; 2) Xây dựng, triển khai thực hiện chương trinh, kế hoạch cơng tác gia đình
gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; 3) Bố trí ngân sách cho cơng tác
gia đình theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.


Bùi Thị Hương Trầm

35

Bảng 1. Tổng hợp tình hình ban hành các văn bản thực hiện
Quyết định số 629/QĐ-TTg, Nghị quyết số 81/NQ-CP, Nghị định số 02/2013/NĐ-CP
(giai đoạn 2012-2015)
Quyết định
số 629/QĐTTg

Nghị quyết số 81/NQ-CP
Văn bản
triển khai

Thành lập
BCĐ

Nghị định số

02/2013/NĐ
CP

Số tỉnh có báo
cáo

54

23

34

11

Số tỉnh khơng có
báo cáo

09

40

29

52

Nguồn: Tồng họp từ Phụ lục 1 ban hành theo Báo cáo sổ 08/BC-BVHTTDL ngày 21 tháng 01
năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Sơ kết Chiến lược Gia đình 2020.

2.2. Hoạt động truyền thông
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về thực hiện Chiến lược Gia đình 2020,

hoạt động truyền thông đã được triển khai sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân

với nhiều nội dung, hình thức đa dạng phong phú, phù họp với xu thế phát triển
(như sử dụng mạng xã hội, tương tác qua các hình thức khác nhau...). Các Bộ,
ban, ngành, đồn thể đều tổ chức các hoạt động truyền thông theo ngành dọc với

những nội dung chung và nội dung đặc thù. Nội dung chung như: chú trương
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về gia đình. Những nội

dung đặc thù như: Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức tuyên truyền gắn với hoạt động
giảng dạy ngoại khóa và chính khóa; Bộ Tư pháp tổ chức tun truyền gắn với
hoạt động trợ giúp pháp lý cho các nhóm đối tượng đặc thù như trẻ em, phụ nữ

bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán...
Nhiều hoạt động truyền thơng cộng đồng về chủ đề gia đình được tổ chức

với hình thức đa dạng. Có thể kể đến hai hình thức truyền thơng hiệu quả sau:

(1) Mít tinh, diễu hành vào các ngày kỷ niệm: Ngày Gia đình Việt Nam
28/6; Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3; Ngày Quốc tế phụ nữ 08/3; Ngày Phụ nữ
Việt Nam 20/10; Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11; Tháng
hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình. Tại các sự kiện này, nhiều

hoạt động được tổ chức như: giao lưu, hội thi, tọa đàm, gặp mặt biểu dương, tơn
vinh các gia đình tiêu biểu trên các lĩnh vực; Hội thi kiến thức ni dạy con tốt

góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình; Tổ chức triển lãm, trưng bày các sản
phẩm dành cho gia đình và do gia đình tự làm, gian hàng ẩm thực mang tính gắn

kết các thành viên trong gia đình, dịng họ; Trưng bày và bán sách về gia đình


nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho các gia đình...


36

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 4, tr. 30-44

(2) Các mơ hình, câu lạc bộ như “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Cha
mẹ ni dạy con tốt”, “Người cha tốt của con”, “Khi mẹ vắng nhà”, “Gia đình
phịng, chống tệ nạn xã hội”, “Gia đình 4 chuẩn mực”... Nhiều mơ hình có
sự tham gia của nam giới, qua đó thu hút nam giới chia sẻ trách nhiệm với
phụ nữ trong gia đình và hồ trợ phụ nữ tham gia cơng tác xã hội. Các mơ

hình, câu lạc bộ được đánh giá là có ý nghĩa tích cực nhất định, là cầu nối

truyền tải thông tin, giao lưu, chia sẻ vấn đề giáo dục gia đình, bình đăng giới,

phịng, chống bạo lực gia đình và can thiệp có hiệu quả (Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, 2020).

