Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý công trình thuộc dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.54 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-------    --------
LÊ NGUYỄN BÌNH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG QUẢN LÝ CƠNG TRÌNH THUỘC DỰ ÁN

CƠ SỞ HẠ TẦNG ƯU TIÊN TẠI ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

ĐÀ NẴNG, 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-------    --------
LÊ NGUYỄN BÌNH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG QUẢN LÝ CƠNG TRÌNH THUỘC DỰ ÁN

CƠ SỞ HẠ TẦNG ƯU TIÊN TẠI ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng
Mã số : 8580201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG


Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THU HIỀN

ĐÀ NẴNG, 2022

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu mặc dù gặp nhiều khó khăn, song tơi đã
nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cơ giáo, lãnh đạo cơ quan, bạn
bè, đồng nghiệp, các đơn vị liên quan và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành luận văn này.

Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô TS Trần
Thu Hiền đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, tham gia ý kiến quý báu, giúp đỡ, động
viên tôi khắc phục, vượt qua khó khăn trong q trình nghiên cứu để bản thân hoàn
chỉnh bản luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa sau đại học, trường Đại học
Duy Tân đã cung cấp cho tôi những thông tin, kiến thức, truyền đạt những kinh
nghiệm trong q trình tơi học lớp cao học để tôi ứng dụng vào nội dung của bản
luận văn.

Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn động viên, cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi yên tâm học
tập và nghiêncứu.

Tác giả luận văn

Lê Nguyễn Bình

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./.

Tác giả luận văn

Lê Nguyễn Bình

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Mục đích của đề tài............................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
5. Bố cục luận văn.................................................................................................2

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG....................................................................................................................... 3
1.1 Cơng trình xây dựng và quản lý chất lượng cơng trình xây dựng........................3

1.1.1. Các khái niệm liên quan..............................................................................3
1.1.2. Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng theo giai đoạn
dự án…………...........................................................................................................5
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cơng trình xây dựng...........................6
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình..........................................8
1.2.1. Nhóm yếu tố khách quan.............................................................................8
1.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan.................................................................................8

1.2.3. Một số ví dụ về cơng tác quản lý CLCT.....................................................10
1.3 Vai trò và ý nghĩa của quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.........................12
1.3.1 Vai trị của quản lý chất lượng cơng trình xây dựng..................................12
1.3.2 Ý nghĩa của việc quản lý chất lượng cơng trình xây dựng..........................12
1.4 Giới thiệu về mơ hình quản lý 5S......................................................................13
1.5 Kết luận chương 1..............................................................................................15
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG....................................................16
2.1. Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.............................16
2.1.1. Sự cần thiết của quản lý CLCT xây dựng..................................................16
2.1.2. Mục đích của cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng...............17

2.1.3. Yêu cầu của công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.................17
2.1.4. Q trình hình thành chất lượng cơng trình xây dựng..............................18
2.1.5. Các cấp độ quản lý chất lượng cơng trình................................................21
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng................................23
2.3. Kết luận chương 2............................................................................................30
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI
DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG ƯU TIÊN ĐÀ NẴNG...............................................31
3.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại dự án.............................................31
3.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng....................................................31
3.1.2 Tổng quan về dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng.................36
3.1.3. Thực trạng chất lượng xây dựng tại Dự án Cơ sở hạ tầng Ưu tiên tp Đà
Nẵng………….......................................................................................................... 53
3.1.4 Những đúc rút về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng tại Dự án Cơ
sở hạ tầng Ưu tiên Đà Nẵng....................................................................................65
3.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng cơng trình tại
dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng.......................................................................66
3.2.1. Giai đoạn lập dự án đầu tư.......................................................................67

