Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG NGÀNH GDMN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.65 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

KHOA SPTN– TỔ GDMN

Ths Nguyễn Thị Thu Hảo

Bài giảng
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

CHO TRẺ MẦM NON

DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG NGÀNH GDMN

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1

2.1.1. Về phẩm chất ....................................................................................................... 2
2.2.2. Về năng lực…………………………………………………………………………2
Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG
MẦM NON .................................................................................................................................. 3
`1.1. Vai trò của giáo dục âm nhạc trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách trẻ em .......................................................................................................... 3

1.1.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ ...................................................... 3
1.1.2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức ...................................................... 4
1.1.3. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ................................................................. 4
1.1.4. Âm nhạc tác động lên sự phát triển sinh lý của trẻ .......................................... 5
1.2. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ mầm non.................................................. 6
1.2.1. Trẻ dưới 1 tuổi.................................................................................................. 6
1.2.2. Trẻ từ 1- 2 tuổi ................................................................................................. 6
1.2.3. Trẻ 2 - 3 tuổi..................................................................................................... 6


1.2.4. Trẻ 3 - 4 tuổi..................................................................................................... 6
1.2.5. Trẻ 4 - 5 tuổi..................................................................................................... 7
1.2.6. Trẻ 5 - 6 tuổi..................................................................................................... 7
1.2.7. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ .............................................................. 7
1.3. Những đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo có liên quan đến sự tiếp nhận âm
nhạc ............................................................................................................................... 8
1.4. Mục đích, nhiệm vụ giáo dục âm nhạc .............................................................. 9
1.4.1. Mục đích........................................................................................................... 9
1.4.2. Nhiệm vụ giáo dục âm nhạc............................................................................. 9
1.5. Hệ thống phương pháp dạy học âm nhạc ........................................................... 9
1.5.1. Phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm.............................. 9
1.5.2. Phương pháp dùng lời (giảng giải, chỉ dẫn, đặt câu hỏi đàm thoại) ............. 10
1.5.3. Phương pháp thực hành nghệ thuật (học thuộc, tập luyện)............................ 10
1.5.4. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan ...................................................... 10
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG
TRƯỜNG MẦM NON ............................................................................................................. 12
2.1. Nghe nhạc ................................................................................................................ 12

2.1.1. Ý nghĩa của việc nghe nhạc ........................................................................... 12
2.1.2. Khả năng nghe nhạc của trẻ ........................................................................... 12
2.1.3. Sự phát triển của hoạt động nghe nhạc đối với trẻ mẫu giáo ......................... 13
2.1.4. Nội dung nghe ................................................................................................ 13
2.1.5. Hướng lựa chọn bài hát, bản nhạc cho trẻ nghe............................................. 14
2.1.6. Phương pháp dạy trẻ nghe nhạc ..................................................................... 15
2.1.7. Các hình thức cho trẻ nghe nhạc .................................................................... 16
2.1.8. Quá trình cho trẻ nghe nhạc ........................................................................... 17
2.2. Ca hát...................................................................................................................... 17
2.2.1. Ý nghĩa giáo dục của ca hát .......................................................................... 17
2.2.2. Đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ ................................................................. 18
2.2.3. Yêu cầu cần đạt khi dạy hát ........................................................................... 18

2.2.4. Lựa chọn bài hát cho trẻ hát ........................................................................... 19
2.2.5. Quá trình dạy hát ............................................................................................ 19
2.3. Vận động theo nhạc ................................................................................................ 21
2.3.1. Ý nghĩa của vận động theo nhạc ................................................................... 21
2.3.2. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ ............................................................ 21
2.3.3. Các hình thức vận động theo nhạc ................................................................. 22
2.3.4. Phương pháp hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc ........................................... 23
2.3.5. Quá trình dạy vận động theo nhạc ................................................................. 23
2.4. Trò chơi âm nhạc ................................................................................................... 25
2.4.1. Ý nghĩa của trò chơi âm nhạc ........................................................................ 25
2.4.2. Các dạng trò chơi âm nhạc ............................................................................. 25
2.4.3. Các bước tổ chức cho trẻ chơi........................................................................ 25
Chương 3: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG
TRƯỜNG MẦM NON ............................................................................................................. 27
3.1. Giờ học nhạc............................................................................................................ 27
3.1.1. Giờ học âm nhạc của trẻ nhà trẻ..................................................................... 28
3.1.2. Giờ học âm nhạc của trẻ mẫu giáo................................................................. 28
3.2. Hoạt động âm nhạc trong đời sống hàng ngày ở trường mầm non ................... 30
3.2.1. Trước giờ học buổi sáng ............................................................................... 30

3.2.2. Giờ học khác .................................................................................................... 31
3.2.3. Sử dụng âm nhạc sau giờ học buổi sáng .......................................................... 33
3.3. Âm nhạc trong ngày hội ngày lễ............................................................................ 34

3.3.1. Ý nghĩa ........................................................................................................... 34
3.3.2. Chuẩn bị và tiến hành..................................................................................... 34
Chương 4. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC VÀ TẬP
DẠY TRONG TRƯỜNG MẦM NON……………………………………………………..37
4.1. Phân phối chương trình ......................................................................................... 37
4.2. Xây dựng kế hoạch ................................................................................................. 40

4.1.1. Lập kế hoạch theo chủ đề............................................................................... 40
4.1.2. Các bước thiết kế bài soạn giáo dục âm nhạc theo chủ đề............................. 41
4.3. Tập dạy ................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 44
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………… 45

LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có
nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ, tạo ra thế hệ người Việt Nam có đầy
đủ những phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ cũng như đạo đức đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của xã hội.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ, giáo dục âm nhạc là một
trong những nhiệm vụ quan trọng. Mục đích của cơng việc này là bước đầu hình thành
cho trẻ những năng lực hoạt động âm nhạc như: ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc
và trò chơi âm nhac. Ngồi ra, học phần cịn giúp cho trẻ có lịng u âm nhạc, thích
hát múa và góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Nội dung học phần bao gồm:
Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ. Các dạng hoạt động âm
nhạc trong trường mầm non như ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc, trị chơi âm
nhạc. Phương pháp và hình thức tổ chức hướng dẫn các dạng hoạt động âm nhạc cho
trẻ tại trường mầm non.
Bài giảng này được sử dụng cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành giáo dục
mầm non, hệ cao đẳng. Bài giảng cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các hệ đào tạo giáo viên mầm non khác.

1

Mục tiêu của học phần
Khi học xong môn học này, SV có được
2.1.1. Về phẩm chất


- Nhận định được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc đối với trẻ.
- Yêu thích hoạt động âm nhạc, tích cực sáng tạo, ham hiểu biết, áp dụng những
phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non.
- Yêu nghề, yêu trẻ, quan tâm tất cả trẻ, chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ
trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc.
- Mong muốn được đưa âm nhạc đến với trẻ.
2.1.2. Về năng lực
- Có khả năng hiểu và nắm bắt tốt về đặc điểm, khả năng âm nhạc của trẻ ở
từng độ tuổi và phương pháp giáo dục, tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ từ 0- 6
tuổi ở trường mầm non.
- Có khả năng vận dụng được các phương pháp, biện pháp, hình thức đã học
vào việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ.
- Có khả năng phân tích đánh giá được tiết dạy của mình, của bạn.
- Có khả năng ca hát,vận động minh họa phù hợp các bài hát thiếu nhi và
chuyển tải được các bài hát đến với trẻ.
- Có khả năng nghiên cứu tài liệu, lập được kế hoạch tổ chức hoạt động âm
nhạc phù hợp với trẻ từng độ tuổi .
- Có khả năng thiết kế môi trường hoạt động âm nhạc phù hợp và tạo cho trẻ
khả năng biểu diễn say mê hứng thú.

2

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC
TRONG TRƯỜNG MẦM NON

`1.1. Vai trò của giáo dục âm nhạc trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách trẻ em

- Đối với trẻ mầm non, âm nhạc là một trong các loại hình nghệ thuật phát triển
năng lực cảm xúc, tưởng tượng sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú

của trẻ.

- Âm nhạc tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người, làm thoả mãn nhu cầu tình
cảm của trẻ.

- Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngơn
ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm… Đối với trẻ mầm non âm nhạc là nhu cầu
không thể thiếu, âm nhạc tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng
lực hoạt động và sự hiểu biết.
1.1.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ

- Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ, giúp trẻ
tưởng tượng tập nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý
nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ hay dịu dàng.

- Trong dạy học âm nhạc, điều quan trọng là phải cho trẻ tham gia tất cả các hoạt
động như nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc. Được tiếp xúc với âm
nhạc ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao đổi… sự cảm nhận của trẻ về ý
nghĩa của lời ca, âm điệu tiết tấu của bài hát được nghe giúp trẻ thêm yêu tác phẩm âm
nhạc, đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ.

- Tiếp xúc âm nhạc có q trình, thường xun sẽ tạo cho trẻ sự ham thích, xuất
hiện quan hệ lựa chọn, nghĩa là có sự ham thích khác nhau. Đó chính là cơ sở của việc
hình thành thị hiếu âm nhạc.

- Âm nhạc nói chung và hoạt động ca hát nói riêng có sức mạnh lơi cuốn tâm hồn,
tình cảm của con người trong đời sống xã hội, nhất là đối với trẻ thơ. Âm nhạc chân
chính có giá trị cảm hoá mọi người cùng hướng tới cái đẹp.

Ví dụ: Bài hát, Con chim non, Chị ong nâu và em bé, Cá vàng bơi, Màu hoa, Hoa

trường em, Mùa hè đến, Con cò cánh trắng… những hình ảnh mang biểu tượng về cái

3

đẹp được thể hiện rõ trong bài hát. Những hình ảnh này nuôi dưỡng tâm hồn trẻ những
nhận thức về cái đẹp. Từ nhận thức cái đẹp một cách khách quan sẽ đi sâu vào thế giới
nội tâm của trẻ.

- Bài hát giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ (cái đẹp trong ứng xử với ông bà cha
mẹ…).

Giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ thơng qua hoạt động âm nhạc trong trường
mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ cảm thụ cái đẹp, tạo
niềm tin cho các cháu vui sống trong hiện tại và tương lai.
1.1.2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức

Đại văn hào M.Gorki đã nhận xét: “ Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận
đáy lịng. Nó khám phá cái phẩm chất cao quí nhất ở con người”.

Lời ca trong các tác phẩm âm nhạc giàu hình ảnh, phong phú và mang đậm chất
trữ tình. Chính vì vậy nó đã giúp trẻ phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên,
sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn bè, tình
yêu quê hương đất nước... từ đó gợi cho trẻ về cách ứng xử, hay nói cách khác là giáo
dục cho trẻ đạo đức làm người.

