Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

SỬ DỤNG TEST RAVEN TÌM HIỂU NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA SINH VIÊN KHOÁ K14 Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: LÝ – HÓA - SINH
----------

TRẦN PHẠM THỊ NGỌC HUYỀN

SỬ DỤNG TEST RAVEN TÌM HIỂU NĂNG LỰC
TRÍ TUỆ CỦA SINH VIÊN KHOÁ K14 Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 4 năm 2015

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự cố gắng và sự nổ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức.

Đầu tiên tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới Th S. Nguyễn
Hoàng Lan Anh, trường Đại học Quảng Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn và
chỉ bảo tận tình tơi trong q trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.

Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới BGH trường ĐH Quảng Nam đã
tạo điều kiện cho chúng tơi có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu .

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Bộ
mơn Sinh – KTNN đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.


Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh chị trong lớp Đại học Sư phạm Sinh –
KTNN K11 đã động viên, đóng góp cơng sức và góp ý trong quá trình thực hiện đề
tài.

Cuối cùng tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân
và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Kính chúc quý thầy cô, những người thân yêu, những lời chúc sức khỏe và
thành đạt.

Xin chân thành cảm ơn!
Tam Kỳ, ngày 15 tháng 05 năm 2015

Trần Phạm Thị Ngọc Huyền

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng
dẫn của Th.S Nguyễn Hoàng Lan Anh.

Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được cơng bố ở bất cứ cơng trình nào khác.

Tam Kỳ, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Trần Phạm Thị Ngọc Huyền

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Intelligence Quotient (Chỉ số nhịp độ phát


IQ triển trí tuệ đặc trưng cho 1 cá thể

SD Standard Devaiation (Độ lệch chuẩn)

SV Sinh viên

ĐH Đại học

CĐ Cao đẳng

TN Tự nhiên

XH Xã hội

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số Tên bảng Trang

hiệu 12
14
2.1 Phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ của David Wechsler
16
3.1 Điểm test Raven của sinh viên theo hệ đào tạo và giới
tính 17
19
3.2 Điểm test Raven của sinh viên theo khối đào tạo và giới 20
tính 21
24
3.3 Điểm test Raven của sinh viên theo hệ và khối đào tạo 26
29

3.4 Chỉ số IQ của sinh viên theo hệ đào tạo và giới tính 30

3.5 Chỉ số IQ của sinh viên theo khối đào tạo và giới tính

3.6 Chỉ số IQ của sinh viên theo hệ và khối đào tạo

3.7 Năng lực trí tuệ của sinh viên khóa K14

3.8 Năng lực trí tuệ của sinh viên hệ đào tạo

3.9 Năng lực trí tuệ của sinh viên khối đào tạo

3.10 Năng lực trí tuệ của sinh viên hệ và khối đào tạo

Số hiệu DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang
Tên biểu đồ

3.1 Điểm test Raven của sinh viên theo hệ đào tạo và giới tính 15

3.2 Điểm test Raven của sinh viên theo khối đào tạo và giới 16

tính

3.3 Điểm test Raven của sinh viên theo hệ và khối đào tạo 18

3.4 Chỉ số IQ của sinh viên theo hệ đào tạo và giới tính 19

3.5 Chỉ số IQ của sinh viên theo khối đào tạo và giới tính 21

3.6 Chỉ số IQ của sinh viên theo hệ và khối đào tạo 22


3.7 Năng lực trí tuệ chung của sinh viên khóa K14 23

3.8 Năng lực trí tuệ chung của sinh viên nam nữ 23

3.9 Năng lực trí tuệ chung của sinh viên theo hệ đào tạo 27

3.10 Năng lực trí tuệ chung của sinh viên nam nữ hệ Đại học 27

3.11 Năng lực trí tuệ chung của sinh viên nam nữ hệ Cao đẳng 28

3.12 Năng lực trí tuệ chung của sinh viên khối Tự nhiên 31

3.13 Năng lực trí tuệ chung của sinh viên nam nữ khối Tự 31

nhiên

3.14 Năng lực trí tuệ chung của sinh viên khối Xã hội 32

3.15 Năng lực trí tuệ chung của sinh viên nam nữ khối Xã hội 32

MỤC ỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 7
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 9

Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 9

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....... 9

1.1. Khái quát về chỉ số IQ........................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm chỉ số IQ .................................................................. 10
1.1.2. Đặc điểm của chỉ số IQ............................................................. 10
1.1.2.1. Chỉ số IQ thay đổi theo thời gian....................................... 10
1.1.2.2. Chỉ số IQ liên quan đến bộ não ......................................... 10
1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến IQ của con người.......................... 11
1.1.3.1. Di truyền............................................................................. 11
1.1.3.2. Dinh dưỡng và môi trường sống ........................................ 12
1.1.3.3. Giáo dục ............................................................................. 12

1.2. Lịch sử nghiên cứu chỉ số IQ ........................................................... 12
1.2.1.Khái quát các cơng trình nghiên cứu trên thế giới .................... 13
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu và thành tựu của Việt Nam............ 13

1.3. Phương pháp trắc nghiệm Raven ..................................................... 14
1.4. Mức năng lực trí tuệ ......................................................................... 16

1.4.1. Khái niệm trí tuệ........................................................................ 16
1.4.2. Các phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ ............................. 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 18
2.1. Đối tượng ......................................................................................... 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 18
2.3.1. Phương pháp sử dụng test Raven.............................................. 18
2.3.2. Phương pháp xác định mức trí tuệ............................................ 19
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................... 20
3.1. Điểm test Raven của sinh viên khóa K14 ........................................ 21

3.1.1. Điểm test Raven theo hệ đào tạo và giới tính ........................... 21
3.1.2. Điểm test Raven của sinh viên theo khối đào tạo và giới tính.. 22
3.1.3. Điểm test Raven theo hệ và khối đào tạo................................. 24
3.2. Chỉ số IQ của sinh viên khóa K14 ................................................... 25
3.2.1. Chỉ số IQ theo hệ đào tạo và giới tính ...................................... 25

3.2.2. Chỉ số IQ của sinh viên theo khối đào tạo và giới tính ............ 26
3.2.3. Chỉ số IQ của sinh viên theo khối và hệ đào tạo ...................... 28
3.3. Năng lực trí tuệ của sinh viên khóa K14.......................................... 30
3.3.1. Năng lực trí tuệ chung của sinh viên khóa K14........................ 30
3.3.2. Năng lực trí tuệ của sinh viên theo hệ đào tạo ......................... 32
3.3.3. Mức trí tuệ của sinh viên theo khối ngành đào tạo .................. 35
3.4. Các phương pháp dạy học tích cực cho sinh viên............................ 40
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 41
I. KẾT LUẬN.......................................................................................... 41
II. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 42
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ............................................ 43

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật và của nền
sản xuất xã hội địi hỏi mỗi cá nhân phải có tư duy độc lập và sáng tạo. Trong
thời đại thông tin, thời đại kinh tế tri thức hiện nay, nghiên cứu và đo lường trí

tuệ vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, góp phần xây dựng
các luận chứng cho chiến lược và chính sách phát triển trí tuệ người Việt Nam.

Từ năm 1996 đến nay có nhiều tác giả đã đề cập đến đo chỉ số IQ của học

sinh, sinh viên. Tác giả Trần Trọng Thủy (1998) đã nghiên cứu trình độ phát
triển trí tuệ của học sinh tiểu học, trung hoc. Gần đây (2005) có tác giả Trần
Kiều và cộng sự đã nghiên cứu phát triển trí tuệ (IQ, EQ, CQ) của học sinh,
sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (Viện
Chiến lược và Chương trình giáo dục đè tài cấp nhà nước mã số KX-05-06).
Ngồi ra, cịn có các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các khoá luận của học
viên cao học và sinh viên của khoa tâm lý- giáo dục Trường Đại học Sư phạm,
viện Tâm lý học và viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên đối tượng
học sinh, sinh viên rất đa dạng. Hiện nay còn thiếu phương pháp khách quan
chẩn đốn trí tuệ của sinh viên. Điều này đã gây khó khăn khơng nhỏ cho việc
giáo dục trí tuệ của nhà trường.

