Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu vải ở Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.71 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU:..............................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................3
2. Mục đích và nhệm vụ nghiên cứu:..............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................4
5. Kết cấu đề tài..............................................................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ...........................................5

1.1. Tăng trưởng kinh tế:...............................................................................................................5
1.2. Chiến lược mở cửa phát triển kinh tế:.....................................................................................5

1.2.1. Vai trị kích thích tăng trưởng nền kinh tế......................................................................5
1.2.2. Nông nghiệp đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.................................6
1.2.3. Bài học kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc lựa chọn chiến lược phát triển
nông nghiệp:...................................................................................................................................7
1.3. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu nông sản đối với Việt Nam:............................................7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VẢI CỦA TỈNH BẮC GIANG..........7
2.1 : Giới thiệu về Bắc Giang.......................................................................................................7
2.2: Thực trạng tình hình tiêu thụ vải của tỉnh Bắc Giang:...............................................................10
2.3: Thuận lợi và khó khăn về việc xuất khẩu vải của tỉnh Bắc Giang:............................................11
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU VẢI CỦA TỈNH BẮC GIANG. .13
3.1: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải của tỉnh Bắc Giang:.................................................13
3.2: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải trong 2021 khi ảnh hưởng của covid 19:.............................14
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:...................................................................................................................17

1



MỞ ĐẦU:

1. Lý do chọn đề tài

Xuất khẩu nông sản ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế nhất là
đối với các quốc gia có ngành nơng nghiệp là chiếm phần lớn như Việt Nam. Việt
Nam đất nước được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi để
phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả nhiệt đới với nhiều chủng loại có giá trị
kinh tế cao. Tại Bắc Giang cũng là một vùng đất phù hợp với việc trồng ây ăn quả như
cam, táo, bưởi,…. Đặc biệt tỉnh có loại trái cây là một trong những loại trái cây đặc
sản ở Việt Nam đó là “Vải thiều”, trong đó Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng lớn
nhất miền Bắc. Vải là loại trái cây chất lượng ngon, hương vị đậm đà, ngọt hầu như tất
cả mọi người đều có thể ăn và dễ chế biến các món ăn khác nên hiện nay vải được
trồng với quy mô công nghiệp, vải được tiêu thụ mạnh ở trong nước và có tiềm năng
xuất khẩu lớn. Việc xuất khẩu đối với Việt Nam có ý nghĩa chiến lược xây dựng và
phát triển kinh tế để thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đẩy
mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế Bắc Giang cũng như Việt Nam, xuất khẩu vải là
tận dụng lợi thế của địa phương tạo công ăn việc làm cho lao động chủ yếu nông
nghiệp như Bắc Giang cũng như phát triển kinh tế khu vực, mở rộng kinh tế với các
nước trên Thế giới. Từ những đặc điểm trên, nhóm nhận thấy được tầm quan trọng của
việc xuất khẩu lợi thế của địa phương là “vải”, nên em chọn đề tài “ Đẩy mạnh phát
triển xuất khẩu vải ở Bắc Giang” để tìm hiểu và nghiên cứu.

2. Mục đích và nhệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu:

Đề tài là làm rõ ưu điểm của Bắc Giang trong việc trồng cây ăn quả và xuất khẩu vải
ra thị trường quốc tế. Nêu lên thực trạng trong việc xuất khẩu vải đẩy mạnh kinh tế và
đưa ra những giải pháp cho việc xuất khẩu vải thiều hiệu quả cho Bắc Giang hiện nay.


- Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ chính sau đây:

Thứ nhất: Nêu, nghiên cứu làm sáng tỏ những lý luận về đạo đức công vụ, tham nhũng

Thứ hai: Đưa ra những thực trạng về đạo đức cơng vụ và thực trạng phịng, chống
tham nhũng tại Việt Nam hiện nay.

Thứ ba: Từ thực trạng và những lý luận, đề ra giải pháp trong việc nâng cao đạo đức
cơng vụ và phịng, chống tham nhũng trong thực thi công vụ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1: Đối tượng nghiên cứu

2

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu vải ở Bắc Giang ”.
3.2: Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập chung nghiên cứu những lý luận về kinh tế và thực trạng phương hướng
phát triển cho việc xuất khẩu vải thiều ở Bắc Giang hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử các phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp phân tích và
tổng hợp lý thuyết; phương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn. Các phương pháp
nghiên cứu trên được sử dụng kết hợp nhằm làm sáng tỏ mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài.


5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Lý luận về phát triển bền vững nền kinh tế.
Chương 2: Thực trạng về tình hình xuất khẩu vải thiều của tỉnh Bắc Giang.
Chương 3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều đối với tỉnh Bắc Giang.

