Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐẶC TRƯNG CỦA NHÓM NGHỀ NGHIỆP LƯU ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁ THỂ Ở HÀ NỘI - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 10 trang )

64 Xã hội học, số 1 (141), 2018

ĐẶC TRƢNG CỦA NHÓM NGHỀ NGHIỆP LƢU ĐỘNG TRONG KHU
VỰC KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁ THỂ Ở HÀ NỘI

NGUYỄN TUẤN MINH*

Tóm tắt: Thơng qua so sánh hai nhóm nghề nghiệp lưu động (hàng rong) và nghề
nghiệp cố định trong khu vực hộ sản xuất kinh doanh cá thể ở Hà Nội, bài viết cho thấy,
hàng rong là tập hợp những cơng việc mang tính chất mưu sinh, đem lại thu nhập thấp và
khơng có nhiều cơ hội để tích lũy. Phần lớn người đến với hàng rong là do họ không thể
tiếp tục làm nghề nông nghiệp. Tuy hầu hết người bán hàng rong không thực sự đánh giá
cao nghề này, nhưng đó là lựa chọn khả dĩ nhất đối với họ. Ngược lại, nhóm nghề nghiệp
cố định thường có thu nhập cao hơn, mối liên kết với các khu vực kinh tế khác cũng rộng
hơn và hài lòng hơn với nghề nghiệp của họ.

Từ khóa: nghề nghiệp lƣu động, hàng rong, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, khu vực
phi chính thức, Hà Nội.

Nhận bài: 4/1/2018; Gửi phản biện: 18/1/201; Duyệt đăng: 17/2/2018

1. Đặt vấn đề
Khu vực kinh tế hộ sản xuất kinh doanh cá thể đóng vai trị quan trọng trong tăng
trƣởng bao trùm vì vai trò tạo việc làm, thu nhập cho ngƣời nghèo và những lao động dễ
bị tổn thƣơng. Đồng thời, khu vực này cịn cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong các hoạt
động kinh tế vốn khơng có nhiều doanh nghiệp chính thức cung cấp nhƣ bán hàng rong,
thu mua đồ cũ, dịch vụ và sửa chữa nhỏ (mài dao kéo, sửa khóa, mộc, cơ khí,…), thức ăn
đƣờng phố, cửa hàng bán lẻ. Theo Pasquier-Doumer và các cộng sự (2017), nhóm hộ sản
xuất kinh doanh cá thể phi chính thức1 chiếm đến trên 2/3 khu vực kinh tế hộ sản xuất
kinh doanh cá thể - khu vực tạo ra nhiều việc làm, đứng thứ hai ngay sau khu vực nông
nghiệp. Khu vực hộ sản xuất kinh doanh cá thể (hộ SXKDCT) là một yếu tố tạo nên sự


dẻo dai của nền kinh tế Việt Nam trƣớc các cú sốc. Tuy nhiên khu vực này đang đứng
trƣớc nhiều khó khăn, thách thức nhƣ thiếu sự quản lý, ngƣời lao động trong khu vực này
dễ bị tổn thƣơng do thiếu những chính sách trợ giúp trong phát triển nghề nghiệp cũng
nhƣ những vấn đề về an sinh xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong
đó phải kể đến sự thiếu kiến thức hay nhầm lẫn về mặt khái niệm do khu vực này vốn có

* Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
1 Đó là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể không đăng ký kinh doanh, các hộ này là thành phần chủ yếu của
khu vực phi chính thức.

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Nguyễn Tuấn Minh 65

nhiều hình thức cũng nhƣ động cơ làm việc khác nhau (Cling và cộng sự, 2012). Vì vậy,
việc nâng cao kiến thức và có các chính sách đặc thù đối với từng nhóm cụ thể là một
điều cần thiết để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của khu vực này,
từ đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bao trùm và bền vững.

