Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

BÁO CÁO CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2014, VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH NĂM 2015 Ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.77 KB, 85 trang )

SÓC TRĂNG
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG

2013-2014

Thủ trưởng đơn vị Người lập bảng

UBND TỈNH SÓC TRĂNG
SỞ Y TẾ
-------

BÁO CÁO

CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2014,
VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH NĂM 2015

Ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng

2

Số …/BCKH-SYT, ngày 31/12/2014
UBND TỈNH SĨC TRĂNG CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ Y TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: … /BCKH-SYT Sóc Trăng, ngày 31 tháng 12 năm 2014

“Dự thảo”
BÁO CÁO

Công tác y tế năm 2014 và phương hướng kế hoạch năm 2015



I. CÁC CĂN CỨ
Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về

xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm
2015;

Căn cứ Công văn số 3978/BKHĐT-TH ngày 24/6/2014 của Bộ Kế hoạch –
Đầu tư về Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2015;

Căn cứ Công văn số 3979/BKHĐT-TH ngày 24/6/2014 của Bộ Kế hoạch –
Đầu tư về lập kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015;

Căn cứ Công văn số 4482/BYT-KH-TC ngày 10/7/2014 của Bộ Y tế về việc
hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế, dự toán ngân sách nhà
nước năm 2015.

II. NỘI DUNG TRÌNH BÀY
Báo cáo công tác y tế năm 2014 và phương hướng kế hoạch 2015 Ngành Y

tế tỉnh Sóc Trăng được trình bày gồm 4 phần như sau:
A. Tình hình cơng tác y tế năm 2014
B. Kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2015
C. Tổ chức triển khai thực hiện
D. Các biểu mẫu Chỉ tiêu và Phụ lục số liệu thống kê có liên quan.

Phần thứ nhất:
A. TÌNH HÌNH CƠNG TÁC Y TẾ NĂM 2014
Năm 2014 là năm thứ tư ngành y tế thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn

2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội XI, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011-2020, Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2011-2015. Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội,
Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình cơng tác của

3

Chính phủ nhiệm kỳ 2012-2016, những tháng đầu năm, tồn ngành y tế đã nỗ lực
phấn đấu và đạt được nhiều kết quả tích cực trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội.

Năm 2014 cũng là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày
18/4/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 5 năm giai
đoạn (2011 - 2015) đồng thời cũng là giai đoạn chịu tác động của tình hình kinh tế
thế giới và trong nước đang suy thoái; thiên tai, dịch bệnh xẩy ra liên miên... nhưng
Ngành Y tế đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, nhiều chỉ tiêu kế hoạch quan
trọng được hoàn thành; nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân
dân được duy trì bền vững.

Nhằm chủ động thực hiện tốt kế hoạch năm 2014, ngay sau hội nghị triển
khai kế hoạch 2014 của UBND tỉnh, Ngành Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết toàn
diện các mặt hoạt động cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân năm 2013 và triển
khai kế hoạch công tác năm 2014, phân bổ chỉ tiêu hoạt động và ngân sách cho
từng đơn vị; đồng thời hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành tổ
chức hội nghị đánh giá hoạt động và triển khai ngay kế hoạch hoạt động năm 2014
của đơn vị trong tháng 1/2014 và định hướng kế hoạch giai đoạn đến năm 2015.

Qua đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm và khả năng thực hiện các
nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, ngành y tế có khả năng hồn thành các chỉ tiêu
được giao đó là: (i) số giường bệnh trên 1 vạn dân (không kể trạm y tế xã): giao

17,8, ước đạt 17,8; (ii) Chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
xuống dưới 15,0%, ước đạt 15,0%. Trong 23 chỉ tiêu chung đề ra còn lại, ước đạt
20/23 chỉ tiêu, có 3/38 chỉ tiêu chưa đạt là (i) Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân; (ii) Tỷ lệ dược
sĩ đại học/vạn dân và (iii) Tỷ lệ chất thải y tế (bao gồm cả rắn và lỏng) được xử lý.
Các kết quả cụ thể đã đạt được trong những tháng đầu năm 2014 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE
1. Vị trí địa lý

Tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang ngày l/4/1992; là tỉnh nằm
phía Nam, Hạ lưu sơng Hậu Giang, phía Đơng và Đơng Nam tiếp giáp biển Đông
với tổng chiều dài 72 km bờ biển, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu; phía Tây
tiếp giáp với tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; phía bắc tiếp giáp tỉnh Vĩnh
Long và tỉnh Trà Vinh. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.310 km2, bằng 8,3%
diện tích vùng đồng bằng sơng Cửu Long và xấp xỉ bằng 1% diện tích cả nước;
được chia thành 8 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố: Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Tú,
Mỹ Xuyên, Long Phú, Cù Lao Dung, Châu Thành, Trần Đề, thị xã Vĩnh Châu; thị
xã Ngã Năm và thành phố Sóc Trăng. Trong đó huyện Cù Lao Dung được thành
lập trên cơ sở chia tách từ huyện Long Phú, huyện Châu Thành được chia tách từ
huyện Mỹ Tú và huyện Trần Đề được chia tách từ huyện Mỹ Xuyên và huyện
Long Phú, thị xã Ngã Năm được thành lập trên cơ sở chia tách huyện Thạnh Trị.
Tồn tỉnh có 109 xã/ phường/thị trấn với 775 khóm/ấp.
2. Khí hậu, thời tiết liên quan đến sức khoẻ

4

Khí hậu ở Sóc Trăng có tính chất đặc trưng khí hậu gió mùa cận xích đạo,
với nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm 2006 là 26,90C, nhiệt độ trung bình
cao nhất trong năm vào tháng 4, với 28,10 C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào
tháng 1, với 25,60C. Biên độ nhiệt trung bình trong năm là 2,50C.


