Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giáo trình chăm sóc người bệnh cấp cứu (tài liệu dành cho trung cấp y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 97 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINH

GIÁO TRÌNH

CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2016

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINH
BỘ MÔN Y HỌC CƠ SỞ



GIÁO TRÌNH

CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU

CHỦ BIÊN
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh

BIÊN SOẠN
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
CN. Nguyễn Hữu Đức Hưng

TRÌNH BÀY
BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh

Trang 1 Mục lục.


MỤC LỤC Trang
1
1. Lời nói đầu 3
2. Chương trình Cấp cứu ban đầu 5
3. Nguyên tắc chung về cấp cứu ban đầu 11
4. Phân loại, chọn lọc người bị nạn 19
5. Các phương pháp vận chuyển người bị nạn 23
6. Phòng, chống sốc 29
7. Cấp cứu người bệnh sốc phản vệ 35
8. Sơ cứu người bị bỏng 43
9. Cấp cứu người bệnh phù phổi cấp 49
10. Cấp cứu người bệnh ngộ độc cấp 59
11. Cấp cứu người bệnh xuất huyết tiêu hoá 67
12. Cấp cứu người bệnh tai biến mạch máu não 73
13. Cấp cứu người bệnh ngạt nước 79
14. Cấp cứu người bệnh bị rắn cắn 85
15. Cấp cứu người bệnh bị côn trùng đốt 91
16. Cấp cứu người bệnh say nắng, say nóng 95
17. Tài liệu tham khảo

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.

Lời nói đầu. Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Với mục tiêu hồn chỉnh bộ cơng cụ giảng dạy và lượng giá, phục vụ
tốt công tác đào tạo, năm 2002 Nhà trường đã tổ chức biên soạn bộ giáo
trình Cấp cứu ban đầu, phục vụ chương trình giảng dạy mơn Cấp cứu ban
đầu cho đối tượng Điều dưỡng và Hộ sinh trung cấp.


Trong quá trình áp dụng, chúng tôi luôn cập nhật và điều chỉnh nội
dung theo từng năm. Năm 2014, thực hiện Quy chế đào tạo mới theo Thông
tư 22/2014/TT- BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày
09/7/2014, chúng tơi tiếp tục rà sốt và chỉnh lý tất cả tài liệu liên quan đến
hoạt động đào tạo đang triển khai tại Trường theo hướng Tinh gọn – Sát
hợp – Chất lượng.

Với tinh thần đó, năm 2016 chúng tơi điều chỉnh chương trình chi
tiết tất cả các ngành đào tạo để đảm bảo tính đồng bộ và tiếp tục chỉnh lý
lại bộ giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu lần thứ 7 để phục vụ công
tác giảng dạy nội dung này cho tất cả các đối tượng trung cấp khối Y bao
gồm Y sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm và Hộ sinh đang được đào tạo
tại Trường.

Trong mỗi nội dung chúng tôi cố gắng chọn lọc những chi tiết cần
thiết và liên quan mật thiết đến chức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp; lược bớt
những nội dung quá sâu, bổ sung những nội dung sát hợp với thực tế để
đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo của đối tượng trung cấp theo đặc
thù tại Tây Ninh.

Mặc dù được bổ sung và chỉnh lý lại nhưng cũng khó tránh khỏi
những thiếu sót, mong các bạn học sinh, quý đồng nghiệp và Hội đồng đào
tạo Nhà trường góp ý để bộ giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

Nhóm Giáo viên biên soạn

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.

Trang 3 Chương trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.


CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU

- Mã số học phần: C.01.2

- Số đơn vị học trình: 02 (2/0)

- Số tiết: 30 tiết (20/10/0/0)

ĐIỀU KIỆN:

- Học sinh đã học xong chương trình Điều dưỡng cơ sở.

MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được các ngun tắc xử trí cấp cứu ban đầu;

- Trình bày các tiêu chí phân loại và chọn lọc người bị nạn.

2. Về kỹ năng:

- Phát hiện, nhận định tình trạng, xử trí ban đầu và chuyển người bị nạn lên tuyến
trên kịp thời, an toàn;

- Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật sơ, cấp cứu ban đầu.

3. Về thái độ:


- Rèn luyện tác phong khẩn trương, thận trọng và chính xác.

NỘI DUNG:

Tt Nội dung bài học Số tiết

Tổng LT TL

1. Nguyên tắc chung về cấp cứu ban đầu 3 3 0

2. Phân loại, chọn lọc người bị nạn 3 2 1

3. Các phương pháp vận chuyển người bị nạn 2 1 1

4. Phòng, chống sốc 2 2 0

5. Cấp cứu người bệnh sốc phản vệ 2 1 1

6. Sơ cứu người bị bỏng 3 2 1

7. Cấp cứu người bệnh phù phổi cấp 2 1 1

8. Cấp cứu người bệnh ngộ độc cấp 3 2 1

9. Cấp cứu người bệnh xuất huyết tiêu hoá 3 2 1

10. Cấp cứu người bệnh tai biến mạch máu não 2 1 1

11. Cấp cứu người bệnh ngạt nước, rắn cắn, côn trùng đốt 3 2 1


12. Cấp cứu người bệnh say nắng, say nóng 2 1 1

Cộng 30 20 10

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.