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một trong các cơ quan phối hợp7 để xây
dựng các chương trình hành động nhằm thực hiện mục tiêu của Chiến lược Gia

đình 2020. Tính đến tháng 8/2020, các cấp Hội tổ chức được 709.533 cuộc truyền
thông với 64.768.170 người tham dự; 227.675 cuộc Hội thi, mít tinh, hội nghị,
tọa đàm, nói chuyện chuyên đề với 8.267.809 người tham gia; 5.316.590 cuộc
sinh hoạt chi/tổ hội với 29.146.740 người tham gia, hàng triệu lượt phụ nữ và

các cặp vợ chồng được tư vấn, vận động áp dụng các biện pháp thực hiện kế

hoạch gia đình (Hội LHPN Việt Nam, 2020).
Bộ Thơng tin và Truyền thông là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện đề

án “Tun truyền về xây dựng gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình trên

các phương tiện thơng tin đại chúng đến năm 2020”. Bộ đã chỉ đạo, định
hướng các cơ quan báo chí, hệ thống phát thanh, truyền hình Trung ương và
địa phương, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên
truyền về xây dựng gia đình và phịng chống bạo lực gia đình; cung cấp tài

liệu, phổ biến những thông tin cần thiết tới cơ quan báo chí và lực lượng
phóng viên chun trách để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tuyên truyền;

khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong cơng tác tun truyền trong lĩnh vực này (Bộ Thơng tin và Truyền
thơng, 2020).
Có thể nói các hoạt động truyền thơng đã bám sát nội dung của Chiến lược

Gia đình 2020.

“Hoạt động truyền thơng được trỉến khai với nhiều thuận lợi, dễ theo dõi,

đảnh giá có được thực hiện hay khơng và thực hiện ở mức độ nào. Hoạt động
truyền thơng góp phần đạt được nhiều mục tiêu của Chiến lược Gia đình

7 Chương trình phối hợp số 4646/CTPH-BXHTTDL-HLHPNVN của Bộ VHTTDL và Hội

LHPN Việt Nam ban hành ngày 27/12/2012.



Bùi Thị Hương Trầm

37

2020. Với nhiều hình thức phong phủ, hấp dẫn, có tính chất lan tỏa sâu rộng
đến từng nhóm đối tượng, từng địa bàn dân cư, hoạt động truyền thơng góp
phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của người dãn
về gia đình và cơng tác gia đình ” (Ý kiến của đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch).
Tuy nhiên, nhìn lại 08 năm triển khai Chiến lược Gia đình 2020, cơng

tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức về gia đình cịn một số hạn

chế. “Một số địa phương thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về công
tác gia đình chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; nội dung, hình thức thơng
tin, tun truyền chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đặc

biệt là văn hóa vùng miền, địa phương” (Bộ Thơng tin và Truyền thông, 2020:

5). “Công tác tuyên truyền chưa thật sự phát huy được hiệu quả, chưa đến với
từng người dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới” (Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, 2020: 10). “Đối với các khu dân cư có

nhiều chung cư cao tầng hoặc khu chung cư có nhiều người nước ngồi sinh
sống thì việc tun truyền cịn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là thách thức

đối với lực lượng tuyên truyền viên tại cộng đồng. Một số loại hình câu lạc

bộ tại cộng đồng phát triển về số lượng nhưng chất lượng cịn hạn chế vì

nhiều lý do: kinh phí hồ trợ, nội dung sinh hoạt và hình thức tồ chức” (Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hà Nội, 2020: 8). Bên cạnh đó, các

tài liệu tập huấn và truyền thông chỉ tập trung nhiều về vấn đề bạo lực gia

đình, bình đẳng giới, chăm sóc con cái, tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống

mà thiếu vắng các thông tin về phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên
tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế.

2.3. Kết quả thực hiện các mục tiêu
Như đã giới thiệu ở phần đầu, trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập
trung phân tích kết quả đạt được của 05 chỉ tiêu trong Chiến lược Gia đình 2020.
Nhìn chung, kết quả thực hiện 05 chỉ tiêu cịn thấp và khơng đồng đều. Chỉ tiêu

3 thuộc Mục tiêu 1 “Hằng năm, trung bình giảm từ 10-15% hộ gia đình có bạo
lực gia đình” có số tỉnh đạt được cao nhất: 49/63 tỉnh, thành. Tiếp đến là Chỉ tiêu
2 thuộc Mục tiêu 3 “Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95%

trở lên hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để
phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng kinh tế”: 46/63
tỉnh, thành. Chỉ tiêu không đạt được cao nhất là Chỉ tiêu 5 thuộc Mục tiêu 1

“Hằng năm, trung bình giảm 15% (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn giảm

10%) hộ gia đình có người kết hơn dưới tuổi pháp luật quy định”: 30/63 tỉnh,
thành không đạt (Bảng 2).


