Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ủng Hộ Việc Hợp Pháp Hoá Hôn Nhân Đồng Giới Ở Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.68 KB, 12 trang )

lOMoARcPSD|38368692

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

Chủ đề:

Ủng hộ việc hợp pháp hố hơn nhân đồng giới ở Việt Nam

Nhóm thực hiện : Nhóm 5

Lớp : 4608

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

MỤC LỤC

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................3
1. Lời mở đầu....................................................................................................3
2. Thực trạng.....................................................................................................3

PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................4
1. Quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới tại Việt Nam..............................4


2. Hợp pháp hố hơn nhân đồng giới góp phần đề cao nhân quyền..................4
3. Những định kiến của xã hội về hôn nhân đồng giới.....................................6
4. Mở rộng vấn đề.............................................................................................8

KẾT LUẬN........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................12

2

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lời mở đầu

Trong thời đại ngày càng phát triển, tư tưởng của con người về thế giới
cũng mỗi ngày một tiến bộ, vấn đề về hợp pháp hóa hơn nhân đồng giới là một
trong những vấn đề nóng hổi, đã, đang là vấn đề đặt ra cho các quốc gia trên thế
giới. Theo đó, hơn nhân đồng giới là hơn nhân giữa những người có cùng giới
tính về mặt sinh học. Giữa họ tồn tại tình yêu, sự đồng cảm, cảm thông dành cho
đối phương. Các cuộc tranh luận về quyền cho cộng đồng người đồng tính đã
diễn ra trong nhiều thập kỷ, rằng làm sao để giúp các cặp đôi đồng tính có được
sự bảo hộ pháp lý như những cặp đơi dị tính khác. Việc hợp pháp hóa hơn nhân
đồng giới là một trong những bước tiến quan trọng trong vấn đề thể hiện sự bình
đẳng và đề cao nhân quyền.

Bên cạnh đó, Việt Nam chúng ta với vị thế là một quốc gia hướng tới hội
nhập quốc tế và phát triển xã hội, chúng ta đề cao quyền con người, trước vấn đề

bức thiết có tính thực tiễn sâu sắc này, nếu chúng ta nhận thức được thách thức
và thời cơ, đề ra những chính sách mới, hiệu quả, phù hợp để biến thách thức
thành cơ hội xây dựng đất nước ta ngày càng văn minh, bình đẳng, nhân văn.

2. Thực trạng

Hiện nay, đã có 31 quốc gia cơng nhận việc hợp pháp hố hơn nhân đồng
giới. Điều đó đã cho thấy ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới cơng nhận
quyền được kết hôn của người đồng giới. Theo khảo sát, trung bình tồn thế giới
có 54% người cho rằng các cặp đơi đồng giới nên được cho phép hợp pháp hố
quyền hôn nhân. Đồng thời, cũng đã chỉ sự thay đổi trong thái độ ủng hộ hôn
nhân đồng giới từ 2013 đến 2021 đã tăng lên đến 25% ở 15 quốc gia được khảo
sát [1].

Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát thực hiện vào tháng 9/2013, xu thế của
đa số người dân Việt Nam khi nhắc đến người đồng tính và hơn nhân đồng giới
đã khơng cịn sự gay gắt, kì thị như trước và đặc biệt là tư duy về việc ủng hộ
pháp luật bảo vệ quyền con người ngày càng tiến bộ [2]. Ở Việt Nam hiện nay
có khoảng 2,5 triệu người đồng tính. Vì vậy, vấn đề đảm bảo những quyền lợi
chính đáng của họ cần được giải quyết thoả đáng, hợp pháp và đúng đắn với
mục tiêu xây dựng quyền con người. Từ những thực tiễn đó, việc hợp pháp hóa
hơn nhân đồng giới là cần thiết và hợp với xu thế phát triển tiến bộ của nhân

3

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

loại, đồng thời đây sẽ là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy một xã hội văn

minh vì nhân quyền.

PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Xét ở góc độ con người, người đồng tính cũng có quyền được được kết
hơn, quyền được mưu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người. Vì lẽ đó, quyền nhân
thân này của họ phải được thừa nhận và bảo vệ. Hôn nhân là kết quả, là đích đến
của tình u. Điều này hơng chỉ đúng đối với các cặp đơi dị tính mà rất nhiều
những cũng cặp đơi đồng tính cũng mong muốn được gắn kết, công nhận và
được pháp luật bảo vệ.

1. Hợp pháp hố hơn nhân đồng giới góp phần đề cao nhân quyền

Trước hết, quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền
cơng nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất
con người chứ không phải được tạo bởi pháp luật hiện hành. Đây là những
quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do
và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì chính
phủ nào cũng phải bảo vệ.

Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, câu đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết vô cùng trang trọng dành cho các quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm
ấy, Người đã nhắc lại những điều lần đầu tiên xuất hiện trong Tuyên ngôn độc
lập năm 1976 của Mỹ: “ Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ
những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Nhà nước ta từ khi thành lập
tới nay luôn tôn trọng các quyền con người thể hiện qua năm bản Hiến pháp
1946, 1959, 1980, 1992, và 2013 quyền con người ngày càng được hoàn thiện,
đặc biệt ở Hiến pháp 2013.


Quyền con người được thừa nhận cho tất cả mọi người, không phân biệt
giới tính, dân tộc, tơn giáo, phải được chính phủ bảo vệ như quyền sống, quyền
tự do và mưu cầu hạnh phúc. Trong đó, “Quyền mưu cầu hạnh phúc” là một
trong những quyền quan trọng nhất của con người mà khơng ai có thể chối bỏ.
Vì thế, tất cả mọi người đều có quyền có được một cuộc sống hạnh phúc, và
những người thuộc cộng đồng LGBT cũng không ngoại lệ. Theo khoản 1, điều
14 Hiến pháp 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

4

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. “Tất
cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”. Điều này một lần nữa tiếp tục được khẳng
định tại điều 16, Hiến pháp 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Khơng ai bị phân biệt trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác lập
tư cách con người trước pháp luật; khơng bị pháp luật phân biệt đối xử, có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như
nhau. Theo đó, mọi cơng dân thuộc các giới tính, dân tộc, tơn giáo, thành phần,
địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong
việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp
luật. Hiện nay, việc nước ta chưa công nhận hơn nhân đồng giới, ở một khía
cạnh chúng ta đã không đảm bảo trọn vẹn quyền cơ bản của những người đồng
giới, mặt khác đã đi ngược lại với tư tưởng, nội dung Hiến pháp.

Việc không thừa nhận hôn nhân đồng giới đem lại tác động rất lớn tới các

quyền khác của người đồng tính, hạn chế sự phát triển tồn diện về mọi mặt của
họ. Xét ở chiều ngược lại, khi được pháp luật thừa nhận, được mọi người ủng hộ
sẽ là tiền đề quan trọng giúp họ phát triển, được hưởng một cuộc sống đầy đủ cả
về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời thể hiện tính nhân văn, đề cao, tơn trọng
nhân quyền trên mảnh đất hình chữ S. Trên thực tế đã có rất nhiều cặp hơn nhân
đồng giới ở nước ta sau khi kết hôn với nhau không chỉ có cuộc sống hạnh phúc,
viên mãn bên nhau mà đã có sự thăng tiến lớn trong cơng việc “làm giàu” cho xã
hội như biên đạo múa John Huy Trần và Huỳnh Nhiệm…

2. Quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 hơn nhân đồng giới được đề cập tới
tại khoản 5 điều 10 “Những trường hợp cấm kết hôn: giữa những người cùng
giới tính”. Vậy là việc kết hơn đồng tính bị cấm và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt từ
100.000 đến 500.000 theo quy định tại điều 8, nghị định 87/2001/NĐ-CP.