Năm 2014 trường Đại học Quảng Nam đã tuyển sinh với số lượng lớn sinh
viên khóa mới – khóa K14. Sinh viên khóa K14 mới bước chân vào cánh cửa
Đại học, Cao đẳng còn rất bỡ ngỡ. Việc điều tra chỉ số IQ của sinh viên thông
qua test Raven là cần thiết, để từ chỉ số IQ mà chúng ta biết được mức năng
lực trí tuệ của sinh viên. Điều này giúp các nhà sư phạm có cơ sở để lựa chọn
các phương pháp dạy học tối ưu nhằm giúp các sinh viên hiểu bài nhanh hơn,
thích nghi được với mơi trường Đại học hơn, qua đó định hướng, điều khiển
tồn bộ sự phát triển đó trong tương lai của sinh viên, từ đó góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo, đồng thời hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết
cho sinh viên cũng như năng lực nhận thức năng lực sáng tạo, năng lực tư duy
logic,….cho sinh viên khóa K14 trường Đại học Quảng Nam.

Xuất phát từ lý do đó tơi chọn đề tài “ Sử dụng test Raven tìm hiểu năng
lực trí tuệ của sinh viên khoá K14 ở trường Đại học Quảng Nam’’ thơng
qua mơ hình trắc nghiệm khn hình tiếp diễn chuẩn J.C. Raven, từ đó đề xuất
các biện pháp tác động nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ của sinh viên. Đồng
thời giúp các nhà giáo dục lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp để góp


phần nâng cao chất lượng đào tạo và hình thành những phẩm chất cần thiết
cho sinh viên.
2. Mục tiêu của đề tài

- Xác định được chỉ số IQ của sinh viên khóa K14 trường Đại học Quảng
Nam.

- Xác định được năng lực trí tuệ của sinh viên. Từ đó đề xuất các biện pháp
nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ của sinh viên đồng thời giúp nhà giáo dục lựa
chọn nội dung và phương pháp phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khóa K14 của trường Đại học Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: sinh viên cao đẳng và đại học khóa K14.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng test Raven
- Phương pháp xác định mức trí tuệ
- Phương pháp xử lý số liệu

Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về chỉ số IQ

1.1.1. Khái niệm chỉ số IQ

IQ là ký hiệu lấy hai chữ cái đầu của từ tiếng Anh là “Intelligence
Quotient”, thường dịch là thương số trí tuệ hay cịn gọi là chỉ số thơng minh.
Chỉ số này của mỗi người nói lên năng lực trí tuệ của người đó. [2]

IQ của một người được xác định bằng cách xác định tỉ lệ số điểm họ

đạt được với số điểm trung bình của những nhóm tuổi khác nhau đạt được. IQ
không phải là một số đo tuyệt đối như chiều cao, cân nặng. IQ chỉ là một tỉ lệ
giữa "tuổi trí lực" và "tuổi thực tế" của con người. Những bài kiểm tra IQ cũng
chỉ được thiết kế để thể hiện sự khác nhau giữa những nhóm người trong cùng
một nền văn hóa.[2]
1.1.2. Đặc điểm của chỉ số IQ
1.1.2.1. Chỉ số IQ thay đổi theo thời gian

Có rất nhiều yếu tố khiến chỉ số IQ của con người thay đổi theo thời
gian như tình trạng căng thẳng hay vấn đề dinh dưỡng. Nghiên cứu của giáo
sư Nisbett cho thấy những đứa trẻ sinh sống ở điều kiện kinh tế xã hội thấp
nhưng được nhận nuôi và sinh sống trong các gia đình trung lưu sẽ có thể tăng
chỉ số IQ thêm 15-20 điểm.[6]

Theo Nisbett, tính di truyền khơng tác động nhiều đến chỉ số IQ như
nhiều người vẫn nghĩ. Các yếu tố mơi trường mới có khả năng tác động mạnh
đến chỉ số IQ của con người.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm tra chỉ số thông minh
của 33 người ở độ tuổi thiếu niên và kiểm tra lặp lại 4 năm sau đó. Trong một
khoảng thời gian ngắn, chỉ số IQ của một số người đã thay đổi hơn 20 điểm.
Những đứa trẻ 3, 4 tuổi có thể được coi là thiên tài nếu chúng đọc sách dành
cho học sinh lớn tuổi hay nói thơng thạo một thứ tiếng khác. [8]

1.1.2.2. Chỉ số IQ liên quan đến bộ não

* Kích cỡ bộ não

Những nghiên cứu hiện đại sử dụng kĩ thuật MRI cho thấy kích cỡ bộ
não có liên quan đến IQ với một hệ số là khoảng 0,4. Một nghiên cứu trên

những cặp sinh đôi do Thompson cùng những cộng sự xuất bản vào năm 2001
cho thấy rằng chất xám có liên quan đến hệ số g và cũng có hệ số di truyền rất
cao (một nghiên cứu gần đây cho thấy con số đó là 0,85). [7]

