Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Alcohol tiết 1 nguyễn văn tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.51 KB, 11 trang )

Trường: THPT Liên Chiểu Họ và tên giáo sinh
Tổ: HOÁ - SINH Nguyễn Văn Tuấn

Tiết 49-BÀI 20 : ALCOHOL (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

Năng lực hóa học:

Nhận thức hoá học Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn
chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế một
số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên thông thường một vài alcohol thường
gặp.

Vận dụng kiến thức, - Viết công thức cấu tạo, gọi tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn
kĩ năng đã học vào giản, tên thông thường của một vài alcohol thường gặp trong thành phần thực
thực tiễn cuộc sống phẩm, đồ uống có cồn.

Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và - Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt

tự học động nhóm

- Kĩ năng tìm kiếm thơng tin trong SGK, quan sát hình ảnh, thơng tin
thực tế để tìm hiểu về alcohol.


Giao tiếp và hợp tác - Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ của các
thành viên trong nhóm;

Giải quyết vấn đề và sáng tạo - Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch để tìm hiểu các vấn đề yêu cầu

Phẩm chất chủ yếu

Trung thực - Trong quá trình làm và báo cáo nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm - Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện. Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các
thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ;

1

Chăm chỉ - Tích cực tìm tịi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt
kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu Powerpoint
- Lịch sử của rượu bia là gì?Ai là người phát minh ra bia rượu?
/>- Hình ảnh về cơng thức cấu tạo ethanol
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: khơng
A Khởi động
1) Mục tiêu: Khơi gợi, tạo hứng thú học tập.
2) Nội dung:
- Quan sát video qua link và trả lời
câu hỏi sau:
+ Thành phần nào trong đồ uống có cồn phát hiện ra và được nhắc đến trong video khiến
con người say ?

+ Cơng thức cấu tạo của nó là gì?
3) Sản phẩm: HS dựa trên video, đưa ra dự đốn của bản thân.
Đáp án là ethanol có cơng thức hoá học C2H5OH

4) Tổ chức thực hiện:
a. Chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh hoạt động cá nhân quan sát video
b. Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân
c. Báo cáo và thảo luận
- HS xung phong trả lời câu hỏi, HS khác góp ý, bổ sung.

2

- GV nhận xét và kết luận
d. Kết luận và nhận định
+ GV đánh giá thông qua quan sát vấn đáp.
+ Sau khi học sinh trả lời xong cho xem cơng thức cấu tạo ethanol và hình ảnh con chó
để kích thích trí tưởng tượng của học sinh. Sau đó dẫn vào bài alcohol.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm alcohol
1.1) Mục tiêu:
Học sinh nắm được
- Khái niệm alcohol, công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở.
- Khái niệm về bậc của alcohol.
- Viết công thức cấu tạo, gọi tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản, tên
thông thường của một vài alcohol thường gặp.
1.2) Nội dung:
- Học sinh hồn thành điền thơng tin trả lời trên slide
+ Khái niệm alcohol
+ Công thức tổng quát alcohol no, đơn chức, mạch hở
+ Polyalcohol

+ Bậc alcohol
1.3) Sản phẩm
- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm hydroxy (-OH) liên kết
với nguyên tử carbon no.
- Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1OH (n ≥ 1, nguyên)
Ví dụ : CH3OH (methanol), C2H5OH (ethanol),…
- Alcohol có hai hay nhiều nhóm –OH được gọi là các alcohol đa chức (polyalcohol)
Ví dụ: ethylene glycol (HO-CH2-CH2-OH), glycerol( HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH)
- Bậc của alcohol: bậc của alcohol được tính bằng bậc của ngun tử carbon liên kết với
nhóm –OH.

Alcohol Công thức tổng quát

3

Bậc I R-CH2-OH

Bậc II R-C(R’)H-OH

Bậc III R-CR’(R’’)-OH

1.4) Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu công thức cấu tạo ethanol, kết hợp với sách giáo khoa giúp học sinh trả lời
khái niệm về alcohol

- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm hydroxy (-OH) liên kết
với nguyên tử carbon no.


