Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài tập học kỳ môn Thanh tra, Khiếu tố trường Đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.98 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MÔN:

THANH TRA, KHIẾU TỐ

ĐỀ BÀI: 03
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

HỌ TÊN
MSSV
LỚP
NHÓM :

Hà Nội, 2021

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................................1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHIẾU NẠI...............................................1
1. Khái niệm khiếu nại...........................................................................................1
2. người khiếu nại:................................................................................................2
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG........................................................................3
1, Việc khiếu nại của doanh nghiệp A cần được thực hiện như thế nào?.............3
2, Theo quy định của pháp luật, khiếu nại của doanh nghiệp A có được thụ lý
giải quyết hay không? Tại sao?.............................................................................6
3, Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành hãy đánh giá về hành vi của


thành viên Đoàn thanh tra trong vụ việc nêu trên?..............................................7
KẾT LUẬN.........................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................11

ĐỀ BÀI: ĐỀ 03

Tháng 3/2020 doanh nghiệp A bị thanh tra Sở Y tế tỉnh H tiến hành thanh tra
về an toàn thực phẩm. Khi chưa có Kết luận thanh tra thì một thành viên Đồn
thanh tra đã chia sẻ với phóng viên một số báo thông tin sản phẩm của doanh
nghiệp không bảo đảm an tồn thực phẩm và các thơng tin này đã được các báo
đăng tải. Ngày 10/4/2020, doanh nghiệp nhận được Kết luận thanh tra, trong đó
ghi rõ doanh nghiệp A chưa tuân thủ các quy định về ghi nhãn mác sản phẩm
liên quan đến an toàn thực phẩm mà khơng kết luận doanh nghiệp vi phạm về an
tồn sản phẩm. Mặc dù vậy, các thông tin được đăng tải trước đó trên báo đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày 12/8/2020 doanh nghiệp A khiếu nại đến Giám đốc Sở Y tế tỉnh H về
vụ việc trên.

Hỏi:
1, Việc khiếu nại của doanh nghiệp A cần được thực hiện như thế nào? (3
điểm)
2, Theo quy định của pháp luật, khiếu nại của doanh nghiệp A có được thụ
lý giải quyết hay không? Tại sao? (4 điểm)
3, Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành hãy đánh giá về hành vi của
thành viên Đoàn thanh tra trong vụ việc nêu trên? (3 điểm)

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giải
quyết khiếu nại của cơng dân. Chính sách, pháp luật về khiếu nại và giải quyết

khiếu nại ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước. để tạo cơ sở pháp lí cho cơng dân bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp khi bị xâm phạm, tạo cơ sở pháp lí cho cơng dân giám sát các hoạt
động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước và ngăn ngừa đấu tranh,phòng
chống các loại tội phạm. Nhận thức được tầm quan trọng đó, vì vậy trong bài tập
học kì này em xin tìm hiểu rõ hơn về cácquy định liên quan đến khiếu nại, các
điều kiện để được thụ lý giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, quyền và nghĩ
vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại. tất cả những vấn đề đó đều được
thể hiện trong tình huống 3.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHIẾU NẠI
1. Khái niệm khiếu nại.

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định
trong Hiến Pháp và được quy định cụ thể hơn tại Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại
2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Như vậy, xét về bản chất việc thực hiện quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ
giữa Nhà nước và cơng dân mà trong đó bên đi khiếu nại luôn luôn là công dân
(hoặc cơ quan, tổ chức trong một số trường hợp) chịu sự tác động trực tiếp của
quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Cịn bên bị khiếu nại là cơ quan hành
chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước


Mục đích của việc khiếu nại trước hết là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khiếu nại khỏi bị xâm hại bởi những việc làm, những quyết
định, chính sách trái pháp luật của các cơ quan nhà nước và người có thẩm
quyền trong các cơ quan nhà nước. Suy rộng ra mục đích của khiếu nại chính là

1

nhằm bảo đảm cho các quy định pháp luật liên quan tới các quyền, lợi ích của cơ
quan, tổ chức, công dân được thực hiện nghiêm chỉnh; giúp cho hoạt động quản
lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức nhà nước có hiệu quả, các quyết định,
hành vi hành chính trái pháp luật được sửa đổi hoặc bãi bỏ kịp thời, ngăn ngừa
các vi phạm pháp luật có thể xảy ra từ phía những người thực thi cơng vụ… góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại sẽ phát sinh những quan hệ pháp luật
nhất định như:
– Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ,
công chức.
– Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các
cơ quan hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ
quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu chính là cơ quan đã có
quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
2. người khiếu nại:

Khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại quy định người khiếu nại là công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện việc khiếu nại. Cơ quan, tổ chức
có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức của mình, cán bộ, cơng chức có quyền khiếu nại

đối với quyết định kỷ luật của mình.

Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trường hợp khơng có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc vì lý do khách quan, theo quy định của
pháp luật dân sự, thì cơng dân phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám
hộ để thực hiện khiếu nại; cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại phải
thông qua người đại diện hợp pháp.

Các chủ thể thực hiện quyền khiếu nại phải là đối tượng chịu sự tác động trực
tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; việc khiếu nại
phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định

Luật Khiếu nại cũng quy định việc khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức
nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của Luật khiếu nại trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hịa XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham
gia có quy định khác.

2

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc
vì lý do khách quan khác mà khơng thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho
cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Người khiếu nại có
thể tự mình hoặc uỷ quyền cho ngườikhác khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại và được quyền rút khiếunại. Người khiếu nại có quyền
khiếu nại lần thứ hai hoặc khởi kiện ra Tồ án khi khơng đồng ý với quyết định
giải quyết khiếu nại mà không cần phải có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu
nại khơng đúng pháp luật. Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại lần đầu là cơ quan có người thực hiện hành vi hành chính hoặc người đãra
quyết định hành chính. Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết

định giảiquyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không
được.
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Theo như tình huống:
Người khiếu nại: doanh nghiệp A
Người bị khiếu nại: thành viên Đoàn thanh tra sở Y tế tỉnh H
Người giải quyết khiếu nại: giám đốc sở Y tế tỉnh H
Đối tượng khiếu nại: về một hành vi hành chính của một thành viên Đồn thanh
tra đã chia sẻ với phóng viên một số báo thơng tin sản phẩm của doanh nghiệp
khơng bảo đảm an tồn thực phẩm và các thông tin này đã được các báo đăng
tải. mà chưa có kết luận chính thức của đồn thanh tra.
1, Việc khiếu nại của doanh nghiệp A cần được thực hiện như thế nào?

Luật khiếu nại 2011 đã quy định: “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải
được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai,
dân chủ và kịp thời.” Theo đó, khi có căn cứ cho rằng có quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước… là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì cơng dân, cơ quan, tổ chức có thể đề
nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định và hành vi
đó. Như vậy, Khi có căn cứ cho rằng, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước: đó là việc một thành viên Đồn thanh tra đã chia sẻ với phóng
viên một số báo thơng tin sản phẩm của doanh nghiệp không bảo đảm an tồn
thực phẩm và các thơng tin này đã được các báo đăng tải khi chưa có Kết luận
thanh tra đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

3

của doanh nghiệp A, thì doanh nghiệp A có thể đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định và hành vi đó. Để thực hiện việc
khiếu nại thì doanh nghiệp A phải nộp đơn khiếu nại và để đơn khiếu nại được

thụ lý thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất về chủ thể khiếu nại các nhóm chủ thể sau đây có quyền khiếu nại:
cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, tổ chức,
cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (Khoản 1,2 Điều 2; Khoản 1,2 Điều 3 Luật
Khiếu nại 2011). Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, cơ quan, tổ chức
có quyền khiếu nại bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị
vũ trang nhân dân. Việc quy định cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại xuất phát
từ thực tiễn qua cơng tác quản lý nhà nước cho thấy các cơ quan, tổ chức cũng
bị tác động, bị ảnh hưởng bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước; do đó, nếu có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức mình bị xâm phạm thì cơ quan, tổ chức đó cũng có quyền khiếu
nại.

Theo đó, Điều kiện để trở thành chủ thể của khiếu nại phải có liên quan trực
tiếp tới người khiếu nại mà người khiếu nại cho rằng đối tượng khiếu nại là trái
pháp luật, xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình - là người bị
tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ
luật. Như vậy, nếu như đối tượng khiếu nại không liên quan trực tiếp đến người
khiếu nại thì họ khơng có quyền khiếu nại. Nói cách khác là họ không đủ điều
kiện trở thành chủ thể khiếu nại. Doanh nghiệp A bị thanh tra Sở Y tế tỉnh H
tiến hành thanh tra về an toàn thực phẩm, sau đó là việc một thành viên Đồn
thanh tra đã chia sẻ với phóng viên một số báo thơng tin sản phẩm của doanh
nghiệp khơng bảo đảm an tồn thực phẩm và các thông tin này đã được các báo
đăng tải khi chưa có Kết luận thanh tra qua đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp A, sau đó doanh nghiệp
A tiến hành khiếu nại đến Giám đốc Sở Y tế tỉnh H. Do đó doanh nghiệp A thỏa
mạn những điều kiện về chủ thể khiếu nại.


