Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

TIỂU THUYẾT TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC CỦA Y BAN DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC - ĐIỂM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.84 KB, 85 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA NGỮ VĂN & CÔNG TÁC XÃ HỘI

----------

NGUYỄN THỊ NỮ

TIỂU THUYẾT TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC
CỦA Y BAN DƢỚI GĨC NHÌN THI PHÁP HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2018

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA NGỮ VĂN & CÔNG TÁC XÃ HỘI

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài:
TIỂU THUYẾT TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC

CỦA Y BAN DƢỚI GĨC NHÌN THI PHÁP HỌC

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ NỮ
MSSV: 4115010324


CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM NGỮ VĂN
KHÓA 2015 – 2018
Cán bộ hƣớng dẫn
TS HUỲNH THỊ THU HẬU

MSCB: ……..

Quảng Nam, tháng 5 năm 2018

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ hồn thành khố luận.
Tơi đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của các thầy cô giáo
cùng bạn bè và những ngƣời thân trong gia đình.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa
Ngữ văn & CTXH trƣờng Đại học Quảng Nam - Những ngƣời đã giảng dạy và
truyền đạt cho tôi kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu trong thời gian tôi học
tập ở đây. Đặc biệt, tôi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến cơ giáo - Tiến sĩ
Huỳnh Thị Thu Hậu - Ngƣời đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn tơi trong suốt q
trình nghiên cứu khoá luận này. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong q trình
học tập khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành
trang quý báu để tôi bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin hơn.
Và tôi muốn dành lời cảm ơn thân thƣơng nhất đến những ngƣời thân yêu
trong gia đình, những ngƣời bạn ln bên cạnh ủng hộ động viên, giúp sức cho
tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Do thời gian và năng lực có hạn, nên khố luận này chắc chắn cịn nhiều
thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn tận tình của q thầy
cơ.
Cuối cùng, tôi xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và thành công trên
con đƣờng sự nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Quảng Nam ngày 16 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Nữ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Tiểu thuyết trị chơi hủy diệt cảm
xúc của Y Ban dưới góc nhìn thi pháp học” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố
trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào.

Quảng Nam ngày 16 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Nữ

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4
1.3.1.Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 4
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 4
1.5. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.5.1. Tình hình nghiên cứu chung về Y Ban và những tác phẩm của chị ............ 4
1.5.2. Tình nhình nghiên cứu về tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc ............... 6
1.6. Đóng góp của đề tài......................................................................................... 8
1.7. Cấu trúc của đề tài........................................................................................... 8

PHẦN 2. NỘI DUNG ............................................................................................ 9
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU
THUYẾT TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC CỦA Y BAN.............................. 9
1.1. Kiểu nhân vật cơ đơn ..................................................................................... 9
1.1.1. Cơ đơn trong chính gia đình của mình ...................................................... 10
1.1.2. Cơ đơn trên con đƣờng tìm kiếm hạnh phúc.............................................. 16
1.2. Kiểu nhân vật dục vọng................................................................................. 20
1.3. Kiểu nhân vật nghịch dị ................................................................................ 23
1.4. Kiểu nhân vật nhận thức ............................................................................... 26
1.4.1. Nhận thức về vai trò của mình trong gia đình............................................ 26
1.4.2. Nhận thức trong tình yêu............................................................................ 32
CHƢƠNG 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC CỦA Y BAN............................ 35
2.1. Không gian nghệ thuật .................................................................................. 35
2.1.1. Không gian sinh hoạt ................................................................................. 35
2.1.2. Không gian hạnh phúc ............................................................................... 38
2.1.3.Không gian ảo (internet) ............................................................................. 42

2.2. Thời gian nghệ thuật ..................................................................................... 45
2.2.1.Thời gian tâm trạng ..................................................................................... 46
2.1.3. Thời gian riêng tƣ....................................................................................... 50
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC CỦA Y BAN............................ 53
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ..................................................................................... 53
3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại..................................................................................... 53
3.1.2. Ngôn ngữ độc thoại .................................................................................... 58
3.1.3. Ngôn ngữ mạng .......................................................................................... 61
3.1.4. Ngôn ngữ đời thƣờng (trần trụi)................................................................. 64
3.2. Giọng điệu trần thuật..................................................................................... 66
3.2.1.Giọng cảm thông, chia sẻ ............................................................................ 67

3.2.2.Giọng nồng nàn, đam mê ............................................................................ 69
3.2.1. Giọng triết lí, suy tƣ ................................................................................... 71
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 74
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 77

