Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hướng Dẫn Thực Hành Thiết Lập Chỉ Số Chất Lượng (QUALITY INDICATOR) Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.11 KB, 10 trang )

Chương 3. Đo lường chất lượng

Mô đun 3.2:
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
THIẾT LẬP CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG (QUALITY INDICATOR)

Biên soạn: Ths.Bs. Đỗ Văn Niệm
TP. Quản lý chất lượng, BV. Nhi đồng 1

MỤC TIÊU:
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng chuyên đề này, học viên có thể:
a. Xác định nhu cầu dữ liệu tính tốn 1 chỉ số chất lượng cụ thể.
b. Phân tích cơ sở dữ liệu hiện có và khả năng sử dụng để tính chỉ số quan tâm
c. Đề xuất yêu cầu truy xuất dữ liệu thông qua bảng kiểm tra chi tiết.

HƯỚNG DẪN CHUNG DÀNH CHO CHUYÊN ĐỀ

Tình huống áp dụng: Chuyên đề này thường sử dụng kết hợp trong chương trình
đào tạo: “Tiếp cận cải tiến chất lượng bệnh viện theo chu trình Plan-Do-Check-Act”
hoặc sử dụng như là 1 phần bổ sung chương trình đào tạo “Cơng cụ quản lý chất lượng
cổ điển – Q7”. Mô đun này hướng dẫn thực hành thiết lập chỉ số chất lượng sử dụng
trong đánh giá cải tiến chất lượng. Đồng thời hướng dẫn quá trình chuyển đổi và duy trì
chỉ số để theo dõi chất lượng sau khi hồn thành q trình cải tiến. Chuyên đề này cũng
dành cho học viên có nhu cầu tự học hoặc dùng làm tài liệu hỗ trợ đào tạo theo phương
pháp đào tạo trực tuyến (e-learning).

Yêu cầu dành cho học viên: Để hoàn thành tốt chuyên đề này, học viên cần hồn
thành trước mơ đun 3.1, có kiến thức lĩnh vực chuyên ngành liên quan (một số chỉ số
lâm sàng đã được chuẩn hóa), am hiểu hệ thống dữ liệu của nơi công tác.

Thời lượng: 1 tiết lý thuyết, 1 tiết thảo luận nhóm phân tích thực trạng dữ liệu hiện


có và nhu cầu dữ liệu tính chỉ số để định hướng mơ tả hướng dẫn thực hiện chỉ số. Thời
lượng tối thiểu: 1 tiết (nếu tích hợp trong các mơ-đun đào tạo về cải tiến chất lượng dành
cho khóa đào tạo cơ bản).

Phương tiện: Bảng và viết viết bảng, tốt nhất là có đủ phương tiện thực hành theo
phương pháp MetaPlan nếu thực hành thảo luận nhóm.

[3.2] 13 | HD thực hành thiết lập chỉ số chất lượng [Phiên bản 2.1] 2019. DVN, MD, MSc.

Chương 3. Đo lường chất lượng
TĨM TẮT NỘI DUNG CHUN ĐỀ:

1. Quy trình thiết lập chỉ số chất lượng

• 10 bước thực hành thiết lập chỉ số 15

• Xác định yêu cầu và thành tố chất lượng liên quan đến chỉ số 15

2. Phân tích cơ sở dữ liệu hiện có và khoảng trống thơng tin của dữ liệu

• Cấu trúc và mã hóa dữ liệu 17

• Chất lượng dữ liệu và thông tin 17

• Khả năng truy cập, truy xuất thông tin 17

3. Lập kế hoạch thu thập dữ liệu

• Yêu cần truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu 17


• Thu thập dữ liệu mới 18

4. Theo dõi chỉ số chất lượng & ra quyết định

• Phân cơng phân tích dữ liệu & báo cáo định kỳ 18

• Xem xét lãnh đạo về chỉ số 19

BÀI TẬP THỰC HÀNH 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

MINH HỌA MƠ TẢ CHỈ SỐ VỀ KIỂM SỐT NHIỄM KHUẨN 19

[3.2] 14 | HD thực hành thiếp lập chỉ số chất lượng [Phiên bản 2.1] 2019. DVN, MD, MSc.

