Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.24 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

ĐINH QUANG TƯỞNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH

KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

--------------

ĐINH QUANG TƯỞNG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. LÊ ĐỨC TOÀN

Đà Nẵng - Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả của Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đinh Quang Tưởng

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan và các cá nhân. Tôi xin
bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến các tập thể và cá nhân đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn này.

Trước hết tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Duy Tân cùng quý thầy cô, những người đã khơng ngại khó khăn giúp tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là thầy giáo –
PGS.TS. Lê Đức Toàn, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa
học và đã nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Bên cạnh đó, tơi xin trân trọng gửi lời cán ơn đến lãnh đạo UBND
quận Thanh Khê, Phịng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước, Chi cục
Thuế quận và các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi thu thập thông tin, số liệu để tơi hồn thành luận văn này.


Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tơi khơng tránh khỏi
những sơ suất, thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp y của quý thầy cô
và bạn đọc.

Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả luận văn

Đinh Quang Tưởng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu.................................................................4
6. Kết cấu của luận văn.....................................................................................9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CẤP QUẬN (HUYỆN).....................................................................10
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.......10
1.1.1. Ngân sách nhà nước..............................................................................10
1.1.2. Chi ngân sách nhà nước........................................................................12
1.1.3. Quản lý chi ngân sách nhà nước...........................................................15
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP
QUẬN (HUYỆN)...........................................................................................22
1.2.1. Chi ngân sách nhà nước cấp quận (huyện)............................................22
1.2.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp Quận (Huyện).............................24
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN
(HUYỆN)........................................................................................................30

1.3.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước.....................................................30
1.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước..........................................32
1.3.3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước.......................................................37
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước.........................................39

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..........................................................................39
1.4.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................39
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................40
1.4.3. Nhận thức và ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách
trên địa bàn quận.............................................................................................40
1.4.4. Phân cấp quản lý chi NSNN..................................................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG.............................................................................................................43
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH KHÊ....................................................................................43
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của quận Thanh Khê...............................................43
2.1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội................................................44
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2014-2018.46
2.2.1. Thực trạng công tác thu NSNN trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng từ năm 2014 –2018..........................................................................46
2.2.2. Thực trạng chi NSNN trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng từ năm 2014 –2018................................................................................48
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG......................................57
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách tại Quận Thanh Khê......................57
2.3.2. Công tác lập, phân bổ dự toán chi NSNN tại quận Thanh Khê............58

2.3.3. Cơng tác chấp hành dự tốn chi ngân sách nhà nước tại Quận Thanh Khê.....67
2.3.4. Quyết toán chi ngân sách nhà nước tại Quận Thanh Khê.....................74

2.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra trong chi ngân sách..................................76
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ....................................................77
2.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................77
2.4.2. Những hạn chế tồn tại...........................................................................78
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại..........................................................79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................80
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG......................................................................................................81
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN
THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..................................................81
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Khê.....................81
3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê
.........................................................................................................................82
3.2. MỤC ĐÍCH NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..............................83
3.2.1. Bảo đảm kỷ luật tài khóa tổng thể.........................................................83
3.2.2. Cải thiện về hiệu quả phân bổ ngân sách..............................................85
3.2.3. Tăng cường hiệu quả hoạt động............................................................86
3.2.4. Công khai, minh bạch trong chi tiêu công............................................87
3.3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ.......................................88
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện việc lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán.....88
3.3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quyết tốn chi NSNN...........................91
3.3.3. Giải pháp hồn thiện chế độ kiểm sốt các khoản chi NSNN...............94


3.3.4. Giải pháp liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và biên
chế đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp cơng lập.99
3.3.5. Giải pháp hồn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức quản lý chi NSNN...........................................................100
3.3.6. Một số giải pháp khác.........................................................................101
3.4. MỐT SỐ KIẾN NGHỊ.........................................................................105
3.4.1. Đối với Trung ương.............................................................................105
3.4.2. Đối với thành phố Đà Nẵng................................................................107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................109
KẾT LUẬN..................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO

HĐND DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KBNN
KT-XH Hội đồng nhân dân
NSĐP Kho bạc nhà nước
NSNN Kinh tế - Xã hội
NSTW Ngân sách địa phương
QP-AN Ngân sách nhà nước
UBND Ngân sách Trung ương
XDCB Quốc phòng – an ninh
Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơ bản

