Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Thực trạng căn bệnh trầm cảm ở các bạn gen z trên phạm vi khu vực đống đa, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.19 KB, 25 trang )

lOMoARcPSD|9242611

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Mục lục

1. Mở đầu..............................................................................................................3
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề...................................................................................3
1.2. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................3

1.2.1. Các nghiên cứu liên quan........................................................................3
1.2.2. Thực trạng...............................................................................................4
1.2.3. Quan điểm của tác giả.............................................................................5
1.2.4. Thao tác hóa khái niệm...........................................................................7
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................9
1.4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.........................................................9
1.5. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu..........................................................................9
1.6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................10
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.......................................................10
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng....................................................10
2. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................11
2.1. Thông tin chung..............................................................................................11
2.2. Thông tin chi tiết.............................................................................................12
2.2.1. Thực trạng căn bệnh trầm cảm ở các bạn Gen Z...................................12
2.2.2. Nguyên nhân căn bệnh trầm cảm ở các bạn Gen Z...............................15
3. Đề xuất biện pháp..........................................................................................16
3.1. Liệu pháp tâm lý.............................................................................................16


3.2. Chăm sóc bản thân..........................................................................................17
4. Tổng kết..........................................................................................................18
4.1. Kết luận..........................................................................................................18
4.2. Mở rộng.........................................................................................................18
5. Phụ lục............................................................................................................19
5.1. Bảng câu hỏi khảo sát về thực trạng trầm cảm ở Gen Z trên địa bàn Đống Đa...19
5.2. Bảng kết quả khảo sát.....................................................................................21
5.3. Tài liệu tham khảo..........................................................................................25

2

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

1. Mở đầu.
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề.

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc về khoa học - kỹ thuật cũng như kinh
tế, con người khơng cịn bị áp lực q nhiều bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền như
những thế kỷ trước. Thay vào đó, họ có thời gian để chăm lo tới sức khỏe tinh
thần của bản thân. Cũng vì vậy mà người ta bắt đầu để ý tới xuất hiện của các
căn bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, stress, …

Trong đó, trầm cảm là căn bệnh đáng lưu tâm hơn cả. Theo thống kê của
Tổ chức Y tế Thế giới WHO vào năm 2015, tổng số người mắc phải căn bệnh
này lên đến hơn 300,000,000 người. Hậu quả để lại của bệnh trầm cảm khủng
khiếp vơ cùng, nó khơng những bào mòn tinh thần mà còn ảnh hưởng tiêu cực

tới sức khỏe của người bệnh. Cũng theo WHO, bệnh trầm cảm là tác nhân chính
khiến hơn 800,000 người tự tử mỗi năm.

Đối với các bạn Gen Z, ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này,
dẫn đến những sự việc đau lòng và hệ lụy đáng quan ngại trong xã hội. Nhận
thức được việc này, tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu về thực trạng trầm
cảm của các bạn Gen Z nhằm tìm hiểu phần nào thực trạng và nguyên nhân dẫn
điện tình trạng trầm cảm tăng cao giữa các bạn trẻ.
1.2. Tổng quan nghiên cứu.
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan.

Căn bệnh trầm cảm nói riêng hay các vấn đề tâm lý, sức khỏe nói chung
luôn là những chủ đề được xã hội quan tâm. WHO (World Health Organization)
đã xuất bản một bài viết về bệnh trầm cảm, các triệu chứng, chẩn đoán và cách
đối phó vào tháng 3 năm 20231. Theo đó, trầm cảm là một căn bệnh tâm lý phổ
biến và có thể dẫn đến tự tử. Trên thế giới, có khoảng 5% những người trong độ
tuổi lao động mắc phải căn bệnh này và nữ giới thường dễ bị trầm cảm hơn nam
giới. Thêm vào đó, tổ chức nào cũng tạo ra một bảng thông tin tỉ lệ trầm cảm,

1 Depressive disorder (depression) (who.int)

3

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

thực trạng căn bệnh này ở các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Vào năm

2010, Đại học Harvard đã cho ra đời một nghiên cứu về sự xuất hiện cùng lúc
nhiều bệnh trong một cá nhân (National Comorbidity Survey)2 và kết quả cho
thấy các đối tượng từ 65 tuổi trở lên thường ít có khả năng mắc phải bệnh trầm
cảm. Trong khi đó, việc này thường xuyên xảy ra ở những nhóm tuổi nhỏ hơn
(18 - 34)3.

