Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giới thiệu, tìm hiểu về một tín ngưỡng văn hóa dân gian tiêu biểu của người việt ( tín ngưỡng thờ mẫu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.12 KB, 19 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

−−−−−−

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MƠN: VĂN HĨA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Giới thiệu, tìm hiểu về một tín ngưỡng văn hóa dân gian tiêu

biểu của người Việt ( Tín ngưỡng thờ Mẫu)
SINH VIÊN THỰC HIỆN: A37719 – Bùi Ngọc Ánh
SĐT: 0966829241
Lớp: VHVN.3 – nhóm 8

GIÁO VIÊN: TS. NGUYỄN THỊ HOA

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2022

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Thị Hoa. Trong quá
trình học tập và tìm hiểu mơn “Văn hóa Việt Nam” em đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cơ. Cơ đã giúp em tích lũy thêm được nhiều


kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hồn thiện về văn hóa, lịch sử cũng như đời sống của
người dân Việt Nam. Để từ đó em thấy được sự khác nhau về văn hóa giữa các nước
trong khu vực Châu Á và trên thế giới và sự khác nhau về văn hóa giữa xưa và nay.
Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề
Tín ngưỡng văn hóa dân gian tiêu biểu của người Việt (Tín ngưỡng thờ Mẫu) để gửi đến
cơ.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại
những hạn chế nhất định. Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu luận, chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa chính xác. Bản thân em rất mong
nhận được những đóng góp ý kiến đến từ cơ để bài tiểu luận của em được hồn thiện. Em
cảm ơn cô ạ

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài tiểu luận này do bản thân em thực hiện cùng sự hỗ trọ, tham khảo
từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và khơng có sự sao chép y
ngun từ các tài liệu đó

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC

1. Khái niệm ....................................................................................................... 1
2. Nguồn gốc lịch sử ........................................................................................... 1
3. Lịch sử phát triển .......................................................................................... 1
3.1. Giai đoạn thứ nhất: Xuất phát điểm ........................................................ 1
3.2. Giai đoạn thứ hai: Thời kỳ bắc thuộc ...................................................... 2
3.3. Giai đoạn thứ ba: Thời kỳ độc lập tự chủ................................................ 3

4. Thành phần .................................................................................................... 4
4.1. Phân theo lịch sử phát triển ..................................................................... 4
4.2. Phân theo vùng miền ................................................................................ 5
4.2.1. Miền Bắc .................................................................................................... 5
4.2.2. Miền Trung ................................................................................................ 5
4.2.3. Miền Nam .................................................................................................. 6
5. Nghi lễ thờ cúng ............................................................................................. 6
6. Cấu trúc đền thờ và bàn thờ......................................................................... 7
6.1. Cấu trúc nơi thờ Mẫu ............................................................................... 7
6.2. Cấu trúc bàn thờ Mẫu .............................................................................. 8
7. Ý nghĩa của việc thờ Mẫu ........................................................................... 10
7.1. Giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc ............................................. 10
7.2. Tơn vinh vai trị của người phụ nữ ........................................................ 10
7.3. Thỏa mãn nhu cầu và khát vọng của con người................................... 10
8. Vai trị của tín ngưỡng thờ Mẫu ................................................................ 10
9. Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 13

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Phần mở đầu

Trong vài thập kỉ trước có một số đất nước cho rằng chỉ cần tăng trưởng kinh tế và phát
triển công nghệ khoa học là có sự phát triển. Nhưng sau một thời gian thực hiện kết quả
cho thấy các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu nhưng đã vấp phải xung đột gay gắt
trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng. Từ đó kéo theo kinh tế
phát triển chậm lại, đất nước rơi vào tình trạng suy thối, chậm phát triển. Để từ đó ta
thấy được vai trị của văn hóa quan trọng như thế nào đối với đời sống của con người.
Vậy văn hóa là gì? “Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng

tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người,
từng xã hội. Qua văn hóa, người ta có khả năng đánh giá trình độ phát triển của xã hội
qua các thời kì lịch sử nhất định.” Chúng ta cũng thể phủ nhận rằng văn hóa đóng một vai
trị rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước và đặc biệt là đối với đời sống
con người. Văn hóa góp phần ổn định xã hội, vì nó là cái đã có từ lâu đời, đi sâu vào nhận
thức của mỗi người dân nên mọi hành vi của con người đều phải chịu sự điều chỉnh bởi
một phong tục và khuôn khổ đạo đức của dân tộc. Văn hóa đã góp phần cải thiện các mối
quan hệ trong xã hội, mang lại cuộc sống chất lượng hơn cho con người cả về vật chất và
tinh thần. Văn hóa được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, mang lại lợi
ích tinh thần và vật chất cho con người, từ đó tạo nên những nét đẹp truyền thống mang
đậm dấu ấn của dân tộc. Văn hóa là một trong những văn kiện minh chứng cho lịch sử vẻ
vang và hùng mạnh của dân tộc. Vì văn hóa được phát triển trong một quá trình hình
thành lâu dài, chứa đựng bao thăng trầm của cả một đất nước nên thông qua những nét
văn hóa đó, thế hệ sau mới cảm nhận được truyền thống văn hóa của ơng cha ta để lại.
Văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp, biểu đạt là nhịp cầu nối con người với con người,
nối thế hệ trước với thế hệ sau. Văn hóa cịn có chức năng giáo dục, giúp thế hệ sau hiểu
biết về lịch sử dân tộc, đảm bảo cho sự bảo tồn và phát triển. Văn hóa góp phần thúc đẩy
nền kinh tế đất nước phát triển. Bởi văn hóa thể hiện vẻ đẹp độc đáo của một quốc gia, là
một trong những yếu tố thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan và khám phá văn
hóa của quốc gia đó. Là một công dân Vệt Nam và đặc biệt là một người trẻ tuổi thì chắc
hẳn ai trong chúng ta cũng cần phải hiểu rõ về văn hóa của đất nước của dân tộc mình. Vì
thế mơn Văn hóa Việt Nam giúp cho người học hiểu được khái niệm văn hóa, văn hóa
học, qua đó hun đúc thêm tinh thần u nước và đồn kết của dân tộc. Những thơng tin
cung cấp trong môn học này sẽ giúp người học nắm vững những kiến thức như sự hình
thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; hiểu rõ hơn được cấu trúc của
văn hóa, những đặc tính truyền thống của văn hóa Việt Nam. Từ đó đưa ra những nhận
định về các mặt tích cực và hạn chế của những tính chất văn hóa trong q trình hội nhập
với các nước bạn. Ngồi ra, người học cịn có cơ hội mở rộng kiến thức và tư duy qua
việc tìm hiểu các thành tố văn hóa như: Văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng,
văn hóa giao tiếp ứng xử và sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và văn hóa

