Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH

HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

NGUYỄN THỊ THANH

TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

THANH HÓA, NĂM 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

NGUYỄN THỊ THANH

TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 834.01.01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

THANH HÓA, NĂM 2023

Danh sách Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ

(Theo Quyết định số 2553/QĐ- ĐHHĐ ngày 4 tháng 11 năm 2022

của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức)

Học hàm, học vị Cơ quan công tác Chức danh
họ và tên trong Hội đồng

TS. Lê Quang Hiếu Trường ĐH Hồng Đức Chủ tịch HĐ

PGS.TS. Thái Thị Kim Oanh Trường kinh tế, Trường ĐH Vinh Phản biện 1

TS. Lê Thị Lan Trường ĐH Hồng Đức Phản biện 2

GS.TS. Nguyễn Văn Tiến Học viện Ngân hàng Uỷ viên

TS. Ngô Việt Hương Trường ĐH Hồng Đức Thư ký

Xác nhận của Người hướng dẫn
Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng

Ngày tháng năm 2023

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu khơng trùng lặp với bất kể
cơng trình nào đã cơng bố; với các số liệu và trích dẫn trong cơng trình
nghiên cứu đều có nguồn gốc rõ ràng; khơng trùng lặp với bất kể cơng trình
nào đã cơng bố.

Người cam đoan
Nguyễn Thị Thanh

i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cơ khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, trường Đại học Hồng Đức
đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn thạc sỹ.
Tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong cả quá trình nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo và nhân viên ngân hàng Hợp tác xã Việt
Nam chi nhánh Thanh Hoá đã cung cấp tài liệu và hỗ trợ để tôi hồn thành
cơng trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln động viên hỗ trợ!
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CAM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT..............................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ................................................... vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết đề tài........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3
6. Dự kiến kết quả đạt được .............................................................................. 4
7. Cấu trúc nội dung luận văn .......................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG ...................................................................................... 6
1.1. Tạo động lực làm việc cho người lao động................................................ 6
1.1.1. Động lực làm việc lao động .................................................................... 6
1.1.2. Tạo động lực làm việc lao động.............................................................. 7
1.1.3. Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc cho người lao động.................. 8
1.2.Học thuyết điển hình về tạo động lực làm việc cho người lao động .......... 9
1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow ............................................................. 9
1.2.2. Học thuyết hai yếu tố của Herzberg...................................................... 11
1.2.3. Học thuyết công bằng của Stacy Adams............................................... 12
1.2.4. Vận dụng các học thuyết tạo động lực lao động trong nghiên cứu ...... 14
1.3. Nội dung cơ bản về tạo động lực làm việc cho người lao động .............. 15
1.3.1. Xác định nhu cầu của người lao động................................................... 15


iii

1.3.2. Tạo động lực lao động thông qua các yếu tố vật chất........................... 17
1.3.3. Tạo động lực lao động thông qua các yếu tố phi vật chất .................... 20
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực làm việc cho người lao
động ................................................................................................................. 25
1.4.1. Nhân tố thuộc về môi trường bên trong ................................................ 25
1.4.2. Nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi................................................ 27
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 30
Chương 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM, CHI NHÁNH
THANH HOÁ ................................................................................................ 31
2.1. Tổng quan về Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá............ 31
2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng HTX Việt Nam ................................... 31
2.1.2. Khái quát về ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá ........... 33
2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng Hợp
tác xã Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá ........................................................... 40
2.2.1. Xác định nhu cầu của người lao động.................................................. 41
2.2.2. Tạo động lực lao động thông qua các yếu tố về vật chất...................... 42
2.2.3. Tạo động lực lao động thông qua các yếu tố phi vật chất .................... 49
2.3. Đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân
hàng HTX Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá ................................................... 63
2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 63
2.3.2. Những tồn tại......................................................................................... 65
2.3.3. Những nguyên nhân tồn tại ................................................................... 67
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 68
Chương 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CHO LAO ĐỘNG TẠI TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
VIỆT NAM, CHI NHÁNH THANH HOÁ ................................................. 69

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng HTX Việt Nam, chi nhánh Thanh
Hoá .................................................................................................................. 69

iv

3.1.1. Đinh hướng chung................................................................................. 69
3.1.2. Định hướng về các chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động
......................................................................................................................... 70
3.2. Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng HTX
Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá ..................................................................... 71
3.2.1. Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua yếu tố vật
chất tại Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá ............................. 71
3.2.2. Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua yếu tố phi
vật chất tại Ngân hàng HTX Việt Nam, chi nhánh Thanh Hoá ...................... 76
3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 83
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .............................................. 83
3.3.2. Đối với Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam.............................................. 83
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... P1

