ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––
LÊ THỊ KIỀU VÂN
TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
VÀ TRI NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT
THÔNG QUA MỘT SỐ “TỪ KHÓA”
(So sánh đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh và tiếng Nga)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––
LÊ THỊ KIỀU VÂN
TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
VÀ TRI NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT
THÔNG QUA MỘT SỐ “TỪ KHÓA”
(So sánh đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh và tiếng Nga)
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH – ĐỐI CHIẾU
Mã số: 62.22.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP
Phản biện 1: GS.TS NGUYỄN ĐỨC DÂN
Phản biện 2: GS.TSKH LÝ TOÀN THẮNG
Phản biện 3: GS.TS LÊ QUANG THIÊM
Phản biện độc lập 1: GS.TSKH LÝ TOÀN THẮNG
Phản biện độc lập 2: GS.TS LÊ QUANG THIÊM
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận án
LÊ THỊ KIỀU VÂN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa – tri nhận......................................... 36
Bảng 1.1. Những nhân từ ngữ nghĩa do Anna Wierzbicka đề xuất .............................. 43
Sơ đồ 2.1. Từ khóa “phận” và các ý niệm có liên quan trong tiếng Việt ..................... 66
Bảng 3.1. Ngữ nghĩa của từ “quê” trong tiếng Việt ...................................................... 88
Bảng 3.2. Ngữ nghĩa của từ “homeland” trong tiếng Anh ............................................ 90
Bảng 3.3. Ngữ nghĩa của từ “pодинa” trong tiếng Nga ................................................ 91
Bảng 3.4. So sánh số lƣợng từ, số lƣợng nghĩa và thứ tự các nét nghĩa biểu đạt trong
tiếng Việt-Anh-Nga ....................................................................................... 93
Sơ đồ 3.1. Mơ hình tri nhận khơng gian “lên – về/xuống”, “ra – về ”, “đi – về” ...... 103
Bảng 3.5. Định hƣớng không gian “quê” trong tiếng Việt-Anh-Nga ......................... 105
Bảng 3.6. Phân tích việc sử dụng miền ý niệm chứa “quê” trong tiếng Việt. ............ 114
Bảng 3.6. Phân tích việc sử dụng miền ý niệm chứa “quê” trong tiếng Việt. ............ 115
Bảng 4.1. Phân tích thống kê các miền ý niệm có chứa “mặt” trong tiếng Việt ........ 140
Biểu đồ 4.1. So sánh các miền ý niệm chứa từ khóa “mặt” trong tiếng Việt ............. 141
Poster Presentation ...................................................................................................... 146
Bảng 5.1. Các kết hợp của Động từ + hồn ................................................................. 156
Bảng 5.1. Các kết hợp của Động từ + hồn ................................................................. 157
Bảng 5.2. Kết hợp của X + hồn và hồn + X ............................................................... 157
Sơ đồ 5.1. Sự phân bố các ký hiệu cơ bản của miền ý niệm chứa “hồn” .................. 176
Bảng 5.3. Đối chiếu nội hàm ý nghĩa từ hồn (trong tiếng Việt) với душa (trong tiếng
Nga) và soul (trong tiếng Anh) ................................................................. 189
Sơ đồ 5.2. Ý niệm HỒN/ ДУШA trong tiếng Việt và tiếng Nga .............................. 190
MỘT SỐ QUI ƯỚC VIẾT TẮT
NNNTN:
ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics)
NNTN:
ngữ nghĩa tri nhận (cognitive semantics)
YN:
ý niệm (concept)
YNH :
ý niệm hóa (conceptualization)
YNHTN:
ý niệm học tri nhận (cognitive concept)
SPSS:
Thống kê xã hội học (Statistical Package for the Social
Sciences)
NSM:
Siêu ngôn ngữ ngữ nghĩa tự nhiên (Natural Semantic
Metalanguage)
NN – VH – TN :
ngơn ngữ - văn hóa – tri nhận
NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN
A – TÁC PHẨM TIẾNG VIỆT
1. Nam Cao, Nam Cao toàn tập, T. I, II, Nxb Văn học, Hà Nội 1999
2. Ngyễn Minh Châu, Cỏ lau, Nxb Văn học, Hà Nội 1989
3. Nguyễn Minh Châu, Mùa trái cóc ở Miền Nam, Nxb. Văn Học1994
4. Trương Thị Kim Chi, Rượu, tuyết và hoa, Báo TNCN 72/ 2005
5. Vũ Thư Hiên, Nước Nga xa lạ, VN 35/ 1994
6. Phạm Thị Hoài, Man nương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1995
7. Nguyễn Công Hoan, Truyện ngắn chọn lọc, T. I, II, Nxb. Hội nhà văn, Hà
nội 1999
8. Triệu Huấn, Xin đừng lỗi hẹn, Nxb QĐND, Hà Nội 1990
9. Nguyễn Thị Thu Huệ, Phù thủy, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, 1995
10. Nguyễn Thị Thu Huệ, Tập truyện ngắn, NXb Hội Nhà văn Hà Nội 2003
11. Dương Thu Hương, Những vĩ nhân tỉnh lẻ, Nxb Thanh niên 1988
12. Dương Hướng, Bến không chồng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1998
13. Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, Hà Nội 1991
14. Nguyễn Khải, Người vợ, VNQĐ 45/ 1994Lê Minh Khuê, Truyện ngắn,
Nxb Văn học, 1994
15. Chu Lai, Phố, Nxb Hà Nội, 1993
16. Chu Lai, Vòng tròn bội bạc, Nxb Văn học, Hà Nội 1999
17. Lê Lựu, Thời xa vắng, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 1987
18. Nguyễn Đình Thi, Xung kích, Nxb Văn học, Hà Nội 1986
19. Nguyễn Huy Thiệp, Thương nhớ đồng quê, Nxb Văn Học Hà Nội 1989
20. Nguyễn Quang Thiều, Hai người Đàn bà xóm Trại, VNQĐ 1993
21. Đỗ Tiến Thụy, Sóng ao làng, Báo VNCN 11/ 2005
22. Ngô Tất Tố, Tuyển tập Ngô Tất Tố, Nxb Văn học, Hà Nội 1986
23. Nguyễn Chí Trung, Bức thư từ làng Mực (Truyện ngắn chọn lọc 19601970), Nxb Giải phóng 1970
24. Nguyễn Thị Ngọc Tú, Chỉ còn anh với em, Nxb Văn học, Hà nội 1990
B - TÁC PHẨM TIẾNG NGA
25. М. Ю. Лермонтов (1996), Вадим, Твердый переплет
26. Н. А. Некрасов (1982), Кому на Руси жить хорошо. В полное собрание
сочинений и писем в 15-ти томах. "Наука", Том 5
27. Н. Островский (1982), Как закалялась сталь, Букинистическое издание
28. A. C. Пушкин (1891), Капитанская дочка, Великолепное старинное
издание. С портретом автора с оригинала Райта и 12 рисунками
академика Павла Соколова! Нумерованный экземпляр № 1051.
