Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá a2 đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của dưa chuột f1 fadia qua từng phương pháp tƣới tại xã xuân dương, huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.62 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƢ NGHIỆP

HÀ VĂN HÕA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ A2 ĐẾN
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA DƢA CHUỘT F1
FADIA QUA TỪNG PHƢƠNG PHÁP TƢỚI TẠI XÃ XUÂN DƢƠNG,

HUYỆN THƢỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Ngành đào tạo: Nông học

THANH HÓA, NĂM 2020

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƢ NGHIỆP

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ A2 ĐẾN
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA DƢA CHUỘT F1
FADIA QUA TỪNG PHƢƠNG PHÁP TƢỚI TẠI XÃ XUÂN DƢƠNG,

HUYỆN THƢỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Ngƣời thực hiện: Hà Văn Hòa
Lớp: K17 – Nông Học
Khoá: 2014 - 2018


Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Công Hạnh

THANH HÓA, NĂM 2020

LỜI CẢM ƠN

Đồ án tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong quá trình học tập tại
trường và chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng là khoảng thời gian cần thiết
để sinh viên cùng cố và hệ thống hóa lại tồn bộ những kiến thức đã học và
vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản
xuất, học hỏi thêm kinh nghiệm để khi ra trường trở thành một cán bộ vừa có
trình độ lý luận, vừa có chun mơn vững vàng nhằm đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn góp phần vào sự phát triển cơng việc sau này.

Để thực hiện những mong mỏi trên được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu
trường Đại học Hồng Đức và Ban chủ nhiệm Khoa Nông Lâm Ngư Nghiệp
cùng với sự đồng ý, giúp đỡ của giảng viên TS. Trần Công Hạnh đã giúp em
tiến hành nghiên cứu thành công đề tài tốt nghiệp nội dung “Nghiên cứu ảnh
hưởng của Phân bón A2 lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của dưa chuột
F1 Fadia qua từng phương pháp tưới tại xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân,
tỉnh Thanh Hóa ”.

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc của em tới Ban
giám hiệu trường Đại học Hồng Đức, Ban chủ nhiêm Khoa Nông Lâm Ngư
nghiệp.Và xin chân thành cảm ơn tới sự chỉ bảo giúp đỡ của TS. Trần Cơng
Hạnh đã giúp đỡ em hồn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.

Trong quá trình thực hiện đồ án bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng do
kiến thức kinh nghiệm cịn hạn chế nên bản khóa luận tốt nghiệp của em khơng
tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy em kính mong nhận được những ý kiến

chỉ bảo của các thầy cơ giáo và ý kiến đóng góp của bạn bè để đồ án tốt nghiệp
của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, tháng 8 năm 2020
Sinh viên

Hà Văn Hòa

i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................i
MỤC LỤC .......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. ........................................................................2
1.2.1. Mục đích .....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài.......................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài..........................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.......................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................4
2.1. Tổng quan về cây dưa chuột..........................................................................4
2.2 Sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam .........................5
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới..............................5
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Việt Nam..............................7
2.3. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột .....................................................9
2.4. Yêu cầu sinh thái của cây dưa chuột. .........................................................10

2.4.1. Nhiệt độ ....................................................................................................11
2.4.2Ánh sáng.....................................................................................................11
2.4.3 Độ ẩm đất và khơng khí............................................................................13
2.4.4 Đất và dinh dưỡng ....................................................................................13
2.5 Giới thiệu dưa chuột Fadia. ..........................................................................14
2.6. Tổng quan về phân bón lá............................................................................15
2.6.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón lá trên thế giới và ở Việt Nam..15
2.6.2 Cơ sở khoa học của việc bón phân qua lá, trực tiếp vào gốc.....................17
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..20
3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ....................................................................20
3.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................20
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................20

ii

3.3.1. Thời gian, địa điểm...................................................................................20
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................20
3.3.3. Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng trong thí nghiệm......................21
3.3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu...............................23
3.3.5. Phương pháp xử lý....................................................................................25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................26
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá A2 đến thời gian sinh trưởng của
cây dưa F1 FADIA, vụ Xuân Hè năm tại xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân,
tỉnh Thanh Hóa. ..................................................................................................26
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp tưới phân bón lá A2 đến chiều
cao thân chính của giống dưa chuột F1 FADIA vụ Xuân Hè năm 2020............28
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến động thái
ra lá dưa chuột F1 FADIA trồng vụ Xuân Hè năm 2020. .................................30
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến đường kính
gốc của cây dưa chuột FADIA, vụ Xuân Hè năm 2020........................................31

