Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 6 HỌC KỲ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.02 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 6 HỌC KỲ I
NĂM HỌC : 2023-2024

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái

a) rắn chắc b) quánh dẻo. c) lỏng ở ngoài, rắn ở d) quánh dẻo đến lỏng.

trong

Câu 2: Quanh một số vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đơng đúc vì.

a) Khí hậu ấm áp b) Nhiều hồ nước . c) Đất đai mầu mỡ d) Nhiều thủy sản

Câu 3: Các khống sản thuộc nhóm khống sản năng lượng là

a) Than đá, dầu b) Sắt, mangan c) Đồng, chì d) Muối mỏ, apatit

mỏ

Câu 4: Cao ngun là dạng địa hình thường có độ cao so với mực nước biển là

a) trên 300m b) trên 400m c) trên 200m d) trên 500m

Câu 5: Trong các thành phần của khơng khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là

a) khí nitơ b) khí cacbonic c) khí oxi d) hơi nước

Câu 6: Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?


a) Vùng vĩ độ thấp. b) Vùng vĩ độ cao. c) Biển và đại d) Đất liền và núi.

dương.

Câu 7: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi

a) 0,40C. b) 0,80C. c) 0,60C. d) 1,00C.

Câu 8: Tầng nào sau đây của khí quyển nằm sát mặt đất?

a) Tầng bình lưu. b) Trên tầng bình c) Tầng ion nhiệt. d) Tầng đối lưu.

lưu.

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất? Lớp vỏ có vai trị gì đối với đời

sống và hoạt động của con người?

Trả lời:

* Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp:

- Lớp vỏ: Ngồi cùng, có độ dày từ 5-70 km, mỏng nhất, quan trọng nhất, ở trạng thái rắn

và nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong tối đa lên đến 1000 oC.

- Lớp man-ti có độ dày 2900 km và thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt


độ từ 1500 oC – 3700 oC.

- Lớp nhân Trái Đất là lớp dày nhất, trên 3400 km và lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ

cao nhất khoảng 5000 oC.

* Lớp vỏ có vai trị quan trọng vì nơi tồn tại của các thành phần khác của trái đất như:

Nước, khơng khí, sinh vật… và của xã hội loài người

Câu 2: Hãy nêu sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Vì sao

nội sinh và ngoại sinh là hai quá trình đối nghịch nhau?

Trả lời:

* Sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và ngoại sinh:

Quá trình nội sinh Quá trình ngoại sinh

Nguồn gốc Q trình xảy ra trong lịng đất Q trình xảy ra bên ngồi, trên bề
mặt Trái đất

Tác động Xu hướng tạo nên sự gồ ghề của bề mặt Xu hướng san bằng địa hình, làm

1

đến địa hìnhTrái Đất bề mặt bằng phẳng hơn

Đối tượng Các dạng địa hình có quy mơ lớn như Các dạng địa hình có quy mơ nhỏ.

tác động châu lục, miền núi, cao nguyên.

* Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình đối nghịch nhau vì:

- Q trình nội sinh xảy ra trong lịng đất, thường làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề

hơn.

- Quá trình ngoại sinh xảy ra ở bên ngồi, trên bề mặt Trái đất và có xu hướng san bằng

địa hình, làm bề mặt Trái Đất bằng phẳng hơn.

Câu 3: Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong

hiện tượng tạo núi?

Trả lời:

Tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong quá trình tạo núi:

- Quá trình nội sinh làm các địa mảng di chuyển, có thể xơ vào nhau tạo thành núi, hoặc

tách xa nhau tạo thành núi lửa. Đồng thời, khi được nâng cao bởi quá trình nội sinh, núi

cũng chịu tác động phá hủy của quá trình ngoại sinh.

Câu 4: Theo em, núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả gì?

Trả lời:


Núi lửa phun trào gây ra hậu quả:

- Tro bụi và dung nham từ núi lửa có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương... gây

thiệt hại về tài sản lẫn tính mạng con người.