phương Tây đối với Việt Nam. Văn hóa gồm các yếu tố cơ bản như: Ngôn ngữ, tôn giáo,
giá trị và thái độ, cách cư xử và phong tục, các yếu tố vật chất, thẩm mỹ và quan trọng
nhất là giáo dục. Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện để
truyền đạt thơng tin và ý tưởng. Nếu thơng thạo ngơn ngữ, có 4 lợi ích: Trao đổi trực tiếp

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

và hiểu rõ ràng, dễ làm việc với đối tác vì chung ngơn ngữ, hiểu và đánh giá đúng bản
chất, hiểu và thích nghi với văn hóa đối tác.Nhưng ngược lại sẽ rất khó khăn khi tham gia
thị trường nước ngồi. Có nhiều tơn giáo khác nhau như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo,
Khổng giáo – Lão giáo, Ấn Độ giáo (Hindu). Các tơn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống,
niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử của con người. Các tôn giáo cịn ảnh hưởng đến
chính trị và mơi trường kinh doanh. Các tôn giáo khác nhau, được xây dựng trên nền tảng
triết lý khác nhau. Khi kinh doanh tại đâu, cần nghiên cứu tơn giáo ở đó cũng như đối tác
kinh doanh theo tôn giáo nào. Về giá trị và thái độ: Giá trị là những quan niệm làm căn
cứ để con người đánh giá đúng sai, tốt xấu, quan trọng và không quan trọng. Thái độ là
những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận hành xử theo 1 hướng xác định
đối với 1 đối tượng. Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của con người đặc biệt là kinh doanh quốc tế. Ví dụ: việc chuộng hàng
ngoại hay không chuộng hàng ngoại. Phong tục và cách ứng xử làm nên giá trị con người
hay giá trị của một đất nước khi người khác nhìn vào.Phong tục làm cho đất nước đó trở
nên khác biệt so với các nước khác. Vậy phong tục là gì? Phong tục là nếp sống, thói
quen, là những lề thói trong xã hội hay 1 địa phương. Cách cư xử là những hành vi được
xem là đúng đắn, phù hợp với 1 xã hội đặc thù. Phong tục thể hiện cách sự vật được làm,
còn cách cư xử được dùng để thực hiện chúng. Mỗi quốc gia, vùng miền đều có phong
tục và cách cư xử riêng vì vậy nghiên cứu vấn đề này thì cơng việc trơi chảy, thuận lợi và
ngược lại.Ví dụ: quan niệm về thời gian của Mỹ và người phương đơng. Trong 1 mặt
nào đó, văn hóa là: Con người <̶ > tự nhiên̶ > của cải vật chất̶ > sinh tồn. Vật chất là

những gì con người có thể nhận biết: có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Khi
nghiên cứu văn hóa vật chất, cần: Cách làm ra sản vật (khía cạnh kỹ thuật); Ai làm, tại
sao làm (khía cạnh kinh tế). Khi đánh giá yếu tố của nền văn hóa, cần: Cơ sở hạ tầng kinh
tế, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng tài chính. Thẩm mỹ̶ > sự hiểu biết và thưởng thức
cái đẹp̶ >ảnh hưởng giá trị, thái độ của con người ở mỗi quốc gia khác nhau. Giáo dục là
q trình hoạt động ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức,
tri thức về tự nhiên và xã hội, cũng như kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Phong tục tập quán lễ hội là một bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hóa xã hội, nó
gắn bó mật thiết, sâu sắc với mọi tầng lớp con người trong xã hội. Nước ta có nền văn
minh lúa nước rất đặc trưng thì phong tục, tập quán, tín ngưỡng là một bộ phận quan
trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Hàng ngàn năm xa xưa, từ thời nguyên
thủy đã hình thành nên các phong tục tập quán, phát triển đến ngày nay và chúng ta có
thể khẳng định rằng khơng một gia đình Việt nào lại khơng có bàn thờ cúng Tổ tiên,
khơng một làng xã nào lại khơng có một ngơi đình, đền, miếu thờ các vị Hoàng Làng, các
anh hùng dân tộc hay thờ Mẫu.