4.5. Nghiên cứu hiệu lực của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến một số sâu
hại của cây dưa chuột FADIA Đông năm 2020. ...................................................32
4.6. Nghiên cứu hiệu lực của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến sự hạn chế
phát sinh một số bệnh hại của cây dưa chuột FADIA Xuân Hè năm 20 202..........33
4.7 Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất cây dưa chuột. ...................................................34
4.8. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến cấu thành
năng suất dưa chuột FADIA vụ Xuân Hè năm 20 20.........................................36
4.9. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột F1 FADIA khi sử dụng của
phương pháp tưới phân bón lá A2 Xuân Hè năm 2020......................................37
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................38
5.1. Kết luận: .....................................................................................................38
5.2. Đề nghị. .......................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................39
PHỤ LỤC ..........................................................................................................46

iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Sản xuất dưa chuột toàn thế giới (1991 – 2008) .................................. 5
Bảng 2.2. Sản xuất dưa chuột của 5 nước có sản lượng lớn nhất thế giới từ năm
2004-2008 ............................................................................................................. 7
Bảng 2.4 Sản lượng dưa chuột và giá trị sản xuất theo giá thực tế ở Việt Nam từ
2005 – 2009 .......................................................................................................... 8
Bảng4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá A2 đến thời gian sinh trưởng của cây dưa
F1 FADIA, vụ Xuân Hè năm 2020..................................................................... 27
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các phương pháp tưới phân bón lá A2 đến chiều cao
thân chính của giống dưa chuột F1 FADIA vụ Xuân Hè năm 2020. ................. 29
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến động thái tăng

trưởng số lá của giống dưa chuột F1 FADIA trồng vụ Xuân Hè năn 2020........ 31
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến đường kính
gốc của cây dưa chuột FADIA, vụ Xuân Hè năm 2020. .................................. 32
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến sự hạn chế
phát sinh một số sâu hại của cây dưa chuột FADIA Xuân Hè năm 20 20 ......... 33
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến sự hạn chế
phát sinh một số sâu hại của cây dưa chuột FADIA Xuân Hè 2020 ................. 33
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phương pháp tưới phân bón lá A2 đến năng suất của
dưa chuột FADIA vụ Xuân Hè năm 2020. ......................................................... 35
Bảng 4.8. Yếu tố cấu thành năng suất dưa chuột F1 FADIA vụ Xuân Hè năm
2020 tại Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa............................................................. 36
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột FADIA khi sử dụng của phương
pháp tưới phân bón lá A2 vụ Xuân Hè năm 2020. ............................................. 37

iv

ĐVT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
đ
FAO : Đơn vị tính
GAP : Đồng
Ha : Tổ chức nông lương thế giới
IPM : Hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt
NN&PTNT : Hécta
RAT : Phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp
TBKT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCVN : Rau an toàn
USD : Tiến bộ kỹ thuật
WHO : Tiêu chuẩn Việt Nam
CT : Đồng đô la
STT : Tổ chức y tế thế giới

TN : Công thức
: Số thứ tự
: Thí nghiệm

v

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Dưa chuột có tên khoa học Cucumis sativus, cây trồng phổ biến trong họ
bầu bí Cucurbitaceae, là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng
lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn
đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ,
Hà Lan, , Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.

Dưa chuột (dưa leo) là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày
của mỗi gia đình. Khơng thể phủ nhận lợi ích của dưa chuột bởi trong loại quả
này có tính mát, giàu vitamin có lợi cho cơ thể.Trong quả dưa chuột có các
loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, các loại vitamin A, C,
B1, B2.... Trước đây dưa chuột được sử dụng như loại quả tươi để giải khát.
Đến khi thị trường trong nước cũng như thế giới mở rộng, nhu cầu của người
tiêu dùng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay
dưa chuột được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như quả tươi, trộn salat,
cắt lát, đóng hộp xuất khẩu...Bên cạnh đó dưa chuột cịn là cây rau quả quan
trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian
sinh trưởng tương đối ngắn, chi phí đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều
vùng kinh tế khác nhau.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có nguồn rau
quả phong phú: Dưa chuột, khoai tây, xu hào, cà rốt, bắp cải, cà chua,... tuy

nhiên rau quả lại thu hoạch trong thời gian ngắn với số lượng lớn vì vậy để khắc
phục vấn đề này ngành chế biến rau quả đã ra đời và ngày càng chiếm được ưu
thế trên thị trường. Sản phẩm rau quả của Việt Nam đã được nhiều nước trên
thế giới biết đến với các sản phẩm mang hương vị đặc trưng được bạn bè quốc
tế yêu thích như sản phẩm dưa chuột Fadia, tương ớt, dứa khoanh nước đường,
vải thiều đóng lọ... Khơng phải quốc gia nào cũng được thiên nhiên ưu đãi, có
nguồn rau quả phong phú như nước ta mà có nhiều quốc gia có khi hậu khơng
thuận lợi cho sản xuất rau quả. Vì vậy, các quốc gia này phải nhập khẩu các