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2016–2018....45
Bảng 2.2. Thu ngân sách nhà nước của Quận giai đoạn 2014-2018...............46
Bảng 2.3. Chi ngân sách nhà nước của Quận giai đoạn 2014-2018................48

Bảng 2.4.Chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách quận Thanh Khê, giai đoạn
2014 – 2018.....................................................................................................49
Bảng 2.5. Chi thường xuyên Quận Thanh Khê giai đoạn 2014 – 2018..........50
Bảng 2.6. Tỷ trọng chi thường xuyên quận Thanh Khê giai đoạn 2014 –2018. .53
Bảng 2.7. Tình hình phân bổ dự tốn chi NSNN quận Thanh Khê giai đoạn
2014 – 2018.....................................................................................................62
Bảng 2.8. Tình hình chi ngân sách quận Thanh Khê giai đoạn 2014 – 2018.......67
Bảng 2.9. Tình hình kiểm sốt, thanh tốn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
quận Thanh Khê qua KBNN từ năm 2014 đến năm 2018.............................71
Bảng 2.10. Kết quả kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN quận Thanh Khê
từ năm 2014 - 2018.........................................................................................73

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mối liên hệ các cơ quan quản lý chi ngân sách...............................30
Hình 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu, chi NSNN tại quận Thanh Khê........57
Hình 2.2. Quy trình phân bổ giao kinh phí dự tốn chi thường xuyên.........66

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống tài chính quốc gia NSNN có vai trị rất quan trọng

nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời là
công cụ để nhà nước điều chỉnh vĩ mơ đối với tồn bộ đời sống kinh tế xã
hội, đảm bảo an ninh quốc gia. Với mục tiêu quản lý thống nhất nền tài
chính quốc gia, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính,

sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích
luỹ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), Luật Ngân
sách nhà nước ở nước ta đã được ban hành vào năm 1996 và có hiệu lực thi
hành từ năm 1997. Trong q trình thực hiện đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Ngày 25/6/2015, tại kỳ
họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật ngân sách nhà nước 2015
(thay thế Luật ngân sách nhà nước năm 2002). Luật có hiệu lực thi hành từ
năm ngân sách 2017.

Ngân sách quận, huyện với chức năng trung gian giữa cấp ngân sách
Trung ương, ngân sách cấp Tỉnh, thành phố với ngân sách cấp xã, phường,
thị trấn. Công tác quản lý chi ngân sách là tổng thể các hoạt động của cá
nhân và tổ chức có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi ngân sách
thực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm. Chi
ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát
triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và
có vị trí, vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thanh Khê là một quận nội thị được tái lập từ 01/01/1997, nguồn thu
ngân sách chủ yếu dựa vào các hoạt động thương mại, kinh doanh trên địa

2

bàn, trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho hoạt động của bộ máy chính quyền
ngày càng địi hỏi phải đáp ứng kịp thời, chi tiêu hiệu quả. Do vậy, công tác
quản lý chi NSNN cần phải được chú trọng, nhằm khai thác có hiệu quả mọi
nguồn thu, phân bổ, sử dụng hợp lý các nhiệm vụ chi, thúc đẩy phát triển
KT-XH trên địa bàn. Từ thực tiễn nêu trên, cho thấy cần thiết phải nâng cao
hơn nữa công tác quản lý chi NSNN. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo các khoản chi được sử dụng đúng mục

đích, tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực để phát triển
KT-XH ngày một hiệu quả và bền vững hơn. Bởi vậy, đề tài “Hồn thiện
cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành kế toán,
để đưa ra những giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại,
hạn chế trong cơng tác kiểm sốt chi ngân sách hiện nay tại đơn vị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về chi NSNN và quản lý chi ngân
sách cấp quận, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng quản lý chi
ngân sách cấp quận trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ đó
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân
sách cấp quận trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời
gian tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chi ngân sách cấp
quận và quản lý chi ngân sách cấp quận.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp quận trên địa
bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2018.

- Trên cơ sở phân tích và đánh giá những ưu khuyết điểm của công tác

3

chi NSNN, từ đó tác giả sẽ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý chi ngân sách tại quận Thanh Khê cho phù hợp với
tình hình thực tế tại địa phương.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoạt động quản lý chi NSNN gồm: cơng tác xây dựng dự tốn ngân
sách, cơng tác chấp hành dự tốn chi ngân sách, cơng tác kiểm tra quyết toán.