Có 90% số ca tự tử là do các vấn đề về bệnh tâm lý; trong khi đó, ⅔ số
người trên có gặp phải những vấn đề rối loạn cảm xúc4. Theo đó, xu hướng tự tử
tăng cao trong những năm gần đây cũng phản ánh sự phổ biến của bệnh tâm lý ở
các bạn trẻ.

Vào năm 2019, đại dịch Covid-19 ập đến, cùng với đó là những đợt cách
ly. Với việc có quá nhiều thời gian rảnh cũng như được bao quanh bởi một
lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày, tâm lý Gen Z đã bị ảnh hưởng khơng ít.5
1.2.2. Thực trạng.

Ngày nay, không khó để nghe được cụm từ “trầm cảm” từ những bạn Gen
Z. Các bạn thường xuyên mệt mỏi, có những suy nghĩ tiêu cực, tỷ lệ tự tử tăng
cao.

Ở Việt Nam, kết quả khảo sát tâm lý của hơn 8,000 sinh viên ĐHQG-
HCM, được TS Nguyễn Văn Tường trình bày tại tọa đàm "Mơ hình tư vấn tâm
lý cho sinh viên tại ĐHQG-HCM." Theo Tiến sĩ Tường, vấn đề trầm cảm và lo
âu ở sinh viên ĐHQG-HCM đang ở mức cao, đặc biệt là đối với sinh viên
LGBTQ+ và sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật. Ví dụ, vào năm 2021, vụ bé
trai nhảy lầu do áp lực học hành đã kéo theo việc một loạt sự việc tương tự bị
phanh phui. Càng nhiều người tìm đến cái chết do trầm cảm, áp lực.

2 />
3 />

4 />
5 Dentsu Aegis Network, 2020; Priporas et al., 2017

4

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

1.2.3. Quan điểm của tác giả.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả đã thu thập được một số quan

điểm của các tác giả như dưới đây.

1. WHO - Depression and other common mental disorders, Depressive
disorder (Depression).

Vì WHO (World Health Organisation - Tổ chức y tế quốc tế) là một tổ
chức học thuật và khoa học, họ khó lịng bày tỏ quan điểm của mình về một vấn
đề xã hội, sức khỏe bất kỳ. Tuy nhiên, đối với căn bệnh trầm cảm, WHO đã đề
cập tới một số luận điểm nhằm nhấn mạnh, thực trạng tăng cao, sự nguy hiểm và
sự phân bố của căn bệnh này ở các khu vực khác nay trên toàn thế giới.

2. Louie Giray - Meet the Centennials: Understanding the Generation Z
Students.

Theo Louie Giray, giáo dục chỉ thật sự có hiệu quả khi mà học sinh và giáo
viên thấu hiểu lẫn nhau và hoạt động thấu cảm này nên được thêm vào trong

chương trình giảng dạy chính của trường học. Để thực hiện giáo dục thành công
đối với thế hệ mới này, giáo viên cần phải cân nhắc đến cá tính và mơi trường
kỹ thuật số mà chúng đang sống. Gen Z được bao bọc bởi các loại công nghệ tân
tiến, vô vàn loại thông tin khác mỗi ngày - điều này vừa có thể giúp các bạn học
sinh thế hệ cải thiện kết quả học tập, vừa có thể trở thành mối hiểm họa cho sức
khỏe cả tinh thần lẫn thể chất của các bạn.

3. Katherine Santucci - Why Depression is on the rise Amongst
Millennials and Gen Z.

Katherine Santucci cho rằng dựa theo kết quả của một số nghiên cứu, thế
hệ trẻ thường có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn. Điều này cũng có nghĩa
là họ có thể dễ dàng nhận định các triệu chứng của bệnh trầm cảm và biết được

5

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

bản thân nên tìm sự giúp đỡ ở đâu. Tuy nhiên, nam giới thế hệ trẻ vẫn còn ngần
ngại việc chia sẻ khó khăn của mình.