Chương trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu. Trang 4

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
• Yêu cầu giáo viên:
- Giáo viên có chuyên môn là Bác sỹ hoặc Cử nhân điều dưỡng.
• Phương pháp giảng dạy:
- Lý thuyết: Thuyết trình, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực.
- Thực hành: thực hành tại lớp dưới dạng thảo luận nhóm, giáo viên hướng dẫn
chung cả lớp.
• Trang thiết bị dạy học:
- Lý thuyết: có thể sử dụng máy Overhead, Projector ...
- Thực hành: sử dụng tranh, mơ hình, tình huống thảo luận.
• Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 01 cột điểm dạng bài viết câu hỏi nhỏ.
- Kiểm tra định kỳ: 01 cột điểm.
- Thi kết thúc học phần: bài thi trắc nghiệm 50 câu trong thời gian 40 phút.
• Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Văn Thịnh – Nguyễn Hữu Đức Hưng, 2016. Giáo trình Chăm sóc người bệnh
cấp cứu, Trường trung cấp Y tế Tây Ninh, Tài liệu lưu hành nội bộ.
- Bệnh viện Chợ Rẫy, 1999. Cẩm nang điều trị hồi sức cấp cứu. Nhà xuất bản Y học,
TP. HCM.
- Nguyễn Đức Hàm, 1996. Điều trị cấp cứu nội khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Nguyễn Lân Đính, 1998. Cẩm nang sơ cấp cứu. Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội.


Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.

Trang 5 Nguyên tắc chung về cấp cứu ban đầu.

NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ CẤP CỨU BAN ĐẦU

BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh

MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu nguyên tắc chung sơ cấp cứu xử trí ban đầu.
2. Mơ tả quy trình cấp cứu ABCDE.
3. Nêu những chú ý khi sơ cấp cứu ban đầu.

ĐẠI CƯƠNG

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể gặp phải trường hợp người
bệnh nặng hoặc người bệnh bị chấn thương cần được cấp cứu. Trước khi đội cấp
cứu chuyên nghiệp đến, cần phải duy trì sự sống cho người bệnh bằng những biện
pháp cấp cứu ban đầu.

Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với
người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính, mục đích là để cứu sống nạn nhân,
hoặc hạn chế những nguy hiểm đe dọa người bệnh, hoặc ngăn khơng cho tình
trạng xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục.

Cấp cứu ban đầu có vai trị rất quan trọng, quyết định sự sống chết người bị
nạn, phục hối chức năng hay tàn tật vĩnh viễn. Thời gian là tối quan trọng trong xử
trí cấp cứu.

NGUYÊN TẮC CHUNG


Khi có mặt ở nơi xảy ra tai nạn phải bình tĩnh, đánh giá nhanh hiện trường,
kiểm tra hiện trường xung quanh nạn nhân.

- Loại bỏ hoặc tránh những yếu tố nguy hiểm, gây tai nạn hoặc có nguy cơ gây tai
nạn để có thể vừa cứu được người bệnh vừa bảo vệ được bản thân.

- Đưa người bệnh ra chỗ an tồn gần nhất để có thể thực hiện ngay các biện pháp
cấp cứu ban đầu đạt hiệu quả. Khi đưa người bệnh ra khỏi nơi nguy hiểm cần có
tối thiểu 2 người, nên kéo người bệnh từ phía sau, luồn tay vào nách người bệnh
để kéo, luôn chú ý giữ cổ thẳng và bảo vệ cột sống lưng.

- Đánh giá nhanh tổn thương của nạn nhân.

- Tiến hành các biện pháp cấp cứu và xử trí ban đầu thương tổn theo ưu tiên.

- Gọi người hỗ trợ vì có thể có các tổn thương mà bản thân khơng tự xử trí được,
ngay cả khi người cấp cứu là nhân viên y tế, nên liên hệ sớm nhất có thể với đơn
vị cấp cứu 115.

- Nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế.

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.

Nguyên tắc chung về cấp cứu ban đầu. Trang 6

XỬ TRÍ CẤP CỨU BAN ĐẦU

Xử trí cơ bản với các nguyên tắc về cấp cứu ban đầu: ABCDE (Theo Hiệp hội
Cấp cứu chấn thương Quốc tế - Primary Trauma Care Foundation).


Xử trí ban đầu chỉ thực hiện trong thời gian 2 phút, tiến hành xử trí ngay sau
khi phát hiện thương tổn và nhắc lại đánh giá bất cứ lúc nào khi người bệnh không
ổn định.

1. Airway (A): Đường thở.

Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nếu người bệnh tỉnh, còn
tiếp xúc được hay khơng? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động
tác sau:

- Nghiêng người ghé sát miệng người bệnh để xem còn thở hay không.

- Mở miệng người bệnh kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay khơng?

- Móc lấy sạch dị vật đờm dãi.

- Nếu người bệnh cịn khó thở, cần phải kiểm tra xem có phải do tụt lưỡi để tiến
hành kéo lưỡi.

- Nâng cằm, đẩy hàm giữ cho đường thở được thông thẳng trục.

- Thơng khí đường miệng hoặc đường mũi.

