Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Điều trị liệt VII ngoại biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 54 trang )

LIỆT VII NGOẠI BIÊN

NHẤT ĐĂNG CƯ SĨ

4

TỔNG QUAN

Liệt VII ngoại biên là một bệnh thường gặp trên lâm sàng.

Có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào, nhưng có tỷ lệ cao
hơn ở người đái tháo đường và phụ nữ mang thai.

Các đề tài nghiên cứu cho thấy phương pháp y học cổ truyền có
hiệu quả ưu việt và an tồn hơn so với y học hiện đại.

5

BIỂU HIỆN CƠ BẢN

1. Mờ hoặc mất nếp nhăn trán.
2. Dấu hiệu Charles Bell (+).
3. Mờ hoặc mất rãnh mũi má.
4. Miệng (nhân trung) méo sang bên lành.
5. Ăn uống rơi vãi ở bên liệt.
6. Không thổi lửa, huýt sáo được.

6

BIỂU HIỆN CẦN LƯU Ý


1. Khô mắt, giảm tiết dịch mũi và tuyến nước
bọt.

2. Tê bì hoặc dị cảm ½ mặt bên liệt.
3. Mất vị giác 2/3 trước lưỡi, nửa cùng bên

với bên liệt.
4. Ù tai (Có thể xuất hiện đau nhức vùng sau

tai 2-3 ngày trước khi biểu hiện rõ).

Dấu hiệu 2 và 3 có thể xuất hiện đơn độc hoặc là tiền triệu báo trước của việc
mắc liệt VII ngoại biên.

7

PHÂN BIỆT

LIỆT VII NGOẠI BIÊN LIỆT VII TRUNG ƯƠNG

Nguyên nhân Lạnh, bệnh của tai, chấn thương vỡ Tai biến mạch máu não, u não, áp xe não
xương đá, viêm nhiễm, khối u chèn ép

Vị trí tổn thương Từ nhân trở xuống Trên nhân

Vị trí liệt Liệt ½ mặt cùng bên tổn thương Liệt ¼ mặt dưới đối bên tổn thương

Charles Bell (+) (-)

Liệt ½ người Có thể đi kèm liệt ½ người đối bên Thường đi kèm liệt ½ người cùng bên


Tiến triển và tiên lượng Có thể khỏi hoặc để lại di chứng, nếu Có thể khỏi hoặc để lại di chứng, nhưng

nặng có thể chuyển sang liệt cứng khơng tiến triển co cứng các cơ

8

PHÂN BIỆT

9

NGUYÊN NHÂN

1. Do lạnh. (chênh lệch nhiệt độ đột ngột)
2. Do nhiễm trùng (viêm tai giữa, xương chũm, Virus Herpes simplex loại 1,
Varicella – zoster…)
3. Do chấn thương (phẫu thuật) vùng đầu mặt, nhổ răng.
4. Khác (u vùng đầu mặt, bệnh tự miễn, thuốc, bẩm sinh…)

Nên làm điện cơ để đánh giá mức độ tổn thương làm giảm dẫn truyền thần
kinh – giảm trên 60% so với bên lành. (đặc biệt trên những bệnh nhân mắc
bệnh thời gian dài điều trị nhiều nơi không hoặc kém hiệu quả)

10

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH

Bao gồm 4 giai đoạn:
- Cấp: trong vòng 1 tuần sau khởi phát.
- Bán cấp: 1-3 tuần sau khởi phát.

- Phục hồi: 3 tuần đến 6 tháng.
- Di chứng: sau 6 tháng.

+ Khoảng 80% người bệnh hồi phục trong vài tuần hay vài tháng (1 tuần tự khỏi?)
+ Nhiều bệnh nhân trong 1 tháng đầu tiên càng điều trị càng nặng (càng muộn càng kém).
+ Có tài liệu báo cáo tổn thương thần kinh ngoại biên sau 9 tháng khơng cịn khả năng hồi phục.

11

Nguyên tắc điều trị bằng y học hiện đại

Thuốc Khuyến cáo Liều dùng
Corticosteroid Bắt đầu càng sớm càng tốt
sau khi xuất hiện triệu Prednisone 60mg/ngày trong
Kháng Virus chứng (<72 giờ). 5 ngày đầu và sau đó giảm
Vit 3B 10mg/ngày trong 5 ngày tiếp
Dùng kết hợp với theo. Liều duy nhất hàng
corticosteroid trong trường ngày vào buổi sáng.
hợp liệt nặng hoặc hội
chứng Ramsay – Hunt. Acyclovir 800mg x 5 lần/ngày
trong 10 ngày hoặc
Valacyclovir 1000mg x 3
lần/ngày trong 5-7 ngày.