38


Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 4, tr. 30-44

Bảng 2. Kết quả thực hiện 05 chỉ tiêu của 63 tỉnh, thành
Giai đoạn
2012 2015

Giai đoạn
2016-2019

45

49

Tinh không đạt

9

14

Tỉnh không có số liệu thống kê

9

Tinh đạt

Mục tiêu 1, chi tiêu 3

Mục tiêu 1, chỉ tiêu 5


Mục tiêu 2, chỉ tiêu 2

Mục tiêu 2, chỉ tiêu 3

Mục tiêu 3, chỉ tiêu 2

Tỉnh đạt

27

33

Tỉnh khơng đạt

19

30

Tỉnh khơng có so liệu thống kê

17

Tỉnh đạt

45

38

Tỉnh khơng đạt


4

25

Tinh khơng có số liệu thống kê

14

Tinh đạt

52

43

Tỉnh khơng đạt

5

20

Tỉnh khơng có số liệu thống kê

6

Tỉnh đạt

24

46


Tỉnh khơng đạt

21

17

Tỉnh khơng có số liệu thống kê

18

Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục số liệu Báo cáo sơ kết

và Báo cáo tổng kết Chiến lược Gia đình 2020.

Sở dĩ Chỉ tiêu 3 của Mục tiêu 1 có mức đạt cao nhất bởi hoạt động phịng,
chống bạo lực gia đình được hồ trợ từ 03 đề án thành phần: đề án số 2, đề án số
3 và đề án số số 7. Bên cạnh đó, các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, tổ tư vấn hòa

giải tại cộng đồng và thành viên Câu lạc bộ gia đình là những lực lượng nịng
cốt góp phần quan trọng giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình: “Nạn nhân bạo lực
gia đình đều nhận được sự hồ trợ, tư vấn tại các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, các
thành viên Câu lạc bộ gia đình, tổ tư vấn hịa giải tại cộng đồng. Các lực lượng
nòng cốt này đã kịp thời phát hiện, can thiệp, tư vấn, hồ trợ nên hạn chế nhiều

vụ bạo lực tại cộng đồng hoặc hạn chế mức độ mâu thuẫn trong gia đình” (Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Son, 2020: 6).

Chỉ tiêu 5 của Mục tiêu 1 có mức đạt thấp nhất. Giai đoạn 2012-2015, chỉ

có 27/36 tỉnh, thành đạt chỉ tiêu. Sang giai đoạn 2016-2019, sổ tỉnh đạt chỉ tiêu

tăng lên không nhiều: 33/36 tỉnh, thành đạt. Tình trạng tảo hơn tuy có giảm


Bùi Thị Hương Trầm

39

nhưng không đáng kể, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguyên nhân

là do một số phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại và sự hiểu biết pháp luật
của người dân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế (Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Cao Bằng, 2020). Điều này cho thấy

chấm dứt nạn tảo hôn vẫn là một thách thức rất lớn đối với cơng tác gia đình ở
Việt Nam hiện nay.
Trong giai đoạn 2012-2015, nhiều tỉnh thành khơng có số liệu thống kê về

kết quả thực hiện các mục tiêu. Nguyên nhân đầu tiên là một số các chỉ tiêu rất
khó định lượng được tỷ lệ phần trăm hoặc con số cụ thể, ví dụ Chỉ tiêu 2 của

Mục tiêu 2 “Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình
dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát

triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con,
cháu là trai hay gái” và Chỉ tiêu 3 của Mục tiêu 2 “Phấn đấu đến năm 2015 đạt

85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu
đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, ni con nhỏ”. Như thế nào sẽ


được tính là “dành thời gian chăm sóc” và “chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo”?.
Khi khơng thể lượng hóa được chỉ tiêu thì rất khó thống kê. Bên cạnh đó, cán bộ

làm cơng tác gia đình các cấp cịn thiếu và thường xun có sự thay đổi. cấp xã
chưa có cán bộ chuyên trách, chỉ có cơng chức văn hóa - xã hội kiêm nhiệm
nhiều việc. Số liệu về gia đình địi hỏi thu thập từ cấp thôn, khu dân cư nhung

hiện nay ngành khơng có đội ngũ cộng tác viên tại địa bàn khu dân cư và khơng
có kinh phí hồ trợ cho việc điều tra thu thập số liệu. Báo cáo tổng kết Chiến lược
Gia đình 2020 của tỉnh Lạng Sơn thẳng thắn nhìn nhận “một số chỉ tiêu được
thống kê chỉ mang tính ước lượng” (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng

Sơn: 11).