Nước Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em nên mang 54 phong
tục tập quán riêng, sắc thái riêng biệt mà không nới nào giống nơi nào nhưng vẫn thống
nhất một phong tục Việt như: tục cưới hỏi, các kiêng kị dân gian hay mỗi nơi có những lễ
hội vào các dịp khác nhau trong năm.

Cứ đời này qua đời khác, các tín ngưỡng phong tục trở thành mảng sinh hoạt tinh thần
không thể thiếu trong đời sống Việt. Những giá trị tinh thần đó đã khẳng định một bản
sắc và sự trường tồn của văn hóa Việt trong văn hóa thế giới. Ngày nay như chúng ta đã
biết với xu thế hội nhập và thế giới đang trải qua q trình tồn cầu hóa một cách mạnh

mẽ và văn hóa Việt Nam được tiếp cận với nhiều nền văn hóa ở các châu lục, các quốc
gia trên thế giới chính vì vậy chúng ta có cơ hội giao lưu với các nền văn hóa tiến bộ.
Nhưng khơng vì thế mà ta đánh mất đi bản sắc vốn có của nó, thay vào đó chúng ta đã
phát huy và lan tỏa những bản sắc văn hóa tốt đẹp đến với các nước trên thế giới. Tuy
nhiên nó cũng đặt ra các vấn đề về bảo vệ nền văn hóa truyền thống, giữ gìn và tơn tạo
thêm bản sắc của đất nước để phát huy những phong tục hay loại bỏ những hủ tục trong
dân gian từ bao đời nay. Vì thế sự cần thiết xây dựng và phát triển một nền văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu cấp thiết trong thời kì hội nhập ngày nay. Việc nhận
diện để bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc của từng vùng miền sẽ góp phần khẳng định
bản sắc dân tộc Việt Nam trong kho tàng văn hóa thế giới.

Tín ngưỡng Thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người Việt. Nền văn
minh lúa nước rất coi trọng bàn tay khéo léo của người phụ nữ, và từ xa xưa người mẹ đã
trở thành biểu tượng thân thuộc nhất đối với con người. Tín ngưỡng Thờ Mẫu là sự tơn
vinh thờ phụng gắn với các hiện tượng tự nhiên như: trời, đất, gió….ngồi ra còn thờ
phụng những vị nữ anh hùng dân tộc.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

1. Khái niệm:
- Tín ngưỡng thờ Mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có

lịch sử lâu đời gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước Việt Nam và biến
chuyển, thích ứng với sự thay đổi của xã hội.
- Thờ Mẫu chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ
thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ, được người đời cho rằng có quyền
năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người như: trời, đất, sông
nước, rừng núi….; thờ những thái hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi,

có cơng với dân, với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật tịnh.
2. Nguồn gốc lịch sử:
- Nguồn gốc lịch sử của tín ngưỡng thờ mẫu không được ghi chép rõ ràng trong
sách mà nó chỉ là sự truyền miệng của dân gian về người phụ nữ đó. Có một số
nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền sử khi người Việt thờ
các thần linh thiên nhiên, các thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu
hay còn gọi là nữ thần Mẹ. Theo thời gian khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để
bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian – những người phụ nữ nổi lên trong lịch
sử với vai trò người bảo hộ, người có cơng với nước và giúp nhân dân. Những
nhân vật lịch sử này được kính trọng, tơn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để
trở thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.
- Các vị nữ thần được tôn vinh với các chức vị thánh Mẫu phải kể đến như như
Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thượng
Ngàn Thánh Mẫu… hoặc Quốc Mẫu như Quốc Mẫu Âu Cơ, người mẹ của Thánh
Gióng được tơn vinh là Vương Mẫu…
3. Lịch sử phát triển
3.1. Giai đoạn thứ nhất: Xuất phát điểm
- Người Việt xưa kia sống nhờ vào thiên nhiên, nhưng cũng phải chống chọi rất
nhiều với thiên nhiên. Do đó, con người ln cầu mong sự phù hộ, giúp đỡ của các
“Mẹ” thiên nhiên và các Mẫu có nguồn gốc nhiên thần cũng lần lượt ra đời.
- Đất là nơi bắt đầu cho sự sống của con người, nên tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn
gốc từ thờ thần đất. Do đó, q trình từ sự tín vọng về Mẹ Đất trở thành Mẫu Địa
là một quá trình cơ bản ban đầu trong tâm thức của người Việt cổ. Đất chính là
nguồn gốc đầu tiên cho sự sinh sôi nảy nở, là nơi cư trú và sinh sống của con
người, do đó lẽ tất nhiên yếu tố đất được con người quan tâm đến đầu tiên.

1

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

- Đất lại gần ngay dưới chân người, rất gần gũi, nâng bước chân con người, cho cây
trái mọc tốt tươi, là nơi cư trú, sinh sống, do đó đất gần con người và thân thiết với
con người. Đất sản sinh, nuôi dưỡng cây trái, lúa ngô, hoa màu, tạo lương thực
nuôi sống con người. Với cư dân nông nghiệp “nhờ đất”, “cậy đất” để sinh sống và
đất cũng là nơi “an nghỉ” cuối cùng, “sống nhờ đất chết rồi trở về với đất”. Đất
cũng như mẹ, sinh con, nuôi con, giúp con trưởng thành, quyết định trực tiếp tới
sự sinh tồn của con. Từ những quan điểm đó, cư dân nơng nghiệp đã tìm ra những
điểm tương đồng về “tính âm” giữa đất và mẹ, hai tiếng “Mẹ Đất” cũng từ đó mà
ra đời.