Nhóm nghề nghiệp lƣu động trong khu vực hộ SXKDCT là tập hợp các hộ sản xuất
kinh doanh khơng có địa điểm kinh doanh cố định, phải lƣu động để tìm kiếm khách
hàng, theo cách gọi dân gian là hàng rong (buôn bán rong/lƣu động). Nghiên cứu của
Nguyễn Tuấn Minh (2014, 2017) cho thấy hàng rong ở Hà Nội có ba đặc điểm cơ bản là
lƣu động, đƣờng phố và tính phi chính thức. Là một loại hình thƣơng mại cổ xƣa, sự hình
thành và phát triển của hàng rong gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hàng
rong hiện nay bao gồm nhiều loại hình nghề nghiệp (có thể phân thành ba nhóm: bán
rong, mua rong và cung cấp dịch vụ rong) và có một vai trị quan trọng trong việc tạo việc
làm và cung cấp hàng hóa giá rẻ. Tuy nhiên, những ngƣời buôn bán rong ở đô thị đƣợc
coi là những lao động yếu thế bởi đa phần là nữ giới, học vấn thấp, tuổi trung niên, khơng
có bảo hiểm y tế và bảo hiểm hƣu trí. Ngồi ra, mặc dù hàng rong là hợp pháp nhƣng

những ngƣời buôn bán rong luôn phải “lén lút” trong không gian đô thị, và những định
kiến về “nghề nghiệp thấp kém” cũng là các chỉ báo biểu hiện sự yếu thế của nhóm nghề
nghiệp này.

Với những đặc trƣng kể trên, có thể thấy diện mạo của hàng rong đã khá sáng tỏ,
tuy nhiên, việc nhìn nhận hàng rong qua sự so sánh với phần cịn lại của khu vực hộ
SXKDCT - nhóm các nghề nghiệp cố định (theo nghĩa có địa điểm sản xuất kinh doanh
cố định) cịn ít đƣợc đề cập đến ở Việt Nam. Bài viết này có mục tiêu góp phần điền vào
chỗ trống này qua nghiên cứu tại Hà Nội.

Số liệu sử dụng trong bài viết đƣợc lấy từ cuộc Điều tra Hộ sản xuất kinh doanh cá
thể và khu vực phi chính thức tiến hành vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015 (HBIS
2014/15)2. Mẫu điều tra HBIS 2014/15 đƣợc chọn theo phƣơng pháp phân tầng và nhiều
giai đoạn, có tính đại diện ở cấp quốc gia và cấp vùng (Pasquier-Doumer và đồng nghiệp,
2017). Cỡ mẫu ở Hà Nội là 853 hộ SXKDCT (673 hộ là phi chính thức, 180 hộ là chính
thức). Dựa vào các đặc điểm: hoạt động chính của hộ SXKDCT, địa điểm hoạt động,
đăng ký kinh doanh, khách hàng, thu nhập, tác giả đã xác định đƣợc 52 hộ SXKDCT là
hàng rong. Ngoài việc sử dụng dữ liệu HBIS 2014/15, bài viết này còn sử dụng kết quả
điều tra thực địa của tác giả từ năm 2012 đến đầu năm 2015 tại Hà Nội3.

2 Cuộc điều tra này do Trung tâm Phân tích và Dự báo (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và
Trung tâm Nghiên cứu DIAL (thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD)) và Đại học Paris - Dauphine
với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổng cục thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển Mê Kông (MDRI). Điều tra
đƣợc tài trợ bởi Chƣơng trình Khung nghiên cứu thứ 7 của Liên minh Châu Âu về Chƣơng trình nghiên cứu
Nâng cao hiểu biết về các chính sách mới chống nghèo đói (NOPOOR).
3 Bao gồm: 55 phỏng vấn sâu ngƣời buôn bán rong hoạt động trong địa bàn hai quận Hai Bà Trƣng và Cầu
Giấy, 06 phỏng vấn với các cán bộ chính quyền địa phƣơng hai quận, Sở Công thƣơng, Cục Thống kê. Bên
cạnh đó, nhiều quan sát, phỏng vấn phi chính thức cũng đã đƣợc thực hiện (với ngƣời buôn bán rong, khách
hàng của ngƣời buôn bán rong, lực lƣợng giữ gìn trật tự đơ thị, cơng an) trong q trình thu thập dữ liệu tại
địa bàn hai quận Hai Bà Trƣng và Cầu Giấy.


BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Nguyễn Tuấn Minh 66

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Nữ giới ở độ tuổi trung niên và trình độ học vấn thấp

Ngƣời lao động trong hàng rong phần lớn là nữ giới, lứa tuổi trung niên và trình độ
học vấn thấp một lần nữa đƣợc nhấn mạnh trong tƣơng quan so sánh với nhóm nghề
nghiệp cố định của khu vực hộ SXKDCT. Thật vậy, tỷ lệ ngƣời lao động trong nhóm
hàng rong (ngƣời bn bán rong) là nữ giới cao hơn hẳn so với nhóm cố định (86,5% so
với 43,2%). Về độ tuổi, phần lớn ngƣời buôn bán rong ở lứa tuổi trung niên (36-55 tuổi)
với tỷ lệ 69,9% cũng cao hơn so với tỷ lệ này ở nhóm nghề nghiệp cố định là 59,0%. Về
trình độ học vấn, những ngƣời bn bán rong có trình độ học vấn thấp hơn so với nhóm
ngƣời lao động ở nhóm cố định, ví dụ: tỷ lệ ngƣời học từ Trung học phổ thơng trở lên ở
nhóm hàng rong là 22,9%, thấp hơn so với tỷ lệ này ở nhóm cố định là 39,2% (Bảng 1).

Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát theo nhóm nghề nghiệp

Đơn vị: %

Nhóm nghề nghiệp

Hàng rong Cố định

Nam 13,5 56,8
Nữ
Giới tính = < 35 86,5 43,2

Độ tuổi 36 – 55
> 55 15,3 26,9
Trình độ học vấn Dƣới Tiểu học
N (chƣa gia quyền) Tiểu học 69,9 59,0
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông trở lên 14,8 14,1

9,6 3,9

20,7 17,7

46,8 39,3

22,9 39,2

52 801

Ghi chú: tất cả các giá trị p < 0,001.
Nguồn: HBIS 2014/15, tính tốn của tác giả.

Do phần lớn các sản phẩm của hàng rong là mua đi bán lại (xem Biểu đồ 1) hay đó
chính là nhóm bán rong (phân biệt với mua rong và cung cấp dịch vụ rong) nên phù hợp
với phụ nữ hơn là đàn ông. Một số ngƣời buôn bán rong cho biết, bán rong cần phải biết
mời chào khách hàng, cƣ xử khéo léo và mềm mỏng, điều này phụ nữ làm tốt hơn đàn
ông. Ngồi ra, đặc tính độc lập, tự chủ của hàng rong cũng giúp cho ngƣời phụ nữ dễ
dàng hài hòa cuộc sống gia đình và cơng việc, nhất là phụ nữ di cƣ lên Hà Nội làm nghề
buôn bán rong. Do vậy, công việc hàng rong đƣợc nhiều phụ nữ lựa chọn hơn so với các
công việc khác trong khu vực hộ SXKDCT nhƣ làm công ăn lƣơng. Ngƣợc lại, nam giới
thƣờng hoạt động trong các lĩnh vực nhƣ mộc, cơ khí, xây dựng v.v, những cơng việc này
thƣờng có địa điểm sản xuất kinh doanh cố định. Hơn nữa, hàng rong cịn có đặc thù nhƣ

một khu vực kinh tế đại chúng, một khu vực kinh tế dành cho tất cả mọi ngƣời, không cần
nhiều vốn, không cần kinh nghiệm nghề nghiệp đặc biệt hay địa điểm kinh doanh, ai cũng
có thể tham gia, kể cả những ngƣời yếu thế trên thị trƣờng lao động (nhƣ trình độ học vấn
thấp, cao tuổi, ít vốn, sức khỏe kém).

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Nguyễn Tuấn Minh 67

90 Biểu đồ 1. Loại sản phẩm cung cấp và nhóm nghề nghiệp
80
70 84.6
60
50 Hàng rong Nhóm cố định
%
40 29.9 47.7 36.8
30 21.3
20 1 Mua sản phẩm rồi bán lại
10 Cung cấp dịch vụ
0 Bán sản phẩm tự sản xuất

Nguồn: HBIS 2014/15, tính tốn của tác giả.