Tuy nhiên, Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định này đã được sửa
đổi. Từ “cấm kết hôn” chuyển thành “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa
những người cùng giới tính” ( khoản 2 điều 8 – Luật hơn nhân và gia đình
2014). Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Và ở nghị định 110/2013/NĐ-CP
cũng không quy định xử phạt hành chính đối với hành vi kết hơn đồng giới. Đây
là điểm tiến bộ so với Luật hôn nhân và gia đình 2000. Những người đồng giới
lúc này có thể kết hôn và chung sống nhưng không được coi là vợ chồng và

5

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692


không thể đăng ký kết hơn. Mặc dù vậy nhưng đây có thể coi là “chim én nhỏ
báo hiệu mùa xuân” dành cho hôn nhân đồng giới. Nước ta đã có cái nhìn cởi
mở hơn về hôn nhân đồng giới bởi họ cũng là công dân Việt Nam, họ cũng tôn
trọng, họ yêu quê hương và là người có ích cho xã hội. Tin rằng một ngày khơng
xa Việt Nam sẽ hợp pháp hố hôn nhân đồng giới.

3. Những định kiến của xã hội về hôn nhân đồng giới

Có một số định kiến cho rằng việc cơng nhận hôn nhân đồng giới sẽ ảnh
hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Ý
kiến này không những không đúng mà cịn mang tư tưởng phiến diện. Việc hợp
pháp hố hơn nhân đồng giới thể hiện giá trị nhân văn của pháp luật và đảm bảo
quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT. Theo báo cáo của Viện Xã hội học, Viện
Chiến lược và Chính sách Y tế, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
đã chỉ ra rằng 63.2% người được khảo sát cho rằng việc hợp pháp hoá hôn nhân
đồng giới không ảnh hưởng tới cá nhân họ và 72.7% cho rằng điều đó sẽ khơng
ảnh hưởng tới gia đình họ [3]. Rõ ràng, đây là một định kiến hết sức chủ quan,
có ý xem nhẹ quyền cần có của người khác. Việc cơng nhận hơn nhân đồng giới
sẽ chỉ mang lại tác động tích cực mạnh mẽ tới cộng đồng LGBT và những người
ủng hộ họ.

Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại, hôn nhân là một trong những mục tiêu
mà con người hướng đến, đây sẽ là một nơi bình yên, là một mái ấm nơi mà con
người được thoải mái nhất với những nhu cầu tâm lý tình cảm. Mỗi con người,
dù với bản dạng tính dục như thế nào thì cũng đều có quyền kiếm tìm hạnh
phúc. Ngày 17/05/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tun bố
đồng tính luyến ái khơng phải là một căn bệnh, mà đây là một xu hướng có tính
tự nhiên, chúng ta khơng thể khuyến khích hay cấm cản và việc hợp pháp hóa
hơn nhân đồng giới là việc nên làm. Công nhận hôn nhân đồng giới không chỉ
khơng ảnh hưởng tới quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội

mà còn thể hiện tính nhân đạo, sẽ giúp giảm đi sự kì thị, phân biệt đối xử và
định kiến của xã hội, làm cho con người có một cái nhìn thống hơn về mối
quan hệ hơn nhân có cùng giới tính. Quyền kết hôn là quyền của con người, mà
quyền con người được pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế ghi nhận
và bảo vệ. Nếu chúng ta không thừa nhận hơn nhân đồng giới có lẽ sẽ trái với
ngun tắc tự nguyện trong kết hôn, hơn nữa kết hôn không phải là một nghĩa
vụ mà đây là một quyền cơ bản của con người.

6

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

Bên cạnh đó, có ý kiến khác cho rằng hôn nhân cùng giới là không thể
sinh sản duy trì nịi giống. Ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ, nếu đề cập đến vấn
đề này thì những người vô sinh, không muốn sinh con hoặc người lớn tuổi cũng
buộc phải cấm kết hôn, bởi họ cũng không duy trì được nịi giống được. Ở đây,
hơn nhân là nơi để tạo ra một môi trường chung sống hạnh phúc, là nơi để con
người ta trao và nhận những tình cảm riêng tư, và là nơi để người ta cùng nhau
xây dựng nên thứ gọi là gia đình, cùng nhau phát triển. Và điều đó cũng chính là
mục đích nhân văn nhất của hơn nhân xã hội lồi người văn minh. Có thể nói,
việc cho phép người đồng tính kết hôn không ảnh hưởng tới việc sinh con đẻ cái
của những cặp khác giới. Nếu pháp luật không cho phép họ kết hơn, thì có lẽ họ
cũng sẽ khơng kết hơn với những người khác giới (ngồi những trường hợp do
ép buộc, giả tạo; mà ép buộc, giả tạo lại là điều cấm của hôn nhân). Nếu lấy lý
do không thể duy trì nịi giống được thì những người vơ sinh không thể sinh con,
những người đã mãn dục là những người trên hết sẽ bị cấm kết hôn. Mặt khác
đối với những cặp vợ chồng đang chung sống với nhau mà họ khơng có con (vì
một số lý do bất khả kháng như sức khỏe hay lựa chọn cá nhân) thì họ có thực