Những bài dân ca, đồng dao phong phú về âm điệu, tiết tấu, phương thức diễn
xướng, phong tục tập quán sẽ cho trẻ hiểu biết về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam,
bồi dưỡng cho trẻ cảm xúc trữ tình, lịng tự hào về văn hoá dân tộc.

Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non thường diễn ra trong một nhóm hoặc tập

thể lớp, khi cùng nhau múa hát, chơi trò chơi âm nhạc giúp trẻ vui tươi, hồn nhiên,
thoải mái và tự tin hơn.

Khi tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành tính tổ chức, sự
chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với âm nhạc, biết
nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. Do đó âm nhạc là phương tiện giáo dục cho trẻ về văn
hoá giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm
chất đạo đức của trẻ.
1.1.3. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ

Nghệ thuật âm nhạc khơng chỉ là món ăn tinh thần mà cịn có vai trị thúc đẩy
mạnh mẽ q trình phát triển trí tuệ của trẻ.

4

Tiến sỹ Hovard Gardner, giáo sư trường Đại học Harvard nghiên cứu lí thuyết về
các trí thơng minh đa diện cho rằng, thơng minh âm nhạc là một trong bảy trí thơng
minh ban đầu của con người (trong số thơng minh ngơn ngữ, logic tốn, thơng minh
hình tượng…)

Ở trẻ mẫu giáo, các hình thức tư duy trực quan hành động và trực quan hình
tượng biểu hiện trong bất kì hoạt động nào, trong đó có âm nhạc.

- Âm nhạc góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ.
- Âm nhạc làm giàu vốn sống cho trẻ.
- Âm nhạc làm phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ cho trẻ. Âm nhạc giủp trẻ
phát triển trí nhớ, khi trẻ hát cùng lúc phải ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu. Điều này
có tác dụng rèn luyện đôi tai nhạy bén cho trẻ, đồng thời tăng cường sự nhận thức của
trẻ về thế giới xung quanh.
- Để hát được một bài hát, trước hết trẻ phải chú ý lắng nghe, sau đó bắt đầu tư

duy (phân tích, so sánh, tổng hợp, cảm nhận…) và ghi nhớ lại, tái tạo lại. Không
những hát đúng, chính xác mà trẻ cịn hát tốt, diễn cảm giúp trẻ có khả năng liên
tưởng, tưởng tượng trên cơ sở đó giúp phát triển trí tuệ.
1.1.4. Âm nhạc tác động lên sự phát triển sinh lý của trẻ
Từ cuối thế kỉ XIX, hai nhà sinh lí học Nga I.M.Doghen và I.R.Tackhanop đã
nghiên cứu thí nghiệm xác nhận điều mà trong thực hành hàng ngày mọi người đều
biết: “ Âm nhạc rõ ràng ảnh hưởng đến hơ hấp, đến tuần hồn của máu và các q
trình sinh lí khác.
- Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi, chạy, nhảy
chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Vận động tồn thân khi có nhạc đi kèm tạo cho trẻ
sự mềm dẻo, nhịp nhàng, ảnh hưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển cơ..
- Hát cũng liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ, giúp trẻ cũng cố cơ
quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát
thanh, hô hấp… tạo sự liên hệ nhạy bén giữa các giác quan.
- Khi hát luôn nhắc trẻ tư thế ngồi thẳng, đứng thẳng, lưng không gù đó là điều
quan trọng để tạo tư thế đúng. “Tai âm nhạc” phát triển cùng với sự nhạy cảm sẽ giúp
trẻ hưởng ứng những tình cảm và hành vi tốt đẹp, hoàn thiện mọi vận động thể chất ở
trẻ.

5

Như vậy, phản ứng của cơ thể đối với âm nhạc chịu sự chi phối của tác động cảm
xúc tâm lí của âm nhạc ở mức cao hơn nhiều so với tác động sinh lí trực tiếp (phản
xạ).
1.2. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ mầm non
1.2.1.Trẻ dưới 1 tuổi

Các nhà tâm lí học cho rằng, sự nhạy cảm và nghe ở trẻ phát triển rất sớm. Theo
tài liệu của Liu-blin-xkaia:


- Trẻ sơ sinh 10 - 12 ngày tuổi đã xuất hiện phản ứng với âm thanh.
- Tháng thứ 2 đã hóng chuyện.
- 4 - 5 tháng tuổi hướng ra nơi phát ra âm thanh.
- Trẻ 1 tuổi khi nghe người lớn hát trẻ bắt chước bập bẹ theo.
1.2.2. Trẻ từ 1- 2 tuổi
- Ở độ tuổi này, những bài hát vui tươi, nhộn nhịp để tạo cho trẻ xúc cảm, sự chú
ý. Trẻ hát theo người lớn những câu đơn giản. Trẻ thích nghe hát ru, âm điệu của
người thân. Hưởng ứng với âm nhạc bằng những động tác như vẫy tay, nhún chân, vỗ
tay… tuy chưa hoàn toàn khớp với âm nhạc.
1.2.3. Trẻ 2 - 3 tuổi
- Trẻ nói được những câu ngắn hồn chỉnh, chức năng của các cơ quan vận động
phát triển ổn định hơn.
- Trẻ thể hiện hứng thú với âm nhạc qua: vỗ tay, giậm chân, thích gõ, thích
chuyển động đến tay.
- Trẻ hát được những bài hát có âm vực mi- la.
1.2.4. Trẻ 3 - 4 tuổi
- Trẻ 3 - 4 tuổi xuất hiện tính tự chủ, thích hoạt động. Trẻ nói và hát trong mọi
hoạt động, thích nghe nhạc, biết đáp ứng lại và hay bắt chước những hành động của
người khác.
- Trẻ hát được những câu dài trong bài hát quen thuộc. Đôi khi trẻ tự nghĩ ra một
câu nào đó để hát theo giai điệu mà trẻ thích, trẻ có thể tập sử dụng nhạc cụ phù hợp
với trẻ bằng những câu nhạc đơn giản. Trẻ có thể hát được những bài hát có âm vực từ
rê - la.