Ví dụ: ethanol

(không tồn tại)
Đưa ra hai chất A và B, để học sinh lựa chọn củng cố kiến thức nhóm hydroxy liên kết
nguyên tử carbon no chỉ tồn tại ở chất A.
- Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1OH (n ≥ 1, nguyên)
Ví dụ : ethanol,…
- Alcohol có hai hay nhiều nhóm –OH được gọi là các alcohol đa chức(polyalcohol)
Ví dụ: ethylene glycol (HO-CH2-CH2-OH), glycerol( HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH)
- Bậc của alcohol: bậc của alcohol được tính bằng bậc của nguyên tử carbon liên kết với
nhóm –OH.

Alcohol Công thức tổng quát

Bậc I

4

Bậc II

Bậc III

Ví dụ:
Bậc I: ethanol
Bậc II: propan-2-ol,
Bậc III: 2-methylpropan-2-ol
b. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân đưa ra giả định của mình
- HS ghi chép kiến thức mới và kết hợp đọc sách giáo khoa

- HS làm bài tập xác định
c. Báo cáo và thảo luận
- HS xung phong trả lời câu hỏi, HS khác góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận
d. Kết luận và nhận định
- GV đánh giá thông qua quan sát vấn đáp và chuẩn hoá kiến thức cho học sinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu danh pháp
2.1) Mục tiêu
- HS đọc được tên thông thường và danh pháp thay thế của alcohol
2.2) Nội dung
+ Tên thay thế:
- Monoalcohol: Tên hydrocarbon (bỏ e ở cuối) + vị trí nhóm -OH + ol
- Polyalcohol: Tên hydrocarbon + vị trí nhóm -OH + độ bội nhóm -OH + ol

5

+ Tên thông thường: CTCT Tên thông thường
methyl alcohol
CH3OH

CH3CH2OH ethyl alcohol

CH3–CH2–CH2–OH propyl alcohol
isopropyl alcohol
CH3CH(OH)CH3

HO-CH2-CH2-OH ethylene glycol
glycerol
HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH
Tên thay thế

2.3) Sản phẩm

CTCT Tên thông thường

CH3OH methyl alcohol Methanol

CH3CH2OH ethyl alcohol Ethanol

CH3–CH2–CH2–OH propyl alcohol Propan-1-ol

CH3CH(OH)CH3 isopropyl alcohol Propan-2-ol

HO-CH2-CH2-OH ethylene glycol Ethane-1,2-diol

HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH glycerol Propane-1,2,3-triol

2.4) Tổ chức thực hiện
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Hướng dẫn gọi tên:
* monoalcohol: Tên hydrocarbon (bỏ e ở cuối) + vị trí nhóm -OH + ol
- Nếu nhóm O-H chỉ có một vị trí duy nhất thì khơng cần số chỉ vị trí nhóm -OH.
Ví dụ:

6

- Mạch carbon được ưu tiên đánh số từ phía gần nhóm O-H hơn.
Ví dụ:

- Nếu mạch carbon có nhánh thì cần thêm tên nhánh ở phía trước.
Ví dụ:


- Nếu có nhiều nhóm -OH thì cần thêm độ bội (di, tri,...) trước "ol" và giữ nguyên tên
hydrocarbon.

* Polyalcohol: Tên hydrocarbon + vị trí nhóm -OH + độ bội nhóm -OH + ol

Ví dụ:

- Tên thơng thường: Tên thông thường Tên thay thế
CTCT

7

CH3OH methyl alcohol

CH3CH2OH ethyl alcohol

CH3–CH2–CH2–OH propyl alcohol

CH3CH(OH)CH3 isopropyl alcohol

HO-CH2-CH2-OH ethylene glycol

HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH glycerol

b) Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận.
c)Báo cáo, thảo luận
- Mời HS đứng dậy trả lời
- Gọi bạn khác nhận xét.