12

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO YHCT

Thường thấy trong giáo trình tại VN:
1. Phong hàn phạm kinh lạc (Do lạnh).

2. Phong nhiệt phạm kinh lạc (Nhiễm trùng).
3. Khí trệ huyết ứ kinh lạc (Sang chấn).

13

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO YHCT

1. Biện chứng theo nguyên nhân gây bệnh: Phong hàn tập lạc; Phong nhiệt
tập biểu; Phong đàm trở lạc.

2. Biện chứng theo kinh lạc: Kinh thiếu dương (giao giữa dương minh và
thái dương); Kinh dương minh (Đa khí đa huyết, trị uỷ độc cử dương minh);
Mạch đốc (dương mạch chi hải).

3. Biện chứng theo khí huyết: Khí hư huyết ứ (khí hư thì huyết hành khơng
thơng, trở trệ kinh lạc); Khí huyết bất túc.

4. Biện chứng theo tạng phủ: Tỳ Vị là hậu thiên chi bản, nguồn sinh hố của
khí huyết; Can Đởm nền thể chất dương thịnh, ngoại tà nhập lý theo dương
hoá nhiệt, nhập kinh can đởm hoá thành thấp nhiệt.

14

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH THEO YHCT

1. Giai đoạn cấp tính

Giai đoạn cấp tính là phát bệnh trong vịng 2 tuần.

Trong giai đoạn này nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của tây y, bao gồm kháng virus,

dinh dưỡng thần kinh, kháng viêm… Trong trường hợp không chống chỉ định, nên trong
3 ngày đầu tiên khi phát bệnh, sử dụng corticoid càng sớm càng tốt, đồng thời tuân thủ
quy tắc giảm lượng dần dần, từ đó bảo vệ thần kinh, giảm thiểu biến chứng, tránh để lại
hậu di chứng.

Thực chất trong giai đoạn cấp này, bệnh nhân cho dù khơng châm cứu thì cũng xuất
hiện triệu chứng mắt lệch mồm méo nặng thêm. Thế nên trên nền quy chuẩn điều trị
tây y cơ sở, bệnh nhân cần được tiến hành châm sớm nhất có thể, khi chọn huyệt nên ít
mà tinh, thủ pháp cần nhẹ nhàng. Trị lấy sơ phong, tán hàn, hoạt huyết, thông lạc làm
chủ, đồng thời căn cứ theo tính chất bệnh tà chọn huyệt, phong nhiệt lấy Đại chuỳ
(Khúc trì?) ; phong hàn lấy Phong trì, Hợp cốc; can phong nội động lấy Thái xung.

15

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH THEO YHCT

2. Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn hồi phục từ sau phát bệnh 2 tuần đến 3 tháng, chứng trạng mắt lệch
mồm méo vào giai đoạn ổn định, lâm sàng thường biểu hiện cơ mặt giãn lỏng
khơng co. Sau thời kỳ cấp tính chính tà tương tranh, tà khí dần đi, chính khí hao
tổn, kinh khí bất lợi, mạch lạc khơng thơng, kinh cân thất dụng, cơ nhục vùng
mặt không được nuôi dưỡng, yếu liệt bất dụng, nên thấy giãn lỏng không co.
Trong giai đoạn này, cần hoạt huyết hoá ứ đồng thời bồi bổ tỳ vị, nuôi dưỡng
cân cơ. Nên sử dụng điện châm sóng đoạn tục để kích thích cơ mặt kéo nâng;
đồng thời căn cứ định khu công năng vỏ não bên lành và bên bệnh tiến hành thủ
pháp đầu châm. Giai đoạn này nếu xuất hiện tình trạng chính hư tà luyến, chọn
thêm Túc tam lý, Quan nguyên bổ ích hậu thiên chi bản.

16


GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH THEO YHCT

3. Giai đoạn hậu di chứng

Giai đoạn hậu di chứng là sau 3 tháng phát bệnh mắt lệch mồm méo vẫn chưa
hoàn toàn hồi phục. Nếu giai đoạn này bệnh nhân vẫn chưa có biểu hiện hậu di
chứng như co rút cơ mặt thứ phát, co kéo ngược về bên liệt, co giật cơ… thì
phương án điều trị vẫn như giai đoạn hồi phục. Do điều trị lâu ngày không hiệu
quả gây ảnh hưởng thẩm mĩ và khó chịu cho bệnh nhân, có thể xuất hiện
những đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm hay hội chứng nước mắt cá sấu…

Lâm sàng cần hết chú trọng điều thần cho bệnh nhân, thập nhị nguyên> nói: “Trị bất điều thần, đó là sai sót của người thầy thuốc”. Có
thể dùng thủ pháp đầu châm tăng cường tại huyệt Bách hội, Ninh thần (trung
điểm giữa Bách hội và Thần đình) nhằm hồi phục khí huyết, an thần chỉ kính.

