Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận cuối kỳ học phần xã hội học đại cương đề tài lý thuyết hành động xã hội và liên hệ thực tiễn xã hội và bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.97 KB, 13 trang )

lOMoARcPSD|9242611

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN : XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI

LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN
XÃ HỘI VÀ BẢN THÂN

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hà Dương
Mã số sinh viên : NNA50C11039
Mã học phần : XHHĐC-NNA50.9_LT
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Ngọc Anh

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Hà Nội, tháng 12 năm 2023
MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU........................................................................................................3
II. NỘI DUNG....................................................................................................4
1. Lý thuyết về Hành động xã hội....................................................................4

1.1 Định nghĩa hành động xã hội....................................................................4


1.2 Phân loại hành động xã hội.......................................................................4

1.1.2 1.2.1 Phân loại theo Vilfredo Pareto......................................................5
1.2.2 Phân loại theo Max Weber.....................................................................5
1.2.3 Phân loại theo Talcott Parsons...............................................................6
1.3 Các yếu tố quy định hành động xã hội.....................................................7
1.3.1 Các yếu tố tự nhiên...............................................................................8
1.3.2 Q trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội...................................................8
1.3.3 Sự trao đổi xã hội...................................................................................9
1.3.4 Sự tuân theo...........................................................................................9
1.3.5 Phản ứng với xung quanh....................................................................10
2. Liên hệ thực tiễn hành động xã hội...........................................................10
2.1 Liên hệ thực tiễn xã hội..........................................................................10
2.2 Liên hệ thực tiễn bản thân..........................................................................10

III. KẾT LUẬN..................................................................................................12
IV. PHỤ LỤC – CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................13

2

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

I. MỞ ĐẦU
Xã hội là một hệ thống phức tạp, luôn vận động và phát triển không ngừng dưới
sự tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm và cộng đồng. Hành động xã hội là
một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự vận động và biến đổi ấy.
Trong lịch sử xã hội học, lý thuyết về hành động xã hội đã trở thành một trong
những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu. Nhiều nhà xã hội học

tiêu biểu như Max Weber, Talcott Parsons, và Vilfredo Pareto đã có những đóng
góp quan trọng cho lý thuyết này.
Nhận thức được vai trò thiết yếu của hành động xã hội trong xã hội học giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về hành vi của con người trong xã hội. Vì vậy, trong bài
tiểu luận này, chúng ta sẽ xem xét hành động xã hội dưới góc nhìn xã hội học
thơng qua việc tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, các yếu tố quy định và liên hệ
thực tiễn của hành động xã hội.

3

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

II. NỘI DUNG
1. Lý thuyết về Hành động xã hội
1.1 Định nghĩa hành động xã hội.

Dưới góc độ triết học, hành động xã hội có thể hiểu là một hình thức hoặc
cách thức giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề xã hội, thường được tạo ra
bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, đảng phái chính trị,…

Tuy nhiên, xã hội học lại đem đến cái nhìn cụ thể và mang tính cá nhân
hơn về hành động xã hội. Trong đó, định nghĩa của nhà xã hội học người
Đức M.Weber được xem là hồn chỉnh nhất, ơng cho rẳng “Hành động
xã hội là hành động mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một
hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý
nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác,
bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó.” (Bùi Thế
Cường, 2007)


Như vậy, một hành động được coi là một hành động xã hội khi nó đáp
ứng hai điều kiện sau : xuất phát từ ý nghĩ chủ quan của cá nhân và tính
đến hành vi, phản ứng của người khác. Thí dụ, việc bầu cử là hành động
xã hội nếu người bầu cử lựa chọn bỏ phiếu dựa trên năng lực và phẩm
chất của ứng cử viên, cũng như mong muốn tác động đến kết quả của
cuộc bầu cử và tập thể chịu ảnh hưởng từ cuộc bầu cử đó; ngược lại, nó
sẽ khơng phải hành động xã hội nếu người bầu cử bỏ phiếu một cách bị
động - chỉ vì nghĩa vụ mà khơng cân nhắc đến các ứng viên cũng như kết
quả và tác động của cuộc bầu cử.