Антикварное издание
29. А. Н. Толстой (1987), Хождение по мукам, Букинистическое издание
30. Л. Толстой (2009), Война и мир, В 2 книгах. Книга 1. Том 1-2 Твердый
переплет
31. Л. Толстой (1978), Анна Каренина, Букинистическое издание
32. И. С. Тургенев (1983), Дворянское гнезд, Букинистическое издание
33. И. С. Тургенев (1985), Отцы и дети, Букинистическое издание
34. A. Фадеев (1976), Молодая гвардия, Букинистическое издание
35. М. А. Шолохов (2003), Судьба человека, Поднятая целина. Твердый
переплет
36. М. А. Шохолов (2007), Тихий дон, (эксклюзивное подарочное издание)
Кожаный переплет
B - TÁC PHẨM TIẾNG ANH
37. Hawthorne, Nathaniel (1999), Scarlet Letter, Boston: Ticknor, Reed &
Fields, 1850 New York: Bartleby.com
38. Hugo, Victor, Les Miserables, Project Gutenberg". Gutenberg.org. 2008-0622 Retrieved 2009-10-15
39. John Dryden, The Hind and the Panther, London: Jacob Tonson, 1687. Wing
2281. PR 3418 .H5 SMR
40. Swift, Jonathan, Gulliver's Travels, Release Date: June 15, 2009 [eBook
#829], ISO-646-US (US-ASCII)
41. Dickens, Charles, A Chrismas Carol, />42. Shakespear,
William,
King
Richard
III,
/>
43. Joice,
James,
Portrait
of
the
Artist
as
Young
/>
man,
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
QUY ƢỚC VIẾT TẮT
NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ........................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................ .............................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................ ......................... 3
2. Lịch sử vấn đề ........................................................ ............................................. 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................... ......... ....... 11
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 11
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 12
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ................................................... 12
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 12
4.2. Nguồn ngữ liệu .......................................................................................... 14
5. Ý nghĩa khoa học của luận án ........................................................................... 17
6. Bố cục của luận án ............................................................................................. 19
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Đặt vấn đề ...................................... ..................................................................... 21
1.1. Ngơn ngữ và văn hóa ................................................................................ 25
1.2. Ngơn ngữ và tri nhận ................................................................................ 29
1.3. Ngơn ngữ, văn hóa và tri nhận.................................................................. 32
2. Anna Wierzbicka và hƣớng nghiên cứu đặc trƣng văn hóa và tri nhận
qua từ khóa...................................... ................................................................... 37
2.1. Về khái niệm “từ khóa” ............................................................................ 38
2.2. Về khái niệm “siêu ngơn ngữ ngữ nghĩa tự nhiên .................................... 42
3. Từ khóa và hƣớng nghiên cứu của luận án ..................................................... 47
4. Hƣớng tiếp cận ngơn ngữ trên bình diện ngữ nghĩa-tri nhận . ..................... 50
4.1. Ngữ nghĩa tri nhận ................................................................................... 50
4.2. Ý niệm – đơn vị của tƣ duy và ngữ nghĩa ............................................... 53
5. Tiểu kết ............................................................................................................... 57
CHƢƠNG 2. TỪ KHÓA “PHẬN” VÀ CÁC Ý NIỆM
1. Tiểu dẫn ............................................................................................................... 59
2. Từ khóa “phận” và các ý niệm trong tiếng Việt............................................... 61
2.1. Ý niệm SỐ PHẬN– phổ niệm trải nghiệm của con ngƣời ........................... 61
2.2. Ý niệm “PHẬN” trong tiếng Việt .................................................................. 64
2.2.1. Ý niệm THÂN PHẬN, SỐ PHẬN1, SỐ MỆNH biểu thị may rủi,
họa phúc ................................................................................................... 67
2.2.2. Ý niệm VẬN MỆNH2, SỐ KIẾP biểu thị cuộc đời, cuộc sống nói
chung ....................................................................................................... 69
2.2.3. Ý niệm SỐ PHẬN2 biểu thị sự sống, sự tồn tại ................................ 71
2.3. Ý niệm FATE, DESTINY trong tiếng Anh .................................................. 73
2.4. Ý niệm CУДЬБА trong tri nhận và văn hóa Nga ........................................... 75
3. Tiểu kết ................................................................................................................ 79
CHƢƠNG 3. TỪ KHÓA “QUÊ ” VÀ CÁC Ý NIỆM
1. Tiểu dẫn............................................................................................................... 82
2. Từ khóa “quê” và các ý niệm trong tiếng Việt ................................................ 87
2.1. Những đặc điểm khái quát ......................................................................... 87
2.2. Ý niệm QUÊ trong tiếng Việt ...................................................................... 94
2.2.1. Ý niệm QUÊ HƢƠNG ...................................................................... 94
2.2.2. Ý niệm QUÊ .................................................................................... 100
2.2.3.Ý niệm QUÊ-TỈNH ......................................................................... 109
3. Phân tích ngữ liệu và đánh giá ........................................................................ 112
3.1. Phân tích ngữ liệu ...................................................................................... 112
3.2. Cách thức tiến hành ................................................................................... 113
3.3. Đánh giá kết quả ........................................................................................ 116