Cũng như các tỉnh khác trong vùng, ở Sóc Trăng thời tiết phân thành 2 mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa ở Sóc Trăng tương đối cao so với các tỉnh khác trong vùng đồng
bằng sông Cửu Long, hàng năm trung bình có 155 ngày mưa với lượng mưa
khoảng 1.860 mm (trong khi ở Gị Cơng có 74 ngày mưa với trữ lượng 1.210 mm;
ở Bạc Liêu 114 ngày mưa với trữ lượng 1.663 mm; ở Vĩnh Long 120 ngày mưa
với trữ lượng 1.414 mm; ở Rạch Giá 132 ngày mưa với trữ lượng 2.050 mm; Cà
Mau 165 ngày mưa với trữ lượng 2.360 mm). Lượng mưa tập trung chủ yếu vào
mùa mưa, chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả năm. Những tháng có lượng mưa cao
nhất trong năm là từ tháng 8 đến tháng 10.

Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khơ hướng gió theo hướng Đơng Bắc
và Đơng với vận tốc trung bình khoảng 1,6- 2,8 m/s. Mùa mưa gió theo hướng
Tây-Nam hoặc Tây với tốc độ trung bình 1,8- 4,5 m/s. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng
có giơng, lốc, gió xốy cấp 7 đến cấp 8.

Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; mùa khơ có lượng bốc
hơi lớn nhất, độ ẩm khơng khí cao, trung bình năm 85%, mùa mưa độ ẩm cao 88%.

Đặc điểm về thời tiết và khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ của nhân dân, mô hình phát sinh các loại bệnh cũng thay đổi theo mùa: mùa
mưa có lượng mưa và độ ẩm cao, thích hợp cho các loại muỗi phát triển làm gia
tăng các loại bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết. Mùa khơ khó khăn về
nước sinh hoạt thường gia tăng các bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn, tiêu
chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, cúm... Những giai đoạn chuyển mùa thời tiết oi bức
cũng thường ảnh hưởng đến sức khoẻ, dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm.
3. Phát triển kinh tế xã hội


Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng, tính đến cuối năm
2013 thu nhập bình qn đầu người toàn tỉnh đạt tương đương 1.000 USD; giá trị
sản xuất công nghiệp đạt 1.500 tỷ đồng; lĩnh vực văn hố, xã hội có tiến bộ, tỷ lệ
hộ nghèo cịn 17%, tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn
tỉnh ln được giữ vững.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng thời kỳ
năm 2011- 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2015 tăng bình quân
hàng năm 10- 12%. Với tốc độ phát triển kinh tế như vậy, tổng mức chi tiêu của
người dân sẽ tăng lên, trong đó có chi cho y tế và bảo vệ sức khoẻ, từ đó người dân
có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao.
4. Dân số và phân bố dân cư

5

Theo Niên giám thống kê Sóc Trăng năm 2013, dân số tồn tỉnh là
1.383.000 người, mật độ dân số trung bình 388 người/km2. Tỷ lệ Nam giới và Nữ
giới có xu hướng cân bằng, dân số Nữ chiếm 51,26%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã
giảm từ 1,65% năm 2000 xuống 1,05% năm 2013. Như vậy công tác dân số kế
hoạch hố gia đình của tỉnh có nhiều kết quả, thực hiện quy mơ gia đình ít con, tạo
điều kiện tốt về ni dưỡng, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Tổng số hộ trong tỉnh năm 2013 là 265.980 hộ, trong đó có trên 100 ngàn hộ
với gần 360 ngàn nhân khẩu là người dân tộc Khơ me chiếm khoảng 28,9% dân số
toàn tỉnh và phân bố ở tất cả 11 huyện/thị xã/thành phố, tập trung nhiều ở các
huyện Vĩnh Châu, Mỹ Tú và ở các xã vùng sâu vùng xa, đời sống khó khăn.

Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, tỉnh Sóc Trăng thuộc vào loại
trẻ, tháp tuổi dạng rộng ở chân đáy và bắt đầu thu hẹp ở lứa tuổi 40 trở lên.
Cụ thể:


+ Từ 0 - 4 tuổi: 97.298 người, chiếm 8,3%;
+ Từ 5 - 9 tuổi: 139.308 người: chiếm 11,9%;
+ Từ 10 - 17 tuổi: 238.004 người, chiếm 20,3% (vị thành niên);
+ Từ 15 - 49 tuổi: 650.979 người, chiếm 55,5, trong đó nữ là 335.998 người
(phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ);
+ Từ 70 tuổi trở lên: 35.809 người, chiếm 3,1% (người cao tuổi).
Ngoài các khu, các điểm đơ thị dân cư tập trung, cịn lại phần lớn dân cư của
tỉnh là phân tán, định cư theo các tuyến sơng, tuyến kênh lớn... Vì vậy việc bố trí
các cơ sở y tế của ngành cũng như khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của nhân
dân gặp nhiều khó khăn.

5. Cơ cấu bệnh tật tại địa phương

Cơ cấu bệnh tật ở tỉnh Sóc Trăng tương tự như đặc điểm chung của vùng
đồng bằng sông Cửu Long: Do địa hình thấp, mùa mưa tập trung kéo dài, độ ẩm
cao, có nhiều nguồn nước đọng là điều kiện cho muỗi phát triển nhiều, vệ sinh môi
trường chưa đảm bảo, điều kiện sinh hoạt cịn khó khăn nhất là về nước sinh hoạt.
Mặt khác do tập quán sinh hoạt không hợp vệ sinh nên có những bệnh mắc với tỷ
lệ khá cao.

Tỷ lệ mắc bệnh/100.000 dân đối với một số bệnh qua các năm như sau:
Đơn vị tính: ca bệnh/100.000

Loại bệnh Năm 1992 Năm 2000 dân Năm 2010
Tiêu chảy Nhóm bệnh đường ruột Năm 2005 856
Tả 1.200 1.287 00
Thương hàn 1,37 1,21 952 110
Lỵ trực khuẩn 145 205 00 25
62 56 131

Nhóm bệnh do muỗi truyền 32

6

Sốt xuất huyết 693 423 189 250
Sốt rét 917 728 283 270
Viêm não 12 10 6,5 4,2
Bạch hầu Các bệnh truyền nhiễm khác 0,005 0,004
Ho gà 1,23 0,45 1,23 0,002
Sởi 3,29 0,59 5,53 2,90
Uốn ván sơ sinh 8,55 5,37 0,17 00
Bại liệt (LMC) 00 0,39 0,17 0,01
Lao 0,99 0,21 0,37 0,22
3,22 1,56

Nguồn: Báo cáo thống kê ngành y tế tỉnh Sóc Trăng từ năm 2002- 2010.

II. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ
Cơ sở vật chất bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư từ khi tái lập tỉnh) đã trên

20 năm) và ban đầu đực xây dựng có quy mơ 300 giường bệnh nhưng đến nay
giường kế hoạch đã là 700 giường và thực kê lên tới 850 giường. Tồn tỉnh, khơng
riêng gì bệnh viện đa khoa, nhìn chung cơ sở vật chất được đầu tư thiếu đồng bộ,
còn nhiều manh mún, chắp vá và xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là y tế tuyến cơ
sở. Mặt bằng cơ sở thấp thường xuyên bị ngập nước, hệ thống thốt nước bề mặt
gần như khơng hoạt động được.

Trang thiết bị y tế cơ bản được đầu tư từ các dự án hỗ trợ như Dự án hỗ trợ y
tế vùng đồng bằng sông Cửu Long cho bệnh viện đa khoa tỉnh bao gồm các chủng
loại theo qui định của Bộ Y tế như: Máy X- quang; Siêu âm; Dụng cụ phẫu thuật

nội soi; Monitor theo dõi bệnh nhân; Các loại máy xét nghiệm tự động; Nồi hấp
tiệt trùng; Máy tạo o xy; Máy điện tim... Từ các trang thiết bị này, các bệnh viện đã
thực hiện được nhiều kỹ thuật chuyên sâu, phẫu thuật, thủ thuật các loại trong cơng
tác chẩn đốn và điều trị bệnh; Dự án hỗ trợ hệ thống y tế do Quỹ toàn cầu tài trợ.

Tuy vậy, hiện nay phần lớn trang thiết bị của các cơ sở y tế đã bị xuống cấp,
hoặc lạc hậu mà chưa có nguồn đầu tư thay thế và đang trơng chờ vào bệnh viện đa
khoa mới, một số đơn vị y tế mới được thành lập thêm nhưng chưa được bổ sung
trang thiết bị, dụng cụ chuyên môn y tế chuyên dùng, làm ảnh hưởng đến chất
lượng khám, chữa bệnh.

III. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, NHÂN LỰC VÀ BIẾN ĐỘNG NHÂN LỰC

Đi đôi với hệ thống hành chính là mạng lưới y tế tồn tỉnh do Sở Y tế quản
lý và điều hành với: 02 Chi cục (Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục
An tồn Vệ sinh thực phẩm); 03 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh;
Bệnh viện Quân dân y; Bệnh viện 30/4); 08 Trung tâm tuyến tỉnh (Trung tâm Y tế
dự phòng, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Phịng chống
HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông Giáo
dục Sức khỏe, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm
Pháp Y); 08 bệnh viện tuyến huyện; 11 Trung tâm Y tế tuyến huyện; 109 Trạm Y
tế xã/phường/thị trấn và 755 Tổ Y tế khóm/ấp.

Bảng 1: Nhân lực y tế phân bố theo các loại hình đào tạo

7

Stt Loại hình đào tạo Số lượng Tỷ lệ % Số lượng/
22 0,56 10.000 dân
1 Bác sĩ chuyên khoa 2 270 6,60

2 Bác sĩ chuyên khoa 1 9 0,22 0,16
3 Thạc sĩ chuyên ngành Y 4 0,10 2,04
4 Thạc sĩ chuyên ngành Dược 83 2,03 0,07
5 Bác sĩ chuyên khoa sơ bộ 237 5,80 0,03
6 Bác sĩ đa khoa 54 1,32 0,63
7 Dược sĩ đại học 70 1,71 1,79
8 Cử nhân các loại 163 3,99 0,41
9 Đại học, CN Cao đẳng khác 873 21,36 0,53
10 Y sĩ các loại 440 10,76 1,23
11 Dược sĩ trung học 391 9,56 6,60
12 Nữ hộ sinh trung học 864 21,14 3,33
13 Điều dưỡng trung học 132 3,23 2,95
14 Kỹ thuật viên trung học 208 5,09 6,53
15 Trung học khác 61 1,49 1,00
16 Y tá sơ học 38 0,93 1,57
17 Điều dưỡng sơ học 30 0,73 0,46
18 Dược sĩ SH (dược tá) 52 1,27 0,29
19 Sơ học y, dược khác 86 2,20 0,23
20 Cán bộ khác 100,00 0,39
4.084 0,68
Cộng: 30,89

Bảng 2. Số lượng được đào tạo và về công tác tại tỉnh 5 năm gần đây:

Loại hình Năm Năm Năm Năm Năm Cộng
2009 2010 2011 2012 2013 105
Bác sĩ 28 27 22 18 10 16
Dược sĩ 4 3 4 2 3 19
Cử nhân 3 4 5 3 4 140
Tổng cộng: 35 34 31 23 17


Bảng 3. Số lượng xin chuyển đi, nghỉ hưu, chết trong 5 năm gần đây:

Loại hình Năm Năm Năm Năm Năm Cộng
2009 2010 2011 2012 2013
Bác sĩ 10 11 12 12 12 57
Dược sĩ 2 1 1 1 2 7
Cử nhân 3 2 2 1 0 8
Tổng cộng: 15 14 15 14 14 72
(Nguồn số liệu 2013)

Như vậy, đến năm 2014 mơ hình quản lý ngành y tế tỉnh Sóc Trăng đã được
xác lập với các đơn vị quản lý và sự nghiệp gồm:

1. Tuyến tỉnh

8

1.1. Hệ quản lý nhà nước: Chịu trách nhiệm chung quản lý nhà nước về
lĩnh vực Y tế trên địa bàn tỉnh là Sở Y tế, bao gồm Ban giám đốc (1 Giám đốc, 3
phó Giám đốc), Văn phịng Sở Y tế, 4 phịng chức năng (Kế hoạch- Tài chính- Kế
tốn; Nghiệp vụ Y; Quản lý Dược) và Thanh tra Sở Y tế. Ngồi ra, tỉnh cịn hai chi
cục là Chi cục DS-KHHGĐ và Chi cục ATVSTP.

