BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
Thực tiễn phân chia di sản thừa kế
theo pháp luật
(CHUYÊN ĐỀ THUỘC BỘ MÔN: LUẬT DÂN SỰ)
CƠ SỞ THỰC TẬP: CÔNG TY LUẬT TNHH
HƯNG HÀ
HÀ NỘI – 2023
i
Lời cam đoan và ô xác nhận của cán bộ hướng dẫn thực tập
Xác nhận của cán bộ LỜI CAM ĐOAN
hướng dẫn thực tập Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập
do tôi thực hiện trong thời gian thực tập tại
cơ quan tiếp nhận thực tập. Các nội dung
trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin
cậy./.
Tác giả báo cáo thực tập
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
BLDS Bộ luật dân sự
PCDSTKTPL Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Danh mục kí hiệu hoặc các chữ viết tắt iii
Mục lục iv
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG
HÀ................................................................................................................................. 3
1.1. Lịch sử hình thành và q trình phát triển của Cơng ty luật TNHH Hưng Hà........3
1.1.1. Lịch sử hình thành...............................................................................................3
1.1.2. Quá trình phát triển..............................................................................................4
1.2. Giới thiệu chung về Cơng ty luật TNHH Hưng Hà.................................................5
1.2.1. Chức năng của Công ty luật TNHH Hưng Hà......................................................5
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty luật TNHH Hưng Hà:......................................................5
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty luật TNHH Hưng Hà...............................................6
1.2.4. Lĩnh vực hoạt động..............................................................................................7
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẬN PCDSTKTPL...................7
2.1. Khái niệm, đặc điểm thừa kế theo pháp luật...........................................................7
2.1.1. Khái niệm về thừa kế...........................................................................................7
2.1.2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật.........................................................................9
2.1.3. Đặc điểm thừa kế theo pháp luật........................................................................11
2.1.3.1. Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân.........................................11
2.1.3.2. Người thừa kế theo pháp luật chỉ được hưởng di sản theo điều kiện luật định11
2.2. Ý nghĩa của quy định về thừa kế theo pháp luật...................................................12
2.3. Một số vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật.............................................13
2.3.1. Cách xác định di sản..........................................................................................13
2.3.2. Diện thừa kế theo pháp luật...............................................................................13
2.3.3. Một số vấn đề chung về thừa kế thế vị...............................................................14
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
THEO PHÁP LUẬT....................................................................................................14
3.1. Những nguyên tắc của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật..................14
3.2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật.............................................................15
3.3. Hàng thừa kế theo pháp luật..................................................................................19
3.3.1. Hàng thừa kế thứ nhất........................................................................................19
3.3.2. Hàng thừa kế thứ hai.........................................................................................20
3.3.3.Hàng thừa kế thứ ba............................................................................................21
3.4. Thừa kế thế vị.......................................................................................................21
3.5. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật................................................................23
3.6. Người không được quyền hưởng di sản................................................................26
3.7. Xác Định Quan Hệ Thừa Kế Trong Một Số Trường Hợp Đặc Biệt......................28
CHƯƠNG IV. THỰC TIỄN VỀ PCDSTKTPL TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH
HƯNG HÀ................................................................................................................... 29
4.1. Hoạt động tư vấn pháp luật về PCDSTKTPL tại Công ty luật TNHH Hưng Hà. .29
4.1.1. Q trình tìm hiểu và thu thập thơng tin liên quan đến phân chia di sản thừa kế
.......................................................................................................................................29
4.1.2. Xử lý các thơng tin thu thập được .......................................................................30