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

1.1.1. Khi chúng ta bƣớc sang nền văn minh tiên tiến thì cũng là lúc tiếng
nói, quyền sống của ngƣời phụ nữ đƣợc chú trọng và đề cao. Văn học cũng
khơng nằm ngồi sự xoay chuyển ấy. Trong gần một thế kỷ qua, văn học nữ
quyền đã xuất hiện nhƣ tiếng nói địi bình đẳng của phụ nữ tồn nhân loại. Tiếng
nói nữ quyền trong văn học Việt Nam đƣơng đại phải kể đến nhƣ: Nguyễn Thị
Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tƣ, Võ Thị Hảo, Phan Huyền Thƣ, Vi Thuỳ Linh, Đỗ
Hoàng Diệu… Họ đã thực sự khẳng định đƣợc phong cách riêng của mình. Và Y
Ban cũng vậy, chị là một tác giả khá thành công trong nền văn học đƣơng đại
Việt Nam. Tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961 tại
Nam Định, trong một gia đình khơng có truyền thống văn chƣơng. Năm 1978,
chị lên Hà Nội theo học khoa Sinh học Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội và tốt
nghiệp Cử nhân năm 1982. Sau khi tốt nghiệp đại học, nữ văn sĩ đã từng có thời
gian làm giảng viên tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Nam Định và Trƣờng Đại học Y
Khoa Thái Bình. Trong thời gian giảng dạy, chị bắt đầu sáng tác truyện ngắn, lấy
bút danh là Y Ban với ý nghĩa Ban ở trƣờng Y. Năm 1989, chị bỏ nghề dạy học,
chuyển hẳn sang viết văn. Tháng 10 năm 1989, nữ văn sĩ đƣợc cử đi học Trƣờng
Viết văn Nguyễn Du và tốt nghiệp năm 1992. Năm 1994, nhà văn về Báo Giáo
dục và Thời đại làm phóng viên cho đến ngày nay và từng giữ chức Trƣởng ban
biên tập. Năm 1996, nữ văn sĩ đƣợc kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Và chị
đƣợc xem là một trong những nhà văn nữ có sức sáng tác và xuất bản đều đặn.

Bên cạnh đó, Y Ban cịn đƣợc đánh giá là nhà văn có những đóng góp mới

mẻ trong việc viết về ngƣời phụ nữ. Với giọng văn nồng nàn, đam mê nhƣng
cũng không kém phần chân thực đầy táo bạo, một phong cách độc đáo, không
trộn lẫn, chị đƣợc đánh giá là một trong những văn sĩ tiên phong của văn học nữ
tính nƣớc nhà. Bắt đầu từ truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (1990) đến tập
truyện mới xuất bản là Cuối cùng thì đàn bà muốn gì (2015), nhà văn đƣợc nhắc
đến khơng chỉ bởi những giải thƣởng nhƣ: Giải nhất cuộc thi Truyện ngắn - tạp
chí Văn nghệ qn đội, giải nhì cuộc thi Sáng tác về Hà Nội, mà còn bởi sự dũng

1

cảm và táo bạo trong những “bứt phá” khi viết về phái nữ. Trong văn Y Ban,
phụ nữ không dừng lại ở nỗi đau thân phận, ở sự “bé mọn” quanh quẩn với
chồng con, cơm cà mắm muối… Mà trên hết, đó là những ngƣời đàn bà mạnh
mẽ, ln ln ƣớc mơ và khát khao đi đến tận cùng bản thể. Tiêu biểu cho phong
cách trên là: Vùng sáng kí ức (1996), I am đàn bà (2006), Trò chơi hủy diệt cảm
xúc (2012)…Trong những năm gần đây thì Y Ban có cuốn ABCD (2014), Đàn bà
xấu thì khơng có q (2014) và Cuối cùng thì đàn bà muốn gì (2015). Với ngòi
bút sáng tạo, nhà văn đã thổi vào nền văn học một làn khơng khí mới khiến cho
thế hệ trẻ chúng tôi dƣờng nhƣ bị mê hoặc với mong muốn khám phá tất cả tác
phẩm của chị. Đặc biệt là cuốn Trò chơi hủy diệt cảm xúc đƣợc trao bằng khen
của Hội Nhà văn Việt Nam. Đến năm 2006 chị đạt giải nhì cuộc thi truyện ngắn I
am đàn bà trên báo Văn nghệ, giải C cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba (2006 - 2010)
của Hội Nhà văn Việt Nam trao cho cuốn Xuân từ chiều (2008)… Và đó là
những thành cơng nhất định trên con đƣờng sự nghiệp của Y Ban.

1.1.2. Tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của Y Ban đƣợc xuất bản năm
2012, là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn. Trò chơi hủy diệt cảm xúc đã thuật
lại cuộc chơi mà ngƣời phụ nữ tham gia trò chơi viết những bức thƣ online cho
một ngƣời đàn ông Ấn Độ mà chị không hề quen biết với mục tiêu hủy diệt một
số cảm xúc và chiếm lĩnh số tiền thƣởng 100.000 USD. Trò chơi đã cuốn nhân

vật tham gia vào những cƣời khóc, những bí ẩn và những bừng tỉnh. Để rồi, con
ngƣời chúng ta bị tàn phá bởi thứ cơng nghệ đó. Tiểu thuyết đã nêu lên đƣợc vấn
đề thời sự về đời sống hiện nay trong một xã hội công nghệ thông tin hiện đại,
vẫn là đề tài về phụ nữ, tình yêu nhƣ những tác phẩm khác trƣớc đó. Trị chơi
hủy diệt cảm xúc mở ra một thế giới mà ngƣời ta không phải chạm mặt nhau, thế
nhƣng hai nhân vật trong tiểu thuyết đã bộc lộ đƣợc những cảm xúc, những suy
nghĩ rất thực của mình về mọi chuyện nhƣ: Cơng việc, cuộc sống gia đình, tình
yêu, hạnh phúc và đau khổ…Giữa cái ngổn ngang, bề bộn ấy con ngƣời dƣờng
nhƣ bất lực, muốn bng xi tất cả. Có thể nói, Y Ban đã cho ta thấy đƣợc tài
năng của mình thơng qua việc tái hiện lại một văn bản khúc chiết, chƣơng đoạn
rành mạch, đoạn văn nhanh đến nhƣ vậy.

