Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Vai trị của giáo dục âm nhạc đối với sự hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách học sinh Tiểu học
1.1.1. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, dùng âm điệu, nhịp điệu để thể hiện
những (hình thái xúc cảm) tình cảm của con người đối với con người, và với thiên
nhiên cuộc sống.
Âm nhạc phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu
cảm của âm thanh. Cùng với các yếu tố diễn tả âm nhạc như: giai điệu, âm sắc, cường
độ, nhịp độ, hoà âm, tiết tấu...
Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động của con người và hỗ trợ lại để con
người sản xuất và sáng tạo. Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời tới khi giã
từ cuộc sống. Những khúc hát ru, những bài hát đồng giao trong trò chơi của con trẻ,
nhũng điệu hò, những bài hát giao duyên, các điệu múa trong kho tàng âm nhạc dân
gian... là cội nguồn của nghệ thuật âm nhạc .
Khơng giống với các loại hình nghệ thuật khác, hình tượng âm thanh của âm
nhạc khơng mang ý nghĩa cụ thể, rõ rệt như từ ngữ trong nghệ thuật văn chương và
cũng không tái hiện thế giới khách quan bằng những bức tranh có đường nét bố cục
chặt chẽ, có mảng màu phong phú trong hội hoạ. Đặc trưng diễn tả của âm nhạc mang
tính ước lệ, trìu tượng, khái quát khá cao.
Âm nhạc có sức mạnh vơ cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế
giới nội tâm của con người, những rung cảm hết sức tế nhị của niềm vui, đau khổ, day
dứt, suy tư...
Không cùng ngôn ngữ, nhưng âm nhạc có khả năng thống nhất con người trong
cùng nỗi xúc động và trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, lứa tuổi của sự hồn nhiên, sôi nổi, âm nhạc mang
đến cho các em những trải nghiệm về thế giới âm thanh muôn màu, những cảm xúc,
những niềm vui vô tận, được thể hiện âm nhạc qua những giờ học hát, đọc nhạc, phát
triển khả năng nghe nhạc và các hoạt động âm nhạc khác.
1
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
1.1.2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ
Phát triển thẩm mỹ là một mặt quan trọng của q trình phát triển tồn diện
nhân cách học sinh. Giáo dục thẩm mỹ thông qua các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là
nghệ thuật âm nhạc rất hiệu quả, đó là hình thành và phát triển cho học sinh khả năng
cảm thụ thẩm mỹ tích cực, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo, xúc cảm, tình cảm thẩm
mỹ, quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ ở bậc tiểu học, chúng ta cần cung cấp cho các em tri thức
thẩm mỹ, phát triển tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ, xây dựng
các mối quan hệ thẩm mỹ đúng đắn của nhân cách với hiện thực, tạo điều kiện thuận
lợi cho các em biết quan sát lắng nghe, trải nghiệm giá trị bản thân. Từ đó các em phát
huy được xúc cảm, tình cảm, định hình ở các em nét văn hóa âm nhạc trong cuộc
sống.
Thông qua những giai điệu, nhịp điệu âm nhạc hay, ca từ khúc triết trong âm
nhạc, học sinh biết phân biệt được cái đẹp, cái không đẹp trong cuộc sống, và khơng
chỉ biết thưởng thức cái đẹp mà cịn biết sáng tạo về nghệ thuật, có khả năng đem cái
đẹp vào cuộc sống trên mọi phương diện. Học sinh biết yêu cái đẹp sẽ chi phối nếp
nghĩ, nếp sống, cách ứng xử của mình đối với những người xung quanh.
1.1.3. Âm nhạc là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức
Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của
một cá nhân đã được xã hội hóa. Đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành
mạnh, trong sáng ở những hành động, góp phần giải quyết hợp lý có hiệu quả những
mâu thuẫn.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, biểu đạt tư tưởng, tình cảm con người
bằng âm thanh. Những giai điệu đẹp, những nội dung lời ca hay phù hợp với lứa tuổi,
dễ đi vào lòng người, dễ nhớ, dễ thuộc sẽ là phương tiện giáo dục đạo đức cho học
sinh rất hiệu quả. Như đại văn hào M.Go-rơ-ki nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách
kỳ diệu đến tận đáy lịng. Nó khám phá ra cái phẩm chất cao quý nhất ở con người”.
Lời ca kết hợp với âm nhạc giàu tính biểu hiện và chất trữ tình, gợi cho học sinh
tình u q hương đất nước. Đặc biệt thơng qua những bài hát dân ca Việt Nam với
2
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
những làn điệu mang đậm âm hưởng các vùng miền, giúp các em có lịng tự hào về
văn hóa dân tộc.
Nội dung bài hát phong phú giúp học sinh ý thức được các cung bậc tình cảm
như: Biết ơn Đảng, Bác Hồ, những người có cơng với Tổ quốc, u gia đình, kính
trọng ơng bà, cha mẹ, anh chị em. Biết ơn thầy cơ giáo, tình thân bè bạn. Qua những
giai điệu đẹp, học sinh phát hiện được những vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh
đáng yêu của các con vật, từ đó ý thức được phải giữ gìn mơi trường sạch đẹp, bảo vệ
thiên nhiên…
Các hoạt động âm nhạc ảnh hưởng sâu sắc đến các hành vi, văn hóa của học
sinh. Giúp các em tự tin vào năng lực của bản thân, sự đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau
trong các hoạt động tập thể, có thái độ đúng đắn với những cái xấu, có lối sống tích
cực mỗi ngày.
