Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

ĐỀ CỬ VÀ QUẢN LÝ KHU RAMSAR – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 28 trang )

ThĐeềDescigửnativonà& MQaunaảgenmenl týof

RKAHMU SRAARMSSITAERS

AHpưrớanctgitidonẫenr’s C O N S U LT I N G

guide

thực hiện

TrCícithatdioẫnn:: C O N S U LT I N G
TruRnagmtsâamr RReagmiosnaarl CKehnutevrự–c EĐaôsntgAsÁia(.2(021071)7.).ĐTềhecửDevàsigQnuaảtinonlýaKnhdu Ramsar –
HưMớnagnadgẫenmtehnựtcohfiệRna.mĐsăanrgSittảeistạ–iAtrparnagctihtiôonngetri’ns gđuiệidnet.ửA:vailable at Image: © Bena Smith
wwww.r.arm amsasar.r.oorrgg vaàndwwwwww.r.rrcceeaa..oorrgg

TrDáicshclanihmiệemr: :
ThTôhnegIntifnorvmà actáiocnqaunand vđiieểwms tehxểprheiệssnetdạinấtnhipshpẩumblikchaôtinognndhoấnt otht inếetcpehsảsanriálynh
chrínehprsếscehnthtahyeqpuoalincyđoiểrmviecwủas ocáfcantổy ochrgứacnhizỗattiroợnsvisệucpspooạrntinthgảtohitsàwi loiệrku. nNàoy.
Khsnegosfửthdisụpnugbấlincaptihoẩnmmnầyybeđểmbấdne flạoir hreosặaclesửordfoụnr ganvoothbeấrt ckoỳmmmụecrcđiclh
thpưuơnrpgomseạiwnhàaotskohếvcermwàitkhhuntgtchóe spựriochrowprihttéepntprưeớrmc bisằsniognvoăfnthbảenRcaủmasaTrrung
tâmRegRiaomnasal Cr eĐnôtnegr –Á.East Asia.

LờAi cckảnmowơlne:dgements:
HộTihđeồSncgieKnhtoifaichaọncdvTàecKhỹntihcaulậRt ecvủiaewCơPnagneưlớocfRtahme sRaarm, csáacr Cthồnnvhenvtiêionnt,ham dự
Hộaitttheảnodeđeàsootfạtohveề8qthuảRneglýiođnấatl Lnegvậepl nTrưaớinciknhguWvoựrcksĐhơonpgfvồr WĐơentlganNdamMn(algầenrs
thiứn8E)asntgầnyd1S0o-1u4thtehấsntgA1si0a,n1ă0m-1240O1c6tovàbetrổ2c0h1ứ6c aWnWd FWHWồnFg-HKoônnggK.ong.

Công ước Ramsar:

Ramsar Convention:


Cơng ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, còn được gọi

The Convention on Wetlands of International Importance, also known

là Công ước Ramsar, là một hiệp ước liên chính phủ cung cấp khn khổ cho

as the Ramsar Convention, is an intergovernmental treaty that provides

các hoạt động hợp tác quốc tế và hành động ở cấp quốc gia về bảo tồn sử dụng

the framework for national action and international cooperation for the

khôn khéo đất ngập nước, tài nguyên của đất ngập nước như một đóng góp

hưcớonngsetớrvi apthioánt tarniểdnwbiềsne vuữsengo.fwwwetwla.nrdasmasnadr.tohregir resources as a contribution
towards sustainable development. www.ramsar.org

Trung tâm Ramsar khu vực Đông Á:

TruRnagmtsâamr RteăgnigoncưalờCngenttheựrc- hEiaệsnt ACôsinag: ước Ramsar tại khu vực Đông, Nam và
ĐơTnhgeNCaemntÁertahiơmngs tqoueancháacnccheưtơhnegitmrìnphleđmàeonttạaot,ionnghoifêtnhceứRua,mvàsanrâCnogncvaeonntihoậnn
thiứnc.thMeụEcatsitê,uSocuủtahTarnundgSotâumthelàashtỗAtsriợa rceágciohnosạtthđrộonugghcủtraaicnáicngq,urốecsegaiarcthh,ành
viêandvcoủcaaCcnagndướpcubđlểicqauwảnarlnheisệsupqruoảgrvầmbmảeost.ồIntsđoấbtjencgtậivpeniưs ớtoc.support

implementation activities of the Contracting Parties for effective
TrumnagntâgmemReanmtsaanrdĐcơonngsrxvautấitonbảonf wetlands

WWT Consulting viết nội dung

ẢnPhubbìlais:h©edBbeynRaaSmmsiathr .RKeghiuonRaalmCseanrteVrịn-hEaSsutnAcshieaon


Biên dịch và hiệu đính: Phạm Anh Cường, Mai Ngọc Bích Nga, Vũ Thị Minh Hoa,

TrầWnrNittgeọnc bCyưWờnWg,TTrCầonnsTuhlịtiKnigm Tĩnh, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Tự Nam.

Cover photograph: © Bena Smith. Suncheon Bay Ramsar Site

2

2

CONTENTS

MỤC LỤC

IGntiớroi dthuicệtuion 4

CC11..CTormuymềnunthicơantigo,nt,ăCnagpcaưcờitnygBnuăilndginlgự,cE,dguiácaotidoụnc,,Pnahrậtincipthaứticovnàansựd tAhwamaregniaess 6

DD11..IdXếnctiđfịincahtimonộtokfhauWđeấtlanngdậpofnIưnớtcercnóatiầomnaqluImanpotrrọtnangcqeu(ố‘Rcatmế s(akrhuSitRea’)msar) 8

DD22..(RĐấpnihd)gAiáss(enshsamnehn) tdoịcfhecvoụshysệtesminhsethrváiices 8

DD33..SĐitềe dcửeskighnuaRtiaomn sar 8

MM11.. SMitôe tdảekschruipRtiaomnsar 10

MM22.. PLlậapnnkiếnghoạch 12

MM33.. MQuaảnnaglýe avnàdgmiámonsitáotr 20


MM44.. EĐváanluhagteiáavnàd rràevsioeáwt 21

STuómmmtaắrty 21

APphpụelnụdcix1.1T. àRielfieệruenthcaemsekchtiảoon 22

33

Cuộc họp các bên liên quan tại địa
phương ở khu Ramsar Moeyungyi

(Myanmar)

GIỚI THIỆU

Tài liệu hướng dẫn này được phát hành với mục đích giúp các nhà quản lý và những
người tham gia quản lý khu Ramsar hiểu rõ hơn về các quá trình, các kinh nghiệm
thực tế đã được các chuyên gia và đối tác của Công ước Ramsar lựa chọn. Hướng
dẫn này cũng chứa đựng những thơng tin đơn giản về quy trình đề cử khu Ramsar
nhằm làm nổi bật các mối liên kết giữa giai đoạn đề cử và giai đoạn quản lý sau khi
đã được chỉ định vào Danh sách các khu Ramsar. Ngôn ngữ đơn giản, không nặng về
kỹ thuật và phù hợp với nhiều bên có liên quan.