2. Breathing (B): Hô hấp.

Đánh giá rối loạn hô hấp dựa vào tần số thở, gắng sức hô hấp, xem trên
ngực có vết thương khơng, đặc biệt các trường hợp có thể xử trí được ngay tại
chỗ trong khi chờ đợi nhân viên y tế đến, nhất là khi:


- Người bệnh có ngừng thở, tím tái. Trường hợp có ngừng thở hay đe dọa ngừng
thở phải tiến hành ngay thao tác hô hấp nhân tạo miệng-miệng hoặc miệng-mũi.

- Tổn thương ngực hở rộng:

• Đặt ngay miếng gạc lớn hoặc quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín,
mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực làm người bệnh khó
thở.

• Tuyệt đối khơng lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực, nguy cơ gây chảy máu ồ ạt
làm người bệnh có thể tử vong nhanh chóng.

3. Circulation (C): Tuần hoàn.

Trong khi đánh giá và xử trí tuần hồn, ln kiểm tra tiếp tục đường thở và
hô hấp. Đối với tuần hoàn, cần xác định shock và kiểm soát chảy máu.

Đánh giá tuần hoàn dựa vào:

- Mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn: khó bắt hoặc khơng bắt được.

BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.

Trang 7 Nguyên tắc chung về cấp cứu ban đầu.

- Người bệnh có dấu hiệu lơ mơ, da nhợt, vã mồ hơi, đó là dấu hiệu shock mất
máu. Chúng ta chỉ có thể kiểm sốt chảy máu bên ngồi, cịn chảy máu bên trong
nhất thiết phải có can thiệp phẫu thuật mới kiểm soát được.

- Biện pháp cầm máu như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng

quần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân
viên y tế đến, tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để
thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy càng mạnh hơn và khó cầm.

- Nâng cao chi chảy máu sao với mức tim và giữ nguyên, ngoài ra khi nâng cao chi
có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não.

- Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.

- Trường hợp người bệnh có ngừng tim cần tiến hành hồi sức tim phổi bằng ép
tim ngoài lồng ngực. Tiến hành 2 người là tốt nhất, vừa hô hấp vừa ép tim ngoài
lồng ngực.

4. Disability (D): Thần kinh.

Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh:

- A - Awake: Người bệnh tỉnh và giao tiếp được bình thường.

- V - Verbal response: người bệnh không con tỉnh táo nhưng vẫn đáp ứng bằng lời
khi hỏi.

- P - Painful response: Đáp ứng bằng kích thích đau, chỉ áp dụng khi hỏi không thấy
trả lời.

- U - Unresponsive: Không đáp ứng bằng hỏi hoặc kích thích đau, khi đó người
bệnh đã hôn mê, tiên lượng rất xấu, nên vận chuyển sớm đến cơ sở y tế để được
chăm sóc và điều trị.

Tử vong trong các trường hợp tai nạn thương tích thường phân bố theo tỷ

lệ như sau:

- 50% người bệnh chết tại chỗ do tổn thương quá nặng

- Khoảng 30% chết trong vài giờ sau do các biến chứng khơng được xử trí đúng
cách và kịp thời

- 20% chết sau vài ngày vì nhiễm khuẩn, biến chứng…

Các trường hợp tổn thương quá nặng ngay cả nhân viên y tế có các phương
tiện cấp cứu cũng khơng thể cứu sống được.

Trường hợp chấn thương sọ não kín, nếu người bệnh khơng tỉnh hoặc theo
các mức độ đánh giá trên, từ mức độ V là có biểu hiện tổn thương.

Ngoài ra khi người bệnh đang tỉnh sau một lúc mê, hoặc có thay đổi mức độ
như trên thường có tiếp tục chảy máu trong hộp sọ.

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.

Nguyên tắc chung về cấp cứu ban đầu. Trang 8

Trường hợp người bệnh có tổn thương ở đầu hay rách da, vỡ xương, thậm
chí chảy dịch não tủy hoặc phịi tổ chức não… chỉ nên dùng gạc sạch hoặc quần áo
sạch băng lên trên, tuyệt đối không bôi bất cứ thuốc men gì, khơng rút các dị vật
cịn cắm tại đó ra.
5. Exposure (E): Bộc lộ toàn thân.

Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương trong cấp cứu
ban đầu là phải cởi bỏ toàn bộ quần áo người bệnh để đánh giá các tổn thương

khác để xử trí. Nếu người bệnh nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng
nên lưu ý bất động trong quá trình kiểm tra.

Khi bộc lộ chú ý vì làm hạ thân nhiệt nhất là mùa đông nên phải làm nhanh
sau đó che phủ ngay cho nạn nhân.

Lưu ý kiểm tra xem có chảy máu từ miệng sáo không. Phụ nữ cần lưu ý xem
có thai hay khơng. Ngồi ra xem người bệnh có nơn ra máu, đi ngồi ra máu…

Bất động trên ván cứng hoặc nền cứng, tránh di lệch xoay trở người bệnh
gây biến chứng nếu có tổn thương cột sống.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
1. Đánh giá hiện trường:
Luôn kiểm tra hiện trường để đảm bảo an tồn cho cơng tác xử trí sơ cấp
cứu. Đặc biệt là những trường hợp tai nạn về giao thơng, điện, hóa chất...
- Kiểm tra hiện trường có an toàn.
- Kiểm tra các yếu tố gây nguy hiểm cho người cấp cứu.
- Các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân.
- Các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho người xung quanh.
2. Quy trình gọi cấp cứu:
- Gọi người xung quanh hỗ trợ cấp cứu.
- Gọi cấp cứu 115.
- Chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Cung cấp thông tin:
3 nhóm thơng tin cần cung cấp:
- Nguyên nhân.
- Hiện trường.
- Tình trạng nạn nhân.