1.1.4. Âm nhạc là phương tiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
Âm nhạc khơng chỉ đơn thuần là vui chơi, giải trí, mà âm nhạc cịn có chức
năng phát triển trí tuệ của học sinh. Đặc biệt, học sinh tiểu học tư duy trực quan hành
động, trực quan hình tượng và tư duy trực quan trừu tượng, khi tiếp xúc với âm nhạc.
Học âm nhạc giúp học sinh phát triển trí nhớ, đó là khả năng thu nhận và ghi nhớ lại.
Đặc điểm của các em là ghi nhớ âm nhạc bằng tai nghe dựa vào nhạc cảm. Trong q
trình hoạt động học tập, trí nhớ khơng có khả năng nhắc lại tồn bộ ngay mà phải qua
q trình rèn luyện dần. Vì vậy khi tập hát, giáo viên nên gợi mở cho học sinh về tư
duy ca từ, giai điệu và hình tượng âm nhạc. Trên cơ sở ấy, trí nhớ các em ngày càng
phát triển.
Học sinh yêu thích âm nhạc bao nhiêu thì khả năng ghi nhớ càng nhanh và lâu
bấy nhiêu, do vậy vấn đề làm thế nào để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong âm
nhạc và u thích nó thì kết quả giáo dục mới có hiệu quả…
Âm thanh là ngơn ngữ đặc thù của âm nhạc. Do vậy hình tượng âm nhạc mang
tính khái qt, ước lệ cao và khơng mang tính xác định cụ thể. Tuy nhiên khi nghe một
giai điệu hay sẽ đánh thức được sự liên tưởng trong trí tưởng tượng của học sinh thơng
qua tư duy ca từ và giai điệu âm thanh… Vì vậy trí tuệ phải hoạt động tích cực.
1.1.5. Âm nhạc tác động đến sự phát triển sinh lý, thể chất
3
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
Các hoạt động âm nhạc có tác động rất tốt đến sự phát triển thể chất của học
sinh tiểu học.
Khi học hát, vấn đề lấy hơi đúng cách, hít thở sâu có tác động rất tốt về bộ máy
hơ hấp và đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, củng cố và phát
triển âm vực giọng hát. Các hoạt động kết hợp với hát như nhún, nhảy múa theo tiết
tấu nhịp điệu bài hát, tư thế, dáng đứng biểu diễn, dáng đi… có tác động tốt đến q
trình phát triển và hồn thiện cơ thể của học sinh.
Khi cảm thụ âm nhạc, trong một chừng mực nào đó giúp học sinh phát triển tai
nghe một cách nhạy cảm, tinh tế hơn. Phản ứng của cơ thể chịu sự tác động cảm xúc
tâm lý của âm nhạc ở mức cao hơn so với tác động sinh lý trực tiếp (phản xạ). Nếu
nghe nhạc đúng mức và phù hợp sẽ làm thư giãn thần kinh, kích thích trí tuệ phát triển
và sáng tạo.
Nghe, vận động theo nhạc giúp học sinh tập phối hợp các động tác đi, chạy nhảy
chính xác, linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, động tác mềm dẻo nhẹ nhàng có ảnh
hưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển cơ.
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là giáo dục nên những thế hệ trẻ phát triển tồn
diện mà âm nhạc chiếm vai trị quan trọng.
1.2. Mục đích, yêu cầu giáo dục âm nhạc ở tiểu học
1.2.1. Mục đích
Ở trường Tiểu học, mơn âm nhạc với các hoạt động vui chơi bổ ích, giúp học
sinh phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc Các bài học âm nhạc, trang bị cho
học sinh một số kiến thức về văn hóa âm nhạc phổ thơng, sự đa dạng của thế giới âm
nhạc, các giá trị âm nhạc truyền thống, giúp học sinh biết cảm thụ, ứng dụng và sáng
tạo âm nhạc, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các
hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời thông qua nội dung các bài hát,
phương pháp giáo dục của giáo viên giúp học sinh có đời sống tinh thần phong phú,
lành mạnh, hình thành các phẩm chất đức cao đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung
thực, trách nhiệm) cùng với các năng lực chung (tự chủ, tự học, giao tiếp hợp tác, biết
cách giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như trong đời sống) và phát triển những
4
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
năng lực đặc thù (thể hiện, cảm thụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc), góp phần cùng
các mơn học khác giáo dục nhân cách tồn diện học sinh.
1.2.2. Yêu cầu cần đạt
Giáo dục Âm nhạc ở cấp Tiểu học có những yêu cầu sau:
- Trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng âm nhạc về ca hát, đọc nhạc
và nghe nhạc, lý thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản. Ở chừng mực nào đó, các em có
thói quen ca hát đúng, có thể tham gia các hoạt động âm nhạc của cộng đồng.
- Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực âm nhạc như:
+ Thể hiện âm nhạc (biết tái hiện, trình bày, biểu diễn với nhiều phong cách và
hình thức khác nhau) thơng qua các hoạt động âm nhạc. Năng lực này đòi hỏi những
khả năng, sự năng động và sáng tạo nhất định.
+ Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết thưởng thức, cảm nhận những giá trị sâu
sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được biểu hiện bằng thái độ, cảm xúc, biết nhận xét đánh
giá âm nhạc.
+ Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Hiểu những kiến thức, thực hiện tốt kĩ năng
đã học, đưa ra những ý tưởng sáng tạo để vận dụng âm nhạc trong cuộc sống.
- Hình thành cho học sinh những hiểu biết cơ bản về cái hay, cái đẹp trong nghệ
thuật âm nhạc, phát triển tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật lành mạnh.