Tài liệu cung cấp các hướng dẫn về cách thức quản lý khu Ramsar, sao cho việc
quản lý này có thể đóng góp vào việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Ramsar giai
đoạn 2016-2024 và góp phần vào việc thực hiện các tiến trình quốc tế khác. Tài liệu
cũng xác định những nguồn thông tin chủ yếu, bao gồm các ấn phẩm không thuộc
Ramsar, nhằm giúp những người quản lý khu Ramsar, các nhân viên hành chính và
các đối tác tham khảo. Thơng tin này có ở Phụ lục 1.


Quá trình từ đề cử đến quản lý các khu Ramsar được mô tả ở Hình 1. Quá trình gồm
ba (03) bước đề cử và chu trình quản lý gồm bốn (04) bước. Đây cũng là một (01)
bước được áp dụng liên tục, xuyên suốt quá trình đề cử và quản lý khu Ramsar.

4

BƯỚC ĐẦU D1. Xác định khu đất ngập nước có
tầm quan trọng quốc tế
C1. Truyền thông, Tăng cường (khu Ramsar) QÚA TRÌNH ĐỀ CỬ
năng lực, Giáo dục, Nhận thức
Đánh giá so sánh với 9 tiêu chí khu Ramsar
và Sự tham gia (CEPA)
D2. Đánh giá (nhanh) các dịch vụ
C1.1 Sự tham gia của các bên hệ sinh thái
C1.2 Giáo dục và Nhận thức của cộng đồng
Đánh giá việc cung cấp, hỗ trợ, điều tiết
C1.3 Tăng cường năng lực và các dịch vụ văn hóa

D3. Đề cử khu Ramsar

Nhận được hỗ trợ từ các bên liên quan thông
qua tham vấn cộng đồng, sau đó Cơ quan đầu
mối quốc gia về Cơng ước Ramsar có thể bắt

đầu quá trình đề cử chính thức khu Ramsar

LIÊN TỤC M1. Mô tả khu Ramsar

M1.1 Hoàn thiện và cập nhật Phiếu Thông

tin (RIS)

M1.2 Đánh giá giá trị/ tầm quan trọng của
khu đất ngập nước

M1.3. Đánh giá các mối đe dọa đến khu
đất ngập nước

M4. Đánh giá và Rà soát QUẢN LÝ M2. Lập kế hoạch quản lý

M4.1. Tiến hành đánh giá và M2.1. Thành lập Ban quản lý
rà soát định kỳ liên ngành

M2.2. Dự thảo kế hoạch quản lý
khu Ramsar

M2.3. Thành lập cơ chế tài chính dài hạn
cho khu Ramsar

M2.4. Thành lập một chương trình CEPA

M3. Quản lý và giám sát

M3.1 Quản lý khu Ramsar
M3.2 Giám sát hiệu quả quản lý khu Ramsar

Hình 1: Các bước trong quá trình đề cử và quản lý Khu Ramsar
5

C1. TRUYỀN THÔNG, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC, GIÁO DỤC, NHẬN THỨC

VÀ SỰ THAM GIA

Việc có được sự hỗ trợ từ nhiều bên liên quan sẽ giúp thực hiện bảo tồn đất ngập nước của khu
Ramsar tốt hơn. Để đạt được điều này, các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực, giáo
dục, nhận thức và sự tham gia (CEPA) được khuyến khích bởi các bên liên quan ở tất cả các giai
đoạn của quá trình đề cử và quản lý khu Ramsar.

Các hoạt động của chương trình CEPA có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đề cử
và quản lý khu Ramsar; tuy nhiên, một số khu Ramsar có chương trình CEPA riêng (Bước M2.4),
đặc biệt là những khu có nhiều hoạt động. Ngồi ra, để tốt hơn thì CEPA nên được lồng ghép vào
các chương trình và hoạt động trong kế hoạch quản lý (Bước M2.2). Điều này cho phép chương
trình CEPA tiếp cận rộng rãi với nhiều người sử dụng, các bên liên quan và những tổ chức/cá
nhân có ảnh hưởng tới khu đất ngập nước.

C1.1 SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN

Nhiều vùng đất ngập nước hỗ trợ các bên liên quan ở địa phương. Đây là những người đóng vai
trị chính trong việc quản lý khu đất ngập nước/khu Ramsar, đồng thời cũng là những người sống
phụ thuộc vào khu này. Các bên liên quan có thể chịu tác động từ việc ra quyết định đề cử khu
Ramsar cũng như quyết định về quản lý khu Ramsar, do đó điều quan trọng là phải huy động sự
tham gia của họ vào trong q trình này sớm nhất có thể (Nghiên cứu điển hình số 1).

Các bên liên quan tham gia ngay từ đầu sẽ giúp cho việc xây dựng niềm tin và đảm bảo quan
điểm của cán bộ và các bên liên quan được chia sẻ và được xem xét. Sự tham gia của các bên
ngay từ đầu cũng góp phần vào việc đạt được sử dụng khôn khéo khu Ramsar, một triết lý cốt
lõi của Công ước Ramsar (sử dụng khôn khéo là bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập
nước và tất cả các dịch vụ mà đất ngập nước cung cấp, vì lợi ích của con người và thiên nhiên).
Việc tham gia của các bên có thể chính thức hoặc khơng chính thức, chẳng hạn như tham gia
thông qua hội thảo và các sự kiện khác.


NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH SỐ 1: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ THAM GIA
CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN (BƯỚC C1.1 VÀ C1.2)

Được chỉ định là khu Ramsar vào năm 1981, đầm Chilika là đầm phá nước lợ lớn nhất ở tiểu lục
địa Nam Á. Cơ quan Phát triển Chilika (CDA) đã đưa ra một chương trình lớn, trong đó có sự
phối hợp với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng địa phương để nâng cao nhận
thức về môi trường cho người dân địa phương. Chương trình có mục tiêu cụ thể là để cứu đầm
Chilika khỏi suy thối và hoạt động của chương trình liên quan đến việc phân phối cây con, xây
những thùng rác tại các địa điểm quan trọng. Cơ quan CDA cũng phát động một chương trình
lớn về giáo dục môi trường cho trẻ em ở trong và xung quanh đầm Chilika. Chương trình phủ
rộng 103 trường trung học cơ sở, tổ chức các chương trình như trồng cây xanh, xanh hóa hàng
rào xung quanh khuôn viên trường, xây các thùng rác, hố ủ phân hữu cơ, kỷ niệm các ngày
quan trọng về môi trường, thi tranh biện, viết bài luận và thi vẽ tranh. Một Trung tâm du khách
đã được xây dựng với trang thiết bị đa phương tiện; màn hình cảm ứng, khu trưng bày, hồ thả
cá, đài quan sát và phòng tạo năng lực khám phá cho trẻ em. Trung tâm này mở cửa đón khách
du lịch quanh năm, giúp mọi người có một cái nhìn tồn diện về đầm phá Chilika.