- Tro bụi gây biến đổi khí hậu, ơ nhiễm khơng khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người

(đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hơ hấp, dịch bệnh,...).

- Ngồi ra, cịn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như giao thông, sản xuất nơng

nghiệp,...

Câu 5: Động đất là gì? Ngun nhân gây ra động đất? Em hãy nêu một số tác hại do

động đất gây ra, em có những biện pháp nào để giảm những tác hại đó?

Trả lời:

- Động đất là các rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của vỏ Trái Đất chủ yếu do hoạt động của

núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra.

- Động đất là do nội lực gây ra.

- Tác hại: Phá hủy cầu cống, đường xá và làm chết nhiều người.

- Biện pháp: Xây dựng nhà kiên cố, lập các trạm dự báo trước khi có động đất để kịp thời


sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Câu 6: Khi đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình?

Trả lời:

- Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra em nên:

+ Chui xuống gầm bàn hoặc tìm góc phịng để đứng;

+ Nên tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi;

+ Sử dụng sách, vở để bảo vệ đầu và mắt;

+ Nếu mất điện thì sử dụng đèn pin, khơng sử dụng diêm hay nến vì có thể gây hoả

hoạn…
Câu 7: Trình bày Đặc điểm của các dạng địa hình: bình

nguyên(đồng bằng), cao nguyên, đồi, núi?

Trả lời:

a) Núi

2

- Núi là dạng địa hình nhơ cao rõ rệt trên mặt đất. Núi gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi
và chân núi.
- Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối)

+ Dựa vào độ cao phân ra: núi thấp (dưới 1000m); núi trung bình (1000-1500m), núi cao
(trên 2000m).
+ Dựa vào thời gian hình thành và hình thái:phân ra núi già, núi trẻ.
+ Địa hình cacxtơ là địa hình đặc biệt của núi đá vơi (có giá trị du lịch).
b) Bình nguyên (đồng bằng)
- Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.
Các bình ngun được bồi tụ ở cửa các sơng lớn gọi là châu thổ.
- Độ cao tuyệt đối của bình ngun thường dưới 200m nhưng cũng có những bình nguyên
cao 500m.
c) Cao nguyên
- Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng nhưng có sườn dốc; độ
cao tuyệt đối của cao nguyên trên 500m.
- Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
d) Đồi
- Đồi là dạng địa hình nhơ cao, có đỉnh trịn, sườn thoải; độ cao tương đối thường không
quá 200m.
- Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp.

3

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP ĐỊA 7 CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC : 2023-2024

I. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG: Châu Á

- Vị trí địa lí, phạm vi châu Á

- Đặc điểm tự nhiên châu Á ( Địa hình, khí hậu)

- Đặc điểm dân cư, xã hội


- Bản đồ chính trị châu Á; các khu vực của châu Á

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Châu Á có diện tích khoảng bao nhiêu?

A. Khoảng 44,4 triệu km2. B. Khoảng 14,4 triệu km2.

C. Khoảng 34,4 triệu km2. D. Khoảng 54,4 triệu km2.

Câu 2. Châu Á tiếp giáp với những đại dương nào ?

A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

B. Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương.

C. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

D. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

Câu 3. Các dãy núi ở châu Á chạy theo những hướng chính nào?

A. Bắc - nam và đông tây. B. Hướng vịng cung và bắc - nam.

C. Đơng-tây và tây bắc - đông nam. D. Tây bắc- đông nam và hướng vịng cung.

Câu 4. Diện tích đất liền của châu Á là bao nhiêu?

A. 41,5 triệu km2 B. 42,5 triệu km2


C. 43,5 triệu km2 D. 42 triệu km2

Câu 5. Châu Á có hình dạng lãnh thổ như thế nào?

A. Hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh.

B. Hình lịng máng, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đơng nam.

C. Hình khối đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít vịnh biển.

D. Lãnh thổ rộng lớn trải dài trên 2 bán cầu.

Câu 6. Các đồng bằng ở châu Á phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Phía đơng và đơng nam. B. Phía đơng và phía nam.