6

1.2.5. Nhóm trẻ 4 - 5 tuổi
- Trẻ biết nhận xét về âm nhạc như: tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, sơi nổi hay trầm

tĩnh, êm dịu; nhịp độ nhanh hay chậm, âm sắc nhạc cụ, giọng bạn hát, tiếng kêu các

con vật…

- Trẻ biết hồ giọng mình cùng với các bạn. Trẻ thích chơi trị chơi với nhạc cụ.
Trong các động tác vận động, trị chơi trẻ biết mơ phỏng hình tượng. Trẻ thích thêm
bớt từ của bài hát hoặc sáng tạo nhịp điệu mới. Đặc biệt, trẻ rất thích chơi với nhạc cụ.
1.2.6. Trẻ 5 - 6 tuổi

- Trẻ có khả năng tri giác tồn vẹn hình tượng âm nhạc.
- Trẻ có khả năng chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, vận động phối hợp toàn thân
với một trình tự tương đối phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện lại những tiết tấu
khó.
- Trẻ có nhu cầu hoạt động âm nhạc, trẻ biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về
âm thanh, tính chất, lời ca.
1.2.7. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ
- Trẻ 1 tuổi: biết cầm, lắc, vỗ tay theo sự khích lệ của người lớn.
- Trẻ 2 - 3 tuổi: trẻ có thể học đi theo nhạc nhưng chưa thật khớp với nhạc, lặp đi
lặp lại động tác đơn giản theo nhịp điệu nhất định.
- Trẻ 3 - 4 tuổi: biết làm các động tác phối hợp đơn giản, động tác đối xứng, thực
hiện được các bước chuyển động phù hợp với tính chất mềm dẻo hay mạnh mẽ của âm
nhạc có tốc độ vừa phải.
- Trẻ 4 - 5 tuổi: Biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất điệu nhạc, thay đổi
bước chuyển động theo điệu nhạc. Trẻ biết nhảy thẳng, xoay trịn, xoay xung quanh
các bạn, biết chuyển đội hình đơn giản, nhảy chân sáo, đá chéo chân.
- Trẻ 5- 6 tuổi: Biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của âm nhạc, thực
hiện được các động tác nhảy múa chuyển động từng đôi. Trẻ vận động theo vòng tròn,
hàng ngang. Thực hiện đúng, đẹp, diễn cảm các động tác, bước đầu nghĩ được các
động tác riêng, phối hợp nhịp nhàng toàn thân với động tác tay và chân.
* Về khả năng sử dụng nhạc cụ của trẻ em
- Trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé biết vỗ tay theo nhịp, phách của nhịp 2/4.


7

- Trẻ 4 - 5 tuổi sử dụng trống, phách đệm cho bài hát theo nhịp và theo tiết tấu
chậm. Trẻ có thể thổi kèn các giai điệu đơn giản trên cơ sở 1- 2 âm thanh.

- Trẻ 5 - 6 tuổi: Sử dụng các loại nhạc cụ đệm cho bài hát. Trẻ có thể tập thêm tiết
tấu nhanh, tiết tấu phối hợp, thổi kèn các giai điệu đơn giản.
1.3. Những đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo có liên quan đến sự tiếp nhận âm
nhạc

- Ở tuổi mẫu giáo xúc cảm thẩm mĩ của trẻ phát triển khá nhanh, tâm hồn trẻ nhạy
cảm, dễ xúc cảm với những sự vật, hiện tượng xung quanh. Trẻ dễ nhận ra những vẻ
đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa, học hát và học rất nhanh bằng cách bắt
chước. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đối với
tuổi thơ rất mạnh mẽ. Nhiều cơng trình khoa học đã khẳng định năng khiếu âm nhạc
được nảy sinh từ tuổi ấu thơ.

- Một trong những đặc điểm của các cơ quan chức năng của não ở trẻ em là hệ
thần kinh của trẻ cịn mềm dẻo do đó khả năng bù trừ cao. Ví dụ: người kém thị giác
thường phát triển chức năng thính giác và xúc giác...

- Tính hình tượng ở trẻ mẫu giáo phát triển mạnh gần như chi phối mọi hoạt động
tâm lý làm cho trẻ em gần gũi với nghệ thuật. Hoạt động vui chơi của trẻ em gần gũi
với hoạt động sáng tạo sự vật trong tính tồn vẹn của nó chứ khơng tách nó ra từng
mảng, từng bộ phận. Những thuộc tính cụ thể, cảm tính sinh động của âm thanh có tác
động mạn mẽ lên giác quan và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí trẻ.