Cũng theo tác giả trên, các căn bệnh tâm lý thường có liên quan đến việc sử
dụng đồ kỹ thuật cao (điện thoại, Ipad, … ). Tuy nhiên, lại rất khó để biết được
một cách rõ ràng mức độ ảnh hưởng của chúng đối với thực trạng xa rời xã hội
và căn bệnh trầm cảm ở gen Z.


Bệnh trầm cảm, nỗi cô đơn và sự bùng nổ của mạng Internet có các mối
quan hệ nhất định với nhau và tùy trên các độ tuổi, các ràng buộc này có những
ảnh hưởng tùy mức độ lên xã hội.

4. Hongfei Liu, Wentong Liu, Vignesh Yoganathan, Victoria-Sophie
Osburg - COVID-19 information overload and generation Z’s social
media discontinuance intention during the pandemic lockdown

Nhóm tác giả khẳng định đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khỏe tinh thần của gen Z. Khơng chỉ có vậy, Internet cũng đã góp phần cùng đại
dịch, đẩy thế hệ này ngày càng xa rời khỏi các mối quan hệ, ràng buộc xã hội.

Thêm vào đó, nỗi sợ bị bỏ rơi trên mạng cũng làm trầm trọng thêm vấn đề
tinh thần của thế hệ này.

5. Altere - Gen Z là ai?
Đối với tác giả Altere, Gen Z là thế hệ “số”, là nhóm người trẻ có khả năng

kết nối tồn cầu, giỏi tiếng Anh và có cá tính mạnh mẽ so với các thế hệ trước.
Ngồi ra, tác giả cịn kỳ vọng rằng thế hệ này có thể đặt dấu chấm hết với các
bất cập xã hội như phân biệt đối xử, như phân biệt chủng tộc, kỳ thị người
LGBTQ+, bất bình đẳng giới…

6

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI


1.2.4. Thao tác hóa khái niệm.
a. Trầm cảm.
Là một bệnh tâm lý phổ biến, gây cảm giác chán nản, buồn bã, mất hứng

thú.
Trầm cảm khác với những biến đổi trạng thái thơng thường ở chỗ nó ảnh

hưởng mọi mặt của cuộc sống, bao gồm mối các mối quan hệ giữa người bệnh
với bạn bè, gia đình và xã hội.

Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, nhất là những người từng bị lạm
dụng, trải qua mất mát to lớn, hoặc các sự kiện căng thẳng khác.

Triệu chứng, dấu hiệu:
Các triệu chứng của trầm cảm bao gồm việc cảm thấy buồn bã, cáu bẳn,
trống rỗng, hoặc chán nản. Những triệu chứng này thường kéo dài xuyên suốt cả
ngày, liên tục trong ít nhất hai tuần.
Một vài triệu chứng khác:
- Tập trung giảm sút
- Tự ti
- Cảm thấy bi quan về tương lai
- Suy nghĩ về cái chết, tự tử
- Giấc ngủ bị gián đoạn
- Lười ăn, sút cân
- Cảm giác mệt mỏi
b. Thế hệ.
Cụm từ ‘Thế hệ’ có thể được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau.
Ví dụ, hai tác giả Eyerman và Turner trong tác phẩm Generations (1998)
cho rằng một ‘Thế hệ’ là một nhóm người tiếp thu cùng một nền văn hóa, với

mục đích là hình thành nhận thức đồng nhất trong một khung thời gian nhất
định. Trong giả thuyết thế hệ (2008) của hai tác giả William Strauss và Neil
Howe, ‘Thế hệ’ là những người được sinh ra trong mỗi chu kỳ hai mươi năm,

7

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

hay là mỗi một giai đoạn của đời người, có một ‘thế hệ’ được sinh ra. Các giai

đoạn đó bao gồm tuổi thơ, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành và tuổi già.