1.2. Hệ khám chữa bệnh: Tồn tỉnh có 2.450 giường bệnh (kể cả phịng
khám đa khoa khu vực), bình qn đạt 17,8 giường/vạn dân (cả nước 22,5
giường/1 vạn dân). Mạng lưới KCB cấp tỉnh bao gồm các cơ sở y tế chủ yếu như:

- Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng: Là bệnh viện hạng 2, quy mô 700 giường.
- Bệnh viện 30 tháng 4: Là bệnh viện chuyên khoa hạng 2, Bệnh viện được

xây dựng hoàn chỉnh năm 2009 với 100 giường.
- Bệnh viện Quân dân Y: Là bệnh viện hạng 3, Bệnh viện được xây dựng
hoàn chỉnh năm 2010 với 100 giường bệnh.
- Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội: Bộ phận khám chữa bệnh được xếp
tương đương bệnh viện chuyên khoa hạng 2; Trung tâm được thành lập năm 2003
với 100 giường bệnh.
- Trung tâm CSSKSS: Bộ phận khám chữa bệnh được xếp tương đương bệnh
viện hạng 3; Trung tâm được thành lập năm 1992 với 30 giường bệnh.
1.3. Hệ phòng bệnh:
- Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội (phần hoạt động theo các CTDA);
- Trung tâm CSSKSS (phần hoạt động theo các CTDA);
- Trung tâm y tế dự phòng;
- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe;
- Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.
1.4. Các đơn vị tuyến tỉnh khác:
- Trung tâm Kiểm nghiệm;
- Trung tâm Giám định Y khoa;
- Trung tâm Pháp y;
- Trường Trung cấp Y tế.
2. Tuyến y tế cơ sở
Tuyến huyện/xã được gọi mạng lưới y tế cơ sở bao gồm y tế khóm/ấp; xã/
phường/thị trấn; huyện/thị xã/thành phố đã được củng cố và hoàn thiện theo tinh
thần Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng: Đây là tuyến y tế gần
dân nhất tạo điều kiện cho người dân được CSSK với chi phí thấp.
2.1. Tuyến huyện/thị xã/thành phố: Tất cả 8 huyện, 02 thị xã và 01 thành
phố đều có Phịng Y tế hoặc/và hoặc Trung tâm Y tế; Bệnh viện huyện; Phòng
khám Đa khoa Khu vực Đại Ngãi thuộc Bệnh viện đa khoa huyện Long Phú và
Phòng khám Đa khoa Khu vực Mỹ Phước thuộc Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Tú.

9


Bệnh viện huyện/thị xã/thành phố được xếp tương đương như bệnh viện
hạng 3, gồm 8 bệnh viện, 02 trung tâm y tế với tổng số 1.350 giường bệnh.

2.2. Trạm y tế xã/phường/thị trấn. Tồn tỉnh có 109 trạm y tế
xã/phường/thị trấn trực thuộc các Trung tâm Y tế quản lý. Ngồi ra, tỉnh cịn chú
trọng phát triển mạng lưới y tế khóm/ấp. Tính đến năm 2014, tồn tỉnh có 750/775
khóm/ấp có nhân viên y tế hoạt động, đạt tỷ lệ gần 97% với gần 2.000 cộng tác
viên y tế đang hoạt động.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU Y TẾ CƠ BẢN

TT Chỉ số KH cả KH Ước Khả
nước tỉnh TH cả
Đơn vị năm năm năm năng đạt
2014 2014 2014 KH

1 Số bác sĩ /vạn dân Người 7,8 4,5 4,2 Gần Đạt

2 Số dược sĩ đại học/ vạn Người 1,6 0,58 0,55 Gần Đạt
dân 97,0 97,0 Đạt

3 Tỷ lệ thơn bản có nhân % 89
viên y tế hoạt động

4 Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ % 78 78 78 Đạt

5 Tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ % >95 100 100 Đạt
sinh hoặc y sỹ sản nhi
6 Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân Giường 22,5 17,8 17,8 Đạt

(không bao gồm TYT xã)*
7 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi
được tiêm chủng đầy đủ >90 >90 >90 Đạt

8 Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc % 55 73,4 73,4 Đạt
gia về y tế
9 Tỷ lệ dân số tham gia %
BHYT 73 76,2 76,2 Đạt

10 Tỷ lệ chất thải rắn y tế % 83 100 60 Không
được xử lý

11 Tuổi thọ trung bình Tuổi >73

12 Tỷ số tử vong mẹ trên Bà mẹ 61 45 45 Đạt
100.000 trẻ đẻ sống
13 Tỷ suất tử vong trẻ em ‰
dưới 1 tuổi 15,0 14,0 14,0 Đạt

14 Tỷ suất tử vong trẻ em ‰ 21,0 26 26,0 Đạt
dưới 5 tuổi
Triệu 90,7
16 Quy mô dân số người

17 Mức giảm tỷ lệ sinh ‰ 0,1 0,2 0,2 Đạt

10

TT Chỉ số KH cả KH Ước Khả
nước tỉnh TH cả

Đơn vị năm năm năm năng đạt
2014 2014 2014 KH

18 Tỷ lệ tăng dân số % 1,05

19 Tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ 113,2 112 112 Đạt
bé trai/100 bé gái)
20 Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 %
tuổi (cân nặng/tuổi)* 15,5 15,0 15,0 Đạt

21 Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS % <0,3 <0,2 <0,2 Đạt
trong cộng đồng

V. KẾT QUẢ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Cơng tác phịng chống dịch bệnh
1.1. Tình hình dịch bệnh
- Bệnh Tay chân miệng: Tính đến ngày 28/12/2014, tồn tỉnh có 2936 ca,

tăng 0,65 lần (1780 ca) so với cùng kỳ năm 2013. Huyện có ca mắc nhiều nhất là
huyện Mỹ Tú 556 ca, kế đến là thị xã Vĩnh Châu 372 ca ít nhất là thị xã Ngã Năm
154 ca và huyện Cù Lao Dung 136 ca. Không ghi nhận bệnh nhân tử vong do bệnh
tay chân miệng. Năm 2014 bệnh đang diễn biến phức tạp và gây dịch.