- Sự ra đời của ký hiệu tượng trưng giúp trẻ nhận thức thông qua hệ thống ký hiệu
trong âm nhạc. Âm nhạc được dùng làm phương tiện giao tiếp giữa người với người
trong cuộc sống, chủ yếu là thể hiện tình cảm, tái tạo những mặt khác nhau của hiện

thực.

- Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mỹ kết hợp với trí nhớ máy móc vốn
có ở trẻ khiến cho trẻ lứa tuổi này rất nhạy cảm với văn học nghệ thuật.

Những nét tâm lý đặc trưng là tiền đề cho việc tiếp thu, giáo dục âm nhạc. Âm
nhạc đã đem lại cho trẻ một thế giới âm thanh nhiều màu sắc, gợi cho trẻ sự thú vị, hấp
dẫn và sự hài hoà tinh tế, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản thân mình.

8

1.4. Mục đích, nhiệm vụ giáo dục âm nhạc
1.4.1. Mục đích

Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là tạo nên sự hình thành và phát triển toàn
diên nhân cách trẻ bằng con đường tác động của âm nhạc.

Mục đích của giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nhằm đưa âm nhạc đến với trẻ
thơ, đặt cơ sở ban đầu cho việc giáo dục văn hoá âm nhạc, góp phần giáo dục thẩm mĩ,
đạo đức, đẩy mạnh sự phát phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ.
1.4.2. Nhiệm vụ giáo dục âm nhạc

- Giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt
động âm nhạc phong phú. Tạo điều kiện cho việc hình thành thị hiếu âm nhạc ở trẻ,
giúp trẻ biết biểu diễn âm nhạc ở mức độ đơn giản.

- Dạy trẻ những kỹ năng cơ bản, đơn giản và thói quen trong các dạng hoạt động
âm nhạc.

- Phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ, tưởng tượng, sự tập trung chú ý, biết nhận xét,

có khả năng diễn tả hứng thú và sự lựa chọn. Phát huy tính tích cực sáng tạo trong các
dạng hoạt động âm nhạc.

Những nhiệm vụ này có mối quan hệ gắn bó, bổ sung cho nhau. Giúp trẻ nắm
được các kỹ năng cơ bản là điều kiện cần thiết để phát triển ở trẻ lòng yêu âm nhạc và
thực hiện tốt tác động của giáo dục âm nhạc. Nên chú ý đến đặc điểm cá nhân của từng
trẻ. Ở lứa tuổi mầm non cần cho trẻ làm quen với các loại hình nghệ thuật: Hát ru, dân
ca, ca dao, các trò chơi dân gian, các bài đồng dao.

Để thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc cho trẻ giáo viên cần có khả năng, kiến
thức âm nhạc, biết biểu diễn. Giáo viên cũng phải nắm được đặc điểm tâm lý lứa tuổi
trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ. Giáo viên phải biết
truyền đạt, biết thể hiện âm nhạc thật hấp dẫn, phù hợp.
1.5. Hệ thống phương pháp dạy học âm nhạc
1.5.1. Phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm

Đây là phương pháp đặc thù của giáo dục âm nhạc vì âm nhạc chỉ có thể gợi cảm
xúc tới người nghe khi được trình diễn.

9

Là phương pháp được trình bày thơng qua nghe, nhìn tạo sự truyền cảm tới người
thưởng thức. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý trẻ và tính chất bài hát, giáo viên tìm cách
thể hiện sáng tạo, phù hợp với nhận thức của trẻ.

Thơng qua phương pháp trình bày tác phẩm, giáo viên giúp cho trẻ tri giác được
trọn vẹn giai điệu và lời ca của bài hát, đặc biệt là những tính chất và đặc điểm cơ bản
của âm hình tiết tấu, các tuyến giai điệu và những ca từ gần gũi hấp dẫn trẻ.
1.5.2. Phương pháp dùng lời (giảng giải, chỉ dẫn, đặt câu hỏi đàm thoại)


- Là phương pháp sư phạm cần thiết của giáo viên giúp trẻ nhận thức và thể hiện
tình cảm qua các hoạt động âm nhạc.

- Sau khi trình bày tác phẩm giáo viên cần giải thích, đàm thoại cho trẻ hiểu nội
dung tác phẩm. Cô giáo cần diễn đạt mạch lạc, cụ thể, dễ hiểu.
1.5.3. Phương pháp thực hành nghệ thuật (học thuộc, tập luyện)

Là quá trình học thuộc, tập luyện thường xuyên và hệ thống các kỹ năng. Đặc
điểm của trẻ mầm non là học thông qua bắt chước: bắt chước động tác, điệu bộ, hát
theo lối truyền khẩu…

- Trong quá trình luyện tập, trẻ có thể hát sai, tập chưa đúng động tác, giáo viên
giúp trẻ khắc phục bằng cách nhắc nhở, giải thích và cho trẻ tập riêng. Có thể lúc đầu
chưa đúng, sau thực hiện nhiều lần trẻ có thể điều chỉnh để hát, vận động những chỗ
chưa đạt. Giáo viên trực tiếp giúp đỡ trẻ. Trẻ chóng nhớ nhưng dễ qn, do đó sau khi
học cơ cần phải củng cố, ôn luyện.