1

sảnphẩm rau quả của các nước khác trong đó có Việt Nam. Để đạt được năng
suất tối đa trên một đơn vị diện tích, phát huy hết tiềm năng năng suất của giống
thì phân bón, các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý … là một vấn đề cấp thiết
hiện nay. Cho đến nay, Thanh Hóa chưa có cơng trình nghiên cứu nào anh
hưởng của phương pháp tưới phân đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của
giống dưa chuột Fadia trồng trong nhà có mái che.

Để góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng của dưa và hồn thiện
quy trình sản xuất hiện nay chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của phân bón lá A2 đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của dưa chuột F1
Fadia qua từng phương pháp tưới tại xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân,
tỉnh Thanh Hóa ”.
1.2. Mục đích, u cầu của đề tài.
1.2.1. Mục đích

Xác định ảnh hưởng của phương pháp bón phân bón lá A2 đến đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất, của dưa chuột F1 Fadia qua từng cách tưới tại xã
Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” ..
1.2.2. Yêu cầu của đề tài


- Đánh giá được ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến sinh trưởng,
phát triển của giống dưa chuột F1 FADIA.

- Đánh giá được ảnh hưởng của phương pháp bón đến mức độ nhiễm một
số sâu, bệnh hại chính trên giống dưa chuột F1 FADIA.

- Đánh giá được ảnh hưởng của phương pháp bón đến yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất dưa chuộtF1 FADIA.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ lý luận về sự ảnh hưởng
của phương pháp bón phân A2 đến khả năng sinh trưởng, phát triển, tình hình
sâu, bệnh hại và năng suất dưa, làm cơ sở khoa học cho việc hồn thiện quy trình
kỹ thuật trong thâm canh dưa.

2

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ lý luận về sự ảnh hưởng

của của phương pháp bón phân bón lá A2 đến khả năng sinh trưởng, phát triển,
tình hình sâu, bệnh hại và năng suất dưa chuột, làm cơ sở khoa học cho việc
hoàn thiện quy trình kỹ thuật trong thâm canh dưa chuột.

3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


2.1. Tổng quan về cây dƣa chuột
Dưa chuột được biết ở Ấn Độ cách nay hơn 3.000 năm, sau đó được lan

truyền theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu. Đến nay dưa
chuột đã trở thành một loại rau ăn quả phổ biến, phát triển rộng khắp trên thế
giới, từ vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi tới tận 630 vĩ Bắc [19].

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây dưa chuột. Theo tài liệu
nghiên cứu của De Candolle cây dưa chuột có nguồn gốc từ ấn Độ (Nam Á) và
được trồng trọt từ 3000 năm trước [20]. Loài hoang dại Cucumis hardiwickii
Royle là loài dưa chuột quả nhỏ có vị đắng được phát hiện mọc hoang dại ở
dưới chân núi Hymalayas. Khi lai tự do giữa loài này với loài trồng (Cucumis
sativus L.), Denkin và cộng sự (1971) đã phát hiện thấy độ hữu thụ ở thế hệ F2
không bị giảm đi và ông đã cho rằng Cucumis hardiwickii R. rất có thể là tổ tiên
của loài dưa chuột trồng [1]. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất với ý kiến đầu
tiên của A.Decandoole (1912) cho rằng dưa chuột có nguồn gốc từ Tây Bắc Ấn
Độ. Từ đây chúng lan dần sang phía Tây và xuống phía Đơng. Vì thế mà Ấn độ
được coi là nguồn gốc sơ cấp của cây dưa chuột.

Ở nước ta, việc phát hiện ra các dạng cây dưa chuột dại, quả rất nhỏ mọc
tự nhiên ở các vùng Đồng bằng Bắc bộ và các dạng dưa chuột quả to, đang mọc
hoang dại ở các vùng núi cao phía bắc Việt nam là nguồn gốc phát sinh của loại
cây này (Phan Đình Phụng, 1975; Taracanov, Dgiơn, Trần Khắc Thi, 1977; Trần
Khắc thi, Vũ Tun Hồng 1979). Lịch sử nước ta năm 1971 cũng đã ghi nhận sự
tồn tại lâu đời của dưa chuột như một trong số những cây trồng đầu tiên của tổ tiên
ta: “… Trước thời đại Hùng Vương, chủ nhân của các nền văn hóa Hồ Bình, Bắc
Sơn, Quỳnh Văn đã biết trồng cây ăn quả, cây có củ, rau, đậu, dưa các loại,…”.Tuy
nhiên dưa chuột được trồng bao giờ đến nay vẫn chưa được rõ.Tài liệu sớm nhất có
nhắc đến dưa chuột là sách “ Nam phương thảo mộc trạng” của Kế Hàm có từ năm
Thái Khang thứ 6 (285) giới thiệu “… cây dưa leo hoa vàng, quả dài cỡ gang tay,