4.1.3. Quy trình tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp về PCDSTKTPL tại Công ty
luật TNHH Hưng Hà....................................................................................................33
4.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về PCDSTKTPL trong Hoạt động tư vấn pháp lý tại
Công ty luật TNHH Hưng Hà......................................................................................35
4.2.1. Những kết quả đã đạt được trong hoạt động tư vấn về phân chia di sản thừa kế
tại Công ty luật TNHH Hưng Hà................................................................................35
4.2.2. Những kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp, tham gia tố
tụng về phân chia di sản thừa kế tại Công ty luật TNHH Hưng Hà.............................37
4.2.3. Những kết quả đã đạt được trong thực tiễn hoạt động của Cơng ty luật TNHH
Hưng Hà......................................................................................................................39
4.2.4. Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện tư vấn và giải quyết tranh chấp, tham
gia tố tụng về PCDSTKTPL tại Công ty luật TNHH Hưng Hà...................................42
4.2.5. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp, tham
gia tố tụng về PCDSTKTPL tại Công ty luật TNHH Hưng Hà....................................42
CHƯƠNG V: TĨM TẮT Q TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY LUẬT
TNHH HƯNG HÀ.......................................................................................................47
5.1. Cơng việc thực hiện trong q trình thực tập........................................................47
5.2. Đánh giá kết quả công việc thực hiện trong quá trinh thực tập.............................48
5.2.1. Những kết quả đã đạt được trong quá trình thực tập..........................................48
5.2.2. Những mặt hạn chế trong quá trình thực tập.....................................................50
5.3. Kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập..........................................................50
5.3.1. Kinh nghiệm chung rút ra trong quá trình thực tập............................................50
5.3.2. Kinh nghiệm tư vấn về PCDSTKTPL trong quá trình thực tập tại Cơng ty 51
CHƯƠNG VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT
ĐỘNG TƯ VẤN VÀ THAM GIA TỐ TỤNG VỀ PCDSTKTPL TẠI ĐƠN VỊ
THỰC TẬP.................................................................................................................. 51
6.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về PCDSTKTPL......................................51
6.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong tư vấn và tham gia tố tụng tại Công ty
luật TNHH Hưng Hà....................................................................................................52
KẾT LUẬN.................................................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................55
PHỤ LỤC....................................................................................................................57
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự Việt Nam.
Việc phân chia di sản là một trong những vấn đề đang được nhiều người quan tâm
khi có di chúc hoặc khơng có di chúc của người thân trong gia đình để lại. Xã hội
phát triển kéo theo nhiều nhu cầu của người dân đòi hỏi pháp luật ngày càng phải
hoàn thiện. Pháp luật dân sự nước ta luôn tôn trọng thỏa thuận của các bên, song
việc thỏa thuận này phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật mà điển hình phân chia
di sản thừa kế theo pháp luật (PCDSTKTPL).
Hiện nay, pháp luật đã có những quy định tương đối chi tiết và tiến bộ
hơn liên quan đến PCDSTKTPL, tuy nhiên để có thể áp dụng thực tiễn trong q
trình thực hiện địi hỏi phải có sự tư vấn về pháp luật để giải quyết những vướng
mắc pháp lí về các quy định, thủ tục liên quan đến PCDSTKTP…Hay khi sảy ra
tranh chấp và quyền cũng như lợi ích của người thừa kế bị xâm phạm thì họ rất cần
có người đứng lên đại diện cho họ địi lại quyền lợi cho mình khi mà họ khơng có
khả năng tự mình bảo vệ quỳên lợi của mình trước pháp luật. Khi đó cần có người
hiểu rõ pháp luật và có trình độ thay mặt họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
họ, cũng như tư vấn pháp lý cho họ. Trong thực tế hiện nay ở nước ta nói chung, tại
thành phố Hà Nội nói riêng số người nắm rõ pháp luật và có thể tự đứng lên bảo vệ
cho mình rất ít; cũng như những cá nhân, pháp nhân dù có nắm rõ pháp luật, nhưng
khi sảy ra tranh chấp thì họ cũng khơng thể tự mình bảo vệ quyền và lợi ích của
mình trước pháp luật, do nhiều lý do: Nếu họ tự mình đi thực hiện những nghĩa vụ
pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của họ. Hay do họ khơng đủ trình độ để tự chứng
minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật.
Chính từ nhu cầu thiết yếu đó mà hàng loạt các cơng ty luật, các văn phịng luật sư
đã ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đó, trong đó có Cơng ty luật TNHH
Hưng Hà – nơi tôi hiện đang lựa chọn là địa điểm để thực tập.