2.4. Ket quả thực hiện các đề án thành phần
Chiến lược Gia đình 2020 có 07 đề án thành phần nhưng 03 đề án không

được thực hiện mà chỉ triển khai lồng ghép trong các nhiệm vụ thuộc trách

nhiệm của Bộ chuyên quản. Với 04 đề án được thực hiện, thời gian từ lúc
trình phê duyệt đến lúc được phê duyệt là tương đối lâu: khoảng từ hơn một
năm đến hai năm. Riêng đề án số 5 không được quy định rõ trong Chiến lược

Gia đinh 2020 về thời gian trình phê duyệt (Bảng 3). Điều này ảnh hưởng tới
tiến độ và tính khả thi của việc đạt được các chỉ tiêu trong Chương trình Gia

đình 2020.
Mặc dù 04/07 đề án đã thực hiện nhưng kết quả của 04 đề án lại không
được đề cập đến trong Báo cáo Tổng kết Chiến lược Gia đình 2020 của Bộ Văn


hóa, Thể thao và Du lịch. 03/07 đề án khơng thực hiện cũng khơng được nói rõ


40

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 4, tr. 30-44

vì những lý do nào. Các đề án cần được xem là một bộ phận không thể tách rời
của Chiến lược Gia đình 2020.
Bảng 3. Thịi gian trình phê duyệt và được phê duyệt của các đề án
thành phần thuộc Chiến lược Gia đình 2020

Các đề
án
Đe án 1

Cơ quan thực hiện
Bộ Văn hóa, Thể

Thịi gian trình phê
duyệt (Quy định
trong Chiến lược
Gia đình 2020)
Quý II năm 2012

thao và Du lịch

Thời gian được phê duyệt

Quý I năm 2014

(Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày
25 tháng 01 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ)

Đề án 2

Bộ Thông tin và
Truyền thông

Quý IV năm 2012

Quý III năm 2014
(Quyết định số 1572/QĐ-TTg ngày
05 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ)

Đề án 3

Bộ Giáo dục và
Đào tạo

Quý III năm 2012

Quý IVnăm 2013
(Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày
11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ)

Đề án 4


Bộ Vãn hóa, Thể

Quý II năm 2012

thao và Du lịch

Quý I năm 2014
(Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày

Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

20 tháng 02 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ)
Khơng thực hiện đề án riêng,
triển khai lồng ghép trong các

Đe án 5

Không quy định
thời gian

nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của
Bộ
Đe án 6

Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội

Quý IV năm 2012


Không thực hiện đề án riêng,
ưiển khai lồng ghép trong các
nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của
Bộ

Đồ án 7

Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch

Quý II năm 2012

Không thực hiện đề án riêng,
triển khai lồng ghép trong các
nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của
Bộ

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Tổng kết Chiến lược gia đình 2020 của các Bộ, ngành.

3. Một số vấn đề đặt ra
Các mục tiêu của Chiến lược Gia đình 2020 về cơ bản đã đạt được, góp
phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
có một số vấn đề cần chú ý để thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình
Việt Nam trong giai đoạn tới như sau:


Bùi Thị Hương Trầm

41


Phát huy vai trị chủ trì của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thúc đẩy

sự phoi họp liên ngành
Chỉ thị so 49-CT/TW của Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước đã tạo điều kiện nền tảng quan trọng cho Chiến lược
Gia đình 2020. Rất nhiều văn bản pháp luật của Thủ tướng, của các Bộ, ngành và

63 tỉnh, thành đã được ban hành nhưng hiệu quả thực thi chưa đậm nét. Hết giai
đoạn 1 của Chiến lược Gia đình 2020 (2012-2015), nhiều tỉnh, thành chưa có báo

cáo về tình hình ban hành các văn bản thực hiện. Nhìn nhận thực tế hiện nay, cơng
tác gia đình là lĩnh vực rất rộng và đa dạng. Nghị định số 02/2013/NĐ-CP của