- Lắng nghe câu trả lời của HS.
d) Kết luận và nhận định
- Nhận xét và đưa ra kết luận
C. Hoạt động luyện tập
1) Mục tiêu
- Tái hiện và khắc sâu những kiến thức đã học về khái niệm, công thức cấu tạo, gọi tên
của alcohol.
2) Nội dung
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi luyện tập

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Alcohol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm OH liên kết trực
tiếp với
A. nguyên tử cacbon. B. nguyên tử cacbon không no.
C. nguyên tử cacbon no. D. nguyên tử oxi.
Câu 2. Công thức tổng quát của Alcohol no, đơn chức, mạch hở là

8

A. CnH2n-1OH (n ≥ 3). B. CnH2n+2OH (n ≥ 1).
C. CnH2n+1O (n ≥ 1). D. CnH2n+1OH (n ≥ 1).
Câu 3. Hợp chất nào sau đây là Polyalcohol?
A. HOCH2-CH2OH. B. CH3CH(OH)2.
C. CH2=CH-CH(OH)2. D. HO-CH=CH-OH.
Câu 4.Công thức cấu tạo của butan-1-ol là
A. (CH3)2CH-CH2OH. B. (CH3)3C-OH.
C. CH3CH2-CHOH-CH3. D. CH3CH2CH2CH2OH.
Câu 5.Công thức cấu tạo của 1 chất alcohol 3-methylbutane-1,2,3-triol. Xác đinh bậc
carbon liên kết với nhóm hydroxy.


Câu 6. Alcohol C4H10O có mấy đồng phân?

A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.

3) Sản phẩm

- Câu trả lời của HS.

1-C, 2-D, 3-A, 4-D, 5- Đáp án: C1- bậc I, C2-bậc II, C3-bậc III

6-B

Bảng 2. Đáp án trả lời học sinh phần đọc tên thay thế cho tên thông thường của dẫn xuất
halogen C4H9OH

CTCT Tên thay thế

CH2OH-CH(CH3)2 2-methylpropan-1-ol

CH3-(OH)C(CH3)2 2-methylpropan-2-ol

CH2(OH)-CH2-CH2-CH3 Butan-1-ol

CH3-CH(OH)-CH2-CH3 butan-2-ol

9

4) Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


- Câu 1,2,3,4 bài tập trắc nghiệm - Học sinh xung phong trả lời câu hỏi.
- Câu 5 làm tập thể cả lớp - Học sinh làm bài tập nhóm
- Câu 6 làm nhóm

D. Hoạt động vận dụng
1. Mục tiêu
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề thực tiễn
2. Nội dung
- Học sinh quan sát slide, hình ảnh thành phần được ghi trên lon bia của nhà sản xuất heineken

- Tìm hiểu về độ cồn có trong rượu, bia và đồ uống có cồn là gì ?
Ví dụ: độ cồn trong bia heineken 4% ở 20 oC
- Tìm hiểu về các ca ngộ độc bia, rượu và đồ uống có cồn có thành phần gì khiến người uống ngộ
độc, triệu chứng và tác hại của nó ?
Ví dụ: Chiều 14-7, BS CK1 Trịnh Như Lai, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 (TP
HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu 3 bệnh nhân ngộ độc rượu methanol.
( />20230714172610995.htm)
3. Sản phẩm:
- Video, ppt, canva,…để thuyết trình về độ cồn có trong rượu, bia và về các ca ngộ độc bia rượu
có thành phần gì khiến người uống ngộ độc, triệu chứng và tác hại của nó.
4. Tổ chức thực hiện
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao câu hỏi cho học sinh
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tìm hiểu tài liệu, internet …và hoàn thành bài ở nhà

10

- HS hoạt động nhóm hồn thành báo cáo để trả lời các câu hỏi

c. Kết quả và thảo luận
- Các nhóm cử HS lên báo cáo
- HS sẽ trình bày vào phần ứng dụng của alcohol về ảnh hưởng của rượu, bia và đồ uống có cồn
đến sức khoẻ con người.
d. Kết luận và nhận định
- Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2024

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH THỰC HIỆN

NGUYỄN THỊ THẢO NGUYỄN VĂN TUẤN

11


×