• u cầu khi cung cấp thơng tin:

BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.

Trang 9 Nguyên tắc chung về cấp cứu ban đầu.

- Câu từ rõ ràng, ngắn gọn và chính xác.
- Thông tin cung cấp đầy đủ.
- Chỉ đặt máy khi 115 đã gác máy.
• Nội dung thơng tin:
- Thơng tin hiện trường: vị trí, địa chỉ, đường đi…
- Thơng tin tai nạn: loại tai nạn, tính chất nghiêm trọng của tai nạn.
- Thông tin về nạn nhân: số lượng, giới, tuổi, tổn thương, tình trạng nạn nhân...
- Thơng tin về các nguy hiểm: khí độc, chất nổ …
- Thơng tin để liên lạc: tên của bạn, số điện thoại…

Khi cấp cứu, bạn nên nhớ rằng “Thời gian là mạng sống của nạn nhân, giữ
được bình tĩnh là thắng lợi một nửa và hãy cứu người như cứu hỏa”.

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.

Nguyên tắc chung về cấp cứu ban đầu. Trang 10

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Đây là những mục đích của cấp cứu ban đầu, NGOẠI TRỪ:

A. Cứu sống nạn nhân C. Thúc đầy quá trình hồi phục

B. Hạn chế thương tích D. Một câu trả lời khác


2. Nguyên tắc chung cấp cứu ban đầu:

A. Bước đầu tiên là đưa người bệnh đến nơi an toàn

B. Nên kéo người bệnh từ phía trước

C. Nên gọi 115 trước khi tiến hành sơ cấp cứu

D. Khi kéo phải giữ thẳng cổ và cột sống lưng

3. Trong quy trình xử trí cấp cứu, C là chữ viết tắt của:

A. Hô hấp C. Tuần hoàn

B. Đường thở D. Thần kinh

4. Việc đầu tiên cần làm sau khi tiếp cận người bệnh là:

A. Xem có cịn thở khơng C. Cầm máu (nếu đang chảy máu)

B. Móc lấy sạch dị vật đờm dãi D. Nâng hàm, giữ cho đường thở thẳng

5. Nếu tổn thương ngực hở rộng có dị vật, xử trí:

A. Đặt gạc lên vết thương, băng kín C. Lấy bỏ dị vật

B. Đặt gạc, băng ép, để hở D. Garrot phía trên vết thương

6. Trong cấp cứu thần kinh, chữ V là:


A. Còn tỉnh C. Đáp ứng bằng kích thích đau

B. Đáp ứng bằng lời D. Không đáp ứng

7. Điều nào đúng khi bộc lộ toàn thân:

A. Bất động trên ván cứng C. Xoay trở để kiểm tra tồn diện

B. Khơng cởi bỏ quần áo để tránh lạnh D. Nếu nữ, xem miệng sáo có chảy máu

8. Yêu cầu khi cung cấp thông tin cho 115:

A. Câu chữ ngắn gọn, rõ ràng C. Đặt máy trước khi 115 gác máy

B. Thông tin càng nhiều càng tốt D. Một câu trả lời khác

9. Dấu hiệu nghĩ đến sốc mất máu ở người bệnh sơ cấp cứu:

A. Có chảy máu ra ngoài C. Tri giác lơ mơ, da nhợt nhạt

B. Không cử động D. Nhịp thở nhanh, mạnh

10. Dấu hiệu nào cho thấy người bệnh cần được hà hơi thổi ngạt ngay:

A. Tri giác lơ mơ C. Tím tái

B. Mạch bẹn khơng bắt được D. Có dị vật trong miệng

BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.


Trang 11 Phân loại chọn lọc người bị nạn.

PHÂN LOẠI CHỌN LỌC NGƯỜI BỊ NẠN

BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Nêu vai trò của phân loại chọn lọc người bị nạn.

2. Mô tả bảng phân loại chọn lọc người bị nạn.

3. Nêu những trường hợp cần lưu ý khi phân loại, chọn lọc người bị nạn.

ĐẠI CƯƠNG

Phân loại người bệnh đến cấp cứu là một đánh giá lâm sàng nhanh để đưa
ra hướng giải quyết. Có thể hiểu việc phân loại này là để đánh giá sơ bộ, ở mức
chính xác cho phép mức độ ưu tiên cấp cứu cho các người bệnh đến khám cấp
cứu. Việc áp dụng phân loại người bệnh cấp cứu tại các đơn vị cấp cứu chuyên khoa
hiện đã được chấp nhận rộng rãi tại các khoa cấp cứu ở nhiều nước trên thế giới,
nhất là khi các khoa cấp cứu được tổ chức tốt với các bác sỹ và y tá chuyên khoa
cấp cứu tham gia trực trở thành tiêu chuẩn quốc gia.

Ngoài đánh giá ban đầu, đánh giá lại người bệnh trong vòng 2 giờ sau khi
được phân loại lần đầu và tiếp tục đánh giá lại một cách định kỳ đều đặn sau đó có
tầm quan trọng đặc biệt và tránh các sai lầm đáng tiếc.