Được soạn thảo từ: Các khu Ramsar trên Thế giới (2008). Bộ Môi trường Hàn Quốc xuất bản.

6

C1.2 GIÁO DỤC VÀ NHẬN THỨC CỦA CÔNG CHÚNG

Khu Ramsar là một nơi quan trọng để các tổ chức giáo dục thực hiện các hoạt động giáo dục
môi trường và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đất ngập nước cho công chúng,
cho những người ra quyết định, khối doanh nghiệp, truyền thơng… (Nghiên cứu điển hình số
1). Các hoạt động gồm:

• Học chính qui có gắn với chương trình giảng dạy ở trường phổ thơng, sử dụng không
gian trường lớp và ngoài trời,


• Tập huấn đào tạo giảng viên để tăng cường kỹ năng và kiến thức về bảo tồn đất ngập
nước cho các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục,

• Các hoạt động khơng ồn ào, náo động theo mùa để kích thích du khách tới thăm vào
những khoảng thời gian mà hình ảnh các động vật hoang dã có thể tinh tế hơn,

• Các hoạt động đưa du khách đến những khu vực ‘hoang dã’ hơn hoặc đến những nơi
không dễ tiếp cận trong khu đất ngập nước, và

• Các sự kiện lễ hội văn hóa hoặc tơn giáo theo mùa, bao gồm những thông điệp liên quan
đến vùng đất ngập nước tại sự kiện.

Một sự kiện quan trọng được tổ chức hàng năm là Ngày Đất ngập nước Thế giới, thường được
tổ chức vào ngày 2 tháng 2. Ngày này đánh dấu là ngày thông qua Công ước về các vùng
đất ngập nước năm 1971, tại bờ Biển Caspi, thành phố Ramsar của Iran. Lễ kỷ niệm được tổ
chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị cũng như những lợi ích
của đất ngập nước nói chung và về Cơng ước Ramsar nói riêng. Ban Thư ký Cơng ước Ramsar
(www.ramsar.org) cung cấp các tài liệu tuyên truyền cho sự kiện này.

Tổ chức liên kết đất ngập nước quốc tế - Wetland Link International (wli.wwt.org.uk) là một
mạng lưới được thành lập để hỗ trợ cho các trung tâm giáo dục đất ngập nước cải thiện các
hoạt động tại các khu Ramsar với sự tham gia của các bên. Mạng lưới có hơn 350 thành
viên từ 5 châu lục và chia sẻ các bài học thực tiễn tốt nhất về các hoạt động nâng cao nhận
thức và giáo dục về đất ngập nước, và cung cấp các hỗ trợ tinh thần cho các thành viên của
mạng lưới.

Trung tâm Thông tin được quản lý bởi

Hiệp hội Hoàng gia về Bảo vệ thiên nhiên


tại Khu hảo tồn Phobjikha

(Bhutan) 7

C1.3 TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC
Điều quan trọng là nâng cao năng lực và duy trì mức độ hiểu biết cùng kỹ năng của những
người có kết nối với khu đất ngập nước thông qua các hoạt động tăng cường năng lực. Ví dụ,
tăng cường năng lực thơng qua cơng việc hoặc các hình thức đào tạo thường xuyên dành cho
cán bộ quản lý, kiểm lâm viên và các bên có liên quan khác.

D1. XÁC ĐỊNH MỘT KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC
CÓ TẦM QUAN TRỌNG QUỐC TẾ (KHU RAMSAR)

Một khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (hay còn được gọi là khu Ramsar) được
xác định bằng cách chỉ ra được khu này đáp ứng ít nhất một trong chín (09) tiêu chí (Hình 2).
Các tiêu chí dựa trên tính đại diện, hiếm hoặc độc đáo của khu đất ngập nước; các quần xã
sinh thái cũng như số lượng loài sống phụ thuộc đất ngập nước.
Để xác định khu đất ngập nước có đáp ứng các tiêu chí khu Ramsar hay không, số liệu phù
hợp cần được thu thập và phân tích qua nhiều năm hoặc theo các khoảng thời gian lặp lại.
Trong hầu hết trường hợp thì dữ liệu về sinh thái học được thu thập từ khảo sát thực địa.

D2. ĐÁNH GIÁ (NHANH) CÁC DỊCH VỤ CỦA HỆ SINH THÁI

Khu đất ngập nước có tầm quan trọng khi nó cung cấp một loạt các dịch vụ, ví dụ như: dịch
vụ cung cấp, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ điều tiết hoặc dịch vụ về văn hóa (tham khảo Bước M1.2).
Các bên liên quan ở địa phương nên tham gia vào việc đánh giá các dịch vụ mà khu đất ngập
nước mang lại cho họ (Bước C1.1).
Đánh giá nhanh có thể thực hiện từ các nghiên cứu tại văn phòng, từ các hội thảo và chuyên
gia đến khảo sát thực địa. Đánh giá nhanh cũng có thể gồm việc tổng hợp các thông tin và

những kiến thức hiện có của các chuyên gia cũng như thông tin và kiến thức bản địa, tri thức
truyền thống.

D3. ĐỀ CỬ KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC

Nếu khu đất ngập nước đáp ứng ít nhất một (01) tiêu chí trong chín (09) tiêu chí của khu
Ramsar (Bước D1) và việc đề cử được các bên liên quan ở địa phương hỗ trợ thông qua sự
tham vấn cộng đồng, cơ quan đầu mối quốc gia có thẩm quyền về Ramsar có thể bắt đầu quá
trình đề cử chính thức với sự tham gia rõ ràng của tất cả các bên liên quan. Để đề cử một khu
đất ngập nước thành khu Ramsar, lý tưởng nhất là thành lập một ban hoặc nhóm cơng tác
(Bước M2.1) tổ chức thực hiện việc đề cử này.

8

Nhóm A. Khu đất ngập nước có kiểu đất ngập nước đại diện,
hiếm hoặc độc đáo

Tiêu chí 1: Một khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu có chứa một
kiểu đất ngập nước tự nhiên hoặc bán tự nhiên, có tính hiếm hoặc độc đáo, được tìm thấy
trong khu vực địa sinh học phù hợp.