* Cấu trúc bộ não và IQ
Một nghiên cứu trên 307 trẻ em từ 6 đến 19 tuổi bằng cách đo kích cỡ

từng phần của bộ não bằng phương pháp MRI và đo các khả năng từ vựng và
suy luận đã được thực hiện (Shaw, 2006). Nghiên cứu cho thấy có một sự liên
quan nào đó giữa IQ và cấu trúc của vỏ não – những người có trí thơng minh
cao thường có vỏ não mỏng khi nhỏ và dày dần thêm khi lớn lên.

Nhiền nguồn thông tin khác nhau cùng đồng ý ở một điểm là não
trước đóng một vai trị quyết định trong việc hình thành những "dịng suy
nghĩ". Tuy nhiên, những hình chụp mới về bộ não cho thấy điều đó chỉ giới
hạn ở vùng hai bên vỏ não trước. Ducan và các đồng sự khi sử dụng phương
pháp chụp PET thì xác định phần não dùng để giải quyết các vấn đề liên quan
rất lớn đến trí thơng minh nằm ở vùng hai bên vỏ não trước. Gần đây hơn,
Gray và các cộng sự (2003) đã dùng phương pháp fMRI để chứng minh ở
những người có trí thơng minh cao thì vùng này có thêm khả năng chống lại
những sự mất tập trung. Gray và Thompson (2004) có một bài viết về điều
này. [6]

1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến IQ của con người

1.1.3.1. Di truyền

Chúng ta được thừa hưởng bộ gen di truyền từ bố mẹ nên chúng ta
cũng được thừa hưởng trí thơng minh từ bố mẹ. Nhìn chung, cha mẹ có chỉ số
IQ cao thì trẻ sẽ khơng có chỉ số thơng minh thấp. Ngồi ra, các yếu tố di

truyền cũng được phản ánh trong quan hệ huyết thống.

Cụ thể, nếu cha mẹ là người cùng tỉnh thì chỉ số thơng minh trung bình
của con là 102, cịn nếu ở khác tỉnh, con sinh ra sẽ có IQ 109. Nếu như hai
người có quan hệ họ hàng kết hơn với nhau thì sinh con có chỉ số thơng minh
giảm rõ rệt.[6]

1.1.3.2. Dinh dưỡng và môi trường sống

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến trí thơng minh của con người.
Nếu chúng ta ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho não bộ phát triển và chỉ
số IQ cũng tăng lên. Suy dinh dưỡng hoạc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng
như protein, DHA, kẽm, sắt, iốt, chollin, folate, B6, B12,…sẽ tác động xấu
đến sự phát triển não bộ và nhận thức lâu dài của con người làm mức trí tuệ bị
giảm sút..

Môi trường sống của con người cũng ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ.
Các tác nhân trong cuộc sống hằng ngày như vật lí và hóa học, thậm chí các
mối quan hệ giao tiếp hằng ngày cũng đều ảnh hưởng nhất định đến sự biểu
hiện của các gen cũng như hoạt động của bộ não.Chẳng hạn, việc tiếp xúc với
các chất độc có trong khói thuốc lá, ngay từ khi giai đoạn trong bào thai và
trong khoảng thời gian được sinh ra và trưởng thành, đã được chứng minh là
làm suy giảm khả năng trí tuệ, làm sụt giảm chỉ số IQ.

1.1.3.3. Giáo dục

Ngoài những yếu tố di truyền, dinh dưỡng và môi trường sống thì giáo
dục cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chỉ số IQ. Qua các quá trình học tập con
người đã lĩnh hội kiến thức và tự tư duy suy nghĩ nhằm khám phá ra vấn đề,
điều này giúp khả năng tư duy của con người cao hơn đồng nghĩa với chỉ số

IQ cũng cao hơn

1.2. Lịch sử nghiên cứu chỉ số IQ

1.2.1.Khái qt các cơng trình nghiên cứu trên thế giới

Khái niệm IQ là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis
Galton đưa ra trong cuốn sách Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19.
Sau đó, nó được học trị của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp
Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra
năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học. Binet nhận thấy rằng có mối liên hệ giữa
khả năng học của một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ơng. Sau đó
khơng lâu, nhà tâm lý học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên
trường đại học Standford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức
tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số
thông minh Stanford-Binet.[2]