C. Ở giữa lục địa. D. Dải ven biển ở phía bắc và phía nam.

Câu 7. Dạng địa hình nào ở châu Á chiếm phần lớn diện tích?

A. Đảo và quần đảo. B. Núi, cao nguyên và sơn nguyên.

C. Đồng bằng. D. Cao nguyên và sơn ngun.

Câu 8: Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu là

A. núi và sơn nguyên cao. B. vùng đồi núi thấp.

C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn. D. đồng bằng nhỏ hẹp.


Câu 9: Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?

A. Sơn nguyên Đê-can. B. Sơn nguyên Trung Xi-bia.

C. Sơn nguyên Tây Tạng. D. Sơn ngun Iran.

Câu 10: Địa hình phía Bắc châu Á có đặc điểm gì?

A. vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.

B. núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.

4

C. đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.

D. dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.

Câu 11: Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm

A. 1/2 diện tích châu Á. B. 1/4 diện tích châu Á.

C. 3/4 diện tích châu Á. D. tồn bộ diện tích châu Á.

Câu 12: Vùng sâu trong lục địa có khí hậu như thế nào?

A. mát mẻ. B. khô hạn.

C. ôn hòa. D. thất thường, không đốn trước được.


Câu 13: Châu Á có tất cả bao nhiêu đới khí hậu?

A. 3. B. 4.

C. 1. D. 2.

Câu 14: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?

A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải

C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa

D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương

Câu 15: Đâu là đặc điểm của đới lạnh châu Á?

A. Diện tích rộng lớn, có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ đơng sang tây.

B. Khí hậu lạnh, thực vật nghèo nàn chủ yếu là thực vật rêu và địa y.

C. Khí hậu nhiệt đới, xích đạo, rừng mưa nhiệt đới.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 16: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?

A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.


B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa.

D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương.

Câu 17: Châu Á có các đới khí hậu

A. cực và cận cực, ơn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

B. cận cực, ơn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

C. cực và cận cực, ơn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

D. cực và cận cực, ơn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo.

Câu 18: Kiểu khí hậu gió mùa ở châu Á có đặc điểm

A. mùa đơng lạnh và khơ; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.

B. mùa đơng lạnh và ẩm; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.

C. mùa đơng lạnh và khơ, mùa hạ nóng, khơ, mưa ít.

D. mùa đơng lạnh và ẩm, mùa hạ nóng, khơ, mưa ít.

Câu 19: Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là:

A. tồn bộ Đơng Nam Á và Nam Á.


B. phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á.

C. phần lục địa của Đông Nam Á và tồn bộ Nam Á.

D. phần lục địa của Đơng Nam Á và phần đông của Nam Á.

Câu 20. Năm 2019, dân số châu Á chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

A. 50% B. 70%

C. 60% D. 30%

Câu 21. Năm 2019, châu Á có bao nhiêu đô thị từ 5 triệu dân trở lên?

A. 40 đô thị B. 50 đô thị

5

C. 60 đô thị D. 70 đơ thị

Câu 22. Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất châu Á?

A. Đông Nam Á B. Nam Á

C. Đông Á D. Trung Á

Câu 23. Dân cư châu Á tập trung chủ yếu ở đâu?

A. Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á. B. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.


C. Đông Nam Á, Đông Á, Trung Á. D. Bắc Á, Nam Á, Trung Á.

Câu 24. Châu Á có đặc điểm nổi bật gì về dân cư?

A. Dân số đông nhất thế giới.

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới.

C. Dân số già hóa, thiếu hụt lao động.

D. Đơ thị hóa cao, tỉ lệ dân số sống trong đô thị lên lới 80%.

Câu 25. Mật độ dân số châu Á có sự chênh lệch giữa các khu vực do nguyên nhân nào?

A. Địa hình và khí hậu B. Thiên tai

C. Chính sách phát triển của mỗi quốc gia. D. Thiếu nguồn nước sạch.

Câu 26. Tại sao ở phía Bắc châu Á dân cư phân bố thưa thớt?