sự là một gia đình hay khơng và họ có nên bị hủy bỏ hơn nhân hay khơng bởi vì
mục đích “duy trì nịi giống” đã không đạt được? Đây hẳn là một sự phân biệt
đối xử trầm trọng đối với những người đồng tính nói riêng và tới nhiều nhóm
người khác trong xã hội nói chung. Lật ngược vấn đề, liệu rằng việc cấm kết hơn
đồng giới có thể góp phần gia tăng sinh sản hay duy trì nịi giống khơng? Câu trả
lời là hồn tồn khơng. Vì vậy, việc cấm hơn nhân đồng tính với lí do họ khơng
duy trì nịi giống là hồn tồn khơng xác thực. Con người chúng ta ngày càng tự
do và suy nghĩ tiến bộ hơn, bởi vậy chúng ta khơng làm những gì đi ngược lại
với sự tự do của chính mình. Việc cấm kết hơn đồng giới có lẽ khơng làm cho
những người đồng tính nảy sinh mong muốn kết hơn với người khác giới. Cũng
vì vậy mà việc cho phép những người đồng tính lấy nhau cũng sẽ không ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản hay duy trì nịi giống của những cặp khác giới.

Khơng chỉ vậy có nhận xét cịn cho rằng hơn nhân đồng giới khơng phù
hợp với phong tục tập quán người Việt. Chúng ta cần hiểu rằng, phong tục được
tạo ra từ con người và phát triển được nhờ con người, và phong tục không phải
sinh ra để trói buộc con người. Khi chúng ta nhìn nhận người đồng tính với tư
cách của một con người có tình cảm, cảm xúc biết u thương thì khó có thể nói
là trái với văn hóa, trái với đạo lý người Việt. Ngược lại, chẳng có thuần phong

7

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

mỹ tục nào của Việt Nam có thể chấp nhận việc xem thường giá trị của người
khác, ngăn cấm tình yêu tự do giữa những con người lương thiện với nhau.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì vẫn chưa cơng nhận

hơn nhân giữa những người đồng giới nhưng thay vì “cấm” như trước đây thì
được quy định rằng “khơng thừa nhận”, đây có thể được coi là một bước phát
triển trong ngành lập pháp ở Việt Nam khi quy định về mối quan hệ này. Trong
tương lai gần thì việc hợp pháp hóa hôn nhân giữa những người cùng giới cần
được xem xét tiến hành song song với các hoạt động đánh giá tác động và nâng
cao nhận thức để xã hội hiểu và đón nhận. Chúng ta cần phải nhạy bén hơn để
thích nghi với sự thay đổi ngày một khác của xã hội, chúng ta cần phải phát triển
đồng bộ về mọi mặt kinh tế – xã hội – văn hóa – giáo dục và phát triển cả tư
duy, suy nghĩ của mình. Và điều quan trọng hơn hết là hơn nhân giữa những
người cùng giới tính cần phải được chấp nhận, cần phải được pháp luật bảo vệ
cả về quyền cũng như sự bình đẳng và đã đến lúc pháp luật Việt Nam nên công
nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính.