- Giúp các em hiểu được ý nghĩa, tác dụng của âm nhạc với đời sống, đồng thời
mở mang vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinh hoa âm nhạc thế giới, góp
phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, phát triển thể chất, tạo khơng khí vui tươi,
lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần, nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân
cách học sinh.
Yêu cầu cụ thể về các năng lực âm nhạc
- Học sinh biết thể hiện âm nhạc
+ Bước đầu biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng nhịp điệu,
giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái tình cảm của bài hát.
+ Đọc nhạc đúng tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ và trường độ, thể hiện sắc thái
bản nhạc.
5
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
+ Biết chơi nhạc cụ một mình hoặc chơi cùng người khác, thể hiện đúng tiết tấu
và giai điệu.
- Học sinh biết cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
+ Học sinh biết cảm nhận được tính chất âm nhạc, cái hay, cái đẹp của tác
phẩm, phân biệt được các phương tiện diễn tả âm nhạc.
+ Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu âm nhạc được nghe.
+ Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng, nhận biết được
sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.
+ Bước đầu biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và các bạn.
- Học sinh biết ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
+ Bước đầu biết mô phỏng, tái hiện một số âm thanh quen thuộc trong cuộc
sống; biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu và giai điệu đơn giản theo hướng dẫn của
giáo viên.
+ Biết làm dụng cụ học tập đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên; biết tưởng
tượng khi nghe nhạc không lời.
+ Biết chia sẻ hiểu biết về âm nhạc với người khác; biết biểu diễn các tiết mục
âm nhạc với hình thức phù hợp.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý với khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý
Ở lứa tuổi tiểu học, tai nghe của các em khá tinh, có thể nghe hát và bắt giọng
nhanh, phân biệt được hướng âm thanh, độ vang mạnh, nhẹ, cao thấp của âm thanh.
Tuy nhiên, cá biệt vẫn có một số em còn chưa nghe hết được các âm trong câu, phải
nhìn theo miệng giáo viên hoặc bạn để hát dựa theo, hát rõ nhất là những âm đầu và
âm cuối câu hát.
Sự phát triển cơ bắp, dây chằng, hệ xương khớp (học sinh từ 9 đến 12 tuổi) làm
cho tay chân mềm mại, cơ thể mềm dẻo, linh hoạt, thuận lợi cho việc làm một số động
tác múa, vận động theo nhạc.
Bộ máy hô hấp, phát thanh ở lứa tuổi này phát triển còn chậm. Dây thanh đới
của các em em từ 7 đến 12 tuổi nói chung cịn non nớt, mảnh và nhỏ. Dung lượng
6
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
khơng khí chứa đựng trong phổi khơng lớn, nên sự điều tiết hơi thở, khống chế, ghìm
hơi khi hát đối với các em không dễ dàng làm được.
Học sinh lớp 1,2,3 thanh đới chỉ rung ở rìa ngồi, lớp 4,5 rung ở chiều dày
thanh đới. Với đặc điểm này ca hát sẽ có tác dụng tốt đối với sự phát triển dây thanh,
nếu hát khơng đúng cách sẽ có hại.
Sự hứng thú, năng lực tiếp thu các hoạt động âm nhạc của học sinh trong cùng
một lớp khơng hồn tồn giống nhau. Sau 7 tuổi học sinh có trí nhớ, trí tưởng tượng
và có tư duy tốt hơn.
Học sinh tiểu học rất ham hiểu biết, thích khám phá cái mới bất cứ lúc nào và ở
đâu. Đặc điểm này là cơ sở đầu tiên thúc đẩy các em hăng hái đến trường. Ca hát là
một nhu cầu không thể thiếu được đối với các em. Các hoạt động ca hát ln được các
em đón nhận rất tích cực. Tính hưng phấn cao mang lại cho các em những xúc cảm,
tình cảm thẩm mỹ khi được tiếp xúc với âm nhạc.
1.3.2. Đặc điểm giọng hát
Bộ phận phát thanh của học sinh tiểu học phát triển còn chậm cho đến 10 tuổi.
Giọng hát học sinh tiểu học của các em nam và nữ gần giống nhau, có thể tạm chia
làm các loại:
- Giọng vang, sáng, khỏe đơi khi hơi chói
- Giọng vang, êm, nhẹ, có nhạc cảm, âm sắc dễ chịu.
- Giọng tối mờ, nhỏ hay rung.
- Giọng rè, khan, kém chuẩn xác.
Tầm cữ giọng hát:
Giọng hát lớp 1, 2: Từ nốt đồ (quãng tám một) đến nốt rế của quãng tám hai.
Chủ yếu hát một bè hoặc hát đuổi ca nông.
Giọng hát lớp 3,4,5: Từ nốt Sịn (qng tám nhỏ) đến nốt mí ở quãng tám hai.
Lớp 3,4,5 có thể hát 2,3 bè trong giàn đồng ca, hợp xướng.
7
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
1.4. Tìm hiểu nội dung chương trình môn âm nhạc bậc tiểu học
1.4.1. Chương trình âm nhạc tiểu học
Môn Âm nhạc ở trường tiểu học hiện nay nằm trong chương trình giáo dục phổ
thông mới, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/
TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018.
Chương trình mơn Âm nhạc Tiểu học tn thủ các quy định cơ bản được nêu
trong Chương trình tổng thể của chương trình giáo dục phổ thơng mới, bao gồm:
những định hướng, những quan điểm về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục,
nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.
- Chương trình tập trung phát triển ở học sinh phẩm chất, năng lực âm nhạc, và
những yêu cầu cần đạt biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông
qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành;
góp phần phát triển hài hồ đức, trí, thể, mĩ.