ăn mát vào mùa hè” . Mô tả rõ hơn cả là cuốn “ Phủ biên tạp lục” (năm 1775) Lê

4

Quý Đôn đã ghi rõ tên dưa chuột và vùng trồng là Đàng Trong (từ Quảng Bình đến

Hà Tiên) và Bắc Bộ [4].

2.2 Sản xuất và tiêu thụ dƣa chuột trên Thế giới và Việt Nam

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên Thế giới

Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, được trồng lâu đời trên

thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước và được xếp thứ 4 trong số các cây

rau trồng phổ biến trên thế giới. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và

năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai

Cập và Tây Ban Nha.

Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) hàng năm diện tích

trồng dưa chuột trên tồn thế giới đều tăng (bảng 1), trong vài năm trở lại đây diện

tích tăng trung bình khoảng 3,7%/năm. Diện tích năm 2008 so với năm 1991 đã

tăng gấp hơn 2 lần, năm 2008 diện tích dưa chuột là 2.635.058 trong khi năm 1991


chỉ gieo trồng được 1.135.036 ha

Bảng 2.1. Sản xuất dƣa chuột toàn thế giới (1991 – 2008)

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)
1991
1992 1.135.036 155,8 17.694.722
1993
1994 1.176.874 158,1 18.612.354
1995
1996 1.283.796 162,2 20.820.591
1997
1998 1.368.539 162,4 22.234.163
1999
2000 1.433.582 167,5 24.018.751
2001
2002 1.498.381 170,5 25.558.851
2003
2004 1.593.434 168,0 26.784.203
2005
2006 1.721.570 163,0 28.067.863
2007
2008 1.836.672 162,8 29.899.717

1.955.052 170,0 33.239.835

1.953.445 179,3 35.397.195

2.011.462 180,9 36.397.195


2.377.888 158,1 37.607.067

2.427.436 168,3 40.860.985

2.471.544 174,6 42.958.445

2.524.109 172,3 44.065.865

2.562.767 173,2 44.375.371

2.635.058 168,2 44.321.303

Nguồn: FAO statistical data base 1991- 2008 [51].

5

Sản lượng dưa chuột đạt 44.321.303 tấn (năm 2008) tăng gần 2,5 lần so với
năm 1991 (17.694.722 tấn). Tuy nhiên, sản lượng tăng chủ yếu do tăng diện tích,
năng suất tăng rất ít và không ổn định trong gần 20 năm qua (155,8 tạ/ha năm
1991, 168,2 tạ/ha năm 2008), thậm trí năm 2003 năng suất dưa chuột chỉ bằng năm
1992 (158,1 tạ.ha). Một trong những nguyên nhân là do kỹ thuật canh tác chưa
được cải thiện nhiều, nhất là ở các nước có diện tích lớn (Trung Quốc).

Dưa chuột được trồng khắp nơi trên thế giới nhưng chủ yếu ở 10 nước trong
đó tập trung ở các nước châu Á và châu Âu. Sản lượng dưa chuột được sản xuất tại
Trung Quốc chiếm gần 63,4% tổng sản lượng toàn thế giới. Tiếp sau Trung Quốc
là Iran với sản lượng tăng từ 1.715.024 tấn năm 2004 lên 1.800.000 tấn năm 2008,
tổng sản lượng dưa chuột ở Hoa Kỳ giảm từ 994.660 tấn năm 2004 xuống 963,000
tấn năm 2008. Bên cạnh đó Nga, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ diện tích trồng dưa lại có xu
thế giảm về diện tích. Một số nước như Hà Lan, Tây Ban Nha mặc dù diện tích

trồng dưa chuột rất hạn chế nhưng do dưa chuột được trồng trong nhà kính năng
suất cao nên sản lượng cũng rất cao. Ở Hà Lan dưa chuột là một trong 3 loại rau
chính trồng trong nhà kính có hiệu quả kinh tế cao sau cà chua và ớt ngọt, diện tích
trồng dưa chuột hàng năm thấp, chỉ dao động trong khoảng 600 ha nhưng năng suất
đạt trung bình 700-710 tấn/ha.