Nhóm B. Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về
bảo tồn đa dạng sinh học

Tiêu chí dựa vào các lồi và các quần xã sinh thái học
Tiêu chí 2: Một khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó hỗ trợ các lồi
dễ bị tổn thương, nguy cấp hoặc bị đe doạ nghiêm trọng hoặc các quần xã sinh thái bị đe dọa.
Tiêu chí 3: Một khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó hỗ trợ các
lồi động vật và/ hoặc lồi thực vật có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng sinh
học của một khu vực địa sinh học cụ thể.

Tiêu chí 4: Một khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó hỗ trợ một
giai đoạn quan trọng trong vịng đời của các lồi động vật và/ hoặc loài thực vật, hoặc là nơi
trú ẩn của các loài trong những điều kiện bất lợi.

Tiêu chí cụ thể dựa vào chim nước
Tiêu chí 5: Khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó thường xuyên
hỗ trợ từ 20.000 cá thể chim nước trở lên.
Tiêu chí 6: Khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó thường xuyên
hỗ trợ 1% số lượng cá thể trong quần thể một loài hoặc phụ loài chim nước.

Tiêu chí cụ thể dựa vào cá
Tiêu chí 7: Khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó hỗ trợ một tỷ
lệ đáng kể các loài, phân loài và các họ cá bản địa, các giai đoạn lịch sử của vịng đời lồi
cá, tương tác giữa các loài cá và/hoặc những quần thể đại diện cho lợi ích và/hoặc các giá
trị của đất ngập nước, từ đó đóng góp vào sự đa dạng sinh học của tồn cầu.
Tiêu chí 8: Khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó cung cấp nguồn
thức ăn quan trọng cho các loài cá, là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và/hoặc là đường di cư mà
nhờ đó các lồi cá có thể sinh sơi phát triển tại khu đất ngập nước hay ở nơi khác mà nó
phụ thuộc.

Tiêu chí dựa vào bậc phân loại khác
Tiêu chí 9: Khu đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó thường xuyên
hỗ trợ 1% số lượng cá thể trong quần thể một loài hoặc phân loài phi gia cầm sống phụ
thuộc vào khu đất ngập nước.

Hình 2. Chín (09) tiêu chí xác định Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế

9

M1. MÔ TẢ KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC


M1.1 HOÀN THIỆN VÀ CẬP NHẬT THƯỜNG XUYÊN PHIẾU THÔNG TIN RAMSAR
(RIS)

Tính từ thời điểm khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar và sau ít nhất sáu năm một lần,
phiếu thông tin Ramsar (RIS) của khu đất ngập nước cần được hoàn thành bởi Cơ quan đầu mối quốc
gia về Công ước Ramsar và trình lên Ban thư ký Cơng ước Ramsar.

RIS yêu cầu cung cấp các thông tin theo tiêu chí của khu Ramsar, các yếu tố vật lý, sinh thái, thủy
văn, xã hội và văn hóa, dịch vụ hệ sinh thái, cũng như các luật/và các quy định hiện hành và việc quản
lý xung đột, kèm theo bản đồ ranh giới của khu. Phần lớn thông tin này sẽ được thu thập trong quá
trình đề cử và chỉ định (bước D1 và D2) rồi được cập nhật dần từ đó. Một phiếu RIS hồn chỉnh sẽ đáp
ứng các yêu cầu cơ bản của Công ước Ramsar, tuy nhiên, nếu có điều kiện nguồn lực thì nên có một
bản Mơ tả đặc tính sinh thái đầy đủ trong đó có thơng tin về các thành phần của hệ sinh thái, các quá
trình, những lợi ích và các dịch vụ hệ sinh thái đặc trưng của khu ĐNN được chỉ định là khu Ramsar.

Việc hiểu và tư liệu hóa về hiện trạng ban đầu của khu Ramsar tại thời điểm đề cử là cần thiết. Bởi vì
nó sẽ hình thành những tư liệu ban đầu mà từ đó việc quan trắc sau này sẽ chỉ ra được khu đất ngập
nước đang thay đổi tiêu cực hay tích cực để có hành động quản lý phù hợp nhằm duy trì các dịch vụ
và lợi ích của khu đất ngập nước.

M1.2 ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG GIÁ TRỊ CỦA KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC

Tầm quan trọng của khu đất ngập nước được xác định bởi sự kết hợp giữa đặc tính sinh thái của nó
(ví dụ: số tiêu chí mà khu đất ngập nước đáp ứng so với tiêu chí Ramsar) với các dịch vụ và lợi ích
mà con người nhận được từ hệ sinh thái đất ngập nước. Giá trị kinh tế (Nghiên cứu điển hình số 2) có
thể đưa ra một số giá trị nhưng đó khơng phải là tất cả lợi ích của một khu đất ngập nước.

Các dịch vụ hệ sinh thái hữu ích cho con người cả trực tiếp và gián tiếp. Bốn dịch vụ chính là:


• Dịch vụ cung cấp - các sản phẩm thu được từ hệ sinh thái như thực phẩm, nhiên liệu và nước
sạch,

• Dịch vụ điều tiết - các lợi ích thu được từ việc điều chỉnh các quá trình của hệ sinh thái như
điều chỉnh khí hậu, điều tiết nước và điều chỉnh các hiểm họa thiên nhiên,

• Dịch vụ văn hóa - các lợi ích mà con người đạt được thơng qua việc làm giàu về mặt tinh
thần, giải trí sáng tạo, giáo dục và thẩm mỹ, và

• Dịch vụ hỗ trợ - các dịch vụ cần thiết để tạo ra tất cả các dịch vụ khác như chu trình nước,
chu trình dinh dưỡng, sinh giới và mơi trường sống.

Một bản đánh giá:

• Có thể đi tới việc coi trọng đất ngập nước nhiều hơn, đặc biệt là từ các cơ quan quản lý của
chính phủ, các ngành kinh doanh, và từ công chúng v.v…

• Có thể đóng góp vào q trình ra quyết định khi khu đất ngập nước bị đe dọa, chẳng hạn
như từ việc khai thác nước hoặc đơ thị hóa xâm lấn,

• Có thể được dùng để giải quyết các mối quan tâm xung đột trong sử dụng đất ngập nước và
việc khai thác quá mức một số dịch vụ (như thủy sản hoặc chơn lấp rác thải) với chi phí của
hoạt động khác (bảo tồn đa dạng sinh học và kiểm soát lũ lụt),

• Nên xác định xem liệu các bên liên quan đến khu đất ngập nước có được tiếp cận thỏa đáng
với khu vực này hay khơng, và có được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái do khu đất ngập
nước mang lại hay không.