1.2 Phân loại hành động xã hội.
Đã có nhiều lý thuyết xã hội học về hành động thừa nhận rằng hành động
xã hội là cơ sở của toàn bộ đời sống con người, chính bởi vậy mà ở chúng
tồn tại tính phong phú và đa dạng. Trong bài tiểu luận này, ta bàn đến 3
cách phân loại hành động xã hội phổ biến dựa trên quan điểm của 3 nhà
xã hội học là V.Pareto, M.Weber và T.Parsons.

4

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

1.2.1 Phân loại theo Vilfredo Pareto

Theo nhà xã hội học người Italia V.Pareto, hành động xã hội có thể
chia thành 2 loại dựa theo mức độ ý thức của hành động : Hành động
lôgic (logical actions) và Hành động không lôgic (non-logical actions).


Hành động lôgic là những hành động được ý thức rõ ràng và có mục
đích cụ thể. Chúng bao gồm những hành động như lựa chọn và đưa ra
quyết định dựa trên suy nghĩ cẩn trọng và tính tốn kĩ càng nhằm
hướng tới lợi ích. Thí dụ, xem xét giá tiền và tính năng của sản phẩm
trước khi mua hàng; lựa chọn ngành nghề dựa trên năng lực và định
hướng rõ ràng của bản thân,… Ngược lại, hành động không logic là
những hành động không được ý thức rõ ràng, mang tính bản năng.
Những hành động này thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan như
cảm xúc và sở thích cá nhân, biểu hiện dưới dạng những quyết định
bốc đồng và hành vi phi lý. Thí dụ, chọn mua món đồ đắt tiền chỉ để
khiến người khác choáng ngợp; lựa chọn ngành nghề dựa trên sức ép
từ gia đình hoặc nhu cầu của xã hội mà khơng xét đến tính phù hợp
của ngành nghề đó với bản thân,…

Mỗi cá nhân đều có cả hai loại hành động này trong quá trình tương
tác, nhưng theo Pareto, hành động không lôgic lại là cốt lõi, thậm chí
là cơ sở của mọi quá trình xã hội.

1.2.2 Phân loại theo Max Weber
Nhà xã hội học người Đức M.Weber lại cho rằng, căn cứ vào động cơ
của hành động, ta có thể phân chia hành động xã hội thành bốn loại :
Hành động duy lý – công cụ (Rational – Purposeful Action), Hành
động duy lý giá trị (Value – Rational Action), Hành động duy cảm
(Affective Action), và Hành dộng duy lý – truyền thống (Traditional
Action).

Hành động duy lý – công cụ. Là loại hành động mà cá nhân phải lựa
chọn kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu. Nói cách khác, một hành động
được coi là hành động duy lý – công cụ khi chúng được thực hiện dựa


5

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

trên những tính tốn, cân nhắc kĩ càng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Thí dụ điển hình gồm có những hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị,
hoạt động cơ quan – công sở,…

Hành động duy lý – giá trị. Là loại hành động mà chủ thể hướng tới
các giá trị xã hội trong đời sống. Khác với hành động duy lý – công cụ
là những hành động nhấn mạnh việc tìm kiếm và sử dụng phương tiện
hiệu quả để đạt được mục tiêu nhất định, hành động duy lý giá trị lại
đề cao giá trị mà hành động hướng đến dựa trên ý thức về nghĩa vụ
hoặc niềm tin của chủ thể , cho dù hành động đó có thể khơng đem lại
lợi ích vật chất. Thí dụ, thờ cúng theo một tín ngưỡng nhất định, hy
sinh cho đất nước vì tự tơn dân tộc,…

Hành động duy cảm. Là loại hành động mang tính tự phát, được thực
hiện theo cảm xúc nhất thời của chủ thể. Trái với hai loại hành động
duy lý trên, hành động duy cảm được thực hiện mà khơng có sự cân
nhắc hay phân tích, hồn tồn phụ thuộc vào cảm xúc chủ quan. Thí dụ
: ôm chầm lấy người khác vì hạnh phúc; đánh người vì tức giận,…