4. Tiểu kết .............................................................................................................. 118
CHƢƠNG 4. TỪ KHÓA “MẶT” VÀ CÁC Ý NIỆM
1. Tiểu dẫn............................................................................................................. 120
2. Từ khóa “mặt” và các ý niệm trong tiếng Việt.............................................. 123
2.1. Ý niệm MẶT LÀ SỰ HIỆN DIỆN ............................................................ 127
2.2. Ý niệm MẶT biểu trƣng TÍNH CÁCH ..................................................... 128
2.3. Ý niệm MẶT là TÂM ĐIỂM TƢƠNG TÁC ............................................ 132
2.4. Ý niệm MẶT LÀ THỂ DIỆN .................................................................... 135
3. Phân tích ngữ liệu và đánh giá ........................................................................ 138
3.1. Cách thức tiến hành ................................................................................... 141
3.2. Giải thích kết quả ...................................................................................... 142
3.3. Đánh giá kết quả ........................................................................................ 142
4. Tiểu kết ............................................................................................................. 144
CHƢƠNG 5. TỪ KHÓA “HỒN” VÀ CÁC Ý NIỆM
1. Tiểu dẫn............................................................................................................. 147
2. Từ khóa “hồn” và các ý niệm trong tiếng Việt .............................................. 149
2.1. Dữ liệu ngôn ngữ ....................................................................................... 150
2.2. Khả năng kết hợp của từ “hồn”.................................................................. 153
2.3. Ý niệm HỒN – XÁC trong tiếng Việt ....................................................... 158
2.3.1. Ý niệm XÁC .................................................................................... 160
2.3.2. Ý niệm HỒN.................................................................................... 166
3. So sánh ý niệm HỒN tiếng việt với tiếng Anh và tiếng Nga ........................ 176
3.1. Ý niệm ДУША trong tiếng Nga ................................................................ 176
3.1.1. Những dấu hiệu vật lý của ý niệm ДУША ..................................... 176
3.1.2. Các chức năng của ДУША ............................................................. 181
3.2. Ý niệm SOUL trong tiếng Anh .................................................................. 183
3.2.1. Về một số đặc điểm của ý niệm SOUL ........................................... 183
3.2.2. So sánh soul trong các từ điển ......................................................... 184
4. Tiểu kết ............................................................................................................. 190
KẾT LUẬN ................................................................................................... 193
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, ngôn ngữ học tri nhận (NNHTN) hiện đang là một xu hướng
thu hút sự chú ý mạnh mẽ của nhiều nhà nghiên cứu với những tên tuổi đã trở nên
quen thuộc như G. Lakoff, R. Langacker, L. Talmy, R. Jackendoff, G. Fauconnier,
A. Wierzbicka, E. Kubriakova v.v..
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu này mới dừng ở mức vận dụng lý thuyết của
Âu Mỹ vào thực tiễn tiếng Việt và chủ yếu tập trung giới thiệu những vấn đề mấu
chốt của lĩnh vực NNHTN. Không thể không kể đến các nhà nghiên cứu có cơng
lớn trong việc đưa NNHTN vào ngành Việt ngữ học như Lý Toàn Thắng [56], [59],
[60], [61]; Trần Văn Cơ [9], [10]; Nguyễn Đức Dân [16], [17], [18], [19] v.v.. Bên
cạnh đó là hàng loạt những nghiên cứu tuy không trực tiếp bàn về NNHTN nhưng
tinh thần và bản chất lại nằm trong phạm vi khảo sát của NNHTN như của Nguyễn
Đức Tồn [70]; Trần Trương Mỹ Dung [22] và một số luận án tiến sĩ đã được bảo vệ
với các đề tài liên quan đến từ vựng học, ẩn dụ, hoán dụ, về thành ngữ tiếng Việt, về
điển mẫu trong từ vựng và cú pháp v.v.
Một trong những tìm tịi được giới học thuật trên thế giới đánh giá cao về
mặt lý thuyết là đường hướng nghiên cứu mới của A. Wierzbicka với quan niệm
cho rằng mỗi ngôn ngữ đều có một số khơng nhiều các “từ khóa” (key words) phản
ánh những đặc trưng văn hóa cốt lõi của dân tộc sử dụng ngơn ngữ đó. Thơng qua
việc khảo sát các "từ khóa” này, có thể làm sáng tỏ những đặc trưng văn hóa nổi trội
và tri nhận ở một dân tộc trong so sánh với dân tộc khác. Với quan niệm đi từ ngơn
ngữ đến văn hóa và tư duy như vậy, Wierzbicka đã nghiên cứu về các “từ khóa”
trong một số ngơn ngữ như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Đức và tiếng
Nhật; mà sau đó bà tập hợp lại trong cuốn sách nổi tiếng “Understanding Cultures
through their Key Words: English, Russian, Polish, German, Japanese” [216].
2
Ở Việt Nam, theo sự tìm hiểu của chúng tơi, chƣa có bất kỳ một cơng trình
nghiên cứu nào đi theo hƣớng tiếp cận của Wierzbicka, tuy rằng có thể tìm thấy
những cơng trình với những định hƣớng nghiên cứu khác và mối quan hệ giữa ngơn
ngữ với văn hóa và tƣ duy không phải là chƣa đƣợc đề cập đến.
Xét riêng về văn hóa học, có thể thấy rằng trong những cơng trình cơ bản
nghiên cứu về văn hóa Việt Nam của các nhà văn hóa học nhƣ Chu Xuân Diên [20],
Trần Quốc Vƣợng [80], Phan Ngọc [50], Trần Ngọc Thêm [65], Trịnh Sâm [73]
v.v. các tác giả đã đề cập khá kỹ về mối liên quan giữa ngôn ngữ và văn hóa nhƣ
sau: ngơn ngữ là một thành tố cơ bản và quan trọng của văn hóa, chi phối nhiều
thành tố văn hóa khác, là cơng cụ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa.
Tuy nhiên, về phƣơng diện này chúng tôi thấy hầu hết các tác giả chƣa thật sự coi
trọng việc sử dụng các cứ liệu ngôn ngữ, ở đây cụ thể là tiếng Việt, trong việc phân
tích, lập luận, chứng minh cho những luận điểm khoa học của mình về bản sắc văn
hóa Việt Nam. Danh sách các ví dụ là rất hạn chế và chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ
đƣợc dẫn để minh họa cho một vài luận điểm nào đó mà thơi.
