Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

đặc tính tâm lí-phương pháp khắc phục của căn bệnh trầm cảm ở phụ nữ và trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.39 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN – TÂY HỒ
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KĨ THUẬT DÀNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ ( NĂM HỌC 2014 – 2015 )
Tên đề tài: ĐẶC TÍNH TÂM LÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC CỦA
BỆNH TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM.
Lĩnh vực: Khoa học xã hội – hành vi.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TÁC GIẢ
TS. Nguyễn Tùng Lâm
GV. Đỗ Thị Hoàng Anh
Nguyễn Nguyệt Linh Lớp: 10D2 - Trường THPT
Chu Văn An
Hà Nội , tháng 12 năm 2014
2
Mục lục
I, Lí do lựa chọn đề tài: Trang 3
1. Lí do chủ quan:
2. Lí do khách quan:
II, Tổng quan vấn đề và điểm mới, tính sáng tạo của đề tài Trang 4
1. Tổng quan vấn đề:
a. Khái niệm và lí thuyết vấn đề:
b. Thực trạng vấn đề:
2. Điểm mới tính sáng tạo của đề tài:
III, Quá trình nghiên cứu và kết quả: Trang 5
1. Nguyên nhân và biểu hiện:
2. Các hình thái biểu hiện lâm sàng của bệnh:
3. Phương pháp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân:
3.1:Tổng quan phương pháp:
3.2: Áp dụng trường hợp cụ thể ở đối tượng nghiên cứu:


4. Tổng kết kinh nghiệm cả nhân của người viết:
a. Áp dụng đối với phụ nữ:
b. Áp dụng đối với các bận phụ huynh:
5. Hướng phát triển của đề tài:
IV, Kết luận: Trang 24
Tài liệu tham khảo Trang 25

3
I, Lí do lựa chọn đề tài:
1. Lí do chủ quan:
- Tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về đặc tính tâm lí và phương pháp khắc phục của
bệnh trầm cảm ở phụ nữ và trẻ em là bởi tôi có một hứng thú đặc biệt trong việc
tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới tâm lí, thứ hai là hai đối tượng mà tôi đang
hướng tới trong đó có mẹ và em gái tôi.
- Việc phải chứng kiến cả quá trình tiến triển của căn bệnh từ mẹ và em gái với tôi
đó là cả nỗi đau đớn khi bản thân lại chẳng thể làm gì cho chính những người mà
mình thương yêu nhất. Tôi không phải là một bác sĩ, tôi chỉ là một học sinh lớp 10
tôi không thể dùng những phương pháp đặc hiệu của một bác sĩ tâm lí nhưng tôi có
thể dùng phương pháp của riêng mình để giúp đỡ mẹ và em. Và đó chính là động
lực duy nhất và mạnh nhất đối với tôi lúc này để tôi đi đến quyết định là sẽ làm đề
tài nghiên cứu về căn bệnh trầm cảm để tìm ra những phương pháp điều trị hữu
hiệu nhất để giúp mẹ và em mau chóng bình phục.
- Bài nghiên cứu này chính là cây cầu để tôi có thể kết nối với mẹ với em gái, kết
nối với những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của họ, với cuộc sống khép kín của họ.
2. Lí do khách quan:
- Hiện nay, xã hội càng phát triển thì số lượng người mắc bệnh trầm cảm càng tăng
rõ rệt, càng ngày càng có nhiều người ở mọi lứa tuổi mắc chứng rối loạn trầm cảm
và số người chết do tự tử ở người bệnh trầm cảm đã lên tới 15%. Đây cũng chính
là một trong những lí do dẫn đến việc tôi lựa chọn đề tài này.
- Tôi muốn bài nghiên cứu này cũng có thể giúp tôi kết nối với mọi phụ nữ và trẻ

em trên toàn Việt Nam, trên toàn thế giới - giống như một lời gửi gắm, một lời
khuyên chân thành . Những người phụ nữ, những đứa trẻ nhỏ, họ có thể là một
người bình thường nhưng cũng có thể là một bệnh nhân trầm cảm rất cần sự giúp
đỡ. Tôi thực hiện đề tài này với mong ước đóng góp một phần nhỏ của mình để
giúp đỡ cho những người phụ nữ những em nhỏ để họ có cuộc sống khỏe sống tốt,
biết trở thành những người phụ nữ hạnh phúc và thành đạt, trở thành những ông bố
bà mẹ lí tưởng luôn sát cánh bên con, bảo vệ con nhưng không áp lực không kìm
kẹp, v.v… Bài nghiên cứu này sẽ là một đóng góp nhỏ cho việc định hướng điều
trị, giúp đỡ những người bị bệnh trầm cảm.
4
II, Tổng quan vấn đề và điểm mới, tính sáng tạo của đề tài:
1. Tổng quan vấn đề:
a. Lí thuyết và khái niệm vấn đề:
- Các rối loạn tâm thần rất phổ biến và đa dạng, trong số gần 300 loại rối loạn tâm
thần thì các rối loạn liên quan tới Stress có số người mắc nhiều nhất. Và trong số
rối loạn liên quan đến Stress thì rối loạn trầm cảm là vấn đề càng ngày càng phổ
biến, cần được phát hiện và điều trị. Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc buồn rầu,
chán nản khác với phản ứng buồn chán nhất thời của người bình thường. Trầm cảm
có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh phức tạp, biểu hiện lâm sàng triệu chứng đặc
trưng về tâm thần là giảm khí sắc và kèm theo nhiều triệu chứng về cơ thể.
b. Thực trạng vấn đề:
- Ngày nay trầm cảm gặp ở mọi lứa tuổi, nhìn chung phụ nữ bị trầm cảm nhiều hơn
nam giới từ 2-3 lần, số người bị mắc bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng. Ngoài ra
trầm cảm còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tự sát. Khoảng 75% các trường hợp
tự sát là do trầm cảm và cần nhớ rằng 15% số người bị mắc bệnh trầm cảm sẽ chết
vì tự sát. Nhưng do chưa có sự hiểu biết về trầm cảm nên bệnh nhân thường bị
chuẩn đoán sai, dẫn đến điều trị không hiệu quả hoặc người mắc bệnh trầm cảm
hay đến với các chuyên khoa khác và dễ bị bỏ sót chẩn đoán.
2. Điểm mới, tính sáng tạo của đề tài:
- Ở các bài nghiên cứu đã có các tác giả chưa đề cập kĩ về căn bệnh này mà chỉ

dừng lại ở phạm vi rối loạn cảm xúc, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng rất
rộng, chính vì vậy mà những nguyên nhân, biểu hiện của trầm cảm được đề cập
đến chỉ mang tính khách quan. Ở bài nghiên cứu của tôi, đối tượng và phạm vi chỉ
chú trọng vào cô Nguyễn Minh Nguyệt và em Nguyễn Nguyệt Anh, vừa có sự học
hỏi từ các bản đã có nhưng còn có sự đi sâu hơn vào tâm lí, phản ứng của từng đối
tượng nghiên cứu, từ đó rút ra các nguyên nhân, biểu hiện của căn bệnh ở cả hai
phương diện là chủ quan và khách quan. Về phần phương pháp điều trị, các tác giả
chỉ dừng lại ở các phương pháp chung nhất phù hợp với mọi đối tượng nhưng
trong bản nghiên cứu của tôi không chỉ có các phương pháp điều trị chung nhất
cho mọi đối tượng mà còn từ quan sát, kinh nghiệm của bản thân để tự đưa ra
những phương pháp điều trị theo quan điểm của riêng mình, đồng thời kếp hợp với
sự can thiệp của yếu tố tình cảm và tâm lí gia đình.
5
III, Quá trình nghiên cứu và kết quả:
1. Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh trầm cảm:
1.1 : Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu từ các bản nghiên cứu đã có, đồng thời thực hiện bảng quan sát sinh thái
đối với từng đối tượng nghiên cứu, từ đó thu được các nguyên nhân và biểu hiện
của bệnh trầm cảm như dưới đây:
1.2 : Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm:
- Trầm cảm có nhiều nguyên nhân phức tạp, các yếu tố đan xen, cộng dồn lại… và
bùng phát khi có sự cố bất lợi nào đó.
a. Nguyên nhân trầm cảm được chia làm 3 loại:
+ Trầm cảm phản ứng: là trầm cảm xuất hiện sau sự cố sang chấn, căng thẳng kéo
dài.
* Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến căn bệnh trầm cảm của cô
Nguyễn Minh Nguyệt. Cô chia sẻ rằng: “ Tôi là một người phụ nữ nhưng lại phải
gánh vác hết mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình cộng hưởng với áp lực công
việc quá lớn nhưng lại không nhận được sự giúp đỡ đồng hành của người chồng –
người bạn đời của mình. Hơn nữa ngay cả khi tôi mang thai hai đứa con, từ lúc