Một số người bệnh có thể biểu hiện khi thăm khám ở lần phân loại lần đầu

hồn tồn khơng có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng bệnh nặng song có thể xuất
hiện các dấu hiệu này trong thời gian chờ hay cho người bệnh về nhà. Vần đề này
thường bị phức tạp hơn trên các người bệnh đến cấp cứu với tình trạng liên quan
đến ngộ độc, không rõ tiền sử chấn thương và người nghiện rượu hay ma tuý.
Trong khi tiên lượng của một số trường hợp nêu trên, có thể khơng thay đổi nếu
người bệnh được khám và theo dõi trực tiếp tại khoa cấp cứu và được thầy thuốc
chuyên khoa đánh giá ngay, các trường hợp này đã minh hoạ rằng tình trạng bệnh
của người bệnh liên tục thay đổi và phân loại người bệnh là một quá trình tích cực
và năng động.

Ngay cả khi có một hàng dài các người bệnh chờ được thầy thuốc cấp cứu
khám, vẫn cần liên tục tái đánh giá và phân loại người bệnh cấp cứu vì điều này sẽ
giúp cho việc tiếp nhận bệnh mang tính hợp lý và khoa học hơn.

PHÂN LOẠI

1. Phân loại người bệnh cấp cứu:

Phân loại cấp cứu được hiểu là một đánh giá lâm sàng nhanh để quyết định
thời gian và trình tự mà người bệnh cần được khám và xử lý tại khoa cấp cứu hay
trong cấp cứu hàng loạt, đó là một đánh giá nhanh tại hiện trường để quyết định
tốc độ cần vận chuyển người bệnh và việc lựa chọn bệnh viện cần gửi.

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.

Phân loại chọn lọc người bị nạn. Trang 12

Như vậy phân loại cấp cứu chính là quy trình xếp loại người bệnh theo mức
độ ưu tiên cấp cứu chứ không phải là quy trình chẩn đốn xác định bệnh. Đích cần
đạt của quá trình phân loại cấp cứu là để nhanh chóng quyết định hướng xử trí cấp

cứu cho người bệnh theo ưu tiên cấp cứu. Cần thiết có thể áp dụng quy trình “báo
động đỏ” để ưu tiên khẩn cho công tác cấp cứu.

Có thể nói là mục tiêu của phân loại cấp cứu là phân loại nhanh chóng người
bệnh theo mức độ ưu tiên cấp cứu với nguyên tắc: "đặt người bệnh vào đúng chỗ,
đúng thời điểm, đúng lý do" và do "đúng các bác sỹ chuyên khoa thực hiện".

Các quyết định nói chung thường được các thầy thuốc cấp cứu dựa trên việc
thăm khám nhanh người bệnh và đánh giá các dấu hiệu sống. Biểu hiện chung của
người bệnh, tiền sử bệnh, chấn thương và tình trạng ý thức cũng được coi là các
yếu tố quan trọng trong quyết định phân loại người bệnh.

Cần lưu ý là tại các khoa cấp cứu, một quá trình tiếp xúc q ngắn ngủi có
thể khơng đủ tin cậy để quyết định là liệu người bệnh đã có tình trạng ổn định đủ
để chuyển khỏi khoa cấp cứu hay không.

Các bác sỹ tại các Khoa khám bệnh và phòng khám cấp cứu cũng thường
nhầm giữa khái niệm về phân loại người bệnh cấp cứu và người bệnh đến yêu cầu
được khám sàng lọc nội khoa chi tiết để xác nhận hay loại trừ là người bệnh khơng
trong tình trạng bệnh lý cấp cứu và có thể được điều trị ngoại trú hay chuyển một
phòng bệnh nội.

2. Phân loại người bệnh chấn thương:

Nhiều trung tâm vận chuyển cấp cứu khu vực có các tiêu chuẩn phân loại rõ
ràng để các bác sỹ vận chuyển cấp cứu quyết định người bệnh bị tai nạn mức độ
và loại nào cần được chuyển tới trung tâm chấn thương và loại người bệnh nào có
thể được chăm sóc tại bệnh viện khu vực.

Dù sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau, song hầu hết các phác đồ phân loại

người bệnh chấn thương đều sử dụng kết hợp các tiêu chuẩn sau:

- Cơ chế chấn thương.

- Tổn thương giải phẫu.

- Rối loại chức năng sinh lý và bệnh lý nội khoa.

Cần nhấn mạnh là không phải là tất cả các người bệnh bị chấn thương đều
cần can thiệp ngoại khoa chỉnh hình và cần phải chuyển ngay vào các trung tâm
điều trị chấn thương.

3. Phân loại người bệnh trong cấp cứu thảm hoạ:

Phân loại các người bệnh khi xảy ra thảm hoạ là một quá trình rất năng động
để phát hiện nhanh các người bệnh bị thương nghiêm trọng trong toàn bộ các
người bệnh đang có tại hiện trường.

BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.

Trang 13 Phân loại chọn lọc người bị nạn.

Theo kinh điển, hệ thống phân loại cấp cứu thảm hoạ cố gắng phân các
người bệnh thành các loại hay nhóm để quyết định ưu tiên điều trị và vận chuyển.