Khái niệm ‘Thế hệ’ bắt nguồn từ tác phẩm Giả thuyết thế hệ (1970) của tác

giả Karl Mannheim. Tác phẩm này khẳng định rằng con người chịu ảnh hưởng

mạnh mẽ bởi các yếu tố xã hội - kinh tế - chính trị trong mơi trường sống của họ

từ khi cịn nhỏ. Thế hệ nào cũng bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, những sự

phát triển tồn cầu, cơng nghệ, và thành phần dân số ở thời của họ. Mỗi thế hệ

đều có những tài năng, đặc điểm, tính cách và góc nhìn riêng biệt.

c. Generation Z – Gen Z.


Gen Z cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều sự kiện, ảnh hưởng góp phần tạo

nên sự độc nhất của thế hệ này, đặc biệt là đối với cấp độ cá nhân từ thời niên

thiếu.

Cũng theo Howe và Strauss, không ai biết nên gọi thế hệ tiếp sau các

Millennial (thế hệ thiên niên kỷ) là gì. Vì vậy, nhiều học giả và trường đại học

đã đưa ra những cái tên khác nhau để chỉ thế hệ mới này. Từ đó mà nhiều cái tên

được ra đời: Centennials (thế hệ thế kỷ), Thế hệ Internet, iGen, và phổ biến nhất

là Gen Z (thế hệ Z)6. Có nhiều ý kiến khác nhau về năm bắt đầu và kết thúc của

thế hệ này. Howe và Strauss cho rằng thế hệ này bắt đầu từ năm 2005 và kết

thúc vào hai mươi năm, tức 2025; Tổng cục thống kê Canada (2011) lại cho rằng

thế hệ này bắt đầu vào năm 1993; Hiệp hội doanh nghiệp Philippin (2016) tin

rằng những người tiên phong thuộc Gen Z sinh ra vào năm 2001. Cuối cùng,

người ta chấp nhận quan điểm của Seemiller và Grace trong cuốn sách

Generation Z: Educating and Engaging the next Generation of Students (2016)7

rằng Gen Z ra đời cùng với sự xuất hiện của Internet vào năm 1995 và kết thúc


vào năm 2010; tức vào năm 2023, thế hệ này sẽ có độ tuổi từ 13 - 28. Theo đó,

tác giả cũng xin lấy hai khung thời gian này làm mốc, đánh dấu sự khởi đầu và kết

thúc của Gen Z.

Theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam, số lượng thế hệ Gen Z độ tuổi từ

6 (Raphelson, 2014; Pew Research Center, 2016)

7 />
8

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

15 - 24 là khoảng 13,000,000 người. Tới năm 2025, số lượng Gen Z được dự
đoán sẽ chiếm tới ⅓ dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.

Đưa căn bệnh trầm cảm gần hơn với mọi người, để mọi người, đặc biệt là
các bạn Gen Z có thể nhận thức đúng đắn thực trạng của căn bệnh này. Đồng
thời, đề ra một số giải pháp giúp giảm bớt gánh nặng tinh thần cho các bạn trẻ.
Từ đó, cổ vũ, động viên, giúp đỡ các bạn Gen Z đang mắc phải căn bệnh trầm
cảm, đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh về sức khỏe tinh thần của cộng đồng. Trong
đó, có những mục tiêu cụ thể:


Mục tiêu nghiên cứu 1: Tìm hiểu thực trạng bệnh trầm cảm của Gen Z.
Mục tiêu nghiên cứu 2: Đề ra một số giải pháp giúp các bạn Gen Z có thể
cải thiện được tình trạng sức khỏe tinh thần.
1.4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Thực trạng bệnh trầm cảm ở các bạn Gen Z.
Khách thể: Các học sinh, sinh viên, người thuộc thế hệ Gen Z (sinh năm
1995 đến 2010)
Phạm vi:
Địa điểm: Địa bàn khu vực quận Đống Đa, Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: 30/11/2023 - 6/12/2023.
1.5. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu.
Khoảng trống nghiên cứu:
Vào năm 1995, Internet ra đời kéo theo sự bùng nổ về phát triển Khoa học -
Kỹ thuật. Cũng nhờ vậy mà đời sống sinh hoạt của con người trở nên dễ dàng và
thoải mái hơn bao giờ hết. Khi đời sống vật chất đã được đảm bảo, con người lại
có nhu cầu cải thiện đời sống tinh thần.
Vì vậy, những căn bệnh tâm lý bấy lâu nay ẩn mình trong xã hội đã được
đưa ra ánh sáng. Trước đây, vì những nỗi lo mưu sinh, nỗi sợ bị coi là yếu đuối
mà người ta thường đè nén những bất ổn tâm lý của mình. Ngày nay, xã hội đã
cởi mở hơn, sẵn sàng chia sẻ cũng như giúp đỡ những người mắc phải bệnh trầm