Như vậy, thực hành nghệ thuật chính là sự luyện tập để phát triển tai nghe âm
nhạc, khả năng ca hát, vận động và trò chơi âm nhạc cho trẻ.
1.5.4. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan

- Trong các hoạt động giáo dục âm nhạc như hát, vận động, nghe nhạc, trò chơi
âm nhạc đều sử dụng đồ dùng trực quan. Với trẻ mầm non, đồ dùng trực quan là
phương tiện hữu hiệu giúp trẻ nhận thức và thể hiện cảm xúc, trẻ nhớ nội dung bài hát
nhanh hơn, cảm nhận bài hát tốt hơn.

Những đồ chơi, tranh ảnh, con rối mơ hình…có liên quan đến nội dung tác phẩm
thường được giáo viên sử dụng minh hoạ trong giờ học để thu hút sự chú ý của trẻ.
Trong khi học hát, trẻ gõ đệm theo bằng phách tre, trống lắc, nhạc cụ của trẻ em sẽ


10

tăng cường cảm giác nhịp điệu, tạo sự hưng phấn. Khi vận động – múa, các đạo cụ,
hoá trang giúp trẻ thể hiện tự tin, sinh động, hấp dẫn hơn.

Hoạt động âm nhạc của trẻ sẽ kém hiệu quả nếu khơng có các phương tiện như:
tivi, nhạc cụ, băng, đĩa hình… Dạy trẻ hát sẽ chuẩn hơn, lơi cuốn trẻ hơn nếu giáo viên
có sử dụng nhạc cụ.

Đồ dùng trực quan có thể do giáo viên tự làm hoặc được trang bị. Giáo viên cần
sử dụng cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ tránh lạm dụng, để mọi đồ dùng trực quan có
tác dụng hỗ trợ tốt trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non.
*Câu hỏi ôn tập chương 1
1. Trình bày vai trị của âm nhạc trong q trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ
em.
2. Phân tích đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ từ 3 – 6 tuổi.
3. Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non cần chú trọng những nhiệm vụ nào?
4. Phân tích các phương pháp dạy học âm nhạc trong trường mầm non.

11

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
TRONG TRƯỜNG MẦM NON

2.1. Nghe nhạc
2.1.1. Vai trò của việc nghe nhạc

Nghe nhạc góp phần phát triển cảm xúc của trẻ đối với âm nhạc, hình thành ở trẻ
thói quen nghe nhạc, từ đó trẻ biết ghi nhớ tác phẩm, phân biệt nội dung, hình thành
mối liên hệ giữa âm nhạc và cuộc sống.


Nghe nhạc là một sự tác động sâu sắc đến tâm hồn con người. Đây là q trình
phức tạp vì nó liên quan đến sự rung động sâu sắc, tinh tế trong tâm hồn mỗi người. Sự
cảm nhận âm nhạc tuỳ thuộc vào khả năng, kinh nghiệm sống và được tích luỹ dần
dần.

Nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động, chơi theo nhạc. Do đó đặc điểm của
âm nhạc là phản ánh và kích thích sự vận động cùng với tính ham hoạt động của trẻ,
việc nghe nhạc trong trường mầm non là một hoạt động tích cực, có mối liên hệ chặt
chẽ với vận động, hồn thiện những đặc trưng tâm lý của trẻ, đặc biệt là sự nhạy cảm
với âm nhạc, tạo dấu ấn điều chỉnh nhịp sinh lý của trẻ.
2.1.2. Khả năng nghe nhạc của trẻ

Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy, khả năng nghe nhạc xuất hiện từ rất sớm.
Từ chỗ biết lắng nghe âm thanh nói chung, dần dần trẻ có biểu hiện hưởng ứng với
tính chất âm thanh, trong đó có âm thanh âm nhạc.

- Khi mới vài tháng tuổi, trẻ đã biết lắng nghe nơi phát ra âm thanh hoặc chăm
chú nghe mẹ hát ru.

- Trẻ hai, ba tuổi nghe và hát theo người lớn những câu hát đơn giản.
- Trẻ mẫu giáo bé thích nghe hát và thể hiện rõ sự hứng thú bằng nét mặt ngạc
nhiên, reo cười hay vận động theo. Cảm xúc của trẻ với âm nhạc nảy sinh trực tiếp và
mạnh mẽ nhưng nhanh chóng biến mất ít giữ lại ấn tượng.
- Trẻ mẫu giáo nhỡ sự tập trung chú ý hơn, khi nghe hát trẻ ghi nhớ bài hát và hay
đàm thoại về nội dung của bài hát.
- Trẻ mẫu giáo lớn khi nghe hát hình thành thói quen tập trung chú ý nghe, theo
dõi sự phát triển của bài hát, hiểu được tính chất chung và một số đặc điểm của bài hát

12


được nghe, so sánh một số đặc điểm của bài hát với các hiện tượng gần gũi trong cuộc
sống. Trẻ thể hiện rõ sự lựa chọn bài hát mà trẻ thích trong số bài trẻ được nghe.
2.1.3. Sự phát triển của hoạt động nghe nhạc đối với trẻ mầm non
2.1.3.1. Trẻ 3 - 4 tuổi

- Nhận biết các bài hát ngắn, nghe bản nhạc đến hết, nói lại được nội dung bài hát,
cảm nhận được tính chất bài hát.

- Nhận biết được tác phẩm, phân biệt âm thanh của một số nhạc cụ, thích nghe
nhạc.

