Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Bài tiểu luận môn xã hội học đại cương đề tài tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên trên địa bàn quận đống đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.67 KB, 22 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-------------*-------------

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA
CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA

Sinh viên thực hiện: Tạ Xuân Mai – QHQT50C11443

Lớp: XHH ĐC K50.3

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Thúy

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Mục lục


PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:..................................................................................
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:.........................................................................................
1.4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.............
1.5 Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................
1.5.1 Phương pháp phân tích tài liệu...................................................................
1.5.2 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn theo bảng hỏi:..................................
1.6 Cấu trúc của đề tài:...........................................................................................

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:......................................................................
1.2 Thao tác hóa khái niệm:................................................................................
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:.......................................................................
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VÀ THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA VỚI TÌNH TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG
TRANG LỨA........................................................................................................
2.1 Đặc điểm của nhóm sinh viên tham gia khảo sát..........................................
2.2 Nhận thức và quan điểm của sinh viên đối với tình trạng áp lực đồng
trang lứa:.............................................................................................................
2.3 Thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên:.........................................

1

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP LỰC ĐỒNG

TRANG LỨA ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA
..............................................................................................................................

3.1 Các tác nhân gây ra tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên:..........
3.2 Ảnh hưởng của tình trạng áp lực đồng trang lứa với sinh viên...................
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................

2

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, những cụm từ “áp lực đồng trang lứa”, “peer
pressure” hay “con nhà người ta” đã trở nên phổ biến trên báo chí và các nền
tảng truyền thơng. “Từ mơi trường học đường đến cơng sở, từ trong chính gia
đình đến ngồi xã hội, từ cuộc sống thực đến không gian ảo, “áp lực đồng trang
lứa” đang thực sự trở thành một nỗi ám ảnh tâm lý nặng nề của các bạn trẻ.”
(Đức Trung , 2021)
Thế hệ GenZ gắn liền với sự ra đời và bùng nổ mạnh mẽ của thời đại công nghệ
số. Các bạn trẻ hiện nay cũng nhận thức rõ ràng sự phát triển của truyền thông
đại chúng, sức mạnh của thông tin và các không gian ảo trên mạng xã hội. Chính
vì được sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển, đất nước giàu
mạnh hơn, giới trẻ ngày nay vơ hình chung cũng phải chịu những gánh nặng áp
lực nặng nề từ gia đình và xã hội.Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình
trạng áp lực đồng trang lứa xảy ra ở mọi thế hệ, tuy nhiên đặc biệt nghiêm trọng

ở thế hệ GenZ khi cứ 5 người thì sẽ có 2 người thuộc GenZ chịu áp lực từ cả bên
trong và bên ngồi. Trong đó, ngun nhân nội tại bao gồm: áp lực thành công
(56%), áp lực cần hoàn hảo (42%). Về yếu tố bên ngoài, người trẻ cảm thấy
gánh nặng tâm lý vì bị đánh giá bởi thế hệ trước (42%) và kỳ vọng từ gia đình
(39%). (Quỳnh Nguyễn , 2022)
Tình trạng áp lực đồng trang lứa tại Việt Nam đang có xu hướng trở nên nghiêm
trọng. Hội chứng trầm cảm ở độ tuổi vị thành niên có chiều hướng tăng, các
bệnh nhân thăm khám tâm thần hầu hết thuộc lứa tuổi từ 14-19, trong đó nhóm
học sinh cuối cấp hai và cuối cấp ba chiếm đa số. Việc thường xuyên gặp áp lực
học hành thi cử, cùng sự kỳ vọng quá lớn của gia đình được cho là ngun nhân
dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay. (Quỳnh
Nguyễn , 2022)