9

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

cảm, stress, rối loạn lo âu, … - nhóm đối tượng mà ngày càng gia tăng về số

lượng trong giới trẻ.

Không chỉ vậy, đại dịch Covid-19 vào năm 2019 đã làm vấn đề này trầm
trọng thêm. Lượng người trẻ mắc phải trầm cảm hay các vấn đề tâm lý khác tăng
vọt. Dựa vào thực tế trên, tác giả xin đưa ra câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
như sau.

Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Liệu số lượng các bạn trẻ ngày nay nói chung hay
Gen Z nói riêng có đang tăng lên?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng bệnh trầm cảm
tăng cao giữa các bạn Gen Z là gì?

Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1.1: Do sự bùng nổ kỹ thuật số, các bạn Gen Z đắm chìm vào
thế giới ảo và vơ tình tiếp nhận những luồng tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm
lý.
Giả thuyết 1.2: Các bạn phải chịu những kỳ vọng quá lớn từ môi trường
xung quanh (Bố mẹ, thầy cô, bản thân … )
Giả thuyết 2: Lượng người trẻ đang phải gánh chịu căn bệnh trầm cảm
đang tăng mạnh dưới sự tác dụng của dịch Covid-19 và sự phát triển vượt bậc về
Khoa học - Kỹ thuật.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả đã tìm hiểu và đọc các tài liệu học thuật, báo cáo liên quan đến
chủ đề nhằm đào sâu về hai nội dung chính:
- Thực trạng của bệnh trầm cảm ở Gen Z.
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.


10

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

1.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp khảo sát qua bảng hỏi
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu tài liệu và
khảo sát qua bảng hỏi. Bảng hỏi được tác giả xây dựng trên sự tìm tòi,
nghiên cứu gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi đánh giá dựa trên
thang đo từ 1 - 5 với mục đích tương tự như trên.

2. Kết quả nghiên cứu.
2.1. Thông tin chung.

Sau khi tiến hành cuộc khảo sát về thực trạng trầm cảm ở 122 bạn Gen Z
trên địa bàn Đống Đa, tác giả nhận thấy một vài xu hướng như sau:

Chỉ tính riêng những bạn chọn tiết lộ giới tính của bản thân, nữ giới tham
gia nhiều hơn nam giới (51.6% nữ - 37.7% nam).

Độ tuổi của những bạn tham gia khảo sát đa phần là từ 18 - 22 tuổi. Đây độ
tuổi của các bạn sinh viên đại học trải dài từ năm nhất đến năm cuối.

Đến quá nửa những người tham gia khảo sát cảm thấy bản thân đang mắc
phải bệnh trầm cảm (chiếm đến 66,4% trên tổng số lượng người tham gia khảo

sát) và gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực cả nặng lẫn nhẹ vì căn bệnh ấy. Tuy
vậy, khảo sát này chỉ mang tính chất tham khảo, do khảo sát khơng được đảm
bảo tính khoa học từ chuyên gia để đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý, tuy
nhiên kết quả khảo sát cũng cho biết, đa phần đối tượng khảo sát có những trải
nghiệm tiêu cực, và hiện đang đối mặt với 1 vài vấn đề sức khỏe tâm lý nhất
định.

Đa phần các bạn đã biết đến căn bệnh này qua các nguồn khác nhau mà chủ
yếu là mạng xã hội.

