HARUKI MURAKAMI -
NHÀ VĂN ĐỨNG VỀ
" PHE TRỨNG"
Nhóm 9
Nội dung
4.2.1 H. Murakami - 4.2.4 Không gian- thời gian nghệ thuật.
" người bảo vệ văn học
Nhật từ bên ngoài biên
giới“.
4.2.2 Kiểu cốt truyện phiêu lưu 4.2.5 Các motif folklore.
và hành trình chống lại
cái ác.
4.2. Những tâm hồn cô đơn,
3 vượt thoát trở về bản thể
thuần khiết.
4.2. H. Murakami – “người bảo
1 vệ văn học Nhật từ bên
ngoài biên giới”.
Murakami Haruki sinh năm 1949 là một trong
những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người
Nhật Bản nổi tiếng nhất hiện nay cả ở Nhật và
trên thế giới. Ông sinh tại Kyoto nhưng lớn lên
tại hai thành phố Nishinomiya và Ashiya thuộc
tỉnh Hyogo trong một gia đình trí thức có bố và
mẹ đều là giáo viên giảng dạy môn Văn học
Nhật Bản.
Murakami học ngành nghệ thuật sân khấu, Đại
học Waseda, Tokyo nơi ông đã gặp Yoko, người
sau này là vợ ông. Khi cịn là sinh viên,
Murakami đã bắt đầu cơng việc của một nhân
viên trong một cửa hàng bán băng đĩa, nơi sau
này trở thành bối cảnh nơi làm việc của
Watanabe Toru, một trong những nhân vật
chính của ơng trong tiểu thuyết Rừng Na Uy.
Khi sắp hoàn thành việc học, Murakami làm
quản lí cho một tiệm cà phê chơi nhạc jazz có
tên “Peter Cat” tại Kokubunji, Tokyo, do chính
ơng mở. Khơng gian tràn đầy âm nhạc đã ảnh
hưởng sâu đậm đến tiểu thuyết của nhà văn.
Lắng nghe gió hát là tác phẩm đầu tay được Murakami viết
năm 1979 khi ông 29 tuổi. Cuốn tiểu thuyết đã giành được
giải Nhất trong một cuộc thi văn học duy nhất chấp nhận tác
phẩm ngăn dự thi. Thành công ban đầu đó khuyến khích ơng
tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cầm bút.
Năm 1987, Murakami xuất bản cuốn Rừng Na Uy. Với số
lượng bán ra hàng triệu bản, Rừng Na Uy đã khiến Murakami
vụt sáng trở thành “siêu sao” tại Nhật Bản. Ông đã đi du lịch
châu Âu và sau đó đến sống tại Hoa Kỳ từ năm 1986. Trong
thời gian này, ông làm giảng viên giảng dạy văn học tại Đại
học Princeton ở Princeton, New Jersey và Đại học Tufts ở
Medford, Massachusetts. Trong thời gian này, ông viết Nhảy,
Nhảy, Nhảy và Phía nam biên giới, phía tây mặt trời.
Yomiuri. Oe Kenzaburo – nhà văn được trao Nobel
Văn chương năm 1994, một trong những người phê
bình Murakami gay gắt nhất – đã trao giải cho ông.
Năm 2006, cuốn Kafka bên bờ biển được Cộng hoà
Séc trao giải Franz Kafka. Murakami trở thành nhà
văn thứ sáu được nhận giải thưởng này. Đây là một
vinh dự của Murakami bởi ông thần tượng và chịu
ảnh hưởng của nhà văn F.Kafka. Người đọc yêu
mến Murakami từng đánh giá ông là ứng viên sáng
giá của Nobel Văn chương.
Năm 2007, Murakami trở thành tiến sĩ danh dự của
Đại học Liège. Hai năm sau, ông tiếp tục giành
được giải Jerusalem.Từ năm 1999 đến nay,
Murakami cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng khác
như Người tình Sputnik được xuất bản lần đầu tiên
năm 1999; Kafka bên bờ biển (2002), Tokyo
Kitanshu (Tokyo Kì đàm tập) (2005); Blind Willow,
Sleeping Woman (Cây liễu mù, người đàn bà ngủ) –
tập truyện ngắn bằng tiếng Anh với 24 truyện ngắn
(2006); Xứ sở diệu kì và chốn tận cùng thế giới
(2010), 1Q84 (2012), Tazaki Tsukuru không màu và
những năm tháng hành hương (2014); Những
người đàn ông khơng có đàn bà (2018), Giết chỉ huy
đội kị sĩ (2020)...