mang thai cho đến lúc đẻ rồi nuôi nấng đều rất vất vả vì các con bẩm sinh thể lực
vô cùng yếu, hay ốm đau bệnh tật khiến tôi vô cùng mệt mỏi, đã áp lực nay lại
càng áp lực hơn nhưng tôi cũng không nhận được sự giúp đỡ động viên từ chồng.
Người ta hay nói nhàn cư vi bất thiện, do mọi việc đều do tôi gánh vác nên chồng
sinh ra cái tính rượu chè, không có chí tiến thủ làm ăn, đầu óc do bia rượu chi phối
mà không được minh mẫn dấn đến những hành động, lời nói xúc phạm nặng nề
đến nhân phẩm của tôi. Mỗi lần bị như thế tôi đều có những suy nghĩ ấm ức, ức
chế nhưng lại không thể nói ra, cộng hưởng với những cơn dau nhói ở tim, trống
ngực, cảm thấy không thể thở nổi và thần kinh thì căng thẳng cực độ. Rồi tôi thành
ra không ăn được, không ngủ được liền ốm”.
=> Chốt lại trường hợp của cô Nguyễn Minh Nguyệt đó chính là sự căng thẳng áp
lực kéo dài kết hợp với tình trạng không có người cùng sẻ chia, đồng cảm nên sinh
ra trầm cảm .
* Xét trường hợp của cô NT. Ngọc: Lúc lấy chồng và sinh con thì mẹ chồng lại vô
cùng khắc nghiệt, tước đi quyền nuôi con của cô, không cho phép cô lại gần con và
6
không để cô được cho chăm sóc được cho con bú dù cô không hề bị bệnh gì kể cả
về thể lực lẫn tâm thần. Cùng lúc đó, cô lại biết tin chồng mình ngoại tình và đã có
con riêng bên ngoài. Tất cả những ấm ức, áp lực, đau đớn dồn nén dẫn đến việc cô
bị bệnh trầm cảm và đã có hành vi tự sát như: chuẩn bị nhảy cầu Long Biên nhưng
may mắn là có người tốt cứu giúp nhưng một thời gian sau thì xuất hiện hành vi
rạch cổ tay nhưng gia đình nhanh chóng phát hiện ra và đưa đi cấp cứu.
=> Đây là tình trạng bệnh trầm cảm nặng vì đã có những hành vi tự sát chứ không
đơn thuần chỉ là có ý tưởng tự sát.
+ Trầm cảm thực tổn: là trầm cảm xuất hiện trên nền tảng có tổn thương ở não
hoặc các bệnh lí cơ thể ngoài não, ảnh hưởng đén chức năng hoạt động của não.
+ Trầm cảm nội sinh: là trầm cảm do mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh
cảm xúc, các amin sinh học như serotonin, noradrenalin, dopamine.
b. Yếu tố di truyền: các nghiên cứ gia đình cho thấy, 50% số bệnh nhân rối loạn
cảm xúc có ít nhất một người cha hoặc mẹ mắc rối loạn cảm xúc thường là trầm

cảm.
* Đây có thể coi là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chứng trầm cảm lầm sàng ở
em Nguyễn Nguyệt Anh. Trong thời kì mang thai, không nên để cho mẹ của bé bị
ảnh hưởng bởi các căng thẳng hay stress quá mức hoặc nổi nóng, tức giận vì nó sẽ
ảnh hưởng đến thai nhi khiến bé sợ hãi, tác động xấu đến thể lực và tâm lí của bé
khi sinh ra. Nhưng trong thời kì mang thai em, cô Nguyệt Minh Nguyệt đã chịu
những áp lực vô cùng lớn từ công việc cho đến gia đình lại không có sự chia sẻ
giúp đỡ từ chồng.
=> Ảnh hưởng đến tâm lí của cả mẹ và bé từ đó cho đến khi lớn lên phải chứng
kiến những cảnh ba mẹ cãi vã to tiếng với nhau, hoặc những trách mắng nho nhỏ từ
phía ba mẹ hay cô giáo trên lớp cũng khiến em có những phản ứng kích động như
khóc lớn, nôn khan.
* Xét lại trường hợp của cô NT. Ngọc: Trong gia đình cô, từ cụ ngoại đã xuất
hiện những hành vi lệch chuẩn qua các hành động kích động như vác gậy đánh con
cháu mà không vì lí do gì( trầm cảm loạn khí sắc ), tiếp tục đến cha của cô là ông
NX. Dần đã có tình trạng trầm cảm sững sờvà luôn luôn có hành vi tự sát như rạch
cổ tay, đến khi được đưa vào bệnh viện thì cũng tìm đủ mọi cách để tự tử
7
nhưng ngay sau đó thì ông đột nhiên bị tai biến và chết vào một khoảng thời gian
sau đó, đến anh của cô là NX. Tùng cũng xuất hiện những biểu hiện của việc kích
động khó kiểm soát được hành động hoặc cơn tức giận của mình( trầm cảm loạn
khí sắc) và đến cháu của cô là NX. Vũ thì có tình trạng tự kỉ trong giao tiếp, ít nói
không giao lưu với người ngoài ( chứng trầm cảm lâm sàng ở trẻ em).
=> Có thể coi đây là do gen di truyền từ đời trước tới các con, các cháu.
* Nhưng kết hợp với phần trầm cảm phản ứngthì ta thấy ở đối tượng NT. Ngọc
xuất hiện hai nguyên nhân từ các tác động của môi trường và từ trong gen di truyền
của gia đình. Có thể nói về mặt gen di truyền thì nó đã tiềm ẩn sẵn trong con người
và khi bị tác động từ các tác nhân tiêu cực ngoài môi trường thì góp phần khiến
cho những tiềm ẩn đó bùng phát trở thành trầm cảm nặng.
c. Cơ chế dẫn chuyền thần kinh: Theo giả thuyết này các nhà nghiên cứu cho