10


NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH SỐ 2: NHỮNG VÍ DỤ VỀ GIÁ TRỊ TIỀN TỆ CỦA
DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC (BƯỚC M1.2)

Cung cấp nước
Công viên Bảo tồn Te Papanui (Dãy Lammermoor) cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái có trị giá
khoảng 96 triệu đô la Mỹ cho khu vực Otago, New Zealand (đây là chi phí tiết kiệm được từ
việc sản xuất, cung cấp nước mà hiện đang được Te Papanui cung cấp miễn phí). Dịch vụ hệ
sinh thái quan trọng nhất là nguồn nước cung cấp cho thành phố Dunedin (khoảng 65 triệu
USD giá trị ròng năm 2005), cung cấp điện (khoảng 22 triệu USD), và cấp nước cho tưới tiêu
(khoảng 8,5 triệu USD).
Kiểm sốt xói mịn và bảo vệ tránh bão
Các dịch vụ kiểm sốt xói mịn và bảo vệ khỏi bão được hình thành bởi 1.800 ha rừng ngập
mặn ở khu Vườn Quốc gia Ream, Campuchia, được xác định là có trị giá 300.000 USD/năm.
Ngoài ra, rừng ngập mặn cịn cung cấp mơi trường sống, vườn ươm và các bãi đẻ cho cá, cũng
như củi, cây thuốc và vật liệu xây dựng. Tất cả các hàng hóa sinh hoạt này được định giá ở
mức 600.000 USD mỗi năm.
[Nguồn trích dẫn: Russi D., ten Brink P., Farmer A., Badura T., Coates D., Förster J., Kumar R.
và Davidson N. (2013) Kinh tế học của đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đối với nước và
đất ngập nước. IEEP, Anh and Bỉ; Ban thư ký Ramsar, Gland.]

Các thành viên cộng đồng tạo sinh kế
từ các sản phẩm của đất ngập nước
tại Biển Hồ Tonle Sap
(Campuchia)

11

Người dân tham gia khảo sát chim
của vùng đất ngập nước
(Singapore)


M1.3 ĐÁNH GIÁ CÁC MỐI ĐE DỌA ĐẾN KHU RAMSAR

Các mối đe dọa đến khu Ramsar có thể thay đổi về quy mô, mức độ nghiêm trọng và khả năng
xảy ra thật hay chỉ là có thể xảy ra. Ví dụ: khai thác nước ở thượng nguồn, tháo cạn nước, các
lồi ngoại lai xâm lấn, phát triển đơ thị, biến đổi khí hậu và ơ nhiễm.
Khi nhận diện hay xác định các mối đe dọa, hãy tập trung vào các thành phần, các quá trình,
các lợi ích và dịch vụ có ảnh hưởng mạnh nhất đến đặc tính sinh thái của khu đất ngập nước
và có thể, hãy liên hệ chúng với các tiêu chí của khu Ramsar đã được chỉ định.

Xác định:
• Các mối đe dọa thực sự xảy ra hoặc có khả năng xảy ra mà đe dọa đến đặc tính sinh thái

của khu đất ngập nước,
• Các tác động có thể xảy ra hoặc ảnh hưởng tiềm ẩn của các mối đe dọa đối với đặc tính

sinh thái, và
• Có khả năng xảy ra và thời gian có thể xảy ra mối đe dọa (nếu có thể xác định).
Nếu có thể có hoặc thực sự đã có mối đe dọa tới khu Ramsar, thì điều này cần được báo cáo
cho Ban thư ký Ramsar.

M2. LẬP KẾ HOẠCH

M2.1 THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ LIÊN NGÀNH KHU RAMSAR

Ban quản lý có thể chịu trách nhiệm về quá trình ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm
quản lý khu Ramsar trong tương lai với mục đích duy trì sự cân bằng tất cả các dịch vụ (Nghiên
cứu điển hình số 3) và đảm bảo các tiêu chí mà khu này được chỉ định. Tần suất các cuộc họp
sẽ được xác định theo nhu cầu của khu Ramsar, ví dụ sẽ phải họp nhiều hơn ở giai đoạn phát
triển chính hoặc khi có sự thay đổi.

Thành viên Ban quản lý nên bao gồm những người có thể đại diện hoặc có thể hỗ trợ các dịch
vụ và những đặc điểm quan trọng của khu Ramsar. Ban quản lý có thể gồm cán bộ quản lý khu
Ramsar, cán bộ chương trình, các bên liên quan khác như người dân địa phương, nhà tài trợ (ví
dụ: ngành thương mại), các nhà nghiên cứu, cán bộ phịng ban của chính phủ (như các nhà
lập kế hoạch, các nhà bảo tồn), các nhóm lợi ích và các tổ chức phi chính phủ.
Ban quản lý này có thể phục vụ như là một cơ chế truyền thơng có thẩm quyền và hiệu quả
giữa cán bộ khu Ramsar với Cơ quan đầu mối quốc gia và đầu mối quốc gia của Công ước
Ramsar. Chẳng hạn như khi cán bộ của khu Ramsar cần báo cáo về những thay đổi hoặc có
khả năng thay đổi các đặc tính sinh thái của khu Ramsar.

12

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH SỐ 3: BAN QUẢN LÝ KHU RAMSAR VỊNH SUNCHEON
(BƯỚC M2.1)

Đầu những năm 1990, Vịnh Suncheon được nhìn nhận như một vùng đất cằn cỗi. Người dân
đổ rác tại vịnh Suncheon và chính quyền địa phương cho phép các nhà phát triển khai thác
khu này cho việc xây dựng. Một số tổ chức phi chính phủ địa phương và các giáo sư nghiên
cứu hàn lâm, đặc biệt là Đại học Quốc gia Suncheon, đã nhận ra sự cần thiết phải giải quyết
ngay những vấn đề này nhằm ngăn chặn sự suy thoái đối với Vịnh Suncheon. Họ bắt đầu một
chiến dịch thơng tin để tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng và thuyết phục các quan chức của
chính quyền thành phố để có những hành động tích cực.
Năm 1998, sau nhiều năm vận động và với áp lực của truyền thơng đại chúng, chính quyền
thành phố đã quyết định xây dựng chính sách quản lý chất thải và hủy kế hoạch phát triển đã
được phê duyệt, từ đó dừng hoạt động khai thác tại đây. Sau đó, thơng qua một pháp lệnh,
chính quyền thành phố đã thành lập “Ban quản lý Đất ngập nước Vịnh Suncheon” như một cơ
chế quản trị có sự tham gia nhằm mục đích đảm bảo việc bảo tồn và quản lý hiệu quả Vịnh
Suncheon. Ban quản lý là một thành tựu vô giá của người dân Suncheon và hiện được coi là
một phần không thể thiếu của việc bảo tồn Vịnh Suncheon.
Ban quản lý gồm 20 đại diện từ chính quyền thành phố, hội đồng thành phố, các chuyên gia,

các phương tiện thông tin đại chúng, người dân, cộng đồng địa phương và các tổ chức phi
chính phủ địa phương. Tuy không hoạt động như một cơ quan hoạch định chính sách, nhưng
Ban này đóng một vai trị quan trọng trong q trình ra quyết định về bảo tồn và quản lý vịnh
Suncheon với các vai trò và trách nhiệm rõ ràng được quy định tại pháp lệnh của thành phố.
Ban có trách nhiệm:
• Tư vấn về bảo tồn hiệu quả và sử dụng bền vững Vịnh Suncheon,
• Xây dựng kế hoạch quản lý cho Vịnh Suncheon,
• Quyết định về phạm vi tham gia của các tổ chức phi chính phủ địa phương trong Khu vực