Hành động duy lý – truyền thống. Là những hành động tuân theo
phong tục tập quán, truyền thống văn hóa. Đó là những hành động lặp
đi lặp lại, được di truyền từ đời này sang đời khác, Thí dụ : tục lệ ma
chay, cưới hỏi; cư xử theo lời răn dạy của cổ nhân “Uống nước nhớ
nguồn” (biết ơn), “Lá lành đùm lá rách” (tương thân tương ái),…


1.2.3 Phân loại theo Talcott Parsons
Trong thuyết hành động xã hội của mình, nhà xã hội học người Mỹ
Talcott Parsons phân chia hành động của con người theo 5 định hướng
giá trị : Toàn thể - Bộ phận, Đạt tới – Có sẵn. Cảm xúc – Trung lập,
Đặc thù – Phân tán, Định hướng cá nhân – Định hướng nhóM.

Toàn thể - Bộ phận. Là dạng hành động mà chủ thể tuân theo qui tắc
chung hoặc những tình huống đặc thù. Thí dụ, một người đi làm sẽ
mặc đồng phục vì quy định của cơng ty (qui tắc chung). Tuy nhiên,

6

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

nếu người này đang đi du lịch (tình huống đặc thù), họ có thể mặc
quần áo thường để thoải mái hơn.

Đạt tới – Có sẵn. Là dạng hành động mà chủ thể hành động có định
hướng, tức là có sự điều chỉnh hành động dựa trên các đặc điểm của
các cá nhân khác như giới tính, tuổi, màu da, nghề nghiệp, học vấn, địa
vị xã hội,… Thí dụ, một người trẻ tuổi sẽ có xu hướng nói chuyện thân
mật, gần gũi hơn với một người trẻ tuổi khác.

Cảm xúc – Trung lập. Là dạng hành động được định hướng đến việc
thỏa mãn nhu cầu cấp bách, hoặc những nhu cầu xa vời nhưng quan
trọng. Thí dụ, một người đang vội vàng đến cơng ty thì thấy một vụ tai
nạn giao thơng, người này có thể lựa chọn : cứu người hay tiếp tục đi

để kịp giờ làm.

Đặc thù – Phân tán. Là dạng hành động được chủ thể định hướng đến
các đặc thù hoặc những đặc điểm chung của hồn cảnh, trong đó
những đặc điểm này không nhất thiết phải là các qui tắc hay luật lệ
được xã hội thừa nhận. Thí dụ, một người mua một chiếc áo vì thấy
nhiều đồng nghiệp mặc, dù công ty không có quy định phải mặc chiếc
áo ấy.

Định hướng cá nhân – Định hướng nhóm. Là dạng hành động thể hiện
khả năng các chủ thể hành động vì lợi ích của bản thân cá nhân hay có
tính đến lợi ích của nhóm. Thí dụ, một học sinh học hành chăm chỉ có
thể là do người đó muốn bản thân đạt điểm cao, song cũng có thể do
người đó muốn tăng điểm trung bình học tập của cả lớp.

1.3 Các yếu tố quy định hành động xã hội.
Khi nghiên cứu về hành động xã hội, các nhà xã hội học đã đặt ra câu
hỏi về việc tại sao chúng ta lại có những phản ứng và hành động nhất
định trong một tình huống, hồn cảnh cụ thể - hay nói cách khác là có
những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành động xã hội của con người.
Nhiều ý kiến về các yếu tố quy định hành động xã hội được đưa ra, và

7

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

tập hợp những quan điểm dưới đây có thể coi là cách hiểu đầy đủ, tổng
quan nhất về các yếu tố quy định hành động xã hội.