- Mẹ Đất là biểu tượng của sự sống, của sự sinh sôi nảy nở và ngay cả khi chết đi
cũng trở về với đất, trở về bên mẹ. Từ sự nhận thức đó, trong tâm thức của người
Việt cổ đã “thần thánh” hóa mẹ, từ người mẹ cụ thể thành người mẹ tâm linh, coi
Mẹ Đất như một vị thần.

- Cùng với đất, cây chính là cái đầu tiên đảm bảo cho sự sinh tồn của con người,
nên ý thức về Mẹ Cây của con người cũng dần được hình thành. Ở nước ta, cây
cho rễ nhiều nhất là cây đa, cây si. Rễ của các cây được ví như bàn tay người mẹ
bện thành lưới võng, thành những cái nôi ru đưa, che chở cho con người ngày xưa.
Do đó, người Việt thờ “Mẹ Cây” hay còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn.

- Mẫu Thoải (mẹ của lực lượng sáng tạo ra sơng nước) có rất nhiều dị bản, huyền
tích khác nhau. Nhưng tựu chung đó là “Mẫu” trị vì sơng nước, xuất thân từ dòng
dõi Long Vương (Thần Long). Khi con người lênh đênh trên những chiếc thuyền,
bè để tiến về xi, thì người mẹ nâng đỡ lúc này lại là nước, ý thức về Mẫu Thoải
dần được hình thành. Khi xuống đồng bằng định cư, sản xuất nông nghiệp lúa
nước, chế ngự sông nước, biển cả, thì hình ảnh Mẫu Địa, Mẫu Thủy dần được hình
thành tham dự vào “hàng Ngũ Mẫu” Các huyền thoại, sự tích về Mẫu Thoải đến

nay chưa được rõ ràng vì mỗi nơi hiểu theo một cách, tuy nhiên, lại có những điểm
chung cơ bản. Mẫu Thoải có nguồn gốc thủy thần, ít nhiều gắn với Lạc Long Quân,
Kinh Dương Vương, Kinh Xuyên, là những nhân vật nửa huyền thoại, nửa lịch sử
là thủy tổ tộc người Việt chúng ta.

- Và thế là Mẹ Cây, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Trời, hay gọi theo tiếng Hán là Mẫu
Thượng Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thiên đã ra đời. Đó là hệ thống Mẫu cơ
bản đầu tiên của tín ngưỡng thờ Mẫu.

3.2. Giai đoạn thứ hai: Thời kỳ bắc thuộc

2

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

- Từ sau thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đất nước chính thức bước vào thời
kỳ Bắc thuộc với gần một ngàn năm đô hộ. Dưới sự cai trị hết sức hà khắc của các
triều đại phong kiến phương Bắc, ngoài việc phản kháng lại các thế lực bạo tàn,
một điều chắc chắn, người dân Việt không thể không cầu vọng đến các thế lực
thần linh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trị của người mẹ tâm linh – Mẫu.

- Đây là thời kỳ có nhiều truyền thuyết liên quan đến mẹ tâm linh, đặc biệt dựa trên
những cội nguồn sẵn có, vai trị của người mẹ trong chế độ mẫu hệ tiếp tục được
phát huy và được đưa vào trong đời sống tinh thần hàng ngày. Do đó, thời kỳ này
đã xuất hiện nhiều chuyện kể hoặc những truyền thuyết về mẹ.

- Nhưng phải khẳng định rằng, thời kỳ này, các truyền thuyết về mẹ tâm linh xuất
hiện mang tính độc lập, chưa có sự liên kết hay các mối quan hệ ràng buộc với

nhau. Có thể do một phần nhận thức xã hội, hay một phần do sự trói buộc của các
thế lực cai trị, các bà mẹ tâm linh xuất hiện chưa thể hiện rõ quyền năng cũng như
ý thức phản kháng rõ rệt. Ở thời kỳ này, người dân dựa vào mẹ tâm linh chủ yếu là
an ủi về mặt tinh thần cũng như đáp ứng các yêu cầu của từng làng, xã riêng lẻ.

- Căn cứ vào các câu chuyện kể, nhân vật lịch sử tiêu biểu, căn cứ trên một mô thức
tư duy được phát triển từ người mẹ tâm linh và được dân gian tôn vinh, những
người mẹ mang yếu tố nửa nhiên thần, nửa nhân thần. Những người mẹ mang yếu
tố nhân thần đã bắt đầu xuất hiện, như: Mẹ Âu Cơ (sau này tôn vinh là Quốc Mẫu),
Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân, Tứ vị Hồng Nương, Mẫu Man Nương…

3.3. Giai đoạn thứ ba: Thời kỳ độc lập tự chủ
- Sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài gần một ngàn năm, đến năm 938, khi Ngô Quyền

đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi của đất nước, nước ta chính thức bước
vào thời kỳ độc lập tự chủ. Ngoài việc xác lập lại nền độc lập của đất nước, đây
cũng là thời kỳ người Việt phục hưng các giá trị văn hóa của dân tộc, trong đó có
các tín ngưỡng dân gian, điển hình là niềm tin về mẹ tâm linh. Ngoài những đối
tượng đã được thờ phụng trước đó, thời kỳ này cịn phát triển nhiều truyền thuyết
liên quan, thậm chí xuất hiện nhiều truyền thuyết mới và nhiều nhân vật mới.
- Với ảnh hưởng của chế độ quan phương cũng như vai trị của nam giới đã hồn
tồn thay thế nữ giới, vai trị của người mẹ tâm linh cũng đã có sự thay đổi. Trong
các câu chuyện kể, truyền thuyết về mẹ tâm linh trong thời kỳ này đã “nhạt” dần
đi tính huyền bí, trái lại, tính đời thường lại được phát triển đậm nét. Mẫu ngoài