Bảo tồn Hệ sinh thái,
• Triển khai việc thực hiện Công ước Ramsar ở Vịnh Suncheon,
• Ra quyết định đối với các đề xuất dự án về bảo tồn Vịnh Suncheon,

(còn tiếp)

Cuộc họp của
Ủy ban Quản lý Đất ngập nước Vịnh Suncheon
(Hàn Quốc)

13

• Quyết định về phí vào cửa Vịnh Suncheon, và
• Các vấn đề khác về bảo tồn và quản lý Vịnh Suncheon.

Kế hoạch quản lý được Ban quản lý này lập ra gồm có các hoạt động cụ thể sau:
• Xây dựng Qui hoạch Bảo tồn Vịnh Suncheon,
• Nghiên cứu về hệ sinh thái Vịnh Suncheon,
• Nghiên cứu về nguồn gây ô nhiễm, chất lượng nước và số lượng dòng chảy vào Vịnh

Suncheon,

• Khảo sát những thay đổi trong nhận thức của cộng đồng ở địa phương về đất ngập nước,

đặc biệt là về Vịnh Suncheon,
• Nghiên cứu về năng suất của Vịnh Suncheon,
• Hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo tồn có sự tham gia với các tổ chức phi chính phủ địa

phương và cộng đồng địa phương như chương trình giám sát, quan trắc
• Các chương trình tăng cường năng lực cho hướng dẫn viên du lịch sinh thái và các chương

trình giáo dục cho du khách,
• Xuất bản sách về dữ liệu quan trắc để chia sẻ thông tin,
• Các hội thảo chuyên đề để cải thiện đa dạng sinh học ở Vịnh Suncheon,
• Hợp tác với các tổ chức quốc gia và quốc tế để trao đổi thông tin, và
• Các dự án cần thiết hay các hoạt động khác nhằm bảo tồn Vịnh Suncheon.

[Nguồn trích dẫn: Trung tâm Ramsar Đơng Á]

M2.2 DỰ THẢO KẾ HOẠCH QUẢN LÝ

Kế hoạch quản lý là tài liệu cần thiết để hướng dẫn tất cả các khía cạnh về vận hành và quản
lý hành chính của khu Ramsar. Kế hoạch được sử dụng nhằm đảm bảo rằng khu Ramsar được
quản lý để duy trì hoặc cải thiện các chức năng về thủy văn và sinh thái quan trọng mà cuối
cùng mang lại những lợi ích và dịch vụ hệ sinh thái.
Kế hoạch quản lý thường theo một cấu trúc chuẩn, và được soạn thảo bằng cách làm theo một
quy trình từng bước hợp lý (Hình 3) với sự tham gia của Ban quản lý (Bước M2.1) và các bên
liên quan ở địa phương, thông qua các cuộc họp và hội thảo (Bước C1.2).
Kế hoạch sẽ nắm bắt hiện trạng của khu Ramsar (Hình 3, Mục 1 & 2), thiết lập mục đích có
tính thực tế và mục tiêu có thể đạt được (Phần 3), nêu rõ các mục tiêu và mục tiêu đó được
ưu tiên như thế nào và sẽ đạt được chúng ra sao thông qua kế hoạch hành động cụ thể (Phần
4). Một cách lý tưởng thì kế hoạch nên có một biểu thời gian cho các hoạt động quản lý, một

chương trình giám sát/quan trắc để đánh giá sự thành công của các hoạt động, một dự toán
chi cho các hoạt động đó và khả năng về nguồn tài chính.
Kế hoạch quản lý có thể cải thiện việc quản lý khu ĐNN theo nhiều cách:
• Tạo điều kiện cho việc lập ưu tiên cho các hoạt động quản lý,
• Sử dụng tốt hơn nguồn lực tài chính và đội ngũ cán bộ nhân viên,
• Tăng tính trách nhiệm,

14

• Cải thiện về thơng tin truyền thơng (ví dụ: kế hoạch quản lý cung cấp phương tiện truyềnCam kết của các bên liên quan Quan trắc/ Giám sát và Rà sốt
thơng với cơng chúng, giải thích các chính sách cũng như các đề xuất dự án, và thúc đẩy
quảng bá về khu Ramsar cho nhiều bên liên quan), và

• Đảm bảo sự vận hành liên tục của các hoạt động khi có những thay đổi về cán bộ quản
lý chủ chốt.

Một kế hoạch quản lý nên:
• Có đầy đủ các chức năng và dịch vụ của khu đất ngập nước, ví dụ: các giá trị kinh tế - xã

hội và văn hóa, sinh thái, v.v.
• Áp dụng cách tiếp cận phịng ngừa,
• Lồng ghép quản lý khu Ramsar vào quy hoạch quản lý môi trường ở quy mô rộng hơn,

bao gồm quản lý lưu vực sơng và quản lý vùng ven biển,
• Xem xét phân vùng để tính đến các nơi cư trú khác nhau, tính đến cảnh quan và những

hoạt động diễn ra bên trong các vùng đó. Mỗi khu vực sẽ được quản lý theo cách mà đã
được các bên liên quan đồng ý (Nghiên cứu điển hình số 4),
• Là một tài liệu có thể phù hợp với những thay đổi của hoàn cảnh, tức là một kế hoạch có
tính thích ứng,

• Đặt thời gian ít nhất 5 năm và tầm nhìn ít nhất 10 năm, và
• Có cơ chế rà soát và sửa đổi bổ sung rõ ràng trùng với quãng thời gian của kế hoạch
(Bước M4.1).
Khi không thể xây dựng một kế hoạch quản lý đầy đủ, ví dụ do thiếu nguồn lực, thì một bản
kế hoạch quản lý tóm tắt có thể dùng như là tài liệu tạm thời.