2

1.1.3. “Thi pháp học là bộ mơn khoa học có nhiệm vụ đặc thù trong lý luận
văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học. Khi phê bình, phân tích tác phẩm
văn học, nó hướng tới khám phá “Tính văn học”, cấu trúc biểu hiện nghệ thuật
trên các cấp độ. Khi nghiên cứu lịch sử văn học, nó hướng tới khám phá sự vận
động, tiến hóa của các phương thức, phương tiện và hình thức nghệ thuật. Khi
nghiên cứu lý luận văn học, nó tập trung khám phá các cấu trúc thể hiện bản
chất nghệ thuật của văn học” [20;8]. Nhƣ vậy, phạm vi nghiên cứu của thi pháp
học là rất rộng. Khi nghiên cứu tiểu thuyết dƣới góc nhìn thi pháp học giúp
chúng ta khám phá một cách chính xác các cấu trúc hình thức mang tính nội
dung, đồng thời phục vụ cho việc tìm hiểu nội dung tác phẩm một cách đích thực
và hiểu đúng đƣợc giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết.

Tôi rất khâm phục và ngƣỡng mộ nhà văn Y Ban về cách xây dựng thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết, mà cụ thể trong thế giới nghệ thuật ấy bao gồm:
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ
và giọng điệu trần thuật.


Có thể nói, với tƣ cách là ngƣời nghiên cứu, để khám phá đƣợc hết vẻ đẹp
của tác phẩm thì địi hỏi chúng tơi phải ln suy nghĩ, ln tìm tịi và phải khám
phá tác phẩm theo hƣớng đa chiều thì mới thấy đƣợc cái hay, cái đẹp của tác
phẩm. Có rất nhiều cách tiếp cận để thấy đƣợc những cái hay, cái đẹp đó. Nhƣng
theo chúng tơi, tìm hiểu tiểu thuyết Trị chơi hủy diệt cảm xúc dƣới góc nhìn thi
pháp học là điều quan trọng hơn hết. Vì nghiên cứu ở góc nhìn thi pháp học sẽ
cho ngƣời viết nhìn nhận đƣợc sự trọn vẹn nhất, đầy đủ nhất và khái quát nhất về
tác phẩm.
1.2. Mục tiêu của đề tài

Với việc nghiên cứu đề tài về tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của Y
Ban dƣới góc nhìn thi pháp học, tơi sẽ nghiên cứu ở các khía cạnh sau: Quan
niệm nghệ thuật về con ngƣời, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và
giọng điệu trần thuật. Không chỉ dừng lại ở đó mà thơng qua nghiên cứu những
khía cạnh ấy, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn phong cách nghệ thuật của nhà văn Y
Ban.

3

1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là:
+ Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
+ Không gian nghệ thuật
+ Thời gian nghệ thuật
+ Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu ở đây tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi tiểu

thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của Y Ban dƣới góc nhìn thi pháp học.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp hình thức
- Phƣơng pháp so sánh: Sử dụng phƣơng pháp này để so sánh tiểu thuyết
Trò chơi hủy diệt cảm xúc với các tác phẩm khác nhƣ: Đàn bà xấu thì khơng có
quà, Cánh đồng bất tận, I am đàn bà… để làm nổi lên nét khu biệt của tiểu
thuyết này.
1.5. Lịch sử nghiên cứu
1.5.1. Tình hình nghiên cứu chung về Y Ban và những tác phẩm của chị
Nhƣ ta biết, Y Ban là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học đƣơng đại
Việt Nam, đƣợc nhiều độc giả quan tâm, đón nhận. Cho nên, cơng trình nghiên
cứu về tác giả, về từ ngữ và câu trong tiểu thuyết và thế giới nhân vật trong
truyện ngắn, tiểu thuyết của nhà văn thì nhiều nhƣng về khơng gian, thời gian,
ngơn ngữ và giọng điệu thì khơng nhiều:
Các bài viết về tác phẩm của Y Ban trên mạng internet cũng rất phong phú
thể hiện đƣợc quan điểm và cảm nhận của độc giả. Tiêu biểu trong số đó có bài:
Văn hóa dân gian trong văn xuôi đương đại Việt Nam của Vũ Thị Mỹ Hạnh có
nhận định: Với nhà văn Y Ban, khi viết về đề tài ngƣời phụ nữ, là chị đang “Vẽ

4

chân dung đồng giới mình”. Chị hóa thân vào họ, thể hiện tâm hồn, gƣơng mặt
họ bằng cái nhìn chân thật nhất. I am đàn bà, một truyện ngắn đã mang đến cho
nhà văn Y Ban những lời khen chê đối lập, và cũng đã tốn khơng ít giấy mực của

các nhà nghiên cứu.

Bên cạnh đó, Vũ Văn Việt có bài Nhà văn Y Ban: Tơi viết về tình dục ở tuổi
50 khác tuổi 20. Trong đó, tác giả đã giới thiệu đơi nét về tiểu thuyết ABCD, bài
viết so sánh phong cách viết qua các tiểu thuyết của chị và đề cập đến tình dục ở
tuổi 50 và tuổi 20 khác nhau nhƣ thế nào: “Phong cách viết của chị khác nhau
thế nào từ tiểu thuyết Đàn bà xấu thì khơng có q 200 cho đến ABCD 201 .
Bốn tiểu thuyết của tôi có bốn phong cách khác nhau. Đàn bà xấu thì khơng có
q, cấu trúc à nh ng buổi sáng, buổi trưa, ban đêm và buổi tối của nhân vật
chính - nàng Nấm. Cuốn thứ hai, uân Từ Chiều viết iền một mạch 2 0 trang
khơng xuống dịng. Cuốn thứ ba - Trò chơi hủy diệt cảm xúc - 10 chương à 10
truyện ngắn vừa độc ập vừa nối kết. Cuốn thứ tư, ABCD à nh ng át cắt h n
h p khơng theo chương như tơi đ nói” [32;1].