thấy có tổn thương hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não
gây ra các rối loạn trầm cảm.
d. Giả thuyết về nor-epinephrin, giả thuyết vầ dopamine: Theo tác giả Blows,
serotonin và noradrenaline ảnh hưởng rát lớn đến hành vi về tâm thần, trong khi đó
dopamine chỉ ảnh hưởng đến vận động.
e. Nhân cách, các sự kiện cuộc sống ( Stress): Bệnh nhân trầm cảm thường trải
qua các stress mạnh trong thời gian trước đó. Người ta cho rằng, stress có thể là
nguyên nhân hoặc yếu tố thúc đấy giai đoạn trầm cảm nhẹ, hoặc làm trầm trọng
thêm các yếu tố trầm cảm nặng.
* Ở phần này thì cả hai đối tượng cô Nguyễn Minh Nguyệt và cô NT. Ngọc đều
xuất hiện tình trạng bị stress mạnh trong khoảng thời gian trước đó và dẫn tới việc
từ trầm cảm nhẹ sang vừa ở cô Nguyễn Minh Nguyệt và từ trầm cảm vừa sang
nặng ở cô NT. Ngọc.
f. Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỉ lệ mắc trầm cảm:
+ Các bệnh mãn tính như: Bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường, đau mạn tính, đột
quỵ, suy timvà các bệnh thần kinh khác, rối loạn giấc ngủ và mất ngủ.
+ Các yếu tố cá nhân: ở phụ nữ: Các yếu tố nội tiết : Kinh nguyệt, tiền mãn kinh và
mãn kinh, mang thai và sinh sản
(Đối với nam giới: do nam giới hay sử dụng rượu làm phương thức che dấu tình trạng trầm cảm
của mình nên sinh ra tình trạng làm dụng rượu, các chất gây nghiên hoặc các hành vi bốc đồng,
dẫn đến số liệu thống kê ít hơn sô với tình trạng trầm cảm thực tế.)
8
+ Các yếu tố hành vi:
* Hút thuốc lá: đối với những người dễ bị trầm cảm có nguy cơ đối mặt với 25%
trở nên nhàm chán sau khi bỏ hút, hoặc những người có tiền sử bị trầm cảm được
khuyến cáo là không nên tiếp tục dùng thuốc lá vì họ không có khả năng cai thuốc
( khoảng 6% cai thuốc thành công sau 1 năm), hơn nữa còn phải theo dõi sát về sự
tái phát trầm cảm sau khi họ ngừng hút thuốc.
* Áp lực công việc: công việc căng thẳng, làm quá sức quá thời gian, môi trường
làm việc không tốt, quan hệ xã hội không được thuận lợi, lương tháng thưởng phạt,

hoặc phải đối mặt với vấn đề có nguy cơ bị mất việc,… Đều là nguyên nhân của
stress, tái diễn nhiều lần sẽ dẫn đến trầm cảm.
* Yếu tố về thu nhập gia đình: theo nghiên cứu của Laura A. Pratt và Debro J.
Brody cho thấy những người có thu nhập ở mức nghèo có nguy cơ bị mắc trầm
cảm nhiều hơn những người có thu nhập cao hơn.
* Yếu tố tâm lí: những người tâm lí nhạy cảm, ít bạn bè, sống nội tâm, có khả năng
chịu stress yếu thường dễ có khả năng bị trầm cảm.
1.3 : Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở người trưởng thành:
a. Các triệu chứng đặc trưng:
- Cảm thấy mệt mỏi uể oải, giảm năng lượng đặc biệt là về buổi sáng, buổi chiều
có đỡ hơn nhưng vẫn còn rõ rệt.
- Mất mọi quan tâm, thích thú trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí : Các sở thích
trước đây đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Khí sắc giảm: cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu, luôn có cảm giác buồn
bã với tất cả mọi việc, luôn cáu gắt với mọi người vì những chuyện rất nhỏ.
b. Các triệu chứng phổ biến khác:
- Chán ăn, ăn không ngon, từ đó dẫn đến gầy sút, có thể sút 1kg/tháng.
- Luôn có ý nghĩ chán nản, buông xuôi mọi thứ, cho mình là vô dụng.
- Thường xuyên có các rối loạn: như đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống
ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi…
- Cảm thấy lời nói của bị ức chế.
- Ham muốn tình dục có triệu chứng giảm sút hoặc gần như không còn cảm giác.
- Tình trạng khó đi vào giấc ngủ, đang ngủ thì tỉnh dậy sau đó rất khó ngủ lại và
9
thức rất sớm hoặc lờ mờ ngủ nhiều hơn bình thường.Hoặc khi ngủ, tình trạng gặp
phải ác mộng rất nhiều lần và liên tục.
- Khó khăn khi tập trung vào một việc gì đó: như đọc sách, nghe giảng, xem ti-vi
không thể tập trung chú ý vào một việc cụ thể, do đó không thể ghi nhớ được ,khó
có thể ngồi yên một chỗ được một lúc, luôn trong tâm trạng lo lắng vô cớ với
những lý do không đâu.

* Đối với cô Nguyễn Minh Nguyệt: xuất hiện hai biểu hiện đặc trưng đầu tiên là
cảm thấy mệt mỏi uể oải, giảm năng lượng và khí sắc giảm, điều này thể hiện vô
cùng rõ qua trạng thái trong khoảng thời gian làm việc thì cô luôn phả dừng lại để
nghỉ ngơi liên tục, hoặc khi sáng thức giấc sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, đầu choáng
váng khi ngồi dậy và thường xuyên dễ dàng cáu gắt với mọi người dù những sự
việc đó là vô cùng nhỏ.
1.4 : Các dấu hiệu thường gặp đối với trầm cảm ở trẻ em:
- Buồn rầu, khóc lóc, tuyệt vọng trường diễn, quá nhạy cảm khi bị từ chối,thất bại.
- Khó chịu, bực bội hay giận dữ ngày càng gia tăng.
- Không nhiệt tình, năng nổ, uể oải, mệt mỏi mạn tính, hay đổi lớn trong thói quen
ăn uống, ngủ nghỉ (ví dụ sụt cân mạnh, mất ngủ).
- Khó khăn trong xây dựng các mối quan hệ xã hội.
- Thường xuyên phàn nàn về sức khỏe như đau đầu, đau dạ dày.
- Thường xuyên bỏ học hoặc học kém, không quyết đoán, thiếu khả năng tập trung,
hay quên, nói về chuyện bỏ nhà hay đã tìm cách bỏ nhà.
- Thường xuyên nghĩ về cái chết hay có ý định tự tử, tự hủy hoại cơ thể.
- Cô lập, thu mình khỏi các hoạt động từng được ưa chuộng, không nhiệt tình, năng
nổ, tự ti, mặc cảm tội lỗi quá mức.
* Trong trường hợp của em Nguyễn Nguyệt Anh thì xuất các biểu hiện:
- Cô lập, thu mình khỏi các hoạt động từng được ưa chuộng.
- Khó chịu, bực bội hay giận dữ ngày càng gia tăng.
- Không nhiệt tình, năng nổ.
- Quá nhạy cảm khi bị từ chối hay thất bại.
- Khó khăn trong xây dựng các mối quan hệ xã hội.
- Không quyết đoán, thiếu khả năng tập trung, hay quên.
- Tự ti, mặc cảm tội lỗi quá mức.
10
- Trường hợp của em Nguyễn Nguyệt Anh, căn bệnh trầm cảm này có thể coi là
do yếu tố di truyền như tôi đã đề cập ở trên nhưng cũng phần nào kết hợp với lí do
là từ suy nghĩ của mẹ em: không cho em ra ngoài vì thể lực và tâm thần của em rất

yếu. Đây là sự bảo vệ đương nhiên vô cùng tốt nhưng đồng thời nó cũng tạo ra sự
cách li cuộc sống bên ngoài đối với em.Từ đó tạo cho em suy nghĩ về sự không tồn
tại của thế giới bên ngoài hoặc những tiêu cực, tệ nạn đáng sợ đến từ môi
trường.Từ những suy nghĩ đó khiến em bị thụt lùi trong sự cố gắng phát triển nhận
thức, không còn mong muốn được ra ngoài để tìm hiểu về thế giới xung quanh, thu
hẹp chính mình. Dù có được sự khen thưởng khuyến khích kịp thời nhưng do
những suy nghĩ đã có sẵn từ trước nên trong em vẫn có xuất hiện những cảm giác
tự ti và các mối quan hệ trong phạm vi rộng ra ngoài môi trường, bạn bè cũng bị
thu hẹp rất nhiều. Như ngày đâu tiên em đi học giữa giờ ra chơi ngày hôm đó em
đã khóc và đi khắp sân trường để tìm mẹ và không chịu đi học trong nhữn buổi tiếp
theo nên mẹ em đã phải đứng xếp hàng cùng em trong vòng 1 tháng. Em xuất hiện
những phản ửng chống đối với thầy cô giáo, không giao tiếp với các bạn cùng lớp,
mọi người đều nghĩ rằng em là một đứa ngang bướng chứ không hề ghĩ rằng em bị
bệnh trầm cảm. Ngay sau đó, mẹ em đã phải gặp trực tiếp cô giáo để nhờ sự trợ
giúp từ cô và bạn bè cùng lớp để em làm quen với môi trường mới. Hoặc như khi
bị ai đó trêu đùa em sẽ có những phản ứng kích động như gào thét tức giận gần
như không một ai có thể khuyên được, hay phải nghe bố mẹ to tiếng với nhau ở em
sẽ xuất hiện tình trạng ôm đầu khóc lớn, mặt tái và nôn khan.
2. Các hình thái biểu hiện lâm sàng của bệnh trầm cảm:
* Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc tài liệu, tìm gặp bác sĩ tâm lí tại bệnh viện 354 Hà Nội, tìm hiểu về các hình
thái biểu hiện lâm sàng của bệnh trầm cảm:
2.1: Trầm cảm suy nhược
- Trên nền khí sắc giảm, biểu hiện đầu tiên đó là suy nhược mệt mỏi, uể oải, bệnh
nhân cảm giác không còn sinh lực.
11
- Mất thích thú, không còn ham muốn thông thường kể cả về dục năng, thờ ơ lạnh
nhạt với xung quanh, thiểu lực cả về thể chất lẫn tâm thần. Đây là một trạng thái
lâm sàng hay gặp.
2.2 : Trầm cảm vật vã