Với sự quan tâm tận tình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối
với cô đã hướng dẫn, cho em hồn thành mơn học này. Do hạn chế về kiến thức và kỹ
năng nên không tránh khỏi những thiếu sót, mong cơ bổ sung và hướng dẫn thêm để
bài tiểu luận hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn..

3

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ
1.1. Tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng trong nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Quy mô sản lượng của nền kinh tế được thể hiện
bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc tổng
sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người. Nói vậy có ý nghĩa
là tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng của các chỉ tiêu nêu trên của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để quốc gia
giảm bớt tình trạng đói nghèo, khắc phục lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Nhờ
vậy, mức sống của người dân sẽ được cải thiện, kéo theo phát triển kinh tế xã hội. Khi
nền kinh tế có sự tăng trưởng sẽ giúp các quốc gia giải quyết được các vấn đề tồn đọng
về thất nghiệp, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế,…Hơn thế nữa, tăng trưởng kinh tế còn là

tiền đề vật chất cho các quốc gia củng cố an ninh quốc phòng, tăng uy tín và vai trị
quản lý của nhà nước đối với xã hội.

1.2. Chiến lược mở cửa phát triển kinh tế:

- Nội dung

Các nước thực hiện việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài, trọng
tâm là hoạt động ngoại thương, sử dụng vốn, công nghệ bên ngồi để khai thác có hiệu
quả các nguồn lực trong nước.

- Ưu điểm:

+ Tốc độ phát triển kinh tế cao và nhanh

+ Thị trường rộng mở, hàng hoá đa dạng, có chất lượng và người tiêu dùng có thể thoả
mãn nhu cầu của mình

+ Tạo ra mơi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, kích thích được sản xuất phát
triển.

+ Tất nhiên trong điều kiện cạnh tranh như vậy sẽ có những rủi ro. 1.3. Vai trị của
Nơng nghiệp với phát triển kinh tế Trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người, nơng
nghiệp là ngành sản xuất ra đời đầu tiên; theo đó, nơng nghiệp tham gia giải quyết khó
khăn của tình trạng kém phát triển ở các nước đang phát triển được thơng qua vai trị
kích thích tăng trưởng và đóng góp của nơng nghiệp vào mức tăng trưởng GDP của
nền kinh tế.

1.2.1. Vai trị kích thích tăng trưởng nền kinh tế.


4

Nơng nghiệp có vai trị kích thích tăng trưởng nền kinh tế thông qua việc cung cấp sản
phẩm và nguồn lực từ ngành này cho nền kinh tế, như:

- Cung cấp lương thực – thực phẩm: hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào
nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực – thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên
sự ổn định, đảm bảo an tồn cho phát triển. Tuy nhiên, có quan điểm tranh luận rằng
đóng góp này khơng quan trọng lắm, vì mọi thiếu hụt về cung lương thực – thực phẩm
trong nước được đáp ứng bằng cách nhập khẩu; nhưng tranh luận này sẽ gay bất cập
đối với các nước đang phát triển chọn nhập khẩu lương thực – thực phẩm để thay thế
cho sản xuất trong nước sẽ gặp trở ngại lớn do khan hiếm ngoại tệ và chi phí cao.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan
trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản trong giai đoạn
đầu của q trình cơng nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển.

- Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản: các nước đang phát
triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên
liệu mà chưa tự sản xuất được trong nước. - Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác:
vốn từ nông nghiệp dịch chuyển thông qua dạng trực tiếp như nguồn thu từ thuế đất
nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhập khẩu tư liệu sản xuất nơng nghiệp.

1.2.2. Nơng nghiệp đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Xu hướng chung việc đóng góp của nơng nghiệp trong tốc độ tăng trưởng GDP theo
Kuznets:

- Giai đoạn xuất phát: tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp thường nhanh hơn
các ngành kinh tế khác và tỷ trọng ngành kinh tế khác trong GDP thường rất thấp; do
đó, giai đoạn này ngành nơng nghiệp đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung nền

kinh tế.

- Giai đoạn chuyển đổi: trong giai đoạn này ngược lại giai đoạn xuất phát, tốc độ tăng
trưởng của ngành kinh tế khác cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
nhưng giá trị GDP do khu vực phi nơng nghiệp đóng góp vẫn cịn nhỏ hơn giá trị GDP
do nơng nghiệp đóng góp. Giai đoạn này thì sự đóng góp của nơng nghiệp đã giảm
dần.

- Giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế: các ngành kinh tế khác tăng nhanh cả về tốc
độ tăng trưởng và giá trị trong GDP so với nông nghiệp. Do đó, đóng góp của nơng
nghiệp đối với tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm hẳn. Thực tế trên thế giới cho thấy
rằng xu hướng chung là trong ngắn hạn vai trị nơng nghiệp đóng góp rất quan trọng
vào tốc độ tăng trưởng GDP và giảm tương đối theo dài hạn. Như vậy, xu hướng
chung của các nước cho thấy rằng sự đóng góp của nơng nghiệp trong tăng trưởng
GDP giảm dần theo thời gian.

5

1.2.3. Bài học kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc lựa chọn
chiến lược phát triển nông nghiệp:
Trong q trình cơng nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, quy luật tất yếu là phần
đóng góp nơng nghiệp trong tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm dần cùng với q trình
phát triển nhanh của cơng nghiệp và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, sẽ là ngộ nhận
khi đánh giá thấp vai trị của nơng nghiệp trong việc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp
hóa, kinh nghiệm của một số nước đang phát triển cho thấy rằng: trong quá trình tiến
hành cơng nghiệp hóa đã đẩy nhanh tốc độ phát triển cơng nghiệp mà khơng có phát
triển song song nông nghiệp sẽ bị rơi vào cái bẫy của việc xem nhẹ vai trị đóng góp
của nơng nghiệp. Do đó, để không vướng cái bẫy này, chiến lược phát triển thích hợp
là thúc đẩy q trình phát triển cơng nghiệp phải tương ứng với phát triển nơng nghiệp.
Hay nói cách khác, cơng nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ hơn nhưng phải duy trì một

mức tăng trưởng hợp lý cho nông nghiệp trong ngắn hạn.

1.3. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu nông sản đối với Việt Nam:

Hoạt động sản xuất nơng sản góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ
hàng nông sản trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động.

Hoạt động xuất khẩu hàng nơng sản đóng góp phần đáng kể vào việc tích luỹ vốn cho
q trình cơng nghiệp hố đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,
giảm bớt nhập siêu, giảm bớt căng thẳng trong cán cân thanh toán cũng như nhu cầu
ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đã tác động trực tiếp đến đời sống của
người nông dân trên nhiều phương diện. Khi thực hiện xuất khẩu, một lượng hàng
nông sản dư thừa trên thị trường nội địa sẽ được giải quyết, lập lại quan hệ cung cầu ở
mức giá cao hơn, nông dân khơng những bán được nơng sản mà cịn bán được giá.
Hoạt động này làm cho nơng dân có thu nhập cao hơn từ đó làm tăng sức mua của dân
cư trong thị trường nông thôn rộng lớn với 80% dân số. Đây chính là một động lực
thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sẽ khai
thác tối đa lợi thế của Việt Nam về điều kiện khí hậu, tài nguyên đất nước, nguồn nhân
lực... Hơn nữa hiện nay Đảng và nhà nước ta đang thực hiện xây dựng các mơ hình
kinh tế mới như kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, tổ hợp tác tự nguyện, hợp tác xã
kiểu mới ... thì hoạt động xuất khẩu nơng sản càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết,
hoạt động này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy các mơ hình kinh tế mới phát triển. Về
mặt thương mại sẽ giúp cho Việt Nam phát triển công nghệ kinh doanh, nắm bắt và
làm quen với các thông lệ quốc tế đi đến thực hiện tốt các quan hệ thương mại quốc tế.

6

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VẢI CỦA TỈNH
BẮC GIANG


2.1 : Giới thiệu về Bắc Giang
a. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang những năm gần đây, khi mà nền kinh tế có những khởi sắc nhất định,
bên cạnh việc quan tâm đến tăng trưởng kinh tế ở mặt tăng lên về số lượng thu nhập
tăng thêm thì người ta bắt đầu quan tâm đến mặt chất lượng của những con số này, nói
cách khác là người ta qua tâm nhiều hơn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng tồn tại mặt trái của nó, chúng ta đã biết nhiều đến tình
trạng khai thác quá mức tài ngun thiên nhiên, ơ nhiễm mơi trường, phân hóa giàu
nghèo, văn hóa-xã hội khơng theo kịp phát triển kinh tế…Đó là lý do vì sao các quốc
gia, các địa phương thường hay chú trọng đến vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế
trong các kế hoạch phát triển của mình.
Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu
Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phịng hơn 100 km về phía Đơng. Phía Bắc
và Đơng Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Ngun,
phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên; gồm 123 nghìn ha đất nơng nghiệp, 110 nghìn
ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đơ thị, đất chuyên dụng và đất ở, còn lại là các
loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A hoàn thành tạo ra quỹ
đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển cơng nghiệp - dịch vụ. Tỉnh Bắc Giang đã có kế
hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.

b. Giới thiệu chung về cây vải:

Hình 1. Hình ảnh cây vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang

7


Vải Lục Ngạn vốn có nguồn gốc từ Thanh Hà (Hải Dương), nhưng từ khi bén duyên
với đất đồi Lục Ngạn – một mảnh đất có tiểu vùng khí hậu đặc trưng riêng và được
người dân nơi đây chăm sóc, vun trồng với những quy trình kỹ thuật đầy sáng tạo nên
quả vải thiều đã có bước tiến mới về chất “như ngọc được mài”.