2.2. Ra khỏi nơng nghiệp và gắn bó lâu năm với nghề nghiệp lưu động

Thơng thƣờng, có địa điểm sản xuất, kinh doanh cố định là một chỉ báo tốt về tiềm
năng phát triển và điều kiện làm việc. Nguyễn Thị Kim Thái và cộng sự (2017) cho rằng,
loại hình địa điểm là một yếu tố quyết định sự ổn định hay bấp bênh của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Thực tế nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, những ngƣời bn bán
rong khơng có đủ điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơng nhƣ điện, nƣớc, internet và khó phát

triển đƣợc quy mơ hoạt động. Tuy nhiên, khơng có địa điểm kinh doanh cố định không
đồng nghĩa với việc thời gian gắn bó với nghề nghiệp của họ ngắn, cơng việc mang tính
chất tạm thời hoặc thời vụ. Kết quả thống kê cho thấy, ngƣời lao động trong hàng rong có
số năm làm việc ít nhất là 2 năm và cao nhất là 40 năm. Phần lớn những ngƣời buôn bán
rong có thâm niên nghề nghiệp từ 10 năm trở lên (62,7%), tỷ lệ này ở nhóm nghề nghiệp
cố định là 55,2%. Trung bình, số năm làm việc của ngƣời bn bán rong là 16,2 năm, tỷ
lệ này ở nhóm nghề nghiệp cố định là 14,4 năm, và sự khác biệt này mang ý nghĩa thống
kê (p< 0,001).

Nhƣ vậy, so với nhóm cố định, ngƣời lao động trong hàng rong có thâm niên làm
việc cao hơn. Khoan nói tới sự u nghề thì trình độ học vấn thấp, nhiều tuổi và thiếu kỹ
năng nghề nghiệp là những cản trở đối với việc thay đổi nghề nghiệp. Hơn nữa, phần lớn
những ngƣời buôn bán rong mà chúng tôi khảo sát ngẫu nhiên trên đƣờng phố có xuất
thân từ nơng thơn hoặc là ngƣời nơng dân trƣớc khi trở thành ngƣời buôn bán rong (44/55
trƣờng hợp). Kết quả thống kê cũng cho thấy, lý do “Không thể làm nông nghiệp” đƣợc
phần lớn ngƣời buôn bán rong trả lời khi đƣợc hỏi về lý do đến với cơng việc hiện tại
(71%), tỷ lệ này ở nhóm cố định là 35,2% (xem biểu đồ 2). Đa số những ngƣời buôn bán
rong mà chúng tôi gặp ngẫu nhiên trên đƣờng phố là ngƣời ngoại tỉnh (41/55 ngƣời) và
phần lớn vẫn giữ nghề nông (33/55 ngƣời). Hoạt động nông nghiệp khơng đem lại tiền
mặt nhƣng nó đảm bảo lƣơng thực. Chính sự kết hợp giữa hoạt động nơng nghiệp và hàng

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Nguyễn Tuấn Minh 68

rong đã cho phép ngƣời bn bán rong đảm bảo thu nhập cho gia đình. Từ đó thêm gắn
bó với nghề bn bán rong cho dù đây là một nghề vất vả và đôi khi không đƣợc xã hội
coi trọng.

Biểu đồ 2. Nhóm nghề nghiệp và những lý do lựa chọn nghề nghiệp


Nhóm cố định 18.6 31.6 Lý do khác
14.5 35.2
Tính tự chủ trong công việc (dung
hịa cơng việc và gia đình)

0 16.5 Không thể làm nông nghiệp (thiếu
12.5 đất, thu nhập thấp)
Hàng rong
71
Khơng tìm đƣợc việc trả lƣơng (do
sức khỏe, tàn tật, thiếu kỹ năng)

% 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Ghi chú: p < 0,001
Nguồn: HBIS 2014/15, tính tốn của tác giả.

2.3. Đầu tư nhỏ, nhà cung cấp “nông dân” và khách hàng không đa dạng
Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa nhóm nghề nghiệp và số tiền đầu tƣ,
66,7% ngƣời lao động trong hàng rong trả lời chỉ cần 1 triệu đồng trở xuống để bắt đầu
hoạt động, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm cố định là 20,8% (xem Bảng 2).

Bảng 2. Đầu tƣ ban đầu và nhóm nghề nghiệp

Đơn vị: %
Nhóm nghề nghiệp

Đầu tƣ ban đầu Hàng rong Cố định
66,7 20,8

Không quá 1 triệu đồng 8,6 12,2
Trên 1 triệu đến 3 triệu 24,7 66,9
Trên 3 triệu đồng
Tổng 100,0 100,0

Ghi chú: p < 0,001
Nguồn: HBIS 2014/15, tính tốn của tác giả.