3.2.2. Giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công...........................................................67
3.2.3. Giai đoạn thi cơng.....................................................................................67
3.2.4. Cơng tác giải phóng mặt bằng..................................................................68
3.2.5. Đơn vị nhà thầu xây lắp............................................................................68
3.2.6. Đơn vị Tư vấn giám sát.............................................................................69
3.2.7. Áp dụng 5S vào công tác quản lý chất lượng cơng trình...........................69
3.3. Kết luận chương 3............................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................71
1. Kết luận...........................................................................................................71
2. Kiến nghị.........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- CLCT: Chất lượng cơng trình.XDCT: Xây dựng cơng trình.
- ĐTXD: Đầu tư xây dựng.
- QLDA: Quản lý dự án.
- VSMT: Vệ sinh môi trường.
- DAĐT: Dự án đầu tư.
- CTXD: Cơng trình xây dựng.
- HĐXD: Hoạt động xây dựng.
- CĐT: Chủ đầu tư.
- QLNN: Quản lý nhà nước.
- HTĐGCL: Hệ thống đánh giá chất lượng.
- XDCB: Xây dựng cơ bản.
- NSNN: Ngân sách nhà nước.
- UBND: Ủy ban nhân dân.

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động quản lý CLCT xây dựng theo vòng đời dự án..................6
Hình 1.2 Kiểm tra kỹ thuật cầu Chu Va 6................................................................10
Hình 1.3 Bê tơng khơng được đầm kỹ.....................................................................10
Hình 1.4 Thiết kế vị trí tiếp giáp giữa cống hộp và mương hở bất hợp lý...............11
Hình 1.5 Sơ đồ mơ hình 5S.....................................................................................14
Hình 3.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu..................................................................32
Hình 3.2 Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng....................................................34
Hình 3.3 Dự án Khu Đơ Thị Cơng Nghệ FPT.........................................................39
Hình 3.4 Cơng trường cầu Nguyễn Tri Phương.......................................................39
Hình 3.5 Cầu Nguyễn Tri Phương và đường Võ Chí Cơng.....................................40
Hình 3.6 Các cơng trình nhà thu nhập thấp do WB tài trợ.......................................40
Hình 3.7 Lễ ký kết Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.........................41
Hình 3.8 Đà Nẵng hướng đến mục tiêu “thành phố xanh”.......................................42
Hình 3.9 Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án DN-PIIP....................................................46
Hình 3.10 Sơ đồ tổ chức thực hiện Hợp phần A của dự án DN-PIIP.......................47
Hình. 3.11 Sơ đồ tổ chức thực hiện Hợp phần B của Dự án DN-PIIP.....................48
Hình 3.12 Sơ đồ tổ chức thực hiện Hợp phần C của dự án DN-PIIP.......................49
Hình 3.13 Sơ đồ tổ chức hợp phần D của Dự án DN-PIIP......................................50
Hình 3.14 Xây đá khơng đúng kỹ thuật...................................................................52
Hình 3.15 Đào mương hở ra làm lại theo đúng kỹ thuật..........................................53
Hình 3.16 Phần chân núi đá nằm trên tuyến mương thốt nước..............................54
Hình 3.17 Phá đá trong q trình thi cơng...............................................................54
Hình 3.18 Đoạn chân móng nhà văn hóa cần được kè đá........................................55
Hình 3.19 Phần kè đá được thực hiện đảm bảo chất lượng của cơng trình..............55
Hình 3.20 Tường rào thiết kế xây gạch xen kẽ tường rào thép................................56
Hình 3.21 Khu đất của một ngơi đình bị tàn phá trong chiến tranh chống Pháp......57
Hình 3.22 Bê tông kém chất lượng phải giỡ bỏ làm lại...........................................58

Hình 3.23 Nhà xưởng của một cơng ty khơng chịu giao mặt bằng cho dự án..........59
Hình 3.24 Hộ dân thuộc diện “chồng dự án”...........................................................60

Hình 3.25 Xe bị lún sụt, sa lầy.................................................................................60
Hình 3.26 Xe ơ tơ tải bị lật đổ.................................................................................61
Hình 3.27 Cơng nhân làm việc mất an tồn lao động..............................................62
Hình 3.28 Đo độ chặt K95......................................................................................63
Hình 3.29 Đo độ chặt K98......................................................................................64
Hình 3.30 Đo mơ đun đàn hồi E mặt đường............................................................65
Hình 3.31 Đo chiều dày lớp bê tông nhựa...............................................................65