Từ góc độ là thực tập sinh, Cơng ty luật TNHH Hưng Hà là mội môi trường tốt để
học hỏi, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn và phát triển bản thân. Trong thời gian
thực tập tại Công ty luật TNHH Hưng Hà, nhận thấy được những vướng mắc còn
tồn đọng trong cơng tác thực hiện quy trình tư vấn cũng như tham gia tranh tụng
1
liên quan đến vấn đề PCDSTKTPL, tác giả đã chọn đề tài “Thực tiễn phân chia di
sản thừa kế theo pháp luật” làm đề tài nghiên cứu để có cái nhìn tồn diện hơn các
quy định pháp luật về PCDSTKTPL và thực tiễn áp dụng, qua đó phát hiện được
những bất cập trong việc áp dụng pháp luật từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị
góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về PCDSTKTPL. Do
báo cáo gắn với kỳ thực tập – kỳ học dựa trên cơ sở thực tiễn quan sát, làm việc tại
cơ quan thực tập, nên việc tìm hiểu, tiếp cận hoạt động tiếp dân được sinh động, kết
hợp hài hoà giữa kiến thức lý luận và thực tiễn áp dụng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về PCDSTKTPL để làm sáng
tỏ thực tiễn về PCDSTKTPL hiện nay. Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc áp dụng
các quy định pháp luật về phân chia chia di sản thừa kế theo pháp luật tại Công ty
luật TNHH Hưng Hà rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó đề
xuất một số kiến nghị và giải pháp có tính khả thi để giúp q trình tư vấn và tham
gia tố tụng về PCDSTKTPL được dễ dàng hơn trong trong thời gian tới cũng như
góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện trong công tác tư vấn và tham gia tố tụng về
phân chia di sản thừa kế ở Công ty Luật TNHH Hưng Hà.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về PCDSTKTPL theo BLDS năm
2015, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật nói trên tại Cơng ty Luật
TNHH Hưng Hà.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của
BLDS năm 2015 về PCDSTKTPL, tuy nhiên đề tài không nghiên cứu về
PCDSTKTPL có yếu tố nước ngồi.
- Phạm vi về khơng gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về PCDSTKTPL ở trong
phạm vi lãnh thổ Việt Nam cụ thể là thực tế áp dụng tại Công ty Luật TNHH Hưng
Hà.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn pháp lý liên
quan đến PCDSTKTPL, quy định của BLDS năm 2015 về thừa kế theo pháp luật.
4. Kế cấu đề tài
Ngoài phần cam đoan, danh mục các từ viết tắt, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục báo cáo thực tâp được kết cấu thành 05 Chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty luật TNHH Hưng Hà
Chương II: Một số vấn đề lý luận về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Chương III: Quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Chương IV: Thực tiễn về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật tại Cơng ty luật
TNHH Hưng Hà
Chương V: Tóm tắt q trình thực tập tại cơng ty luật TNHH Hưng Hà
Chương VI: Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động tư vấn và tham
gia tố tụng về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật tại đơn vị thực tập
Trong khuôn khổ một chuyên đề thực tập, mặc dù đã cố gắng, tuy nhiên sẽ không
tránh khỏi nhưng thiếu sót; vì vậy tơi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ để
bài báo cáo được hồn thiện hơn.
Đồng thời, nhận thấy để có thể đạt hiệu quả cao trong q trình thực tập này, thì
khơng thể thiếu sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt thành của các anh, chị trong Cơng ty
luật. Vì vậy, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo Công ty luật TNHH
Hưng Hà đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại đây. Xin cảm ơn Ban giám hiệu
Trường Đại học Luật Hà Nội và thầy cô bộ mơn đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành
tốt quá trình thực tập; đồng thời cung cấp, bổ sung cho chúng tơi những kiến thức
về PCDSTKTPL, qua đó giúp tơi có cái nhìn tồn diện hơn về lĩnh vực này.
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG
HÀ
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Cơng ty luật TNHH Hưng
Hà
1.1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 27/11/2012, Công ty luật TNHH Hưng Hà do Luật sư Nguyễn Thị Thìn sáng
lập. Cơng ty được cấp giấy phép hoạt động và chính thức bắt đầu vào ngày
28/11/2012, là tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự
quản lý của sở tư pháp và đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Cho đến nay Cơng ty đã
ổn định vị trí hoạt động tại Số 2A Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long
Biên, thành phố Hà Nội có đầy đủ trang thiết bị hoạt động của công ty cũng như số
lượng và chất lượng đảm bảo. Theo nội dung của giấy phép công ty được phép hành
nghề trong các lĩnh vực: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng, tư vấn pháp luật và
các dịch vụ pháp lý khác.