Chương 3. Đo lường chất lượng

NỘI DUNG:

1. Quy trình thiết lập chỉ số chất lượng
Quá trình thiết lập 1 chỉ số chất lượng trên thực tế gồm 10 bước cơ bản được trình
bày tóm tắt tại hình 3.2A.

Xem xét điều Xác định u cầu Cơng thức tính
chỉnh & mục tiêu chất chỉ số

lượng

Nhân rộng Yêu cầu số liệu


Triển khai thí Phân tích CSDL
điểm chỉ số hiện có

Cơng cụ thu Chọn hình thức
thập dữ liệu xây dựng CSDL

Viết bản mô tả
chỉ số

Hình 3.2A. Quy trình thiết lập chỉ số chất lượng

Khởi đầu quá trình này cần xác định rõ mục tiêu và các yêu cầu chất lượng có liên
quan đến chỉ số. Mục tiêu đo lường chất lượng cần phải hướng đến 1 trong 6 nhóm u
cầu chất lượng. Các tiêu chí yêu cầu chất lượng dịch vụ y tế được Viện Y khoa Hoa kỳ
đề xuất nên sử dụng. Bất kỳ chỉ số chất lượng nào được xây dựng cũng cần phải có liên
quan ít nhất 1 trong 6 u cầu được trình bày tại bảng 3.2A.

Bảng 3.2A. Minh họa các yêu cầu chất lượng

Các yêu cầu chất lượng Mô tả
An toàn (Safety) An toàn trong DVYT “bằng hoặc hơn” ở nhà.
Hiệu quả (Effectiveness)
Phù hợp khoa học: tránh lạm dụng chăm sóc không
NB là trung tâm cần thiết, sử dụng dưới mức các chăm sóc cần thiết.
(Patient-centeredness) Đối xử tử tế - kính trọng, tơn trọng quyền chọn lựa,
Kịp thời (Timeliness) báo trước.
Hiệu suất cao (Efficiency)
Giảm thời gian chờ: người bệnh, người cung cấp DV
Giảm lãng phí


[3.2] 15 | HD thực hành thiết lập chỉ số chất lượng [Phiên bản 2.1] 2019. DVN, MD, MSc.

Chương 3. Đo lường chất lượng

Các yêu cầu chất lượng Mô tả

Công bằng (Equity) Giảm sự khác biệt giữa các nhóm.

Mỗi chỉ số được thiết lập để đo lường 1 quá trình hoạt động cụ thể. Nó cần được
làm rõ sẽ đo lường thành tố chất lượng nào trong tiếp cận theo quá trình (bảng 3.2B).

Bảng 3.2B. Minh họa phân nhóm chỉ số theo thành tố chất lượng

Phân loại Mô tả Ví dụ minh hoạ

Đo lường “Tiếng nói” của khách Phần trăm biến chứng
kết quả hàng hay người bệnh. Phần trăm mổ lại không dự kiến
(Outcome) Hệ thống hoạt động ra sao? Phần trăm nhập viện lại không dự kiến
Kết quả là gì? Tỷ lệ NKBV

Đo lường “Tiếng nói” của quá trình. Phần trăm sử dụng kháng sinh kịp thời.
quá trình Tương quan logic đến kết Phần trăm BN dùng KSDP đúng PĐ.
(Process) quả Phần trăm BN dùng kháng đông.
Những phần, bước của quá
trình hoạt động ra sao?