3

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể hoặc thống kê nào về tác động của
“peer pressure” với giới trẻ. Nhưng thống kê phân tích từ khóa tìm kiếm trên
Google tại Việt Nam trong tháng 10/2021, có gần 40 nghìn lượt tìm kiếm về
“peer pressure” là gì và những giải pháp cho nó, tăng hơn 67,58% so với một
tháng trước đó. (Quỳnh Nguyễn , 2022).
Có thể thấy, các bạn trẻ hiện nay chưa thực sự có nhận thức đúng đắn và có
những giải pháp phù hợp đối diện với hội chứng tâm lý này.Đây chính là nguyên
nhân dẫn đến các căn bệnh tâm lý như trầm cảm và thậm chí cịn dẫn đến những
hành động dại dột đối với bản thân.
Đứng trước những thực trạng đáng báo động của tình trạng áp lực đồng trang
lứa, em đã có động lực để thực hiện chủ đề nghiên cứu: “Tình trạng áp lực đồng

trang lứa của sinh viên trên địa bàn quận Đống Đa”, nhằm giúp mọi người, đặc
biệt là các bạn trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên có cái nhìn nhận đúng đắn và có
những giải pháp phù hợp với hội chứng tâm lý này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Tìm hiểu về mức độ nhận thức và thực trạng áp lực đồng trang lứa của

sinh viên trên địa bàn quận Đống Đa
1.2.2 Phân tích và đánh giá các nguyên nhân và tác động của áp lực đồng trang

lứa đối với sinh viên trên địa bàn quận Đống Đa
1.2.3 Đề ra một số giải pháp và kiến nghị giúp sinh viên, gia đình, nhà trường

và các cơ quan chức năng liên quan giảm thiểu và giải quyết vấn đề áp lực
đồng trang lứa ở sinh viên.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, bài nghiên cứu cần giải đáp
được một số câu hỏi nghiên cứu sau:
1.3.1 Mức độ nhận thức và thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên trên
địa bàn quận Đống Đa hiện nay như thế nào?

4

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

1.3.2 Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực đồng trang lứa đối với sinh
viên trên địa bàn quận Đống Đa là gì?

1.3.3 Những ảnh hưởng của tình trạng áp lực đồng trang lứa đối với sinh viên

trên địa bàn quận Đống Đa là gì?

1.4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên trên

địa bàn quận Đống Đa
1.4.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao

đẳng, học viện tại quận Đống Đa
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: địa bàn quận Đống Đa
- Thời gian nghiên cứu: 1/12/2023- 12/12/2023
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn, bên
cạnh đó có kết hợp với phương pháp phân tích tài liệu nhằm tạo cơ sở lý luận
vững chắc cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu:
1.5.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Em đã tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu liên quan đến nội dung
nghiên cứu, với từ khóa là “áp lực đồng trang lứa” hay “peer pressure”. Các tài
liệu được tham khảo bao gồm các trang báo uy tín (VNexpress, Báo Tuổi Trẻ
Thủ Đơ, Báo Dân trí, VTC news,...); các cơng trình nghiên cứu cùng đề tài của
các chun gia tâm lý, các nhà nghiên cứu và các nhóm bạn sinh viên khác. Đây
là phương pháp nghiên cứu có ưu điểm lớn là tiết kiệm kinh phí, thời gian, cơng
sức, đồng thời giúp bài nghiên cứu có được nền móng lý luận vững chắc và
thông tin nghiên cứu đa dạng.

5

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

1.5.2 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn theo bảng hỏi:
Đây là phương pháp chính được em sử dụng nhằm thu thập dữ liệu thực tiễn từ
các bạn sinh viên trên địa bàn quận Đống Đa. Bảng hỏi được thực hiện qua trang
web Google form và các câu hỏi được trình bày dưới hình thức trắc nghiệm
nhằm thu thập và xử lý thơng tin nhanh chóng. Bài nghiên cứu sử dụng thơng tin
thu thập được trong khoảng thời gian từ 1/12/2023 cho đến 8/12/2023 và thu về
được 84 câu trả lời.
Bảng hỏi gồm có ba phần chính:

(1) Phần mở đầu: giới thiệu vắn tắt về người thực hiện khảo sát và mục đích
của cuộc khảo sát

(2) Phần câu hỏi khảo sát: gồm ba phần:
(2.1) Thông tin cá nhân
(2.2) Nhận thức và quan điểm của sinh viên về tình trạng áp lực đồng
trang lứa
(2.3) Tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên

(3) Lời cảm ơn
1.6 Cấu trúc của đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Nhận thức và thực trạng của sinh viên trên địa bàn quận Đống Đa đối
với tình trạng áp lực đồng trang lứa
Chương 3: Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến sinh viên trên địa bàn quận
Đống Đa