1.3.1 Các yếu tố tự nhiên
Hành động xã hội chịu sự quy định từ các yếu tố tự nhiên là kết luận
được rút ra từ nghiên cứu của các nhà sinh lý học như Cesare
Lombroso (Italia) và William Sheldon (Mỹ). Họ cho rằng có sự liên
kết giữa yếu tố tự nhiên bao gồm các đặc điểm, cấu tạo hay thể hình
của cơ thể con người với một số loại hành vi nhất định. Trong cuốn
“The Criminal Man” (L'Uomo Delinquente), Lombroso đã đề cập đến
những đặc điểm cơ thể có thể giúp xác định “tội phạm bẩm sinh” như
trán dốc, khuôn mặt bất đối xứng, không nhạy cảm với cảm giác đau
đớn,… 1 Sheldon, trong các nghiên cứu của mình, cũng chỉ ra mối liên
hệ giữa cơ thể con người và những tính cách đặc trưng. Thí dụ : những
người quyết đoán và có tính cạnh tranh thường có dáng người vng
và cơ bắp; hay những người mềm mại và có dáng tròn trịa thường thân
thiện và yêu thích sự thư giãn. Ngồi ra, gen di truyền cũng có thể là
yếu tố quy định những dạng hành vi đặc biệt, chẳng hạn như đàn ông
thừa một nhiễm sắc thể Y (dạng XXY hoặc XYY,..) thường là những
người có chiều cao trung bình và nhân cách biến thái,…

Tuy nhiên trên thực tế, thuyết dựa vào đặc điểm ngoại hình và cấu tạo
cơ thể để xác định tội phạm hay kiểu tính cách được cho là lỗi thời và
sai lầm về mặt khoa học, và chúng cũng khơng đủ để giải thích được
sự đa dạng của hành động xã hội. Thậm chí, những yếu tố tự nhiên trên
không quá được xem trọng bởi các nhà xã hội học.

1.3.2 Quá trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội
Trong xã hội học, có thể hiểu đơn giản xã hội hóa là quá trình mà cá
nhân học hỏi và tiếp thu các chuẩn mực, giá trị, hành vi của xã hội mà
họ sinh sống, đồng thời tác động ngược trở lại xã hội thông qua hoat
động của mình.


1

8

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Q trình xã hội hóa đóng vai trị quan trọng trong việc quy định hành
động xã hội. Quá trình này giúp hình thành các chuẩn mực, giá trị, kỹ
năng, và năng lực cần thiết cho hành động xã hội, đồng thời giúp
chúng ta hình thành nhận thức về bản thân và vị trí của mình. Nghiên
cứu của những nhà xã hội học Mỹ như Kingsley David, Peter Berger
và Thomas Luckmann đã cho thấy quá trình xã hội hóa có tác động tới
sự phát triển nhân cách – không chỉ xã hội hóa trong giai đoạn trẻ thơ
mà cịn là q trình xã hội hóa của cả đời người, và mỗi giai đoạn
trong quá trình này quy định những hành động xã hội khác nhau.

Cơ cấu xã hội là tổng thể các mối quan hệ xã hội, vị trí xã hội, và
tương ứng với chúng là các vị thế, vai trò. Cơ cấu xã hội quy định
hành động xã hội thông qua việc xác định vị trí xã hội và vai trị xã hội
của cá nhân. Tuy rằng mỗi cá nhân có thể có nhiều vị trí, vai trò xã hội
khác nhau, nhưng ta chỉ có thể giữ một vị trí xã hội và thực hiện một
vai trò trong một mối quan hệ xã hội. Và các cá nhân ln có xu hướng
hành động phù hợp với vị trí và vai trị của họ trong từng mối quan hệ
của cơ cấu xã hội.

1.3.3 Sự trao đổi xã hội.
Sự trao đổi xã hội cũng là một yếu tố tác động đến hành động xã hội

của con người. Trao đổi xã hội ở đây có thể hiểu là “những mối lợi,
phần thưởng và những hình phạt quy định hành động xã hội.” Con
người chỉ thực hiện một hành động khi trong quá khứ hành động đó
đem lại lợi ích hoặc được khen thưởng; và họ sẽ không hành động nếu
như các hành dộng này trong quá khứ đã bị phạt hoặc phải chịu thiệt
thịi. Thí dụ, một người đã từng bị sa thải khỏi cơng ty vì đi làm muộn
sẽ ít có khả năng đi làm muộn trong tương lai.