- Chương trình kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình mơn Âm
nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nền
giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nội dung giáo dục của chương trình được thiết kế theo
hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc
và bản sắc văn hố dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp
học trên.
- Chương trình xây dựng những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú về
nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm
xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập.
- Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong
cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập
của học sinh các vùng miền.
Chương trinh được phân bố thời gian như sau:
- Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) gồm có 35 tuần trong một năm học.
8
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
- Mỗi tuần học 1 tiết/Tuần là 35 phút.
1.4.2. Nội dung giáo dục âm nhạc
1.4.2.1. Nội dung giáo dục âm nhạc lớp 1, lớp 2 và lớp 3
- Học hát: Trong nội dung giáo dục cốt lõi của chương trình, hát là một nội dung
quan trọng và xun suốt chương trình mơn Âm nhạc. Học sinh được học các bài hát lứa
tuổi học sinh, các bài hát dân ca, các bài hát nước ngoài tiêu biểu. Có nội dung đơn giản,
âm vực giọng phù hợp với độ tuổi, đa dạng về lọai nhịp và tính chất âm nhạc. (Lớp 3 học
sinh được học hát quốc ca Việt Nam).
- Nghe nhạc: Học sinh được nghe một số bản nhạc có lời và khơng lời phù hợp với
độ tuổi. (Lớp 1 các em được nghe Quốc ca Việt Nam).
- Đọc nhạc: Đọc giọng đô trưởng. Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù
hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ, tiết tấu: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.
- Nhạc cụ: Học sinh được học tiết tấu, một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản. Chủ yếu
sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.
- Âm nhạc thường thức:
+ Tìm hiểu các loại nhạc cụ: Một số nhạc cụ gõ của Việt Nam và nước ngoài.
+ Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.
- Lý thuyết âm nhạc: không học tách biệt mà được tích hợp trong các nội dung hát,
nhạc cụ, tập đọc nhạc.
1.4.2.2. Nội dung giáo dục âm nhạc lớp 4 và lớp 5
* Ở lớp 4
- Học hát: Học sinh được học các bài hát lứa tuổi học sinh, các bài hát dân ca, các
bài hát nước ngoài. Bài hát tuổi học sinh (9 đến 10 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước
ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực giọng phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và
tính chất âm nhạc.
- Nghe nhạc: Nhạc có lời, nhạc khơng lời.
- Tập đọc nhạc: Giọng đô trưởng, các bài đọc nhạc ngắn, dễ đọc, âm vực giọng phù
hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ, hình tiết tấu: trắng, trắng có chấm dơi, đen, móc đơn,
và các dấu lặng.
9
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
- Nhạc cụ: Một số bài tập tiết tấu và giai điệu đơn giản. Sử dụng trường độ: trắng,
trắng có chấm dơi, đen, móc đơn, và các dấu lặng.
- Lý thuyết âm nhạc: Khng nhạc, khố Son, dịng kẻ phụ, nốt nhạc. Các hình nốt:
trịn, trắng, đen, móc đơn, móc kép và các dấu lặng. 7 bậc cơ bản và vị trí trên khng.
- Thường thức âm nhạc:
+ Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài. Câu
chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.
+ Hình thức biểu diễn: Đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca…
+ Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ tiêu biểu sáng tác ca khúc thiếu nhi.
* Ở lớp 5
- Học hát: Bài hát tuổi học sinh (từ 10 đến 11 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước
ngồi. Các bài hát có nội dung, âm vực giọng phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và
tính chất âm nhạc.
- Nghe nhạc Một số bản nhạc có lời và khơng lời phù hợp với độ tuổi.
- Tập đọc nhạc giọng đô trưởng: Các bài đọc nhạc ngắn, dễ đọc, âm vực phù hợp với
độ tuổi. Sử dụng trường độ: trắng, trắng có chấm dơi, đen, đen có chấm dơi, móc đơn, và
các dấu lặng.
- Nhạc cụ: Một số bài tập tiết tấu và giai điệu đơn giản. Sử dụng trường độ, hình tiết
tấu: trắng, trắng có chấm dơi, đen, đen có chấm dơi, móc đơn, và các dấu lặng.
- Lí thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, ô nhịp, vạch nhịp; Nhịp 2/4, 3/4.
- Thường thức âm nhạc:
+ Tìm hiểu các loại nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài
+ Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.
+ Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ tiêu biểu sáng tác ca khúc thiếu nhi.
+ Hình thức biểu diễn: Độc tấu, hồ tấu.
1.4.2.3. Thời lượng nội dung
Thời lượng nội dung (tính theo %): Hát 35%; Nhạc cụ 20%; Nghe nhac, Đọc nhạc,
Thường thức âm nhạc 35%; Đánh giá định kì:10%.
---------------------------------------------------------------------------------------------
10
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Phương pháp dạy học ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dạy học. Phương pháp là
cách thức, là con đường hoạt động của thầy nhằm cho trò nắm vững những kiến thức, kỹ
năng. Trong giáo dục, phương pháp là yếu tố năng động nhất nhưng lại quyết định giá trị
thực sự của sản phẩm giáo dục. Khi lựa chọn phương pháp dạy học, giáo viên phải xác
định được mối liên hệ chặt chẽ giữa mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Mỗi nội
dung dạy học đều có quan hệ mật thiết với các hoạt động nhất định, đó là những hoạt đơng
được tiến hành trong q trình hình thành và vận dụng nội dung đó. Giáo viên phát hiện
được những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là vạch được một con đường để học
sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng của nội dung đó và đạt được mục đich của việc dạy
học.