6


Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu
Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là thuật ngữ được dùng trong các chuyên
ngành giáo dục, tâm lý học: chỉ áp lực từ ý kiến, tác phong, hành vi hoặc giá trị
con người của một cá nhân hoặc tập thể tác động trực tiếp lên tư tưởng của một
người nào đó. Đây là hội chứng tâm lý mà hầu hết chúng ta đều đã và đang mắc
phải. Nó hiện diện từ sâu trong tâm thức, khiến cho chúng ta làm những phép so
sánh giữa bản thân và những người cùng lứa tuổi. Từ đó làm nảy sinh những áp
lực và cảm xúc buồn bã khơng đánh có. (Trường đại học UEH, 2021)
Áp lực đồng trang lứa hiện nay phổ biến nhất qua hình thức so sánh một cá nhân
với một cá nhân có sự vượt trội hơn. Sự so sánh này có thể bắt đầu ngay khi ta
cịn bé cho đến khi lớn lên, trải qua từng giai đoạn của cuộc đời con người. Lúc
bé, sự so sánh đó có thể qua điểm số, thành tính học tập ở trường lớp thì khi con
người trưởng thành hơn, sự hơn thua về khả năng tài chính, vị trí xã hội và sự
hạnh phúc gia đình lại tiếp tục đẩy con người vào cuộc chạy đua để không
ngừng phát triển. Dần dần nếu khơng biết cách kiểm sốt và xử lý đúng cách
dạng áp lực này, con người dễ rơi vào các trạng thái mệt mỏi, tiêu cực và thậm
chí là các căn bệnh tâm lý như trầm cảm.
1.1.2 Các nghiên cứu từng đề cập:
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8%-
29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức
khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các

vấn đề tâm lý, tâm thần

7

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Nghiên cứu của Rihhtaric& Kamenov (2013) về sự liên kết giữa mối quan hệ
bạn bè với xu hướng áp lực đồng trang lứa cho thấy tình bạn của con trai và con
gái có ảnh hưởng hkhacs nhau khi nói về khả năng thực hiễn những hành vi tiêu
cực. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy trong khi con trai càng có xu hướng
high-avoidant attachment (xa cách với bạn bè cao) tức có nhu cầu hịa nhập thấp
thì càng ít bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa. Trong khi đó con gái càng có
xu hướng anxious attachment (gắn bó lo âu) cao tức có nhu cầu gần gũi và nhận
được sự chú ý từ bạn bè cũng như phụ thuộc vào đánh giá của người khác để
cảm thấy tốt đẹp về bản thân sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa.
Theo khảo sát của Parent for Future (mạng lưới các nhà hoạt động vì trẻ em và
cha mẹ) chỉ 10% trong 860 người tham gia khảo sát nói rằng bản thân khơng bị
ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa.
Công ty chuyên nghiên cứu Barna Group (Mỹ) kết hợp với Impact 360 Institute
thực hiện nghiên cứu năm 2021 và chỉ ra, cứ 5 người sẽ có 3 người thuộc GenZ
chịu áp lực từ cả bên trong và bên ngồi, tức chịu áp lực từ chính những kỳ vọng
của cá nhân và của gia đình, xã hội bên ngồi.
1.2 Thao tác hóa khái niệm:
1.2.1 Áp lực
Áp lực có thể hiểu là trạng thái sức khỏe và tinh thần của con người ở thời điểm
không ổn định, căng thẳng, cảm thấy khó khăn, mệt mỏi khi cố gắng đạt được
một mục tiêu, kế hoạch quá sức.
1.2.2 Áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa là hiện tượng xảy ra khi một cá nhân chịu ảnh hưởng bởi
những người thuộc cùng một nhóm xã hội (cùng tuổi, cùng lớp hay đồng nghiệp
tại chỗ làm...), phải thay đổi thái độ, giá trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với
các chuẩn mực của nhóm. (Lê, 2020) Điều này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác
nhau những thanh thiếu niên là nhóm đối tượng dễ bị tác động nhất. Nguyên