Nằm trong chuỗi những bài viết về chân dung tác giả Bình Lê có bài: Y
Ban, Người đàn bà nảy lửa in trên báo điện tử gia đình và xã hội. Qua đó, Bình
Lê có giới thiệu đơi nét về Y Ban và sự nghiệp của chị, tác giả nhìn nhận Y Ban
là ngƣời “Nảy lửa”, “Rất đ i đàn bà” ngay trong sự tổng hợp của nhiều cá tính
đối lập “Người đàn bà rất đ i đàn bà trong cái quyết liệt sắc sảo, thông minh,
trong cái chao chát, đanh đá, chua ngoa, và trong cả cái mong manh yếu mềm
trong nh ng lúc vấp váp” [17;1].

Trong khi đó, với bài Tình dục và văn chương n giới trong nước, Nguyễn
Mạnh Trinh bên cạnh cái nhìn khá mới mẻ về vấn đề tình dục khác với tình u
trong văn chƣơng thì lại có nhận định: “Truyện của Y Ban cũng đậm đặc dâm
tính và chân dung của đàn bà đư c phát họa để mô tả bằng nh ng nét đen tràn ứ
cảm giác” [27;1].

Bên cạnh đó, có nhiều tiểu luận, luận văn nghiên cứu chuyên sâu các tác
phẩm của Y Ban. Chẳng hạn có luận văn: Thế giới nhân vật n trong tiểu thuyết

Y Ban luận văn của Lê Thị Bích Ngọc; Ngơn từ trong tiểu thuyết Y Ban luận văn

5

của Nguyễn Thị Thanh Thuỳ (2013); Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y
Ban luận văn của Đào Thu Trang; luận văn Ý thức n quyền trong văn xuôi Y
Ban của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang.

Gần đây nhất có tiểu luận phê bình Cuộc phiêu ưu của ch của Tiến sĩ
Huỳnh Thu Hậu có nhắc đến nhân vật nghịch dị trong I am đàn bà và các kiểu
nhân vật khác trong các sáng tác của Y Ban:“Trong cảm thức viết về con người
với cuộc đấu tranh giằng co gi phần con và phần người, trong truyện ngắn I am
đàn bà của Y Ban, nhân vật n chính đ rất khó khăn, đau khổ khi cố gắng kiểm
sốt nh ng địi hỏi bản năng, đòi hỏi của thân xác một người đàn bà thèm muốn
ái ân. Nhưng cuối cùng, con người í trí, con người của mệnh đề tôi phải, tôi nên
đ bị con người của mệnh đề tơi muốn, tơi thích chế ngự và chiến thắng”
[10;136].

Có thể thấy, dù cách viết khác nhau nhƣng các tác giả đều thống nhất trong
cách nhìn nhận về chân dung nhà văn Y Ban: Đó là ngƣời đàn bà nhiều trải
nghiệm, táo bạo, quyết liệt... Những điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến
phong cách nghệ thuật của nữ văn sĩ này. Và cũng là một yếu tố giúp chúng tôi
phần nào trong việc định hƣớng phong cách ngôn ngữ và giọng điệu, quan niệm
nghệ thuật về con ngƣời, quan niệm về không gian và thời gian trong sáng tác
của nhà văn, mà cụ thể là với tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc.
1.5.2. Tình nhình nghiên cứu về tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc

Tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc xuất bản năm 2012, do nhà Xuất
bản Trẻ phát hành. Và là tác phẩm đƣợc nhận bằng khen của Hội Nhà văn Việt
Nam. Hơn một năm qua, tác phẩm đã nhận đƣợc sự phản hồi tích cực từ phía độc

giả.

Trƣớc hết, ta thấy có bài Trị chơi hủy diệt cảm xúc hay cuộc khám phá bản
thân của tác giả Phạm Phong Lan. Với cái nhìn khái quát những vấn đề nội dung
cũng nhƣ kết cấu tác phẩm, tác giả có những đánh giá tích cực về cách viết mới
mẻ của Y Ban: “Tinh tế và [có phần] tinh quái, Y Ban dẫn người đọc đi vào một
cuộc khám phá nội tâm bằng nh ng phương tiện kỹ thuật đang ngập tràn và ngày
càng trở nên thiết yếu trong cuộc sống con người: Computer và internet. Thế

6

giới bắt đầu đư c dàn phẳng ra với sự h tr tuyệt vời của công nghệ, nhưng thế
giới cũng bị tàn phá bởi nh ng lệ thuộc của con người vào thứ cơng nghệ đó.
Đặc biệt là cảm xúc - món q vơ giá mà chỉ con người mới đư c tạo hóa ban
tặng, đ và đang bị biến dạng, bị hủy diệt một cách lạnh lùng” [18;1].

Tác giả Ngơ Thảo có bài: Y Ban - Người đốt lửa trong văn chương. Bài viết
nhận định rằng: Y Ban đã có những thành cơng nhất định về cách lựa chọn thể
loại, kết cấu, tổ chức mạch truyện với một cách viết mới mẻ. “Lối viết phóng
khống, nhìn đời sống hồn nhiên, chọn cách gọi sự vật bằng cái tên cúng cơm
của nó khơng ít khi bị coi là tự nhiên chủ nghĩa, nhưng nhờ đó, tác giả vư t đư c
lằn ranh nhiều sự húy kỵ cố h u một cách thoải mái” [31;1].