Âm nhạc là bộ môn đặc thù, đối tượng học sinh tiểu học thường không đồng đều về
năng khiếu và các năng lực hoạt động âm nhạc. Do vậy, giáo viên cần tập trung phát triển
cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc cho các em, lựa chọn các hoạt động học tập phù
hợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể
chuyện,..., thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc tích hợp trong các nội
dung học tập. Học sinh cần được tiếp cận âm thanh trước khi học kí hiệu âm nhạc, tiếp cận
lí thuyết thông qua trải nghiệm thực hành.
Môi trường giáo dục âm nhạc phải tích cực và đầy niềm vui với sự vận dụng đa
dạng các bài hát thiếu nhi, đồng dao, các trò chơi âm nhạc, vận động và các vũ điệu dân
gian vận động; đa dạng việc đọc âm hình tiết tấu và chơi nhạc cụ; lớp học âm nhạc theo
phương pháp này sử dụng rất nhiều nhạc cụ khác nhau, bao gồm các nhạc cụ tiết tấu và các
nhạc cụ giai điệu cùng với recorder (sáo dọc); cơ thể con người bao gồm các động tác tay,
chân (vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay,...) được xem như một bộ nhạc cụ gõ (body
percussions) và dễ áp dụng đối với học sinh ở mọi điều kiện lớp học để giúp các em làm
quen và nhận thức về sự đa dạng của tiết tấu trong âm nhạc.
- Các hoạt động dạy học của giáo viên phải hướng tới đáp ứng nhu cầu của học sinh,
giúp các em được tự do phát huy sáng kiến, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong
các hoạt động.
11
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
- Các phương pháp của giáo viên phải hướng tới vấn đề hình thành và phát triển các
phẩm chất chủ yếu cho học sinh: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Những phẩm chất đó được hình thành, phát triển thơng qua nội dung học tập, cách thức tổ
chức các hoạt động âm nhạc.
- Các phương pháp dạy học phải hướng đến phát triển những năng lực chung và các
năng lực đặc thù.
2.1. Học hát
2.1.1. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động ca hát đối với học sinh tiểu học
Ca hát là một môn nghệ thuật được phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ văn học
thông qua giọng của con người, để biểu hiện những tư tưởng tình cảm của con người
với con người, con người đối với thiên nhiên, cuộc sống. Ca hát là một hoạt động quần
chúng rộng rãi, dễ tiếp thu, dễ biểu hiện và rất phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Ca hát là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con
người đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Những giai điệu đẹp, tiết tấu sôi động kết
hợp với ca từ dễ hiểu, luôn thu hút hấp dẫn các em, đưa các em đến với thế giới âm
nhạc kỳ thú với những sắc màu của âm thanh. Bằng âm nhạc và lời ca, hát làm cho cả
người nghe và người hát những hứng thú, niềm xúc động mạnh mẽ, sâu xa những giá
trị tốt đẹp của cuộc sống.
Trong q trình phát triển cơ thể, hoạt đơng ca hát giúp học sinh thở sâu, phát
triển giọng, củng cố thanh quản, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy. Đặc biệt ca hát
phát triển sự nhạy cảm, cảm giác về nhịp điệu, khả năng tái hiện chính xác âm điệu, trí
nhớ âm nhạc. Chính vì vậy ca hát là phương tiện rất hiệu quả để giáo dục tư tưởng đạo
đức, thẩm mỹ, trí tuệ và thể chất cho học sinh.
Ca hát đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ giáo dục âm nhạc,
cũng như phát triển toàn diện nhân cách học sinh tiểu học.
2.1.2. Mục đích dạy hát
Ca hát là hoạt động âm nhạc chủ yếu trong chương trình giáo dục âm nhạc cho
học sinh ở trường tiểu học. Thông qua học hát, giáo viên phát triển năng lực cảm thụ
âm nhạc, góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
12
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
- Dạy hát giúp học sinh phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp. Góp phần
thư giãn cho học sinh, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở bậc tiểu học.
- Tạo cho học sinh hứng thú, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống
tinh thần của các em thêm phong phú.
- Phát triển cho học sinh khả năng âm nhạc, về tai nghe, cảm giác tiết tấu, nhịp
điệu, biểu diễn âm nhạc, trí nhớ, sáng tạo âm nhạc, khả năng khái quát và hiểu được
tác phẩm.
- Việc học hát mang lại sự vui thích đặc biệt, sự giao lưu gắn bó giữa các em
trong các hoạt động tập thể.
2.1.3. Yêu cầu dạy hát
Dạy cho các em biết cách thể hiện tự nhiên, diễn cảm các bài hát trên cơ sở rung
cảm thực sự với nội dung tác phẩm bằng những kỹ năng ca hát nhất định.Thông qua
việc học hát, rèn luyện cho các em những kĩ năng ca hát thông thường như: tư thế hát,
cách lấy hơi và giữ hơi thở trong khi hát, hát rõ lời, hát diễn cảm, hát đồng đều khi hát
trong tập thể. Giúp học sinh biết trình bày thể hiện bài hát ở nhiều hình thức: đơn ca,
tốp ca song ca, đồng ca, biết hát kết hợp với các hoạt đông như: gõ đệm, vận động
theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trị chơi. Qua đó giáo dục học sinh những tình
cảm tốt đẹp, thêm u thích âm nhạc, có khả năng tham gia các hoạt động ca hát trong
và ngoài trường học. Phát triển tai nghe âm nhạc, phát triển giọng hát, hình thành cách
hát tự nhiên, củng cố và phát triển âm vực giọng cho học sinh, giúp các em biết chủ
động sáng tạo trong sự thể hiện tác phẩm.