Thứ hai, về đối tượng của khiếu nại. Đối tượng của khiếu nại chỉ là quyết
định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Không thể

4

khiếu nại về hoạt động hành chính nói chung mà phải khiếu nại về một hoạt
động cụ thể, được biểu hiện dưới một hình thức nhất định. đối với quyết định
hành chính thì phải là quyết định hành chính cá biệt (Xử lý một vấn đề cụ thể,
được áp dụng một lần, áp dụng cho một đối tượng hoặc một số đối tượng). Đối
với hành vi hành chính phải là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Đối với quyết định kỷ
luật phải là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để
áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, cơng chức. Ngồi ra
quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không được thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật khiếu nại, đó là những quyết định
hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo tổ
chức, thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính
thuộc phạm vi bí mật nhà nước… Doanh nghiệp A khiếu nại về việc bị thanh tra
Sở Y tế tiến hành thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một hành vi
hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực
hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định cúa pháp luật. Hành vi này đã ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp A - làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy,
đối tượng khiếu nại trong trường hợp này là hành vi chia sẽ thông tin sai sự thật
khi chưa có quyết định cuối cuồi của cơ quan có thẩm quyền của một thành viên
Đoàn thanh tra.


Thứ ba, về hình thức khiếu nại, Theo quy định tại Điều 33 Luật Khiếu nại, tố
cáo thì người khiếu nại có thể khiếu nại bằng một trong ba hình thức: Khiếu
nại bằng đơn, khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại thông qua người đại diện. Việc
khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải có
đầy đủ các thơng tin cần thiết theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại
năm 2011 và đơn khiếu nại phải được người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ;
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại
hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại bằng
văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản;
Trường hợp nhiều người khiếu nại cùng một nội dung thì hướng dẫn họ cử
người đại diện. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện

5

thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng
minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của
Luật này. Khoản 2 điều 5 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật khiếu
nại 2011 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/12/2020 quy định về việc đại diện thực
hiện việc khiếu nại như sau: Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông
qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ
chức được ủy quyền cho Luật sư hoặc người khác có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự thực hiện việc khiếu nại. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện
hành, Doanh nghiệp A có thể tiến hành khiếu nại trực tiếp hoặc làm đơn khiếu
nại và có thể thông qua người đại diện theo pháp luật để tiến hành khiếu nại
đến Giám đốc Sở Y tế tỉnh H về vụ việc trên.

Thứ tư, về thời hiệu khiếu nại. Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính
hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người

khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau,
thiên tai, địch họa, đi cơng tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách
quan khác thì thời gian có trở ngại đó khơng tính vào thời hiệu khiếu nại.

Như vậy để thực hiện việc khiếu nại, doanh nghiệp A phải nộp đơn khiếu nại,
khiếu tại trực tiếp hoặc với giám đốc sở y tế tỉnh H trong vòng 90 ngày, kể từ
ngày nhận được Kết luận thanh tra – khi cho rằng doanh nghiệp A chưa tuân thủ
các quy định về ghi nhãn mác sản phẩm liên quan đến an tồn thực phẩm mà
khơng kết luận doanh nghiệp vi phạm về an toàn sản phẩm
2, Theo quy định của pháp luật, khiếu nại của doanh nghiệp A có được thụ lý
giải quyết hay không? Tại sao? (4 điểm)

Trong việc xác định các điều kiệm để doanh nghiệp A có thể thực hiện việc
khiếu nại đến Giám đốc Sở Y tế tỉnh H về vụ việc trên được nêu trong câu hỏi
thứ nhất thì có 1 điều kiện doanh nghiệp A khơng đáp ứng được đó là về thời
hiệu khiếu nại được quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011, vì vậy, trong
tình huống này việc khiếu nại của doanh nghiệp A sẽ không được thụ lý giải
quyết.

Giải thích lý do:
Theo Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011 thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể
từ ngày nhận được quyết định xử phạt hoặc biết được quyêt định xử phạt (không
kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt). Trong ngày thứ 90, kể từ ngày nhận
được quyết định xử phạt hoặc biết được quyết định xử phạt thì vẫn được xem là

6

chưa hết thời hiệu, do đó, việc khiếu nại vẫn được thụ lý, giải quyết. Nếu quá
ngày 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt hoặc biết được quyết
định xử phạt mà khơng có lý do chính đáng thì việc khiếu nại đó khơng được thụ

lý giải quyết.