Bên cạnh đó có Luận văn Từ ng và câu trong tiểu thuyết Trò chơi huỷ diệt
cảm xúc của Y Ban (2014) của Nguyễn Thị Vân Anh. Tác giả đã phân tích về sự
phong phú, đa dạng về từ ngữ và các kiểu câu đƣợc sử dụng trong tiểu thuyết
này.

Tác giả Xuân Phong trong bài: Nhà văn Y Ban - món n của văn chương thì
lại nhìn nhận giá trị tác phẩm ở cách lựa chọn đề tài quen thuộc [đàn bà] của Y

Ban với một lối viết tiểu thuyết mới. Bài viết nhấn mạnh những thành công về
mặt nội dung tƣ tƣởng khi Y Ban đã thể hiện một cách sắc sảo những khát khao
cháy bỏng yêu và đƣợc yêu của ngƣời đàn bà trong cuộc sống chật vật, bộn bề,
và đang ngày càng chai sạn cảm xúc.

Trên đây là những bài viết tiêu biểu về tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm
xúc của Y Ban xuất hiện trên các diễn đàn văn học nghệ thuật từ khi tác phẩm
đến với công chúng. Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu ở trên chỉ là theo
cảm tính và chỉ tập trung vào phần nhịp điệu, từ ngữ và câu trong tiểu thuyết của
chị cùng với việc giới thiệu đôi nét về nhà văn Y Ban.

Từ việc khảo sát trên, tơi nhận thấy đề tài này chƣa có ai nghiên cứu. Chính
vì thế, tơi chọn đề tài: Tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của Y Ban dƣới góc
nhìn thi pháp học làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận này.

7

1.6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc của Y Ban dƣới góc nhìn

thi pháp học, giúp cho chúng ta cảm nhận đƣợc tác phẩm theo hƣớng đa chiều.
Đồng thời, cũng góp một phần nào đó cho ngƣời đọc cảm nhận sâu sắc hơn về
tác phẩm, cũng nhƣ những thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến độc giả của
mình. Để từ đó ta thấy đƣợc cái hay, cái lạ của nhà văn.
1.7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết Trò chơi hủy
diệt cảm xúc của Y Ban.

Chƣơng 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Trò chơi hủy
diệt cảm xúc của Y Ban.
Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt
cảm xúc của Y Ban.

8

PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT
TRÒ CHƠI HỦY DIỆT CẢM XÚC CỦA Y BAN

Nhƣ ta biết, văn chƣơng luôn có những quan niệm nghệ thuật nhất định.
Đó có thể là quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, hay quan niệm nghệ thuật về
không gian hoặc thời gian. Trong tất cả các quan niệm thì có lẽ quan niệm nghệ
thuật về con ngƣời là quan trọng nhất trong tác phẩm văn chƣơng. Vì nó mang
đậm dấu ấn cá nhân và gắn với cái nhìn của tác giả đƣợc thể hiện trong tác phẩm
thông qua các nhân vật.

Theo góc độ tổng quát, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ta có thể đi
đến định nghĩa chung nhất về quan niệm nghệ thuật về con ngƣời nhƣ sau:
“Quan niệm nghệ thuật về con người là sự cắt giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con
người đ đư c hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức
thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các
hình tư ng nhân vật đó” [23;55].

Nhƣ vậy, với quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, khi ta soi chiếu vào tác
phẩm Trò chơi hủy diệt cảm xúc của Y Ban, chúng ta có thể nhận thấy đó là cơ
sở quan trọng để cho ta đi sâu nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời

trong tiểu thuyết này.
1.1. Kiểu nhân vật cô đơn

Có thể nói nỗi cơ đơn là điều ám ảnh với rất nhiều ngƣời nhƣng nó lại là
một cảm hứng và là “đề tài vàng” trong nền văn học. Và chính những nỗi cơ đơn
này giúp cho nhà văn xây dựng nên những tác phẩm thu hút ngƣời đọc.

Từ góc độ khoa học nhân văn, ta hiểu “cô đơn” là một trạng thái đáng
thƣơng của con ngƣời, đồng thời cũng là ý thức đặc biệt về giá trị của mỗi cá
nhân. Có thể hiểu “cô đơn” vừa chỉ sự lẻ loi, đơn chiếc tự bản thể, vừa là trạng
thái tâm lí của con ngƣời khi rơi vào hoàn cảnh bị cắt đứt sợi dây liên hệ với
cuộc đời.

9

Nhân vật cơ đơn trong văn học là chỉ một loại hình nhân vật mà trong đó
nhân vật thể hiện những đặc tính của con ngƣời cơ đơn. Đó có thể là sự buồn bã,
sự cơ độc ngay trong bản thân mình, hay là sự xa lánh, bị bỏ rơi với thực tại bên
ngoài, với con ngƣời và xã hội. Đây thực chất là một kiểu nhân vật tâm lý.