8

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

nhân chủ yếu đến từ việc tư duy và nhân cách vẫn trong giai đoạn phát triển, từ
những chuẩn mực xã hội hay khao khát hịa nhập và được cơng nhận.
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
Quận Đống Đa là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Về
hành chính, quận Đống Đa bao gồm 21 phường trực thuộc. Đây là khu vực có
nhiều trường đại học, học viện và cao đẳng, có thể kể đến như: Học viện Ngoại
Giao, trường đại học Ngoại Thương, đại học Thủy Lợi, đại học Giao thông vận
tải, đại học Luật Hà Nội,... là nơi theo học của một số lượng lớn sinh viên trên
toàn quốc.
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VÀ THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA VỚI TÌNH TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG
LỨA
2.1 Đặc điểm của nhóm sinh viên tham gia khảo sát
Đối tượng tham gia khảo sát là các sinh viên hiện tại đang theo học và sinh sống
tại Địa bàn quận Đống Đa

Phần lớn sinh viên tham gia khảo sát là nữ (58,3%), sinh viên nam chiếm số
lượng ít hơn với 41,7%.


9

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Hầu hết các sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên năm nhất, với 84,5%.
Sinh viên khóa trên chiếm số lượng ít hơn: sinh viên năm hai và năm ba
(6%), sinh viên năm 4 trở lên chiếm số lượng ít nhất với 3,6%.
Vì sự giới hạn về mặt thời gian, quy mơ khảo sát nhỏ vì thế các câu hỏi
phỏng vấn sau đó sẽ tập trung chủ yếu vào nhận thức, quan điểm và tác động
của tình trạng áp lực đồng trang lứa đến sinh viên năm nhất.
2.2 Nhận thức và quan điểm của sinh viên đối với tình trạng áp lực đồng
trang lứa:
2.2.1 Mức độ nhận biết của sinh viên về tình trạng áp lực đồng trang lứa

10

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Biểu đồ trên cho thấy phần lớn sinh viên hiện nay đang có mức độ nhận biết
khá rõ ràng về vấn đề áp lực đồng trang lứa. Điều này được thể hiện ở 40,5%
sinh viên tham gia khảo sát bắt gặp các cụm từ như “áp lực đồng trang lứa”,
“peer pressure” hay “con nhà người ta” rất thường xuyên và chỉ số ít sinh
viên thừa nhận khơng thường xuyên bắt gặp hay chưa bắt gặp các cụm từ này
bao giờ (với 1,2%).
2.2.2 Mức độ quan tâm của sinh viên về tình trạng áp lực đồng trang lứa:


*ch
ú thích: mức độ quan tâm được thể hiện từ mức độ 1 (không quan tâm) cho đến
mức độ 5 (rất quan tâm)
Phần lớn sinh viên có thái độ quan tâm tới vấn đề này (với 38,1%) và rất quan
tâm (với 20,2%). Số lượng sinh viên không quá để tâm đến vấn đề này thuộc
phần thiểu số (với 15,5% là khơng quan tâm hồn tồn).
Nhìn chung ở hai câu hỏi khảo sát trên, ta thấy được phần lớn các bạn trẻ hiện
nay đều có nhận thức sâu sắc về tình trạng áp lực đồng trang lứa trong thế hệ
của họ. Điều này được thể hiện ở mức độ nhận biết rõ ràng và sự quan tâm cao
độ của sinh viên đối với vấn đề này.

11

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

2.2.3 Quan điểm của sinh viên về tình trạng “áp lực đồng trang lứa” tại Việt
Nam

*chú thích: Quan điểm của sinh viên về tình trạng “áp lực đồng trang lứa” tại
Việt Nam được đánh giá qua 5 mức độ: mức độ 1: rất tiêu cực- mức độ 2: tiêu
cực- mức độ 3: cả tích cực và tiêu cực- mức độ 4: tích cực- mức độ 5: rất tích
cực.
Đa số sinh viên tham khảo sát đánh giá về tình trạng “áp lực đồng trang lứa” tại
Việt Nam ở mức ảnh hưởng hai chiều (tức có cả mặt tích cực và tiêu cực) chiếm
39,3%.
Tuy nhiên, biểu đồ trên cũng cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các ý kiến cho
rằng tình trạng này có ảnh hưởng tiêu cực và các ý kiến ngược lại. Có đến