Chính phủ quy định về cơng tác gia đình mới được ban hành năm 2013 nên việc

triên khai, cụ thê hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, có lúc, có địa
phương chưa quan tâm đúng mức và ban hành kịp thời. Trong triển khai Chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn tới, cần tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc xây dựng, ban hành và thực thi văn bản quy phạm pháp luật; việc
thực hiện lồng ghép các mục tiêu của Chiến lược trong các chương trình, kế hoạch

phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Qua đó, phát huy vai trị chủ trì của Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thúc đẩy sự phối hợp liên ngành.

Hoạt động truyền thông đa dạng nhưng chưa thật sự phát huy hiệu quả và
chưa chủ ỷ tới đặc thù văn hóa vùng miền


Nhìn chung, hoạt động truyền thơng đã được triển khai rộng khắp với hình
thức đa dạng, phong phú, cung cấp thơng tin chung (chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về gia đình), thơng tin đặc thù của ngành

(trợ giúp pháp lý của ngành tư pháp, giảng dạy ngoại khóa và chính khóa của
ngành giáo dục...). Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Thông tin và Truyền thông:
“một số cơ quan, đơn vị báo chí, truyền thơng nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan
trọng, ý nghĩa của việc tuyên truyền về công tác gia đình trong phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước. Vì vậy, chưa trú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể hằng năm
để thực hiện Đề án” (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020: 5). Việc thiếu đội ngũ

báo cáo viên, thiếu tài liệu tập huấn, tài liệu truyền thơng đặc thù văn hóa vùng

miền cũng được đề cập tới trong báo cáo của nhiều tỉnh, thành. Chiến lược Gia
đình 2020 cũng chưa thực hiện được chiến dịch truyền thơng cụ thể cho từng nhóm

đối tượng như những người dân ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, khu chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống...

Các chỉ tiêu đáp ứng mục tiêu nhưng tương đối tham vọng và một số chỉ

tiêu mang tính định tỉnh, khó đo lường
Hiện nay, cơng tác gia đình mang tính phối hợp liên ngành cao, nhiều chỉ

tiêu (tương ứng với số liệu cần thu thập) không do ngành văn hóa quản lý nên


42


Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 4, tr. 30-44

có nhiều khó khăn cho q trình tổ chức thực hiện, kiếm tra, giám sát cũng như
tổng hợp báo cáo. số liệu thu thập chưa đảm bảo theo yêu cầu và độ tin cậy chưa
cao. Do đó, kết quả đạt được của các chỉ tiêu còn thấp và chưa đồng đều. Trong

giai đoạn 1 của Chiến lược Gia đình 2020, rất nhiều tỉnh, thành khơng có số liệu
thống kê bởi hai nguyên nhân chính: 1) Thiếu số liệu đầu vào nên không thê

đánh giá được tỷ lệ tăng hay giảm theo từng năm và 2) Một số chỉ tiêu mang tính
định tính nên rất khó lượng hóa thành tỷ lệ phần trăm hoặc con số cụ thể. Trong

triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn tới, cần rà sốt các

chỉ tiêu để đảm bảo tính khả thi thống kê. Bên cạnh đó, cần thực hiện các đánh
giá độc lập tiền khả thi, giữa kỳ và cuối kỳ để đảm bảo kết quả đạt được đồng

đều của các chỉ tiêu.
Các đề án thành phần được xây dựng trên cơ sở bám sát quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược Gia đình 2020. Do đó, các đề án cần được coi là

bộ phận không thể tách rời của quá trình thực hiện Chiến lược, cần thực hiện

tổng kết đầy đủ các đề án thành phần về những kết quả đạt được, những khó
khăn, hạn chế... Đối với những đề án đã được thực hiện, cần phổ biến kết quả

nghiên cứu. Đối với những đề án chưa được thực hiện, cần cân nhắc tính tiếp

nối, đặc biệt lưu ý đề án lập cơ sở dữ liệu quốc gia về gia đình, phục vụ cho quản


lý nhà nước về gia đình ở các cấp.
Bộ mảy quản lỷ nhà nước về gia đình được hồn thiện cơ bản từ trung