Trong khi đó, hiện nay ngơn ngữ học tri nhận đã dành sự quan tâm đặc biệt
đến vấn đề về mối liên hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, cho rằng mối quan hệ này bộc
lộ ra trên ba phƣơng diện: ngôn ngữ biểu hiện (express) hiện thực văn hóa; ngơn
ngữ hiện thân (embody) hiện thực văn hóa; ngơn ngữ biểu trƣng (symbolize) hiện
thực văn hóa. Có thể nói những nghiên cứu cụ thể (case studies) về mối quan hệ
giữa ngơn ngữ và văn hóa (cả với tri nhận) thơng qua những nhóm từ ngữ nhất định
đã đƣợc thật sự đƣợc quan tâm thích đáng và đem lại những kết quả thú vị.
Luận án này trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những ngƣời đi trƣớc,
tham vọng tiến tới mơ tả một cách có hệ thống những vấn đề lý thuyết mang tính cơ
sở, từ đó dùng những dẫn liệu cụ thể của ngơn ngữ nhằm chỉ ra những nét đặc thù
về văn hóa, và hơn nữa chỉ ra đƣợc phƣơng diện tri nhận của ngƣời Việt, trong sự
so sánh đối chiếu với ngƣời nói tiếng Anh và tiếng Nga.
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên nền định hƣớng lý thuyết chung nhƣ đã nêu, chúng tôi đã triển khai cụ
thể vấn đề theo một số quan điểm lý luận của A. Wierzbicka [216] về mối quan hệ
giữa ngôn ngữ, văn hóa và tri nhận.
Nhƣ đã nói ở trên về ý tƣởng lý thuyết của Anna Wierzbicka là: ta có thể
hiểu biết một nền văn hóa thơng qua việc khảo sát ngữ nghĩa của một số “từ khóa”
(key words) nhất định, và bà đã minh họa rất thành công bằng những nghiên cứu cụ
thể qua tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Đức và tiếng Nhật.
Tiếp thu những luận điểm trên của A. Wierzbicka, chúng tôi áp dụng vào
nghiên cứu một số “từ khóa” của tiếng Việt trong sự so sánh đối chiếu với tiếng
Anh và tiếng Nga, nhằm làm nổi rõ những nét bản sắc văn hóa và đồng thời cả
những nét đặc thù về tri nhận của cộng đồng cƣ dân nói các ngơn ngữ này.
Thơng qua việc phân tích ngữ nghĩa của bốn từ khóa “phận”, “mặt”, “hồn”,
và “quê”, luận án sẽ khái quát, đúc kết một số đặc điểm tri nhận của ngƣời Việt liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Ngữ nghĩa của các từ này đƣợc thể hiện một cách trọn
vẹn trong hành chức cụ thể, đặc biệt thông qua thành ngữ, tục ngữ với những văn
cảnh cụ thể thể hiện những miền ý niệm phong phú đƣợc luận án sƣu tầm và chú
thích thỏa đáng. Để làm nổi rõ những đặc thù của tiếng Việt về văn hóa và tri nhận,
chúng tơi cũng tiến hành so sánh đối chiếu với các miền ý niệm tƣơng đƣơng trong
tiếng Anh và tiếng Nga.
Nhìn tổng quát, vấn đề nghiên cứu của chúng tôi sẽ là: ngôn ngữ trong mối
quan hệ với văn hóa và tri nhận. Đây là một vấn đề rất cơ bản của ngôn ngữ học
thời gian gần đây, đặc biệt ở khuynh hƣớng ngôn ngữ học tri nhận, và đang là vấn
đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
Trong vấn đề tổng quát đó, đƣờng hƣớng cụ thể luận án của chúng tôi là: dựa
trên các cứ liệu ngữ nghĩa của một số “từ khóa”, luận án sẽ phân tích và miêu tả
những nét đặc thù về văn hóa và tri nhận của một cộng đồng ngơn ngữ (ở đây là
4
ngƣời Việt trong sự so sánh đối chiếu với cộng đồng ngƣời nói tiếng Anh và tiếng
Nga).
Nhƣ vậy, mục đích nghiên cứu cụ thể của luận án là: tìm hiểu đặc trƣng văn
hóa và tri nhận của ngƣời Việt thơng qua bốn từ khóa “phận”, “mặt”, “hồn” và
“quê” trong so sánh đối chiếu với tiếng Anh và tiếng Nga.
Để đạt đƣợc mục đích trên cần thiết phải trả lời đƣợc câu hỏi sau đây:
Bốn từ khóa nêu trên có đƣợc ngƣời Việt sử dụng trong nhiều cảnh huống
khác nhau, có làm nổi bật nét đặc trƣng văn hóa và cách thức tri nhận của cộng
đồng hay không?
Và để hỗ trợ cho câu hỏi này phải trả lời đƣợc ba câu hỏi phụ sau:
1. Sự sử dụng ngơn ngữ có phản ánh văn hóa và cách tri nhận của một cộng
đồng hay khơng? Nếu có thì mối quan hệ đó đƣợc thể hiện nhƣ thế nào?
2. Dựa vào các tiêu chí nào để chọn lựa các “từ khóa”?
3. Giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nga, đâu là những đặc trƣng mang
tính phổ niệm, đâu là những đặc trƣng mang tính đặc thù?
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Luận án đặt vấn đề tìm hiểu đặc trƣng văn hóa trong mối quan hệ với ngôn
ngữ và tri nhận liên quan đến các khái niệm từ khóa thơng qua những phân tích cụ
thể từ thực tiễn tiếng Việt trong so sánh với tiếng Anh và tiếng Nga. Nhƣ đã biết,
một ngôn ngữ của một cộng đồng dân tộc thể hiện cách thức mà trong đó ngƣời bản
ngữ tri nhận, trải nghiệm về thế giới, ứng xử trong thế giới đó theo bản sắc văn hóa
của dân tộc mình. Theo suy nghĩ của chúng tơi, trong bối cảnh lí thuyết và nghiên
cứu thực tế hiện nay, việc tìm hiểu mối liên hệ giữa ngơn ngữ, văn hóa và tri nhận
là một trong những cách tiếp cận mới nhằm khẳng định hƣớng nghiên cứu những
đặc trƣng văn hóa và tri nhận của một cộng đồng dựa trên những cứ liệu ngơn ngữ
tự nhiên là hồn tồn mang tính khả thi.