Đo lường Quan sát hệ thống từ chiều Số lượng ca PT trong ngày
cân bằng hướng khác. Phần trăm ngưng sử dụng KSDP đúng
(Balancing) Điều gì xảy ra khi cải thiện Hài lòng người bệnh

kết quả và đo lường của Chi phí mỗi trường hợp
quá trình?
Có thể liên quan rắc rối
khơng dự kiến, giải thích
sự thành công của quá
trình

Bước tiếp theo cần xác định công thức tính chỉ số & yêu cầu dữ liệu: Giai đoạn
này cần làm rõ cơng thức tính chỉ số, các biến số, đơn vị đo lường, dạng dữ liệu, định
nghĩa quản trị (nếu cần), chu kỳ thu thập dữ liệu và phân tích.

Ở bước phân tích hiện trạng cơ sở dữ liệu (CSDL) cần kiểm tra tính sẵn có, loại
dữ liệu và chất lượng dữ liệu có phù hợp để tính tốn chỉ số hay không và điều chỉnh
nếu cần thiết.

Nếu dữ liệu chưa sẵn có hoặc chỉ có 1 phần, cần xác định phương pháp thu thập
dữ liệu bổ sung. Cần lưu ý tính đơn giản, phù hợp điều kiện nguồn lực để có thể duy trì
chỉ số lâu dài vì nhóm cải tiến cần phải hồn thành các hoạt động lâm sàng.

Khi đã có đủ các thơng tin nêu trên, có thể bắt đầu mô tả thực hiện chỉ số. Mọi chỉ
số cần được mơ tả cẩn thận, để q trình thực hiện được thống nhất theo thời gian và
giữa những cá nhân khác nhau, nhằm đảm bảo chất lượng dữ liệu. Nếu khơng, có thể
dẫn đến việc thu thập dữ liệu theo nhiều cách khác nhau ở những thời kỳ khác nhau, do
được thực hiện bởi nhiều người mà chưa được chuẩn hóa và hướng dẫn về phương pháp.
Khung cấu trúc chỉ số theo Quyết định 7051 của Bộ Y tế cần được xem xét, bổ sung các

[3.2] 16 | HD thực hành thiếp lập chỉ số chất lượng [Phiên bản 2.1] 2019. DVN, MD, MSc.

Chương 3. Đo lường chất lượng


chi tiết theo mục tiêu quản lý của từng bệnh viện. Mẫu mơ tả chỉ số trình bày ở cuối
chương này có thể sử dụng để tham khảo.

Mô tả hướng dẫn thực hiện chỉ số cần đảm bảo các nội dung sau:
[1] Tên/Mã số của chỉ số
[2] Định nghĩa: Biến số, chu kỳ đo, công thức
[3] Phương pháp, cơng cụ đo lường & phân tích
[4] Trình bày, báo cáo, xem xét khuynh hướng chỉ số
[5] Ngưỡng cảnh báo, đạt
[6] Trách nhiệm thực hiện, bảo mật
Công cụ thu thập dữ liệu dạng bảng kiểm tra thường được sử dụng vì tính đơn giản
và hiệu quả. Nó cho phép thiết lập cấu trúc dữ liệu chuẩn hóa để dễ dàng khi phân tích.
Bảng kiểm tra chi tiết có thể sử dụng để thu thập dữ liệu mới hoặc dùng để nêu yêu cầu
cấu trúc và nội dung dữ liệu cần truy xuất, đối với các dữ liệu sẵn có trong cơ sở dữ liệu.
Kỹ thuật thiết kế bảng kiểm tra, vui lòng xem chi tiết chuyên đề 5.3.
Khi đã có bản mơ tả chỉ số, việc cịn lại là tập huấn cho người thực hiện, thí điểm
và áp dụng. Chỉ số cần được lãnh đạo định kỳ xem xét để ra các quyết định quản trị.
Nếu khối dữ liệu thu thập về chỉ số chỉ được xem xét ở cuối kỳ, vào những đợt chuẩn bị
kiểm tra, đánh giá bên ngồi thì hầu như khơng có giá trị thực sự về mặc quản trị.