- Đây là tình trạng khí sắc giảm không kèm theo ức chế vận động.
- Bệnh nhân thường đứng ngồi không yên, cầu xin, rên rỉ, than vãn về tình trạng
khó ở của mình.
- Tự phê phán bản thân, sợ hãi, hoảng sợ, cầu cứu sự giúp đỡ kẻo những tai vạ khó
lường sắp xảy ra với chính mình hoặc người thân.
- Trong cơn xung động, bệnh nhân trầm cảm sẽ có hành động tự kết liễu nếu không
có sự xử lí và can thiệp kịp thời.
Hình thái biểu hiện lâm sàng trầm cảm vật vã này thể hiện rõ ràng nhất ở cô
NT. Ngọc.
2.3: Trầm cảm mất cảm giác tâm thần
- Bệnh nhân than vãn mình không còn cảm giác, không còn nhận được tình cảm
của người thân, không còn biết đau buồn, vui sường, mất phản ứng cảm giác thích
hợp.
- Bệnh nhân khẳng định rằng họ không có được cảm xúc gì và đau khổ về tình
trạng đó.
2.4 : Trầm cảm với hoang tưởng tự buộc tội
- Bệnh nhân tự quở trách bản thân rằng họ có nhiều khuyết điểm, có nhiều hành
động xấu xa ( đồi bại, ăn bám, giả tạo, …)
- Người bênh thường xám hối về các tội lỗi đó và xin được trừng phạt.
- Trong một số trường hợp, sự sai phạm trong ý tưởng tự buộc tội có liên quan tới
những sự việc có thực, nhưng thường có xu hướng bị thổi phồng, nói quá lên trong
tình trạng bệnh lí.
2.5 : Trầm cảm loạn khí sắc
- Khí sắc giảm nhẹ nhưng bệnh nhân thường kích thích càu nhàu đi đôi với cảm
giác buồn bực, không hài lòng với mọi người xung quanh.
- Có khuynh hướng cáu bẳn, cục cằn, công kích thô bạo.
- Tình trạng này thường bị bỏ sót trong chẩn đoán trầm cảm.
12
2.6 : Trầm cảm sững sờ
- Khí sắc trầm cảm kèm theo ức chế vận động đến sững sờ.

- Đôi khi không vận động đến mức hoàn toàn bất động, tình trạng này rất dễ nhầm
với sững sờ căng trương lực.
(Sững sờ căng trương lực: vẻ mặt vô cảm hoặc khó hiểu, bất động kết hợp với chống đối hoặc
giữ nguyên dáng. Sững sờ có thể chấm dứt đột ngột hoặc có thể kéo dài trong nhiều tháng. Sau
khi ra khỏi cơn, đôi khi bệnh nhân có thể kể lại nội dung các hoang tưởng đã chi phối bệnh nhân,
như là lúc đó bệnh nhân đang nhập thiền, hoặc đang thấy cảnh tận thế )
2.7 : Trầm cảm lo âu
- Khí sắc trầm, buồn rầu, kềm theo lo âu.
- Bệnh nhân thường lo lắng với mọi chủ để kể cả không mang tính thời sự, lo lắng
chờ đợi rủi ro, bất hạnh, không gắn với bất kì một sự kiện nào đặt ra trong đời.
- Thường kèm theo nhiều rối loạn thực vật nội tạng như đáng trống ngực, ớn lạnh,
rét run, …
2.8 : Trầm cảm với hoang tưởng mở rộng
- Đây là tình trạng trầm cảm với hoang tưởng phủ định rộng lớn.
- Bệnh nhân khẳng định thế giới, vũ trụ đang đổ vỡ, không tồn tại.
- Khẳng định chính mình bị người ta ghép những lỗi nặng nề, hoặc phải gánh chịu
những tội lỗi, sự tra tấn hàng nghìn năm.
- Khẳng định các cơ quan lục phủ ngũ tạng bị thối rữa
- Khẳng định mình bị mất hết nhà cửa, gia đình và những người mình yêu thương (
hội chứng Cotard).Tình trạng này ngày nay rất ít gặp.
2.9 : Trầm cảm với hoang tưởng điển hình
- Bệnh nhân xuất hiện nhiều hoang tưởng với nhiều nội dung khác nhau như bị
theo dõi, bị truy hại, bị đầu độc, bị buộc tội…
- Khi rối loạn nặng có thể kèm theo rối loạn ý thức, kiểu mê mộng với nội dung
trầm cảm kèm theo nhiều ảo giác thật hoặc giả với nội dung chê bai, nói xấu, bình
phẩm.
2.10 : Trầm cảm rối loạn cơ thể và thần kinh thực vật
- Tình trạng bệnh thường gặp là các rối loạn cơ thể thực vật nội tạng, suy nhược,
loạn cảm giác bản thể như: đáng trống ngực, dao động huyết áp, ngoại tâm thu, vã
mồ hôi, chân tay lạnh, nôn, kém ăn, sợ sệt,…

(ngoại tâm thu là tình trạng loạn nhịp tim hay nhịp tim không đều )
13
- Khí sắc biểu hiện không rõ ràng, bệnh nhân không hề than vãn buồn phiền
- Một số khác lại biểu hiện bằng các triệu chứng đau dai dẳng ở vùng ngực, nghẹ
thở, hụt hơi, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
- Do không có những biểu hiện trầm cảm rõ rệt nên nhiều nhà tâm thần học goi đây
là trầm cảm che đậy ( Masked Depression ) hoặc trầm cảm tương đương.
Hình thái biểu hiện lâm sàng trầm cảm rối loạn cơ thể và thần kinh thực vật
này thể hiện vô cùng rõ ràng ở cô Nguyễn Minh Nguyệt.
2.11 : Trầm cảm loạn cảm giác bản thể
- Bệnh nhân có cảm giác khó chịu, không xác định được rõ rang ở các cơ quan, bộ
phận khác nhau trong cơ thể.
- Thường than vãn đầu óc nặng nề, cảm giác đặc sệt như đất thó bã đậu, hoặc rỗng
tếch, bị bóp thắt, làm cho bệnh nhân trở ngại tự duy, khó khăn diễn đạt.
2.12 : Trầm cảm ám ảnh
- Các hiện tượng ám ảnh được hình thành trên nền tảng trầm cảm với các nội dung
ám ảnh sợ khoảng trống, sợ chỗ rỗng, sợ lây bệnh, sợ tim ngừng đập, hoặc bị chết
đột ngột…
- Triệu chứng này thường gặp ở những người có tính cách hoài nghi hay lo âu.
2.13 : Trầm cảm nghi bệnh
- Trên nền khí sắc giảm, bệnh nhân thường xuất hiện những cảm giác khó chịu
khác nhau và từ đó khẳng định mình bị mắc một bệnh rất nặng không thể điều trị
được, họ kiên trì đi gặp nhiều bác sĩ ở những khoa khác, khám xét nhiều lần và
thường đến muộn với khoa Tâm thần sau khi đã đến với nhiều chuyên khoa khác
mà không tìm ra các bệnh lý tương xứng với tình trạng cơ thể và điều trị không đạt
kết quả.
* Hậu quả của bệnh trầm cảm:
Bệnh nhân xuất hiện ý tưởng tự sát hoặc có hành vi tự sát, trầm trọng nhất là
tự sát thành công.
Ở cô Nguyễn Minh Nguyệt đã xuất hiện ý tưởng tự sát nhưng ngay lập tức