5
Nhìn rộng ra thế giới, ý tƣởng cho rằng các ngôn ngữ khác nhau là chỗ dựa
cho sự tri giác khác nhau về tri nhận, về cách nhìn nhận thế giới quan khác nhau, đã
đƣợc Wilhelm von Humboldt (1903) khẳng định từ lâu. Mối liên hệ giữa ngơn ngữ,
văn hóa và tri nhận cũng đƣợc nhà ngôn ngữ học ngƣời Mỹ Benjamin Lee Whorf ngƣời mà G. Lakoff cho là “tiên phong trong ngôn ngữ học”- đề cập đến từ thế kỷ
19. Giống nhƣ Whorf, Lakoff tin rằng những sự khác biệt trong hệ thống ý niệm
ảnh hƣởng một cách đáng kể đến hành vi của chúng ta và rằng điều đó là cực kỳ
quan trọng để hiểu hành vi phụ thuộc nhƣ thế nào vào cách chúng ta suy nghĩ.
Chomsky [100] thì lại ủng hộ cái nhìn đối lập cho rằng các ý niệm là bẩm sinh và
có một đặc tính văn hóa độc lập.
Trong thập kỷ 90 của thế kỉ 20, các nhà ngữ học hiện đại đã công bố hàng
loạt những vấn đề liên quan đến phổ niệm và sự biến đổi trong ngôn ngữ và tƣ duy
– trong đó có Anna Wierzbicka. Khơng giống Whorf - ngƣời đã tập trung vào
những nghiên cứu ngữ pháp, Wierzbicka đã có những cơng trình nhƣ: “Duša (soul),
toska (yearning), sud'ba (fate): Three key concepts in Russian language and Russian
culture” [210]; “Japanese key words and core cultural values” [213]; Semantics,
culture,
and
cognition:
Universal,
human
concepts
in
culture-specific
configurations” [212]; “Lexicon as a key to history, culture, and society.
"Homeland" and "Fatherland" in German, Polish and Russian.” [214], trong đó bà
mơ tả khơng những về từ vựng nói chung mà cịn về những trƣờng từ vựng nói
riêng nhằm khám phá những đặc thù văn hóa gắn với các trƣờng từ vựng (nhƣ
trƣờng từ vựng về cảm xúc…) cũng nhƣ nghiên cứu hành động ngơn từ và các giá
trị văn hóa gắn với hành động ngơn từ. Tác giả cịn nhấn mạnh rằng những ý niệm
từ vựng có liên quan đến văn hóa ảnh hƣởng rất rõ nét lên cách ứng xử và nếp nghĩ
của chúng ta. Bà khẳng định mỗi ngôn ngữ bao gồm vô số những ý niệm đơn giản
bên cạnh hàng loạt những ý niệm phức tạp đƣợc mô tả nhƣ những tập hợp văn hóa
đặc thù và đã tiến hành khảo sát trên cứ liệu tiếng Anh, Nga, Ba Lan, Đức, Nhật
[216].
6
Tiếp bƣớc hƣớng đi mới mẻ này của bà là hàng loạt những nghiên cứu khác
của Cliff Goddard “Keywords, culture and cognition” [127]; “The universal syntax
of semantic primitives” [128] và gần đây là việc nghiên cứu những phân tử ngữ
nghĩa (semantic molecules) trong “Semantic molecules” [130]. Theo tác giả thì một
phân tử ngữ nghĩa là nghĩa từ vựng phức tạp có chức năng nhƣ một đơn vị trung gian
trong cấu trúc của những ý niệm phức tạp khác.
Một vài tác giả khác nhƣ Androula Yiakoumetti và Andreas Papapavlou đã
áp dụng lý thuyết của Wierzbicka về siêu ngôn ngữ (metalanguage) vào việc tƣờng
giải những từ mang tính văn hóa đặc thù thơng qua việc phân tích nghĩa của bảy từ
đƣợc chọn làm từ khóa để tìm hiểu đặc trƣng văn hóa của ngƣời Hy lạp trong cơng
trình “Evaluation of cultural universality with reference to culture-specific lexicon
in Greek [219].
Cũng theo khuynh hƣớng này, Ning Yu đã áp dụng một số khái niệm của
NNHTN về ẩn dụ, hốn dụ, các mơ hình văn hóa, về tính nghiệm thân trong các
cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ và văn hóa Trung Quốc so sánh với tiếng Anh nhƣ:
“Metaphorical expressions of anger and happiness in English and Chinese.” [221];
“The Contemporary Theory of Metaphor: A Perspective from Chinese” [222]. Tác
giả đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn mới về tính đa dạng của ngơn ngữ từ đó nêu
bật những khác biệt về văn hóa và tri nhận giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây.
Những nghiên cứu của tác giả từ quan điểm NNHTN về các từ chỉ bộ phận cơ thể
ngƣời là những bằng chứng ngôn ngữ học chỉ ra sự ý niệm hóa về cảm xúc, khả
năng tinh thần, đặc điểm tính cách, giá trị văn hóa thể hiện trong các nền văn hóa
làm sáng tỏ bản chất và thể hiện sự tri nhận con ngƣời thông qua các ngôn ngữ khác
nhau đã vƣợt khỏi cầu nối ngơn ngữ - văn hóa - tri nhận (NN – VH – TN), góp phần
quan trọng trong việc chỉ ra cách nhìn nhận và hiểu biết của chúng ta về cả hai khía
cạnh phổ qt và khơng phổ qt của con ngƣời “Body and emotion: Body parts in
Chinese expression of emotion” [224]; “Heart and cognition in ancient Chinese
philosophy” [226]; “From Body to Meaning in Culture” [227].