Năm 1912, nhà Triết học và Tâm lý học người Đức William Sterm cho
ra đời thuật ngữ IQ (Intelligence Quotient). Ông đã sử dụng thương số giữa
tuổi trí tuệ (phản ánh mức độ phát triển trí tuệ của một người) với tuổi sinh
học (tuổi thực tế của người đó) để tính tốn sự phát triển trí tuệ của một cá
nhân. Năm 1916, Lewis M. Terman, một nhà Tâm lý học ở trường Đại học
Stanford đã cải tiến cách tính này, bằng việc nhân thương số trên với 100 để
bớt số lẻ sau dấu thập phân. Cơng thức tính chỉ thơng minh của ông đã được
công nhận và sử dụng rộng rãi.[3]

1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu và thành tựu của Việt Nam

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về chỉ số IQ, mức
trí tuệ trên nhiều đối tượng. Đó là các nghiên cứu của tác giả Trần Trọng Thủy

(1998) đã nghiên cứu trình độ phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học, trung
hoc. Gần đây có tác giả Trần Kiều và cộng sự đã nghiên cứu phát triển trí tuệ
(IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục đề tài cấp
nhà nước mã số KX-05-06).

Nghiên cứu mức độ và đặc điểm trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường
Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng của nhóm tác giả Nguyễn Thị Anh Thoa,
Ngơ Thị Thẩm, Hồ Thanh Thủy, Trần Huệ Tiên, Lê Văn Tuệ, Nguyễn Thị
Trâm Anh. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Châu với đề tài nghiên cứu
một số chỉ số thị lực, năng lực trí tuệ của học sinh Trung học phổ thông Vũ
Quang, Huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh….

Các nghiên cứu của Tạ Thúy Lan và cộng sự về khả năng hoạt động trí
tuệ của học sinh bằng Test Raven và điện não đồ cho thấy năng lực trí tuệ của
học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ không đều, năng lực trí tuệ của nam
và nữ khơng có sự khác biệt rõ rệt và có mối tương quan thuận với kết quả học
tập.

Nghiên cứu của Trịnh Văn Bảo và cộng sự cho thấy sự phù hợp giữa
chỉ số IQ và nhận thức trong quá trình học tập của học sinh, yếu tố duy truyền
là tiền đề và là cơ sở cho sự phát triển trí tuệ.

1.3. Phương pháp trắc nghiệm Raven

Trắc nghiệm khn hình tiếp diễn (Test Raven) được J.C. Raven đưa ra
năm 1936, là loại trắc nghiệm phi ngơn ngữ về trí thơng minh. Trắc nghiệm
này dùng để đo năng lực tư duy trên bình diện rộng như năng lực hệ thống
hóa, năng lực tư duy logic và năng lực vạch ra những mối liên hệ tồn tại giữa
các sự vật và hiện tượng.


Test Raven gồm 60 khn hình được chia làm 5 bộ A, B, C, D, E cấu
trúc theo nguyên tắc độ khó tăng dần từ khn hình thứ nhất đến 12 trong mỗi
bộ và từ bộ A đến bộ E. Mỗi bộ có nội dung riêng, cụ thể là:

- Bộ A: thể hiện tính tồn vẹn và liên tục của cấu trúc.
- Bộ B: thể hiện dự giống nhau giữa các cặp hình.
- Bộ C: thể hiện những thay đổi tiếp diễn trong các cấu trúc.
- Bộ D: thể hiện sự thay đổi vị trí của các hình.

- Bộ E: thể hiện sự phân giải các hình thành các bộ phận cấu thành.

Năm bộ bài tập đưa ra 5 cơ hội để lĩnh hội phương pháp làm việc và là
5 loại để đánh giá năng lực trí tuệ của cá nhân. Cấu tạo của thang đo nhằm
xem xét toàn bộ các thang bậc của sự phát triển trí tuệ, kể từ khi nghiệm thể có
khả năng nắm bắt ý tưởng tìm ra khn hình thiếu để hồn thiện một hình
mẫu.Trắc nghiệm này có khả năng đánh giá năng lực của cá nhân, thiết lập sự
so sánh và lập luận trên cơ sở thiết lập mối quan hệ tương đương. Các khn
hình được in rõ ràng, chính xá và ưa nhìn nhằm duy trì hứng thú mà khơng bị
q mệt mỏi hay q khó.