Điều đó đã tạo nên thương hiệu vải thiều Lục Ngạn – một sản phẩm đặc sản có những
hương vị thơm ngon riêng biệt mà khơng nơi nào có được.

.Các cơng dụng của quả vải

- Vải giúp cải thiện làn da:

Đừng bao giờ nói vải nóng. Vải có hàm lượng đường cao cho nên khi bạn ăn quá
nhiều sẽ sinh ra mụn nhọt. Tuy nhiên, ăn một lượng vải vừa phải, vải giúp chúng ta
giảm sự phát triển của mụn trứng cá trên diện rộng. Một số chất có trong vải giúp đem
lại cho bạn một làn da sáng và khoẻ mạnh.

- Vải giúp phòng bệnh tim mạch:

Vải được các nhà khoa học xếp thứ hai trong danh mục những loại trái cây chứa nhiều
polyphenol nhất. Đây là một hoạt chất giúp tăng sức đề kháng cho hệ tim mạch. Mặt
khác, chất ơxy hố trong loại quả này còn tăng cường hệ miễn dịch cho con người, làm
chậm lại q trình lão hố các tế bào mắt. Một ly nước ép vải mỗi ngày sẽ giúp bạn
phòng tránh được rất nhiều bệnh, đặc biệt là liên quan đến hệ tim mạch.

- Vải cung cấp vitamin B:

Các vitamin nhóm B thường có nhiệm vụ chuyển hố carbonhydrate, protein, và các
chất béo. Trong vải, đặc biệt là vải thiều chứa nhiều các vitamin nhóm B như thiamin,

niacin, folate và riboflavin. Ngồi ra, loại quả này cịn chứa nhiều beta-carotene, rất tốt
cho đôi mắt.

- Vải cung cấp vitamin C:

Vải chứa nhiều vitamin C nhưng đặc biệt, vải sấy khô chứa hàm lượng vitamin C í tai
ngờ tới. Để tận dụng nguồn vitamin C, hãy sấy khô những trái vải. Đây là dưỡng chất
giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh như cảm, sốt, viêm họng. Ngoài ra,
vitamin cũng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của da, xương và các mô.

- Vải giúp chống ung thư:

Vải có đặc tính chống ung thư. Loại trái cây này có chứa flavones, quercitin và
kaemferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển các tế bào
ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

- Vải giúp xương chắc khoẻ:

8

Vải rất giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc
khỏe. Các hoạt chất này giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của vitamin D, thúc đẩy cơ
chế đồng hóa canxi, từ đó duy trì sức khỏe của xương.

- Vải hỗ trợ hệ tiêu hoá hiệu quả:

Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong
dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa trị chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ
dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải cịn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề
về đường ruột và tẩy giun ruột.


- Vải giảm nếp nhăn và tàn nhang:

Oligonol là một polyphenol được tìm thấy nhiều trong quả vải. Oligonol có nhiều chất
chống ơxy hóa và chống lại hoạt động của virus cúm. Chất này cũng giúp cải thiện lưu
thông máu, giảm cân và bảo vệ da khỏi tia cực tím. Oligonol giúp giảm mỡ, tăng tuần
hồn máu, giảm mệt mỏi khi tập thể dục, tăng khả năng chịu đựng và làm giảm nếp
nhăn, tàn nhang.

- Vải chứa nhiều các chất dinh dưỡng thân thiện với da:

Vải là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thân thiện với da như thiamin, niacin và
đồng. Thiamin giúp chuyển hóa chất béo và protein cho da khỏe mạnh. Niacin làm
tăng độ ẩm cho da trong khi với một lượng nhỏ đồng sẽ giúp tăng tốc độ làm liền da.

- Vải giúp giảm cân:

Vải chứa ít calo, khơng có chất béo bão hịa hay cholesterol mà lại rất giàu chất xơ nên
thích hợp với những người muốn giảm cân.

- Vải giúp cho mái tóc khoẻ mạnh:

Vitamin C, niacin và thiamin là những dưỡng chất thiết yếu trong việc ni dưỡng tóc.
Vitamin C đóng vai trị tích cực, bảo đảm cung cấp đủ máu đến nang tóc của bạn.