7
Ở Việt Nam, nhƣ đã đề cập ở trên, cho đến nay thì hầu nhƣ chƣa có những
chun khảo hay bài báo nào đề cập đến nghiên cứu theo hƣớng đi từ việc phân tích
từ khóa để tìm hiểu đặc trƣng văn hóa và tri nhận của ngƣời Việt thơng qua các từ
khóa.
Tuy nhiên điểm qua một cách sơ lƣợc, chúng tơi nhận thấy về phía các nhà
Việt ngữ học, cũng đã có một số tác giả chú ý đến những đặc trƣng văn hóa-dân tộc
của tiếng Việt trong việc nghiên cứu ngữ nghĩa của từ, thành ngữ, phƣơng ngữ, tƣ
duy và ngôn ngữ, giao tiếp của ngƣời Việt. Chẳng hạn nhƣ cơng trình của Nguyễn
Lai [42, tr. 191-199] đã đi sâu nghiên cứu sự phát triển nghĩa của nhóm từ này đồng
thời với sự phát triển nhận thức, tƣ duy của ngƣời Việt. Hồ Lê trong cơng trình Cấu
tạo từ tiếng Việt hiện đại [46] đã nêu lên những vấn đề cơ bản của từ, cơ chế hình
thành và việc nhận diện từ trong tiếng Việt. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp với cơng
trình Lƣợc sử Việt ngữ học [32] đã đƣa ra cái nhìn khá tổng quan về lịch sử nghiên
cứu tiếng Việt, mối quan hệ giữa tiếng Việt với các ngành khoa học xã hội khác.
Nguyễn Huy Cẩn đã giới thiệu một số hƣớng nghiên cứu mới có tính liên ngành của
Việt Ngữ học trong cơng trình Việt ngữ học dƣới ánh sáng các lý thuyết hiện đại [2].
Về phía các nhà ngơn ngữ tri nhận, cho đến nay cũng có khá nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này: Lý Tồn Thắng, trong Sự hình dung không gian
trong ngữ nghĩa của các loại từ và danh từ chỉ đơn vị [56] đã phân tích cách thức
ngƣời Việt dùng các loại từ để mô tả các thuộc tính khơng gian của vật thể (nhƣ
hình dáng, kích cỡ, tƣ thế), từ đó chỉ ra cách thức riêng của ngƣời Việt trong việc ý
niệm hóa, phân loại và mơ tả thế giới khách quan từ góc nhìn của ngơn ngữ học tri
nhận. Trong Đặc trƣng văn hóa-dân tộc của ngôn ngữ và tƣ duy [71], Nguyễn Đức
Tồn khẳng định nét đặc trƣng này dựa trên các bình diện tri giác, phạm trù hóa hiện
thực khách quan và “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”, định danh, ngữ nghĩa các
trƣờng từ vựng và tƣ duy liên tƣởng, điểm quan trọng là tác giả chứng minh đƣợc
rằng tƣ duy ngôn ngữ ở ngƣời Việt mang tính cụ thể, hành động là kiểu “tƣ duy
thiên về tƣ duy hình tƣợng” và vì thế thích hợp với loại hình sáng tạo nghệ thuật.
8
Không thể không kể đến hai cuốn chuyên khảo gần đây của tác giả Trần Văn Cơ [9]
và [10] trong đó tác giả đã trình bày hàng loạt các vấn đế tổng quan thuộc về khoa
học tri nhận nhằm giúp độc giả có cái nhìn khái qt về NNHTN. Đi sâu vào những
vấn đề cụ thể hơn, Trần Trƣơng Mỹ Dung trong Tìm hiểu ý niệm “buồn” trong
tiếng Nga và tiếng Anh [22] đã bƣớc đầu xác định tính dân tộc của ý niệm thơng qua
các phân tích cụ thể của ngôn ngữ.
Cần phải kể đến một số nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân, nhƣ “Những
nghịch lý ngữ nghĩa [16]; Những giới từ không gian: Sự chuyển nghĩa và ẩn dụ [17]
đề cập đến những từ nhƣ trên-dƣới, trƣớc-sau, gần-xa, trong-ngoài là những cặp
khái niệm nguyên thủy trong “nhận thức” không gian liên hệ tới sự tồn tại, vận
động của con ngƣời; hay “Cái bụng chứa ... tinh thần” [18]; “Nƣớc” - một từ đặc
Việt” [19]; cũng đề cập đến những vấn đề cụ thể trong tiếng Việt từ góc nhìn của ngơn
ngữ học tri nhận.
Nhìn vấn đề rộng hơn từ góc độ văn hóa học, chúng ta thấy một số nhà văn
hóa học nhƣ Chu Xuân Diên đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết và phƣơng
pháp, đề cập đến lịch sử hình thành khoa học văn hóa dân gian, về văn hóa Việt
Nam, hay Trần Quốc Vƣợng thực hiện lối tiếp cận liên ngành, đa ngành và xuyên
ngành giữa Khảo cổ học với Nhân học, Văn hóa học trong nghiên cứu. Trong một
cơng trình đƣợc tái bản nhiều lần, Trần Ngọc Thêm [65] cho rằng nghiên cứu quan
hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa đã trải qua ba thời kỳ, kể từ Humboldt cuối thế kỷ
XIX với luận điểm coi “ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc” đến thời kỳ thứ hai từ
những năm 1930 với giả thuyết E.Sapir- Whorf và thời kỳ thứ ba là từ những năm
1950 với Claude Levi-Strauss. Hiện nay đã là thời kỳ thứ tƣ với hầu hết các tác giả
quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nói chung, mối quan hệ giữa
cái bộ phận với cái tồn thể giữa hai đối tƣợng ngơn ngữ và văn hóa dẫn đến quan
hệ tƣơng hỗ giữa hai thành phần ngơn ngữ học và văn hóa học nói riêng.
Theo cách nhìn nhận của nhà văn hóa học Phan Ngọc [51,tr.17] văn hóa
đƣợc biểu hiện qua kiểu lựa chọn của một cá nhân hay cộng đồng, thì bản sắc văn
9
hóa dân tộc là những kiểu lựa chọn đƣợc quy định từ “những mục đích bất biến”, từ
những “nhu cầu của tâm thức” của một dân tộc. Trong khi những kiểu lựa chọn tất
yếu phải có những thay đổi nhất định do hồn cảnh lịch sử, mơi trƣờng sinh sống,
tiếp xúc văn hóa mang lại, thì những nhu cầu của tâm thức dân tộc về cơ bản là
tƣơng đối bền vững.
Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tƣợng trong óc ngƣời một cá nhân
hay một tộc ngƣời với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc
ngƣời này mơ hình hóa theo cái mơ hình tồn tại trong biểu tƣợng. Điều biểu
hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dƣới hình thức dễ thấy
nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc ngƣời, khác
các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc ngƣời khác. [51,tr.17]
Cũng theo tác giả, con ngƣời Việt Nam sinh ra đã có một Tổ quốc, với một
lịch sử riêng, một gia tài văn hóa riêng, và những yêu cầu khách quan về Tổ quốc,
gia đình, thân phận, diện mạo không thuộc quyền lựa chọn của anh ta. Và tác giả
đúc kết hệ thống nhu cầu tâm thức của bản sắc văn hóa Việt Nam là bao gồm bốn
thành tố chính: Tổ quốc - Gia đình - Thân phận - Diện mạo tƣơng ứng với 4 F:
Fatherland – Family – Fate – Face trong tiếng Anh.
Điểm lại tình hình nghiên cứu nhƣ trên đây, có thể thấy rằng ở Việt Nam,
mặc dù đã có những cố gắng trong cách tiếp cận ngơn ngữ-văn hóa-tƣ duy, nhƣng
cho đến nay vẫn chƣa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu và tồn diện đi từ
những dẫn liệu cụ thể của ngơn ngữ để chỉ ra những nét đặc trƣng văn hóa nổi trội
và sự tri nhận của cộng đồng ngƣời Việt, đặc biệt là chƣa hề có cơng trình so sánh
đối chiếu với các ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Anh, tiếng Nga.
Luận án đã lựa chọn để triển khai nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu đặc trƣng văn
hóa và tri nhận của ngƣời Việt thơng qua các từ khóa (so sánh đối chiếu tiếng Việt
với tiếng Anh và tiếng Nga)” nhằm một mặt, tiếp thu những luận điểm của những nhà
nghiên cứu đi trƣớc, đặc biệt là đi theo hƣớng tiếp cận vấn đề của Anna Wierzbicka: tiến
hành nghiên cứu đặc trƣng văn hóa thơng qua yếu tố cơ bản “từ khóa” của các từ ngữ
10
ngôn ngữ, mặt khác chỉ ra cách thức con ngƣời tri giác về thế giới khách quan thơng
qua lăng kính ngơn ngữ của mình.
Trong khi chọn lựa “từ khóa” thể hiện nét văn hóa Việt và nhu cầu tâm thức
của ngƣời Việt, chúng tơi đồng tình với quan điểm của tác giả Phan Ngọc về bốn
yếu tố bất biến (4F) trong tâm thức ngƣời Việt. Mặt khác, vì Phan Ngọc tiếp cận
vấn đề từ góc độ văn hóa, nên theo cách hình dung của chúng tơi, từ bình diện ngơn
ngữ, vấn đề chƣa đƣợc giải thích một cách thỏa đáng. Cụ thể là chúng tơi đồng tình
với tác giả ở khía cạnh: ngƣời Việt Nam là con ngƣời tổ quốc luận, bằng chứng từ
lịch sử kháng chiến giữ nƣớc của dân tộc Việt là có sức thuyết phục; đặc biệt là phụ
nữ có ý thức rất rõ về thân phận mình và là những con ngƣời văn hóa nhân cách
luận, vì thế diện mạo, vị thế của bản thân trƣớc cộng đồng xã hội đƣợc đề cao; tuy
nhiên chúng tôi khơng coi yếu tố gia đình là một trong bốn yếu tố bất biến trong
tâm thức của ngƣời Việt vì, cũng theo tác giả, yếu tố này luôn bị ràng buộc bởi các
quy định, các chuẩn mực giá trị, bởi sự kiểm tra và sự tác động của xã hội. Theo
chúng tơi, từ hồn đƣợc thay thế cho gia đình trong bức tranh ngôn ngữ của ngƣời
Việt thời hiện đại bởi vì cộng đồng ngƣời nói ngơn ngữ nào cũng đều chứa những
khái niệm phổ quát về gia đình, nét đặc thù nếu có chỉ là những chấm phá khá mờ
nhạt.
Chúng tôi tiến hành khai thác những dẫn liệu ngôn ngữ cụ thể (tiếng Việt so
sánh với tiếng Anh và tiếng Nga) và thông qua số liệu điều tra xã hội học để chỉ ra
những ý niệm ngƣời Việt dùng để biểu đạt bức tranh thế giới thông qua ngôn ngữ là
khác biệt với các ngôn ngữ khác khi biểu đạt cùng miền ý niệm. Bởi vì trong các cấu
trúc và q trình tri nhận - mà ngơn ngữ chỉ là một trong số đó - đều phản ánh một
“lối nghĩ riêng” của cộng đồng bản ngữ về các sự vật và sự tình của thế giới hiện
thực, cho ta thấy có những giới hạn và ràng buộc của văn hóa lên lối nghĩ ấy. Đây
chính là tƣ tƣởng chủ đạo mà luận án dựa vào để từ đó tìm hiểu đặc trƣng văn hóa
và tri nhận của ngƣời Việt.
11
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhƣ vậy, theo lập luận về văn hóa và nhu cầu tâm thức ngƣời Việt của tác
giả Phan Ngọc, đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu sẽ là 4F nêu trên. Tuy nhiên, trong
quá trình nghiên cứu trên cứ liệu tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nga, dƣờng nhƣ F2
(Family) là mang tính phổ quát - tập hợp những ngƣời cùng sống chung gắn bó với
nhau bằng quan hệ hơn nhân và dòng máu thể hiện trong các từ điển [54]; [229] và
[253] vì vậy nghiên cứu từ “gia đình” nhƣ một từ khóa là chƣa thỏa đáng trong văn
hóa Việt xét từ bình diện ngơn ngữ, chƣa nêu bật đƣợc những nổi trội văn hóa của
ngƣời Việt trong so sánh với những từ tƣơng đƣơng family và семья trong tiếng
Anh và tiếng Nga.