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên năng động, sáng tạo, có trình độ chun mơn cao,
có bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp luật. Các dịch vụ pháp luật của Công
ty luật TNHH Hưng Hà ngày càng được mở rộng và cải thiện, nâng cao hiệu quả,
đưa pháp luật gần gũi hơn với cuộc sống của người dân trên địa bàn cũng như
những khách hàng trên mọi miền tổ quốc.
Thông tin cơ bản của Cơng ty luật TNHH Hưng Hà:
Tên giao dịch: CƠNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HƯNG HÀ
(HUNGHA LAW COMPANY LIMITED)
Địa chỉ trụ sở: Số 2A Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên, thành phố
Hà Nội.
Điện thoại: 0906018937
Email:
Người đại diện theo pháp luật của văn phịng luật sư/cơng ty luật:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thìn
Thẻ luật sư số: 1190/LS Ngày cấp: 01/8/2010
Là thành viên Đoàn luật sư: thành phố Hà Nội
Văn phịng giao dịch của cơng ty tại địa chỉ: Số 88 hẻm 26/11 ngõ Cống Trắng,
phường Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
1.1.2. Quá trình phát triển
Công ty Luật TNHH Hưng Hà sau khi thành lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, có
con dấu riêng của cơng ty và có đăng ký bản quyền tên công ty và dịch vụ tư vấn
pháp lý của cơng ty. Cơng ty có quyền tham gia hoạt động tư vấn pháp lý và ký kết
hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý.
Năm (2012-2023) hoạt động tư vấn pháp lý, Công ty Luật TNHH Hưng Hà đã
không ngừng đổi thay và phát triển ngày càng vững mạnh vươn lên tự khẳng định
chính mình là một nơi uy tín và đáng tin cậy.
Mục tiêu của Hưng Hà là: cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý chuẩn mực,
chuyên nghiệp và cẩn trọng nhất; giải quyết hiệu quả và nhiều hơn nữa các vấn đề
pháp lý do khách hàng đặt ra và khẳng định vị trí, vai trị của luật sư trong xã hội
hiện đại.
Công ty Luật TNHH Hưng Hà đang phát triển thành công việc áp dụng các kỹ năng
tư vấn chuyên nghiệp đáp ứng các nhu cầu tư vấn Việt Nam. Bên cạnh đó, Cơng ty
Luật TNHH Hưng Hà cịn đang tiếp tục mở rộng sự hợp tác với các chuyên gia tư
vấn cao cấp trong các ngành và lĩnh vực khác nhau nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng các dịch vụ mà công ty cung cấp. Công ty Luật TNHH Hưng Hà có đầy
đủ các điều kiện và cam kết cung cấp cho các khách hàng các giải pháp mang tính
tồn diện, hiệu quả và sáng tạo đảm bảo tính chuyên môn và chất lượng của dịch
vụ.
1.2. Giới thiệu chung về Công ty luật TNHH Hưng Hà
Công ty luật TNHH Hưng Hà là một trong các cơng ty/văn phịng luật sư tại quận
Long Biên, thành phố Hà Nội, có thời gian hoạt động khá lâu. Trong suốt thời gian
hoạt động, Công ty luật TNHH Hưng Hà đã giải quyết được nhiều vụ việc tranh
tụng và đã cộng tác với nhiều Ngân hàng như: Agribank, TienPhongBank, MB…
Thành công lớn của Công ty luật TNHH Hưng Hà là với khối lượng công việc lớn
như vậy nhưng công ty chưa bao giờ nhận được sự phản hồi khơng tốt từ phía khách
hàng cũng như khiếu nại, khiếu kiện. Thành cơng đó xuất phát từ nguyên tắc hoạt
động của công ty là đặt sự tận tâm lên hàng đầu và lấy sự hài lòng của khách hàng
làm kết quả.