2. Phân tích cơ sở dữ liệu hiện có
Q trình phần tích cơ sở dữ liệu hiện có cần lưu ý các nội dung sau:
[1] Dữ liệu cần thiết tính chỉ số có sẵn khơng?
[2] Cấu trúc và mã hóa dữ liệu sẵn có phù hợp khơng?
[3] Có thẩm quyền truy cập thơng tin khơng?
[4] Chất lượng dữ liệu và thông tin có đáng tin cậy khơng?
[5] Khả năng truy cập, truy xuất thông tin của nhóm cải tiến. Nếu có chuyên gia
CNTT hỗ trợ, nhóm sẽ dễ dàng hơn nhiều và có thể duy trì tốt sau này. Cần lưu ý một
số cơ sở y tế sử dụng hình thức thuê mướn dịch vụ liên quan các ứng dụng CNTT, việc
đưa thêm các yêu cầu có thể cần phải trả thêm chi phí cho nhà thầu nếu nó nằm ngồi

phạm vi hợp đồng đã ký kết. Bảng kiểm tra chi tiết là phương tiện hữu hiệu để nhóm
quản lý đưa ra các yêu cầu truy xuất dữ liệu cho chuyên viên CNTT.
Nếu chỉ số thuộc nhóm cần duy trì lâu dài và dựa trên cơ sở dữ liệu quản trị hiện
có, sự tham gia của chuyên viên CNTT gần như bắt buột để số hóa q trình thu thập và
phân tích dữ liệu nhằm đơn giản việc thực hành cho nhóm quản lý chất lượng.

3. Lập kế hoạch thu thập & phân tích dữ liệu
Dù đã thiết lập chỉ số trên hệ thống số hóa, máy tính khơng thể tự nó thực hiện
cơng việc. Kế hoạch phân công người thực hiện việc thu thập (hoặc truy xuất dữ liệu) là
cần thiết. Kế hoạch này cần đảm bảo cụ thể, có hệ thống kiểm tra và nhắc thơng tin tránh
bỏ sót. Việc thiếu 1 điểm dữ liệu có thể làm giảm đi giá trị sử dụng rất nhiều của các chỉ
số phân tích theo chuỗi thời gian. Đây cũng là lỗi thường gặp của các nhóm cải tiến.

[3.2] 17 | HD thực hành thiết lập chỉ số chất lượng [Phiên bản 2.1] 2019. DVN, MD, MSc.

Chương 3. Đo lường chất lượng

Nếu cần thu thập dữ liệu mới, những loại dữ liệu khơng thể hồi cứu cũng cần lưu
ý tính liên tục theo thời gian của dữ liệu. Những thời điểm có các sự kiện đặc biệt (hội
nghị, hội thi…), thiếu nhân sự đột xuất là những bẫy thường gặp làm khuyết điểm dữ
liệu cần cho phân tích. Bảng 3.2C minh họa 1 kế hoạch chi tiết để thu thập dữ liệu.

Bảng 3.2C. Kế hoạch thu thập dữ liệu tính chỉ số chất lượng

Kế hoạch thu thập dữ liệu

Mục tiêu thu thập dữ liệu nhằm: Gia tăng tiếp cận mạng cơ sở dữ liệu cho nh.â"n viên mới

"Thu thập dữ liệu đThểiết :lập đường ho ạt động cơ bản (performance baseline) nhằm đánh giá kịp thời quá trình Xs (quá trình hay sản phẩm/DV)


(Mục đích, mục tiêu hoặc kết quả mong đợi)

Đo lường cái gì? Xây dựng các định nghĩa thực tiễn & phương pháp đo lường

Câu hỏi Định nghĩa thực tiễn Kế hoạch chọn mẫu Thu thập
Phương
Tên biến Loại dữ Công cụ Phân Mô tả Công Khi Bao pháp thu Người
Biến số # để trả lời đo lường liệu sử dụng tầng bằng từ thức Cái gì Ở đâu nào nhiêu
thập thu thập