Dạy hát là một quá trình giáo dục âm nhạc bao gồm: Luyện giọng, học bài hát,
luyện tai nghe, ghi nhớ giai điệu, nhịp điệu, có thể kết hợp hát với vận động phụ họa
hoặc làm các động tác phối hợp biểu diễn.
Yêu cầu cụ thể cần đạt:
* Lớp 1, 2 và lớp 3
- Bước đầu hát đúng giai điệu, cao độ, trường độ, hát thể hiện sắc thái tình cảm.
Hát với giọng tự nhiên và tư thế phù hợp.
- Hát rõ lời và thuộc lời ca; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.
- Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
13
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
- Cảm nhận được tình cảm của bài hát.
- Nêu được tên bài hát và tên tác giả.
- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc kết hợp với trò chơi.
* Lớp 4, lớp 5
- Hát đúng giai điệu, cao độ, trường độ, sắc thái tình cảm.
- Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.
- Biết hát với các hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
- Cảm nhận được tình cảm của bài hát. (lớp 5: biết điều chỉnh giọng hát để tạo
nên sự hài hoà).
- Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.
- Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát.
- Bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người
khác.
- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc kết hợp với trò chơi.
- Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngồi nhà trường với hình thức phù hợp.
2.1.4. Cơ quan phát âm và các kỹ năng ca hát
2.1.4.1. Cơ quan phát âm
Cơ quan phát âm của con người vô cùng tinh vi, bao gồm nhiều bộ phận liên
quan mật thiết với nhau, cùng hoạt động để tạo ra tiếng nói, tiếng hát. Các bộ phận của
bộ máy pháy âm gồm: Bộ phận phát ra âm thanh (thanh quản); Bộ phận tăng lượng
(còn gọi là bộ phận khuyếch đại âm thanh, gồm các xoang cộng minh, đó là các
khoảng trống trong đầu, mặt, mũi, miệng, trán…); Bộ phận hô hấp (động lực phát ra
âm thanh: phổi, khí quản, lồng ngực, hồnh cách mơ.); Bộ phận nhả lời (môi, miệng,
răng, lưỡi).
Nguyên lý phát ra âm thanh: Hơi thở tác động lên thanh đới, làm rung hai dây
thanh phát ra âm thanh. Âm thanh được truyền âm và phát ra âm lượng nhờ các bộ
phận khuyếch đại âm thanh rồi đi qua ngoài qua miệng, kết hợp với các bộ phận nhả
chữ, lời, tạo thành tiếng nói, tiếng hát.
Ở học sinh Tiểu học, âm thanh phát ra yếu là do các dây thanh đới cịn mảnh,
nhỏ, hơi thở ngắn, nơng. Bởỉ vậy các em chưa điều khiển tốt được hệ cơ thanh quản và
14
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
hơi thở cho nên giọng nói cao và yếu hơn người lớn, đồng thời sự phối hợp giữa tai và
giọng chưa thật chủ động.
Trong quá trình giáo dục âm nhạc, hoạt động hát là sự phối hợp giữa tai nghe và
giọng: tai nghe âm thanh, giọng bắt chước. Bắt chước có chuẩn xác hay khơng là do
tai nghe kiểm tra. Sự hỗ trợ của giáo viên giúp học sinh tái hiện chính xác những gì
các em nghe được trong phạm vi có thể. Muốn phát triển giọng tốt cần phải được rèn
luyện thường xuyên, đảm bảo tính vừa sức và khoa học.
2.1.4.2. Các kỹ năng ca hát
a. Tư thế trong khi hát
Nghệ thuật ca hát có nhiều hình thức biểu diễn khác nhau, mỗi hình thức yêu
cầu yêu cầu một tư thế biểu diễn phù hợp.
Tư thế hát là vấn đề cần được chú ý ngay từ khi bắt đầu học hát. Tư thế hát
đúng là tư thế tự tin, vững vàng, tự nhiên, tạo hình dáng đẹp, đáp ứng được các yêu
cầu: thuận lợi cho việc phát âm, thể hiện tốt tình cảm tác phẩm. Dù ngồi hay đứng, tư
thế thân mình đều phải ngay ngắn, thả lỏng toàn thân thoải mái, nét mặt tự nhiên, linh
hoạt, diễn cảm bằng ánh mắt, nụ cười giao lưu với người nghe.
Tư thế đứng hát được sử dụng nhiều nhất. Khi đứng hát, thường, hai bàn chân
hơi tách hình chữ V, một chân đưa lên trước một chút so với chân kia để có thể dồn
trọng tâm của cơ thể vào một chân thuận. Không nên để trọng lượng cơ thể dồn đều
lên hai chân như lúc đứng nghiêm, hoặc dạng hai chân ra làm cho cơ thể căng cứng
không đẹp mắt. Trọng lượng phần trên cơ thể gần như dựa vào chỗ phía sau thắt lưng.
Thân người như vươn thẳng về phía trước, hai tay bng lỏng, bàn tay để tự nhiên,
mắt nhìn thẳng giao lưu với khán thính giả.
Tư thế trong ca hát phải được chú ý luyện tập thường xuyên một cách công phu
và sáng tạo để có được sự hồn thiện, hài hịa khi biểu hiện những cảm xúc nội tâm
cũng như diễn xuất ngoại hình phù hợp với từng tác phẩm âm nhạc.
b. Hơi thở trong khi hát
Hơi thở trong ca hát có sự khác biệt so với hơi thở sinh lý bình thường. Hơi thở
trong ca hát tích cực và chủ động nhiều hơn, bởi vì nó phải đáp ứng đầy đủ về nhu cầu
chất lượng âm thanh và độ dài của từng câu hát cũng như toàn bộ bài hát.