1.2.1. Chức năng của Công ty luật TNHH Hưng Hà
Công ty luật TNHH Hưng Hà với chức năng chính là cung cấp các dịch vụ pháp lý
theo yêu cầu của Khách hàng, trong đó có: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng;
Tư vấn pháp luật và thực hiện các cơng việc có liên quan đến pháp luật và dịch vụ
pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
1. 2.2. Nhiệm vụ của Công ty luật TNHH Hưng Hà:
Hỗ trợ pháp lý; Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, văn bản, chỉ ra tình trạng
pháp lý và cung cấp những giải pháp pháp lý hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro, tháo
gỡ vướng mắc pháp lý cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài
nước; Tham gia giải quyết tranh chấp, giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích giữa
các tổ chức, các cá nhân theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mọi tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
Những hình thức hoạt động: Tư vấn pháp luật cho mọi tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước qua Email, điện thoại, Fax và tư vấn trực tiếp tại Công ty.; Tham gia tố
tụng tại Tòa án và Trọng tài thương mại; Đại diện ngoài tố tụng để đàm phán,
thương lượng và thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định pháp luật;
Dịch vụ pháp lý khác: soạn thảo hợp đồng, văn bản, di chúc; Trợ giúp pháp lý
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty luật TNHH Hưng Hà
Công ty Luật TNHH Hưng Hà có nguyên tắc quản lý điều hành hoạt động của công
ty theo chế độ phân cấp cụ thể, rõ ràng với thành viên sáng lập cơng ty cũng chính
là Luật sư chủ sở hữu cơng ty.
Bà: Nguyễn Thị Thìn là giám đốc cơng ty
Ngồi ra cơng ty cịn có các nhân viên bao gồm các luật sư, các chuyên gia thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau có cùng chí hướng, dày dạn kinh nghiệm trong các lĩnh
vực tư vấn cũng như tranh tụng và quyết tâm thực hiện các mục tiêu chiến lược của
Hưng Hà. Công ty luật TNHH Hưng Hà cịn có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với
các Công ty Luật tại thành phố Hà Nội cùng một mạng lưới cộng sự có dày dặn
kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn. Tổ chức bộ máy của cơng ty được chun mơn
hóa để nhằm đảm bảo chất lượng và tính chuyên nghiệp của dịch vụ.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty luật TNHH Hưng Hà
Giám đốc
Phó giám đốc
Luật sư Luật sư cộng tác Chuyên viên luật
STT Kế toán Chuyên viên kỹ thuật
1
2 Học và tên Chức vụ
3 Nguyễn Thị Thìn Giám đốc
Nguyễn Thị Hải Hà Phó Giám đốc
Luật sư
Trần Thị Thủy
4 Trần Quốc Dũng Luật sư
5 Đinh Quốc Hoàn Luật sư
6 Nguyễn Thị Ngọc Ánh Luật sư cộng tác
7 Nguyễn Huy Tú Chuyên viên luật
8 Lưu Thị Hoa Kế toán
9 Đinh Văn Tùng Chuyên viên kỹ thuật
1.2.4. Lĩnh vực hoạt động
Hưng Hà là công ty Luật chuyên cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn pháp
lý, đại diện tố tụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó cơ bản là các nhóm
dịch vụ sau:
- Cử Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức
trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hơn nhân gia
đình…
- Tư vấn pháp luật, cho các cá nhân tổ chức trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, đất
đai, thừa kế, kinh tế, lao động, hành chính, hơn nhân gia đình…
- Đại diện cho các cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng, tham gia giải quyết tranh chấp
tại Toà án, trọng tài trong các vụ án thuộc mọi lĩnh vực.
- Tham gia làm chứng, chứng thực các giao dịch dân sự…
- Soạn thảo di chúc, các loại hợp đồng, đơn từ…
- Hoàn tất các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho bất động sản.
Bên cạnh đó Cơng ty cịn cung cấp dịch vụ pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
như tư vấn pháp luật, soạn thảo, thương lượng và giải quyết tranh chấp hợp đồng
kinh doanh thương mại, dân sự…, soạn thảo các nội quy, quy chế cho công ty, tư
vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp,…
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA
KẾ THEO PHÁP LUẬT
2.1. Khái niệm, đặc điểm thừa kế theo pháp luật
2.1.1. Khái niệm về thừa kế
Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp lý nào quy định rõ ràng về thế nào là thừa kế.
Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc
chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống,
phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát
triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà hệ trước để lại.