Cả hai nhóm hàng rong và cố định đều có nhiều nhà cung cấp cùng một lúc và
khơng có nhà cung cấp chính. Những nhà cung cấp này có thể là cơ quan/doanh nghiệp
thuộc khu vực nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc, doanh nghiệp nƣớc ngoài
hoặc liên doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, hiệp hội/ tổ chức, cá nhân, nông dân.
Trong số những nhà cung cấp này, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là nhà cung cấp
chính. Thật vậy, 65,3% ngƣời lao động trong hàng rong và 71% ngƣời lao động trong
nhóm cố định tiếp cận các nhà cung cấp này. Có sự khác biệt khá lớn đối với nhà cung
cấp là nơng dân khi mà tỷ lệ này ở trong nhóm hàng rong là 14,4%, trong khi ở nhóm cố
định chỉ là 1,2%. Có lẽ, những ngƣời bn bán rong phần lớn là những ngƣời nơng dân và
làm ăn nhỏ, vì vậy họ “dễ dàng hơn” để có những đối tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Nguyễn Tuấn Minh 69

Khách hàng chủ yếu của hàng rong là cá nhân (cho mục đích tiêu dùng cá nhân)
(74,7%) và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (phi nông nghiệp) (25,3%). Trong khi đó,
khách hàng của nhóm cố định đa dạng hơn, khơng chỉ có cá nhân (73,2%), cơ sở sản xuất
kinh doanh cá thể (20,7%), mà cịn có cơ quan/doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước
(0,7%), doanh nghiệp tư nhân (3,3%), doanh nghiệp nước ngồi (0,3%), các hiệp hội, tổ
chức (khơng thuộc khu vực nhà nƣớc) (0,1%) và nông dân (cho mục đích sản xuất nơng
nghiệp) (1,6%), tuy rằng các nhóm khách hàng sau là khá nhỏ.


2.4. Thời gian làm việc ngắn và lợi nhuận thấp

Những ngƣời buôn bán rong làm việc trung bình 8,3 giờ mỗi ngày, nhóm cố định là
8,8 giờ (p<0,001). Về số ngày làm việc, ngƣời bn bán rong làm việc trung bình 23,5
ngày/tháng, nhóm cố định là 25 ngày/tháng (p<0,05). Nhƣ vậy, có thể nói rằng những lao
động trong hàng rong có thời gian làm việc ít hơn so với những lao động trong nhóm
nghề nghiệp cố định. Điều này có thể giải thích do hàng rong ln hoạt động ở ngồi trời,
những điều kiện thời tiết (mƣa, nắng, gió,…) có thể dẫn đến giảm thời gian làm việc. Hơn
nữa, hàng rong là công việc độc lập, tự chủ, do vậy thời gian làm việc có thể bị giảm do
việc thực hiện những trách nhiệm, nghĩa vụ gia đình hoặc những hoạt động nông nghiệp
song song.

Biểu đồ 3. Lợi nhuận và nhóm nghề nghiệp

70 68.5 Hàng rong Nhóm cố định
60 47.9
50 25.7 32.3
40 ≤ 3 triệu 19.8 5.8
%
30 3-5 triệu > 5 triệu
20
10
0

Ghi chú: p < 0,001
Nguồn: HBIS 2014/15, tính tốn của tác giả.

Năm 2014, lƣơng tối thiểu ở Hà Nội nằm trong khoảng 2,4 - 2,7 triệu đồng/tháng
đối với ngƣời lao động có hợp đồng làm việc. Ngƣời lao động trong hàng rong thì khơng

hƣởng lƣơng, kể từ 12 tháng, lợi nhuận trung bình (sau khi giảm trừ chi phí) là 3 triệu
đồng/tháng. Khoản tiền này cao hơn mức lƣơng tối thiểu nhƣng cịn khá thấp, bởi vì phần
lớn ngƣời lao động trong hàng rong khơng có bảo hiểm xã hội và mức lƣơng trung bình
của ngƣời làm cơng ăn lƣơng (trong khu vực chính thức) ở Việt Nam cũng thƣờng cao
hơn mức lƣơng tối thiểu. So với nhóm nghề nghiệp cố định (với lợi nhuận trung bình là
4,2 triệu đồng/tháng), lợi nhuận trung bình của hàng rong cũng thấp hơn4.

4 Kiểm định thống kê phi tham số (Mann-Whitney U test) đã chỉ ra mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa
nhóm nghề nghiệp và lợi nhuận trung bình mỗi tháng (p < 0,001).