Tiếp nhận sự đối lập về đặc trưng âm thanh: to – nhỏ, cao - thấp, nhanh - chậm
và các cách cảm thụ âm nhạc.
2.1.3.2. Trẻ 4 - 5 tuổi

Nghe nhạc một cách thích thú và lơi cuốn, biểu hiện tình cảm hưởng ứng. Trẻ
phân biệt được âm thanh theo độ cao, sắc thái và cường độ.
2.1.3.3. Trẻ 5 - 6 tuổi

Hiểu được nội dung tác phẩm âm nhạc, cảm nhận sắc thái thể hiện trong âm
nhạc, nhận biết được các tác phẩm biểu diễn, phân biệt được các âm thanh cao – thấp,
dài - ngắn và âm sắc của nhạc cụ, nhận xét giọng hát của mình, của bạn.
2.1.4. Nội dung nghe

Nghe nhạc dưới dạng chung nhất là nhạc hát và nhạc đàn. Nhạc hát có lời ca dễ
hiểu, gần gũi với trẻ và có tác dụng giáo dục mọi mặt. Nhạc đàn sử dụng nhiều phương
pháp diễn cảm phong phú để thể hiện tính chất đa dạng của các hình tượng âm nhạc
mà giọng người khó diễn tả.


Cần luyện tai nghe cho trẻ, bắt đầu bằng phản xạ định hướng âm thanh như nghe
tiếng tích tắc đồng hồ, tiếng kêu của các con vật dưới hình thức trị chơi, sau đó cho trẻ
nghe các bài hát các bản nhạc do cơ tổ chức giúp trẻ cảm thụ tính chất chung của tác
phẩm và làm quen với các thuộc tính âm thanh âm nhạc như nghe âm thanh cao - thấp,
to – nhỏ, tốc độ vừa – chậm, các âm hình tiết tấu đặc biệt, âm sắc nhạc cụ, giọng hát
luyện tập sự tinh tế trong quá trình nghe.

Nghe bao gồm:
- Nghe đàn, hát các tác phẩm khác nhau (dân ca, nhạc truyền thống, bài hát biên
soạn cho nhạc cụ).

13

- Nghe trong quá trình học thuộc bài hát, vận động nhịp điệu, trò chơi.
- Nghe các âm thanh khác trong cuộc sống ( tiếng kêu các con vật, tiếng mưa..)
* Một số thể loại bài hát cho trẻ nghe: Cho trẻ nghe các bài dân ca, hát ru, bài hát
thiếu niên,… các thể loại sáng tác phù hợp với trẻ.
- Cho trẻ nghe các bài hát vui vẻ, nhộn nhịp, dí dỏm.
Ví dụ: Trống cơm, Anh phi công ơi, Bài ca đi học, Màu áo chú bộ đội, Mùa xuân
ơi…
- Nghe các bài hát trữ tình êm dịu, các bài hát ru.
Ví dụ: Em mơ gặp Bác Hồ, Chỉ có một trên đời, Cây trúc xinh, Lí cây bơng, Ngày
đầu tiên đi học, Việt Nam quê hương tôi…
2.1.5. Hướng lựa chọn bài hát, bản nhạc cho trẻ nghe
Các tác phẩm âm nhạc cho trẻ nghe chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong việc
hình thành văn hố âm nhạc chung.
- Cần lựa chọn những tác phẩm chứa đựng tính nhân đạo, đi sâu vào thế giới tình
cảm của trẻ, có hình ảnh phù hợp với trẻ em.
- So với việc chọn bài để dạy trẻ hát thì bài hát chọn cho trẻ nghe có phạm vi rộng
hơn. Khi nghe đàn hoặc nghe hát một bài nào đó, trẻ thường quan tâm trước hết là bài

hát nói về điều gì và mức độ phát triển nhạc cảm, hiệu quả tri giác, trí nhớ âm nhạc
dựa vào sự phù hợp của bài hát với sở thích và năng lực cảm thụ của trẻ. Vì vậy, trừ
nhạc khơng lời, những bài hát cho trẻ nghe cần có nội dung phản ánh những vấn đề mà
trẻ quan tâm và có thể hiểu được. Về nghệ thuật các bài hát chọn cho trẻ nghe cần đạt
chất lượng cao.
- Trẻ cần được nghe, tiếp xúc với các bài hát về quê hương đất nước, về lãnh tụ,
quân đội, bài hát nói về thế giới xung quanh, những bài dân ca, cụ thể:
+ Trẻ nhà trẻ nên cho trẻ nghe các bài hát về người thân các bài hát ru, các con
vật.
+ Trẻ mẫu giáo bé, chọn các bài hát về động vật, thiên nhiên, các bài dân ca quen
thuộc, nhạc thiếu nhi.
+ Trẻ mẫu giáo nhỡ giống như mẫu giáo bé nhưng cần chọn những bài hát thể
hiện sắc thái tình cảm phong phú hơn.

14

+ Trẻ mẫu giáo lớn: chọn các bài hát về quê hương đất nước,chủ đề về sinh hoạt
lao động, tính đồn kết giữa trẻ em các dân tộc, các bài đồng dao có hình ảnh với sự
lặp lại của ngữ điệu, tiết tấu rõ ràng giúp trẻ dễ dàng dựng thành kịch, chuyển thể các
chi tiết khác nhau của động tác.

Tương tự như các bài lựa chọn cho trẻ hát, các bài lựa chọn cho trẻ nghe phải dựa
theo các chủ đề giáo dục: gia đình, bản thân, thế giới động vật, thực vật... cho phù hợp
với định hướng đổi mới hiện nay.