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà
nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Theo quan điểm của Ăng- ghen: “là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người
còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo một
trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng
di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết.1
Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và thừa kế
theo luật (intestato), ngoài ra cịn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở thời kỳ đầu,
hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến
hơn.2
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì "Thừa kế là việc dịch chuyển tài
sản của người đã chết cho người còn sống"3 hay theo Từ điển Luật học của Viện
Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp thì thừa kế được giải thích là "Sự dịch chuyển tài sản
của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu.Sở hữu là yếu tố
quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu".4
Như vậy, thừa kế được hình thành từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp, nhưng khái
niệm PLVTK thì chỉ ra đời và tồn tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp và có
nhà nước. Tuy nhiên, mỗi một xã hội khác nhau sẽ có sự khác nhau trong quy định về
thừa kế. Thậm chí, trong cùng một chế độ xã hội của một nhà nước, ở mỗi giai đoạn
lịch sử khác nhau, thì PLVTK cũng được quy định khác nhau cho phù hợp với sự
phát triển.
Tại Việt Nam, trong trong các triều đại phong kiến trước đây, PLVTK đã được hình
thành và dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến. Theo quy định về thừa kế trong Bộ luật
Hồng Đức của thời Lê và Bộ luật HVLL của thời Nguyễn đều nhằm mục đích duy
trì, bảo vệ những truyền thống chế độ gia đình phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháu
trong dòng tộc. Tuy nhiên, trong hai bộ luật này cũng không đưa ra khái niệm thế nào
1 />2 />3 Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội
4 Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội
là thừa kế. Đến pháp lệnh thừa kế, BLDS năm 1995, 2005 và 2015 cũng không ghi
nhận quy định về khái niệm thừa kế. Trên cơ sở nghiên cứu thì tác giả đưa ra khái
niệm về thừa kế như sau: Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người,
thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn
sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có
nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán
mà hệ trước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh
của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích
nhất định. Quan hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng
với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa
người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản
xuất, lưu thơng phân phối của cải vật chất.Sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa
người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là
tiền đề để làm xuất hiện quan hệ thừa kế. Sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất
hiện ngay từ khi có xã hội lồi người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với
xã hội loài người.
2.1.2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Hiện nay, quy định của BLDS, thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác
theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền
nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền nghĩa vụ của người thừa kế.
Có hai dạng thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một số quy
định cơ bản liên quan đến quyền thừa kế: Diện thừa kế, thừa kế thế vị, tước quyền
thừa kế ...
Khơng nằm ngồi xu thế chung của thế giới, pháp luật thừa kế của Việt Nam cũng
quy định hai hình thức thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp
luật. Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người cịn
sống theo ý chí của người lập di chúc khi cịn sống. Tuy nhiên, trên thực tế khơng
phải lúc nào người để lại di sản cũng lập di chúc hoặc di chúc do người này lập ra
đều phát sinh hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Do đó, song song với hình thức thừa kế theo di chúc, pháp luật cịn quy định về hình
thức thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền thừa kế của các chủ thể.
Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế
theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.5
Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người
còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Cá
nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại được chia
đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có
quan hệ huyết thống, quan hệ hơn nhân và nuôi dưỡng. Thừa kế theo pháp luật chỉ
được thực hiện trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc
nhưng di chúc khơng hợp pháp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân và có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Những người thuộc diện
thừa kế theo pháp luật được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật tự ưu tiên
là theo hàng thừa kế.
Qua việc phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như
sau: Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người còn
sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay
quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật về bản chất vừa bảo vệ quyền đương nhiên của người có tài
sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những người có
quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người đã chết có tài sản để lại.
Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào
mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của
người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản
nhận.Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa
kế do pháp luật quy định. Theo Điều 650 bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những
trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Khơng có di chúc;
b) Di chúc khơng hợp pháp;
5 Xem Điều 649 BLDS 2015
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2.1.3. Đặc điểm thừa kế theo pháp luật
2.1.3.1. Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân
Đối với thừa kế theo di chúc, người thừa kế có thể là cá nhân hoặc khơng phải là cá
nhân, nhưng người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân. Khi để lại di chúc,
người để lại di sản có thể để lại cho bất kì ai kể cả không phải là cá nhân (trừ những
trường hợp hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc). Những quy
định của pháp luật về thừa kế theo di chúc đều hướng tới việc bảo vệ tối đa quyền
định đoạt tài sản của người có di sản. Nhưng đối với thừa kế theo pháp luật, khi
người để lại di sản khơng để lại di chúc thì pháp luật dự liệu một số người có quan hệ
hơn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản thuộc diện được
hưởng di sản. Pháp luật quy định chung cho mọi người để lại di sản, mọi hồn cảnh,
mọi trường hợp người để lại di sản khơng định đoạt tài sản bằng di chúc thì di sản sẽ
được chia cho những người có một trong ba mối quan hệ trên với người để lại di sản.