ương tới địa phương nhưng thiếu tỉnh on định và kinh phí chưa tương xứng với
hoạt động được giao

Hiện tại, cán bộ làm cơng tác gia đình các cấp cịn thiếu và thường

xuyên có sự thay đổi. cấp xã chưa có cán bộ chun trách, chỉ có cơng chức
văn hóa - xã hội kiêm nhiệm nhiều việc. Trong khi số liệu về gia đình địi

hỏi thu thập từ cấp thơn thì ngành văn hóa lại thiếu đội ngũ cộng tác viên
tại địa bàn dân cư. Theo Báo cáo đánh giá tác động và nhu cầu xây dựng đề
án cơ sở dữ liệu về gia đình của Vụ Gia đình: 79,44% cán bộ làm cơng tác

gia đình ở cấp tỉnh và 92,87% cán bộ làm cơng tác gia đình ở cấp huyện bắt
đầu tiếp cận mới về lĩnh vực gia đình và thường xuyên biến động; nhiều
trường hợp cán bộ của Phịng Văn hóa - Thơng tin huyện được giao kiêm
nhiệm thêm nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình;

99,47% cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã được giao kiêm nhiệm thêm nhiệm

vụ công tác gia đình (Vụ Gia đình, 2019). Bên cạnh đó, Chiến lược Gia đình
2020 khơng có kinh phí hồ trợ cho việc điều tra thu thập số liệu. Mặc dù Bộ
Tài chính đã có hướng dẫn mục chi riêng cho cơng tác gia đình, nhưng đến

nay hầu hết các tỉnh, thành chưa bố trí được mục chi riêng mà chủ yếu sử


Bùi Thị Hương Trầm


43

dụng nguồn sự nghiệp văn hóa. Việc bổ trí kinh phí lồng ghép có ưu điểm
là có thể điều chỉnh từ những hoạt động khác sang cho cơng tác gia đình

song vấn đề này phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm, trách nhiệm của người
đứng đầu và luôn bị động trong triển khai nhiệm vụ do phải đợi phân bổ

kinh phí theo kế hoạch năm.
Ngày 30 tháng 12 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 2238/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến

năm 2030. Chiến lược này là tiếp nối của Chiến lược Gia đình 2020. Chiến lược
mới đã bắt đầu triển khai các hoạt động đầu tiên nhưng một trong các khuyến

nghị quan trọng mà bài viết đưa ra là cần có đánh giá độc lập tiền khả thi để đảm
bảo kết quả đạt được đồng đều của các chỉ tiêu vẫn chưa được thực hiện. Để đảm
bảo tính hiệu quả của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trong giai đoạn

tới, các hoạt động triển khai cần được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, có thể
đo lường và đặt trong tầm nhìn, chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

tổng thể của đất nước.

Tài liệu trích dẫn
Bộ Thơng tin và Truyền thông. 2020. Báo cáo Ket quả thực hiện Nghị quyết số
81/NQ-CP, Nghị định số 02/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số
629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2010. Kết quả thực hiện Chiến lược Xây dựng

Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2016. Báo cáo Sơ kết Chiến lược phát triển gia đình
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án thực hiện cơng tác
gia đình giai đoạn 2011-2015.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2020. Báo cáo Tổng kết Chiến lược phát triển gia

đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Cơng văn số 6658/BKHĐT-LĐVX ngày 07/10/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư
về việc báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược về cơng tác gia đình giai đoạn

2010-2020.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hà Nội. 2020. Báo cáo Tổng kết Chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản,
đề án thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2010-2020.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng. 2020. Báo cáo Tổng kết Chiến lược
phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án
thực hiện cơng tác gia đình giai đoạn 2010-2020.


44

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 4, tr. 30-44

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn. 2020. Báo cáo Tổng kết Chiến lược


phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án
thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2010-2020.

Sở Vãn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận. 2020. Báo cáo Tổng kết Chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các vãn bản,

đề án thực hiện cơng tác gia đình giai đoạn 2010-2020.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam. 2020. Báo cáo Tổng kết Chiến lược phát triển
gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án thực hiện
cơng tác gia đình giai đoạn 2010-2020.

Vụ Gia đình. 2019. Báo cáo Đánh giá tác động và nhu cầu xây dựng đề án cơ sở dữ

liệu về gia đình.



×