Tiến hành phân loại trong một tai nạn hàng loạt hay thảm hoạ không bao
giờ hồn hảo và dân chủ. Nó thiếu tính nhậy và tính đặc hiệu. Tuy nhiên, việc phân
loại tốt giúp cải thiện tiên lượng.

Tiêu chuẩn phân loại sơ bộ, đơn giản và nhanh cho các người bệnh và quyết

định xử trí sau khi phân loại thường được dựa trên các thông số:

- Khả năng cịn tự đi lại được của nạn nhân.

- Tình trạng ý thức của nạn nhân.

- Tình trạng hơ hấp và oxy hố máu: Cịn thở hay khơng thở.

- Tình trạng tuần hồn: dấu hiệu tưới máu tốt hay khơng tốt.

Nói chung các người bệnh trong phân loại cấp cứu thảm hoạ phải được dán
biển phân loại.

Các bảng phân loại có màu được mã hoá như sau:

- Đỏ: Cần ưu tiên cấp cứu.

- Vàng: Có thể nặng lên.

- Xanh lá cây: Có thể theo dõi và ít nguy cơ diễn biến bất thường.

- Đen: Chết hay bị thương rất nặng và không hy vọng sống sót.

Trong phân loại người bệnh ngay tại hiện trường khi xẩy ra thảm hoạ, các
người bệnh được coi là bị thương nặng và khơng hy vọng sống sót là vấn đề khó
xử nhất trong quyết định phân loại và quyết định thái độ xử trí vì các vấn đề đạo
đức và năng lực của nhân viên y tế tiến hành phân loại tại hiện trường cũng như
các quy định hiện hành trong thực hành y tế của từng đất nước.

Nên lưu ý là các người bệnh được xếp vào nhóm này phải rõ ràng là bị

thương quá nặng mà không một nỗ lực hay phương tiện y học nào có thể hồi sức
để cứu sống họ.

4. Phân loại người bệnh tại phòng cấp cứu:

Dựa vào nhận định nhanh tình trạng lâm sàng của người bệnh đến cấp cứu,
trong đó các thơng số sau cần được thu thập và chuẩn hoá:

- Lý do đến khám cấp cứu: Nếu có thể được, các nhân viên khoa phải thống nhất
và chuẩn hoá các lý do thường gặp khiến người bệnh đến khám cấp cứu và phân
theo cấp độ các lý do khám cấp cứu thành: Lý do cấp cứu thực sự; có nguy cơ
cao, và lý do cần coi là cấp cứu.

- Thu thập các chức năng sống: Mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2

- Đánh giá ý thức: Theo bảng điểm Glasgow (xem giáo trình Bệnh học nội khoa).

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.

Phân loại chọn lọc người bị nạn. Trang 14

- Dáng vẻ chung: Người bệnh trông có vẻ ốm yếu, da người bệnh trơng có vẻ kém
tưới máu; người bệnh có các dấu hiệu kiệt nước ...

- Khả năng đi lại: Người bệnh không thể tự đi có nguy cơ cao bị tình trạng cấp cứu
nội khoa thực sự.

PHÂN LOẠI CẤP CỨU CHI TIẾT

1. Thang điểm 5 bậc:


Hệ thống phân loại các mức độ cấp cứu tại các khoa cấp cứu ở các nước
phát triển có thể chia mức độ cấp cứu của người bệnh thành nhiều bậc. Hiện tại
thang điểm 5 bậc của Canada với ưu điểm chính xác, dễ sử dụng đã được áp dụng
rộng rãi không chỉ ở nước chủ nhà mà thậm chỉ cả ở nhiều phòng Cấp cứu Mỹ và
các nước phát triển khác.

Bậc Thời gian chờ khám Dấu hiệu

1 Ngay lập tức Bất tỉnh

2 Ngay lập tức đối với y tá Quá liều thuốc
≤ 5 phút đối với bác sỹ

3 ≤ 30 phút Nôn/ỉa chảy < 2 tuổi
Loạn thần cấp

Chấn thương nhẹ

4 ≤ 1 giờ Đau vừa

Đau tai

Chảy máu âm đạo

5 ≤ 2 giờ Đau nhẹ (< 4)

Nôn/ỉa chảy đơn thuần, không mất nước, >2 tuổi

Bảng 2.1. Thang điểm 5 bậc


2. Phân loại theo chỉ số cấp cứu nặng:

2.1. Nhóm 1- Cấp cứu rõ ràng:

Thầy thuốc phải khám người bệnh càng nhanh càng tốt. Các ví dụ về loại này
là: ngừng tuần hồn, đau ngực nặng cấp, nơn ra máu ồ ạt, mất ý thức đột ngột và
chấn thương nặng với tụt huyết áp.

2.2. Nhóm 2 - Nguy cơ cấp cứu cao:

Các người bệnh cần được đánh giá đầy đủ bởi một thầy thuốc chuyên khoa
Cấp cứu. Các ví dụ về loại này là: khó thở cấp, đau bụng cấp, đau ngực cấp, tình
trạng loạn thần cấp và tình trạng đau.

BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.

Trang 15 Phân loại chọn lọc người bị nạn.

2.3. Nhóm 3 - Có nguy cơ cấp cứu:

Cần xem xét khả năng có một tình trạng cấp cứu sắp xảy ra hay che dấu.