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng cơ bản đóng một vai trị then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò

và ý nghĩa của xây dựng cơ bản có thể được thấy rõ trong việc cung cấp cho xã hội
những nhu cầu thiết yếu cơ sở hạ tầng như nhà ở, điện, đường giao thơng, hệ thống
cấp thốt nước...; các cơng trình phúc lợi như bệnh viện, trường học, các trung tâm văn
hóa, khu vui chơi giải trí... Việc tạo ra những sản phẩm xây dựng chất lượng không
những đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn về mặt xã hội. Chính vì vậy, việc quản lý
chất lượng một dự án xây dựng hết sức quan trọng nhằm tránh gây lãng phí về nguồn
lực, vốn và thời gian thực hiện cơng trình.

Trong thời gian qua, chất lượng các cơng trình xây dựng là một vấn đề nhức
nhối khơng chỉ của các cấp các ngành nói riêng mà của tồn xã hội nói chung. Chất
lượng cơng trình bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan và
thuộc mọi giai đoạn từ khảo sát, thiết kế, thi công.

Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng và
đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng cơng trình trở nên cần thiết và cấp bách.

2. Mục đích của đề tài

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng chất lượng cơng trình thuộc dự án
cơ sở hạ tầng ưu tiên tại Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
cơng trình xây dựng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng và các nhân tố
ảnh hưởng đến công tác này.
b. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng thuộc Dự án Cơ sở
hạ tầng Ưu tiên Đà Nẵng, trong khoảng thời gian từ 2012 – 2014.

2

4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết thông qua các khái niệm, văn bản quy phạm pháp luật.
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp.

5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Luận văn được cấu trúc với 3

chương nội dung chính, gồm:
Chương 1: Tổng quan về Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
Chương 2: Cơ sở lý luận nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng

cơng trình.

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý chất lượng và đề xuất một số giải pháp

nâng cao quản lý chất lượng tại dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng.

3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG

1.1 Cơng trình xây dựng và quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
1.1.1. Các khái niệm liên quan

a) Cơng trình xây dựng
Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng,

thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với nền đất, bao gồm phần trên và
dưới mặt đất, phần trên và dưới mặt nước và được xây dựng theo thiết kế. Cơng trình
xây dựng bao gồm cơng trình xây dựng cơng cộng, nhà ở, cơng trình cơng nghiệp,
giao thơng, thuỷ lợi, năng lượng và các cơng trình khác.

b) Chất lượng cơng trình xây dựng
Theo quan niệm hiện đại, CLCT xây dựng, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây

dựng, CLCT xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: cơng năng, tuân
thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tính thẩm mỹ, an tồn trong khai thác sử
dụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian phục vụ của cơng trình.

Theo cách nhìn rộng hơn, CLCT xây dựng được hiểu khơng chỉ từ góc độ bản
thân sản phẩm xây dựng và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà bao gồm cả
quá trình hình thành sản phẩm xây dựng cùng với các vấn đề liên quan khác. Một số

vấn đề cơ bản liên quan đến CLCT xây dựng là:

- CLCT xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về
XDCT, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát thiết kế, thi công... cho đến giai
đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ cơng trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ. CLCT
xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án ĐTXD cơng
trình, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế...

- CLCT tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu
kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục cơng
trình.

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm
định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị đưa vào cơng trình mà cịn ở q

4

trình hình thành và thực hiện các bước cơng nghệ thi công, chất lượng các công việc
của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các HĐXD.

- Chất lượng luôn gắn với vấn đề an tồn cơng trình. An tồn không chỉ là
trong khâu khai thác sử dụng mà phải đảm bảo an tồn trong giai đoạn thi cơng xây
dựng đối với bản thân cơng trình, với đội ngũ cơng nhân kỹ sư cùng các thiết bị xây
dựng và khu vực cơng trình.