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Nguyễn Tuấn Minh 70

Chúng tơi cũng đã thực hiện một sự phân nhóm lợi nhuận: phần lớn những ngƣời lao
động trong hàng rong (68,5%) có lợi nhuận từ 3 triệu đồng trở xuống/tháng. Chỉ 5,8%
ngƣời lao động trong hàng rong có lợi nhuận hơn 5 triệu đồng/tháng so với 32,3% trong
nhóm cố định (Biểu đồ 3). Nhƣ vậy, có thể phát biểu rằng lợi nhuận của ngƣời lao động
trong hàng rong thấp hơn so với những ngƣời lao động khác trong nhóm cố định. Giả định
về lợi nhuận tỷ lệ thuận với đầu tƣ và thời gian làm việc có thể giải thích thực trạng này.

2.5. Hài lịng nhưng khơng đánh giá cao công việc

Phần lớn những ngƣời buôn bán rong không muốn thay đổi công việc (80,5%) và
họ nghĩ rằng có thể duy trì hoặc phát triển đƣợc nghề nghiệp (65,9%). Đa số họ hài lịng
và rất hài lịng về cơng việc (56,8%). Điều này dƣờng nhƣ tƣơng ứng với tính chất lâu năm
trong nghề nhƣ đã phân tích ở trên. Ngồi ra, có thể giải thích cho thực trạng này bởi những
kết quả phỏng vấn sâu của tác giả với những ngƣời buôn bán rong tại hai quận Hai Bà
Trƣng và Cầu Giấy. Những yếu tố nhƣ tính tự chủ trong cơng việc (giúp cá nhân có thể kết
hợp vừa bn bán rong vừa làm nông nghiệp hay chủ động về thời gian để trông con, làm

việc nhà, tham gia các hoạt động của họ hàng, làng xóm), tay nghề, sức khỏe, tuổi tác, sự
đa dạng hoạt động của hàng rong, yếu tố làng xã (buôn bán rong theo nghề truyền thống,
theo phong trào của làng), tính chất có thu nhập ngay lập tức đã khiến cho hàng rong là một
lựa chọn tối ƣu nhất so với các nghề nghiệp khác trong hoàn cảnh của họ.

Mức độ Bảng 3. Mức độ hài lịng và nhóm nghề nghiệp Đơn vị: %
Rất khơng hài lịng Nhóm cố định
Hàng rong
4,0 1,6

Khơng hài lịng 16,7 9,0

Bình thƣờng 22,5 23,7
Hài lòng 54,0 56,3
Rất hài lòng 9,4
Tổng 2,8 100,0
N (chƣa gia quyền) 100,0 801

52

Ghi chú: p < 0,001
Nguồn: HBIS 2014/15, tính tốn của tác giả.

Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa mức độ hài lịng và nhóm nghề nghiệp
(p<0,001). Thật vậy, tỷ lệ khơng hài lịng và rất khơng hài lòng của ngƣời lao động trong
hàng rong (20,7%) cao hơn tỷ lệ trong nhóm cố định (10,6%) (xem Bảng 3). Mức độ hài
lịng với cơng việc hiện tại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về thu nhập và
điều kiện làm việc (cố định hay lƣu động) đƣợc nhiều ngƣời nhắc đến trong các phỏng
vấn sâu tại hai quận Hai Bà Trƣng và Cầu Giấy.


Dẫu rằng phần lớn những ngƣời bn bán rong hài lịng với cơng việc hiện tại của
họ nhƣng họ không thực sự đánh giá cao nó. Bằng chứng là 93,7% trong số họ khơng
muốn con cái nối nghiệp họ cho dù chúng muốn. Trở thành ngƣời làm công ăn lƣơng

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Nguyễn Tuấn Minh 71

trong khu vực chính thức vẫn là cơng việc đƣợc phần lớn những ngƣời này mong muốn
đối với con cái họ, nhất là trong cơ quan/doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước (77,5%).

Chỉ 6,3% những ngƣời buôn bán rong đồng ý con cái theo nghề của họ nếu chúng
muốn, so với tỷ lệ 20,5% trong nhóm cố định (p<0,001). Nhƣ vậy, nếu bỏ qua lý do về
cách thức giáo dục con cái của mỗi gia đình thì có thể nói rằng, ngƣời lao động trong
nhóm cố định có đánh giá cao hơn nghề nghiệp hiện tại của họ so với nhóm hàng rong.