3

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


việc xuất hiện trong đời sống thường nhật của người dân (đặc biệt là lớp người
bình dân) đã tham gia vào việc bảo vệ giang sơn, giữ yên bờ cõi của đất nước.
- Vấn đề này cũng tương đối dễ hiểu: Thứ nhất, về phương diện nhận thức, trình độ
lý luận cũng như sự hiểu biết của con người về các hiện tượng tự nhiên đã được
nâng lên rõ rệt, những người có học xuất thân từ dân gian khá nhiều. Thứ hai,
cùng với sự phát triển của nhận thức, từ thực tiễn cuộc sống cũng như các chế độ
xã hội đã có sự thay đổi, vai trị của người phụ nữ cũng có sự thay đổi theo để
thích ứng với thời cuộc. Thứ ba (có lẽ đây là điều quan trọng nhất), các triều đại
phong kiến Việt Nam, để bảo vệ và củng cố quyền lực thống trị của mình, ngồi
việc chống giặc ngoại xâm thì việc “an dân” cũng là một vấn đề quan trọng khơng
kém. Do đó, việc sắc phong các vị thần có cơng với dân, với nước, với làng, xã và
đời sống của người dân là một việc làm thường xuyên và cần thiết. Trong những
nhân vật đó, chắc chắn khơng thể thiếu vai trị của các Mẫu. Ngồi những Mẫu đã
được tôn vinh trước đó (có thể cả nhiên thần và nhân thần) thì những người phụ nữ
quyền năng xuất hiện trong giai đoạn này, sau khi mất đi cũng đươc phong thần và
lập đền thờ phụng.
- Những nhân vật mẫu tiêu biểu thời kỳ này có thể kể đến: Nguyên phi Ỷ Lan (sau
này được phong là Thánh Mẫu Ỷ Lan), Thánh Mẫu Liễu Hạnh (một nhân vật được
người dân xếp vào hàng “Tứ bất tử” trong tâm thức của người Việt),… Những
nhân vật lịch sử này được nhân dân thờ phụng, tôn làm Thánh Mẫu, giữ một vị trí
trang trọng trong đời sống tâm linh nói riêng và đời sống tinh thần nói chung của
người Việt. Tín ngưỡng này trở nên phổ biến trong đời sống của người dân Bắc
Bộ, và có lễ hội thường niên hàng năm tổ chức rất quy mơ và linh đình.
4. Thành phần
4.1. Phân theo lịch sử phát triển:
- Thờ Mẫu thần: là những nữ thần: Sự phát triển từ thờ Nữ thần, trong đó chỉ có
những Nữ thần là chủ thể của sinh nở mới được tôn là Mẫu. Danh xưng Mẫu gắn
với chức năng sinh đẻ, chăm sóc và ni dạy con cái. Trong thờ Nữ thần có các nữ
thần khơng bao hàm yếu tố như các “bà cô” (những người phụ nữ khơng có chồng,

con hoặc chết trẻ.).
- Nhiên thần: Linh Sơn Thánh Mẫu, Quốc Mẫu Tây Thiên
- Nhân thần có thật: Thánh Mẫu Ỷ Lan
- Khơng có thật: Âu Cơ, Liễu Hạnh

4

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

- Mẫu Tam Phủ - Tứ phủ: Ở tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ đã có sự chọn lọc từ tín
ngưỡng đa thần về một số vị nữ thần cơ bản và gọi là Mẹ, Mẫu bao gồm: Mẫu
Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải(Thủy), Mẫu Địa (Địa Tiên
Thiên Thánh Mẫu). Bốn vị Mẫu trên đại diện cho bốn không gian địa lý khác nhau,
trong đó mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản cùng trời, Mẫu Thượng Ngàn cai
quản vùng rừng núi, Mẫu Thoải cai quản ở vùng sông nước, Mẫu Địa cai quản
miền đất.

4.2. Phân theo vùng miền
4.2.1. Miền Bắc
- Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong

kiến một số Nữ thần đã được cung đình hố và lịch sử hoá để thành các Mẫu thần
tương ứng thời kỷ từ thế kỷ XV trở về trước với việc phong thần của nhà nước
phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc mẫu, Vương
Mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Mẫu Âu Cơ, Quốc Mẫu Tây Thiên, Mẹ
Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương, Đinh Triều Quốc Mẫu...
- Từ khoảng thế kỷ XV trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định hình
và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh

Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn,... với các
nghi thức một phần ảnh hưởng từ Đạo giáo
4.2.2. Miền Trung
- Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực nam Trung bộ, đặc trưng cơ bản của
dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu khơng có sự hiện diện của
mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức
thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh
Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar.
- Phật Giáo là một tín ngưỡng dân gian của Huế, tích hợp Đạo giáo Trung Hoa đã
thối hóa với tín ngưỡng thờ Mẫu và nhiều tơn giáo, tín ngưỡng khác của người
Việt. Sự ra đời của tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế xuất phát từ sự gắn
kết của Hội Sơn Nam với ngôi điện Huệ Nam thời Nguyễn.
- Hội Sơn Nam là những người dân từ Nam Định di cư vào Huế từ thời tiền Nguyễn.
Tín ngưỡng đặc trưng của hội này là tín ngưỡng thờ Mẫu kết hợp với việc thờ Đạo
giáo đã thối hóa. Cịn Huệ Nam điện vốn là ngôi đền thờ PoNagar của người
Chăm. Tiếp nhận từ người Chăm một di tích tơn giáo độc đáo, người Việt đã “bản