Trắc nghiệm Raven được xây dựng trên cơ sở hai lý thuyết. Trước hết là
thuyết trị giác hình thể của Ghextan nhấn mạnh đến tính chỉnh thể thống của
các sự vật, hiện tượng được hợp thành từ các yếu tố có liê hệ qua lại với nhau.
Thứ hai là thuyết tân phát sinh của Spearman gồm 3 pha. Pha thứ nhất là sự
nắm bắt tồn bộ,hồn chỉnh khn hình. Pha thứ hai là sự phân tích tìm ra
ngun nhân của các yếu tố. Pha cuối cùng là trên cơ sở mối liên hệ của các
yếu tố này mà cấu trúc hoàn chỉnh được thiếc lập theo logic nhất định.

Trong quá trình giải các bài tập có 3 q trình tâm lý cơ bản được thể hiện

là chú ý, tri giác và tư duy. Bản thân test Raven tự nó khơng phải là một test
về năng lực trí tuệ chung. Một bài tập trong thang đo thực sự là một “ nguồn
gốc” của một hệ thống tư duy vì thế nó mang tên là “ khn hình tiếp diễn” .
Test Raven có những ưu điểm nhất định. Ưu điểm trước tiên là tính khách
quan và khả năng loại trừ cao những khác biệt về văn hóa, xã hội, đặc điểm
dân tộc, tập quán các khách thể nghiên cứu. Kỹ thuật tiến hành đơn giản, ít tốn
thời gian vafcos thể tiến hành trên nhiều đối tượng cùng một lúc. Tuy nhiên,
test Raven chỉ cho kết quả cuối cùng mà khơng cho biết q trình diễn biến để
đi đến kết quả đó. Vì vậy, test Raven khơng dùng để nghiên cứu quy luật
chung mà phải kết hợp với các phương pháp khác thì mới thu được hiệu quả
cao.[1]

1.4. Mức năng lực trí tuệ

1.4.1. Khái niệm trí tuệ

Hiện nay có rất nhiều khá niệm về trí tuệ được đưa ra bàn luận. Có
nhiều nhà khoa học chia trí tuệ ra làm nhiều loại: trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã
hơi, trí tuệ nhân tạo,… Hiện nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ
nhưng có thể thấy rõ 3 khuynh hướng chính.

Khuynh hướng thứ nhất cho rằng trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực
học tập của cá nhân. Theo khuynh hướng này có Duncanson J.P, Ushinski
K.D, Levitov,… Họ coi trí tuệ là một hệ thống có tổ chức tốt, mà trong nhận
thức những tri thức đó được điều chỉnh và làm phong phú thêm. Theo Levitov
N.D, năng lực trí tuệ trước hết phải là các phẩm chất trí tuệ, biểu hiện năng lực
nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn của con người.

Khuynh hướng thứ hai coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng. Đại
diện cho khuynh hướng là Terman L. Ông cho rằng, chức năng của trí tuệ là

sử dụng hiệu quả các khái niệm, hạt nhân của trí tuệ là các thao tác tư duy như
phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa, trừu tượng hóa.

Khuynh hướng thứ ba lại coi trí tuệ là năng lực thích nghi của con
người đối với thế giới xung quanh. Khuynh hướng này được Sterm V., Piaget
J. và Weschler D. xây dựng. Sự tồn tại của nhiều cách hiểu khác nhau chứng
tỏ trí tuệ là một hoạt động phức tạp của con người.[5]

1.4.2. Các phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ

Trí tuệ là một hoạt động phức tạp của con người nên muốn đánh giá
năng lực trí tuệ của con người là một việc không hề đơn giản. Các nhà khoa
học đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực trí tuệ:
quan sát, điều tra, thực nghiệm. Ngồi ra họ cịn tìm hiểu sự biến đổi điện hóa
trong hệ thống thần kinh và cơ thể khi tiến hành các thao tác trí tuệ khác nhau.
Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là phương pháp trắc nghiệm trí

tuệ (Intelligent test) nhằm xác định chỉ số IQ và coi chỉ số IQ là thông số quan

trọng để đánh giá trí tuệ. [3]