Trong khoảng thời gian hơn 40 năm từ khi nhận được giải thưởng
Nhà văn mới Gunzo năm 1979, Murakami đã lao động nghệ thuật
không mệt mỏi trên cánh đồng văn chương, cho ra đời hàng loạt tác
phẩm thuộc hàng
“best-seller” khiến ông trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản
đương đại với những danh xưng “nhà văn được yêu thích”, “nhà văn
bán chạy nhất”, “nhà văn của giới trẻ”... Không chỉ nổi tiếng ở Nhật
Bản, tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 50 thứ tiếng trên thế
giới. Những thành cơng đó khiến ơng ln hiện diện ở “tiền cảnh sân
khấu văn học Nhật Bản”.
Độc giả đại chúng cũng như giới nghiên cứu thường nhấn mạnh sự
ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (đặc biệt là âm nhạc và văn
học) tới sáng tác của Murakami. Họ cho rằng “sự ảnh hưởng của
phương Tây chính là đặc điểm giúp mọi người phân biệt ông với
những nhà văn Nhật khác”, chẳng hạn phong cách khống đạt, uyển
chuyển của ơng khác với lối diễn đạt gị bó, cứng nhắc chú trọng ;
đến vẻ đẹp ngôn từ của văn học Nhật.
Và mặc dù chính Murakami trong một lần trả lời phỏng vấn có nói
rằng: “Tơi chẳng nợ nần gì dù là một giọt mực của truyền thống
Nhật”, nhưng nhiều nhà nghiên cứu vẫn nhìn thấy từ sáng tác của
Murakami những giá trị của văn học truyền thống Nhật Bản bên
cạnh những yếu tố tiếp thu từ văn học phương Tây.
Từ đó, họ đánh giá cao vai trị của Murakami trong việc bảo vệ văn
học Nhật từ bên ngoài biên giới cũng như đưa văn học Nhật đến
với thế giới, vừa hồ vào dịng chảy chung của văn học thế giới
vừa tạo ra một bản sắc Nhật Bản đương đại khác với những gì thế
giới vẫn hình dung về Nhật Bản với những võ sĩ samurai, những cô
geisha, trà đạo, hoa đạo, hương đạo, kiếm đạo, cung đạo, thơ
haiku, kịch Noh hay là vẻ đẹp truyền thống duy mĩ trong các tác
phẩm của Kawabata, Mishima, Tanizaki, Akutagawa...
Nhà phê bình nổi tiếng John Updike cho rằng: “Dù tác phẩm
của ông nhan nhản mùi “bơ sữa” phương Tây, đặc biệt là âm
nhạc bình dân; dù ơng miêu tả chi tiết sự sáo rỗng, tầm
thường của giới trẻ phương Tây, lối kể chuyện của ông vẫn rất
đáng mơ ước và gần với tính chất siêu thực mềm dẻo, linh
hoạt của văn học Nhật. Ông là một trong những người bảo vệ
văn học Nhật từ bên ngoài biên giới”.
Kiểu cốt truyện phiêu lưu và
4.2.2 hành trình chống lại cái ác.
Cặp phạm trù đối lập Thiện - Ác và cuộc đấu
tranh giữa hai thế lực đối kháng đó xuất hiện
từ thời thượng cổ.
Là một nhà văn có lương tri, H. Murakami đã
cảm nhận được những đau đớn do cái ác
gây ra mà con người phải chịu - những con
người bị thương tổn tựa như quả trứng bị
ném vào tường, vỡ nát, tan tành. Vì vậy, H.
Murakami đã tiếp nối tinh thần nhân văn,
nhân đạo cao quý của văn chương, dùng
ngòi bút của mình để đấu tranh chống lại cái
xấu, cái ác.
Ông dùng hình ảnh tường để ấn dụ, bênh vực và bảo vệ
cái đẹp, cái thiện – ông ẩn dụ bằng hình ảnh trứng, từ đó
góp phần giúp cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, trong sáng tác của H. Murakami, cái ác hiện
lên đa diện, đa chiều hơn nhiều so với thời thần thoại. Nó
phản ánh những mặt tối của thế giới trong thế kỉ XX, XXI,
những "vết thương" của thời đại.
Không những thế, H. Murakami còn di chuyển cuộc chiến
ấy vào trong mỗi con người. Trong nội tâm mỗi người,
từng ngày, từng giờ đều diễn ra cuộc chiến giữa một linh
hồn thiện mỏng manh, bao bọc bởi lớp vỏ dễ vỡ, với bức
tường cao kiên cố được H. Murakami gọi tên "Guồng
máy".