2.6. Không dùng bảo hiểm xã hội, về già nhờ con cái

Bảo vệ ngƣời lao động khỏi các rủi ro đƣợc coi là một nội dung trong chính sách an
sinh xã hội của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (giai đoạn 2011-2020), bao gồm 3
khía cạnh: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội thơng qua các chƣơng trình.
Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong giai đoạn 2012-2015 và
2020 đặt mục tiêu trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế vào năm 20205. Vậy nhóm
nghề nghiệp lƣu động có đang tham gia bảo hiểm y tế không và hiệu quả của những hỗ
trợ từ bảo hiểm y tế này đến mức độ nào?

Những ngƣời lao động trong khu vực hộ SXKDCT không đóng bảo hiểm y tế bắt
buộc nhƣng họ có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện của bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc
mua ở các hãng bảo hiểm tƣ nhân. Hơn nữa, nếu những ngƣời lao động thuộc những
trƣờng hợp đặc biệt nhƣ hộ nghèo, dân tộc thiểu số, hộ gia đình có cơng với cách mạng,

ngƣời tàn tật,… họ có thể đƣợc hƣởng bảo hiểm y tế (đó là trƣờng hợp ƣu tiên). Ngồi ra,
những ngƣời về hƣu làm việc trong khu vực hộ SXKDCT thì đƣơng nhiên cũng có bảo
hiểm y tế (dạng bắt buộc) do trƣớc đây họ đã làm việc trong khu vực chính thức.

Kết quả khảo sát cho thấy, 69,5% ngƣời lao động trong nhóm hàng rong khơng có
bảo hiểm y tế và tỷ lệ này trong nhóm cố định là 60,9%. Trong nhóm ngƣời bn bán
rong có bảo hiểm y tế, 53% đóng bảo hiểm y tế tự nguyện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
còn lại (47%) hƣởng bảo hiểm này do họ là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật hay
là thành viên gia đình có cơng với cách mạng… Trong nhóm ngƣời bn bán rong khơng
có bảo hiểm y tế: 62,4% là “khơng có đủ điều kiện để tham gia” và 37,6% là “không
muốn tham gia”, chênh lệch đáng kể so với tỷ lệ tƣơng ứng trong nhóm cố định (38,2%
và 61,8%).

Những phỏng vấn sâu tại hai quận Hai Bà Trƣng và Cầu Giấy cho thấy, khơng có
tiền mua bảo hiểm y tế là lý do đƣợc nhiều ngƣời buôn bán rong nêu ra. Một số khác
cũng giải thích do họ là ngƣời nhập cƣ nên khơng có quyền mua bảo hiểm y tế tự
nguyện ở Hà Nội. Họ cần phải mua bảo hiểm y tế theo đúng tuyến ở địa phƣơng, nếu
vậy mỗi lần khám chữa bệnh cần phải quay lại địa phƣơng của họ, điều này là bất cập
khi họ làm việc ở Hà Nội. Tiếp đến, chất lƣợng khám bảo hiểm y tế chƣa tốt cũng đƣợc
một số ít ngƣời nhắc đến.

Đối với bảo hiểm hƣu trí, 98,4% ngƣời lao động trong hàng rong khơng có bảo
hiểm hƣu trí, tỷ lệ này trong nhóm cố định là 98,7%. Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống

5 Theo quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ.

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Nguyễn Tuấn Minh 72


kê giữa nhóm nghề nghiệp và nguyên nhân của việc khơng có bảo hiểm hƣu trí (p<0,001).
Trong nhóm hàng rong: 43,7% cho rằng “khơng có đủ điều kiện tham gia”, 34,1% “khơng
có thơng tin”, 22,2% “khơng cần bảo hiểm này”. Tỷ lệ này ở nhóm cố định lần lƣợt là:
34,5%, 24% và 41,4%. Nhƣ vậy, tỷ lệ ngƣời lao động trong nhóm cố định khơng có bảo
hiểm hƣu trí do họ chủ động không tham gia nhiều hơn so với tỷ lệ trong nhóm hàng
rong. Và tỷ lệ khơng có bảo hiểm hƣu trí do khơng có điều kiện tham gia ở nhóm hàng
rong cao hơn so với nhóm cố định.