- Sốt xuất huyết: Theo kết quả giám sát dịch tuần tại Trung tâm Y tế dự
phịng tỉnh tính đến ngày ngày 28/12/2014, tồn tỉnh có 1001 ca, giảm 0,49 lần
(1961 ca) so với cùng kỳ năm 2013. Huyện có ca mắc nhiều nhất là huyện Vĩnh
Châu 326 ca, kế đến là huyện Cù Lao Dung 197 ca ít nhất là huyện Kế Sách 25 ca
và huyện Kế Sách 22 ca; cả năm không ghi nhận bệnh nhân tử vong do bệnh sốt
xuất huyết. Tất cả các huyện/thị xã/thành phố đều có ca bệnh sốt xuất huyết giảm..


- Cúm A (H1N1); Cúm A (H5N1):
Năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 không ghi nhận trường nào.
- Sởi - Rubella: Năm 2012 ghi nhận 01 Rubella trường hợp, nhưng năm
2013 và năm 2014 chưa ghi nhận trường hợp nào. Riêng bệnh Sởi năm 2014 tương
tự như cả nước, bệnh diễn biến phức tạp, đến nay ghi nhận toàn tỉnh có 1.635 ca
sốt phát ban dạng Sởi, trong đó có 64 mẫu dương tính với bệnh Sởi, sau khi áp
dụng nhiều biện pháp chống dịch Sởi, hiện bệnh đã giản rõ rệt, hiện nay chỉ còn
ghi nhận rải rác 3- 4 ca bệnh/tuần. Khơng có tử vong.
- Sốt rét: Tính tới ngày 28/12/2014 ghi nhận 14 trường hợp, khơng có tử
vong, khơng gây thành dịch. Các huyện trọng điểm sốt rét là: Vĩnh Châu; Cù Lao
Dung; Kế Sách; Mỹ Xuyên. So với cùng kỳ năm 2013 (69 ca trường hợp) giảm 60
trường hợp.
- Dại: Tính tới ngày 28/12/2014 ghi nhận số tiêm phòng dại là gần 1.000
trường hợp, nhưng không ghi nhận ca bệnh dại và tử vong nào.

11

- Viêm não vi rút: Năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 chưa ghi nhận
trường hợp nào.

- Viêm màng não do não mô cầu: Năm 2014 chưa ghi nhận trường hợp
viêm màng não, cùng kỳ năm 2013 cũng không ghi nhận trường hợp nào mặc dù
hệ thống giám sát dịch tễ rất quan tâm đến bệnh này.

- Thương hàn: Tính tới ngày 28/12/2014 ghi nhận 37 trường hợp và khơng
có tử vong, cùng kỳ năm 2013 ghi nhận 18 trường hợp và khơng có tử vong, bệnh
xẩy ra rải rác tại tất cả các nơi trong tỉnh.

- Các hệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng:

Các bệnh có vắc xin dự phịng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc
gia (Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Hib, Sởi) những năm
trước tỷ lệ mắc giảm dần hàng năm. Tuy nhiên, cũng như cả nước năm 2013 và
những tháng đầu năm 2014 các bệnh có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là bệnh sởi
với 64 ca mắc bệnh và đang diễn biến theo chiều hướng ổn định.
- Bệnh lây truyền từ động vật sang người: Chưa ghi nhận.
- Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: Được giám sát và kiểm sốt chặt
chẽ, khơng có dịch xẩy ra, số mắc giảm dần qua từng năm.
1.2. Các giải pháp đã thực hiện
- Phòng chống bệnh Tay chân miệng
+ Tại tỉnh tổ chức Hội nghị phòng, chống dịch hàng năm do UBND tỉnh chủ
trì với sự tham gia của các sở ngành có liên quan và UBND tất cả các huyện/thị
xã/thành phố.
+ Tuyến huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn kinh nghiệm trong chẩn đốn và
điều trị; phịng, chống dịch bệnh bệnh tay chân miệng.
+ Xây dựng và phát sóng thơng điệp truyền thơng phịng, chống bệnh tay
chân miệng trên Đài Truyền hình địa phương. Trung tâm Truyền thơng Giáo dục
sức khỏe tỉnh xây dựng nhiều thông điệp, tài liệu truyền thông (áp phích, tờ gấp,
thơng điệp truyền hình) phịng, chống bệnh tay chân miệng.
+ Sở Y tế phối họp với Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch về việc phối
hợp hành động liên ngành Y tế - Giáo dục về phòng, chống dịch tay chân miệng
trong trường học năm học 2014 - 2015.
+ Tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch (Ban CSSKND) đột
xuất và định kỳ để kịp thời chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch.
- Phòng chống Sốt xuất huyết
+ Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh xây dựng kế hoạch sớm
và phân bổ kinh phí cho các đơn vị triển khai ngay từ đầu năm.
+ Kiện tồn Ban Điều hành phịng, chống sốt xuất huyết các cấp.

12


+ Kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia y tế tại
các, đơn vị và địa phương (trong đó có dự án phịng chống sốt xuất huyết).

+ Tổ chức các lớp tập huấn về điều trị sốt xuất huyết Dengue cho tất các các
bác sĩ làm cơng tác chẩn đốn và điều trị tại các tuyến.

+ Thường xuyên theo dõi tiến độ, hướng dẫn và đôn đốc các Trung tâm Y tế
thực hiện các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết theo kế hoạch.