A. Khí hậu khơ hạn B. Khí hậu lạnh

C. Địa hình hiểm trở D. Thường xuyên xảy ra thiên tai

Câu 27. Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư – xã hội châu Á?

A. Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn.

B. Dân số đơng nhất thế giới.


C. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.

D. Chênh lệch giới tính cao nhất thế giới

III. TỰ LUẬN

Câu 1: Châu Á có những khu vực nào? Việt Nam thuộc khu vực ở châu Á? Nơi mưa

nhiều nhất trên thế giới nằm ở sườn dãy núi nào của Châu Á?

- Châu Á có một số khu vực: Đông Á, Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á, Trung

Á.

- Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á.

- Nơi mưa nhiều nhất trên thế giới: nằm ở sườn đón gió phía nam của dãy núi Hi-ma-lay

-a ; mỗi năm tổng lượng mưa lên đến 11.000 mm.

Câu 2: Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đơng Á:

- Diện tích: Khoảng 11,5 triệu km2

- Địa hình: Đơng Á gồm phần đất liền và hải đảo:

+ Phần đất liền: chiếm 96% diện tích với địa hình đa dạng : ở phía tây là hệ thống núi và


cao nguyên cao, các bồn địa rộng lớn; ở phía đơng có nhiều núi trung bình, núi thấp và

đồng bằng rộng.

+ Hải đảo: phần lớn lầ đồi núi, thường xảy ra động đất núi lửa, sóng thần.

- Khí hậu:

+ Phần hải đảo và phía đơng đất liền có khí hậu gió mùa; mùa đơng gió tây bắc khơ và

lạnh; mùa hạ có gió tây nam, nóng ẩm.

+ Phía tây phần đất liền: quanh năm khơ hạn do nằm sâu trong đất liền.

- Cảnh quan: đa dạng, phía tây đất liền có thảo nguyên, bán hoang mạc, hoang mạc.

- Sơng ngịi: nhiều hệ thống sơng lớn như Hồng Hà, Trường Giang,…

- Khoáng sản: là tập trung nhiều khoáng sản như than, sắt, thiếc, đồng,…

6

Câu 3: Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đơng Nam Á?

-Địa hình:
+ Phần đất liền có các dải núi cao trung bình hướng bắc - nam và tây bắc – đông nam; địa hình
bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông.
+ Phần hải đảo: có nhiều đồi núi, ít đồng bằng. Đây là khu vực có nhiều núi lửa, động đất ,
sóng thần.


-Khí hậu:
+ Phần đất liền: có khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa hạ có gió tây nam nóng, ẩm gây mưa
nhiều; Mùa đơng có gió đơng bắc khơ, lạnh, ít mưa.
+ Phần hải đảo: Có khí hậu xích đạo quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều; chịu nhiều ảnh hưởng
của bão nhiệt đới.
-Sơng ngịi: có mạng lưới sơng ngịi tương đối dày; các sơng chính là: Mê Cơng; Sồng Hồng; I-ra-
oa-đi....
-Rừng: Chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới với thành phần loài hết sức phong phú.

Câu 4: Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:
- Diện tích: khoảng 7 triệu km2
- Địa hình:
+ phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ chạy theo hướng tây bắc –đông nam.
+ ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng được bồi tụ bởi phù sa sơng Ấn và sơng Hằng.
+ phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.
+ phía tây: sơn nguyên I-ran.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, mùa đơng có gió mùa đơng bắc, thời tiết lạnh khơ, mùa hạ
có gió tây nam nóng ẩm.
- Thực vật: rừng nhiệt đới gió mùa và xa-van.
- Sơng ngịi: có nhiều sơng lớn như sơng Ấn, sơng Hằng,…
- Khoáng sản: than, sắt, đồng, dầu mỏ,…
Câu 5: Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Á
- Vị trí: Tồn bộ vùng Xibia của Nga
- Địa hình : với 3 bộ phận đồng bằng Tây Xibia; cao nguyên Trung Xibia; miền núi Đơng
Xibia
- Khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, mang tính lục địa sâu sắc.
- Khống sản phong phú, một số loại có trữ lượng lớn: dầu mỏ, than đá, kim cương, vàng,