4. Mở rộng vấn đề

Việc không thừa nhận hôn nhân đồng giới có thể dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng. Phần lớn người đồng tính đều phải tìm kiếm bạn tình một cách lén lút, tùy
tiện để giải quyết nhu cầu bức xúc của bản thân, Quan hệ tùy tiện, không chung
thủy là nguy cơ lây truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
người đồng tính cũng như gia đình và xã hội. Làm cho sự kỳ thị, phân biệt đối
xử với người đồng tính thêm sâu sắc. Vì người đồng tính ln phải tìm cách che
giấu khuynh hướng tính dục, khó tiếp cận được các dịch vụ y tế để hướng tới đời
sống tình dục an tồn. Việc khơng thừa nhận hơn nhân cũng có thể dẫn đến một
số hệ lụy xã hội. Một, sẽ khó ngăn chặn được hiện tượng những người bình
thường về giới tính lợi dụng để có quan hệ đồng tính vì mục đích xấu do y học
khơng dễ dàng phân biệt được các trường hợp này. Hai, khi trong thời kỳ “hôn
nhân”, họ cùng chung sức tạo ra tài sản chung, đến khi chia tay, nếu có tranh
chấp thì sẽ phân xử như thế nào? Hoặc nếu họ nhận nuôi con nuôi, ghi tên cha
mẹ ở đây ra sao? Đây cũng là vấn đề rất phức tạp đối với các nhà làm luật.


Nhìn nhận ở một góc độ nào đó, việc chấp thuận cho hơn nhân đồng giới
sẽ giải quyết được hiện tượng thừa nam giới đang tăng ở nước ta hiện nay. Ông
cha ta ngày xưa đã từng có câu: “cây độc khơng trái, gái độc không con”. Từ xa

8

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

xưa người dân Việt Nam đã có những quan niệm cay nghiệt. Họ ln cho rằng
việc kết hôn phải sinh con đẻ cái và điều đó đã in sâu trong tâm trí con người
cho đến ngày nay. Hiện nay, có nhiều luồng ý trái chiều cho rằng việc kết hôn
giữa những người đồng giới sẽ không thể bền vững như cuộc hôn nhân giữa nam
và nữ được do họ không thể sinh con, đứa bé sẽ là cầu nối gắn kết tạo sự bền
vững cho cuộc hơn nhân. Nhưng dưới góc nhìn khác lại có quan điểm tốt hơn.
Đối với Việt Nam, một đất nước từng bị trói buộc trong tư tưởng trọng nam
khinh nữ khắc nghiệt, mặc dù hiện nay tư tưởng này đã được mờ nhạt dần nhưng
nó vẫn cịn tồn tại đâu đó trong suy nghĩ của một số người Việt. Do ảnh hưởng
từ tư tưởng đó, số lượng nam giới tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh dẫn đến
việc mất cân bằng giới tính. Theo thống kê của Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 1999, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới
tính khi sinh cao nhất, đứng thứ 2 châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Nếu tỷ số này
giữ nguyên, Việt Nam sẽ dư thừa khoảng 1,38 triệu nam giới vào năm 2026 và
có tới hơn 4 triệu nam giới sẽ có nguy cơ khơng lấy được vợ vào năm 2050 [4].
Nhưng trong số nam giới được thống kê cũng có cả những người thuộc cộng
đồng LGBT. Hôn nhân đồng giới chính là một giải pháp tạm thời cho điều đó.
Nếu hôn nhân đồng giới được hợp pháp sẽ làm giảm số lượng nam giới đến tuổi
nhưng chưa lấy được vợ.


Hơn nữa, hợp pháp hố hơn nhân đồng giới ở Việt Nam cũng ảnh hưởng
phần nào tới quan hệ ngoại giao giữa các nước với Việt Nam. Nếu Việt Nam trở
thành nước đầu tiên ở Đơng Nam Á hợp pháp hố hơn nhân đồng giới thì sẽ mở
ra một vị thế mới cho quốc gia và toàn dân tộc. Trong số các nước đã thiết lập
quan hệ ngoại giao ngoại giao với Việt Nam có rất nhiều quốc gia đã hợp pháp
hố hơn nhân đồng giới. Việc công nhận quyền cơ bản của người đồng tính sẽ
giúp cho nước ta siết chặt quan hệ ngoại giao với các nước đã hợp pháp hóa hơn
nhân đồng giới, cho họ thấy sự tiến bộ trong tư tưởng của đất nước. Một quốc
gia có tư tưởng tiến bộ thì bất cứ một đất nước nào cũng muốn bắt tay mở rộng
quan hệ. Hãy nhìn lại những nước đã hợp pháp hố hơn nhân đồng giới đều là
những nước có tiềm lực kinh tế mạnh và tiến bộ. Cùng bảo vệ cộng đồng LGBT
và đem lại những lợi ích tốt đẹp cho tất cả mọi người – đó là một mục tiêu đẹp
cho Việt Nam. Nếu Việt Nam có thể làm được điều đó thì nước ta sẽ có những
phát triển mới trong tương lai.