- Vải giúp chống lão hố:

Vải có hàm lượng cao vitamin C chống ơxy hóa và các vitamin nhóm B. Những chất
này giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị lão hóa từ ơ nhiễm mơi trường và tia cực tím, bảo vệ da
khỏi bị hư hại. Do đó, ăn một lượng vải vừa đủ có thể giúp chống lại ung thư da hay

viêm da.

2.2: Thực trạng tình hình tiêu thụ vải của tỉnh Bắc Giang:
Thị trường nội địa: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà
Nẵng, Thừa thiên Huế, các tỉnh lân cận và một số tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Thị trường xuất khẩu: Thị trường Trung Quốc (Chủ yếu), Các Tiểu vương quốc Ả rập
thống nhất, Pháp, Malaysia, Philipine, Thái Lan, Mỹ, Thuỵ Điển, Australia, Singapore,

9

Canada, Liên bang Nga, Hàn Quốc và Anh, Úc, Nhật Bản. Từ năm 2015, vải thiều
Thanh Hà đã được xuất khẩu tới thị trường khó tính là Mỹ và Úc, hiện đang xúc tiến
tìm kiến mở rộng ra các thị trường mới... hiện nay cịn bao gồm Nhật Bản

Sở Cơng Thương Bắc Giang cho biết, đến ngày 22/6/2021, địa phương đã xuất khẩu
trên 32.215 tấn vải thiều sang thị trường các nước Trung Quốc, Mỹ, Australia,
Malaysia…, chiếm gần 25% tổng sản lượng vải thiều vụ năm nay của toàn tỉnh.

Trong số này, tổng lượng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua ba cửa
khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang là trên 32.200 tấn; trong đó, qua cửa khẩu Lạng
Sơn là 17.060 tấn với giá trung bình từ 30.000-65.000 đồng/kg; qua cửa khẩu Lào Cai
là trên 11.480 tấn với giá trung bình từ 35.000-45.000 đồng/kg; qua cửa khẩu Hà
Giang với số lượng trên 3.650 tấn với giá trung bình 45.000 đồng/kg.

2.3: Thuận lợi và khó khăn về việc xuất khẩu vải của tỉnh Bắc Giang:
a. Thuận lợi:

Vải tươi được bán cả thị trường trong và ngoài nước. Do sự gia tăng về nhu cầu trái
cây tươi và chế biến, tỉnh Bắc Giang có tiềm năng rất lớn cho việc xuất khẩu vải tươi.

Điều kiện, thiên nhiên thuận lợi nên Bắc Giang là nguồn cung cấp vải thiều ổn định.
Chất lượng vải thiều ngày càng được nâng cao nhờ vào việc ứng dụng tiến bộ trong kỹ
thuật sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu về chất lượng.

Diện tích quy mơ các Hợp tác xã cũng ngày càng tăng lên. Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thực
hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các cơng ty, doanh nghiệp đầu tư vào các dự án
để phát triển ngành hàng vải; Đầu tư hoàn thiện hạ tầng cho vùng sản xuất vải tập
trung, trọng điểm; Hỗ trợ thực hiện các mơ hình nhằm nâng cao huỗi giá trị ngành
hàng vải, các chính sách quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại.

Bên cạnh những thuận lợi, thì tỉnh Bắc Giang cũng gặp khơng ít khó khăn về việc xuất
khẩu xồi theo tiêu chuẩn các nước nhập khẩu.

b. Khó khăn:

Đối thủ cạnh tranh chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các nước khác với thị phần chiếm
đông đảo. Chúng ta cũng chưa có chiến lược phát triển, xúc tiến thương mại như một
số nước để đưa trái vải ra thế giới. Cơ sở vật chất Đa số cơ sở thu mua và đóng gói vải
tại địa phương đóng vai trò chủ yếu trong các kênh tiêu thụ, tuy nhiên do thiếu vốn nên
điều kiện cơ sở vật chất và các thiết bị cần thiết cho việc xử lý và đóng gói chưa được
đầu tư đúng mức để đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các thị trường
ngoài nước. Chất lượng sản phẩm và khâu vận chuyển dù vải thiều được đánh giá
ngon, dạng trái đẹp, nhưng thị hiếu tiêu dùng các nước nhập khẩu ịn có u cầu cao
hơn. Một hạn chế nữa là canh tác xồi hiện nay cịn sử dụng nhiều phân hóa học, ít
dùng phân hữu cơ. Thuốc bảo vệ thực vật dùng rất nhiều loại và rất đa dạng, nhà vườn
có thể sử dụng 8-10 loại thuốc phun.