1 Có bao Phần Cagegoric Thống kê Địa điểm Phần Số lượt Tất cả Tất cả tháng 73 Khảo sát NVA

nhiêu trăm vấn al mơ tả Vị trí việc trăm nhân khơng nhân viên 3 vị trí 04/2014 qua e- (Nhà phân

người đề tiếp Stacked làm viên mới đáp ứng/ mới thuê mail kèm tích lợi

mới thuê cận bar charts Khoa/Phò thuê đáp Tổng số theo dõi ích quản

trải qua Pareto ng ứng trong lượt qua điện trị nhân

vấn đề ngày đầu thoại lực)

tiếp cận tiên, họ

trong khơng có

ngày đầu công cụ

tiên ? tiếp cận


dữ liệu

cần thiết

cho công

việc.

2 Thời gian Thời gian Continuo Histogra Địa điểm Số ngày Ngày đề tất cả các Tất cả Tháng 350 Báo cáo TTB

chờ từ yêu cầu us ms Vị trí việc làm việc xuất yêu cầu vị trí 01- dựa trên (Thư ký
truy xuất hỗ trợ
khi bộ (Request Box Plots làm từ ngày thanh 07/2014 dữ liệu từ phân tích)

phận tiếp lead time) Khoa/Phò nhận hoá toán -

nhận ng đơn của ngày cơ sở dữ

nhận hoá Tuần lễ nhân viên nhận hoá liệu quản

đơn của mới đến đơn - các lý

NV mới ngày đề ngày nghỉ

đến khi xuất

hoàn tất thanh

nhập liệu? toán.


4. Theo dõi chỉ số chất lượng & ra quyết định
Theo dõi khuynh hướng chỉ số để ra quyết định hành động trong các chu kỳ cải
tiến theo tiếp cận PDCA trình bày ở chương 4. Kỹ thuật phân tích chỉ số theo chuỗi thời
gian và nhận định các bất thường về dữ liệu được trình bày ở các chuyên đề biểu đồ SPC
(chương 5: Run chart, Control chart).
Nội dung phần này chỉ trình bày việc theo dõi và quyết định đối với các chỉ số
trong bối cảnh giám sát và đảm bảo chất lượng. Cơ sở để theo dõi và nhận định chỉ số
chất lượng đối với mục tiêu này vẫn dựa vào ngưỡng mục tiêu được kỳ vọng của chỉ số
và dấu hiệu bất thường dựa trên các quy luật phân tích bằng biểu đồ SPC.
Người được phân công thực hiện chỉ số cần phân tích dữ liệu & báo cáo định kỳ
theo hướng dẫn trong bản mô tả thực hiện chỉ số. Nếu chỉ số có dấu hiệu bất thường,
cần báo cáo ngay người có thẩm quyền quyết định đối với chỉ số đó (thường là cấp trên
quản lý trực tiếp hoặc vị trí việc làm được chỉ định cụ thể trong bản mô tả chỉ số, mà
không chờ đến kỳ hạn báo cáo định kỳ. Trường hợp khuynh hướng chỉ số ổn định, chỉ

[3.2] 18 | HD thực hành thiếp lập chỉ số chất lượng [Phiên bản 2.1] 2019. DVN, MD, MSc.

Chương 3. Đo lường chất lượng

cần thực hiện báo cáo định kỳ. Điểm cần lưu ý là mặc dù chu kỳ báo cáo thường gấp 3
lần chu kỳ phân tích số liệu, người được phân cơng cần phải phân tích đúng thời điểm,
khơng để đến gần thời hạn báo cáo mới thực hiện phân tích dữ liệu. Bởi vì, giá trị sử
dụng của dữ liệu quản trị thường khá ngắn. Nếu để dồn dữ liệu phân tích cuối kỳ, thông
tin thu được đã gần như hết giá trị sử dụng và các cơ hội cải tiến có thể đã bị bỏ qua.
Chỉ số chất lượng được thiết lập nhằm giúp nhà quản trị sử dụng để theo dõi “sức khỏe”
của tổ chức về chất lượng, tạo nguồn thông tin để ra quyết định can thiệp kịp thời, chứ
không phải dùng để báo cáo và “làm đẹp các bằng chứng” nhằm phục vụ đánh giá bên
ngoài.