+ Xây dựng các phóng sự, các tài liệu truyền thơng phịng chống sốt xuất
huyết tại cộng đồng cũng như phim về phát hiện sớm và điều trị sốt xuất huyết.

+ Giám sát tình hình, chỉ đạo các huyện có số mắc sốt xuất huyết tăng so với
cùng kỳ hàng năm để đề nghị tăng cường các hoạt động phịng, chống bệnh sốt
xuất huyết có hiệu quả.

- Phòng chống Cúm A(H5N1) và Cúm A(H1N1)
+ Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế Dự phịng tỉnh chủ động tổ chức và duy
trì giám sát các trường hợp cúm tại cộng đồng, xử lý kịp thời các ổ dịch có nghi
ngờ. Tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm
trùng đường hơ hấp cấp tính nặng tại cộng đồng, đặc biệt tại các cơ quan, trường
học, các chùm ca bệnh để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch.
+ Sở Y tế chỉ đạo các địa phương giám sát chặt chẽ và triển khai các biện
pháp phòng bệnh trên người tại các địa phương có dịch cúm gia cầm.
- Phòng chống Sốt rét
Chương trình mục tiêu quốc gia y tế (Dự án phòng chống sốt rét): tổ chức
và duy trì giám sát các trường hợp mắc tại cộng đồng, phát hiện sớm, xử lý kịp
thời các ổ dịch và theo dõi tính kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét để đưa ra các
giải pháp trong cơng tác phịng bệnh và điều trị.

- Sởi và các bệnh thuộc dự án tiêm chủng mở rộng
Thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về y tế: tổ chức và duy trì việc tiêm
chủng các loại vắc xin, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 90% cho các đối tượng trong
diện tiêm chủng mở rộng trên quy mô tường huyện/thị xã/thành phố.
- Phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt
+ Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các vùng sau lũ lụt.
+ Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc địa phương chủ động triển khai các hoạt
động phịng chống dịch, khơng có địa phương nào để xảy ra dịch bệnh truyền
nhiễm sau bão lụt.
+ Hỗ trợ vật tư hố chất cho địa phương sẵn sàng phịng chống dịch bệnh.
- Phòng chống các dịch bệnh khác
+ Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện và xử lý kịp thời không
để dịch bùng phát.

13

+ Phối họp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông đại chúng, Trung tâm
Truyền thông Giáo dục sức khoẻ tỉnh tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng về các
biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

+ Phối hợp Chi Cục Thú Y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
trong giám sát và phịng, chống một số bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Được sự chỉ đạo sát sao của Ủy Ban Nhân dân tỉnh, Ban chăm sóc sức khoẻ
nhân dân tỉnh củng đã chỉ đạo Ngành Y tế tiến hành nhiều biện pháp tăng cường
cho công tác phòng, chống dịch bệnh; Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh và các Trung
tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Trung tâm Y tế huyện) đã có kế
hoạch chủ động phịng chống dịch, giám sát chặt chẽ ổ dịch cũ và bệnh truyền
nhiễm có khả năng gây dịch, chuẩn bị sẵn và đầy đủ cơ số thuốc, hố chất, phương
tiện chống dịch.

2. Cơng tác khám chữa bệnh

2.1. Hoạt động tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Sở Y tế đã tích cực chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua nâng cao y đức để
phục vụ nhân dân được tốt hơn. Trong năm khơng ghi nhận có sai sót chun mơn
nào lớn do tinh thần thái độ phục vụ.
- Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật cao
do Dự án hỗ trợ y tế vùng đồng bằng sơng Cửu Long hỗ trợ trong cơng tác chẩn đốn
và điều trị.
- Sở Y tế tập cũng đã tập trung chỉ đạo các nội dung liên quan tới công tác
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cơng tác chăm sóc tồn diện tại các cơ sở y
tế trong tỉnh. Những tháng qua, tình hình phản ảnh về tinh thần phục vụ người bệnh
giảm nhiều.
- Ngành tiếp tục thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh cho người nghèo;
Trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng Bảo hiểm Y tế. Sở Y tế kết hợp cơ quan Bảo
hiểm xã hội tỉnh (BHXH) đã củng cố, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế phục
vụ công tác khám và điều trị cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế được dễ dàng,
thuận tiện hơn.
- Sở Y tế cũng đã và đang triển khai thực hiện tốt khung giá viện phí mới và
đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, được UBND tỉnh phê duyệt và đang triển
khai thu theo khung giá mới tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh.
Kết quả hoạt động công tác điều trị:
+ Tổng số giường bệnh: 2.450 giường, bình quân đạt 17,8 giường/vạn dân.
+ Tổng số lượt khám bệnh đạt: 1.545.500 lượt (năm 2013: 1.542.000 lượt).
Trong đó khám bằng y học cổ truyền 14.550 lượt. Nếu tính riêng tuyến tỉnh và
huyện, bình qn có 1,17 lượt khám/người dân/năm.
+ Khám ngoại viện và chuyên khoa ước đạt: 420.000 lượt.

14


+ Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú: 149.322 lượt (năm 2013: 146.884
lượt); Trong đó điều trị bằng y học dân tộc: 1.200 lượt.