Hiện nay để tăng diện tích và sản lượng của dưa chuột , nhiều nước trên thế
giới đã áp dụng nhiều biện pháp như tăng diện tích trồng trọt, luân canh tăng vụ,
tăng đầu tư giống, cở sở vật chất kỹ thuật…trong đó việc tăng đầu tư cở sở vật chất
kỹ thuật đặc biệt là khâu giống được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất.

6

Bảng 2.2. Sản xuất dƣa chuột của 5 nƣớc có sản lƣợng lớn nhất thế giới từ

năm 2004-2008

Chỉ Năm
Nƣớc
2004 2005 2006 2007 2008
tiêu

Trung Quốc 1.503.343 1.553.341 1.603.600 1.652.755 1.702.777

Diện Iran 78.197 75.438 77.000 78.000 82.000

tích Thổ Nhĩ Kỳ 60.000 60.000 60.000 59.000 59.000

(ha) Nga 88.900 90.220 92.140 83.680 73.000


Mỹ 68.870 67.050 63.920 61.700 59.480

Trung Quốc 25.564.516 26.558.493 27.357.000 28.049.900 28.247.373

Sản Iran 1.715.024 1.720.690 1.721.000 1.720.000 1.800.000

lượng Thổ Nhĩ Kỳ 1.725.000 1.745.000 1.799.613 1.674.580 1.678.770

(tấn) Nga 1.321.870 1.414.010 1.423.210 1.386.810 1.000.000

Mỹ 994.660 929.520 908.170 930.970 963.000

Trung Quốc 170,1 170,9 170,6 169,7 165,9

Năng Iran 219,3 228,1 223,5 220,5 219,5

suất Thổ Nhĩ Kỳ 287,5 290,8 299,9 283,8 284,5

(tạ/ha) Nga 148,7 156,7 154,5 165,7 136,9

Mỹ 144,4 138,6 142,1 150,9 161,9

Nguồn: FAO statistical data base (2004 – 2008) [11]
Dưa chuột là sản phẩm rau quả có giá trị và thị trường xuất nhập khẩu rất sôi
động. Mỹ là nước có lượng nhập khẩu lớn nhất thế giới khoảng 2 triệu tấn với giá
trị khoảng 1,7-2 tỷ đô la Mỹ. Mặc dù lượng nhập khẩu và giá trị nhập khẩu rất lớn
nhưng lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu tương đương với xuất khẩu. Nga là
nước nhập khẩu rất nhiều khoảng 90 triệu USD năm 2007 và Thổ Nhĩ Kỳ là nước
có giá trị xuất khẩu cao 30 triệu USD năm 2007.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột tại Việt Nam

Sản xuất dưa chuột ở Việt Nam: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm
2009, năng suất dưa chuột của nước ta hiện nay đạt 181,1 tạ/ha cao hơn so với

7

trung bình tồn thế giới (173,2 tạ/ha). Ở đồng bằng sông Hồng một số vùng đạt
năng suất 235,2 tạ/ha trên diện tích hàng năm là 5.201 ha. Như vậy với bình quân
đầu người về lượng dưa chuột sản xuất được của Việt Nam khoảng xấp xỉ 7
kg/người/năm tương đương với trung bình tồn thế giới khoảng 7,4 kg/người/năm.

Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các dạng sản phẩm chế biến từ dưa chuột đang
tăng mạnh kể từ cuối năm 2008 đến nay. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải
quan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột 5
tháng đầu năm 2009 đạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6% so với cùng kỳ 2008.
Tháng 6 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt gần 1,9 triệu USD,
nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1 triệu USD.
Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường là Nga, Nhật Bản và Rumani chiếm
ưu thế vượt trội (chiếm 77,5% tổng kim ngạch).

Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam, trong đó Liên Bang Nga đạt
kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ. Đây cũng là thị
trường đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm 2008 đến nay. Sản phẩm dưa chuột
và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột được người tiêu dùng Nga rất ưa chuộng.

Bảng 2.3 Sản lƣợng dƣa chuột và giá trị sản xuất theo giá thực tế ở
Việt Nam từ 2005 – 2009

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Chỉ tiêu


Sản lượng Cả nước 484.479 400.677 529.965 445.538 577.218
(tấn) Miền bắc 151.216 168.673 184.257 186.040 158.643

ĐBSH 102.672 111.571 122.311 122.461 110.847

Giá trị sản Cả nước 738.686 734.497 1.266.424 1.295.495 1.983.224
xuất theo Miền bắc 226.657 288.530 380.130 511.500 515.341
giá thực tế ĐBSH 155.245 199.267 255.427 315.110 360.227
(Tr.đồng)