- Tính thời gian trong xây dựng không chỉ thể hiện ở thời hạn hồn thành
tồn bộ cơng trình để đưa vào khai thác sử dụng mà còn thể hiện ở việc đáp ứng
theo tiến độ quy định đối với từng hạng mục cơng trình.

- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết tốn cơng trình chủ đầu tư

(CĐT) phải chi trả mà cịn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho cho các nhà
đầu tư thực hiện các hoạt động dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế,
thi công xây dựng...

Ngoài ra, CLCT xây dựng cần chú ý vấn đề mơi trường khơng chỉ từ góc độ
tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả tác động theo chiều ngược lại
của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.

Tóm lại: CLCT xây dựng là đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong những điều kiện
nhất định. Nó thể hiện sự phù hợp về quy hoạch, đạt được độ tin cậy trong khâu
thiết kế, thi công, vận hành theo tiêu chuẩn quy định, có tính xã hội, thẩm mỹ và
hiệu quả đầu tư cao, thể hiện tính đồng bộ trong cơng trình, thời gian xây dựng
đúng tiến độ.

c) Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý CLCT xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu cầu, quy

định và thực hiện các yêu cầu, quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soát chất
lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng. Hoạt động quản lý CLCT xây dựng
chủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của CĐT và các chủ thể khác.

Nói cách khác: Quản lý CLCT xây dựng là tập hợp các hoạt động của cơ quan,
đơn vị có chức năng quản lý thông qua kiểm tra, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất
lượng trong các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng và
đưa vào khai thác sử dụng.

5

1.1.2. Nội dung hoạt động quản lý chất lượng cơng trình xây dựng theo giai
đoạn dự án


Hoạt động xây dựng (HĐXD) bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án
ĐTXD cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế XDCT, thi công XDCT, giám sát thi
công XDCT, quản lý dự án đầu tư XDCT, lựa chọn nhà thầu trong HĐXD và các
hoạt động khác có liên quan đến XDCT.

Quản lý CLCT xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá
trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, các nhà thầu, các tổ
chức và cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo
hành và bảo trì, khai thác và sử dụng cơng trình.

Nếu xem xét ở một khía cạnh Hoạt động quản lý CLCT xây dựng, thì chủ yếu
là công tác giám sát của CĐT và các chủ thể khác. Có thể gọi chung cơng tác giám
sát là giám sát xây dựng. Nội dung công tác giám sát và tự giám sát của các chủ thể
có thể thay đổi tuỳ theo nội dung của HĐXD. Có thể tóm tắt nội dung hoạt động
của các chủ thể giám sát trong các giai đoạn của dự án xây dựng như sau:

- Trong giai đoạn khảo sát: ngoài sự giám sát của CĐT, nhà thầu khảo sát xây
dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát;

- Trong giai đoạn thiết kế: nhà thầu tư vấn thiết kế tự giám sát sản phẩm thiết
kế theo các quy định và chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng
thiết kế XDCT. CĐT nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách nhiệm về các bản
vẽ thiết kế giao cho nhà thầu;

- Trong giai đoạn thi cơng XDCT: có các hoạt động QLCL và tự giám sát của
nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công XDCT và công tác nghiệm thu của
CĐT; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế XDCT và ở một số dự án có sự tham gia
giám sát của cộng đồng;


- Trong giai đoạn bảo hành cơng trình CĐT, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử
dụng cơng trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng CTXD, phát hiện hư hỏng để yêu
cầu sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục sửa chữa đó;

Bên cạnh sự giám sát, tự giám sát của các chủ thể, q trình triển khai XDCT cịn
có sự tham gia giám sát của nhân dân, của các cơ quan QLNN về CLCT xây dựng;

6

Tất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất lượng của
CTXD. Kết quả của hoạt động giám sát được thể hiện thông qua hồ sơ QLCL, bao
gồm các văn bản phê duyệt, biên bản nghiệm thu và bản vẽ hồn cơng, nhật ký giám
sát của CĐT, nhật ký thi công của nhà thầu, các thông báo, công văn trao đổi, văn bản
thống nhất,.. Việc thực hiện các hoạt động giám sát chất lượng, lập và lưu trữ hồ sơ
QLCL được gọi chung là công tác QLCL.

Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động quản lý CLCT xây dựng theo vòng đời dự án
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình xây dựng

Việc đánh giá CLCT xây dựng còn nhiều ý kiến khác nhau. Cho đến nay, vẫn
chưa có tổ chức nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về các hệ thống đánh
giá cũng như các tiêu chí đánh giá CLCT xây dựng. Tuy nhiên, xuất phát từ các cơ
sở lý luận, thực tiễn xây dựng và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và văn
bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, bước đầu có thể đánh giá quản lý CLCT xây
dựng như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng
Hệ thống này cần quy định rõ phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng
của một CTXD dựa trên các tiêu chuẩn được chấp thuận có liên quan. Nó cho phép
đánh giá chất lượng và so sánh khách quan chất lượng của cơng trình này so với

cơng trình khác thơng qua một hệ thống tính điểm.
Thứ hai, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng với các mục tiêu sau:

7

Xây dựng được điểm chuẩn về chất lượng đánh giá năng lực (bao gồm kinh
nghiệm, năng lực thiết bị, nhân lực, tài chính…) nhà thầu thi công xây dựng. Thiết
lập hệ thống đánh giá chất lượng tiêu chuẩn về năng lực nhà thầu thi công xây
dựng. Đánh giá chất lượng của một dự án xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn có liên
quan được chấp thuận. Đưa ra tiêu chí để đánh giá năng lực của các nhà thầu tham gia
trong lĩnh vực xây dựng và tạo cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác phân tích thống kê.

Thứ ba, hệ thống đánh giá chất lượng phải bao gồm các nội dung sau:
 Đánh giá năng lực của nhà thầu tham gia xây dựng: Hệ thống đánh giá chất
lượng (HTĐGCL) đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng năng lực nhà thầu đối với các
bộ phận khác nhau của CTXD và đối với cơng trình có tính chất khác nhau. Chất
lượng năng lực của nhà thầu thi công xây dựng được đánh giá theo yêu cầu của tiêu
chuẩn có liên quan, và các tiêu chí được cơng nhận nếu năng lực của nhà thầu tuân
thủ tiêu chuẩn. Những tiêu chí này được đánh giá trên cơ sở tính điểm theo
HTĐGCL (có thể theo %) đối với dự án XDCT có nhiệm vụ và quy mô cụ thể.
HTĐGCL đánh giá được thực hiện thông qua kiểm tra hiện trường và sử dụng các
kết quả kiểm tra. Việc đánh giá năng lực nhà thầu theo cách này nhằm khuyến khích
các nhà thầu thi cơng xây dựng làm tốt mọi công việc ngay từ khâu chuẩn bị và
trong cả quá trình thực hiện;
 Việc đánh giá của HTĐGCL một dự án xây dựng được thực hiện dựa trên
kết quả kiểm tra - đánh giá độc lập các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, giám
sát, kiểm định, quản lý dự án…Mọi công tác đánh giá phải thực hiện theo yêu cầu
của tổ chức đánh giá, tổ chức này được cơ quan QLNN về CLCT xây dựng đào tạo.
Tổ chức thực hiện đánh giá phải đăng ký với cơ quan QLNN về CLCT xây dựng mới
đủ điều kiện để đánh giá chất lượng CTXD theo HTĐGCL;

