Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập quản trị ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.83 KB, 10 trang )

Sinh viên : Trần Thị Thu Hường
Lớp: TTQTC_K10

Bài tập Quản trị Ngân hàng

I. Quản trị danh mục cho vay gồm những hoạt động gì?
Quản trị danh mục cho vay gồm có:

1. Các loại hình cho vay của ngân hàng
2. Xây dựng chính sách cho vay của NHTM
3. Định giá khoản vay.
4. Đo lường và quản trị rủi ro danh mục cho vay

1.Các loại hình cho vay của ngân hàng
Để giảm bớt rủi ro tập trung hóa,giảm rủi ro hệ thống, các ngân hàng cung cấp

nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với những mục đích vay vốn của khách
hàng.Các danh mục cho vay của các ngân hàng theo cách phân nhóm theo mục đích
sử dụng như sau:

 Cho vay kinh doanh bất động sản : bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn
hạn và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho
việc mua đất, nhà… Đối với loại hình cho vay này, ngân hàng được bảo đảm
bằng chính tài sản thực : đất đai, tịa nhà,và các cơng trình khác.

 Cho vay đối với các tổ chức tài chính : bao gồm các khoản tín dụng dành cho
ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, cơng ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.

 Cho vay nông nghiệp : nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng thu
hoạch và bảo quản sản phẩm.


 Cho vay công nghiệp và thương mại: giúp doanh nghiệp trang trai các chi phí
như mua hàng nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên.

 Cho vay đối với cá nhân: giúp tài trợ cho việc mua ô tô , nhà ở, trang thiết bị
gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải các
khoản việc phí và các chi phí các nhân khác.

 Các khoản cho vay khác : gồm các khoản cho vay không được xếp loại ở trên
và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán.

 Tài trợ thuê mua: ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và cho
khách hàng thuê.

2.Xây dựng chính sách cho vay của NHTM
Mỗi ngân hàng cần phải có một chính sách cho vay cụ thể mơ tả tồn bộ các

loại hình cho vay mà ngân hàng cho là cân thiết để duy trì sự phát triển lành mạnh
cũng như để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tín dụng của cộng đồng .Một chính sách cho
vay của ngân hàng cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:

+Chính sách cho vay của phải xác định rõ trách nhiệm và thẩm quyền ra quyết
định của phịng tín dụng trong việc xét duyệt các đơn xin vay .

+Chính sách cho vay bằng văn bản của ngân hàng còn bao gồm cả định hướng
đối với việc định giá và sử dụng tài sản thế chấp của người vay, các thủ tục cho việc
thiết lập lãi suất

.+Đồng thời chính sách cho vay cũng phải xác định rõ loại hình cho vay mà
ngân hàng cần hạn chế thực hiện.
3. Định giá khoản cho vay.


Một trong những khâu quan trọng nhất của hoạt động cho vay đối với các hãng
kinh doanh cũng như đối với khách hàng xin vay khác là việc định giá các khoản vay.
Hiện nay, hoạt động cho vay quy mô lớn chủ yếu dựa vào lãi suất cơ bản trên thị
trường tiền tệ với một tỷ lệ lợi nhuận hạn chế. Điều này phản ánh sự cạnh tranh quyết
liệt giũa các ngân hàng nhằm thu hút những khách hàng tốt nhất và lớn nhất. Định giá
khoản cho vay nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc định giá các khoản tín dụng
trong hoạt động tín dụng trong hoạt động ngân hàng sao cho vừa đảm bảo tính cạnh
tranh vừa đảm bảo khả năng bù đắp đủ chi phí và có lãi.Ngồi ra, định giá khoản cho
vay còn nhấn mạnh đến xu hướng định giá cho vay kinh doanh trên cơ sở tổng thể mối
quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, tính tới mọi khoản thu nhập và chi phí của
việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng xin vay vốn. Vì thế các ngân
hàng ngày nay đang sử dụng phổ biến phương pháp phân tích khả năng sinh lời tổng
thể từ khách hàng trong việc định giá cho vay thay vì chỉ căn cứ vào bản thân yêu cầu
tín dụng.

4.Đo lường và quản trị rủi ro danh mục cho vay.
4.1 Đo lường rủi ro danh mục cho vay.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng chính là: rủi ro cao.