- Phạm vi nghiên cứu: quận Thanh Khê – thành phố Đà Nẵng
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 - 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin thứ cấp đã
được chọn lọc và tổng hợp từ các Luật, Nghị định, Thông tư như: Luật Ngân
sách nhà nước năm 2002,Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật
Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 và Nghị
định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 của Chính phủ về ban hành quy chế
xem xét quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương phê chuẩn
quyết toán Ngân sách địa phương; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày
23/6/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số
60/2003/NĐ-CP và Thơng tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 của Chính phủ; Văn kiên Đại hội Đảng bộ quận Thanh Khê lần
thứ XI (nhiệm kỳ 2015 - 2020); Các quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và báo
cáo quyết toán chi NSNN quận Thanh Khê từ năm 2014 đến năm 2018.
- Phương pháp phân tích đánh giá: Là phương pháp sử dụng các chỉ số
để phân tích đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng.
- Phương pháp đối chiếu: Dùng để đánh giá thực trạng khó khăn,

4

thuận lợi để từ đó tác giả đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý

chi NSNN tại quận Thanh Khê.

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp thu thập tài liệu, phân
tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các năm (so sánh số tương đối và số tuyệt
đối) trong công tác quản lý ngân sách để đánh giá các nhận định, từ đó đưa
ra kết luận về vấn đề được nghiên cứu thông qua việc xử lý số liệu bằng
công cụ tin học (excel).
5. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

Bàn về vấn đề quản lý chi tiêu cơng, Dương Thị Bình Minh và cộng
sự (2005), “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” đã
hệ thống tổng quan về quản lý chi tiêu công như: Khái niệm, đặc điểm, nội
dung chi tiêu cơng, quản lý chi tiêu cơng. Trong phần phân tích thực trạng,
tác giả đã khái quát tình hình KT - XH Việt Nam giai đoạn 1991-2004, phân
tích thực trạng quản lý chi tiêu cơng mà điển hình là chi NSNN Việt Nam
giai đoạn 1991-2004, nêu được q trình kiểm sốt chi NSNN qua Kho bạc
Nhà nước (KBNN) và đã đánh giá quản lý chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn
1991-2004, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp

Nghiên cứu của Phạm Thế Anh (2008), “Phân tích cơ cấu chi tiêu
chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, cho rằng trong ngắn hạn, có
sự chênh lệch khá lớn về tính hiệu quả giữa các khoản chi ngân sách khác
nhau trong sự tương tác đến tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, các khoản chi
đầu tư có hiệu ứng tích cực hơn so với các khoản chi thường xuyên trong các
ngành nông, lâm, thủy sản, giáo dục - đào tạo, y tế và ngành khác. Ngoài ra,
chi đầu tư và chi thường xuyên cho ngành giao thông vận tải, giáo dục - đào
tạo và ngành khác có vai trị tích cực hơn đối với tăng trưởng kinh tế so với
các khoản chi tương ứng cho ngành nông, lâm, thủy sản và ngành y tế.


5

Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Lương Hòa (Trường Đại học Lạc
Hồng, 2009) với đề tài “Hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi ngân sách tại Sở
Tài chính Đồng Nai” năm 2009, tác giả trình bày nội dung kiểm soát chi và
phương pháp kiểm soát chi NSNN tại Sở Tài chính Đồng Nai. Luận văn
khảo sát thực trạng quy trình kiểm sốt chi ngân sách tại Sở Tài chính, nêu
lên thực trạng cơng tác kiểm sốt chi ngân sách gồm: thực trạng về mơi
trường kiểm sốt, về đánh giá rủi ro, về hoạt động kiểm sốt, về kênh thơng
tin và truyền thông và về thực trạng của hoạt động giám sát. Tiến hành khảo
sát thực trạng thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế lại từ bảng
câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ của INTOSAI và tổng hợp kết quả
khảo sát. Qua kết quả khảo sát tác giả nhận thức được tầm quan trọng của hệ
thống kiểm sốt sốt chi ngân sách, từ đó đưa ra được những nguyên nhân
gây ra hạn chế trong cơng tác kiểm sốt chi NSNN tại Sở Tài chính, tỉnh
Đồng Nai.