5

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

địa hóa” nữ thần PoNagar thành nữ thần Thiên Y A Na, tôn làm "thượng đẳng
thần".
4.2.3. Miền Nam
- So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định với biểu
hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ sự phân
biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn. Hiện tượng này được
giải thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào

đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu
ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh không chỉ đa dạng
trong văn hố mà cịn cả trong tín ngưỡng.
- Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh
nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ
phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,...
5. Nghi lễ thờ cúng
- Các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh được tất cả các phẩm chất của một
người mẹ, tuy nhiên nó được thần thánh hóa và mang rõ sắc thái huyền thoại do đó
nó vừa thần thánh lại vừa là con người. Đạo Mẫu không chú trọng vào cuộc sống
sau khi chết mà nó quan tâm đến cuộc sống hiện tại nó ln trăn trở với câu hỏi
làm thế nào để con người có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy đủ trong trần
gian. Điều này thể hiện trong các bài kính lễ thực ra đây là các bài hát về nhiều
điều mà con người mong muốn trong cuộc sống hàng ngày như: cầu mong thời tiết
tốt lành cho mùa màng bội thu, cầu mong sức khỏe cho con người, hạnh phúc, tiền
tài. Nội dung của các bài cầu này đơn giản dễ hiểu và được dùng phổ biến trong
dân gian.
- Đạo mẫu được tổ chức theo âm lịch với rất nhiều tín đồ và lơi cuốn rất nhiều
người tham gia với nhiều nghi lễ truyền thống. Các nghi lễ này không được đào
tạo chính thống mà nó được truyền từ đời này qua đời khác bằng con đường
truyền khẩu. Nghi lễ phổ biến nhất là lên đồng hay cịn gọi là hầu bóng. Trong
nghi lễ này người ta tin rằng linh hồn của các vị thần sẽ nhập vào người lên đồng,
linh hồn này được mời đến để nghe lời cầu của người đi lễ. Với hoạt động này
người phụ nữ thường đóng vai trị chính và đươc gọi là các Bà đồng, đôi khi cũng
do nam giới đảm nhiệm gọi là các Ông đồng.

6

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

- Các điệu múa linh thiêng hay gọi là các giá đồng là phần quan trọng nhất của nghi
lễ. Thường là có 72 giá đồng bao gồm: giá các quan lớn, giá các cậu, giá các cô,
giá chầu bà. Trong buổi lễ các giá đồng được biểu diễn cùng các bài hát “chầu văn”
(hay hát văn). Đây là một thể loại hát nói (vừa thực hiện hát, vừa nói) để kể lể, cầu
xin. Hát văn do người lên đồng biểu diễn cùng với dàn nhạc cung văn tạo nên một
khung cảnh và âm nhạc tâm linh để giúp cho người đồng nhập vào gắn kết với
những con người và nơi chốn ở bên ngoài thế giới của họ. Khi lên đồng người ta
có thể cầu xin mong owcs và nghe các Thánh Mẫu truyền dạy những điều hay, lẽ
phải.

- Thời gian lên đồng có thể kéo dài 1-2 tiếng hay cả buổi cúng lễ, mọi lời nói lúc
này chính là lời nói của Thánh Mẫu.

- Người ngồi đồng phải tự sắm nhiều bộ quần áo khi ngồi chầu ơng hoặc bà nào thì
phải mặc quần áo phù hợp giống người đó khi đó cịn sống như Thánh Mẫu
Thượng Ngàn phải mặc quần áo dân tộc. Người ngồi đồng phải có chiếc khăn phủ
kín mặc, tay cầm 3 nén nhang đag cháy trước mặt hướng lên điện thờ. Khi ra tay
báo hiệu là lúc Thánh nhập, nếu ra hiệu tay trái là Thánh nam nhập còn nếu tay
phải là Thánh nữ nhập. Tùy theo sự tưởng tượng của người lên đồng là thánh nam
hay thánh nữ mà có thể biểu hiện các động tác tiến lên lùi xuống, múa quạt hay
múa kiếm.

- Cuối giá đồng người lên ban lộc thuốc lá, kẹo, trầu cau, tiền cho những người
xung quanh.

- Thờ Mẫu thường có hai dịp chính trong năm đây cũng là lễ hội lớn của dâ tộc:
“tháng Tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh Trần
(Trần Hưng Đạo) và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ngồi ra cịn rất nhiều dịp lễ hội khác

và đặc biệt các đền, phủ cứ ngày mùng Một và ngày Rằm (âm lịch) người ta
thường dâng đồ cúng để tạ ơn và cầu khẩn phúc lộc.