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hội
Co-opbank Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh
Thanh Hóa Thanh Hố
Giá trị trung bình

GTTB Nguyên nghĩa
Ngân hàng nhà nước
Ký hiệu Người lao động
NHNN Nguồn nhân lực
NLĐ Phòng giao dịch
NNL Quỹ tín dụng nhân dân
PGD Quỹ tín dụng trung ương
QTDND Xử lý rủi ro
QTDTW
XLRR

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

Bảng 1.1: Vai trị của tạo động lực làm việc cho NLĐ..................................... 8
Bảng 1.2: Nội dung học thuyết hai yếu tố của Herzberg ................................ 12
Bảng 1.3: Phân cấp bậc về sự công bằng ảnh hưởng đến thái độ, hiệu quả
công việc ......................................................................................................... 13
Bảng 1.4: Các nhu cầu của người lao động dựa trên Tháp nhu cầu Maslow . 16
Bảng 2.1: Số liệu hoạt động Co-opbank Thanh Hóa giai đoạn 2020-2022 .... 36
Bảng 2.2: Cách thức tính lương cho NLĐ tại Co-opbank Thanh Hóa giai đoạn
2020-2022........................................................................................................ 42
Bảng 2.3: Mức thu nhập bình quân hàng tháng cho NLĐ tại Co-opbank Thanh
Hóa giai đoạn 2020-2022 ................................................................................ 43
Bảng 2.4: Đánh giá mức độ hài lòng người lao động về trả lương tại Co-
opbank Thanh Hóa .......................................................................................... 44
Bảng 2.5: Trích hoạt động khen thưởng cho NLĐ tại Co-opbank Thanh Hóa
giai đoạn 2020-2022........................................................................................ 46
Bảng 2.6: Đánh giá mức độ hài lòng về mức khen thưởng cho NLĐ tại Co-

opbank Thanh Hóa .......................................................................................... 47
Bảng 2.7: Trích 1 số quỹ phúc lợi chi cho NLĐ tại Co-opbank Thanh Hóa .. 48
Bảng 2.8: Trích các tiêu chí trong bảng xếp loại năng suất chất lượng lao
động tháng tại Co-opbank Thanh Hóa giai đoạn 2020-2022.......................... 50
Bảng 2.9: Kết quả xếp loại thực hiện công việc hàng năm tại Co-opbank
Thanh Hóa giai đoạn 2020-2022..................................................................... 52
Bảng 2.10: Kết quả về đào tạo cho NLĐ tại Co-opbank Thanh Hóa giai đoạn
2020-2022........................................................................................................ 54
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ hài lòng về đào tạo vá phát triển NNL tại Co-
opbank Thanh Hóa .......................................................................................... 56
Bảng 2.12: Số lượng bổ nhiệm tại Co-opbank Thanh Hóa 2020-2022 ......... 57

vii

Bảng 2.13: Trích 1 số cơ sở vật chất điều kiện làm việc NLĐ tại Co-opbank
Thanh Hóa ....................................................................................................... 61
Bảng 2.14: Đánh giá mức độ hài lòng về cơ sở vật chất điều kiện làm việc
NLĐ tại Co-opbank Thanh Hóa ...................................................................... 63
Bảng 3.1: Đề xuất quy trình xây dựng KPI cho NLĐ tại Co-opbank Thanh
Hóa .................................................................................................................. 73
Bảng 3.2: Đề xuất mẫu theo dõi và xây dựng các chỉ tiêu thành phần KPI tại
Co-opbank Thanh Hóa .................................................................................... 74
Bảng 3.3: Đề xuất các giải pháp chi tiết cho hoàn thiện chế độ thưởng tại Co-
opbank Thanh Hóa .......................................................................................... 75
Bảng 3.4: Đề xuất mẫu theo dõi và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
cơng việc tại Co-opbank Thanh Hóa............................................................... 77
Bảng 3.5: Mẫu đề xuất mẫu theo dõi nguồn nhân lực sau quy hoạch tại Co-
opbank Thanh Hóa .......................................................................................... 82
Hình 1.1: Tháp nhu cầu Maslow ....................................................................... 9


viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Co-opbank Thanh Hóa .................................... 34
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực Co-opbank Thanh Hóa năm
2022 ................................................................................................................. 35
Biểu đồ 2.2: Chênh lệch thu chi (khơng lương) của Co-opbank Thanh Hóa
giai đoạn 2020-2022........................................................................................ 40
Biểu đồ 2.3: Đánh giá mức độ hài lòng của NLĐ về chế độ phú lợi tại Co-
opbank Thanh Hóa .......................................................................................... 49
Biểu đồ 2.4: Đánh giá mức độ hài lịng về thăng tiến trong cơng việc tại Co-
opbank Thanh Hóa .......................................................................................... 53
Biểu đồ 2.5: Đánh giá mức độ hài lịng về thăng tiến trong cơng việc tại Co-
opbank Thanh Hóa .......................................................................................... 58
Biểu đồ 2.6: Đánh giá mức độ hài lịng về mơi trường làm việc tại Co-opbank
Thanh Hóa ....................................................................................................... 60

ix

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết đề tài
Trong lĩnh vực ngân hàng, nguồn nhân lực quyết định đến sự ổn định và

phát triển của ngân hàng và an toàn của hệ thống ngân hàng. Việc tạo động lực
làm việc cho người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là Ngân hàng hoạt động theo mơ hình
Tổ chức tín dụng là hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, tương trợ và

tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Qũy tín dụng nhân dân;
Làm đầu mối và giữ vai trị điều hồ vốn cho hệ thống Qũy tín dụng nhân dân,
vơi nhiều hệ thống các chi nhánh trên cả nước, trong đó có sự đóng góp phát
triển to lớn cuả chi nhánh Thanh Hoá.

Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh Thanh Hố (Co-opbank Thanh
Hóa) Từ 01/07/2013 đến nay: QTDTW- Chi nhánh Thanh Hóa chuyển đổi
thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa) với 6 phịng
giao dịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá gồm Thành phố Thanh Hoá, Yên Định,
Nga Sơn, Hậu Lộc, Sầm Sơn, Triiệu Sơn, Trong những năm qua mặc dù tác
động của đại dịch Covid19 gây khó khăn chung cho nền kinh tế song Co-
opbank Thanh Hóa vẫn khơng ngừng phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh
của chi nhánh giai đoạn 2020- 2022 nhìn chung tương đối tốt, các chỉ tiêu được
cấp trên giao cơ bản hoàn thành.

Để có được kết quả đó, Co-opbank Thanh Hóa là sự nỗ lực cố gắng, đồn
kết thống nhất của tập thể NLĐ, là sự chỉ đạo quan tâm đến NLĐ bằng nhiều
biện pháp khác nhau, tạo động lực cho NLĐ làm việc, cố gắng công hiến năng
lực cho đơn vị như: Tạo môi trường làm việc tốt hơn, khách lệ tinh thần NLĐ
thông qua sự quan tâm sẻ chia các ngày lễ, Tạo sự công bằng trong công việc…
Mặc dù vậy, vẫn cịn có những chính sách, biện pháp tạo động lực còn hạn chế,
chưa phong phú như: Kinh phí hỗ trợ đào tạo cho NLĐ cịn thấp, công tác quy

1

hoạch cán bộ đơi khi cịn chưa được quan tâm chú trọng khâu theo dõi nhân
lực được quy hoạch, vẫn cịn NLĐ chưa biết về thơng tin thăng tiến, lộ trình
quy hoạch,…Đây cũng được xem là khoảng trống cần nghiiên cứu để hồn
thiện trong cơng tác tạo động lực cho NLĐ tại Co-opbank Thanh Hóa.


Bên cạnh đó, trong lĩnh vực về tạo động lực làm việc cho người lao động
có rất nhiều cơng trình đã cơng bố, tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên
cứu về tạo động lực tại làm việc cho người lao động tại Ngân hàng HTX Việt
Nam chi nhánh Thanh Hoá, là khoảng trống đê tác giả nghiên cứu.

Trên cơ sở đó, tơi chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho ngườu lao động
tại Ngân hàng HTX Việt Nam, chi nhánh Thanh Hoá” làm luận văn Thạc sỹ,
hướng đến các giải pháp để hồn thiện hơn cơng tác tạo động lực trong Ngân
hàng, góp phần xây dựng và phát triển Ngân hàng ngày càng phồn vinh, thịnh
vượng.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân
hàng HTX Việt Nam, chi nhánh Thanh Hoá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
tạo động lực cho NLĐ tại Ngân hàng HTX Việt Nam, chi nhánh Thanh Hoá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng HTX Việt Nam,
chi nhánh Thanh Hoá
3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng HTX Việt
Nam, chi nhánh Thanh Hoá.