+ Công suất sử dụng giường bệnh toàn tỉnh đạt 113,5% (năm 2013:
124,9%), trong đó:

* Các bệnh viện tuyến tỉnh đạt: 114,9% (Bệnh viện đa khoa tỉnh: 120,1%);
* Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện đạt: 103,5%.
+ Trong tổng số lượt bệnh nhân tới khám và điều trị tại các bệnh viện có trên
90% số người dùng thẻ bảo hiểm y tế. Chỉ có khoảng 10% người bệnh là khơng có
thẻ phải tự chi trả viện phí.
2.2. Khám chữa bệnh cho người nghèo
Mặc dù công suất sử dụng giường bệnh tại các tuyến đều đạt so với cùng kỳ
năm 2013 nhưng việc khám và điều trị cho người nghèo được thực hiện tốt theo
các quy định và số lượt khám, điều trị ln duy trì ở mức cao tương đương cùng kỳ
các năm trước.
2.3. Khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi
- Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh đều triển khai thực hiện tốt
công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tổng số lượt khám và điều trị
cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt tương đương so với cùng kỳ năm 2013 (362.000 lượt).
- Việc mua thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng được thực hiện đúng theo yêu cầu.
2.4. Kết quả triển khai các giải pháp chăm sóc sức khỏe đối với đồng bào
dân tộc thiểu số
- Năm vừa qua, Ngành Y tế đã chỉ đạo bệnh viện quân dân y kết hợp các
đoàn thể trong ngành xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị, các nhà hảo tâm,
mạnh thường quân tổ chức khám bệnh chữa bệnh ngoại viện, cấp thuốc miễn phí
cho người dân nghèo, dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trên 1.600 lượt, tương
đương số tiền khoảng 18 triệu đồng.
- Cơng tác chăm sóc sức khoẻ đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm

thực hiện. Hệ thống y tế được củng cố, cơ sở vật chất và trang thiết bị, đội ngũ y,
bác sĩ được đầu tư và tăng cường và tổ chức các đợt khám cấp phát thuốc miễn phí
cho đồng bào dân tộc nhân các ngày tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.
- Trung tâm Truyền thơng Giáo dục Sức khỏe cũng có nhiều hoạt động
tuyên truyền phòng chống dịch bệnh như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, tăng
huyết áp, tiêu chảy, HIV/AIDS, An toàn vệ sinh thực phẩm,... bằng nhiều hình
thức như: Pano, áp phích, tờ tướm, tờ rơi, đĩa CD, sổ tay, buổi tọa đàm, tổ chức nói
chuyện trực tiếp với cộng đồng dân cư,... đặc biệt có dịch sang tiếng Khmer giúp
đồng bào dân tộc dễ hiểu hơn.
2.5. Các mặt cịn hạn chế trong cơng tác khám chữa bệnh

15

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu công tác khám chữa bệnh
trong toàn tỉnh, đặc biệt là bệnh viện đa khoa tỉnh thiếu các bác sĩ “Đầu đàn” có
chun mơn giỏi, các bác sĩ thuộc các chuyên khoa sâu và thiếu các ê kíp Bác sĩ –
Điều dưỡng- Kỹ thuật viên giỏi trong chuẩn đoán và điều trị bệnh.

- Thiếu các trang thiết bị hiện đại, các trang thiết bị được cung cấp chưa đủ
để thay thế cho các trang thiết bị hư hao hàng năm và các trang thiết bị đã lạc hậu,
đặc biệt là các trang thiết bị chẩn đốn hình ảnh; nội soi; các loại máy móc theo dõi
và điều trị bệnh nhân như: Monitor; Máy gây mê; Máy thở...

- Công tác đông - tây y kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm chi
phí. Cơng tác phục hồi chức năng còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu
chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân.

- Tinh thần thái độ phục vụ người dân cơ bản được cải thiện nhưng một vài
nơi vẫn cịn tình trạng đùn đẩy gây phiền hà cho bệnh nhân.


- Việc xã hội hóa trong lĩnh vực khám chữa bệnh còn nhiều bất cập, các đơn
vị khám chữa bệnh xây dựng quy chế thu chi nội bội còn sơ sài, các y bác sĩ và
điều dưỡng có chun mơn giỏi chưa có chế độ khuyến khích động viên thỏa đáng.
Một số cán bộ có phịng mạch tư cịn nặng việc riêng, chưa toàn tâm toàn ý trong
thực hiện nhiệm vụ tại khoa, phịng...

3. Thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia
3.1. Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế

3.1.1. Dự án phòng sốt rét:
- Tổng số bệnh nhân sốt rét: 17 người, Giảm 13,3% (Chỉ tiêu giảm 5%).
- Điều tra côn trùng tại 52 điểm. Số lam thực hiện: 10.416 lam đạt 69,4% chỉ
tiêu kế hoạch. Ước cả năm 2014 đạt 95%, đạt chỉ tiêu đề ra.
- Dân số được bảo vệ bởi hóa chất: 55,050 người đạt 98,3%.
- Số mùng tẩm hóa chất: 71.373 cái đạt 93,9%
- Khơng có dịch sốt rét.
3.1.2. Dự án phòng chống bệnh Phong:
- Tổng số bệnh nhân mới phát hiện trong năm là 0 bệnh nhân.
- Số bệnh nhân đang điều trị là 02 bệnh nhân.
- Số bệnh nhân hiện mắc bệnh phong đang quản lý là 232 bệnh nhân. Đang
giám sát 26 bệnh nhân và đang chăm sóc tàn tật cho 204 bệnh nhân.
- Tỷ lệ lưu hành bệnh Phong hiện còn 0,045/10.000 dân.
3.1.3. Dự án tiêm chủng mở rộng:
- Tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh: 9.911 trẻ, đạt 43,2% chỉ tiêu, không đạt
chỉ tiêu đề ra trên 90%;
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi: 21.322 trẻ, đạt 93,05%;

16

- Tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng uốn ván SS là 19.044, đạt 82,9%.