Lãnh đạo được phân công cần xem xét chỉ số theo kỳ hạn quy định trong bản mơ

tả hướng dẫn thực hiện chỉ số. Q trình xem xét này không chỉ quan tâm đến từng chỉ
số đơn lẻ, mà còn phải xem xét tương quan của các chỉ số, nhằm phát hiện các vấn đề
chất lượng có ảnh hưởng rộng hơn phạm vi đo lường của 1 chỉ số riêng lẻ.

BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Bài tập thực hành 3.2A: Viết mô tả hướng dẫn thực hiện chỉ số chất lượng.
Hướng dẫn bài tập thực hành 3.2A:
• Chọn 1 mục tiêu chất lượng cụ thể
• Thực hành hướng dẫn tại phần 1 cho đến khi hồn thiện mơ tả chỉ số.
• Lập 1 bảng kiểm tra chi tiết để thu thập hoặc yêu cầu dữ liệu cần có.
• Nếu có điều kiện, triển khai thí điểm thu thập dữ liệu và phân tích.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Bộ Y tế (2017). Quyết định 7051/QĐ-BYT ngày 29-11-2016 hướng dẫn thực

hiện thí điểm chỉ số chất lượng bệnh viện.
[2] Douglas C. Montgomery (2009). Introduction to Statistical Quality Control, 6th

edition. John Wiley & Sons.
[3] Lloyd P. Provost, Sandra K. Murray (2011). The Health Care Data Guide:

Learning from Data for Improvement. Jossey Bass.

B
À Minh họa hướng dẫn thực hiện CSCL liên quan kiểm soát nhiễm khuẩn

I RI-BYT-03 & RI-BYT-04 Phiên bản:

T 1.0


Ậ BẢNG MÔ TẢ CHỈ SỐ: Hiệu lực từ:

P TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ & TỶ LỆ 8-2017
T NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
H
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ ngày… /8/2017)


C

[3H.2] 19 | HD thực hành thiết lập chỉ số chất lượng [Phiên bản 2.1] 2019. DVN, MD, MSc.

À

Chương 3. Đo lường chất lượng

1. Phạm vi tác động của chỉ số:
- Lĩnh vực: Quản trị hoạt động (Kiểm soát nhiễm khuẩn)
- Đặc tính chất lượng liên quan: An tồn người bệnh
- Thành tố chất lượng (nhóm chỉ số): Kết quả

2. Tên chỉ số: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ (P3); Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện qua điều
tra cắt ngang (P4)

3. Ký hiệu chỉ số: RI-BYT-03 (P3); RI-BYT-04 (P4) Nhóm chỉ số: RI
4. Phụ trách:

• Trách nhiệm giải trình: Trưởng khoa Kiểm sốt nhiễm khuẩn
• Bộ phận trực tiếp thực hiện: Thường trực Hội đồng Kiểm sốt nhiễm khuẩn
5. Chiến lược / Chính sách chất lượng liên quan:

• Kiểm sốt nhiễm khuẩn bệnh viện
• An tồn người bệnh
6. Mục tiêu chất lượng liên quan của chỉ số:
Cải thiện mức độ an toàn người bệnh thơng qua:
• Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (qua điều tra cắt ngang)
• Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sớm sau phẫu thuật (30 ngày)
• Giảm tỷ lệ viêm phổi thở máy tại các khoa hồi sức.
• Tăng tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay
7. Khuynh hướng – yêu cầu xem xét chỉ số:
• Phân tích chỉ số P3 đồng thời với mức độ nguy cơ ASA & phân loại phẫu thuật.
• Phân tích chỉ số P4 đồng thời với Thời gian điều trị trung bình.
• Đồng thời phân tích tương quan xu hướng của P3 và P4 với khuynh hướng chỉ số

tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thường quy [TL TT VST].
• Dữ liệu chỉ số được phân tích cung tồn viện, phân tầng theo khoa, khối; phân

tích khuynh hướng chuỗi thời gian & tương quan với các cán thiệp có triển khai
trong kỳ hoặc chuỗi thời kỳ (nếu có).
• Khuynh hướng: Xu hướng duy trì hoặc GIẢM P3, P4 & TĂNG đối với P4.VST
là tốt.
• Người (bộ phận) chịu trách nhiệm: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Thường trực
Ban Kiểm soát nhiễm khuẩn của Hội đồng Quản lý chất lượng).
o Xem xét khuynh hướng chỉ số mỗi tháng. Định kỳ xem xét lãnh đạo mỗi quý

để quyết định các hoạt động cải tiến chất lượng trong quý tiếp theo.
o Báo cáo chỉ số mỗi quý, năm hay khi có giảm bất thường.
8. Chu kỳ xem xét chỉ số:
• Theo dõi: Mỗi tháng

[3.2] 20 | HD thực hành thiếp lập chỉ số chất lượng [Phiên bản 2.1] 2019. DVN, MD, MSc.


Chương 3. Đo lường chất lượng

• Báo cáo: Khi có dấu hiệu bất thường, HÀNG NĂM

9. Cơng thức tính chỉ số:

• Chỉ số P3 (RI-BYT-03):
Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sớm (P3, đơn vị: %) = [Tổng số ca nhiễm khuẩn vết
mổ sớm trong 30 ngày sau mổ được phát hiện qua điều tra cắt ngang trong
kỳ]*100/[Tổng số ca phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn được điều tra trong kỳ]

• Chỉ số P4 (RI-BYT-04):
Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (P4, đơn vị: %) = [Tổng số ca nhiễm khuẩn bệnh
viện được phát hiện qua điều tra cắt ngang trong kỳ]*100/[Tổng số ca được điều
tra trong kỳ]

• Chỉ số P4.01 (RI-BYT-04.01):
Tỷ lệ viêm phổi thở máy (P4.01; đơn vị: số ca viêm phổi/1000 ngày thở máy)=
[Tổng số ca viêm phổi bệnh viện ở người bệnh có thở máy tại các khoa hồi sức
trong kỳ]*1000/[Tổng số ngày điều trị của người bệnh có thở máy trong kỳ khảo
sát]

• Chỉ số P4.02 (RI-BYT-04.02):
Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu do catheter (P4.02; đơn vị: số ca nhiễm khuẩn tiết
niệu/1000 ngày đặt catheter) = [Tổng số ca nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh
có đặt thơng tiểu]*1000/[Tổng số ngày có đặt thơng tiểu trong kỳ khảo sát]

• Chỉ số P4.03 (RI-BYT-04.03):
Tỷ lệ nhiễm khuẩn máu do catheter (P4.03; đơn vị: số ca nhiễm khuẩn máu/1000

ngày lưu catheter)= [Tổng số ca nhiễm khuẩn máu ở người bệnh có đặt catheter
tĩnh mạch trung tâm]*1000/[Tổng số ngày có đặt catheter tĩnh mạch trung tâm
trong kỳ khảo sát]

• Chỉ số tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay:
(TLTH VST): Tỷ lệ thực hiện VST theo 5 thời điểm rửa tay (P4.VST.01; đơn vị:
%) = [Tổng số lượt thực hiện VST]*100/[Tổng số lượt giám sát VST theo 5 thời
điểm bắt buộc]
(TL VST ĐKT): Tỷ lệ thực hiện VST đúng kỹ thuật (P4.VST.02; đơn vị: %)=
[Tổng số lượt thực hiện VST đúng kỹ thuật]*100/[Tổng số lượt thực hiện vệ sinh
tay theo 5 thời điểm]

10. Nguồn & cấu trúc cơ sở dữ liệu của chỉ số:

• Nguồn dữ liệu: Điều tra cắt ngang hàng tháng của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
& Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn.