17

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH THEO YHCT

3. Giai đoạn hậu di chứng

<Linh khu – Quan châm> nói: “Cự thích giả, trái lấy phải, phải lấy trái”. Liêu thích luận> nói: “Tà khách ở kinh, trái thịnh thì phải bệnh, phải thịnh thì trái
bệnh, cũng có trường hợp ln chuyển, trái bệnh chưa hết mà mạch phải bệnh
trước, bệnh nhân đó, phải dùng Cự thích, phải trúng đúng kinh, khơng phải lạc
mạch”.

Giai đoạn hậu di chứng do bệnh tình kéo dài không khỏi, hao tổn âm huyết, dễ gây

hư phong nội động, huyết không vinh lạc, cân mạch thất dưỡng. Khi đó tiếp tục
châm vào các huyệt vùng mặt bên bệnh, sợ càng làm tổn khí thương huyết, sẽ
làm cho chứng trạng cơ mặt co rút càng thêm nghiêm trọng, do đó sử dụng
phương pháp Cự thích các huyệt bên lành kết hợp lấy huyệt thuộc kinh ở xa, thể
hiện tác dụng quan trọng của kinh lạc biện chứng trong điều trị giai đoạn này.

18

NGUN TẮC

Nếu có viêm nhiễm thì phải hết viêm nhiễm mới bắt đầu hồi
phục.
Nếu do sang chấn đứt dây thần kinh thì chỉ có thể ngoại khoa
can thiệp, cịn nếu chỉ do xung huyết chèn ép thì sau khi huyết
khối tan đi sẽ hồi phục hoàn toàn.
Nên ghi nhớ mốc bao Myelin của thần kinh ngoại biên bắt đầu
hồi phục sau 1 tháng.

19

PHƯƠNG PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC

1. DAY HUYỆT Ế PHONG

Trường hợp bệnh nhân kh miệng xệ xuống, mí
mắt nhắm khơng kín, trước khi tiến hành châm kim
nên xoa ấn huyệt Ế phong (dùng bụng ngón tay ấn
điểm 3-5 phút), lực ấn từ nhẹ đến mạnh tạo ra cảm
giác tê tức, vùng tai xung huyết là tốt nhất. Sau khi
ấn xong dặn bệnh nhân lập tức chủ động tiến hành

vận động các cơ biểu cảm yếu liệt, một số bệnh
nhân sau khi xoa ấn lập tức xuất hiện nếp nhăn trán
và khoé miệng nhấc lên, so với trước khi ấn cải thiện
rõ rệt.

20

2. CHÂM KÍCH THÍCH XUN SỌ

Nên châm Bách hội vì nó đứng đầu các huyệt,
đồng thời xuyên suốt trong quá trình điều trị ở
tất cả các giai đoạn. Dùng thủ pháp châm lặp
lại qua sọ, yêu cầu cần đạt tần suất vê kim 200
lần/phút, thời gian từ 3-5 phút, kèm kết hợp
thủ pháp mổ cị, đảm bảo kích thích đủ thời
gian, tần suất và cường độ. Huyệt có tác dụng
điều chỉnh 2 chiều co và giãn cơ, một số bệnh
nhân sau khi thao tác xong lập tức cảm thấy cơ
vùng mặt đỡ co cứng hoặc cơ hoạt động có cải
thiện.

21

3. ĐẦU CHÂM

Kích thích 2/5 dưới vùng trung khu vận động hoặc cảm giác.

22

4. CHÂM THEO CHÍNH KINH


- Các huyệt thường dùng: Tình minh, Toản trúc, Dương bạch, Ngư yêu, Ty trúc
không, Đồng tử liêu, Thái dương, Nghênh hương, Địa thương, Giáp xa, Nhân trung,
Thừa tương, Hạ quan, Quyền liêu, Ế phong.
- Các huyệt bổ sung: Tứ bạch, Khiên chính, Khẩu hồ liêu, Bách hội, Thần đình.
- Huyệt ở xa: Hợp cốc đối bên (diện khẩu hợp cốc thu hoặc cả 2 bên), Thái xung 2
bên, Túc tam lý 2 bên, Tam âm giao 2 bên.

Hoạt huyết thêm Huyết hải.
Yếu liệt thêm Túc tam lý, Thượng cự hư (Trị uỷ độc cử dương minh).
Có dấu hiệu co cơ châm tả Dương lăng tuyền (Hội của cân)

23


×