Phương pháp trắc nghiệm (test) trí thơng minh do Francis Galton đề
xuất vào cuối thế kỷ 19. Ông gọi các thử nghiệm được tiến hành tại phịng thí
nghiệm của mình là trắc nghiệm tâm lý. Thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi
khi cuốn sách “ Các trắc nghiệm và đo lường trí tuệ” (1890) của nhà tâm lý
học người Mỹ James Mekeen Cattell (1860-1944) được xuất bản. Năm 1904,
phương pháp trắc nghiệm trí thơng minh được GS. Alfred Binet và bác sĩ tâm
lý Theophile Simon người Pháp hoàn thiện với một bảng gồm 30 câu hỏi và
bài tập logic để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học. Sau đó khơng lâu,
nhà tâm lý người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường Đại học

Standford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng
cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh
Stanford-Binet. [4]

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khóa K14 của trường Đại học Quảng
Nam được phân nhóm hệ Đại học và Cao đẳng, khối Tự nhiên và Xã hội, giới
tính.
2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ số IQ của sinh viên khóa K14 trường Đại học Quảng
Nam. Từ đó xác định mức năng lực trí tuệ của sinh viên.

- So sánh chỉ số IQ của sinh viên hệ Đại học và Cao đẳng, giữa khối Tự
nhiên và Xã hội.

- So sánh chỉ số IQ giữa nam và nữ.
- Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ của sinh
viên đồng thời giúp nhà giáo dục lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp
để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Chỉ số IQ của sinh viên được xác định bằng cách sử dụng test Raven và
phân loại các mức trí tuệ căn cứ vào chỉ số IQ đối chiếu với thang phân loại trí
tuệ theo bảng phân loại hệ số thông minh của D.Wechsler .
2.3.1. Phương pháp sử dụng test Raven
Test Raven gồm 60 khn hình được chia làm 5 bộ A, B, C, D, E cấu trúc
theo nguyên tắc độ khó tăng dần từ khn hình thứ nhất đến 12 trong mỗi bộ

và từ bộ A đến bộ E. Mỗi bộ có nội dung riêng, cụ thể là:
- Bộ A: thể hiện tính tồn vẹn và liên tục của cấu trúc.
- Bộ B: thể hiện dự giống nhau giữa các cặp hình.
- Bộ C: thể hiện những thay đổi tiếp diễn trong các cấu trúc.
- Bộ D: thể hiện sự thay đổi vị trí của các hình.

- Bộ E: thể hiện sự phân giải các hình thành các bộ phận cấu thành.

Mỗi sinh viên được phát một quyển test Raven và một phiếu trả lời, sau
khi nghe hướng dẫn sẽ làm bài độc lập với thời gian không hạn chế.

Cách tính điểm: theo khóa chấm điểm của Raven, mỗi bài tập trả lời đúng
được 1 điểm, tối đa là 60 điểm cho tất cả các bài. Cộng thô A, B, C, D, E được
tổng số điểm ghi vào cột tổng số trong phiếu điểm. Đối chiếu với bảng kỳ
vọng nếu hiệu số dao động trong khoảng ± 2SD cho phép dùng kết quả đó,
nếu vượt quá phải loại bỏ. Tổng điểm thực trừ đi điểm số kỳ vọng của tất cả
các loạt phải ≤ 6 đơn vị. Sau khi có điểm test Raven, tính chỉ số IQ theo công
thức:

IQ  X  X 15 100
SD

Trong đó: X: Điểm test Raven

X : trị số trung bình
SD: độ lệch chuẩn

2.3.2. Phương pháp xác định mức trí tuệ
Mức trí tuệ được phân loại căn cứ vào chỉ số IQ đối chiếu với thang phân
loại trí tuệ theo bảng phân loại hệ số thông minh của D.Wechsler ở bảng dưới:

Bảng 2.1. Phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ của David Wechsler

STT Mức trí tuệ Chỉ số IQ Loại trí tuệ
> 130 Rất xuất sắc
1 I 120 – 129 Xuất sắc
110 – 119 Thông minh
2 II 90 – 109 Trung bình
70 – 89 Tầm thường
3 III 60 – 69 Kém
<60 Ngu đần
4 IV

5 V

6 VI

7 VII


×