Khơng có bảo hiểm hƣu trí, ngƣời lao động trong khu vực SXKDCT cần phải tính
đến những khoản tiết kiệm và nhất là sự giúp đỡ của con cái khi về già. Thật vậy, trong số
các phƣơng án để ngƣời lao động trong khu vực hộ SXKDCT trang trải cuộc sống khi về
già, phần lớn họ nhờ gia đình, con cái hỗ trợ và các khoản tiết kiệm, trong đó tỷ lệ ngƣời
lao động trong nhóm hàng rong có dự định nhờ gia đình và con cái nhiều hơn so với
nhóm cố định (86,6% so với 68,3%), tỷ lệ dùng tiền tiết kiệm thấp hơn (52% so với
66,7%) và dự định tiếp tục làm việc khác nhẹ nhàng hơn cao hơn (54,7% so với 34,1%)6.
Những chỉ báo này phần nào chứng tỏ điều kiện kinh tế của những ngƣời lao động trong
nhóm hàng rong kém hơn so với nhóm cố định.

3. Kết luận

“Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bao trùm và bền vững, việc làm và công việc bền
vững cho tất cả mọi ngƣời”7 không thể không xem xét đến khu vực hộ SXKDCT và nhất
là hiểu đặc trƣng của các nhóm nghề nghiệp trong khu vực này để có những chính sách
phù hợp. Thơng qua sự so sánh giữa hai nhóm hàng rong và cố định về các đặc điểm nhân
khẩu xã hội (giới tính, tuổi, trình độ học vấn) và việc làm (thâm niên, động cơ làm việc,
thời gian làm việc, lợi nhuận và bảo hiểm xã hội). Kết quả phân tích cho thấy xu hƣớng
chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang hàng rong, chủ yếu do ngƣời lao động không
thể tiếp tục hoạt động nông nghiệp. Hàng rong bao gồm những ngƣời lao động với trình
độ học vấn thấp, cao tuổi và nữ giới, việc làm của họ mang tính chất mƣu sinh, đem lại
lợi nhuận thấp và khơng có nhiều cơ hội để tích lũy. Tuy khơng đánh giá cao nghề rong

nhƣng đó là một lựa chọn tối ƣu trong hoàn cảnh của họ. Nhìn chung, ngƣời lao động
trong hàng rong là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng hay yếu thế hơn so với nhóm cố
định trong khu vực hộ SXKDCT. Ngƣợc lại, nhóm cố định trong khu vực hộ SXKDCT
bao gồm những ngƣời lao động có trình độ học vấn cao hơn, họ đầu tƣ thời gian và tiền
bạc vào hoạt động thƣơng mại nhiều hơn và do vậy lợi nhuận của họ cũng cao hơn. Ngƣời
lao động trong nhóm cố định làm việc bởi sự hài lòng hơn là sự bắt buộc. Ngồi ra, việc
tìm hiểu thơng tin về các đối tác cung cấp đầu vào và khách hàng tiêu thụ sản phẩm đầu
ra cũng đã cho thấy rằng mối liên kết của nhóm hàng rong với các khu vực khác của nền
kinh tế kém hơn so với nhóm cố định.

6 Các giá trị p < 0,001.
7 Một phần của các Mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết từ năm 2015.

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Nguyễn Tuấn Minh 73
Tài liệu tham khảo
Cling J-P., Lagrée S., Razafindrakoto M., Roubaud F.. 2012. Un enjeu majeur de développement :
améliorer la connaissance de l’économie informelle pour mettre en œuvre des politiques adaptées.
L’économie informelle dans les pays en dộveloppement. AFD (Agence Franỗaise de
Développement).
Nguyễn Tuấn Minh. 2014. Nhận diện hoạt động bán hàng rong ở Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, số 4: 51-63.
Nguyễn Tuấn Minh. 2017. Hàng rong trong lịch sử kinh tế - xã hội Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, số 2: 57-69.
Nguyễn Thị Kim Thái và đồng nghiệp. 2017. Đặc điểm của hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi
chính thức. Trong sách Vai trị của hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức đối
với tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam. Nxb Thế giới.
Pasquier-Doumer L., Oudin X., Nguyễn Thắng. 2017. Vai trò của hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực
phi chính thức đối với tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam. Nxb Thế giới.
Université de Montréal. 2011. Cours 9 Tableaux croisés et le test d’indépendance du Chi-deux. Cours 10
Test de comparaison de moyennes.

truy
cập ngày 16/05/2016.

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn


×