22,6% cho rằng “áp lực đồng trang lứa” mang đến ảnh hưởng rất tiêu cực và
21,4% là tiêu cực, trong khi đó chỉ có 16,7% tổng cộng các ý kiến cho rằng tình
trạng này mang đến ảnh hưởng tích cực.
Tổng quan, số liệu thu được từ các câu hỏi khảo sát trên cho thấy nhận thức và
quan điểm của sinh viên trên địa bàn quận Đống Đa về tình trạng “áp lực đồng
trang lứa” nói chung. Phần lớn sinh viên bảy tỏ sự quan tâm cao độ đến vấn đề
này và cho rằng tình trạng áp lực đồng trang lứa tại Việt Nam đang có chiều
hướng tiêu cực nhiều hơn tích cực. Điều này khá dễ hiểu vì trong thời gian gần

12

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

đây, “áp lực đồng trang lứa” đang trở thành một đề tài nóng được cả xã hội quan
tâm vì các con số biết nói về tình trạng trầm cảm tăng cao của thế hệ GenZ và cả
những tai nạn thương tâm không đáng có của học sinh, sinh viên khi đối mặt với
áp lực này.
2.3 Thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên:

Số sinh viên đã từng trải qua tình trạng áp lực đồng trang lứa chiếm đa số với
83,3% và chỉ có 16,7% sinh viên tham gia khảo sát chưa từng trải qua tình trạng
này. Dưới đây là các số liệu được tổng hợp từ các câu trả lời của số sinh viên đã
từng trải qua áp lực này.

* chú thích: mức độ 1: khơng ảnh hưởng => mức độ 5: ảnh hướng rất nhiều

13


Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Theo dữ liệu khảo sát, phần đông các sinh viên cho rằng tình trạng “áp lực đồng
trang lứa” có sự ảnh hưởng nhất định đối với cuộc sống của họ với 42,9%.
Các lựa chọn khác như mức độ 4 (ảnh hưởng khá nhiều) chiếm 25% và mức độ
5 (ảnh hưởng rất nhiều) chiếm 10,7%. Tổng số các câu trả lời lựa chọn mức ảnh
hưởng cao độ của tình trạng này đến sinh viên chiếm tổng số 35,7%, lớn hơn rất
nhiều so với các lựa chọn với mức độ ảnh hưởng ít hơn (tức mức độ 1 và 2)
chiếm tổng số 21,3%.

Đa số sinh viên cảm thấy áp lực nặng nề với bạn bè của mình ở phương diện học
tập, với 70/84 lựa chọn, chiếm 83,3% số lượng câu trả lời thu được.
Các lựa chọn khác lần lượt là: phương diện ngoại hình (61,9%), khả năng tài
chính (45,2%), các mối quan hệ xã hội (bao gồm mối quan hệ với gia đình,
người yêu, bạn bè và thầy cô giáo,...) chiếm 40,5%. Áp lực ở các phương diện
đời sống khác chiếm số lượng ít hơn với 20,2% còn lại.
Tổng quan về mặt thực trạng của tình trạng “áp lực đồng trang lứa” ở sinh viên
địa bàn quận Đống Đa cho thấy phần đông sinh viên tham gia khảo sát đều đã
từng trải qua loại áp lực này. Tình trạng áp lực đồng trang lứa có ảnh hưởng lớn
đến tâm lý của sinh viên. Họ cảm thấy áp lực với bạn bè hầu hết ở phương diện
thành tích học tập và ngoại hình. Điều này khá dễ hiểu vì đối tượng tham gia

14

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


khảo sát phần đông là sinh viên năm nhất nên họ chưa bị tác động quá nhiều bởi
yếu tố việc làm thêm và khả năng tài chính.

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP LỰC ĐỒNG
TRANG LỨA ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA
3.1 Các tác nhân gây ra tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên:

ảnh hưởng từ các nền tảng truyền thông 32.10%

sự so sánh của gia đình, bạn bè và người quen xung quanh 51.20%

cảm giác hoài nghi về năng lực của bản thân 67.90%

khác 3.60%

Phần lớn sinh viên tham gia khảo sát cho rằng nguyên nhân của tình trạng
“áp lực đồng trang lứa” đến từ cảm giác hoài nghi về năng lực của bản thân
với 67,9% tổng số câu trả lời thu được.

Bên cạnh đó, các lựa chọn khác cũng chiếm con số ấn tượng, lần lượt là: sự
so sánh của gia đình, bạn bè và người quen xung quanh với 51,2% và ảnh
hưởng từ các nền tảng truyền thông với 32,1%. Các nguyên nhân khác gây ra
tình trạng này chiếm 3,6% cịn lại.