1.3.4 Sự tuân theo
Những thí nghiệm của Muzagen Sherif và Asch vào thế kỉ XX về hiện
tượng tuân theo cho thấy các cá nhân thường có xu hướng thay đổi
hành động hoặc quan điểm của mình theo số đơng. Việc thuận theo đa
số mọi người đem lại cảm giác yên tâm cho cá nhân, khiến họ nghĩ
rằng việc mình làm là đúng, là chuẩn. Thí dụ thực tế có thể thấy phổ

9

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

biến hiện nay chính là hiện tượng hùa theo đám đông khi bày tỏ quan
điểm trên các trang mạng xã hội.

1.3.5 Phản ứng với xung quanh
Theo Erving Goffman, người được xem là “nhà xã hội học người Mỹ
có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX”, hành động của con người phụ
thuộc vào thái độ và phản ứng của người khác. Chúng ta luôn thể hiện
những khía cạnh mà mình muốn người khác nhìn thấy, do vậy mà các
cá nhân hành động rất khác nhau khi họ ở trước người khác so với khi

ở một mình. Thí dụ như khi nhận được quà tặng, con người thường thể
hiện niềm u thích với món q ấy vì họ muốn người tặng cảm thấy
được trân trọng, song khi ở một mình họ có thể cảm thấy chán ghét vì
món q khơng phù hợp,…

2. Liên hệ thực tiễn hành động xã hội.
II.1 Liên hệ thực tiễn xã hội

Hành động xã hội là một khái niệm quan trọng trong xã hội học, có vai
trị to lớn trong việc hình thành và phát triển xã hội. Trong thực tiễn cuộc
sống, hành động xã hội thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ những
hành vi đơn giản hàng ngày, có thể phân loại – đi làm vì cần tiền để trang
trải chi phí sinh hoạt (hành động duy lý – cơng cụ, với mục tiêu có ý thức
là kiếm tiền), tham gia hoạt động từ thiện (hành động duy lý – giá trị, vì
được thực hiện dựa trên niềm tin cá nhân), ăn mừng Tết Nguyên đán
(hành động duy lý – truyền thống, bởi được thực hiện theo thói quen,
phong tục), hay la hét khi ai đó làm mình tổn thương (hành động duy
cảm, vì nó mang tính bột phát) – đến những phong trào xã hội lớn, phức
tạp như bảo vệ mơi trường, đấu tranh chống bất bình đẳng, hay gần đây
nhất là chiến dịch phòng chống COVID-19.

2.2 Liên hệ thực tiễn bản thân
Khi nhận thức được tầm quan trọng của hành động xã hội trong đời sống,
đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế - văn hóa phát triển mạnh mẽ, tôi

10

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


nhận ra rằng mỗi người, dù là công dân hay học sinh - sinh viên, đều cần
phải nỗ lực rèn luyện bản thân để có thể ứng dụng hành động xã hội một
cách hiệu quả. Trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân, tơi tự
nhận thấy mình có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong việc ứng
dụng hành động xã hội.

Trong học tập, tôi nhận thức được rằng mình cần chăm chỉ học tập để đạt
được kết quả cao và có được việc làm ổn định. Vì vậy mà ngồi việc
chuẩn bị và tiếp thu bài giảng, tôi cũng chủ động trong việc áp dụng
những kiến thức được học vào đời sống. Tôi cũng nghiêm túc chấp hành
các quy định của Học viện như đi học đúng giờ, đeo thẻ sinh viên khi đến
trường, xếp hàng khi đi thang máy,… Ngồi ra, tơi cịn chủ động tham
gia những hoạt động xã hội trong và ngoài Học viện như tham gia các
buổi workshop, sinh hoạt câu lạc bộ và quyên góp cho các hoạt động
thiện nguyện. Đây đều là những hoạt động xuất phát từ tinh thần học hỏi
và tấm lòng muốn đem tới những giá trị tốt đẹp cho xã hội của bản thân
tôi. Và thông qua những hoạt động xã hội ấy, tôi được nâng cao thêm về
vốn sống cũng như các kĩ năng cần có của một sinh viên, một người trẻ
trong một xã hội khơng ngừng thay đổi và phát triển.