Hiện nay, luật khiếu nại năm 2011 có 02 cách quy định về thời gian để tính
thời hạn, thời hiệu gồm “ngày” và “ ngày làm việc”. Tùy từng điều luật, nếu
điều luật đó quy định rõ là “ ngày” hay “ ngày làm việc” thì cách tính thời gian
sẽ áp dụng theo quy định của điều luật đó. Tại điều 9 luật khiếu nại 2011 quy
định thời gian để tính thời hiệu khiếu nại là ngày, do đó “90 ngày” sẽ bao gồm
cả ngày nghỉ lễ, tết hoặc ngày thứ 7, chủ nhật. Trong trường hợp phát sinh ốm
đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại
khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo
đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó khơng tính vào thời hiệu khiếu nại.

Theo quy định của pháp luật thì khiếu nại của doanh nghiệp A không được
thụ lý giải quyết vì: Theo quy định của pháp luật, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày,
kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành
chính, hành vi hành chính. Trong tình huống trên, doanh nghiệp A bị thanh tra
Sở Y tế tiến hành thanh tra vào tháng 3/2020 và đến 10/04/2020 thì có Kết luận
thanh tra; tuy nhiên đến 12/8/2020 thì doanh nghiệp A mới tiến hành khiếu nại
đến giám đốc sở y tế tỉnh H, Giám đốc sở y tế mới nhận được khiếu nại của
doanh nghiệp A, khiếu nại của doanh nghiệp A đã quá hạn 90 ngày vì vậy đến
thời điểm đó thì thời hiệu khiếu nại đã hết theo đó trường hợp khiếu nại của
doanh nghiệp A sẽ không được thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 thì “thời
hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà khơng có lý do chính đáng” là một trong các
trường hợp không được thụ lý giải quyết.

Do vậy, vì thời hiệu khiếu nại đã hết, nên nếu khơng có lý do chính đáng thì
khiếu nại của doanh nghiệp A sẽ không được thụ lý giải quyết trong vụ việc này.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp A đưa ra được lý do chính đáng khiến doanh
nghiệp A khơng thực hiện được quyền khiếu nại của mình theo đúng thời hiệu

thì doanh nghiệp A vẫn có thể khiếu nại lên giám đốc sở y tế tỉnh H để yêu cầu
giải quyết.

7

3, Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành hãy đánh giá về hành vi của
thành viên Đoàn thanh tra trong vụ việc nêu trên?

Hành vi của thành viên Đoàn thanh tra trên trước hết đã vi phạm các quy
định của thanh tra viên khi tiến hành thanh tra. Việc công bố thông tin cho báo
chí về việc doanh nghiệp A bị thanh tra và sản phẩm của doanh nghiệp không
đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm khi chưa có kết luận thanh tra với báo chí đã
vi phạm về các hành vi mà thanh tra viên cũng như cộng tác viên thanh tra
không được làm khi tiến hành thanh tra, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp A được quy định tại:

Khoản 4 Điều 13 Luật thanh tra 2010 quy định: “Điều 13. Các hành vi bị
nghiêm cấm:Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong q trình thanh
tra khi chưa có kết luận chính thức”.

Điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP quy định: “Điều 3.
Những việc thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được làm Thanh tra
viên không được làm những việc sau đây: b) Các hành vi bị nghiêm cấm tại
Điều 13 Luật Thanh tra”

Hành vi tiết lộ thông tin với báo chí khi chưa có kết luận thanh tra cuỗi cùng
của thành tra viên này đã thể hiện sự vượt qua thẩm quyền về việc công khai kết
luận thanh tra được quy định tại khoản 1, 2 điều 39 của Luật Thanh tra 2010,
theo đó : “1. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. 2. Hình thức cơng khai kết luận thanh tra bao gồm: Công bố tại

cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra,
đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp
báo; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; . .. “

Đặc biệt Kết luận thanh tra vào ngày 10/4/2018 cũng chỉ ghi doanh nghiệp A
không tuân thủ quy định về ghi nhãn mác sản phẩm liên quan đến vệ sinh an
tồn thực phẩm mà khơng kết luận doanh nghiệp vi phạm về vệ sinh an tồn
thực phẩm. Do đó, những thơng tin mà thanh tra viên trên cung cấp cho báo chí
là khơng đúng, sai sự thật và hành vi đó có thể được coi là vu không, vi phạm
quy định tại khoản 2, 3 điều 8, thông tư số 91/2021/ TT-TTCP về Ứng xử với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ cơng tác và cơ quan thơng tin, báo chí quy
định:

8

2. Phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu về thanh tra .... cho cơ quan thơng
tin, báo chí và các cơ quan, tổ chức có liên quan khi có kết luận chính thức của
cấp có thẩm quyền và được lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức, viên chức có thể trả lời phỏng vấn… nhưng khơng
được làm lộ bí mật nhà nước, bí mật cơng tác hoặc ảnh hưởng đến việc thực
hiện các nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị.”