Nghiên cứu của Hoàng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Hương và Phạm
Thị Thanh Thủy (2010) về “Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh
tế tại các địa phương ở Việt Nam”, bàn về tác động của chi tiêu cấp tỉnh và
chi tiêu cấp huyện đến tăng trưởng kinh tế của địa phương. Nghiên cứu này
cho rằng, việc tăng cường đầu tư cấp huyện và giảm đầu tư cấp tỉnh có tác
động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài chính, Trần Xuân Hải làm chủ nhiệm cùng
các tác giả (2010),"Tăng cường cơng tác quản lý tài chính cơng ở Việt Nam
trong điều kiện hiện nay" đã làm rõ cơ sở lý luận về chi NSNN và quản lý
chi NSNN; phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản lý tài chính cơng
ở nước ta giai đoạn 2001-2010 vẫn còn những hạn chế nhất định, thể hiện
trong việc phân cấp quản lý ngân sách, trong công tác quản lý thu, chi

NSNN, xử lý bội chi ngân sách, quản lý nợ cơng cũng như tài chính của các

6

đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ cơng cộng. Thực trạng đó đặt ra u cầu
cấp thiết phải tiếp tục hồn thiện cơng tác quản lý tài chính cơng. Song, việc
hồn thiện cơng tác quản lý tài chính cơng như thế nào để đảm bảo có được
một nền tài chính cơng lành mạnh và bền vững, có khả năng chống đỡ với
những biến động từ nền kinh tế toàn cầu.

Hoàng Hàm (2008), bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
dự tốn NSNN, tạp chí kế tốn, số 11, 12 năm 2008.

Bài viết đưa ra một số hạn chế, tồn tại trong chi NSNN: (1) định mức, tiêu
chuẩn chi còn thiếu và một số nội dung chưa phù hợp với thực tiến, tiêu chí phân
bổ chưa đầy đủ. (2) Khả năng ngân sách còn hạn chế, trong khi nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội lớn vướt quá khả năng của nguồn thu, các ngành, địa
phương chưa nhận thức thấu đáo về quyết tốn NSNN, chưa coi trọng cơng tác
lập NSNN, phương pháp lập dự toán chưa quan tâm đến kết quả đầu ra; chất
lượng đầu vào của thông tin làm căn cứ xây dựng dự toán và khả năng tiếp cận
các thông tin này của các cơ quan thẩm tra dự tốn NSNN cịn hạn chế. (3) Cơng
tác thẩm tra dự tốn NSNN cũng cịn nhiêu bất cập, dự tốn thu chi được thẩm
tra và sau đó được Quốc hội quyết định chất lượng chưa cao. Việc thực hiện các
Nghị quyết của Quốc hội về định hướng các nhiệm vụ chi cịn tồn tại. (4) Dự
tốn chi thường xun của một số nhiệm vụ chưa có đầy đủ căn cứ và cơ sở kế
hoạch, quy trình lập dự chi cịn có sự tách rời giữa chi thường xun và chi đầu
tư phát triển.

Từ các tồn tại, hạn chế nêu trên, tác giả đưa ra một số các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán đến khâu

quyết toán chi NSNN.

Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi ngân
sách nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

Giáo trình đi sâu vào nghiên cứu cho từng nội dung cụ thể: quản lý chi

7

thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), quản lý chi đầu tư phát
triển khác của NSNN, quản lý các khoản chi khác của ngân sách, về cấp phát
thanh toán chi NSNN qua KBNN.

Đối với chi thường xuyên, nêu lên những vấn đề chung về chi thường
xuyên NSNN đối với các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập;
đưa ra nội dung và yêu cầu trong phương pháp xây dựng định mức chi, công
tác lập dự toán chi thường xuyên, chấp hành dự toán chi thường xuyên,
quyết toán chi thường xuyên NSNN.

Đối với chi XDCB, giáo trình đưa ra các nguyên tắc, điều kiện quản lý
cấp phát vốn đầu tư xây dựng, lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB,
việc cấp phát vốn đầu tư XDCB và cơng tác quyết tốn vốn đầu tư XDCB
hàng năm.

Về quản lý các khoản chi đầu tư phát triển khác của NSNN quy định
đối với công tác quản lý chi dự trữ nhà nước, quản lý chi NSNN đầu tư phát
triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và các khoản chi đầu tư và hỗ
trợ vốn cho các doanh nghiệp.

Trong nội dung về công tác quản lý chi khác của NSNN, giáo trình đề

cập đến các khoàn chi khác như chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới; chi bổ
sung quỹ dự trữ tài chính; chi viện trợ và cho vay.

Phạm Văn Khoan, Nguyễn Trọng Thản (2010), Giáo trình Quản lý tài
chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp cơng, Học viện Tài chính
Hà Nội.