6. Cấu trúc đền thờ và ban thờ
6.1. Cấu trúc nơi thờ Mẫu:
- Trong tâm thức của người Việt Nam từ xa xưa, dịng sơng, con suối, hồ nước... là

những nơi mang tính nữ (âm), nên hầu hết các điện Mẫu thường được xây dựng
cạnh sông, suối, cửa biển... Các cửa điện Mẫu bao giờ cũng được đặt quay về phía
nguồn nước, những nơi tụ thủy, tụ phúc với mong ước làm ăn phát đạt. Cho nên,
nếu như không chọn được thế đất lành tự nhiên có sơng hồ ôm bọc thì trong khuôn

7

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

viên dựng điện Mẫu, người ta sẽ phải làm hồ, ao, giếng để dựng lại một không
gian cần thiết ứng với thuật phong thủy của người xưa. Cũng để tạo tính âm, nhiều
điện Mẫu ở vùng cao thường được dựng trong các hang động, hoặc xây dựng thêm
nhiều hịn non bộ với những ngọn đá lơ nhô mọc lên từ đất hoặc ngập trong nước.
- Cấu trúc khơng gian trong các điện thờ Mẫu, vị trí chư vị thần thánh được bài trí
sắp xếp theo ba tầng: tầng trên không, tầng ngang trên ban, bệ thờ và tầng trệt.
Đây là một điều rất riêng vì khơng có tơn giáo tín ngưỡng nào bài trí như vậy. Ở
tầng không là sự hiện diện của đôi mãng xà (cịn gọi là ơng Lốt) tượng trưng cho
quan lớn Tuần Tranh. Một ông màu trắng, một ông màu sẫm quấn trên xà ngang
phía trái, bên trên bàn thờ. Ở tầng ngang trên ban, bệ thờ có khi chỉ có một ban, có
khi là một dãy ban thờ từ ngoài vào cao dần (tùy từng nơi), là nơi ngự của các
thánh Mẫu (có nơi chỉ có một tượng Mẫu) và các chư vị thánh. Ở hạ ban bao giờ

cũng thờ ông Năm Dinh hay thánh ngũ hổ tướng quân, với biểu trưng là tượng
hoặc là bức tranh hổ, phía trước đặt một bát hương.
6.2. Cấu trúc bàn thờ Mẫu:
- Cấu trúc ở tầng ngang của nơi thờ Mẫu đơn giản nhất cũng gồm các ban thờ sau:
+ Hậu cung (là nơi đặt ban thờ Tam tịa thánh Mẫu) nằm ở chính giữa, vị trí cao
nhất là tượng bà chúa Liễu Hạnh mặc sắc phục đỏ (có nơi màu vàng) đó là Mẫu
Thượng thiên. Thấp hơn về bên hữu là Mẫu đệ nhị, sắc phục xanh là Mẫu Thượng
ngàn. Tương ứng về phía tả là Mẫu đệ tam, sắc phục trắng là Mẫu Thoải.

Ảnh: Tam tòa thánh Mẫu (nguồn: /> nguong-tho-Mau )

8

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

+ Phía trước hậu cung Tam tịa thánh Mẫu là một ban thờ lớn, ban thờ này gồm
ba lớp thừa tự, tính từ hậu cung trở ra.

Lớp một: giữa là vua cha Ngọc Hoàng, bên tả là vị Nam Tào, bên hữu là vị Bắc
Đẩu.

Lớp hai: gồm năm vị quan lớn (gọi là Ngũ vị thái tử).
Đệ nhất: áo đỏ là quan Thượng thiên
Đệ nhị: áo xanh là quan Giám sát
Đệ tam: áo trắng là quan Thủy phủ
Đệ tứ: áo vàng là quan Khâm sai
Đệ ngũ: áo đen (hoặc tím, lam) là quan Tuần Tranh


Năm màu áo này tượng trưng cho màu của ngũ hành: Kim (trắng), mộc (xanh),
thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng).

Lớp ba: gồm hai ơng hồng Bảy và ơng hồng Bơ với sắc phục thường là màu
tím và màu trắng.

+ Hai bên tả hữu của ban thờ nói trên là ban thờ đức thánh Trần Quốc Tuấn (bên
tả) và ban thờ Chúa Sơn trang (bên hữu).
+ Ngoài cùng là những ban thờ thần hoàng thổ địa, thủ đền tại vị, ban thờ Cô,
Cậu...

( Nguồn: )

9

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

7. Ý nghĩa của việc thờ Mẫu
7.1. Giúp phát huy tinh thần đồn kết dân tộc
- Thờ Mẫu là tín ngưỡng mang đậm bản chất bản địa và hàm chứa giá trị nhân văn,

bản sắc văn hóa dân tộc, giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc chống thiên tai,
chống giặc ngoại xâm.
- Mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt
Nam là sự xuất hiện truyền thuyết mẹ Âu Cơ cùng với Lạc Long Quân sinh ra bọc
“trăm trứng”. Truyền thuyết này tôn vinh người mẹ đối với vấn đề đoàn kết dân
tộc, là sự kế thừa tín ngưỡng thờ Mẫu trong lịch sử, phản ánh nhu cầu đặt ra cho
cả cộng đồng người Việt phải đoàn kết mới tồn tại và phát triển.