1. Mô tả

2. Đánh giá

3. Mục tiêu

4. Kế hoạch hành động

Hình 3. Các phần chính của kế hoạch quản lý khu Ramsar và quá trình quản lý
[Chatterjee và cộng sự. 2008]

15

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH SỐ 4: PHÂN VÙNG KHU RAMSAR VỊNH INNER
DEEP VÀ MAI PO (BƯỚC M2.2)

Vịnh Mai Po Inner Deep là một khu Ramsar rộng 1.500 ha thuộc Đặc khu hành chính Hồng
Kông, Trung Quốc. Sau khi được chỉ định là khu Ramsar vào năm 1995, Chính phủ Hồng
Kông đã lập kế hoạch quản lý cho khu này và bản kế hoạch đã được cập nhật vào năm
2011. Kế hoạch đặt ra khuôn khổ chung cho việc bảo tồn khu Ramsar và chia khu Ramsar
này thành các vùng quản lý khác nhau, mỗi vùng có mục tiêu quản lý và các hướng dẫn
quản lý riêng. Đó là:

Vùng lõi

• Để duy trì các q trình tự nhiên, và
• Quyền tiếp cận chủ yếu chỉ giới hạn cho các mục tiêu quản lý, quan trắc và nghiên

cứu.

Vùng sử dụng khôn khéo
• Khuyến khích duy trì và vận hành các đầm nuôi cá theo cách bền vững sinh thái, và
• Đóng vai trị như vùng đệm bên ngồi Vùng lõi của khu Ramsar.

Vùng quản lý đa dạng sinh học
• Để cung cấp nơi ẩn náu cho chim nước, và
• Tập trung vào bảo tồn, giáo dục và đào tạo về đa dạng sinh học.

Vùng tư nhân
• Để nhận diện tình trạng đất tư nhân, và
• Hợp tác với các chủ sở hữu để quản lý đất của họ theo cách thức bền vững về mặt

sinh thái và phù hợp với các vùng quản lý lân cận.

Xung quanh khu Ramsar là một Khu bảo tồn đất ngập nước (WCA). Nó bao gồm tất cả các
đầm cá đang hoạt động liên tục cũng như những đầm đã bị bỏ hoang chủ yếu ở phía đất
liền của khu Ramsar. Khu bảo tồn này được thành lập với mục đích bảo tồn giá trị sinh thái
của đầm cá, là một thành phần không thể tách rời của hệ sinh thái đất ngập nước trong
khu vực Vịnh. Về phía đất liền của Khu bảo tồn là vùng đệm rộng khoảng 500m, nhằm
bảo vệ tính tồn vẹn về mặt sinh thái của đầm cá cũng như vùng đất ngập nước trong
Khu bảo tồn, đồng thời ngăn những hoạt động phát triển có ảnh hưởng tiêu cực đến giá
trị sinh thái của đầm nuôi cá.
Vùng Quản lý đa dạng sinh học được WWF Hồng Kông quản lý và để đáp ứng mục tiêu
quản lý trong kế hoạch khu Ramsar thì vùng này được chia thành 7 phân khu, mỗi phân
khu được quản lý với mục tiêu cụ thể về đa dạng sinh học hoặc nơi cư trú của các loài.

Hơn nữa, để quản lý các du khách quan sát chim, sinh viên và các nhóm du lịch đã vào
trong Vùng Quản lý đa dạng sinh học, thì tại đây còn phân vùng theo mức độ xáo trộn
hoặc mức tác động để thông báo các quyết định về lập kế hoạch cho du khách cũng như
và việc di chuyển của du khách.

[Nguồn trích dẫn: WWF - Hồng Kông]

16

Phân vùng quản lý hiệu quả tại Khu Ramsar
Vịnh Inner Deep Mai Po
(Hong Kong)

M2.3 THIẾT LẬP CƠ CHẾ TÀI CHÍNH DÀI HẠN CHO KHU RAMSAR
Nếu khu Ramsar cần phải phát triển để đáp ứng tiềm năng hoặc cần duy trì những hoạt động
cốt lõi trong các giai đoạn bất ổn về kinh tế, thì một kế hoạch kinh doanh nghiêm ngặt là tài
liệu cần thiết. Một kế hoạch kinh doanh tốt nên là một kế hoạch:
• Dựa vào các hoạt động đã nêu trong kế hoạch quản lý, đi kèm với dự tốn chi phí cho

từng hoạt động và nhu cầu tài trợ cần thiết,
• Dựa vào nghiên cứu thị trường,
• Xác định sự đa dạng của các luồng thu nhập để tránh sự phụ thuộc quá mức vào một

nguồn thu nhập duy nhất,
• Khơng cam kết với các dự án vốn lớn cho đến khi tài trợ được đảm bảo (Nghiên cứu điển

hình số 5),
• Đảm bảo mọi chi phí cho các hoạt động dài hạn có thể được đáp ứng,
• Cân nhắc sử dụng tình nguyện viên để giảm thiểu chi phí,
• Đảm bảo quy trình quản lý tài chính được thực hiện để kiểm sốt ngân sách, và

• Xác định các hoạt động tiếp thị và các cơ hội tiếp thị.

17

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH SỐ 5: KHU RAMSAR VỊNH SUNCHEON (BƯỚC
M2.3)

Đồng quản lý với cộng đồng địa phương
Thành phố Suncheon có một hệ thống đồng quản lý khá độc đáo với sự tham gia của cộng
đồng địa phương sống gần Vịnh Suncheon cũng như những người có sinh kế phụ thuộc vào
tài nguyên đất ngập nước. Chính quyền thành phố thừa nhận sự hỗ trợ và hợp tác từ người
dân, đặc biệt là từ các cộng đồng ở địa phương là yếu tố quan trọng để đạt được sự bảo
tồn lâu dài của Vịnh Suncheon. Vì vậy, chính quyền thành phố đã đưa ra một chương trình
như là một phương tiện để trao quyền cho cộng đồng địa phương bằng cách cung cấp các
cơ hội về sinh kế.
Chương trình bắt đầu vào năm 2008 với mục tiêu xây dựng một hệ thống đồng quản lý,
nơi chính quyền thành phố, cộng đồng địa phương và các loài chim di trú đều có thể hưởng
lợi. Một số khu vực của vịnh Suncheon đã được chỉ định là “Khu vực canh tác để thu hút
Sếu”, nơi cho phép canh tác lúa đồng thời là nơi các lồi chim di cư có thể tìm nơi trú ẩn và
có thức ăn phù hợp. Chính quyền thành phố và cộng đồng ở địa phương đã loại bỏ 282 cột
điện như là một phần trong các hoạt động dọn quang khu đất ngập nước để đảm bảo an
toàn cho các loài chim di trú mùa đông.
Chương trình này phụ thuộc vào chu kỳ mùa vụ để phù hợp với thời gian trồng, thu hoạch
và phân phối lúa gạo và để cung cấp cho nhu cầu của các loài chim di cư. Trồng lúa được
thực hiện vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa thu, và chia sẻ phân phối để bán trong mùa
đông. Khi trồng lúa, chính quyền thành phố u cầu nơng dân chỉ sử dụng nguồn nguyên
liệu hữu cơ và cấm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Cách tiếp cận này làm cho
Vịnh Suncheon trở thành một vùng đất ngập nước thân thiện hơn với môi trường.