15
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
Cách lấy hơi trong khi hát: hít hơi thở sâu, nhanh hơn hơi thở bình thường (có
thể hít hơi vào bằng cả đường mũi và miệng). Sau khi hít hơi cần phải giữ hơi lại, rồi
sau đó đẩy hơi ra một cách đều đặn, từ từ khống chế hơi sao cho hơi thở đầy đủ, trọn
vẹn cho từng câu hát. Muốn hát tốt chúng ta phải luyện tập hơi thở thường xuyên, kiên
trì để trở thành thói quen.
Hơi thở trong ca hát là một kĩ năng cơ bản, có vai trị quan trọng đến chất lượng
thể hiện bài hát, tạo ra giọng hát đẹp, truyền cảm. Bên cạnh đó, hơi thở cịn góp phần
làm rõ ý nghĩa của câu hát nếu ta biết ngắt câu để lấy hơi đúng chỗ.
Đối với những bài hát trữ tình, ở nhịp độ chậm, hoặc vừa phải, giáo viên hướng
dẫn cho học sinh lấy hơi chậm, kín, hít thở sâu bằng mũi, nhẹ nhàng đẩy ra chậm,
tránh đẩy hơi mạnh ở nốt đầu câu nhạc, nốt cuối sẽ bị hụt hơi. Giáo viên nên đánh dấu
chỗ quy định lấy hơi trong bài hát. Học sinh cần thực hiện đúng, thể hiện tính chất nhẹ
nhàng, du dương của những bài hát có tính chất trữ tình.
Các bài hát có tiết tấu rộn ràng, nhịp độ nhanh, thể hiện tính chất vui hoạt, thời
gian nối từ câu trước sang câu sau là rất ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hít
hơi thở nhanh, ngắt hơi gọn, bật hơi linh hoạt khi hát các âm nảy để thể hiện tính chất
vui hoạt của bài hát. Với các bài hát hành khúc, khi thể hiện, hơi thở phải đều đặn và
đẩy hơi mạnh.
Ví dụ: Bài hát “Ước mơ”. Nhạc: Trung Quốc, lời Việt An Hòa
16
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
c. Tổ chức âm thanh
Tổ chức âm thanh là kỹ năng cơ bản trong ca hát. Tiếng hát đẹp là bao gồm cả
âm thanh đẹp, nhả chữ rõ ràng, diễn cảm. Để có âm thanh đẹp cần phải luyện tập để
đưa âm thanh đúng vị trí, phóng ra phía trước, vang xa, trịn, gọn gàng, sáng và thanh
thoát, rộng đến tai người nghe ở mọi phía một cách rõ ràng. Với học sinh Tiểu học,
các em thường hát to, giáo viên nên hướng dẫn học sinh hát âm lượng phù hợp theo
khả năng cơ thể để âm thanh phát ra tròn, vang nhưng vẫn nhẹ nhàng.
Để giữ gìn, phát triển giọng hát học sinh, cần chú ý sửa chữa kịp thời những sai
lệch về kỹ năng ca hát: Nếu học sinh hát bằng giọng cổ, âm thanh sẽ cứng nhắc, nghe
gằn tiếng, nặng nề; nếu hát bằng giọng mũi thì âm thanh nghe lúc mạnh, lúc yếu hoặc
chua gắt…; cách hát hời hợt, ít vận động cũng làm cho âm thanh yếu, mờ nhạt; khi thể
hiện bài hát vui vẻ, học sinh thường gào thét, quá cố gắng để hát to; khi thể hiện
những bài hát trữ tình, giọng hát các em yếu, mờ nhạt. Đây là những biểu hiện sai lệch
có ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát, đến sức khỏe và cả khả năng thể hiện bài hát.
Ví dụ: (Trích) Bài hát “Những bông hoa những bài ca” sáng tác nhạc và lời:
Hoàng Long
d. Hát rõ lời
Kỹ năng hát rõ lời giúp người nghe cảm nhận âm nhạc, tư duy ca từ tốt hơn.
Muốn hát tốt kỹ năng này, cần xử lý được cách phối hợp vận động của các cơ quan
phát thanh như môi, miệng, răng, lưỡi một cách linh động, mềm dẻo. Những quy tắc
phát âm lời ca có liên quan đến thanh điệu: Khơng, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng trong
17
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
ngữ âm Tiếng Việt, nên khi rèn luyện cho học sinh, giáo viên hướng dẫn cấc em hát rõ
lời, nhả chữ chính xác, có thể bằng cách cho học sinh đọc lời bài hát, sau đó đọc lời
với âm hình tiết tấu của bài, không lấy hơi, ngắt hơi giữa các cụm từ để đảm bảo trọn
vẹn ý nghĩa của lời ca. Chú ý xử lý ngôn ngữ để hát rõ lời, đúng thanh điệu theo từng
lời ca nhưng không mất đi nét đặc trưng, tính chất âm nhạc của tác phẩm.
Ví dụ: (Trích) Bài hát “Con chim hay hót” sáng tác nhạc: Phan Huỳnh Điểu, lời
Đồng dao.
e. Kỹ năng hát đồng đều
Đây là kỹ năng học sinh thường sử dụng trong tiết học hát, hát đồng ca, hát tập
thể. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh biết lắng nghe, điều chỉnh giọng hát của mình
hịa vào giọng của cả lớp. Ở lứa tuổi Tiểu học, nhiều học sinh thích được thể hiện khả
năng của bản thân, muốn giọng hát của mình to hơn, hay hơn các bạn. Vì vậy, rèn
luyện cho học sinh kỹ năng này là cần thiết.