Rủi ro và lợi nhuận chính là 2 vấn đề khiến các nhà quản trị phải cân nhắc. Các khoản
đầu tư có rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn .Vì vậy việc lựa chọn danh mục đầu tư
như thế nào cho lợi nhuận cao nhất mà rủi ro ít nhất là mối quan tâm lớn của các nhà
quản trị.
Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.

+ Tình hình nợ quá hạn
Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng lớn  rủi ro mà ngân hàng mắc

phải càng cao.

Nếu số khách hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng có dư nợ càng cao

 chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp.

+Tình hình rủi ro mất vốn.
Nếu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng >1 (hay dự phịng được trích lập > dư nợ

cho kỳ báo cáo)  NH quản lý danh mục rủi ro tốt.
Nếu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng <1 ( dự phịng RRTD được trích lập < dư

nợ cho kỳ báo cáo)  NH quản lý chưa tốt danh mục cho vay, cơ cấu cho vay còn
mạo hiểm do chưa lường hết được những rủi ro (trong điều kiện các yếu tố khác
không biến động hoặc biến động không nhiều)>

+ Khả năng bù đắp rủi ro.
Nếu hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn ( dự phịng

RRTD được trích lập > nợ q hạn khó địi)  tiềm lực kinh tế của ngân hàng càng
mạnh. Cơ cấu vốn của ngân hàng khá an tồn.

 Khi tình hình nợ q hạn, rủi ro mất vốn tăng, khả năng bù đắp rủi ro của ngân
hàng giảm, tổng các khoản cho vay nguy hiểm đã quy đổi tương ứng lớn so với dự

phịng rủi ro tín dụng được trích lập thì ngân hàng phải thay đổi chính sách, thủ tục,
danh mục cho vay đề có thể phịng ngừa rủi ro tín dụng có thể mắc phải.Nhà quản trị
phải giám sát liên tục danh mục cho vay để có thể giúp ngân hàng lường trước được
những rủi ro mà ngân hàng có nguy cơ mắc phải ( không chỉ trong hiện tại mà còn
trong cả tương lai).

4.2. Quản trị rủi ro danh mục cho vay.

 Kiểm soát khoản cho vay.

Những biên động trong nền kinh tế sẽ làm giảm nhu cầu tín dụng của một số doanh
nghiệp và làm tăng nhu cầu tín dụng đối với một số doanh nghiệp khác, trong khi đó
từng cá nhân có thể mất việc làm hay bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe dẫn đến
mất khả năng thanh toán dư nợ giảm sút. Phịng tín dụng của ngân hàng phải đặc biệt
nhạy cảm đối với những thay đổi này và định kỳ phải kiểm tra toàn bộ các khoản vay
cho đến khi mãn hạn. Một số biện pháp cơ bản được áp dụng:

 Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay ( chu kì
kiểm tra 30, 60,90 ngày với những khoản vay quy mô lớn hay kiểm tra bất
thường với khoản vay nhỏ )

 Tổ chức q trình kiểm sốt cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và
đánh giá được tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với khoản vay

 Kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản cho vay lớn vì việc không
tuân thủ hợp đồng tín dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trang tài
chính của ngân hàng.

 Tiền hành theo dõi thường xuyên hơn đối với những khoản vay có vân đề
 Trong trường hợp nền kinh tế suy giảm thì ngân hàng cần tăng cường các biện

pháp kiểm sốt tín dụng.
 Xử lý những khoản vay có vấn đề

Các chuyên gia trong lĩnh vực tín dụng thiết lập một quá trình khơi phục vốn từ những
khoản vay có vấn đề bao gồm những bước chính sau:

 Luôn giữ vững mục tiêu, tận dụng mọi cơ hội trong việc khơi phục tồn bộ

phần vốn cho vay.

 Phát hiện và báo cáo kịp thời những vấn đề nảy sinh liên quan đến khoản cho
vay là điều hết sức cần thiết. Trì hỗn thường làm cho khoản vay có vấn đề trở
nên trầm trọng hơn.