 Phương pháp đánh giá và quy trình chọn mẫu để đánh giá: Trước khi tiến
hành đánh giá bộ phận cơng trình hay dự án cần xác định phương pháp đánh giá
thông qua việc lấy mẫu và sử dụng phương pháp thống kê. Những mẫu được lấy
đảm bảo tính khách quan trong suốt q trình thực hiện dự án hay trong các giai
đoạn xây dựng khác nhau. Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận tiện cho việc đánh

8

giá và các mẫu được lựa chọn phải bảo đảm mang tính đại diện cho tồn bộ cơng
trình và phải được phân tích đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành;

 Việc đánh giá phải thực hiện theo quy trình và dựa vào tiêu chuẩn của
HTĐGCL. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về chất lượng năng lực và thủ tục
đánh giá chất lượng các CTXD.
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình

CLCT xây dựng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, trực tiếp hoặc
gián tiếp, được chia thành hai nhóm yếu tố ảnh hưởng:
1.2.1. Nhóm yếu tố khách quan

Những yếu tố khách quan cơ bản ảnh hưởng đến CLCT xây dựng:
- Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ: Sự phát triển của khoa
học kỹ thuật – công nghệ sẽ tạo ra được các sản phẩm CTXD thẩm mỹ hơn, sử dụng
các loại vật liệu mới hay vật liệu thay thế với giá thành rẻ hơn, công nghệ tiên tiến
hơn, chất lượng hơn, thân thiện với môt trường;
- Thị trường: Để tạo ra được những sản phẩm xây dựng phù hợp công năng sử
dụng, đáp ứng nhu cầu của thị trường thì các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng
phải nắm bắt được những yếu tố hết sức cần thiết như nhu cầu của thị trường, thói
quen, phong tục, tập quán, văn hóa… của người sử dụng cơng trình;
- Chính sách, pháp luật của nhà nước: Các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt

động xây dựng ln có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng của tình hình chính
trị, kinh tế xã hội, đặc biệt là cơ chế quản lý của nhà nước là đòn bẩy thúc đẩy việc
cải tiến, nâng cao chất lượng cơng trình, hình thành môi trường thuận lợi cho việc
huy động các nguồn lực, các công nghệ mới và tiên tiến để công tác QLCLCT xây
dựng ngày một tốt hơn;
- Điều kiện địa lý: Việt Nam có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, gió mùa, mưa nhiều
cũng tác động không nhỏ đến việc bảo quản các nguyên vật liệu xây dựng, biện pháp
thi công, tiến độ thi công, an tồn lao động, vận hành máy móc thiết bị xây dựng;
1.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan
Những yếu tố chủ quan cơ bản ảnh hưởng đến CLCT xây dựng:

9

- Trình độ của lực lượng lao động trong hoạt động xây dựng: Là một trong
những yếu tố quan trọng cơ bản giữ vị trí then chốt trong việc quản lý và nâng cao
CLCT xây dựng, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cho xã hội;

Cùng với công nghệ, lực lượng lao động thực hiện các hoạt động xây dựng có
trình độ, kinh nghiệm sẽ làm giảm chi phí, thời gian và tăng hiệu quả cơng việc thực
hiện; cùng với đó cần có các biện pháp tổ chức lao động khoa học, cung cấp đầy đủ
điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động song song với các
chính sách động viên, khuyến khích thưởng phạt rõ ràng, cơng khai để người lao
động có động cơ nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến nâng cao chất lượng công việc;

- Phương pháp quản lý: Phương pháp quản lý tốt sẽ tạo điều kiện cho các tổ
chức có thể khai thác tốt nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao CLCT xây dựng,
các khâu trong hoạt động xây dựng phải được tổ chức một các hợp lý, hiệu quả
nhất; Hoàn thiện phương pháp quản lý, trình độ nhận thức của cán bộ quản lý về
chính sách chất lượng và kế hoạch chất lượng đóng vai trị quan trọng trong việc
nâng cao CLCT xây dựng;