8

2.3. Đặc điểm thực vật học của cây dƣa chuột
2.3.1 Rễ

Cũng như các cây trong họ bầu bí, đối với các chân đất tơi xốp giàu dinh
dưỡng và có thành phần cơ giới nhẹ, rễ cọc của dưa chuột phát triển mạnh có thể ăn
sâu trong đất tới 1 m [16], các rễ phụ có thể vươn rộng tới 60 - 90 cm, tùy thuộc vào
giống, chất đất, độ ẩm đất... (chủ yếu là các giống dưa chuột dạng bán hoang dại
[12]. Mức độ phát triển của bộ rễ ban đầu là tiền đề cho năng suất sau này [2].
Do hệ rễ phát triển nông nên dưa chuột rất kém chịu úng, không chịu hạn và ưa
tưới ẩm. Ở thời kỳ cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận kém,
khi gặp hạn hoặc úng, hoặc nồng độ dinh dưỡng quá cao, hệ rễ bị khô đen và
thối. Tuy nhiên các giống ưu thế lai có bộ rễ phát triển mạnh hơn do vậy sức
sinh trưởng của cây khoẻ và khả năng cho thu hoạch cao hơn.
2.3.2 Thân

Thân dưa chuột thuộc loại thân thảo, mềm, leo, bị, thân mảnh và nhỏ. Thân
có 4-5 cạnh, có lơng cứng, thân cây được phân thành nhiều đốt và rỗng ở giữa. Độ

dài thân chính trung bình 2-3 m, tuy nhiên thân chính của dưa chuột cũng có thể
phát triển trên 5m [20]. Thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2 (có
thể từ 3 - 8 cành tuỳ giống và điều kiện canh tác...), quả ra chủ yếu trên thân
chính [2]. Do thuộc loại thân bò leo nên cần phải làm giàn để nâng đỡ thân, lá và
quả làm tăng năng suất và chất lượng quả [14]. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng,
dưa chuột có dạng hình sinh trưởng như: sinh trưởng vô hạn, sinh trưởng bán
hữu hạn, sinh trưởng hữu hạn và dạng bụi gọn [1], [2].
2.3.3 Lá

Dưa chuột là cây có 2 lá mầm, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục thân.
Trong hầu hết các trường hợp lá hình trái tim hoặc 5 góc, 5 cạnh rộng, 5cạnh
dài…trên lá có lơng cứng, ngắn, ở các kẽ lá có tua cuốn. Màu sắc lá thay đổi từ
xanh vàng đến xanh thẫm. Khả năng duy trì bộ lá trong thời gian dài có thể kéo
dài thời gian thu hoạch, góp phần tăng năng suất dưa chuột.
2.3.4 Tua cuốn

Tua cuốn của dưa chuột mọc đơn lẻ tại các nách lá, chúng không phân

9

nhánh. Đặc điểm của tua cuốn là cuộn lại để giúp cho cây leo lên giàn và giữ cây
không bị đổ. Đối với họ bầu bí, tua cuốn cịn được giải thích như giống như các
chồi non [15].
2.3.5 Hoa

Dưa chuột là cây giao phấn, hoa dưa chuột cũng như hoa của các cây
khác trong họ bầu bí thường to và có màu sắc rực rỡ để hấp dẫn côn trùng đến
thụ phấn. Hoa mọc thành chùm hoặc mọc đơn ở nách lá. Hoa dưa chuột có 4 –5
đài, 4 –5 tràng hoa, đường kính 2 - 3 cm [2], màu sắc hoa tùy giống nhưng
thường gặp là màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm (3-7 hoa/chùm), thường ra

sớm và nhỏ hơn hoa cái. Hoa đực dài 0,5 - 2 cm, có 4 – 5 nhị đực hợp thành.
Hoa cái bầu thượng, cuống hoa ngắn, mập, dài 3-5mm, bầu quả dài 2-5 cm, bầu
nhụy có 3 - 4 nỗn, núm nhuỵ phân nhánh hoặc hợp. Hoa lưỡng tính có cả nhị
và nhụy [1], [20], [15].
2.3.6 Quả và hạt

Quả non dạng hình trứng, thon, hình trụ, elip trứng. Bề mặt quả có thể
nhăn nhẹ, nhăn sâu, nhẵn phẳng hoặc nhẵn hơi gợn.

Khi quả cịn xanh: màu sắc vỏ quả có màu xanh sáng, xanh, xanh đậm; bề
mặt vỏ quả có thể có vết hoặc khơng có vết. Khi chín vỏ quả có thể có màu
trắng, trắng xanh, vàng, vàng sáng, nâu .

Theo kích thước quả phân thành các nhóm sau: Chiều dài quả rất ngắn dưới 5
cm, ngắn 5–10 cm, trung bình 11–20cm, dài từ 21–30 cm, rất dài trên 30 cm.