Nhìn chung, tác nhân chính gây ra tình trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh
viên là sự tự ti về năng lực của bản thân. Điều này khá dễ hiểu vì đa số đối
tượng tham gia khảo sát là các tân sinh viên. Họ mới tiếp xúc với môi trường
đại học và được học tập trong môi trường “tồn người giỏi”, đây có lẽ là
ngun nhân gây nên sự tự ti và cảm giác hoài nghi về năng lực của bản thân
của đa số sinh viên.


15

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

3.2 Ảnh hưởng của tình trạng áp lực đồng trang lứa với sinh viên

Hầu hết sinh viên tham gia khảo sát cho rằng “áp lực đồng trang lứa” có ảnh
hưởng hai chiều (cả tích cực và tiêu cực) đối với cuộc sống của họ (với 61,9%) .
Tuy nhiên, biểu đồ trên cũng cho thấy số lượng sinh viên lựa chọn “ảnh hưởng
tiêu cực” (chiếm 20,2%) nhiều hơn số sinh viên lựa chọn “ảnh hưởng tích cực”
(17,9%).

Chia sẻ với gia đình, bạn bè 26.20%

Dành thời gian phát triển bản thân, 63.10%
biến áp lực thành động lực
4.80%
Sử dụng chất kích thích

Trốn tránh, khơng đối diện 14.30%

Chưa có cách giải quyết 22.60%

Khác 4.80%

16


Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Theo dữ liệu khảo sát thu được, sinh viên lựa chọn dành thời gian cho phát triển
bản thân như một cách đối phó với tình trạng “áp lực đồng trang lứa” chiếm đa
số với 63,1%.
Các giải pháp khác như lựa chọn chia sẻ với gia đình, bạn bè xung quanh chiếm
26,2%, sử dụng chất kích thích (4,8%) và các giải pháp khác nhằm đối phó với
vấn đề này chiếm 3,6%. Tuy nhiên, số sinh viên lựa chọn trốn tránh, không đối
diện với vấn đề này và chưa có cách giải quyết chiếm tổng số câu trả lời khá lớn
(với 36,9%). Các giải pháp khác chiếm 4,8% còn lại.
Về mặt tổng quan, “áp lực đồng trang lứa” ảnh hưởng đến sinh viên trên địa bàn
quận Đống Đa theo hai chiều hướng: cả tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, áp
lực này là động cơ thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện bản thân của sinh viên ngày
một tiến bộ hơn. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng
đến tâm lý của một số sinh viên, khiến họ lựa chọn sử dụng chất kích thích như
một giải pháp để trốn tránh vấn đề này. Ngoài ra, một số lượng đáng kể sinh
viên tham gia khảo sát vẫn chưa có giải pháp để xử lý tình trạng “áp lực đồng
trang lứa” khi họ nhận thấy sự chia sẻ với gia đình, bạn bè cùng các giải pháp
khác là không khả quan.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ các kết quả khảo sát mà bảng hỏi “Tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh
viên trên địa bàn quận Đống Đa” thu được, em xin đưa ra một số kết luận như
sau:
Trước hết, nhìn chung sinh viên trên địa bàn quận Đống Đa có nhận thức sâu sắc
về tình trạng áp lực đồng trang lứa. Có thể thấy, hiện nay, áp lực đồng trang lứa
đã và đang ngày càng trở nên phổ biến bởi sự phát triển thông tin của các nền

tảng mạng xã hội và báo chí. Đặc biệt, giới trẻ GenZ chính là đối tượng chịu sự
ảnh hưởng này nhiều nhất, thế hệ trẻ ngày này với những áp lực “phải tài giỏi”,
“phải giàu có”, hay “thành cơng từ khi cịn trẻ” đã và đang đè nặng lên bản thân