Hành vi cung cấp sai sự thật với báo chí của thành viên đoàn thanh tra này
đã xâm phạm đến quyền lợi của doanh nghiệp A: với những phát ngôn khơng
chính xác của thành viên đồn thanh tra với báo chí khi chưa có kết luận cuối
cùng, khiến các thơng tin được đăng tải trên báo đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp A. Mặt khác, Kết luận thanh
tra vào ngàu 10/4/2018 cũng chỉ ghi doanh nghiệp A không tuân thủ quy định về
ghi nhãn mác sản phẩm liên quan đến vệ sinh an tồn thực phẩm mà khơng kết

luận doanh nghiệp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, hành vi của
thành viên đồn thanh tra này đã gián tiếp làm cho doanh nghiệp A bị tổn thất
nặng nề, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp A. vì vậy thành viên đồn thanh tea này phải
chịu trách nhiệm với hành vi của mình, phải bồi thường theo quy định của pháp
luật cho doanh nghiệp A.

Điều 42. Luật thanh tra 2010 về Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra
quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao
thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên
khác của Đoàn thanh tra quy định “Trong quá trình thanh tra, người ra quyết
định thanh tra, Trưởng đồn thanh tra, Thanh tra viên ….có hành vi khác vi
phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.

Khoản c điều 57 luật thanh tra quy định: Đối tượng thanh tra có quyền Yêu
cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Khoản 2 điều 27 Nghị định
97/2011/NĐ-CP Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra “Thanh
tra viên, cộng tác viên thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.”

9

Bên cạnh đó với hành vi của cung cấp thơng tin khơng đúng sự thật với báo
chí, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thành viên đoàn thanh tra sẽ bị xử lý kỷ
luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật. (khoản 4 điều 76 Nghị định 86/2011/ NĐ-CP Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thanh tra: Người ra

quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức được
giao thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác
của Đồn thanh tra có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:… 4. Tiết lộ thông tin, tài
liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra…)

Như vậy, qua các hành vi một thành viên Đồn thanh tra đã chia sẻ với phóng
viên một số báo thông tin sản phẩm của doanh nghiệp A khi chưa có kết luận
cuối cùng đã vi phạm các điều cấm mà thanh tra viên, cộng tác viên không được
làm, vi phạm các quy định về thẩm quyền công bố kết luận thanh tra và vi phạm
việc cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trước báo chí khi có kết luận cuối
cùng Trước khi có kết luận chính xác của cơ quan có thẩm quyền đã cung cấp
sai sự thật với báo chí làm cho doanh nghiệp A bị tổn thất nặng nề, theo đó
thành viên đoàn thanh tra này sẽ phải bồi thường cho doanh nghiệp A và chịu
trách nhiệm trước cơ quan có thâm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN
Khiếu nại là một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng trong hệ thống quản
lý nhà nước và điều hành xã hội. Qua tình huống trên có thể thấy, trong đời sống
thực tiễn có nhiều vấn đề về phức tạp về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đã xảy
ra như điều kiện khiếu nại, thời gian thụ lý giải quyết, thời hiệu khiếu nại. Trong
đó đặc biệt là quyền - nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại. Do
vậy thực hiện tốt công tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại sẽ củng cố và tăng
cường niềm tin của nhân dân vào đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật
của nhà nước đề ra, từ đó góp phần củng cố, hồn thiện các quy định pháp luật
về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Hi vọng với cách giải quyết tình huống như
trên có thể trở thành một cách giải quyết có những giá trị áp dụng vào hoạt động
giải quyết khiếu nại xảy ra trên thực tế cuộc sống.


10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thanh tra 2010.
2. Luật khiếu nại 2011.
3. Nghị định 86/2011/ NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của luật thanh tra.
4. Nghị định 97/2011/NĐ-CP Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên
thanh tra.
5. Thông tư số 91/2021/ TT-TTCP về Quy định quy tắc ứng xử của cán bộ,
công chức, viên chức trong ngành thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác
tiếp công dân.

11


×