Từ những trang văn của nữ văn sĩ ngƣời đọc có thể nhận thấy rõ sự cơ đơn
đƣợc thể hiện ở hình tƣợng nhân vật lớn đó là: Cơ đơn trong chính gia đình của
mình và cô đơn của ngƣời phụ nữ trên con đƣờng tìm kiếm hạnh phúc. Sau đây
tơi sẽ đi làm rõ từng hình tƣợng ấy để thấy đƣợc bản chất cơ đơn của nhân vật
trong Trò chơi hủy diệt cảm xúc của Y Ban.
1.1.1. Cơ đơn trong chính gia đình của mình

Đọc Trị chơi huỷ diệt cảm xúc của Y Ban kiểu nhân vật đầu tiên mà ta
cảm nhận đƣợc đó chính là kiểu nhân vật cơ đơn. Có thể thấy, mở đầu tiểu thuyết
tác giả đã giới thiệu ngay đến nhân vật Kim - Một kiểu ngƣời cô đơn: “Tôi là ai.

Tất nhiên à đàn bà” “Một người đàn bà đích thực.” [8;12] “Ả à người đàn bà
thỏa mãn” [8;18]. Không hiển nhiên mà Y Ban giới thiệu chị đầu tiên nhƣ vậy,
mà tất cả điều có dụng ý. Tác giả giới thiệu nhƣ vậy là vì muốn cho chúng ta chú
ý sâu đến nhân vật này nhiều hơn. Có thể nói, con ngƣời cô đơn đƣợc biểu hiện
bởi sự lạc lỏng giữa cuộc đời. Con ngƣời cô đơn không chỉ tồn tại đơn thân, một
mình một bóng mà cịn ngay trong chính ngơi nhà của mình, giữa những ngƣời
thân u của mình và nhân vật Kim là một ngƣời phụ nữ chịu sự cô đơn nhƣ vậy.
Là ngƣời phụ nữ đầy quyền lực trong gia đình nhƣng cũng chính vì vậy mà nhân
vật này phải kết bạn với sự cô đơn.

Tinh tế và (có phần) tinh quái, Y Ban đã dẫn ngƣời đọc đi vào một cuộc
khám phá nội tâm bằng những phƣơng tiện kỹ thuật đang ngập tràn và ngày càng
trở nên thiết yếu trong cuộc sống con ngƣời: computer và internet:“Trò chơi huỷ
diệt cảm xúc đ cho nhân vật của mình phiêu ưu trong một trị chơi trên máy
tính. Cuộc phiêu ưu bằng cách viết thư tình cho một người đàn ông ở Ấn Độ qua
emai điện tử, nhân vật đ tưởng mình đư c sống thật, như đư c quan tâm thật”
[8;115].

10

“Hằng ngày tôi đi àm qua một cây cầu. Một cây cầu cũ kỹ nhưng rất nổi
tiếng. Dưới chân cầu dịng nước xi ra biển. Trên cây cầu dòng xe máy cũng
như dòng nước, xi xi xi xi. Nếu cái sự xi đó có một chiếc dừng lại sẽ
tạo thành sự vốn cục và tắc nghẽn. Vì thế nhiều khi tơi ch t nghĩ tơi khơng đi mà
đang chảy theo dịng chảy của xe cộ, khơng đư c phép dừng lại” [8;15]. Có lẽ,
đây là câu văn mà đọng lại trong tâm trí độc giả khi đọc Trò chơi huỷ diệt cảm
xúc, đoạn văn duyên dáng nhƣng chứa đầy tâm trạng u buồn về một câu chuyện
khiến chúng ta phải đọc cho đến cuối trang để thấy đƣợc nỗi cô đơn, buồn tủi, sự
mệt mỏi của nhân vật tôi trong sự chảy trôi trong cuộc sống đầy bộn bề, phức tạp
của cái xã hội hiện đại này, một mình nhân vật tơi phải lo tất tần tật các công việc

từ nhỏ cho đến lớn. Chị không đƣợc phép nghỉ ngơi. Nếu nhƣ chị bỏ cuộc giữa
chừng thì mọi thứ sẽ bị tắc nghẽn. Vì vậy, chị vẫn cứ đi, cứ làm trong cái ngổn
ngang bề bộn đó: “Và tơi sống trong cái sự nhập tràng của ngổn ngang bộn bề
tri thức trí tuệ thiên ác ngu dốt ưu manh” [8;15]. Là ngƣời phụ nữ đã có gia
đình nhƣng Kim ln cảm thấy cơ mình cơ đơn vì chồng con ln là gánh nặng,
khơng bao giờ chồng biết chia sẻ hay an ủi với vợ. Trong gia đình hai vợ chồng
khơng tìm đƣợc tiếng nói chung mà mãi phải giữ sự yên lặng hàng ngày. Để rồi,
nhƣ giọt nƣớc tràn ly, họ rất có thể sẽ nói hết, kể hết vào một ngày đẹp trời. Lý
do duy nhất: Sự giải tỏa ấy giúp họ không tự giết chết mình. Tất nhiên, khơng
phải nói với chồng, mà đơi khi lại là một ngƣời bạn bình thƣờng, thậm chí là
hồn tồn xa lạ qua internet chẳng hạn. Chính vì thế, Kim quyết định tham gia
vào trị chơi online viết những bức thƣ tình để giải bày cũng nhƣ chinh phục
ngƣời đàn ông Ấn Độ kia: “Thưa ngài. Tơi xin ngài thứ l i vì đường đột làm
quen với ngài. Tôi xin tự giới thiệu tôi à Kim, người Việt Nam. Tơi đang nghiên
cứu đề tài về tính kiên trì và sự kỷ luật về người Ấn Độ” [8;96]. Qua tháng ngày,
nỗi buồn đã đƣợc giải toả và đột nhập vào đó là những câu chuyện ngọt ngào đầy
lãng mạng giữa chị và ngƣời đàn ông lạ kia.