dừng lại ở đó, còn cô NT. Ngọc thì đã xuất hiện hành vi tự sát như rạch tay, nhảy
cầu tự vẫn nhưng đều được cứu kịp thời nên trường hợp tồi tệ nhất may mắn là
không xảy ra.
14
3. Phương pháp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân trầm cảm:
* Phương pháp nghiên cứu:
- Từ những quan sát, kinh nghiệm của bản thân kết hợp với tài liệu tham khảo suy
ra phương pháp chăm sóc, điều trị tại nhà cho bệnh nhân trầm cảm.
3.1: Tổng quan phương pháp:
- Đối với các bệnh nhân trầm cảm điều đầu tiên chúng ta cần làm là khiến họ phải
tin ta, khi tiếp cận họ cần sử dụng phương pháp nhẹ nhàng, không nên cáu gắt
trước những phản ứng, hành vi lệch chuẩn của người bệnh vì điều đó chỉ càng
khiến bệnh nhân thêm căng thẳng và tiêu cực thêm. Chăm sóc bệnh nhân trầm cảm
là cần sự kiên nhẫn, từ từ từng chút một kết nối với tâm tư , suy nghĩ của bệnh
nhân để mở được cánh cửa cuộc sông khép kín của họ. Bệnh nhân trầm cảm cần sự
trợ giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình.
a. Đối với bệnh trầm cảm ở người lớn nói chung:
- Chán ăn: Cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu, giàu năng lượng, hợp khẩu vị
với bệnh nhân.Nếu có thể thì cho bệnh nhân ăn theo chế độ tự chọn trong thời gian
đầu điều trị.
- Vận động: Theo các nghiên cứu khoa học từ trước thì mỗi ngày con người phải
dành ra 1 khoảng thời gian là 30 phút để vận động nhằm thư giãn, giảm stress, tăng
cường sức khỏe và hạn chế mắc trầm cảm.
- Mất ngủ: Nếu bệnh nhân bị mất ngủ, không nên cho bệnh nhân ngủ trưa. Không
cho bệnh nhân đi ngủ quá sớm.Tránh để bệnh nhân nằm trên giường suốt ngày, vì
như thế sẽ làm mất ngủ nặng thêm.Yêu cầu bệnh nhân đi lại, vận động trong ngày,
nhưng tránh vận động nhiều vào buổi tối (vì sẽ gây khó ngủ).
- Mệt mỏi: Bệnh nhân trầm cảm hay mệt mỏi suốt ngày, đặc biệt buổi sáng họ luôn
than phiền về điều này. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải động viên bệnh nhân tập vận
động.Bắt đầu là việc ngồi dậy, đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong nhà. Khi đã quen

có thể yêu cầu bệnh nhân làm các công việc đơn giản, nhẹ nhàng như nhặt rau, nấu
cơm, quét nhà. Cũng nên yêu cầu bệnh nhân tập các môn thể thao trước đây bệnh
nhân yêu thích như cầu lông, bóng bàn, bơi lội…
- Chú ý, trí nhớ kém: Có thể đọc cho bệnh nhân nghe những mẩu truyện ngắn,
những bài thơ hay mà bệnh nhân yêu thích. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân đọc các bài
15
báo, xem tivi, nghe đài… thời lượng nên tăng dần để tránh làm bệnh nhân mệt mỏi,
chán nản.
- Thuốc uống: Dùng thuốc chống trầm cảm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lúc đầu
bệnh nhân có thể cảm thấy một số tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, đầy
bụng, mệt mỏi… giải thích cho bệnh nhân đó là điều bình thường và tiếp tục uống
thuốc.Vì các tác dụng phụ này, bệnh nhân hay tự ý bỏ thuốc. Mặt khác, bệnh nhân
hay quên nên không uống thuốc đúng chỉ dẫn, do vậy người nhà phải cho bệnh
nhân uống thuốc hằng ngày. Phải kiểm tra xem bệnh nhân có uống thuốc thật
không (hay giấu thuốc rồi vứt đi), uống có đủ liều không (hay bớt thuốc lại).Tốt
nhất là giao việc quản lý thuốc cho một thành viên nhất định trong gia đình.Chỉ
thay thế bằng người khác khi trong tình huống bất khả kháng.
- Tái khám: Nên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ, báo cho bác sĩ biết về tình
trạng của bệnh nhân. Sau 1-2 tháng điều trị, bệnh nhân đã ổn định nên sinh ra tâm
lí chủ quan, cho rằng mình đã khỏi bệnh.Vì vậy họ không đến khám bệnh nữa và
bỏ điều trị củng cố.Điều này rất nguy hiểm vì bệnh nhân không được điều trị củng
cố đầy đủ nên bệnh rất dễ tái phát.Khi bệnh tái phát, thường phải mất nhiều công
sức điều trị hơn và thời gian điều trị củng cố cũng phải kéo dài hơn trước rất
nhiều.
b. Đối với bệnh trầm cảm ở trẻ em nói chung:
- Điều trị trầm cảm ở trẻ nhỏ cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn của cha mẹ,
cha mẹ hãy đồng hành cùng con mình để vượt qua những giai đoạn khó khăn như
thế này:
- Điều chỉnh mối quan hệ gia đình: Cha mẹ nên quan tâm, trò chuyện với trẻ, lắng
nghe con nói, luôn theo sát chú ý những thay đổi bất thường của trẻ nhưng không

kìm kẹp, luôn giữ cho không khí gia đình được thoải mái, vui vẻ, không bao giờ
được gây áp lực, hay sử dụng bạo lực với trẻ vì như vậy chỉ càng tăng thêm sự
chống đối, thu hẹp bản thân của các em hoặc gây nên sự căng thẳng ức chế tâm lí.
- Đưa con tham gia các hoạt động bên ngoài, những hoạt động vui chơi giải trí
ngoài trời mà cả gia đình cùng nhau tham gia, như vậy vừa có thể mở rộng môi
trường tiếp xúc với thế giới bên ngoài của trẻ mà còn giúp trẻ bớt đi những căng
thẳng, trở nên hoạt bát vui tươi.
16
- Chế độ ăn uống hợp lí là một yếu tố vô cùng quan vì ăn uống đầy đủ bổ sung một
lượng dưỡng chất, vitamin hợp lí sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần
cũng vững vàng phấn chấn hơn.
- Chia sẻ cùng con những tâm tư tình cảm: Đối với trẻ em, giai đoạn từ 6 đến 13
tuổi là giai đoạn tiềm ẩn, trẻ đã có ý thức trong việc học hành, quan hệ bè bạn, thể
thao… Cảm xúc của trẻ ở độ tuổi này rất cao và dễ mất tự chủ trước những sự kiện
bất ngờ xảy đến. Trẻ thường phản ứng bằng cách rút vào trong “vỏ ốc” để tìm sự
an toàn cho mình và trở nên ngỗ ngược, quậy phá để giải tỏa sự ấm ức giận dữ.
Các em đã biết đau khổ vì những gì mà mình mong muốn, yêu thích không được
thỏa mãn. Chính vì vậy cha mẹ cần trò chuyện với trẻ, coi trẻ như một người bạn,
chậm rãi và từ từ chia sẻ với trẻ chứ không nên ép trẻ phải nói ra lập tức hoặc cho
qua không hỏi lại nữa khi trẻ không chịu nói. Hãy sử dụng biện pháp từ tốn mà tiếp
cận với những tâm tư tính cảm của trẻ, để trẻ tự mình nói ra như vậy mới có lần
chia sẻ tiếp sau.
- Cần chú ý đến các mối quan hệ trên trường lớp của trẻ, luôn theo sát và giải quyết
kịp thời những vướng mắc của trẻ với bạn bè hay với thầy cô giáo.
- Hãy tạo cho con những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày như đi ngủ đúng
giờ, vui chơi thể thao, ca hát văn nghệ hay đọc truyện thiếu nhi.
- Việc trị liệu bằng thuốc là cách phổ biến nhưng đối với trẻ nhỏ thì không nên sử
dụng quá nhiều thuốc hay lạm dụng thuốc vì sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ.
3.2 : Áp dụng trường hợp cụ thể ở bệnh nhân ( đối tượng nghiên cứu) :
a. Chăm sóc và điều trị đối với cô Nguyễn Minh Nguyệt:

Các phương
pháp
Điều trị đối với cô Nguyệt Những phương pháp thành công
và chưa thành công
1. Vận động - Trong giai đọan đầu của cuộc
điều trị, sẽ bắt đầu bằng việc tôi
và mẹ cùng đi dạo bờ hồ vào
mỗi sáng chủ nhật khoảng 30
phút. 3 tuần tiếp theo tăng lên
thành sáng thứ 7 và chủ nhật.
Cứ đều đặn 3 tuần lại tăng số
lượng buổi sáng đi dạo lên
nhưng lượng thời gian cho mỗi
- Trong tháng đầu tiên áp dụng
phương pháp này, cô Nguyệt
hoàn toàn không hợp tác do tâm
lí chung của những người bị
bệnh trầm cảm là không muôn
giao lưu, tiếp xúc với xã hội bên
ngoài.
- Nhưng do có sự động viên
khích lệ từ phía gia đình và bác
lần đi dạo luôn là 30 phút. sĩ tâm lí mà cô đã cố gắng làm
quen dần với phương pháp này.
- Khi đã quen với phương pháp
này thì mỗi sáng ở ngoài bờ hồ
cô không chỉ dừng ở việc đi dạo
mà thi thoảng cong tập dưỡng
sinh cùng các ông bà ngoài hồ
và trò chuyện cùng họ.

2. Chế độ ăn
uống
- Do cô Nguyệt hay xuất hiện
tình trạng chán ăn, kém ăn, hay
bỏ bữa, nôn khan khi ngửi phải
những món ăn có dầu mỡ hoặc
còn mùi hôi của động vật nên
lúc đầu tôi để cô chọn những
món ăn mà cô thích bởi như vậy
sẽ kích thích cảm giác thèm ăn.
Sau đó 2 tuần sẽ nhờ đến sự
giúp đỡ của bác sĩ để lập bảng
chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp
với thể trạng của cô Nguyệt
- Có thể nói là phương pháp này
chưa hẳn đã thành công bởi vẫn
có tính trạng bỏ bữa mặc dù đã
ít hơn rất nhiều so với lúc đầu
và cô ăn vẫn rất ít chưa theo
đúng với bảng chế độ ăn dinh
dưỡng dù đã có sự giám sát của
gia đình.
3. Điều trị
chứng rối
loạn giấc ngủ
hay mấy ngủ
- Do cô thường xuyên bị mất
ngủ cộng hưởng với việc ăn ít
nên cơ thể suy nhược, sụt cân
đáng kể. Chính vì vậy trong giai

đoạn đầu của việc điều trị các
bác sĩ phải sử dụng thuốc hỗ trợ
như thuốc ngủ, thuốc an thần.
- Nhưng phụ thuộc vào thuốc
cũng không tốt cho sức khỏe,
vậy nên kết hợp đồng thời với
hai phương pháp đã nêu trên là
vận động và chế độ ăn uống là
điều cần thiết để tình trạng mất
ngủ được cải thiện. Cộng hưởng
là tôi luôn nhắc nhở cô đúng 10
giờ sẽ lên giường đi ngủ để tạo
lập một thói quen.
- Phương pháp cũng có thể coi
là chưa thành công vì mặc dù cô
đã không còn bị mất ngủ nhưng
giấc ngủ thường kéo dài rất
ngắn chỉ khoảng từ 4 – 5 giờ.
4.Trò chuyện - Cứ mỗi ngày sau khi đi học về - Phương pháp này hoàn toàn
với người
bệnh
tôi đều dành thời gian để kể cho
cô nghe về những việc đã xảy ra
trong ngày và cảm nghĩ của tôi
về những sự kiện đó, kết hợp
với phương pháp vận động thì
trong phương pháp này khi đi
dạo ngoài bờ hồ mỗi sáng cô đã
nói chuyện với các ông bà tập
dưỡng sinh bên ngoài khi họ

chủ động bắt chuyện và cùng
tập với họ.
thành công khi mà ta có thể thấy
được sự tiến triển trong việc mở
rộng giao tiếp ở cô Nguyệt với
xã hội và mọi người xung quanh
mặc dù chưa có sự chủ động và
ban đầu việc làm quen với giao
tiếp cùng mọi người là vô cùng
khó khăn.
5. Nghỉ ngơi - Do hình thái lâm sàng của
bệnh trầm cảm ở cô Nguyệt là
trầm cảm rối loạn cơ thể và thần
kinh thực vật nên sự xuất hiện
của hiện tượng hụt hơi, nghẹn
thở, đầu óc choáng váng xảy ra
thường xuyên nên khi áp dụng
phương pháp vận động với cô
Nguyệt thì tôi đã quan sát, theo
dõi để biết khi nào cô bắt đầu
mệt và lập tức cho cô nghỉ.
- Nhất là với những người huyết
áp thấp như cô thì việc nghỉ
ngơi uống một chút sữa, hoặc
nước hoa quả là vô cùng cần
thiết.
- Phương pháp này hoàn toàn
thành công đối với cô Nguyệt.
6.Thuốc
uống

- Có thể dùng các loại thuốc bổ
để kích thích ăn uống, đồng thời
kết hợp với thuốc an thần, thuốc
ngủ và tuần hoàn máu não để
tinh thần của cô không bị đặt
trong trạng thái căng thẳng quá
mức.
- Phương pháp này vô cùng
thành công vì cô Nguyệt có sự
hợp tác vô cùng tốt với bác sĩ và
người nhà trong việc điều trị
bằng thuốc và luôn uống thuốc
đầy đủ.
7. Tái khám - Tái khám là vô cùng quan
trọng vì điều đó sẽ quyết định
xem người bệnh đã có những
tiến triển tích cực nào sau các
phương pháp điều trị, đã hoàn
toàn khỏi bệnh hay chưa và
- Ở cô Nguyệt thì phương pháp
này luôn được áp dụng theo
định kì là 2 tháng một lần để
bác sĩ cùng gia đình có thể liên
tục theo dõi được tiến độ tiến
triển và phục hồi của cô.
bệnh có khả năng tái phát lại
hay không.
b. Chăm sóc và điều trị đối với em Nguyễn Nguyệt Anh:
Các phương pháp Điều trị đối với em Nguyệt
Anh

Những phương pháp thành
công và chưa thành công
1. Điều chỉnh mối
quan hệ gia đình
- Bố mẹ cùng chị gái em luôn
luôn phải giữ cho không khí
gia đình được thoải mái, vui
vẻ, tránh gây nên những xung
đột bất thường hoặc đột ngột
xảy ra khiến em hoảng sợ,
căng thẳng hoặc phát sinh
những hành vi kích động như
gào khóc dữ dội hoặc nôn
khan liên tục.
- Phương pháp thành công
tuyệt đối vì cả gia đình đều
sẵn sàng làm tất cả để em
mau chóng khỏi bệnh.
2. Tích cực tham
gia các hoạt động
bên ngoài
- Cả gia đình cùng nhau tham
gia một hoạt động ngoài trời
như đi công viên, vườn bách
thú hoặc đưa em đi nhà sách
vào các cuối tuần.
- Lúc đầu em từ chối mọi sự
tiếp xúc với thế giới bên
ngoài nhưng dần dần bằng
việc đưa em đi chơi ngoài hồ