11

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

2.2. Thông tin chi tiết.
2.2.1. Thực trạng căn bệnh trầm cảm ở các bạn Gen Z.

Biểu đồ về đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thần của người tham gia khảo sát trên
thang điểm từ 1 - 5.

Hầu hết những người tham gia khảo sát cho biết họ đánh giá sức khỏe tinh thần của mình từ
trung bình cho đến rất tích cực. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy đa phần các bạn (73.8%)
có một sức khỏe tinh thần ổn định. Số người đánh giá tâm lý của mình ở mức rất tiêu cực chỉ
chiếm 8.3% trên tổng số người tham gia khảo sát.

Biểu đồ thể hiện nhận thức về căn bệnh trầm cảm ở bản thân.


12

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Nội dung Số liệu Tỉ lệ

Số người cảm thấy mình bị trầm cảm 81 66.4%

Số người cảm thấy mình khơng bị trầm 41 33.6%

cảm

Chiếm tới ⅔ tổng lượng người được khảo sát, 66.4% người cho rằng bản thân mắc bệnh trầm
cảm trong khi 33.6% người cịn lại khơng cho là như vậy. Có thể thấy, một bộ phận các bạn
Gen Z đã nhận ra khi sức khỏe tinh thần của mình bị tàn phá.

Biểu đồ về mức độ ảnh hưởng của bệnh trầm cảm tới cuộc sống của những người mắc phải
căn bệnh này.

Nội dung Số liệu Tỉ lệ

Hiệu suất học tập giảm 46 67.6%

Bạn bè xa lánh, thiếu kết nối với mọi người 37 54.4%


Cảm thấy bản thân kém cỏi, mệt mỏi, chán 58 85.3%

nản

Giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn 53 77.9%
13

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Thiếu ngủ 43 63.2%
Khác 8 11.9%

Qua số liệu trên, dễ thấy rằng trầm cảm khiến các bạn có những suy nghĩ
tiêu cực, hạ thấp bản thân (85.3%). Ngoài ra, việc sinh hoạt cũng gặp khó khăn
khi giờ giấc bị đảo lộn (77.9%), hiện tượng thiếu ngủ xảy ra (63.2%) và hiệu
suất học tập giảm sút (67.6%). Từ đó, tác giả kết luận rằng căn bệnh này có thể
ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống chứ không chỉ dừng lại ở việc cảm thấy
tiêu cực, mệt mỏi.

Biểu đồ về tỉ lệ các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Nội dung Số liệu Tỉ lệ

Cảm thấy buồn bã, trống rỗng, cáu bẳn, mệt 55 45,1%

mỏi


Thiếu tập trung 49 40,2%

Tự ti 53 43,4%

Luôn cảm thấy bi quan 45 36,9%

Suy nghĩ về cái chết, tự tử 44 36,1%

Giấc ngủ bị gián đoạn 50 41%

14

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Lười ăn, sút cân 33 27%
Không mục nào ở trên 53 43,4%

Tỉ lệ người không nhận thấy những triệu chứng của trầm cảm ở bản thân
khá cao (43.3%); tuy nhiên, số người cảm thấy tự ti về bản thân cũng sở hữu con
tỉ lệ và số liệu tương đương. Trong khi đó, tình trạng chìm trong những cảm xúc
tiêu cực (buồn bã, giận dữ, mệt mỏi, trống rỗng, …) sở hữu số lượt chọn cao
nhất, chiếm đến 45.1%. Thêm vào những điều trên, một lượng người không nhỏ
có những suy nghĩ về cái chết (36.1%) cũng như những giấc ngủ bị gián đoạn
(41%).
2.2.2. Nguyên nhân căn bệnh trầm cảm ở các bạn Gen Z.


Biểu đồ chỉ ra những nguyên nhân của bệnh trầm cảm.