Tuy nhiên, ngồi những gì đã làm được, tơi tự đánh giá bản thân vẫn cịn
một số thiếu sót cần khắc phục. Một trong những hạn chế mà tơi muốn
thay đổi nhất chính là sự thiếu kiên nhẫn và dễ bị tác động bởi cảm xúc
của bản thân. Điều này đôi khi khiến tôi đưa ra những hành động thiếu
suy nghĩ hoặc không phù hợp. Để khắc phục nhược điểm này, tơi nghĩ
mình cần rèn luyện thêm và tự trau dồi kiến thức về hành động xã hội để
có thể điều chỉnh hành động của bản thân, từ đó phát triển hơn về cả nhân
cách và tri thức.


11

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

III. KẾT LUẬN
Bài tiểu luận trên đã nêu rõ lý thuyết hành động xã hội bao gồm định
nghĩa, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng; cũng như chỉ ra một số ứng dụng
của lý thuyết này lên thực tiễn xã hội. Hành động xã hội là hành động
xuất phát từ ý thức của chủ thể và đã tính đến phản ứng của người khác;
có tính đa dạng và phức tạp trong cách phân chia dạng hành động; cũng
như cần góc nhìn tổng hợp các quan điểm về yếu tố quy định nên những
hành động này.

Lý thuyết hành động xã hội giúp chúng ta giải thích động cơ hành động
của con người và là chìa khóa để hiểu thêm về lý do tại sao con người lại
phản ứng và hành động như vậy trong những tình huống nhất định. Áp
dụng lý thuyết hành động xã hội cịn rất hữu ích trong việc tìm hiểu và
đánh giá mục đích hay tác động của những hành động đó đến cá nhân và
xã hội, bởi khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội, hành động mà cá
nhân thực hiện không chỉ ảnh hưởng đến bản thân cá nhân đó mà cịn tác
động đến một nhóm tổ chức hoặc một tổ chức. xã hội là một tổng thể.
Cuối cùng, lý thuyết hành động xã hội còn hỗ trợ và bổ sung cho các lý
thuyết xã hội khác, giúp đưa ra những giải thích về kinh tế vĩ mơ khơng
quá trừu tượng và chung chung.

Cũng chính bởi những ý nghĩa quan trọng trên, tôi nhận thấy việc phổ
biến và nâng cao kiến thức về hành động xã hội là điều cần thiết, đặc biệt
đối với đối tượng học sinh – sinh viên. Nắm vững lý thuyết hành động xã

hội sẽ giúp chúng ta có thể tự điều chỉnh hành động, cảm xúc của mình
sao cho phù hợp với sự biến chuyển không ngừng của xã hội.

12

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

IV. PHỤ LỤC – CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi, T.C. (2007) Các lý thuyết về hành động xã hội. Tạp chí Khoa học Xã

hội, số 6(94); tr. 57-71.
2. Giddens, A. (2019). Sociology. Cambridge: Polity Press.
3. Hoàng T.H., Nguyễn T.H.T., Đào, H.T. (2016). ‘CHƯƠNG 4: HÀNH

ĐỘNG XÃ HỘI , TƯƠNG TÁC XÃ HỘI, QUAN HỆ XÃ HỘI’, Giáo
trình xã hội học đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
4. Mazzarello, P. (2011). Cesare Lombroso: an anthropologist between
evolution and degeneration. National Library of Medicine.
/> %20most%20atavistic%2C%20that%20is,flesh%20and%20drink%20the
%20blood%E2%80%9D. (Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2023)
5. Parsons, T. (1937). The Structure of Social Action. Free Press.
6. Phạm, T.D., Lê N.H. (2008). “CHƯƠNG IV : HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI
VÀ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI”, Xã Hội Học. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế
giới.
7. Ruciman, W.G. (1978). Max Weber: Selections in translation. Cambridge:
Cambridge University Press.


13

Downloaded by tran quang ()


×