Người thầy thuốc cần phải khám người bệnh mỗi khi đi buồng do tình trạng
cấp cứu khơng thể loại trừ qua lần khám sàng lọc ban đầu.

Hầu hết các tranh luận giữa bác sỹ cấp cứu và bác sỹ nội khoa xẩy ra đối với
các người bệnh trong nhóm III và các sai lầm cũng thường gặp ở nhóm người bệnh
này.


Mặc dù một số các người bệnh thoạt đầu có thể đến khám cấp cứu vì một lý
do có vẻ khơng nghiêm trọng. Nhận diện được phân nhóm người bệnh có nguy cơ
cao xẩy ra sau này thường rất khó.

Cần thăm khám tỷ mỉ cho người bệnh và cần được thực hiện tại khoa cấp
cứu và lưu theo dõi tại khoa Cấp cứu nếu không thật chắc chắn.

2.4. Nhóm 4 - Khơng cấp cứu:

Các người bệnh nhóm này khơng cho thấy có bất kỳ lý do nào để nghĩ là họ
có tình trạng bệnh lý nội khoa cấp cứu hay có nguy cơ bị một bệnh lý cấp cứu. Quan
niệm về nhóm người bệnh này theo đổi theo chất lượng chăm sóc y tế của từng
khu vực.

Các ví dụ về trường hợp này bao gồm xin giấy chứng nhận sức khoẻ, cảm
lạnh với các triệu chứng nhẹ đường hô hấp trên ở người lớn, đau họng nhẹ, kiểm
tra huyết áp ...

Cần nhớ rằng dù là rất nhẹ, song các người bệnh này vẫn có thể cần gửi
khám chuyên khoa sau đó nếu họ yêu cầu.

Các nhóm nói trên có thể được phối hợp thêm các phiếu nhận dạng nhanh
nhóm bệnh bằng cách sử dụng các số: 1-2-3-4-5; dùng phiếu màu: Đỏ -Da cam- Vàng-
xanh sẫm- Xanh nhạt...

3. Phân loại theo tác động của tổn thương:

3.1. Loại 1:
- Cấp cứu khẩn trương: ngưng tim ngưng thở, sốc, tổn thương lồng ngực, vết


thương mạch máu lớn, xuất huyết nội.
- Cấp cứu khẩn trương có thể trì hỗn: tổn thương bụng kín khơng biểu hiện sốc.
3.2. Loại 2:

Là những cấp cứu ít nguy hiểm tính mạng, có thể chờ đợi được như gãy
xương đã cố định, vết thương phần mềm, vết thương mạch máu đã cầm.
3.3. Loại 3:

Trường hợp bị thương nhẹ có thể giải quyết cho về.

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.

Phân loại chọn lọc người bị nạn. Trang 16

3.4. Loại 4:
Tổn thương quá trầm trọng hoặc không đủ điều kiện cấp cứu.

4. Phân loại người bệnh dựa vào thang số Lindsey:

Điểm 1 3 5 6

Vị trí tổn Tứ chi Lưng Lồng ngực Đầu, cổ, bụng
thương

Loại tổn Rách Dập đụng Vũ khí, gươm giáo Đạn bắn
thương

Tim mạch Bình thường HAmax:60-100mmHg HAmax<60mmHg ( - )

Mạch:100-140 lần/' Mạch >140 l/p


Hô hấp Không đáng kể Khó thở Tím tái Ngưng thở

Tri thức U ám Sững sờ Lú lẫn Hôn mê

Thang số A B C D

Bảng 2.2. Thang số Lindsey

Kết quả:
- 2 - 9: loại nhẹ

- 10 - 16: loại vừa

- 17 - 20: loại nặng

- > 21: loại quá nặng (nhiều thương tích, tử vong cao).

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT

Quy trình phân loại người bệnh tại khoa Cấp cứu là một hoạt động chun
mơn có nguy cơ rủi ro cao, nhất là khi công tác chuyên môn này không nhận được
sự chú ý của các bác sỹ, nhân viên y tế tại khoa hoặc không được thường xuyên,
liên tục xem xét lại việc cải thiện chất lượng của các quy trình phân loại đang áp
dụng.

Bên cạnh đó, tại các bệnh viện lớn cần chú ý tới vấn đề áp lực mà nhân viên
y tế làm nhiệm vụ phân loại cấp cứu phải chịu đựng từ một hàng dài các người
bệnh đến khám cấp cứu, điều này có thể khiến họ tiến hành quá nhanh nên có thể
bỏ sót các dấu hiệu kín đáo của các bệnh lý có nguy cơ cao.


BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.

Trang 17 Phân loại chọn lọc người bị nạn.

1. Một số tình huống cần tăng mức ưu tiên cấp cứu:

- Đang có thai.

- Người bị ngược đãi, bỏ rơi.

- Người bệnh tâm thần.

- Người già, trẻ nhỏ.

- Nhiều bệnh lý kèm.

- Người suy giảm miễn dịch.

- Người say rượu, nghiện rượu.

- Người bệnh quay lại khám cấp cứu trong vịng 24 giờ.

- Người bệnh “bí ẩn” (khơng rõ chẩn đoán).

- Người bệnh được coi là giả vờ, hysteria.

- Người bệnh “quen”.