Nội dung Số liệu Tỉ lệ

Do sự bùng nổ kỹ thuật số, giới trẻ đắm chìm trong mạng xã 64 52.5%

hội và tiếp nhận những tác động tiêu cực

Áp lực từ phía gia đình, thầy cơ 97 79.5%

Áp lực từ chính mình, áp lực đồng trang lứa 103 84.4%

15

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Có quá nhiều thời gian rảnh 18 14.8%
Chịu phải cú sốc tinh thần quá lớn 69 56.6%
Khác 3 2.4%

Theo biểu đồ trên, những người được khảo sát phần lớn đều cho rằng áp
lực từ chính mình, áp lực đồng trang lứa là nguyên nhân lớn nhất khiến cho căn
bệnh này có điều kiện xuất hiện (84.4%). Ngồi bản thân, áp lực cịn xuất phát
từ một nguồn khác là gia đình, thầy cô (79.5%). Không chỉ vậy, việc chịu phải
những cú sốc tinh thần quá lớn cũng sẽ dẫn đến việc mắc phải trầm cảm

(56.6%). Từ đó, có thể kết luận rằng trầm cảm không chỉ đến từ áp lực nhiều
nguồn mà còn đến từ những chấn thương tâm lý.

3. Đề xuất biện pháp.

Quái ác là vậy nhưng khơng phải là khơng có cách làm thuyên giảm hoặc
chữa căn bệnh này. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tác giả xin được đề xuất
những biện pháp, bao gồm cả trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc để hỗ trợ. Tuy
nhiên, tác giả vẫn khuyến khích những bạn mắc bệnh trầm cảm tìm tới chun
gia để nhận được sự giúp đỡ hợp lý, kịp thời và hiệu quả.
3.1. Liệu pháp tâm lý.

Các liệu pháp tâm lý luôn là bước đầu trong công cuộc chống lại căn bệnh
trầm cảm. Trong trường hợp người bệnh bị trầm cảm nặng, liệu pháp tâm lý nên
được kết hợp với thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm sẽ
không cần thiết đối với những người bị trầm cảm nhẹ. Các liệu pháp tâm lý có
thể mở ra những hướng suy nghĩ mới và kết nối với những người khác. Thông
thường, liệu pháp tâm lý bao gồm những cuộc trò chuyện với các chun gia
tâm lý. Những buổi trị chuyện này có thể diễn ra trực tiếp hoặc online. Ngồi ra,
người bệnh có thể tập thể dục, tham gia những buổi trị liệu tâm lý cả về tư duy
và giải quyết vấn đề. Đối với các bạn Gen Z, tác giả không khuyến khích việc sử

16

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI


dụng thuốc chống trầm cảm vì những tác dụng phụ và các thành phần dễ gây
kích ứng ở những người vị thành niên.
3.2. Chăm sóc bản thân.

Ngoài sự giúp đỡ các chuyên gia tâm lý và thuốc men, bản thân người
bệnh, hay các bạn Gen Z cũng nên chủ động chăm sóc sức khỏe tinh thần của
mình. Việc này khơng chỉ giúp đẩy lùi bệnh trầm cảm mà cịn giúp cải thiện sức
khỏe nói chung.Gen Z có thể làm những việc sau để chăm sóc bản thân:
- Làm những việc bản thân ưu thích.
- Giao lưu, kết nối với bạn bè, người thân.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Có một thời gian biểu ăn, ngủ, sinh hoạt khoa học và cố gắng tuân theo nó.
- Tránh hoặc giảm thiểu lượng cồn hay thuốc an thần tiêu thụ.
- Tâm sự với những người bản thân tin tưởng về vấn đề của mình.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn, có suy nghĩ tự tử hoặc tự làm
hại bản thân, tác giả cổ vũ những việc sau:
- Ln nhớ rằng mình khơng cơ đơn và ln có những người sẵn sàng giúp đỡ.
- Nói chuyện với những người bản thân tin tưởng.
- Tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên viên tâm lý.
- Tham gia những nhóm hỗ trợ người bị bệnh trầm cảm.

4. Tổng kết.
4.1. Kết luận.

Theo như kết quả nghiên cứu, có thể thấy sinh viên là nhóm đối tượng chủ
yếu trong Gen Z có nhận thức và một số hiểu biết nhất định về căn bệnh trầm
cảm. Mức độ hài lòng về sức khỏe tinh thần của các bạn cũng khá cao. Tuy
nhiên, đa phần các bạn đều trải qua một số hoặc tất cả những triệu chứng thường
thấy ở người mắc bệnh trầm cảm. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này đa dạng

nhưng thường thấy nhất vẫn là áp lực đến từ chính bản thân mình hoặc sự xuất
sắc của các bạn đồng trang lứa.