Những người đó là những người có quan hệ gần gũi nhất với người để lại di sản: vợ
chồng, cha mẹ, các con, ông bà, anh chị em, các cháu nội ngoại, các cụ nội, cụ ngoại,
cơ dì chú bác cậu ruột, các chắt của người chết. Chính vì vậy, người thừa kế theo
pháp luật chỉ có thể là cá nhân. Pháp luật quy định hàng thừa kế từ quan hệ gần đến
xa theo sự phán đốn ý chí của người để lại di sản. Vì vậy, trừ trường hợp đặc biệt,
cịn lại phán đoán của pháp luật đa số phù hợp với ý chí của người để lại di sản.
2.1.3.2. Người thừa kế theo pháp luật chỉ được hưởng di sản theo điều kiện luật
định
Trước hết người thừa kế theo pháp luật đương nhiên cần thỏa mãn điều kiện của
người thừa kế nói chung là phải cịn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người
để lại di sản chết thì người được hưởng di sản vẫn cịn sống)
Điều kiện thứ hai là phải thành thai trước thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước thời điểm người để lại di
sản chết.
Bên cạnh điều kiện để một người được hưởng thừa kế theo pháp luật như trên cịn có
điều kiện khác là người đó khơng thuộc một trong các trường hợp bị tước quyền
hưởng di sản; không bị người để lại truất quyền hưởng di sản.
2.1.3.3. Trong thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế phải được dịch chuyển theo
hàng thừa kế và trình tự thừa kế
Diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng di sản thừa
kế theo pháp luật của người chết nếu giữa họ và người chết tồn tại mối quan hệ hôn
nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. Con
của người để lại di sản bao giờ cũng là những người đầu tiên được hưởng di sản
thừa kế theo pháp luật của cha mẹ. Ở Việt Nam quy định không phân biệt con đẻ và
con nuôi trong việc hưởng di sản thừa kế của cha mẹ. Về quyền hưởng di sản thừa
kế của nhau giữa vợ và chồng, một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan...
quy định trong những trường hợp khác nhau thì vợ (chồng) được hưởng phần di sản
khác nhau, nhưng đối với pháp luật Việt Nam thì người vợ (chồng) thuộc diện thừa
kế và sẽ được hưởng một suất thừa kế theo pháp luật của nhau bằng với những
người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác
Hàng thừa kế được hiểu là một nhóm người có quan hệ cùng mức độ gần gũi với
người để lại di sản. Các quốc gia trên thế giới đều quy định những người thuộc diện
được hưởng di sản thừa kế thành các hàng thừa kế khác nhau. Việt Nam quy định có
ba hàng thừa kế.6
Nội dung của việc hưởng di sản thừa kế theo hàng được hiểu theo hướng: những
người ở cùng một hàng sẽ được hưởng di sản cùng một lúc và được hưởng phần di
sản có giá trị bằng nhau.
Việc PCDSTKTPL cịn phải theo một trình tự nhất định về thứ tự phân chia lần lượt
từ hàng thừa kế đầu tiên đến hàng thừa kế tiếp theo, dựa trên mức độ gần gũi của
những người thừa kế với người để lại di sản.
2.2. Ý nghĩa của quy định về thừa kế theo pháp luật
Sự dịch chuyển di sản từ một người đã chết sang cho người còn sống được thực hiện
theo một trong hai căn cứ là ý chí của người để lại di sản và quy định của pháp luật.