Khi thực hiện, giáo viên có thể dùng các động tác chỉ huy, bắt nhịp, thể hiện sắc thái
biểu cảm, yêu cầu học sinh thực hiện hát hòa giọng, ngân nghỉ đúng nhịp phách.
2.1.5. Các phương pháp dạy học hát
18
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
Trong dạy học có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên dạy âm nhạc nói chung,
dạy hát nói riêng có những đặc thù nhất định. Chính vì vậy, vấn đề vận dụng và sáng
tạo để dạy học môn âm nhạc là cần thiết. Sau đây là một số phương pháp cơ bản để
dạy hát cho học sinh tiểu học.
a. Phương pháp dùng lời
Còn gọi là phương pháp giảng giải. Phương pháp này là phương pháp được sử
dụng phổ biến nhất. Có những khái niệm, giáo viên chỉ cần dẫn dắt để các em tự tìm
tịi. Nhưng có trường hợp giáo viên phải lý giải cặn kẽ những kiến thức khó mà các em
khơng thể tự khám phá được. Tuy nhiên nếu chỉ dùng phương pháp này sẽ dẫn đến
việc tiếp thu kiến thức của học sinh thụ động, học sinh sẽ thấy trừu tượng, khó hiểu,
đơi khi nhàm chán. Chính vì vậy, phương pháp này thường được kết hợp với các
phương pháp khác như: phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập.
Khi sử dụng phương pháp dùng lời trong giảng dạy, giáo viên cần lưu ý:
- Ngôn ngữ phải dễ dàng, dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích.
- Tập trung vào những vấn đề trọng tâm, tránh lan man, ảnh hưởng đến thời
gian thực hành.
- Tránh lý thuyết khơ cứng, cần chuyển hóa những vấn đề trừu tượng thành sự
liên hệ cụ thể.
- Hình ảnh hóa những động tác kỹ thuật, chẳng hạn như mô tả kỹ thuật staccato
như hình ảnh con gà mổ thóc…
b. Phương pháp trình bày tác phẩm âm nhạc
Phần trình bày của giáo viên phải chuẩn xác, có sắc thái biểu cảm phù hợp, gây
hứng thú, tạo nhu cầu muốn học tập ở học sinh.
c. Phương pháp trực quan
Khi nhận thức sự vật, con người thường đi từ “trực quan sinh động” đến “tư duy
trừu tượng”. Điều này không chỉ đúng với quy luật nhận thức nói chung, mà trong dạy
học, người ta cũng sử dụng triệt để nó với tư cách là một phương pháp đầy hiệu quả,
đặc biệt đối tượng là học sinh tiểu học, bởi nhận thức non nớt về thế giới quan ở độ
tuổi này khiến việc truyền đạt kiến thức trở nên khó khăn. Bởi vậy giáo viên nên sử
dụng phương tiện trực quan phong phú như: Đàn, tranh ảnh, băng đĩa nhạc, trình
19
Bài giảng PPDH Âm nhạc ở Tiểu học - MHP: 143026 Năm học 2023 - 2024
chiếu, hệ thống âm thanh… khi dạy học là một biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, giáo
viên cũng nên chọn lọc và áp dụng vào từng bài dạy một cách hợp lý, tránh phụ thuộc
hay lạm dụng quá nhiều.
d. Phương pháp làm mẫu
Làm mẫu giúp học sinh cảm nhận và tri giác trọn vẹn tác phẩm. Trong chương
trình giáo dục tiểu học, giáo viên sử dụng phương pháp này ở hình thức trình bày bài
hát hoặc vận động theo nhạc. Những gì được nghe, nhìn thấy qua mẫu của giáo viên,
giúp học sinh khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm, góp phần phát triển
thẩm mỹ cho học sinh. Chính vì vậy khi dụng phương pháp này, giáo viên phải chuẩn
bị thật chu đáo, thuần thục, hát hoặc làm động tác chính xác, thể hiện biểu cảm, tạo
hứng thú học tập cho học sinh.
e. Phương pháp thực hành luyện tập
Đây là phương pháp quan trọng trong dạy học âm nhạc. Phương pháp này sẽ
giúp học sinh biến những kiến thức đã tiếp thu được thành những kỹ năng, kỹ xảo cho
bản thân. Phương pháp này giúp học sinh giải phóng cơ thể, được thể hiện mình trước
tập thể giúp các em tự tin, năng động, tạo nên những tiết học thú vị và hứng thú cho
học sinh.
2.1.6. Tiến trình dạy học hát
- Bước 1: Giới thiệu bài hát
GV dùng lời giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nói ngắn gọn về nội dung bài hát.
GV có thể sử dụng tranh ảnh kết hợp minh họa thêm cho phần giới thiệu.
+ Hát mẫu: GV trình bày bài hát một cách trọn vẹn, biểu hiện cảm xúc đúng
tính chất tác phẩm để học sinh lắng nghe và cảm nhận. Giáo viên có thể cho học sinh
thưởng thức bài hát qua phương tiện nghe nhìn.
+ Khởi động giọng: Giáo viên luyện thanh cho học sinh những mẫu luyện thanh
đơn giản. Với học sinh tiểu học chỉ nên luyện bằng âm “la” hoặc “a” theo trục gam
chính của giọng. Như vậy vừa mang tính khởi động giọng, vừa cho các em nắm vững
trục âm chính của bài hát.
- Bước 2: Dạy từng câu
20