* Phạm vi thời gian:
- Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2020-2022
- Số liệu sơ cấp: Thông tin tạo động lực làm việc cho người lao động tại
Ngân hàng HTX Việt Nam, chi nhánh Thanh Hoá trong năm 2022.
- Các giải pháp được đề xuất đến năm 2030.


2

* Phạm vi nội dung: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân
hàng HTX Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá
4. Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho
người lao động

- Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân
hàng HTX Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tạo động lực làm việc cho người
lao động tại Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu

* Thông tin thứ cấp
Tiến hành thu thập tài liệu đã được công bố qua sách, báo, báo cáo tổng
kết và kết quả các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tạo động lực cho
người lao động, qua các báo cáo của Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh
Thanh Hoá như Báo cáo tổng kết hàng năm, các quy định về tính thang bảng
lương hiện hành, quy chế chi tiêu nội bộ cảu Ngân hàng…
* Thông tin sơ cấp
- Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi liên quan công tác tạo động lực cho
người lao động làm việc tại Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá
dựa trên nội dung nghiên cứu về tạo động lực
Hiện tại năm 2022 với 150 NLĐ, tác giả tiến hành điều tra toàn bộ, số phiếu
phát ra 150, thu về 147 phiếu và số phiếu hợp lệ là 145 phiếu.

Để đánh giá công tác tạo động lực cho lao động tại tại Ngân hàng HTX
Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm,
Thang đo Likert, được Reniss Likert phát triển, đây là loại thang đo được sử
dụng nhiều trong nhiều nghiên cứu định tính. Thang đo này bao gồm một phát
biểu thể hiện thái độ ưa thích hay khơng ưa thích, tốt hay xấu, đồng ý hay không
đồng ý,... về một số nhận xét, ứng xử của người được phỏng vấn về các vấn đề

3

trong nghiên cứu, được quy định như sau: (Rất hài lịng :5; Hài lịng: 4; Hài
lịng trung bình: 3; Khơng hài lịng: 2, Hồn tồn khơng hài lịng: 1), sử dụng
phương pháo tính điểm trung bình cho từng tiêu chí đánh giá.

* Phương pháp xử lý số liệu
Công cụ xử lý và tổng hợp số liệu: phần mềm tin học ứng dụng Excel
được sử dụng tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tương đối, số tuyệt đối và
số bình qn; sử dụng các cơng cụ trên máy tính xây dựng các bảng, đồ thị, sơ
đồ, hộp, các bảng số liệu... để mô tả thông tin được trình bày trong luận văn.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp phân tổ thống kê: Căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức
để phân tổ khái quát về đặc điểm NLĐ tại Ngân hàng như: giới tính, độ tuổi,
trình độ, bộ phận làm việc,
- Thống kê mô tả: Thống kê mô tả nhằm để xử lý, tổng hợp các dữ
liệu, thông tin đã thu thập được. Thực hiện phản ánh được mức độ hoạt động
tạo động lực làm việc theo các nội dụng, tiêu chí khác nhau.
- Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu của thống kê mô tả,
phương pháp so sánh dùng để so sánh mức độ phát triển qua các năm về các
chỉ tiêu phân tích, hoặc so sánh với các Ngân hàng khác trong biện pháp tạo
động lực để rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng HTX Việt Nam chi
nhánh Thanh Hoá

6. Kết quả đạt được
Giải pháp hoàn thiện tạo động lực làm việc cho người lao động được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh Thanh
Hố, các cơng ty khác thuộc cùng lĩnh vực, có thể là tài liệu cho các nhà nghiên
cứu quan tâm đến tạo động lực làm việc cho người lao động.
Hoàn thành báo cáo khoa học (luận văn).
7. Cấu trúc nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung và kết quả nghiên cứu của đề tài được chia thành ba chương:

4

Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động
Chương 2: Thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại
Ngân hàng HTX Việt Nam, chi nhánh Thanh Hoá.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác tạo động lực làm việc cho
người lao động tại Ngân hàng HTX Việt Nam, chi nhánh Thanh Hoá.

5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI

LAO ĐỘNG
1.1. Tạo động lực làm việc cho người lao động
1.1.1. Động lực làm việc

Động lực làm việc là quá trình tâm lý định hướng cá nhân theo mục đích
nhất định, thường là lực thúc đẩy từ bên trong. Trong một doanh nghiệp, động
lực làm việc của nhân viên là những nhân tố bên trong kích thích họ tích cực

làm việc để tạo ra năng suất cao, hướng tới việc đạt mục tiêu của người sử dụng
lao động.