Bên cạnh đó, khi viết về nỗi cô đơn của ngƣời phụ nữ hiện đại Y Ban đã
thể hiện một cách tinh tế và nhạy bén trong những trang văn của mình, nhân vật
tôi xuất hiện nhƣ một quý bà, một ngƣời đàn bà đích thực và là ngƣời mẹ của hai

11

đứa con: “Một quý bà tiến sĩ môi trường. Ả rất thông minh và rất đang nổi tiếng.
Hay đư c tivi phỏng vấn. Hay đư c làm ban giám khảo. Hay đư c mời chấm
luận văn từ thạc sĩ trở ên. Đó à một vị thế và đó cũng à điểm yếu” [8;29]. Phải
chăng vì thế, mà trang văn của chị ngƣời đọc khám phá và cảm nhận đƣợc hình
ảnh ngƣời phụ nữ hiện đại cô đơn trong cuộc sống gia đình.


Trong một xã hội hiện đại đầy ngổn ngang bộn bề này, thì có lẽ “cơ đơn”
hẳn là một chuyện dễ hiểu. Nhƣng lại có những ngƣời tìm cách tách ra khỏi thế
giới hiện đại quay cuồng trong những vịng xốy của tiền bạc, nói chính xác ra là
họ tìm cách để ở một mình. Tuy nhiên, đừng nhầm, họ “một mình” nhƣng họ “cơ
đơn” cịn họ ở trong đám đơng chắc gì họ khơng “cơ đơn”. Nhƣ nhân vật Kim
trong Trò chơi huỷ diệt cảm xúc. Kim sống trong một mái ấm gia đình. Nhƣng có
những lúc chị cảm thấy cơ đơn, trống trải trong chính gia đình đó. Kim cảm thấy
cơ đơn, lạc lõng vì khơng chia sẻ đƣợc với những ngƣời thân u trong ngơi nhà
của mình. Cùng sinh hoạt, cùng ăn uống. Thế nhƣng mỗi ngƣời một thế giới,
khơng thể hồ nhập vào nhau đƣợc: “Ả cứ mặt nhiên, cuộc sống à như vậy. Cái
sự mặc nhiên của v chồng ả làm tắt dần nh ng tiếng nói với nhau. Ả làm tất cả
nh ng việc ả cho à đúng. Ả nấu ăn ngon cho chồng con.” [8;45]. Một lí do đơn
giản là vì cuộc sống càng hiện đại, con ngƣời càng ngày càng có nhiều thú vui để
thỏa mãn những căng thẳng của bản thân. Nhƣng dƣờng nhƣ, khơng phải ai cũng
lấy làm hài lịng với cuộc sống này bởi vì cịn q nhiều thứ để lo âu. Trong khi
dịng thời gian thì cứ: “xi xi xuôi xuôi” không chờ đợi một ai. Dù vậy, ta có
muộn phiền thì cũng chẳng ai đối hồi đến ta, nhịp sống vẫn hối hả, ngƣời
ngƣời vẫn lƣớt qua để mình ta chìm đắm trong cơ đơn.

Cùng với nỗi cơ đơn đó khiến ta nghĩ đến tác phẩm Cánh đồng bất tận của
Nguyễn Ngọc Tƣ là hình ảnh ngƣời cha già sống bằng nghề nuôi vịt rong ruổi
qua các cánh đồng. Một mình với lũ vịt đến nỗi ơng trở nên hiểu đƣợc cả tiếng
loài vật, hiểu đƣợc những phản ứng, những cảm xúc, suy nghĩ của con vịt. Cả
cuộc đời ông gắn liền với lũ vịt, với những cánh đồng mênh mơng, với gió và
nƣớc, với cơ đơn…lấy vịt làm bầu bạn, trò chuyện cho qua ngày tháng. Còn
Nƣơng và Điền hai đứa trẻ phải sống trong sự thiếu thốn tình cảm từ khi mẹ bỏ

12

mình theo ngƣời đàn ơng khác. Cũng từ đây, cả hai phải xa rời cuộc sống thơn

xóm để theo cha lênh đênh trên những cánh đồng bất tận. Và cũng từ đấy, hai chị
em cảm nhận đƣợc sự đổi thay lớn lao ở cha mình, ơng trở nên lạnh lùng, đáng
sợ:“Cha giống như đồ vật bằng gốm vừa qua cơn ửa lớn, vẫn hình dáng ấy
nhưng đ rạn nứt, nên chúng tơi chỉ dám đứng xa mà nhìn, mủ mỉ nâng niu nếu
khơng thì vỡ mất” [26;75 ]. Ngƣời cha dần dần khô cằn, dửng dƣng và làm mọi
chuyện theo bản năng. Và có lẽ, mối quan hệ này càng thêm rời rạc và dƣờng
nhƣ những bửa ăn của họ nối tiếp nhau trong im lặng. Cuộc sống cô đơn, buồn
chán đi ngƣợc lại với những gì mà những đứa trẻ khác ở lứa tuổi của Nƣơng và
Điền có đƣợc. Qua đó, cho ta thấy nhân vật Kim trong Trị chơi hủy diệt cảm xúc
tuy cô đơn nhƣng so với nhân vật Nƣơng, Điền trong Cánh đồng bất tận thì nỗi
cô đơn ở chị không tận cùng nhƣ nỗi cô đơn của Nƣơng và Điền.