Tây mỗi tối khoảng 30 phút
cùng bố mẹ hoặc chị gái thì
em đã quen với việc tiếp xúc
với môi trường bên ngoài và
đồng thời tiếp nhận nó vào
cuộc sống.
3. Chế độ ăn uống
hợp lí
- Thể chất của em Nguyệt Anh
từ lúc sinh ra đã vô cùng yếu
bộ máy hô hấp của em rất kém
đồng thời đường tiêu hóa cũng
không tốt dẫn đến việc rất dễ
bị ốm, khi ăn thì chỉ cần có
một tác động hơi lớn từ bên
ngoài cũng khiến em nôn sạch
mọi thứ vừa ăn và sự hấp thụ
chất dinh dưỡng ở em là vô
cùng kém nên dẫn đến tình
- Việc thực hiện phương
pháp này vô cùng khó khăn
vì em còn nhỏ và chưa thể
kiềm chế được kích động của
mình nên rất dễ nôn đồng
thời bộ máy tiêu hóa của em
cũng rất kém.Chính vì vậy sự
kiên trì của gia đình là vô
cùng cần thiết và cũng chính
nhờ sự kiên trì của mẹ mà
bây giờ tất cả những khó

trạn suy dĩnh dưỡng. Từ đó
chế độ ăn uống đặc biệt được
thiết lập, bổ sung thêm các
loại men chua kích thích bộ
máy tiêu hóa và váng sữa và
sữa bột. Mỗi ngày uống 3 bữa
sữa bột ( sáng – đầu giờ chiều
– tối), buổi trưa khi ăn cơm
xong sẽ uông một cốc nước
cam và buổi sáng và buổi tối
mỗi lần sẽ ăn một hộp váng
sữa.
khắn kể trên đều đã có thể
khắc phục.
4. Cùng trẻ chia sẻ
những tâm tư tình
cảm
- Nguyệt Anh là một đứa trẻ
nhạy cảm, em luôn có những
cảm nhận, tâm tư của riêng
mình về một sự kiện, hiện
tượng nhưng em bao giờ nói
ra vì sợ bị mọi người trêu đùa
hoặc không lắng nghe. Chính
vì vậy mà cha mẹ cùng chị gái
luôn luôn phải trò chuyện với
em, họ kể cho em nghe những
câu chuyện vui xảy ra trong
ngày, về những giấc mà họ tự
biên tự diễn, và mỗi tối tôi sẽ

kể cho em nghe những mẩu
chuyện cổ tích nho nhỏ.
- Lúc đầu em từ chối mọi sự
tiếp xúc kể cả từ phía gia
đình vì vậy trong thời gian
đầu là vô cùng khó khăn để
có thể khiến em lắng nghe và
mở lòng. Mọi người trong
gia đình đều phải bắt đầu từ
việc hỏi em thích ăn gì, thích
đọc truyện gì, thích mua đồ
chơi gì, em muốn đi đâu cho
ngày cuối tuần? Điều này sẽ
giúp ích cho việc em tự mở
lòng và nói cho mọi người
biết điều mình mong muốn
và suy nghĩ.
5. Chú ý đến
những mối quan
hệ trên trường lớp
với thầy cô và bạn
bè của trẻ
- Gia đình gặp trực tiếp cô
giáo chủ nghiệm trò truyện về
căn bệnh trầm cảm của em để
từ đó có các biện pháp giúp
em hòa đồng và mở lòng với
bạn bè và thầy cô. Bằng việc
cách 1 tháng sẽ đổi chỗ 1 lần
để em được ngồi cạnh tất cả

các bạn trong lớp, mở rộng
môi trường tiếp xúc của em
đối với bạn bè. Cô giáo chủ
nhiệm cũng sử dụng phương
pháp khuyến khích, khen
- Phương pháp này cũng rất
khó khăn khi mà em Nguyệt
Anh hoàn toàn không hợp tác
với giáo viên, mỗi lần
chuyển chỗ là cả một vấn đề
vì em sẽ xuất hiện tình trạng
khóc, ấm ức và không muốn
đi học nữa. Gia đình cùng
giáo viên và bạn bè trên lớp
đã cố gắng rất nhiều để khắc
phục tình trạng này. Và may
mắn là sau học kì I của năm
lớp 1 những khó khăn đã
thưởng em khi đạt điểm tốt và
góp ý nhẹ nhàng khi em mắc
lỗi chứ không trách mắng. Về
phần gia đình thì mọi người
quan tâm hỏi han về một ngày
đi học của em và cùng em học
bài, tìm hiểu bài mới.
được khắc phục, mặc dù khi
lên lớp 2 và lớp 3 phải tiếp
xúc với giáo viên chủ nhiệm
mới, em vẫn có những xa
cách chưa làm quen được

nhưng chỉ sau 2 – 3 tháng
đầu tiên đã hòa đồng hơn .
3.3 : Mức độ giảm trầm cảm ở bệnh nhân:
a. Mức độ giảm trầm cảm ở cô Nguyễn Minh Nguyệt:
- Từ một người gần như không bao giờ đi ra ngoài và ít khi tâm sự hay nói ra
những cảm xúc suy nghĩ của bản thân với mọi người mà chỉ chú trọng và dành
phần lớn thời gian vào công việc và những mẫu thiết kế của riêng mình nhưng bây
giờ cô đã để cho bản thân một khoảng thời gian nhất định dành cho nghỉ ngơi, thư
giãn qua việc đi dạo mỗi sáng hoặc cùng bạn bè đi uống cà phê tối chủ nhật, hoặc
ngồi nghe tôi chơi ghita cổ điển. Cô cũng bắt đầu chia sẻ với mọi người những bức
xúc, căng thẳng hay buồn phiền trong lòng. Từ đó ta có thể thấy sự thuyên giảm rõ
rệt trong việc thần kinh của cô không còn bị căng thẳng hay ức chế quá mức.
- Tiếp đó là mặc dù trong vấn đề về giấc ngủ thì thời gian ngủ vẫn còn ngắn chỉ
khoảng 4-5 giờ đồng hồ nhưng giấc ngủ đã sâu hơn không bị tự dưng giật mình
tỉnh giấc giữa chừng như trước. Và trong chế độ ăn uống hợp lí cô cũng đã cố gắng
rất nhiều để theo đúng hướng dẫn trong bảng dinh dưỡng mặc dù vẫn có tình trạng
bỏ bữa nhưng hoàn toàn vô cùng ít.
- Có thể nói tình trạng của bệnh trầm cảm ở cô Nguyệt đã thuyên giảm rất nhiều
cùng với những phục hồi, tiến triển tích cực đáng kể.
b. Mức độ giảm trầm cảm ở em Nguyễn Nguyệt Anh:
- Em đã có những tiến triển đáng kể trong việc mở rộng mối trường tiếp xúc với
môi trường và mọi người xung quanh. Không còn khép kín những tâm tư, cảm xúc,
mong muốn của bản thân mà đã chia sẻ với ba mẹ và chị gái. Về tình trạng ăn uống
thì hiện nay em đã theo kịp được mức độ dinh dưỡng được đề ra và tình trạng suy
dĩnh dưỡng cũng đã khỏi hòan toàn, giấc ngủ sâu hơn không còn bị giật mình thức
giấc giữa chừng đảm bảo lượng thời gian cần cho một trẻ nhỏ. Việc tiếp xúc với
bạn bè và thầy cô cũng cải thiện đáng kể khi em đã chịu hợp tác và làm quen với
họ, đồng thời cũng kết thúc tình trạng kích động không muốn đi học, hay gào khóc
dữ dội và nôn khan như trước nữa.
22