Giáo trình nêu lên những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính tại
các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công; việc quản lý quỹ tiền lương,
quản lý tài sản tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công. Tác giả
đã khái quát rất cụ thể về công tác quản lý quỹ tiền lương; Công tác quản lý
tài sản tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công.

8

Phan Xuân Tường (2012), Tăng cường kiểm soát chi NSNN đối với
các đơn vị sự nghiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện, Đại học Đà Nẵng.

Trong những năm qua, công tác kiểm sốt chi ngân sách nói chung,
đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói riêng trên địa bàn Đà Nẵng đã có
những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong cơng tác kiểm sốt chi ngân
sách đối với các đơn vị sự nhiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện cịn
nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy, địi hỏi phải đi sâu phân tích những nguyên
nhân của hạn chế đề ra các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng kiểm sốt
chi đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Đó là lý do tác giả chọn đề tài này.
Trên cơ sở các lý luận chung về kiểm soát, kiểm soát chi NSNN và sử dụng
các phương pháp khảo sát, thu thập dữ liệu, thông qua phỏng vấn bằng phiếu
điều tra, đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt chi NSNN đối với đơn vị sự
nghiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện. Bài viết đã nêu lên những tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Từ đó, đã đưa ra

được các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sự
nghiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện và đưa ra một số kiến nghị đối
với cơ chế chính sách của nhà nước, đối với đơn vị sự nghiệp có thu để cơng
tác kiểm sốt chi đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Đà Nẵng
ngày càng hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao trong công tác chấp hành ngân
sách nhà nước.

Trong nghiên cứu Trần Trường Vân (2013) “Quản lý ngân sách nhà
nước của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” Luận văn Thạc sỹ chuyên
ngành quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh. Luận văn làm rõ thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn
quận Thanh Khê. Qua việc phân tích thực trạng cơng tác quản lý ngân sách
nhà nước giai đoạn 2007 - 2012, để nêu lên các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Thanh Khê.

9

Mai Quốc Thịnh (2016), “Hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách
nhà nước tại thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế - Trường Đại học
Đà Nẵng, trong nghiên cứu này tác giả đã làm rõ nội dung và tầm quan trọng
của công tác chi NSNN cụ thể là cơng tác lập dự tốn ngân sách, tổ chức thực
hiện dự toán ngân sách, kiểm tra quyết toán ngân sách. Với việc đánh giá thực
trạng, những kết quả đạt được và những hạn chế, nhận diện nguyên nhân gây
ra hạn chế tác giả đã đưa ra các giải pháp và các kiến nghị phù hợp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý chi NSNN tại thành phố Đà Nẵng.

Mặc dù, đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu về quản lý chi ngân
sách tại các địa phương, các đơn vị sự nghiêp cơng khác nhau, nhưng mỗi
nghiên cứu lại tìm hiểu, phân tích và làm rõ thực trạng quản lý chi ngân sách
ở những phương diện khác nhau, các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau

tác động đến đối tượng khảo sát. Tuy vậy chưa có đề tài nào trực tiếp đề cập
đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê thành phố
Đà Nẵng. Đây là một trong các lý do giúp tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“Hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách tại quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ của mình.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn được trình bày thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp
Quận (Huyện)

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước
tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách
nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

10

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CẤP QUẬN (HUYỆN)

1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm về Ngân sách nhà nước


Tài chính nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự
ra đời của nhà nước và nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng
quyền lực của mình tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội
dưới hình thức tiền tệ như thuế bằng tiền, vay nợ… để phục vụ cho hoạt
động của mình hình thành nên NSNN, bộ phận quan trọng nhất của khu
vực tài chính nhà nước. Tuy nhiên thuật ngữ “ngân sách nhà nước” chỉ
thực sự xuất hiện khi nền sản xuất xã hội phát triển đến một giai đoạn
nhất định. Lúc này các khoản thu, chi của nhà nước được thể chế hoá
bằng luật pháp, tách việc thực hiện quyền lập pháp về NSNN thuộc về
Quốc hội và quyền hành pháp về NSNN giao cho Chính phủ điều hành.

Điều 4, Luật NSNN năm 2015 định nghĩa: Ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước [1].

Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trị hết sức
quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nước.
Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu (sử
dụng) quỹ tiền tệ của nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một
bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm
quốc dân dưới hình thức giá trị và một bên là Nhà nước. Đó chính là bản


×