Có thể nói, các nhà văn xây dựng nhân vật cơ đơn nhằm mục đích truyền
tải tƣ tƣởng, triết lý về con ngƣời, gia đình và xã hội. Khác với nỗi cô đơn của
Nguyễn Ngọc Tƣ, Y Ban xây dựng hình tƣợng nhân vật cơ đơn ngay trong chính
gia đình của mình. Cơ đơn vì sống giữa mọi ngƣời thân nhất trong ngơi nhà của
mình mà chỉ thấy có một mình, cơ đơn vì những bi kịch của cuộc đời, cơ đơn vì
sự khao khát đƣợc u thƣơng, đƣợc quan tâm chia sẻ, đƣợc có tiếng nói chung
với nhau.

Có thể nói, ngồi nhân vật tơi cơ đơn thì cịn có Mây và chị song sinh
cũng nằm trong kiểu ngƣời cô đơn này. Đầu tiên chúng ta đi phân tích nhân vật
Mây. Có thể thấy rằng, Mây khơng chỉ là nạn nhân của sự nổi loạn, một ngƣời
phụ nữ ý thức trong gia đình mà bên cạnh đó chị cịn rơi vào bi kịch của sự cô
đơn, chịu nhiều bất hạnh trong tình yêu cũng nhƣ trong cuộc sống vậy. Trƣớc khi
trở thành ngƣời phụ nữ cơ đơn thì Mây đã có một mái ấm gia đình rất hạnh phúc.
Chị hạnh phúc bên chồng và con của mình. Chồng chị là một ngƣời đàn ơng hiền
lành, chịu khó và u vợ. Hai vợ chồng khi mới cƣới về rất hạnh phúc: “Cơ v
tần tảo, anh chồng chịu khó. Bốn năm hai đứa trẻ con ra đời. Cô v mới hai má
úc nào cũng đỏ hây hây. Hai v chồng nhà Mây hạnh phúc” [8;53]. Nhƣng, từ

khi có dự án sinh thái về làng cuộc sống của gia đình Mây nhƣ bị xáo trộn.

13

Khơng cịn bình n nhƣ trƣớc nữa, nỗi cơ đơn bắt đầu lấn át hạnh phúc của
Mây: “B ng nhiên có dự án sinh thái nhà vườn về àng” hay “chồng Mây hiền
lành là thế bổng đâu đổ đốn. Đòi bằng đư c bố mua nhà lầu với xe máy” [8;55].
Khơng chỉ vậy, ngƣời đàn ơng này cịn đổ đốn ra nghiện rƣợu. Cả ngày chẳng
làm gì chỉ tụ ba lại để uống rƣợu. Đêm mới về nhà. Nếu say khƣớc thì đổ đùng ra
ngủ nhƣ chết. Nếu tỉnh táo thì lơi Mây ra hành hạ. Vẫn cái thói véo vào đùi non
của vợ. Hai bên đùi non của Mây tím ngơ tím ngắt. “Mây gi y nảy ên vì đau
đớn, rên khừ khừ trong cổ họng. Rồi chồng véo lên vú. Hai cái vú bánh dày nuôi
hai bận con mà vẫn cao thành mọng vỏ. Chồng véo rồi chồng cắn. Cắn cho tê tái
rồi thì leo lên bụng v ” [8;58]. Cả nhà ai cũng bỏ đi chỉ còn Mây ở lại chịu khổ
cực vì chồng mình. Chị cơ đơn, tủi thân và đau đớn khi có một ngƣời chồng hƣ
đốn nhƣ vậy. “Thế là chỉ còn Mây chịu đựng chồng”. Nỗi cơ đơn ngày càng lên
cao “Mây khóc nức nở vì thương thân” “hết mấy ngày bố mẹ đuổi về nhà chồng.
Chồng lại lao vào hành hạ” cuộc sống gia đình cứ thế chẳng cịn tiếng nói chung
với nhau. Dù biết là khổ cực đó nhƣng Mây vẫn cố chịu đựng vì đứa con nhỏ của
mình. Quả thật là một ngƣời mẹ có tấm lịng vị tha, cao thƣợng mà bao ngƣời
đàn ơng mơ ƣớc cũng khơng có đƣợc. Vậy mà, Tƣ lại khơng trân trọng vợ mình
mà còn hành hạ, đánh đập chị.

Thƣờng thì con ngƣời ta cơ đơn khi khơng có ai bên cạnh, họ cơ đơn vì họ
một thân một mình sớm tối. Buồn chẳng biết lấy ai để tâm sự, an ủi. Cịn vui thì
chẳng biết chia sẻ cùng ai. Những nỗi sợ bình thƣờng ấy, ngƣời ta đều đã dũng
cảm dẫm lên, bƣớc qua và tiếp tục tiến về phía trƣớc nhƣ chẳng thể có chuyện gì.
Nhƣng khơng phải là ngƣời ta khơng cịn sợ, thay vào đó ngƣời ta sợ những “n i
s ” thực tế hơn, sợ thất nghiệp, sợ mùi cơm áo gạo tiền, sợ chạy đua với cái gọi
là sức trẻ sợ chữ tiền hơn tất thảy, thì phải? Thế nhƣng Kim dù sống trong một xã

hội đầy đủ, đƣợc một công việc mơ ƣớc với mức thu nhập đủ để làm những điều
mình muốn khi bé, thì Kim lại nhận ra mình cần một thứ khác nữa. “Tơi làm việc
khơng chỉ để kiếm tiền. Tôi vùi đầu vào công việc còn à để quên đi nh ng suy tư
trong cuộc sống”. Chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra
cho con ngƣời thêm nhiều phƣơng tiện sống, nhƣng đồng thời cũng mang đến

14


×