• Cấu trúc dữ liệu:
- Các biến khảo sát: Theo cơ sở dữ liệu khảo sát cắt ngang do Khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn thực hiện.
- Dữ liệu tổng hợp nhóm 1: (Tính chỉ số P3, P4; dữ liệu thứ phát):
o KYHAN: [Năm của kỳ hạn thống kê, 4 ký tự].[Tháng của kỳ hạn thống
kê, 2 ký tự]; ví dụ: 2017.03 (kỳ hạn tháng 3-2017) (kỳ hạn thống kê)

[3.2] 21 | HD thực hành thiết lập chỉ số chất lượng [Phiên bản 2.1] 2019. DVN, MD, MSc.

Chương 3. Đo lường chất lượng

o TSLUOTDieuTra: Tổng số lượt người bệnh điều tra cắt ngang
o TSLUOTNKBV: Tổng số lượt nhiễm khuẩn bệnh viện

o TSLUOTVPTM: Tổng số lượt viêm phổi thở máy
o TSLUOTNKTN: Tổng số lượt nhiễm khuẩn tiết niệu
o TSLUOTNKM: Tổng số lượt nhiễm khuẩn máu trên người bệnh đặt

catheter
o TSNGAYTM: Tổng số ngày thở máy (ngày)
o TSNGAYCATH: Tổng số ngày lưu catheter (ngày)
o TSNGAYST: Tổng số ngày lưu thông tiểu (ngày)

Dữ liệu tổng hợp nhóm 1 dùng để làm nguồn tính giá trị chỉ số P3, P4

- Dữ liệu tổng hợp nhóm 2: (Tính chỉ số P4.VST; dữ liệu thứ phát):
o KYHAN: [Năm của kỳ hạn thống kê, 4 ký tự].[Tháng của kỳ hạn thống
kê, 2 ký tự]; ví dụ: 2017.03 (kỳ hạn tháng 3-2017) (kỳ hạn thống kê)
o TSLUOTGS_VST: Tổng số lượt giám sát vệ sinh tay theo 5 thời điểm
o TSLUOTTH: Tổng số lượt thực hiện vệ sinh tay
o TSLUOTĐKT: Tổng số lượt thực hiện đúng kỹ thuật
Dữ liệu tổng hợp nhóm 2 dùng để làm nguồn tính giá trị chỉ số P1

11. Ngưỡng cần đạt:

• P3, P4 Giảm theo thời gian, giảm > 5% (tham khảo tiêu chí C4.4)
• TT VST > 95% hay tăng > 5% (Tiêu chí C4.3)

12. Hình thức thơng tin & trình bày:

• Báo cáo định kỳ cho Hội đồng Kiểm sốt nhiễm khuẩn.
• Báo cáo khuynh hướng chỉ số định kỳ 1 tháng, quý, năm (riêng lẻ hay kết hợp

báo cáo hoạt động của khoa/Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn)


13. Các hoạt động cải tiến liên quan:

• Chương trình tn thủ vệ sinh tay
• Chương trình an tồn phẫu thuật

14. Các QT/Thủ tục quản lý liên quan

• An tồn phẫu thuật

• Kiểm sốt nhiễm khuẩn bệnh viện

• Vệ sinh tay

Lịch sử hình thành & cập nhật tài liệu:

Phiên Hiệu lực từ: Chi tiết nội dung Lý do thay đổi Bộ phận Ngày đề
đề xuất xuất
bản thay đổi

[3.2] 22 | HD thực hành thiếp lập chỉ số chất lượng [Phiên bản 2.1] 2019. DVN, MD, MSc.


×