(còn tiếp)


Học sinh học về Khu vực canh tác
thu hút Sếu (Hàn Quốc)

18

Có một thỏa thuận giữa chính quyền thành phố và cộng đồng địa phương về việc bán thóc
gạo. Chính quyền thành phố mua gạo từ nông dân với giá cao hơn so với giá trung bình của
thị trường. Đây là một sự khích lệ cho nơng dân và đảm bảo tất cả các sản phẩm sẽ được
thu mua. Một phần thóc gạo do chính quyền thành phố mua sẽ được để dành và vào mùa
đông sẽ cung cấp cho các loài chim di cư khi đến định cư tại vịnh Suncheon. Cũng trong mùa
thu và sau khi thu hoạch lúa, nông dân chuyển ruộng lúa thành những vùng ngập nước để
làm cho các khu vực này phù hợp hơn với bãi trú đông và nơi cư trú của chim di cư. Người
nông dân cũng nhận thù lao khi lao động theo các hợp đồng dự án về đa dạng sinh học.

Khi dừng canh tác trong mùa đơng, chính quyền thành phố thuê các thành viên của cộng
đồng địa phương, thông qua Hiệp hội Nông dân thu hút Sếu, để nuôi những con chim di trú
mùa đông. Sự sắp xếp này giúp nơng dân có thu nhập liên tục. Tối đa sáu người mỗi ngày
được thuê làm “kiểm lâm viên đối với chim di trú” nhằm quản lý và kiểm soát sự tiếp cận
và sử dụng Vịnh Suncheon của công chúng. Người nơng dân đóng vai trị là nhân viên bảo
vệ và thực hiện tại các trạm. Hàng rào làm bằng sậy được dựng lên dọc theo ranh giới của
vịnh Suncheon gần đường giao thông để giảm thiểu sự xáo trộn đối với các loài chim di cư
do ánh đèn của xe cộ chiếu vào.

Hiệp hội trên cũng tham gia vào hoạt động giáo dục. Hiệp hội đã có thể chuyển hóa một
trường tiểu học “nguy cấp” thành một cơ sở nổi tiếng bằng việc hỗ trợ xây dựng và thực
hiện một Chương trình Giáo dục Sinh thái cho các trường tiểu học của thành phố Suncheon.
Thơng qua chương trình này, học sinh tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của vùng đất ngập
nước và được tiếp xúc với công việc thực tế qua hoạt động trồng lúa.


Người dân của thành phố Suncheon đóng một vai trị tích cực trong việc quan trắc số lượng
sếu ở vịnh Suncheon. Kể từ năm 2006, khi vịnh Suncheon được tuyên bố là khu Ramsar,
số lượng sếu đến khu này đã tăng từ 219 lên 1.432 con vào năm 2015. Với số lượng sếu
tăng lên, khách du lịch đã đến thăm quan khu Ramsar nhiều hơn và kéo theo nhiều doanh
thu hơn cho thành phố Suncheon. Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016, tổng cộng 5,5 triệu
du khách đã đến thăm vịnh Suncheon và Vườn quốc gia Vịnh Suncheon, tạo ra khoảng 10
triệu USD doanh thu từ phí vào cửa. Hiện nay, các kế hoạch đang được triển khai để mở
rộng diện tích canh tác và thu hút chim di cư từ 59 ha lên 110 ha. Một điều chỉnh của mùa
vụ canh tác cũng được đề xuất từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 10 để tăng năng suất lúa.

[Nguồn trích dẫn: Trung tâm Ramsar - Đơng Á]

M2.4 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CEPA
Chương trình truyền thơng, tăng cường năng lực, giáo dục, nhận thức và sự tham gia
(CEPA) là tập hợp các hoạt động có ảnh hưởng đến mọi người, từ đó họ sẽ hành động vì
bảo tồn đất ngập nước.
Mặc dù một số khu Ramsar thấy có lợi khi có một kế hoạch hoạt động CEPA riêng biệt,
song sẽ tốt hơn là khi CEPA được lồng vào chương trình và hoạt động của kế hoạch quản
lý khu Ramsar (Bước M2.2). Như vậy, chương trình CEPA có thể nhắm mục tiêu vào những
người sử dụng khu Ramsar khác nhau, các bên liên quan và cá nhân/ tổ chức có ảnh
hưởng lên khu Ramsar.

19

M3. QUẢN LÝ VÀ QUAN TRẮC

M3.1 QUẢN LÝ KHU RAMSAR
Các hoạt động cần thiết để quản lý hiệu quả khu Ramsar có thể khá đa dạng với những quy
mơ khác nhau. Nói chung, quản lý nên tập trung vào việc thực hiện những hoạt động cần
thiết để duy trì các dịch vụ mà khu đất ngập nước này cung cấp. Kế hoạch quản lý sẽ là tài

liệu then chốt (Bước M2.2) và các hoạt động có thể gồm:
• Phục hồi khu đất ngập nước bị suy thoái và chức năng của chúng, quản lý các nơi cư trú

hiện có của các lồi hoang dã, giám sát và quan trắc sự thành công của các hoạt động
quản lý,
• Quản lý các lồi ngoại lai xâm hại,
• Quy chế về tài nguyên thiên nhiên,
• Quản lý các bên liên quan và hoạt động của họ, và
• Xây dựng, thiết lập cơ sở hạ tầng cho khu Ramsar, ví dụ như trung tâm giáo dục đất
ngập nước và những thiết bị ngoài trời để tiếp cận và xem động vật hoang dã.

M3.2 GIÁM SÁT TÍNH HIỆU QUẢ
Điều quan trọng là đặt ra được những cơ chế giám sát về hiệu quả quản lý các hoạt động
của khu Ramsar để sau này có thể đánh giá và rà soát (Bước M4.1).
Khuyến khích việc giám sát nên dựa vào tình trạng ban đầu (dữ liệu nền) của khu đất ngập
nước như đã đề cập khi chuẩn bị phiếu thông tin Ramsar (Bước M1.1). Thông thường, các
loài và nơi cư trú của chúng hoặc các biến số về vật lý và môi trường được quan trắc thông
qua các cuộc điều tra khảo sát lặp đi lặp lại. Việc giám sát cũng có thể gồm các thành phần
hệ sinh thái quan trọng, các quá trình, các lợi ích và các dịch vụ đặc trưng của khu đất ngập
nước.
Thông thường người ta hay chọn ra một số chỉ thị để đánh giá sau đó (Bước M4.1). Nếu mục
tiêu được mong đợi bị thay đổi, ví dụ do điều kiện tự nhiên, có thể đặt ra một số hạn mức
của sự thay đổi sao cho có thể chấp nhận được.

Phục hồi một khu đất
ngập nước bị suy thoái
20 (Hong Kong)



×