7.2. Tơn vinh vai trị của người phụ nữ
- Nếu như trước kia Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của hệ tư tưởng “trọng nam
khinh nữ” của Nho giáo thì ngày nay với sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu đã
khiến những quan niệm cổ hủ đó ngày một mất đi, đời sống con người tiến bộ hơn
rất nhiều. Chúng ta sao có thể qn đi hình ảnh Mẹ Việt Nam - biểu tượng sáng
ngời minh chứng cho sự tôn vinh người phụ nữ anh hùng gạt nước mắt, nén đau
thương cùng chi viên cho bộ đội thời đại Hồ Chí Minh. Ngày nay hành động tôn
vinh Mẹ Việt Nam anh hùng chính là tiếp nối truyền thống phát triển tín ngưỡng
thờ Mẫu và hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc.
7.3. Thỏa mãn nhu cầu và khát vọng của con người
- Sức mạnh và ý nghĩa của tín ngưỡng Thờ Mẫu chính là thỏa mãn đáp ứng nhu cầu
và khát vọng của con người về sức khỏe, bình an, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may
mắn… hướng con người ta đến với lòng từ bi bác ái, là nền tảng của đạo đức xã
hội, nguyên tắc ứng xử giữa người với người.
- Thông qua các nghi lễ hầu đồng và các yếu tố dân gian như trang phục, âm nhạc,
hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian,... đặc biệt tính tương tác cao giữa người
thực hành nghi lễ - thầy đồng và những người dự hầu để gửi gắm, biểu đạt những
mong muốn, khát vọng gửi đến với thần linh những đấng tối cao.
8. Vai trị của tín ngưỡng thờ Mẫu
- Đối với cá nhân: Hoạt động tín ngưỡng giúp mỗi người có thêm niềm tin, sức
mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống; giúp mỗi cá nhân
hiểu rõ hơn về truyền thống, văn hóa, lịch sử của dân tộc thông qua các sự kiện,
hoạt động, lễ hội.

10

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


- Đối với xã hội: Tín ngưỡng giúp con người hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh,
đáp ứng nhu cầu văn hóa, tam linh của con người thông qua các hoạt động giao
lưu; giáo dục, nâng cao nhận thức của mỗi người về các giá trị văn hóa, đạo đức
của cha ơng thơng qua hình thức thờ cúng tổ tiên và những người có cơng với dân
tộc; kết nối gia đình, làng xa, cộng đồng. Ngồi ra, tín ngưỡng cịn giúp bảo tốn,
truyền tải các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian thơng qua các cơng trình đền,
miếu,…. Và các hoạt động giao lưu văn hóa, vă nghệ.

- Một số tiêu cực trong tín ngưỡng thờ Mẫu:
+ Bị kẻ xấu lợi dụng, chống lại nhà nước
+ Tình trạng “bn thần bán thánh” thơng qua hình thức lên đồng: Những kẻ
“buôn thần, bán thánh” đã biến những vị thần thánh, những người có cơng đức
thành đối tượng để trục lợi. Nhiều tín đồ đến với các Mẫu khơng phải đến với cái
tâm trong sáng mà với mục đích rửa sạch tội lỗi, được các thần Mẫu che chở cho
những hành động sai trái của mình trong cuộc sống hàng ngày.
+ Xu hướng “thương mại hóa” ảnh hưởng đến lễ hội dân gian của loại hình thờ
Mẫu: Qua khảo sát, điều tra cho thấy có tới 86% ý kiến lựa chọn nội dung: người
dân tin rằng chỉ cần đến với thần, lễ bái thần là giàu có, là tai quan nạn khỏi, nên
họ bỏ bê công việc làm ăn đẻ chay đua cúng lễ là một trong những ảnh hưởng tiêu
cực của tín ngưỡng thờ Mẫu lên đời sống tinh thần của nhân dân hiện nay.
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu và việc thực hiện các hoạt động lễ hội cũng là những tác
động tiêu cực tới mơi trường văn hóa xã hội: Dân chúng đi lễ hội nhiều gây lãng
phí về thời gian, kinh tế, đưa đến các hệ lụy khác về giao thơng, bán hàng hóa chất
lượng kém xung quanh lễ hội,… Ví dụ: Lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn có tục cướp
lộc vơ tổ chức, gây tình trạng trà đạp lên nhau tranh cướp lộc một cách phản cảm
trong những năm vừa qua, cho nên năm 2019 ban tổ chức lễ hội đã bỏ tục lệ này.

11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Kết luận

Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời và phát triển trong lịng dân tộc; có nhiều giá trị tốt
đẹp, nói lên được vai trò của người phụ nữ Việt Nam, khảng định và tôn vinh
người phụ nữa. Trải quan biến thiên của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng thờ Mẫu
khơng ngừng khẳng định vai trị của mình trong đời sống tâm linh của người Việt;
thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong thế giới thực tại. Tín
ngưỡng thờ Mẫu đã tự biến đổi mình bằng cách dung hợp và tiếp biến những giá
trị của tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác (như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi
giáo,…). Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện ước mơ của người dân về sự sinh sôi nảy
nở đem lại cuộc sống ấm no. Đồng thời, nó cũng chính là lịng tin của con người
vào sự thiêng liêng của các vị Thánh Mẫu và thể hiện đạo lý “uống nước nhờ
nguồn” trong tâm thức của người Việt. Đây cũng chính là giá tri nhân văn và đạo
đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.

12

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Tài liệu tham khảo

(1) />nuoc-504.html, />vai-tro-cua-van-hoa-voi-con-nguoi-va-xa-hoi/ (Khái niệm)
(2) />hoa/#Vai_tro_cua_van_hoa (vai trị, chức năng của văn hóa)
(3) (Các yếu tố của văn hóa)
(4) />the-nao-d2430.html (Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu)

(5) />nguong-tho-mau/ (Q trình, lịch sử phát triển)
(6) (Cấu trúc đền và ban thờ Mẫu)
(7) />viet-nam.htm, />nguong-tho-mau-cua-nguoi-viet-nam-bo.htm (Tài liệu tham khảo)

13

Downloaded by tran quang ()


×