Trong diễn từ khi nhận giải thưởng văn học cao nhất của
Isarael cho tác gia quốc tế “có khả năng xuất chúng trong
việc biểu hiện tự do của con người và Xã hội" – Jerusalem
Prize, Haruki Murakami đã nêu rõ quan điểm văn chương
trước những tranh cãi về tính nhân văn trong tác phẩm
của ơng. Ơng khẳng định: "Giữa bức tường cao kiên cố và
một quả trứng đập vào đây, tơi ln chọn đứng về phía
quả trứng", đồng thời nhấn mạnh giá trị của văn chương
nằm ở chính sự đấu tranh cho cái thiện: “Nếu có tiêu
thuyết gia nào mà đứng phía bức tường để viết tiểu
thuyết, thì cho dù với lí do gì đi nữa, tác phẩm của họ liệu
có được chút giá trị gì chăng?”.
=> Quan điểm đó của H. Murakami đã được thể
hiện thấm nhuần, xuyên suốt các sáng tác của ông.
Cốt truyện các tự sự của ơng vì thế gắn bó chặt chẽ với
hành trình chống lại cái ác, từ bên ngoài và từ bên trong,
mang dáng dấp của kiểu tiểu thuyết phiêu lưu, nhiều trường
hợp có tính chất trinh thám. Nhưng nếu nhân vật trong tiểu
thuyết phiêu lưu thực hiện những chuyến đi để tìm kiếm,
khám phá li kì, mạo hiểm, lập những chiến cơng dâng tặng
tình nương (kiểu tiểu thuyết hiệp sĩ như Cái chết của Arter -
T. Melori, Amadis Hanski R. Montanvo) hoặc để tìm kiếm sự
giàu có và thành đạt (Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu kì
lạ của Robinxon Cruxo – D. Defoe) thì nhân vật của
Murakami thực hiện một hành trình nhận diện và tiêu diệt
cái ác. Đó có thể là thế lực đen tối bên ngồi, nhưng cũng
có thể là bóng đêm trong chính tâm hồn con người. Truy
tầm để tiêu diệt xua tan bóng tối tâm hồn, nhân vật đồng
thời thực hiện hành trình tìm về với bản ngã thánh thiện
nhân chi sơ (như/của Trứng).
Cốt truyện của H. Murakami nhiều yều tố li kì nhưng trọng tâm không đặt vào các sự kiện,
biến cố mà chủ yếu vào thế giới nội tâm, tâm lí, tính cách nhân vật và mối quan hệ giữa con
người với mơi trường, hồn cảnh. Việc miêu tả tội ác và q trình điều tra tội phạm chiếm một
vị trí quan trọng để nhà văn lí giải cái ác ấy là gì, ngun nhân của tội ác, chứ khơng chỉ tập
trung hứng thú tìm ra ai là kẻ thủ ác. Mặt khác, nhà văn cũng tập trung phản ánh hành trình
dấn thân, vượt thốt trở về với bản thể thiện lương của con người.
=> Vì thế, sức hập dẫn của tự sự Murakami khơng chỉ ở tính chất phiêu lưu, mạo hiểm
mà cịn ở "chiêu sâu sự khám phá con người“.
=> Tiểu kết: Kiểu cốt truyện phiêu lưu trinh thám kết hợp với những yếu tố kì ảo cùng với
khả năng miệu tả tâm lí nhân vật, những suy tư về chiêu sâu bản thể vừa tạo nên sức hấp
dẫn cho tiểu thuyết H. Murakami, vừa tạo nên những tư tưởng sâu sắc, cao đẹp cho sáng
tác của ông.
Những tâm hồn cô đơn,
4.2.3 vượt thoát trở về bản thể
thuần khiết.
4.2.3.1. Những tâm hồn cô đơn lạc đến
bến bờ phi lí:
Nhân vật của H. Murakami có rất ít những mối
quan hệ tình cảm. Họ là những nạn nhân của
cái ác, hầu như cơ độc vật lộn giữa dịng đời.
Trong tiểu thuyết Rừng Na Uy, một nhân vật đã
khẳng định: “Bản ngã và tha nhân là cách biệt”.
Ngoài xã hội, các nhân vật dường như khơng có
mối quan hệ nào đáng kể. Từ khi cịn nhỏ, các
nhân vật đã có những điểm rất đặc biệt khiến họ
bị cô lập trong lớp học, bị bạn bè xa lánh, chế
giễu