17

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

họ. Chính vì nguyên do này, thế hệ GenZ, cụ thể là ở độ tuổi sinh viên hầu hết
đều đã từng trải qua và có nhận thức sâu sắc về tình trạng áp lực này khi đây là
giai đoạn họ chưa có gì trong tay, cuộc sống có nhiều biến động về môi trường
sống, học tập và các mối quan hệ xã hội mới.
Thứ hai, ngun nhân chính gây ra tình trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên
là cảm giác hoài nghi về năng lực của bản thân và sự so sánh của gia đình, bạn
bè. Đa số bạn trẻ cảm thấy tự ti với năng lực của bản thân trong một mơi trường
có tồn người giỏi, bạn bè đạt học bổng cao và có việc làm thêm từ sớm. Điều
này đang dần trở thành một hội chứng tâm lý khi chính gia đình và nhà trường
lại khơng tạo ra một môi trường phù hợp cho sự phát triển tiềm năng của mỗi cá
nhân mà ngược lại, thường xuyên so sánh với “con nhà người ta” hay “nhìn bạn
này mà học tập”...Có thể thấy, ngồi yếu tố địn bẩy là sự phát triển mạnh mẽ
của truyền thông thông tin đã khuếch đại hiện tượng thành công vượt trội của
một số bạn trẻ, yếu tố gia đình và yếu tố cá nhân là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên trên địa bàn quận Đống Đa
hiện nay.
Thứ ba, tình trạng áp lực này có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý sinh viên, theo cả
hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đa phần sinh viên đều coi áp lực đồng
trang lứa là một động lực giúp mình tiến bộ và hồn thiện bản thân hơn, tuy
nhiên một số bạn trẻ vẫn còn đang loay hoay chưa tìm được cách xử lý phù hợp

để vượt qua áp lực này. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý nghiêm
trọng hơn ở giới trẻ, đặc biệt là căn bệnh trầm cảm khi người bệnh thường có xu
hướng sống khép kín, che dấu cảm xúc và khó bộc lộ cảm xúc cũng như chia sẻ
tổn thương với người khác, kể cả là gia đình và người thân.
Nhận thấy những vấn đề nan giải trong việc giảm thiểu và vượt qua áp lực đồng
trang lứa của một bộ phận lớn sinh viên trên địa bàn quận Đống Đa, cũng như
mong muốn giúp các gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng liên quan

18

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

có biện pháp giải quyết thích hợp với vấn đề này, em xin phép đề ra một số giải
pháp sau đây:

 Với bản thân sinh viên:

- Sinh viên cần có sự tin tưởng vào năng lực và bản sắc cá nhân: Trong
một tập thể không phải ai cũng giống như ai, sinh viên nên tự tin vào bản
sắc cá nhân của riêng mình. Đây là điểm khiến bản thân bạn trở nên khác
biệt và thậm chí vượt trội hơn những người khác, vì thế đừng chỉ chăm
chăm vào việc khuôn đúc bản thân một cách khiên cưỡng theo hình ảnh
của số đông mà các bạn trẻ nên tập yêu thương bản thân, tự tin thể hiện cá
tính của chính mình.

- Nhận thức đúng đắn về năng lực của bản thân: Mỗi cá nhân sinh ra sẽ
ln có ưu điểm, khuyết điểm riêng vì thế việc nhận biết đúng đắn về
điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là rất cần thiết nhằm hỗ trợ cho con

đường hoàn thiện bản thân một cách dễ dàng hơn.

- Chia sẻ với gia đình, bạn bè: Gia đình và bạn bè luôn là một chỗ dựa
tinh thần chắc chắn giúp cá nhân có nguồn động lực to lớn vượt qua các
trở ngại trong cuộc sống. Vì thế, các bạn sinh viên có thể thử mở lịng
chia sẻ những khó khăn và áp lực của mình với gia đình, người thân và
bạn bè xung quanh, đây là một giải pháp hữu hiệu giúp vơi bớt gánh nặng
tâm lý, giải tỏa căng thẳng và làm giảm thiểu các vấn đề tâm lý nghiêm
trọng hơn như trầm cảm và rối loạn lo âu.

- Tham gia các khóa trị liệu tâm lý: Nếu bản thân sinh viên đang gặp các
trở ngại về tâm lý và nhận thấy việc chia sẻ những áp lực này với người
thân là rất khó khăn, các bạn có thể tìm đến những khóa trị liệu tâm lý phù
hợp như một giải pháp giúp cân bằng cảm xúc và giảm stress. Các bác sĩ
tâm lý và các chuyên gia trị liệu sẽ đóng vai trị như một người bạn đồng
hành, hỗ trợ chuyên nghiệp.

 Với gia đình, nhà trường:

19

Downloaded by tran quang ()


×