 Tách biệt trách nhiệm đòi nợ độc lập với chức nằng cho vay nhằm tránh những
xung đột về quyền lợi có thể xảy ra giữa các cán bộ ngân hàng

 Cần phải bàn bạc với khách hàng về một số khả nằng lựa chọn, đặc biệt đối với
việc cắt giảm chi phí

 Phải ước tính được những nguồn có sẵn nhằm thu hồi khoản cho vay có vấn đề
 Cán bộ thu nợ của ngân hàng cần tìm hiểu các thủ tục pháp lý nếu xảy ra tranh

chấp trong trường hợp khách hàng có ý định khơng trả khoản vay.
II. So sánh chính sách cho vay của NHTMCP Á Châu và NTTMCP
Vietcombank

1. Loại hình cho vay và cung ứng cho thị trường.

 VCB
+ Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước.
+ Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá.
+ Các khoản trả thay khách hàng.
+ Nợ khoanh và chờ xử

Dựa trên các khoản mục cho vay của ngân hàng thì khoản mục Cho vay các tổ chức
kinh tế, cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng lớn (lên tới 99%), các loại hình cho vay
cịn lại chưa được chú trọng phát triển nên chiếm tỷ trọng rất thấp ( tổng các loại hình

cho vay cịn lại chiếm tỷ trọng chưa đến 1%).

ACB
+ Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước.

+ Cho thuê tài chính.
+ Cho vay theo tài trợ của chính phủ và các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế.
+ Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá.
+ Khoản trả thay khách hàng.

Dựa theo loại hình cho vay, thì loại hình cho vay của ACB đa dạng hơn VCB ( với
cho thuê tài chính và cho vay theo tài trợ của chính phủ và các tổ chức tín dụng). Tuy
nhiên, trong cơ cấu cho vay các loại hình thì tỷ lẹ cho vay đối với các tổ chức kinh tế,
cá nhân trong nước cũng chiểm tỷ lệ rất cao ( ở ACB con số này lên tới 99,5%).Trong
khi đó, cho vay các loại hình cịn lại chưa được chú ý phát triển nên chiểm tỷ trọng
còn quá thấp ( tỷ trọng cho vay của tất cả các loại hình cho vay cịn lại chư đến 1%
trong tổng số tiền cho vay).

 Đối tượng khách hàng mà ngân hàng cung cấp nguồn vốn vay.

 VCB
+ Doanh nghiệp nhà nước.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi.
+ Hợp tác xã & công ty tư nhân.
+ Cá nhân
+ Đối tượng khác.

Trong các đối tượng cho vay kể trên, phần vốn vay mà VCB cung cấp cho các doanh
nghiệp nhà nước chiếm ưu thế trong danh mục cho vay của ngân hàng (khoảng 48%-

50% tổng giá trị cho vay).Các khoản vay cịn lại có tỷ trọng khơng đáng kể. Thấp nhất
là cho vay Hợp tác xã & công ty tư nhân_ thường ổn định ở mức 3% tổng giá trị cho
vay. Khoản mục cho vay cao thứ 2 ( sau cho vay doanh nghiệp nhà nước) là cho các
đối tượng khác vay cũng chỉ chiểm tỷ trọng trong khoảng từ 13-18%

ACB
+ Doanh nghiệp nhà nước.
+ Công ty cổ phẩn, công ty TNHH, công ty tư nhân.
+ Công ty liên doanh.
+ Cơng ty 100% vốn nước ngồi.
+ Hợp tác xã.
+ Cá nhân.

Nếu như chính sách cho vay của VCB tập trung vào cho vay doanh nghiệp nhà nước
là chủ yếu thì với ACB, cho vay với đối tượng này chiếm tỷ lệ không cao ( chỉ khoảng
từ 6-8%). Đối tượng cho vay chủ yếu của ACB là cá nhân (với các khoản cho vay tiêu
dung, mua nhà, mua xe…), tỷ trọng cho vay cho đổi tượng này lên tới >50% tổng giá
trị cho vay (thường dao động trong khoảng 50%-54%)

Thời hạn khoản vay.

+ Vay ngắn hạn (các khoản vay có thời hạn < 1 năm)
+ Vay trung hạn ( các khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm).
+ Vay dài hạn (các khoản vay có thời hạn trên 5 năm kể từ lúc giải ngân).

 VCB
Đánh giá về thời hạn khoản vay thì VCB cho vay chủ yếu với các khoản vay ngắn hạn
(dao động trong khoảng 53%-56%), tiếp đến là các khoản vay dài hạn ( chiếm tỷ lệ
khoảng 33-35%), cho vay ít nhất là các khoản vay trung hạn (9-14%).


 VCB cho vay ngắn hạn là chủ yếu để có thể sử dụng nguồn vốn một cách linh hoạt,
hạn chế rủi ro, cho vay dài hạn nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, cho vay trung hạn
nhằm đa dạng hóa danh mục cho vay.