6.2. Các sai lầm thường gặp:


Sai lầm trong phát hiện và chú ý tới than phiền của người bệnh vì tình trạng
đau nặng. Các người bệnh có tình trạng đau nặng cần được phân loại vào mức
nặng nhất và phải được một thầy thuốc có kinh nghiệm khám ngay lập tức. Nhiều
tình huống đau ngực hay đau bụng gây biến chứng tử vong do người bệnh lúc đầu
được đánh giá sai và sau đó được gửi tới phịng chờ. Người tiến hành phân loại đã
không bám sát diễn tiến tăng nặng thêm tình trạng đau của họ sau đó.

Sai lầm trong phát hiện hay nhận biết các than phiền chính của người bệnh
đến khám cấp cứu nhóm nguy cơ cao: người bệnh đau ngực, đau bụng, đau đầu
nặng cần được khám ngay để đề phòng các hậu quả nặng tiềm tàng hay rõ ràng.

Sai lầm trong thu nhận các dấu hiệu sống: thân nhiệt của từng người bệnh
cần được lấy và lấy lại nếu thấy dấu hiệu này khơng tương ứng với tình trạng lâm
sàng. Ví dụ, trường hợp một người bệnh cảm thấy sốt song lại có thân nhiệt bình
thường. Tần số thở cũng cần được đếm cẩn thận. Tần số thở quá nhanh là một
trong các chỉ dẫn nhạy cảm nhất của các người bệnh nặng hay chấn thương.

Sai lầm trong khai thác bệnh sử và tiền sử thoả đáng: Khai thác chi tiết bệnh
sử và tiền sử là một phần quan trọng của bệnh án Cấp cứu nội khoa. Các thông tin
này phải luôn sàng để được các bác sỹ khám người bệnh bổ xung.

Sai lầm trong phân loại lại người bệnh lúc đầu được đánh giá khơng nặng và
được chỉ định chuyển sang phịng chờ. Ngay các người bệnh được chỉ định chuyển
sang phòng chờ cũng cần được lấy lại các dấu hiệu sống mỗi 2 giờ. Khi khơng tn
thủ điều này có thể gây hậu qủa là bệnh tiến triển sang tình trạng bệnh nguy kịch
trong khi đang ngồi chờ tại phòng khám khoa cấp cứu.

Giáo trình Chăm sóc người bệnh cấp cứu.


Phân loại chọn lọc người bị nạn. Trang 18

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Điều nào sau đây đúng với phân loại chọn lọc người bị nạn:

A. Đánh giá lâm sàng nhanh C. Luôn đảm bảo tính chính xác

B. Chẩn đốn lâm sàng D. Là công việc của bác sỹ nội khoa

2. Đây là những tiêu chuẩn để phân loại chấn thương, NGOẠI TRỪ:

A. Cơ chế chấn thương C. Rối loạn chức năng sinh lý

B. Tổn thương giải phẫu D. Bệnh lý phối hợp

3. Đây là những tiêu chuẩn chính để phân loại cấp cứu hàng loạt, NGOẠI TRỪ:

A. Tình trạng ý thức người bệnh C. Tình trạng tuần hồn

B. Tình trạng hơ hấp và Oxy máu D. Tình trạng thần kinh

4. Trong cấp cứu phân loại thảm họa, máu đen có nghĩa là:

A. Cần ưu tiên cấp cứu C. Khơng có hy vọng sống sót

B. Có thể nặng lên D. Ít có nguy cơ diễn biến bất thường

5. Khi phân loại bệnh trong thảm họa, trường hợp nào là khó xử nhất:


A. Người bệnh nặng C. Bệnh cần ưu tiên cấp cứu

B. Bệnh ít có hy vọng sống sót D. Bệnh cần chuyển tuyến

6. Đánh giá tình trạng ý thức người bệnh nên dựa vào:

A. Thang điểm Glasgow C. Thang điểm 5 bậc của Canada

B. Thang AVPU D. Phân loại nhóm cấp cứu

7. Trong thang điểm 5 bậc của Canada, đau tai được xếp vào nhóm cấp cứu bậc mấy:

A. 1 C. 3

B. 2 D. 4

8. Trong thang điểm 5 bậc của Canada, đau tai được xếp vào nhóm cấp cứu bậc mấy:

A. 1 C. 3

B. 2 D. 4

9. Trong phân loại theo chỉ số cấp cứu, đau bụng cấp được xếp vào nhóm cấp cứu:

A. Rõ ràng C. Có nguy cơ

B. Nguy cơ cao D. Khơng có nguy cơ

10. Đây là những đối tượng thuộc nhóm tăng mức ưu tiên cấp cứu, NGOẠI TRỪ:


A. Người bị ngược đãi, bỏ rơi C. Người neo đơn, hồn cảnh khó khăn

B. Người say rượu, nghiện rượu D. Bệnh khơng rõ chẩn đốn

11. Tổ thương bụng kín, khơng sốc. Phân loại theo tổn thương:

A. Loại 1 C. Loại 3

B. Loại 2 D. Loại 4

12. Rách da vùng ngực, HA 110/60mmHg, hô hấp bình thường, lú lẫn. Phân loại theo Lidsey

là:

A. Nhẹ C. Nặng

B. Vừa D. Rất nặng

BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.


×