Động lực làm việc được gắn liền với công việc, tổ chức và môi trường làm
việc cụ thể. Biểu hiện của động lực làm việc là sự sẵn sàng và say mê với công
việc, sự khát khao và tự nguyện cống hiến. Dĩ nhiên, năng suất và hiệu quả
cơng việc cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như khả năng của nhân viên,
phương tiện và các nguồn lực để thực hiện cơng việc... Người ta có thể thấy rõ
mức độ tác động của động lực làm việc của từng nhân viên đối với việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của tổ chức như thế nào.

Vì tầm quan trọng của lĩnh vực này, đã có nhiều học giả và nhà kinh tế
nghiên cứu về các khía cạnh liên quan động lực làm việc. Động lực lao động là
một chủ đề quen thuộc và được rất nhiều các nhà nghiên cứu đề cập với những
khái niệm khác nhau

Theo Bradley E. Wright, (2004), động lực làm việc là việc tự nguyện, khát
khao, cố gắng làm việc mà cơng việc đó giúp người lao động đạt mục tiêu cá
nhân, từ đó góp phần đạt mục tiêu của tổ chức. Động lực làm việc là một trong
những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm [15, tr.59-78].

Ở góc độ khác nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng (2020), cho rằng động
lực lao động là sự nỗ lực một cách tự nguyện của người lao động để tăng cường
các hoạt động lao động hướng tới việc đạt được mục tiêu của mình thơng qua
việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Động lực lao động thể hiện thông qua
mức độ nỗ lực một cách tự nguyện của người lao động nhằm tăng cường hiệu
suất làm việc của cá nhân, nhóm và tổ chức. Động lực lao động hay động lực

6


làm việc được hình thành từ tác động của các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài
bản thân người lao động. Nhưng tự nó, động lực lao động lại tồn tại bên trong
người lao động. Người lao động cảm thấy mình cần nỗ lực, muốn nỗ lực, nỗ
lực tự nguyện. Động lực lao động xuất hiện kể từ khi người lao động có lý do
để làm việc, để lao động. Nó khởi nguồn bởi một động cơ này nhưng có thể
được duy trì và ni dưỡng bằng nhiều động cơ khác. Động lực lao động bắt
đầu hành vi tích cực liên quan đến cơng việc, nó thúc đẩy q trình nỗ lực làm
việc. Động lực lao động có phương, hướng và cường độ rõ ràng. Người lao
động sẽ làm việc một cách nhẹ nhàng hơn khi có động lực lao động cao [7,
tr.13].

Như vậy, có thể hiểu động lực làm việc NLĐ là sự tự nguyện, khát khao,
cố gắng làm việc mà cơng việc đó giúp người lao động đạt mục tiêu cá nhân
của NLĐ như thu nhập, thăng tiến, ghi nhận giá trị bản thân…từ đó góp phần
tạo nên của mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp.
1.1.2. Tạo động lực làm việc

Tạo động lực tốt sẽ giúp nhân viên có tinh thần, thái độ và hành vi tích cực
trong mọi hoạt động của tổ chức. Biểu hiện rõ nhất về mức độ thay đổi hành vi
và thái độ của nhân viên gồm ý thức chấp hành kỷ luật, mức độ gắn bó với tổ
chức và sự hài lịng của họ, dẫn đến chất lượng cũng như hiệu quả của công
việc. Vậy tạo động lực làm việc lao động là gì, với góc nhìn của các nhà nghiên
cứu cho thấy:

Tác giả Carr (2005) mô tả động lực làm việc là một sự thúc đẩy từ bên
trong, dựa trên nền tảng các nhu cầu cơ bản một cách có ý thức và vơ thức của
một cá nhân mà chính điều đó dẫn dắt người lao động làm việc để đạt được
mục tiêu [16]. Với tác giả Robbins (2013) định nghĩa động lực làm việc hoặc
động viên khuyến khích trong cơng việc là “Sự sẵn lòng thể hiện mức độ cao
của nỗ lực để hướng tới các mục tiêu của tổ chức, trong điều kiện một số cá

nhân được thỏa mãn theo khả năng nỗ lực của họ” [17].

Tạo động lực là sự vận dụng một hệ thống các chính sách, biện pháp, cách
thức quản lý tác động tới người lao động nhằm làm cho người lao động có động
lực trong cơng việc, thúc đẩy họ hài lịng hơn với cơng việc và mong muốn
được đóng góp cho tổ chức, doanh nghiệp [8].

7


×