9

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

10

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

KẾT LUẬN
Có thể thấy xu hướng phát triển của con người hiện nay đều gắn bó chặt
chẽ với sự phát triển của xã hội và quá trình tồn cầu hố. Pháp luật về các

quyền nói chung và về quyền kết hơn của người đồng tính nói riêng trên thế giới
đều cần trải qua một quá trình phát triển lâu dài, phức tạp; việc công nhân hôn
nhân đồng giới không chỉ là vấn đề về quyền con người mà còn là vấn đề của xã
hội tại nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, tuy số lượng các quốc gia công nhận
hôn nhân đồng giới mới dừng lại ở con số 31 nhưng đang có xu hướng tăng dần
hàng năm, đồng thời cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng và nhu cầu được
công nhận quyền cơ bản này. Trong xu thế phát triển xã hội hiện đại, chúng ta
nên chấp nhận sự đa dạng của các kiểu gia đình thay vì ấn định hình ảnh cấu
trúc gia đình như gia đình truyền thống, đồng nghĩa với việc người đồng tính
được cơng nhận đầy đủ các quyền bình đẳng, trong đó có quyền được kết hơn.
Mặt khác, nếu con người sinh ra vốn được và cần được tôn trọng quyền tự do cá
nhân thì quyền tự do kết hơn dù là giữa những người đồng tính cũng cần được
bảo vệ và coi trọng, đặc biệt là khi những quyền ấy là quyền hợp pháp của mỗi
cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp. Hơn nữa, dù không cơng nhận là
hơn nhân hợp pháp thì thực tế họ vẫn chung sống với nhau và tiềm ẩn những bất
cập về nhân thân, tài sản. Vì vậy, việc cho phép những người đồng tính kết hơn
cũng có thể giúp Nhà nước bảo vệ tốt hơn quyền của họ bằng công cụ pháp luật.
Nhưng đồng thời cũng đòi hỏi những nhà lập pháp phải có sự tính tốn cẩn thận,
cân nhắc kĩ lưỡng để khi văn bản pháp luật quy định về kết hôn đồng giới được
ban hành phải đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi, phải vừa xuất phát từ thực
tế khách quan vừa xuất phát từ bản chất.

11

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ipsos Group S.A. , “LGBT+ PRIDE 2021 GLOBAL SURVEY”, 2021.

Địa chỉ: />06/LGBT%20Pride%202021%20Global%20Survey%20Report_3.pdf . [Truy
cập 06/11/2021]
[2],[3] Viện Xã hội học, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Viện Nghiên cứu
Xã hội, Kinh tế và Môi trường, “Kết quả trưng cầu ý kiến của người dân về hôn
nhân đồng giới”, 2013. Địa chỉ:
/>b05f700aab236d/1409597127728/iSEE_Nghien+cuu_Y+kien+nguoi+dan+ve+h
on+nhan+cung+gioi.pdf . [Truy cập ngày 06/11/2021]
[4] Báo điện tử VTV News, “4,3 triệu đàn ông Việt "FA cả đời" vì tư tưởng
"phải có con trai"?”, 2020. Địa chỉ: />fa-ca-doi-vi-tu-tuong-phai-co-con-trai-20201126112840103.htm?
fbclid=IwAR2ymvktkKVpAlj9yShFu-9-
aBYJM_ohAnwglj2IxoJacMEWeXqnOcCHYJc . [Truy cập ngày 6/11/2021]

12

Downloaded by Vinh Nguyen ()


×