Hình cắt ngang quả có hình trịn và trịn góc cạnh [4].
Quả dưa chuột có 3 múi, hạt đính vào giá nỗn. Hạt dưa chuột hình ơ van,
màu vàng nhạt. Số lượng và phân bố hạt trong quả phụ thuộc vào điều kiện
chăm sóc, trong điều kiện ngày ngắn thường có nhiều lá và sai quả. Ánh sáng
nhiều làm cho quả lớn nhanh, mập và sai quả [16].
2.4. Yêu cầu sinh thái của cây dƣa chuột.
Các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất và chất dinh
dưỡng có tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây dưa
chuột. Cây trồng thể hiện hết khả năng sinh trưởng, phát triển và đạt được năng

10

suất tiềm năng của giống khi được trồng trong các điều kiện ngoại cảnh tối ưu
nhất [1], [2], [3]. Do vậy, nghiên cứu quan hệ của cây với điều kiện ngoại cảnh

cũng chính là nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây là hết sức quan trọng là cơ
sở để xây dựng quy trình canh tác phù hợp với yêu cầu ngoại cảnh của cây.
2.4.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong yếu tố mơi trường ảnh hưởng rất lớn đến q trình
sinh trưởng, phát triển của các cây trong học bầu bí cũng như cây dưa chuột.

Thuộc nhóm cây ưa nhiệt, nên dưa chuột yêu cầu khí hậu ấm áp, ơn hịa,
khơ ráo, cho nên u cầu về nhiệt độ thấp hơn so với các cây khác trong họ.
Dưa chuột cũng có thể sinh trưởng tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ lạnh so với
dưa thơm và dưa hấu. Theo Benett và cs. (2002), cây dưa chuột sinh trưởng tốt
nhất trong điều kiện nhiệt độ thích hợp dao động từ 18-240C, nhiệt độ tối thấp là
150C và nhiệt độ tối cao là 330C. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khi nhiệt
độ vượt khỏi ngưỡng cho phép các quá trình trao đổi chất trong cây bị ngừng
trệ, nếu giai đoạn này kéo dài cây sẽ chết khi nhiệt độ trên 400C (Mai Phương
Anh, 1999) [1]. Cũng tương tự khi nhiệt độ dưới 150C, quá trình đồng hóa và dị
hóa bị rối loạn, cây sinh trưởng cịi cọc, đốt ngắn lại, lá hoa bị nhỏ lại…(Tạ Thu
Cúc, 2007) [2].

Đối với mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển, cây dưa chuột phản ứng rất
khác nhau đối với nhiệt độ. Khi nhiệt độ 250C, dưa chuột có thể nảy mầm trong
thời gian 3 ngày sau gieo và khi nhiệt độ 200C phải mất 6-7 ngày [10]. Theo
nghiên cứu của Tạ Thu Cúc (2007), cây dưa chuột yêu cầu khí hậu ấm áp để nảy
mầm, nhiệt độ tối thiểu cho sự nảy mầm của hạt từ 15,50C, nhiệt độ tối đa là
40,50C và nhiệt độ thích hợp nhất là 16-350C [2].

Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát
triển của cây dưa chuột. Từ các nghiên cứu phản ứng của cây đối với điều kiện
nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ đất cho thấy cây dưa chuột có thể sinh trưởng phù
hợp trong điều kiện vụ xuân hè và vụ đông vùng đồng bằng sông Hồng.

2.4.2 Ánh sáng

Trong các yếu tố ngoại cảnh, ngoài yếu tố về nhiệt độ thì ánh sáng như độ
dài chiếu sáng, cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng có ảnh hưởng trực

11

tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột. Dưa chuột là cây ưa
sáng, sinh trưởng thích hợp trong những vùng nhiều ánh sáng, ánh sáng nhiều
cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành nhiều hoa cái. Ngồi ra, dưa chuột
thuộc nhóm cây ưa sáng ngày ngắn, hoa cái ra sớm, ở vị trí thấp và quả phát triển
thuận lợi. Độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 10 - 12
giờ/ngày. Nắng nhiều có tác dụng tới hiệu suất quang hợp, làm tăng năng suất,
chất lượng quả, rút ngắn thời gian lớn của quả. Cường độ ánh sáng thích hợp cho
dưa chuột trong phạm vi 15 -17 klux. Tuy nhiên, phản ứng của dưa chuột đối với
ánh sáng còn phụ vào giống và thời vụ gieo trồng. Yếu tố nhiệt độ và thời gian
chiếu sáng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Khi
thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (>300C) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá,
hoa cái xuất hiện muộn (Mai Thị Phương Anh, 1996); (Tạ Thu Cúc, 2007) [1],
[2]. Kết quả nghiên cứu của Taracanov G. (1975) cho thấy: các giống dưa chuột ở
gần các Trung tâm phát sinh thứ nhất (Việt Nam và Ấn Độ) khi trồng trong điều
kiện mùa hè ở Maxcova hầu như không ra hoa và hồn tồn khơng tạo quả (Trần
Khắc Thi, 1985) [8].