Vì thế việc phân tích điều tra xã hội học đã đƣợc tiến hành để thay thế từ
khóa gia đình bằng một từ khác. Bằng cách liệt kê các từ khóa trong các ngơn ngữ
tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Đức, tiếng Nhật của Wierzbicka, chúng
tôi thiết lập bảng câu hỏi điều tra trên 83 đối tƣợng sinh viên khoa Ngữ văn và khoa
Hóa của Đại học Sƣ Phạm TP. HCM. Kết quả là cả từ “hồn/ linh hồn/ tâm hồn”
đƣợc lựa chọn với tần suất khá cao.
Cụ thể, đối tƣợng nghiên cứu của luận án là phân tích bốn từ khóa: “PHẬN”,
“Q”, “MẶT”, “HỒN” từ góc độ tri nhận nói chung, và cụ thể hơn là từ góc độ
ngữ nghĩa học tri nhận (cognitive semantics). Tức nghiên cứu chính ý nghĩa của từ
và hình thức diễn đạt các ý niệm đƣợc biểu thị qua ngôn ngữ, đồng thời mô tả các
phƣơng thức phạm trù hóa ý niệm trong bức tranh thế giới bằng ngơn ngữ để tìm
hiểu đặc trƣng văn hóa-tri nhận của ngƣời Việt. Đây là một hƣớng đi mới với nhiều
hứa hẹn khả quan không chỉ trong nghiên cứu tiếng Việt nhằm lƣu giữ, bảo tồn và
phát triển mà cịn góp thêm tiếng nói trong giảng dạy và học tập tiếng nƣớc ngoài.
12
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong NNHTN, ngữ nghĩa học là sự ý niệm hóa (conceptualization), các đơn
vị ngơn ngữ (từ ngữ, kết cấu) đều biểu đạt các ý niệm và những ý niệm này đều
tƣơng ứng với các ý nghĩa của những đơn vị ngơn từ đó. [158].
Chúng tơi tiến hành phân tích bốn miền ý niệm “SỐ PHẬN – QUÊ HƢƠNG
– DIỆN MẠO – LINH HỒN” so sánh đối dịch tƣơng đƣơng với bốn ý niệm “FATE
– HOMELAND – FACE – SOUL” trong tiếng Anh và “СУДЬБА – РОДИНА –
ЛИЦО – ДУША” trong tiếng Nga, sử dụng phần mềm SPSS để có những thơng số
cụ thể nhằm chỉ ra sự khác biệt đáng kể về những ý niệm ngƣời Việt biểu đạt trong
bức tranh thế giới bằng ngôn ngữ so với cộng đồng ngƣời nói tiếng Anh và tiếng
Nga. Bởi vì cấu trúc ngữ nghĩa của ngơn ngữ cũng nhƣ cách nhìn thế giới khơng
hồn tồn mang tính phổ qt mà cịn mang tính đặc thù nên những cộng đồng
ngơn ngữ khác nhau sẽ có phần nhìn nhận thế giới khơng giống nhau thơng qua lăng
kính của mình.
Vì khn khổ của luận án có giới hạn mà khối lƣợng tri thức về ngành khoa
học mới mẻ này (NNHTN) lại rất đa dạng và phong phú, luận án sẽ không đi sâu
phân tích các từ khóa dựa vào khung phân tích văn hóa độc lập (culturalindependent analytical framework) “siêu ngơn ngữ ngữ nghĩa tự nhiên” (natural
semantic metalanguage – NSM) do Anna Wierzbicka khởi xƣớng. Và chúng tôi
cũng không xem xét vấn đề trên mọi bình diện của NNHTN nhƣ: phạm trù mơ hình
nguồn-đích, lý thuyết điển dạng, thuyết pha trộn (blending theory) hay những lĩnh
vực khác để lý giải vấn đề của mình.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, ngồi các phƣơng pháp quen thuộc mà bất cứ
cơng trình nghiên cứu, dù khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội đều đề cập đến:
13
chúng tôi cố gắng sử dụng và phối hợp các phƣơng pháp khảo sát, nghiên cứu khác
nhau. Đặc biệt chúng tôi quan tâm đến một số phƣơng pháp nhƣ:
Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
Muốn có nhận xét mang tính tổng hợp, chúng tơi phải tìm hiểu tƣ liệu là các
yếu tố của ngơn ngữ, phân tích từng yếu tố một để xác minh vấn đề. Phƣơng pháp
này bƣớc đầu giúp chúng tôi thấy rõ hơn bản chất của đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp so sánh đối chiếu
Vận dụng phƣơng pháp này, ngƣời viết muốn làm rõ hơn, thuyết phục hơn về
những vấn đề đặt ra trong luận án. Chúng tôi cố gắng đối chiếu, so sánh với tiếng
Anh, tiếng Nga để làm nổi bật những đặc trƣng ngữ nghĩa của các từ khóa tiếng
Việt, từ đó hy vọng tìm ra những tƣơng đồng và khác biệt về văn hóa và tƣ duy của
ngƣời Việt.
Phƣơng pháp thống kê – phân loại
Nhờ phƣơng pháp thống kê-phân loại, luận án có thể đƣa ra những chứng cứ
cụ thể, chính xác trong quá trình nghiên cứu, giúp cho việc trình bày những luận
điểm của luận án tăng thêm tính thuyết phục.
Phƣơng pháp phân tích thành tố
Đây là phƣơng pháp quen thuộc trong ngữ nghĩa học, đặc biệt trong ngữ
nghĩa học từ vựng. Khi phân tích ngữ nghĩa của các “từ khóa”, chúng tơi sử dụng
phƣơng pháp này để làm nổi rõ các nét nghĩa và con đƣờng chuyển hóa nghĩa của các
“từ khóa” trong tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nga.
Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp này
thông qua phiếu điều tra để tìm hiểu phản ứng của ngƣời bản ngữ nói các ngơn ngữ
Việt, Nga và Anh nhằm làm rõ thêm cảm thức của cộng đồng nói ngơn ngữ đó, đo