- Thiết bị, cơng nghệ: Trong nhiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ
quyết định đến chất lượng sản phẩm tạo ra. Thiết bị, cơng nghệ tác động tới những
tính năng kỹ thuật của sản phẩm và năng suất lao động, đặc biệt là các tổ chức có
mức độ tự động hóa cao, có dây truyền sản xuất hiện đại sẽ tạo ra các sản phẩm chất
lượng và tăng năng xuất lao động;

- Nguyên vật liệu: Nguyên nhiên liệu, vật tư có nguồn gốc rõ ràng về chất
lượng, số lượng, đồng bộ, đáp ứng kịp thời sẽ đảm bảo tiến độ và nâng cao chất
lượng cơng trình;

- Quan điểm của lãnh đạo các tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng: Theo
quan điểm quản trị chất lượng sản phẩm hiện đại, mặc dù công nhân lao động là
người trực tiếp tạo ra CTXD nhưng người quản lý, lãnh đạo tổ chức phải chịu trách
nhiệm đối với từng sản phẩm sản xuất ra;

Lãnh đạo các tổ chức cần bố trí nhân lực phù hợp với vị trí việc làm, sở trường
của từng cá nhân để họ phát huy hết khả năng và công hiến cho tổ chức;

10

Các chính sách chất lượng và kế hoạch chất lượng được lãnh đạo các tổ chức
quyết định do đó quan điểm của họ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện CLCT xây
dựng của tổ chức đó
1.2.3. Một số ví dụ về cơng tác quản lý CLCT

Ví dụ 1: Sự cố lật mặt cầu treo Chu Va 6 xã Sơn Bình, huyện Tam Đường,
tỉnh Lai Châu.

Đơn vị thi công đã không tuân thủ thi công theo đúng thiết kế dẫn đến hậu

quả nghiêm trọng. Nguyên nhân là do bộ phận ắc neo tăng đơ được làm không
đúng với thiết kế và không tuân thủ theo quy trình kỹ thuật.

Hình 1.2 Kiểm tra kỹ thuật cầu Chu Va 6
Ví dụ 2: Trong quá trình đổ bê tơng, đội thi cơng của nhà thầu không thực
hiện nghiêm túc việc đầm bê tông gây hiện tượng dỗ mặt và hở cả thép ra ngoài.

Hình 1.3 Bê tông không được đầm kỹ

11

Tiếp theo là CĐT và chủ quản lý sử dụng cơng trình, những người có trách
nhiệm rất lớn đến CLCT, những đối tượng này cần phải nắm vững quy định về
QLCL, lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực và quản lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảo
sản phẩm do mình đầu tư, quản lý đạt chất lượng tốt;

Sau đó là các nhà thầu khảo sát, thiết kế, giám sát, thí nghiệm, kiểm định,
cũng là những đối tượng có tác động khơng nhỏ đến CLCT;

Ví dụ 3: Trong q trình thiết kế, đơn vị thiết kế đã bỏ qua phần đấu nối giữa
mương hở thốt nước có bề rộng đáy 30 cm với cống hộp 2000x1000 có bề rộng
đáy là 2m. Sẽ là rất bất hợp lý tại vị trí này nếu khơng có đoạn vuốt nối co hẹp dần
đáy mương hở.

Hình 1.4 Thiết kế vị trí tiếp giáp giữa cống hộp và mương hở bất hợp lý
Ngoài yếu tố con người, chất lượng nguyên vật liệu cũng là yếu tố ảnh hưởng
lớn đến CLCT, bởi nguyên vật liệu là một bộ phận cấu thành nên CTXD, nhưng với
tình trạng hiện nay ln có những vật liệu kém chất lượng lưu thông song hành với
vật liệu tốt trên thị trường. Nếu khơng quản lý tốt, cứ đưa nó vào sử dụng thì sẽ là
nguy cơ lớn ảnh hưởng đến CLCT. Công tác quản lý vật liệu ở đây phải thực hiện từ

khâu lựa chọn vật liệu đến khâu thí nghiệm, kiểm định, bảo quản, sử dụng vật liệu;


×