10

Trước diễn biến phức tạp của Covid 19, đã làm ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch, tiêu

thụ và xuất khẩu vải thiều ở tỉnh. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, “vụ vải
năm nay sẽ còn chịu tác động bởi hai yếu tố, đó là: diễn biến thời tiết bất thuận có khả
năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm giá trị; dịch Covid-19 sẽ gây gián
đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu”.

11

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU VẢI CỦA
TỈNH BẮC GIANG

3.1: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải của tỉnh Bắc Giang:
Tiếp tục phát huy những thế mạnh của tỉnh Bắc Giang về trồng trọt và xuất khẩu vải
thiều tỉnh đã nổ lực thành công, bên cạnh đó cần cải tiến và khắc phục các hạn chế.
Sau đây là một số giải pháp để phát triển xuất khẩu vải ở tỉnh Bắc Giang:

- Giải pháp đồng bộ Nâng cao chất lượng để tái cơ cấu ngành hàng vải; đồng thời nhà
vườn trồng vải phải canh tác rải vụ, có chính sách khuyến khích nơng dân sản xuất
theo quy hoạch. Đặc biệt, đẩy mạnh đầu tư và hoàn thiện các khâu bảo quản, chế biến
và nâng cao chuỗi giá trị trong việc liên kết ngang là giữa sản xuất vải. Điển hình như
ở huyện Lục Ngạn, việc nâng cao chất lượng trái xoài theo tiêu chuẩn của các nước,
ngăn chặn được côn trùng xâm nhập. Bao trái hạn chế được số lần phun thuốc hóa học
từ 5 – 7 lần/vụ, gia tăng lợi nhuận cho nhà vườn, tăng năng suất từ 20 - 30%. Vải trồng
theo hợp đồng xuất khẩu trong vài năm qua. Cần phải có liên kết ngang, liên kết dọc
để phát triển ngành hàng vải trong tái cơ cấu nông nghiệp: nông dân với nơng dân
nhằm tạo ra vùng sản xuất có quy mô lớn, hướng tới xây dựng thương hiệu và liên kết
dọc là giữa nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ để tạo ra nguồn hàng lớn, đủ khả năng
tiêu thụ ở các thị trường xuất khẩu... Cần quản lý dinh dưỡng trong cải thiện chất
lượng vải.

Cùng với đó, nghiên cứu, chế biến đa dạng sản phẩm vải; áp dụng các giải pháp khoa

học công nghệ..., đáp ứng đa dạng thị hiếu của các nước nhập khẩu.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm vải thiều

Những tính chất đặc trưng quả vải Việt Nam vỏ khi chín màu ớp vỏ ngồi màu đỏ, cấu
trúc sần sùi, không ăn được nhưng dễ dàng bóc được. Bên trong là lớp cùi thịt màu
trắng mờ, ngọt và giàu vitamin C. Vải Lục Ngạn khi chín có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi
dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng, màu đặc trưng, đa dạng, đáp ứng được đầy đủ
nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, trở thành một trong những cây chủ yếu được
chọn để phát triển ở Bắc Giang

- Đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền kiến thức:

Tổ chức các buổi họp, hội thảo nông dân hiểu rõ giá trị, lợi thế mang lại khi xuất khẩu
vải, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến từ khâu
chăm sóc, thu hoạch. Sau đó, sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp xử lý như chiếu xạ,
ozone…giúp vải tươi trong thời gian lâu hơn và đạt chất lượng đồng nhất, đáp ứng tiêu
chuẩn khắt khe của thị trường. Tập trung trồng chuyên loại vải có giá trị cao xuất
khẩu, loại bỏ các loại vải hỗn tạp để không ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng vải
xuất khẩu. Tập huấn để nông dân biết ứng dụng khoa học vào sản xuất, đáp ứng kĩ

12

thuật canh tác theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Nâng cao hiểu biết tầm quan
trọng của sự liên kết, cần có hợp tác xã để cùng sản xuất, hợp tác từ khâu canh tác, sản
xuất đến thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị tăng khi xuất khẩu cũng như nâng
cao lợi nhuận cho nông dân. Xây dựng các kho bảo quản sau thu hoạch, đầu tư phương
tiện vận chuyển tránh dẫn đến thất thoát, hư dập, khơng để nấm bệnh xâm nhập ảnh
hưởng đến q trình bảo quản và xuất khẩu.