 Cơ cấu danh mục cho vay khá an toàn!

ACB.

Đánh giá về thời hạn các khoản vay trong cơ cấu danh mục cho vay của ACB thì ngân
hàng cúng tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn (với tỷ lệ cho vay khoảng 45%-
50%), cho vay trung hạn khoảng 20%-22%, còn lại là cho vay dài hạn_khoảng 35%-
37%.

 Cũng giống như VCB, ACB tập trung vào cho vay kỳ hạn ngắn là chủ yếu, kế đó
đến cho vay kỳ hạn dài và ít nhất là cho vay trung hạn. Tuy nhiên, cơ cấu về kỳ hạn
các khoản vay của ACB cân bằng hơn VCB (tỷ trọng các khoản cho vay ngắn
hạn_trung hạn_dài hạn của ACB có sự chênh lệch không lớn).

 Danh mục cho vay khá đa dạng, vừa đảm bảo cho ngân hàng thu lợi nhuận cao vừa
giúp ngân hàng tránh rủi ro, thực hiện tốt việc đa dạng hóa danh mục cho vay.

 Tiêu chuẩn về rủi ro có thể chấp nhận được đối với từng khoản vay và với
toàn bộ danh mục.

Theo quyết định 493 và quyết định 18, ngân hàng phải phân loại các khoản cho vay và
ứng trước cho khách hàng theo 5 nhóm:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn và Ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc và lãi đúng thời hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi

đầy
đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn c.n lại.
Nhóm 2: Nợ cần chú .
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá có khả năng
thu

hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ lần đầu được phân loại vào nhóm 2;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời
hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên tính
theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại lần hai mà quá hạn tính theo thời hạn trả đ. được cơ cấu lại
lần hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại lần ba trở lên;
- Nợ khoanh và các khoản nợ chờ xử lý.

 VCB

Với danh mục cho vay của VCB, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ rất cao (>90%).
Các khoản nợ khác chiểm tỷ lệ rất thấp_Nợ cần chú ý khoảng 2-3%, Nợ dưới tiêu
chuẩn < 1%, Nợ nghi ngờ dao động khoảng trên dưới 1%, Nợ có khả năng mất vốn
chiểm khoảng từ 3-4%. Rủi ro tối đa có thể chấp nhận cho cả danh mục cho vay
khoảng 3,72% ( dựa vào mức trích lập dự phịng cho cả danh mục).

Chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá là tốt!

ACB.
Danh mục cho vay của ACB được đánh giá là an toàn hơn VCB, khi mà tỷ lệ nợ đủ
tiêu chuẩn chiểm tỷ lệ lên tới 97%-99%. Các khoản nợ khác chiếm tỉ lệ thấp, trung
bình dao động trong khoảng từ 1%-3%. Nợ có khả năng mất vốn chỉ chiếm khoảng
0,03%. Rủi ro tối đa có thể chấp nhận cho cả danh mục cho vay chưa đạt 1% (ước tính
khoảng 0,6%-0,8%
 Cơ cấu danh mục cho vay của ACB rất an tồn.

Kết luận.

Tuy có một chiến lược năng động nhưng ACB thận trọng hơn các ngân hàng cổ phần
khác, có những tiêu chuẩn chặt chẽ về tín dụng và tài sản bảo đảm, và điều này đang
làm cho ACB có một vị thế đặc thù. ACB một mặt đứng đầu về mặt tạo ra doanh số
hoạt động trong ngành, mặt khác lại là ngân hàng có tỷ lệ cho vay/tiền gửi thấp nhất
và nằm trong số các ngân hàng có mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền
gửi thấp nhất. Tỷ lệ nợ xấu của ACB hầu như chưa bao giờ vượt quá 1%, đây là một
điểm tích cực, nhưng điều này lại cho thấy chính sách cho vay thận trọng đang bỏ qua
nhiều cơ hội – và cũng có thể là rủi ro – để cải thiện bảng cân đối kế toán và gia tăng
hiệu quả họat động của ngân hàng.

 Thách thức trước mặt ACB là tìm những phương thức mới để cho vay nhiều hơn
nữa, bằng cách cân bằng giữa việc mở rộng cho vay và phòng ngừa rủi ro, và đẩy

mạnh những thay đổi mà ACB vừa bắt đầu thực hiện gần đây trong lĩnh vực ngân
hàng tiêu dùng và bán lẻ.


×