4. Tổng kết kinh nghiệm cá nhân của người viết về đối tượng nghiên cứu của
đề tài:
a. Áp dụng với phụ nữ:
- Hãy tự yêu lấy bản thân mình bằng cách: ăn uống đủ đầy, luyện tập đều đặn, sống
khỏe mạnh, đi tập yoga, tập thiền.
- Hãy tự hỏi mình rằng: “ Tôi được sinh ra trên thế giới này vì lí do gì? Tôi sống vì
ai?” Bạn hãy nhớ rằng thế giới này giống như một cỗ máy, và mỗi con người
chúng ta đều là một bộ phận giúp cho cái máy đó có thể vận hành không có cái gì
là thừa thãi cả, vậy nên nếu mất đi một người cũng sẽ đồng nghĩa với việc cỗ máy
mất đi một bộ phận và nó sẽ không thể hoạt động được, như vậy là cả thế giới cũng
chẳng thể vận hành. Vậy bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên chưa?Và bạn
hãy nhớ thêm một điều nữa đó là bạn sống đầu tiên là vì chính bạn, thứ hai là vì
những người đã yêu thương bạn, thứ ba là vì những người mà bạn yêu thương –
hãy nhớ thật kĩ.
- Điều cần phải ghi nhớ kế tiếp đó là “ Không có người phụ nữ nào xấu chỉ có
người phụ nữ không biết làm đẹp” vậy nên hãy tự biết làm đẹp cho chính mình,
khiến mình trở nên quyến rũ nhưng hãy thể hiện sự quyến rũ đó một cách mạnh mẽ
của một người phụ nữ thời hiện đại.
- Hãy giúp đỡ người nghèo hay ít nhất một người lạ mỗi ngày, biết đâu bạn sẽ cởi
mở hơn! Hãy tham gia các buổi từ thiện nho nhỏ, bạn sẽ tìm lại được tâm sự và sẻ
chia.Hãy thưởng cho mình một khoảng thời gian nho nhỏ để bạn suy nghĩ, để bạn
đọc bạn học, để bạn lên kế hoạch, để bạn nhìn lại,… mọi mối lo trong bạn sẽ giảm
bớt phần nào đó. Hãy làm những gì bạn thích, bạn yêu. Hãy hài lòng với những gì
mình đang có, với công việc mình đang làm.
- Hãy để lại một di sản sống mãi, để khi bạn chết đi cả thế giới sẽ tốt đẹp hơn vì
bạn đã sống.
- Cuối cùng hãy nhớ rằng : Tất cả bắt đầu từ chính bạn.
b. Áp dụng đối với các bậc phụ huynh:
- Hãy trở thành người bạn thân thiết nhất của con mình.
- Hãy theo sát con, đồng hành cùng con nhưng không kìm kẹp bó buộc, hay có thể

nói là thực thi biện pháp “ tự do trong khuôn khổ pháp luật ”
23
- Hãy sẵn sàng lắng nghe con nói, lắng nghe con kể, lắng nghe tiếng lòng tâm tư
nơi con.
- Hãy bảo vệ nhưng không có nghĩa là ta phải để con trong một môi trường cách ly
hoàn toàn với xã hội bên ngoài, hãy để con được giao lưu được mở rộng môi
trường tiếp xúc với mọi người với xã hội.
- Hãy kiên trì giúp đỡ con gỡ rối mọi vướng bận, khó khăn, đừng vì con mắc lỗi
mà dùng đến bạo lực hãy nhẹ nhàng cứ từ từ rồi con sẽ nghe.
- Đừng bao giờ tạo nên những áp lực căng thẳng đối với con, mà hãy luô mang cho
con cảm giác thoải mái vui tươi khi ở bên gia đình
5. Hướng phát triển của đề tài:
- Chú trọng vào tìm hiểu phác đồ tâm lí.
- Nghiên cứu về sự tiến triển và tái phát của căn bệnh trầm cảm ở các bệnh nhân
trầm cảm nói chung và hai đối tượng nghiên cứu nói riêng.
- Tiếp tục hoàn thành bảng quan sát sinh thái để rút ra các kết luận chính xác nhất
về sự phục hồi ở người bệnh.
- Mở rộng tiếp xúc với các bệnh nhân trầm cảm tại khoa tâm thần bệnh viện Bạch
Mai Hà Nội.
24
IV: Kết luận
- Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến và đang là một vấn đề vô cùng nổi cộm hiện
nay, cần được phát hiện, nghiên cứu và điều trị kịp thời. Nhưng sự hiểu biết về căn
bệnh này còn quá hạn hẹp dẫn đến việc người bệnh đi khám ở các khoa khác hoặc
bị chẩn đoán nhầm là suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu hoặc tâm thần phân liệt.
Vì thế kết quả điều trị không được như mong muốn.
- Đồng thời sự tiếp nhận căn bệnh này trong cộng đồng còn chưa được mở rộng
bởi các biểu hiện của căn bệnh hay bị hiểu nhầm là bệnh nhân đang giả vờ hoặc là
tính cách ngang ngạnh, cố chấp. Nhưng mọi người phải cần phải hiểu rằng tại sao
từ một con người bình thường có đủ cả hỉ nộ ái ố nay lại luôn cau có tức giận, cố

chấp và thường xuất hiện tình trạng mệt mỏi, sút cân nhanh như thế? Tất cả đều có
nguyên nhân của nó, vậy nên trước khi quay lưng lại với những bệnh nhân trầm
cảm hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ lại trở thành như vậy để ta có thể thông
cảm, chia sẻ và hiểu cho nỗi khổ của họ nhiều hơn.
- Ta đồng thời cũng có thể thấy được bên cạnh sự trợ giúp của bệnh viện và cộng
đồng thì sự đồng hành, khích lệ từ những người thân trong gia đình là vô cùng
quan trọng. Điều đó sẽ quyết định việc người bệnh sẽ phục hồi tích cực hay đi đến
kết thúc là tự sát thành công. Gia đình chính là nơi chốn bình yên, an toàn nhất đối
với những người đang trong tình trạng tâm lí bị tổn thương.
- Bài nghiên cứu này sẽ mang cho bạn những câu trả lời đầy đủ nhất cho mọi thắc
mắc của bạn về bệnh trầm cảm, cũng sẽ mang đến những lời khuyên những
phương pháp điều trị hữu hiệu nhất để giúp những ngừi phụ nữ - trẻ em đang bị
bệnh trầm cảm và cả những người bình thường.
25
Tài liệu tham khảo
1. Thuyết tâm lý- xã hội của E. Erickson : Lý thuyết này chấp nhận sự tác động của
yếu tố xã hội và văn hóa lên quá trình phát triển con người, đề cập đến tâm lí học
bản ngã và cái tôi.
2 . Thuyết phát triển nhận thức của J. Piaget : J.Piaget- nhà tâm lý học Thụy Sỹ
(1896- 1980) tập trung nghiên cứu quá trình phát triển nhận thức, tư duy, phát triển
kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và các kỹ năng tâm lý khác ở các giai đoạn của trẻ nhỏ.
3 . Thuyết tương tác biểu trưng : Lý thuyết tương tác biểu trưng được phát triển vào
những năm 1910-1920 ở châu Âu và Mỹ do các ông Mead, James, Dewey đề
xướng. Thuyết này muốn giải thích: cái tôi của con người được tạo ra như thế nào
và con người học cách tương tác với người khác như thế nào. Các tiêu chí của
thuyết tương tác biểu trưng bao gồm việc nghiên cứu loài người hiểu và đáp lại thế
giới xung quanh qua việc sử dụng biểu tượng (tượng trưng).
4 . Thuyết gắn bó của J. Bowbly : Thuyết gắn bó được phát triển từ những năm 1940
đến năm 1970 ở Anh đẻ giải thích mối quan hệ giữa trẻ em và người chăm sóc trẻ
(đặc biệt là người chăm sóc trẻ). Lý thuyết này cho rằng, trẻ sẽ bị tổn thương về

mặt tinh thần nếu trẻ không hình thành những quan hệ gắn bó trong môi trường gia
đình hoặc những quan hệ gắn bó bị phá hủy.Bowlby cho rằng các mối quan hệ gắn
bó không cố định và có thể thay đổi.

×