Nếu trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, cường độ ánh sáng yếu, cây dưa
chuột sinh trưởng chậm, ra hoa muộn, màu sắc thân lá, hoa quả nhạt hơn, hoa cái
dễ bị rụng. Năng suất quả thấp, chất lượng giảm, hương vị kém [1]; [2].

Kết quả nghiên cứu tập đồn giống dưa chuột có nguồn gốc ở Đơng Nam
Châu Á, thí nghiệm được thực hiện tại Maxcova trong điều kiện nhà ấm, kết quả đã

phân lập tập đoàn này thành hai nhóm sinh thái theo mùa đơng và mùa xn.
Nhóm sinh thái mùa đơng có phản ứng mạnh với độ dài ngày và thuộc nhóm giống
chín muộn. Trong điều kiện vụ xuân và vụ hè với điều kiện ánh sáng tự nhiên là 15
giờ/ngày, cây dưa chuột có số lượng đốt lớn và không ra hoa.
Thời gian chiếu sáng ngày ngắn ảnh hưởng đến giới tính cây dưa chuột. Như kết
quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện chiếu sáng dài (16 giờ) trong thời gian 2,5
tháng thì cây dưa chuột sẽ khơng hình thành hoa cái và do đó khơng cho thu hoạch.
Vì vậy xác định thời vụ thích hợp để cây dưa chuột sinh trưởng trong giai đoạn có
thời gian chiếu sáng ngày ngắn mới có khả năng cho thu hoạch cao.

12

2.4.3 Độ ẩm đất và khơng khí
Do có nguồn gốc nơi ẩm ướt ven rừng, đất đai nơi nguyên sản màu mỡ

nên bộ rễ của dưa chuột kém phát triển, khả năng chịu hạn và chịu úng kém hơn
các cây khác trong họ (cây bí ngơ, dưa hấu, dưa thơm). Hai yếu tố ngoại cảnh
lượng mưa và độ ẩm cùng với nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến nhiều cây trong họ bầu bí nhiễm bệnh ở lá và thân cành (Tạ Thu Cúc, 2007)
[2]. Kết quả nghiên cứu của Sakiyama Hajime và cs. (2002) cũng phù hợp với
các nghiên cứu của Sanden P.A., Van De C.M., (1985) độ ẩm khơng khí có ảnh
hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, sự thốt hơi nước, sự hấp thu dinh dưỡng, sự
hình thành chất khơ ở cây dưa chuột cịn non trong điều kiện nhiệt độ cao [18], [19].

Trong quả dưa chuột chứa tới 95% nước, nên yêu cầu về độ ẩm của cây rất
lớn. Do có bộ lá lớn, hệ số thoát nước cao cho nên dưa chuột được coi là cây có
nhu cầu nước nhiều nhất trong các cây thuộc họ bầu bí. Độ ẩm đất thích hợp cho
dưa chuột là 85 - 95%, khơng khí là 90 - 95%. Cây dưa chuột rất kém chịu hạn
và rất mẫm cảm với điều kiện đất và khơng khí bị hạn, bộ rễ kém phát triển và
bộ lá rất lớn. Theo Sumi (1974) để hình thành 100 kg quả cây dưa chuột cần 9,2

- 11 m3 nước.
2.4.4 Đất và dinh dưỡng

Đất thoát nước tốt và giàu mùn là điều kiện lý tưởng để cây dưa chuột sinh
trưởng phát triển. Do có bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ lại yếu nên dưa
chuột có yêu cầu nghiêm ngặt về đất hơn các cây khác trong họ. Đất trồng thích
hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH từ 5,5 -
6,8, tốt nhất từ 6- 6,5 (Tạ Thu Cúc, 2007) [2]. Dưa chuột gieo trồng trên chân
đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng tốt. Đặc biệt, đất
trồng dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí phải được luân canh triệt để,
tốt nhất nên luân canh với lúa nước để hạn chế nguồn sâu bệnh sinh ra từ đất
[1]; [2].

Cây dưa chuột yêu cầu độ phì đất cao, do vậy khi dinh dưỡng khống
khơng đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Phân
hữu cơ (phân chuồng) có tác dụng rõ rệt làm tăng năng suất dưa chuột. Bón

13


×