Khi sự dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người cịn sống khơng có căn cứ
của di chúc, lúc này quyền thừa kế được chia theo pháp luật. Như vậy, thừa kế theo
6 Điều 651 BLDS 2015
pháp luật được hiểu một cách đơn giản là quá trình dịch chuyển di sản của người chết
sang những người còn sống theo quy định của pháp luật về thừa kế. Mặt khác, theo
quy định của pháp luật thì khi khơng có căn cứ để dịch chuyển di sản của người chết
theo ý chí của họ thì di sản đó phải dịch chuyển theo quy định của pháp luật về hàng
thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế.
Quyền để lại di sản và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân được pháp
luật ghi nhận và bảo vệ. Trong bất kỳ một xã hội nào ở bất cứ nhà nước nào, vấn đề
thừa kế cũng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và bản thân nó
cũng phản ánh phần nào bản chất của chế độ xã hội đó. Hiện nay, nền kinh tế đất
nước ta đang rất phát triển, vấn đề toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, cùng với mục
tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân do dân và vì dân, các
quyền của con người, quyền công dân ngày càng được ghi nhận và quy định cụ thể
trong các văn bản pháp lý, giúp cho tài sản quyền con người và quyền thừa kế được
đối xử công bằng giữa tất cả mọi người.
2.3. Một số vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật
2.3.1. Cách xác định di sản
Thứ nhất, tài sản riêng của người chết: Một là tài sản riêng của vợ, chồng có trước
khi kết hôn.
Hai là tài sản vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn
nhân.
Ba là tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo trường hợp chia tài sản chung trong
thời kì hơn nhân.
Bốn là tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy
định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản này gồm đồ dùng, tư
trang cá nhân như đồ trang sức, các trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập, lao động...
Như vậy, phạm vi tài sản riêng của vợ, chồng cũng tương đối rộng, thể hiện mặc dù
hai người đã là vợ chồng nhưng pháp luật vẫn tơn trọng việc họ có tài sản riêng để
bảo đảm sinh hoạt, công việc hàng ngày.
2.3.2. Diện thừa kế theo pháp luật
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, diện thừa kế bao gồm những người sau
đây. vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cụ
nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô dì ruột của người chết; cháu ruột của
người chết mà người cơ ruột, dì ruột.được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.chung
và có những quy định về phạm vi rộng hẹp khác nhau. Theo đó, người thừa kế theo
pháp luật phải có một trong ba mối quan hệ sau đây với người để lại di sản: quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
2.3.3. Một số vấn đề chung về thừa kế thế vị
Theo quy định của pháp luật người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào
thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết. Nhưng thực tế có những trường hợp
người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, tức là tại
thời điểm mở thừa kế, người được hưởng di sản khơng cịn sống. Để đảm bảo quyền
lợi cho các chủ thể trong trường hợp này, vấn đề về thừa kế thế vị đã được đặt ra.
Như vậy, mối quan hệ thừa kế thế vị bao giờ cũng là mối quan hệ xuôi chiều, có
nghĩa là con được hưởng thế vị vị trí của cha mẹ mà khơng có chiều ngược lại là cha
mẹ được hưởng thừa kế thế vị của con. Thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người được
hưởng di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Vì vậy con của
người được hưởng di sản sẽ hưởng thay phần di sản mà lẽ ra người được hưởng di
sản còn sống sẽ được hưởng. Thừa kế thế vị chỉ được áp dụng đối với phần di sản
được chia theo pháp luật.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
THEO PHÁP LUẬT
3.1. Những nguyên tắc của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật
Các vấn đề xoay quanh thừa kế theo pháp luật được BLDS 2015 quy định thành
những chế định cụ thể tại chương XXIII riêng biệt. Căn cứ trên những quy định được
đưa ra có thể nhận thấy, mặc dù là hình thức thừa kế riêng, tuy nhiên việc thừa kế
theo pháp luật vẫn cần đảm bảo tuân thủ theo những nguyên tắc về thừa kế cơ bản, cụ
thể bao gồm:
Thứ nhất, đảm bảo tính bình đẳng trong thừa kế: Theo đó sự bình đẳng ở đây được
thể hiện ở những cá nhân khác nhau trong cùng một hàng thừa kế. Mặc dù mỗi cá
nhân có thể có quan hệ với người chết khác nhau, có đặc điểm hay tình cảm khác
nhau tuy nhiên nếu thuộc cùng một hàng thừa kế thì họ đều được hưởng phần thừa kế
ngang nhau.