Ngoài ra nên cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc cổ điển trong và ngồi nước, những
bản nhạc ngắn, điển hình vì có tác dụng giáo dục rất tốt. Trẻ không chỉ làm quen với
âm sắc nhạc cụ mà còn cảm nhận được những tính chất tiêu biểu của các âm hình tiết
tấu hay các giai điệu có sự đặc tả về các hình tượng nhân vật, ý nghĩa đạo đức giữa cái
thiện và cái ác. Để phù hợp với sự tập trung chú ý và nhận thức của trẻ, cần tuyển chọn

các bài nhạc khơng lời ngắn gọn, điển hình trong và ngồi nước. Những bài nhạc có
tiêu đề dễ gợi ý cho giáo viên giảng viên giảng giải tính chất âm nhạc cho trẻ nghe.

Nhìn chung, các tác phẩm cho trẻ nghe khơng bó hẹp trong chương trình qui định.
Tính chất chung của các bài hát là vui vẻ, sinh động, mang sức sống.
2.1.6. Phương pháp dạy trẻ nghe nhạc

Mục đích cho trẻ nghe nhạc nhằm bồi dưỡng cho trẻ năng lực cảm thụ âm nhạc
thông qua các bài hát, bản nhạc được nghe. Ngoài ra, trong các hoạt động giáo dục âm
nhạc, việc tập cho trẻ nghe nhạc giữ vai trò quan trọng, là cơ sở để trẻ tập hát – vận
động, múa theo nhạc và tham gia chơi trò chơi âm nhạc.

- Phương pháp chủ yếu là biểu diễn truyền cảm các tác phẩm, đàm thoại diễn giải
và trực quan đưa trẻ hướng tới sự phát triển hình tượng âm nhạc.

Ví dụ: Khi giới thiệu cho trẻ về nội dung của bài hát được nghe, giáo viên chỉ ra
mối liên hệ giữa âm thanh với các hiệ tượng trong cuộc sống phản ánh trong đó. Nội
dung bài hát sẽ được trẻ tiếp thu tốt hơn nếu như giáo viên kết hợp xem tranh ảnh trực
quan minh hoạ (cũng có thể minh hoạ bằng động tác, đạo cụ...).

Trong lần nghe đầu tiên, cần cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát, nhận biết tính chất
chung của bài hát, sau đó phân biệt một cách đơn giản phương tiện diễn tả âm nhạc (
tốc độ, cường độ, âm sắc...). Khi đã nhận biết được vai trò truyền cảm của các phương

15

tiện diễn tả riêng trong mối liên quan với sự phát triển hình tượng âm nhạc thì cho trẻ
nghe trọn vẹn trở lại.

- Có thể cho trẻ nghe trực tiếp hoặc nghe qua các phương tiện khác.

+ Trẻ được nghe cô đàn hát trực tiếp sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, lôi cuốn
nhất. Khi được nghe trực tiếp, trẻ được quan sát cách thể hiện sinh động của cô, trẻ
rata thích được xem và nghe cơ hát. Vì vậy, khi hát cho trẻ nghe, cô chú ý sắp xếp sao
cho tất cả trẻ được nhìn rõ cơ, xem và nghe cô hát với các phương tiện trực quan hỗ
trợ. Nghe trực tiếp là phương pháp trực quan truyền cảm địi hỏi giáo viên cần phải hát
thật chính xác, tự nhiên, diễn cảm, thể hiện đúng phong cách tác phẩm.
+ Nghe qua phương tiện là trẻ được nghe giáo viên đàn giai điệu bài hát, hoặc
nghe đài, tivi, đĩa hình... Nghe qua phương tiện sẽ mở rộng phạm vi trực quan cho trẻ,
trẻ làm quen với cách dàn dựng cơng phu, hài hồ giữa hát và nhạc, âm sắc và các
nhạc cụ. Khi nghe qua phương tiện, giáo viên nên kết hợp cho trẻ xem tranh, các con
rối, các động tác múa minh hoạ theo nội dung bài hát. Biện pháp này giúp trẻ tích luỹ
các ấn tượng âm nhạc, dễ dàng ghi nhớ tác phẩm.
2.1.7. Các hình thức cho trẻ nghe nhạc
Để cho việc nghe nhạc có hiệu quả cao cần cho trẻ nghe có hệ thống, liên tục, có
mục đích.
- Tổ chức cho trẻ nghe trong giờ âm nhạc.
- Tổ chức cho trẻ nghe mọi lúc mọi nơi: nghe trong giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi ,
giờ học, giờ nghỉ...
2.1.7.1. Nghe trong giờ âm nhạc: Có hai hình thức.
- Nghe là tiết trọng tâm: thời gian chiếm nhiều hơn so với các dạng hoạt động
khác. Khi nghe địi hỏi tính tích cực của trẻ, trẻ phải tập trung chú ý, tri giác và tưởng
tượng.
- Nghe kết hợp: Là nghe trong loại giờ học có ca hát hoặc vận động là trọng tâm.
+ Cô hát cùng đàn đệm, hoặc phần đệm được làm sẵn trong đĩa mềm. Giáo viên
có thể vừa hát vừa đệm đàn.
+ Trong quá trình cho trẻ nghe cơ múa minh hoạ, có thể mời trẻ cùng tham gia
phụ hoạ.
2.1.7.2. Nghe mọi lúc mọi nơi

16



×