- Chun mơn hóa sản xuất và trồng trọt, mở rộng qui mô sản xuất và giảm giá thành
sản phẩm

Mở rộng quy mô trồng trọt, sản xuất đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn xuất khẩu. Mở rộng
quy mơ Hợp tác xã, kêu gọi khuyến khích các nơng dân trồng xồi tham gia hợp tác xã
để có vốn đầu tư kỹ thuật cũng như quy mô làm giảm chi phí cạnh tranh. Có chính
sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngồi vào nơng
nghiệp, nhất là nơng nghiệp cơng nghệ cao trong kỹ thuật trồng và sản xuất vải, bao bì,
cách bảo quản xồi để bảo quản quả đẹp lâu hơn. Tăng cường sự liên kết giữa doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu với các hợp tác xã tác tại các vùng nguyên liệu để tiêu thụ
vải loại 2 và loại 3 nhằm giảm áp lực đáng kể lên xuất khẩu đối với trái tươi (thời gian
chín, vận chuyển và hàng rào kỹ thuật phức tạp phục vụ và tiếp cận thị trường xa, khó
tính như Mỹ và Châu Âu).

Định hướng thị trường tiêu thụ Đầu ra cho nông sản là vấn đề bức thiết, hướng đến
phát triển ngành hàng bền vững, thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện củng cố các
hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh nhằm tạo cầu nối trong việc liên kết sản xuất
tiêu thụ giữa người nông dân và doanh nghiệp. Định hướng thị trường tiêu thụ vải,
trong đó ưu tiên xuất khẩu xoài trái tươi sang các thị trường gần trong khu vực. Tận
dụng mối quan hệ quốc tế của Việt Nam, Bắc Giang cần đẩy mạnh xúc tiến thương
mại và đàm phán để vải được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường có tiềm năng
lớn trong khu vực, như Nhật Bản vừa rồi là bước đầu thành công lớn của Việt Nam,
đặc biệt là thị trường Trung Quốc; khi xem xét xuất khẩu xoài trái tươi sang hai thị
trường lớn như Châu Âu và Mỹ, cần xác định rõ các vấn đề như kích cỡ của vải có phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng; giá bán có thể cạnh tranh được với giá xồi Nam Mỹ;
loại hình và giá cước vận chuyển; sản phẩm có đáp ứng đủ số lượng và chất lượng cho
các thị trường này...

3.2: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải trong 2021 khi ảnh hưởng của covid 19:
Ông Trần Quang Tấn cho biết, theo thống kê, năm 2021, diện tích vải của tỉnh đạt

28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020).
Thời gian thu hoạch bắt đầu từ khoảng 20-5 đến cuối tháng 7 (vải chín sớm bắt đầu thu
hoạch từ 20-5; vải thiều chính vụ từ 10-6). Đang trong mùa thu hoạch vải 2021, trong
khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không để sản xuất đứt gãy, tỉnh đã ban hành
kế hoạch tiêu thụ vải thiều, cùng nhiều giải pháp hỗ trợ việc mua, bán vải cho bà con

13

Theo đó, kịch bản 1: Nếu dịch bệnh được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi
với sản lượng tiêu thụ 50% trong nước (khoảng 90.000 tấn), 50% xuất khẩu (khoảng
90.000 tấn), vải được tiêu thụ tại thị trường trong nước tập trung tại các chợ đầu mối;
tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị; doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, chợ truyền
thống, sàn thương mại điện tử. Thị trường xuất khẩu gồm: Trung Quốc, Nhật Bản,
Australia, Thái Lan, Mỹ, EU…

Kịch bản 2: Nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, vẫn trong tầm kiểm soát, sản lượng vải
thiều được tiêu thụ 70% trong nước (khoảng 130.000 tấn), 30% xuất khẩu (khoảng
50.000 tấn). Vải tiêu thụ trong nước tại các chợ đầu mối như: Thủ Đức, Bình Điền (TP
Hồ Chí Minh), Long Biên (Hà Nội), Hịa Cường (Đà Nẵng)… sản lượng khoảng
55.000 tấn; các tập đoàn phân phối lớn 20.000 tấn; sàn thương mại điện tử 2.000 tấn;
chợ truyền thống 13.000 tấn và một phần vải dành để sấy khơ.

Kịch bản 3: Khi dịch COVID-19 ảnh hưởng tồn diện, hoạt động xuất khẩu đóng
băng, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ tiêu thụ vải
thiều cho bà con nông dân tại thị trường trong nước. Tiêu thụ tại các chợ đầu mối lớn
80.000 tấn; các tập đồn phân phối có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại khoảng
30.000 tấn; các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu (gồm: Công ty cổ phần Thực phẩm
Đồng Giao, Công ty TNHH MTV Dũng Sỹ, Cơng ty Thực phẩm Á Châu…) 30.000
tấn. Số cịn lại tiêu thụ tại chợ truyền thống, sàn giao dịch thương mại; để sấy khô và
chế biến khác.