- Sông: mạng lưới dày, nhiều sông thủy năng lớn (Ơ-bi, Lê-na, I-ê-nít-xây,…)
- Rừng: diện tích lớn, được bảo tồn tốt, chủ yếu là rừng lá kim.
Câu 6: Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Á
- Là khu vực duy nhất không giáp đại dương
- Diện tích trên 4triệu km2
- Địa hình thấp dần từ đơng sang tây:
+ Phía đơng là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn và An-tai.
+ Phía tây là cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi
+ Trung tâm là hồ A-ran
- Khống sản: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, vàng và nhiều kim loại màu

7

- Khí hậu: ơn đới lục địa khơ. Lượng mưa rất thấp, khoảng 300 – 400 mm/năm.
Câu 7: Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á
- Bao gồm bán đảo A-rap, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà
- Địa hình nhiều núi và sơn ngun.
- Khống sản chính: có nhiều dầu mỏ nhất thế giới.
- Khí hậu: khơ hạn và nóng. Lượng mưa rất thấp khoảng 200 – 300mm/năm.
- Sơng ngịi kém phát triển.
- Cảnh quan tự nhiên phần lớn là bán hoang mạc và hoang mạc.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MƠN ĐỊA LÍ 8 HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2023-2024

I. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG
* Trắc nghiệm
1. Địa hình Việt Nam
2. Thủy văn Việt Nam
* Tự luận

- Khí hậu Việt Nam. Phân tích biểu đồ khí hậu Việt Nam
II. Tự luận:
Câu 1: Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam?
* Tính chất nhiệt đới:
- Nhiệt độ khơng khí trung bình năm: lớn hơn 20oC và tăng dần từ bắc vào nam.
- Số giờ nắng đạt từ 1 400 – 3 000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 – 100 kcal/cm2/năm.
* Tính chất ẩm:
- Độ ẩm khơng khí cao, trung bình trên 80%.
- Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1 500 – 2 000mm/ năm.
* Tính chất gió mùa: Nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tín phong bán cầu bắc và
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:
- Gió mùa đơng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau):
+ Miền Bắc: có mùa đơng lạnh
+ Từ dãy Bạch Mã trở vào: gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng, khơ/
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10): Chủ yếu có hướng Tây Nam.
+ Vào đầu mùa hạ:
Đồng bằng Nam Bộ và Tây Ngun có mưa lớn.
Phía đơng dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khơ nóng.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.
Câu 2: Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam được thể hiện như thế nào? Đặc
điểm của mỗi sự phân hóa là gì?
* Phân hóa theo chiều bắc – nam:
- Miền khí hậu phía Bắc:
+ Nhiệt độ trung bình năm: trên 20 oC.
+ Mùa đơng: có gió mùa Đơng Bắc, nhiệt độ trung bình tháng dưới 18 oC.
+ Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều
- Miền khí hậu phía Nam:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 25 oC.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm: nhỏ hơn 9 oC.


8

+ Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ.
* Phân hóa theo chiều đơng – tây:
- Khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía
đơng và vùng núi ở phía tây:
+ Vùng biển: có khí hậu ơn hòa hơn trong đất liền.
+ Vùng đồng bằng ven biển: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vùng đồi núi phía tây: khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của
các dãy núi.
* Phân hóa theo độ cao:
- Ở dưới thấp: (miền Bắc: 600 – 700m, miền Nam 900 – 1 000m)
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25 oC.
+ Độ ẩm và lượng mưa: thay đổi tùy nơi.
- Độ cao dưới 2 600m:
+ Khí hậu: cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
+ Nhiệt độ trung bình các tháng: trên 25 oC.
+ Lượng mưa và độ ẩm: đều tăng.
- Từ độ cao 2 600m trở lên:
+ Khí hậu: ơn đới gió mùa trên núi.
+ Tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15oC.
Câu 3: Trình bày tính chất gió mùa của khí hậu Việt Nam?
Nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tín phong bán cầu bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của các khối khí hoạt động theo mùa:

* Gió Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4)
- Miền Bắc: chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh phía Bắc di chuyển xuống nước ta.
- Miền Bắc đầu mùa đông thời tiết lạnh khơ, cuối mùa đơng nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình

tháng ở nhiều nơi xuống dưới 15oC.
- Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết.
- Vùng biển Nam Trung Bộ: mưa nhiều.
- Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khơ, ổn định suốt mùa.

* Gió Mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10)
- Đây là mùa thịnh hành của hướng gió tây nam.
- Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 25oC ở các vùng thấp.
- Vào đầu mùa hạ:
+ Đồng bằng Nam Bộ và Tây Ngun có mưa lớn.
+ Phía đơng dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khơ nóng.
- Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.
Câu 4: Hãy trình bày những nét đặc trưng của khí hậu mùa đơng ở nước ta.
Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4)
- Miền Bắc: chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh phía Bắc di chuyển xuống nước ta.
- Miền Bắc đầu mùa đông thời tiết lạnh khơ, cuối mùa đơng nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình
tháng ở nhiều nơi xuống dưới 15oC.
- Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết.
- Vùng biển Nam Trung Bộ: mưa nhiều.
- Tây Ngun và Nam Bộ thời tiết nóng khơ, ổn định suốt mùa.
Câu 5: Hãy trình bày những nét đặc trưng của khí hậu mùa hạ ở nước ta.

9

Mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10)
- Đây là mùa thịnh hành của hướng gió tây nam.
- Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 25oC ở các vùng thấp.
- Vào đầu mùa hạ:
+ Đồng bằng Nam Bộ và Tây Ngun có mưa lớn.
+ Phía đơng dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khơ nóng.

- Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.
Câu 6: Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản
xuất ở nước ta.
+ Các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, cây trồng nhiệt đới phát triển và có thể hoạt động
quanh năm.
+ Có thể sản xuất nhiều loại nông sản với cơ cấu mùa vụ khác nhau theo vùng miền
- Khó khăn: thiên tai: lũ lụt, hạn hán, sương muối, băng giá,…
Câu 7: Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa?
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa do:
- Vị trí địa lí nước ta nằm trong khi vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên gió Tín phong bán
cầu Bắc thổi quanh năm.
- Nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa điển hình châu Á nên chịu tác động của khối khí
hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đơng và gió mùa mùa hạ.
- Nước ta có vùng biển rộng lớn, nguồn nhiệt và nguồn ẩm dồi dào nên các khối khí di
chuyển qua biển mang lại lượng mưa lớn.
Câu 8: Nước ta khơng có khí hậu nhiệt đới khơ hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở
Tây Nam Á và Bắc Phi. Hãy giải thích điều đó.
Nước ta khơng có khí hậu nhiệt đới khơ hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á
và Bắc Phi, vì:
- Nước ta nằm ở khu vực thường xun chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa
châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô.
- Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trị của Biển Đông - nguồn
dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của
biển.
Câu 9: Chứng minh vị trí nước ta đã làm cho khí hậu có những nét độc đáo.
Vị trí nước ta có những đặc điểm sau đây nên đãi làm cho khí hậu có những nét độc đáo:
- Nước ta nằm hồn tồn trong vịng đai nhiệt đới.
- Nước ta nằm ở trung tâm khu vực gió mùa Đơng Nam Á.
- Nước ta có lãnh thổ hẹp từ tây sang động và bài tới 15o vĩ độ từ bắc xuống nam.

- Nước ta nằm trên một bán đảo, tận cùng của lục địa Âu – Á rộng nhất thế giới.
- Nước ta giáp Thái Bình Dương ở phía đơng và phía nam, chịu ảnh hưởng thường xuyên
của các trận bão nhiệt đới, sinh ra trong Thái Bình Dương.

10


×