Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hướng dẫn thực hành cấp cứu tai nạn thương tích ngoài bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.99 KB, 4 trang )

Hướng dẫn thực hành cấp cứu tai nạn
thương tích ngoài bệnh viện

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển , tiến bộ mọi mặt về kinh tế xã
hội của đất nước, ngành Y tế Việt Nam cũng phải đối mặt với sự gia tăng đến mức báo
động của tình hình tai nạn thương tích.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới , trên thế giới hàng năm có ít nhất 5,5 triệu người
chết, gần 100 triệu người tàn tật do tai nạn thương tích , ở nhiều nước số người bị tai
nạn thương tích phải nhập viện chiếm 10-30% tổng số bệnh nhân, thiệt hại ước tính
hàng nghìn tỷ đô la Mỹ, chiếm 5-6% tổng thu nhập quốc dân

Ở Việt Nam tai nạn thương tích đang dần trở thành một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong tại các bệnh viện .

Bình quân mỗi ngày có khoảng 30 người chết và 70người bị thương gây tàn tật
suốt đời , trong đó nguyên nhân do tai nạngiao thông đứng hàng đầu , sau tai nạn giao
thông là các tai nạn cộng đồng đặc biệt ngộ độc, chết đuối , cháy bỏng, điện giật ...
hiện đang là vấn đề hết sức cấp bách .

Hiện nay v
ới sự lớn mạnh của nền khoa học Y học, chúng ta đã có những bước
tiến vượt bậc về chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt trong hồi sức và phẫu thuật cấp cứu
chấn thương tại các cơ sở y tế.

Đối với tai nạn thương tích khi xảy ra nếu được hỗ trợ , can thiệp đúng, nhanh
chóng kịp thời của những người được đào tạothuần thục về cấp cứu ban đầu có thể hạn
chế được tử vong , hạn chế biến chứng làm nặng lên các tổn thương.

Tuy nhiên, do công tác cấp cứu ban đầu còn chưa được quan tâm đúng mức,
nhiều nạn nhân khi bị thương chưa được cấp cứu , điều trị kịp thời, đúng kỹ thuật nên


dẫn đến những tử vong đáng tiếc hoặc để lại những di chứng nặng nề , làm tăng lên
những chi phí không đáng có cho người bệnh và xã hội.

Vậy cấp cứu ban đầu là gì?:

Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ ngay tại địa điểm có người bị tai nạn hay đột
ngộtbị bệnh cấp tính, bằng việc sử dụng những phương tiện sẵn có tại chỗ.

Cấp cứu ban đầu có thể đơn giản với một người thực hiện nhưng có thể phức
tạp khi có nhiều người bị tai nạn và đòi hỏi co sự can thiệp của các đội cấp cứu với
trang bị, phương tiện cấp cứu chuyên dụng.

Mục đích của cấp cứu ban đầu :

- Đảm bảo duy trì chức năng sống cho người bệnh , người bị tai nạn .

- Ngăn ngừa sự nặng lên của bệnh hoặc tổn thương .

- Tạo thuận lợi cho điều trị phục hồi .

Như vậy để cấp cứu có hiệu quả đòi hỏi người làm cấp cứu ban đầu cần phải
đượchuấn luyện , thực tập thường xuyên cả về lý thuyết và thực hành .

×