Bên cạnh xây dựng kịch bản ứng phó theo tình hình của dịch COVID-19, ngay từ đầu
tháng 5, tỉnh đã thành lập các tổ chốt, trạm tại các tuyến đường, cửa ngõ ra vào vùng
vải tập trung của các vùng trồng vải như Tân n, Lục Ngạn để kiểm sốt cơng tác
phịng, chống dịch COVID-19. Các chốt chặn giúp đảo đảm an toàn vùng sản xuất vải
thiều, khơng có trường hợp F1 ở khu vực các vùng vải tập trung. Người dân cũng được
vận động không đi ra nơi khác.

"Đồng thời, các đơn vị như Công Thương, Nông nghiệp, Y tế sẽ phối hợp để lập hồ sơ
và giấy xác nhân lô hàng vùng sản xuất an toàn dịch bệnh COVID-19 với các nội dung
liên quan đến chủ lô hàng, ngày xét nghiệm và kết quả âm tính với virus SARS-CoV-
2; xuất xứ lơ hàng, khối lượng lơ hàng, cơ sở đóng gói... và cả thông tin về lái xe vận
chuyển kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV -2... Việc thiết lập vùng nơng
sản an tồn sẽ tạo tâm lý n tâm cho khách hàng”, ông Trần Quang Tấn cho biết.

Tuy nhiên hiện nay, khâu lưu thông, vận chuyển hàng nông sản của Bắc Giang qua các
tỉnh, thành phố, cửa khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. Các phương tiện vận tải chở nông
sản, hàng thiết yếu và nguyên, vật liệu từ Bắc Giang đi các địa phương đều bị các chốt
kiểm dịch chặn lại, không cho lưu thông. Ngược lại, các phương tiện vận tải của các
địa phương vận chuyển hàng hoá tới Bắc Giang khi trở về lái xe phải cách ly tập trung
21 ngày.

14

Do đó, để đảm bảo "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế", tỉnh Bắc Giang đề nghị
các địa phương cho phép phương tiện vận chuyển nơng sản, hàng hố thiết yếu của
Bắc Giang thông thương qua các cửa khẩu, cũng như được lưu thông qua các tỉnh,
thành phố thuận lợi.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương
hỗ trợ tỉnh kết nối, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản và mong muốn các doanh

nghiệp phân phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối... tích cực tiêu thụ.
Hiện nay mọi người trong nước vẫn đang chung tay ủng hộ Bắc Giang, tại Hà Nội đã
xuất hiện một số điểm giải cứu vải quả Bắc Giang như 33 Trần Quốc Tồn, Cơng viên
Thống Nhất, Nguyễn Chí Thanh... và các siêu thị, Big C, các sàn thương mại điện tử
như Tiki, Lazada, Voxo... như vậy người dân đất vải cũng không phải quá lo lắng cho
vụ mùa này.

15

PHẦN KẾT LUẬN
Trong quá nghiên cứu tiểu luận giúp em hiểu rõ hơn về kinh tế phát triển, tầm ảnh
hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đối với sự phát triển đất nước trong thời buổi hội
nhập, tận dụng những thế mạnh, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Bắc
Giang là tỉnh có thế mạnh về vải, đặc biệt vải thiều xuất khẩu, mặc dù có nhiều khó
khăn khi hội nhập với quốc tế, nhưng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự cố
gắng của lãnh đạo tỉnh đã dần dần khẳng định được thương hiệu ra thị trường quốc tế.
Đây được kỳ vọng sẽ là cơ hội lớn để rau quả Việt Nam mở rộng thị trường, trong bối
cảnh tốc độ tăng trưởng của ngành đang chậm lại do gặp khó khăn do ảnh hưởng của
dịch bệnh covid. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập với thị trường khắc khe của các
nước nhập khẩu vải, Bắc Giang cũng gặp khơng ít khó khăn, yêu cầu tiêu chuẩn của
nước nhập khẩu, nhiều đối thủ cạnh tranh lớn về trình độ, kỹ thuật cơng nghệ cao, giá
cả, chất lượng và phương thức bảo quản. Do đó, địa phương cần phát huy lợi thế và
chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hỗ trợ ngành trồng vải nhiều hơn để phát triển
lợi thế, không ngừng cải tiến từ khâu sản xuất, chất lượng trái, dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật trên trái theo đúng tiêu chuẩn xuất khẩu của thị trường yêu cầu thì quả vải của
chúng ta mới có thể cạnh tranh với đối thủ lớn và vươn xa hơn nữa.

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1: />thieu-khai-quat-ve-tinh-bac-giang.html
2: />19-chua-can-giai-cuu--a303973.html
3: />qua-vai-18128/

17


×