17

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

4.2. Mở rộng.
Tuy khách thể của nghiên cứu là các bạn Gen Z, tác giả hy vọng những kết

quả nghiên cứu, đề xuất có thể được áp dụng trên phạm vi lớn hơn, ở những độ
tuổi khác nhau. Căn bệnh trầm cảm không phải là của riêng ai hay một nhóm đối
tượng nào cả. Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này và một khi đã mắc phải,
mọi khía cạnh của đời sống đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, để nâng cao
chất lượng đời sống tinh thần của Gen Z cũng như toàn xã hội, mỗi cá nhân nên
trang bị cho mình những kiến thức về bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh như
trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng, …

5. Phụ lục.
5.1. Bảng câu hỏi khảo sát về thực trạng trầm cảm ở Gen Z trên địa
bàn Đống Đa.

Trong bối cảnh sức khỏe tinh thần đang được chú ý đến hơn bao giờ hết,
những căn bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu trở thành những mối quan
tâm của xã hội. Bất kì ai cũng có thể mắc phải những căn bệnh này và phải chịu
ảnh hưởng nặng nề từ nó, đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất, những người

vừa chân ướt chân ráo chạm tới ngưỡng cửa đại học. Vậy nên, mình tạo ra bảng
hỏi này với mong muốn tìm hiểu thêm về thực trạng căn bệnh trầm cảm ở các
bạn sinh viên năm nhất tại DAV. Mình hy vọng bạn có thể dành chút thời gian
để điền khảo sát giúp mình nhé.

18

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Thông tin của bạn sẽ hoàn toàn ẩn danh và chỉ để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu. Vậy nên, mình hi vọng sẽ nhận được những câu trả lời chân thành
từ các bạn để đảm bảo tính hiệu quả của cuộc khảo sát.
Phần 1: Thơng tin cá nhân.

Câu 1: Giới tính của bạn là:
o Nam
o Nữ
o Khơng muốn nói

Câu 2: Độ tuổi của bạn:
o 15 - 18
o 18 - 22
o 22 - 25
o Trên 25

Phần 2: Câu hỏi nghiên cứu.


Câu 3: Bạn từng nghe đến bệnh trầm cảm chưa?
o Rồi
o Chưa

Câu 4: Nếu có, bạn đã nghe về căn bệnh này từ đâu?
o Mạng xã hội
o Bạn bè
o Gia đình, người thân
o Báo đài, truyền hình
o Thầy cơ, giảng viên

19

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

THỰC TRẠNG CĂN BỆNH TRẦM CẢM Ở CÁC BẠN GEN Z TRÊN PHẠM VI KHU VỰC ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Câu 5: Đánh giá sức khỏe tinh thần của mình từ 1 - 5, bạn cảm thấy sức khỏe
của bản thân ở mức nào?
1 - 2 - 3 - 4 - 5
(Rất tiêu cực -> Rất tích cực)

Câu 6: Bản có cảm thấy mình mắc bệnh trầm cảm khơng?
o Có
o Khơng

Câu 7: Nếu có, trầm cảm có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của bạn?

Hiệu suất học tập giảm

o Bạn bè xa lánh, thiếu kết nối với mọi người
o Cảm thấy bản thân kém cỏi, mệt mỏi, chán nản
o Giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn
o Thiếu ngủ
o Khác …

Câu 8: Bạn nhận thấy những triệu chứng nào ở bản thân?
o Cảm thấy buồn bã, trống rỗng, cáu bẳn, mệt mỏi
o Thiếu tập trung
o Tự ti
o Luôn cảm thấy bi quan
o Suy nghĩ về cái chết, tự tử
o Giấc ngủ bị gián đoạn
o Lười ăn, sút cân
o Không mục nào ở trên

Câu 9: Theo bạn, nguyên nhân của căn bệnh này là gì?

20

Downloaded by tran quang ()


×