- Số phụ nữ có thai được tiêm phịng mũi 2 uốn ván là 19.362 người, đạt
84,3%.
- Số phụ nữ diện đẻ được tiêm mũi 2 uốn ván trở lên là 16.498 người, đạt
85,5%.
3.1.4. Dự án phòng chống bệnh Lao:
- Bệnh viện 30 tháng 4 được phân công nhiệm vụ thực hiện lồng ghép khám
chữa bệnh và cơng tác phịng chống Lao tại cộng đồng.
- Trong năm đã khám phát hiện trên 18.500 người nghi bệnh Lao, đạt 1,37%
dân số.
- Thu dung bệnh nhân lao là 2.050 trường hợp, đạt 152/100.000 dân (AFB+:
1370 trường hợp, đạt 102/100.000 dân).
- Quản lý điều trị 1.848 người, trong đó điều trị khỏi cho 1.664 người đạt
90% số bệnh nhân lao. Trong đó chết do bệnh lao tăng khá cao chiếm 6% số bệnh
nhân quản lý điều trị.
- Duy trì tốt chế độ giao ban định kỳ với các Tổ lao huyện/thị xã/thành phố
- Tăng cường có hiệu quả cơng tác truyền thơng phịng chống lao.
3.1.5. Dự án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em:
- Tổ chức triển khai kế hoạch, ổn định cán bộ chuyên trách và cộng tác viên
dinh dưỡng. Củng cố mạng lưới chuyên trách và cộng tác viên phòng chống suy dinh
dưỡng tại cộng đồng trên cơ sở lồng ghép với đội ngũ cộng tác viên các ban ngành
đoàn thể khác.
- Thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và
tầm nhìn 2030 theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng.
- Theo dõi tăng trưởng trẻ em < 2 tuổi: 42.230 trẻ, đạt 99,9% kế hoạch.
- Cho trẻ uống Vitamin A: từ 6 – 12 tháng có 12.231 trẻ, đạt 99,9%; Trẻ từ
13 – 36 tháng có 46.801 trẻ, đạt 99,8%.
- Cho trẻ em < 5 tuổi có nguy cơ, mắc bệnh thiếu Vitamin A là 5.600 trẻ.
- Xổ giun cho trẻ 25 - 60 tháng là 38.800 trẻ đạt 68,5%.
- Bà mẹ sau sinh con trong tháng có uống Vitamin A liều cao: 18.392
người đạt 80,18%.

3.1.6. Dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng:
- Số phát hiện tâm thần phân liệt mới là 89 người. Quản lý tâm thần phân liệt
2.758 người, đang điều trị 2.490 người.
- Phát hiện, lập hồ sơ điều trị 158 bệnh nhân mới. Số quản lý động kinh là
1.186 người, đang điều trị 1.063 người.
- Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị ổn định là 98,3% (1.166 bệnh nhân).

17

3.1.7. Dự án quân dân y kết hợp:
Công tác kết hợp quân dân y được triển khai từ khi tách tỉnh, Ban Quân dân
Y tỉnh được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh và được củng cố, kiện tồn
dần cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Ban quân dân y các cấp có quy chế hoạt động rõ ràng, phân công trách
nhiệm cụ thể cho từng thành viên, làm tốt công tác sơ, tổng kết và báo cáo lên cấp
trên theo qui định. Duy trì Ban quân y cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thành phần
khơng thay đổi. Trong năm đã tiếp Đồn kiểm tra liên ngành giữa Bộ Quốc phòng
và Bộ Y tế về dự án Quân dân Y kết hợp của tỉnh và được đánh giá đạt yêu cầu.
Bệnh viện quân dân y tỉnh Sóc Trăng đang thực hiện các chức năng: Khám,
điều trị bệnh, quản lý sức khỏe, giám định sức khỏe… phòng bệnh cho lực lượng
vũ trang và nhân dân địa phương và tổ chức các đợt khám ngoại viện cấp phát
thuốc miễn phí cho đồng bào vùng sâu, vùng xã hàng năm.
3.1.8. Dự án phòng, chống Tăng huyết áp:
- Số huyện triển khai: 4 huyện (Kế Sách; Trần Đề; thị xã Vĩnh Châu và
thành phố Sóc Trăng)
- Số xã được triển khai năm 2014 là 19 xã; trong đó huyện Kế Sách triển
khai tại 100% số xã. Năm 3013 và 2014 chỉ triển khai khám sàng lọc cho nhóm đối
tượng từ 40 tuổi trở lên. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp ở người trên 40 tuổi của
tỉnh là 38,2%.
- Các xã được triển khai dự án hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần giảm

tỷ lệ tăng huyết áp tại cộng đồng và các biến chứng có thể xẩy ra do tăng huyết áp.
3.1.9. Dự án phòng, chống bệnh Đái tháo đường:
- Số xã triển khai dự án: 5/5 xã, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác giám sát dịch tễ theo hướng dẫn của Viện
Nội tiết Trung ương.
- Thực hiện công tác khám sàng lọc cho 2.500 người đạt 100% chỉ tiêu; Số
người đái tháo đường được quản lý tư vấn: 517/676 người, đạt 76,5%.
Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe và tổ chức công tác điều trị tại các
cơ sở y tế trong toàn tỉnh đạt các yêu cầu do dự án đề ra.
3.1.10. Các Dự án y tế học đường; Dự án phòng chống bệnh Ung thư:
Sở Y tế đang chỉ đạo Trung tâm Y tế Dự phịng tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện cơng tác truyền thơng y tế học đường bằng kinh phí CTMTQG y tế năm 2014
(Dự án 5), riêng dự án phòng chống bệnh Ung thư chưa thực hiện được.
3.2. Chương trình mục tiêu Quốc gia phịng, chống HIV/AIDS:
Qua báo báo từ Trung tâm phịng chống HIV/AIDS, tình hình người nhiễm
HIV và bệnh nhân AIDS năm 2014 như sau:

18

- Số trường hợp nhiễu HIV trong năm 2014 là 185 người, cộng dồn 3.451.
Hiện cịn sống 1.998 người, chăm sóc tại cộng đồng là 615 người (Bao gồm cả
người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS).

- Bệnh nhân AIDS phát hiện trong năm 20, cộng dồn là 1.774 người, còn
sống 321 người; tử vong trong năm 21, cộng dồn 1.453 người.

- Số bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản lý tại cơ sở y tế: 771 người.
- Cơng tác quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV được tăng cường và
củng cố hoạt động tại cơ sở, cộng đồng và gia đình.
- Tính đến nay tỉnh Sóc Trăng có 03 Phịng khám ngoại trú HIV/AIDS tại

Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Sóc Trăng, Trung tâm Y tế
huyện Mỹ Xuyên.
- Các dự án hợp tác Quốc tế được duy trì hoạt động ổn định.
3.3. Chương trình mục tiêu Quốc gia Vệ sinh An tồn Thực phẩm:
3.3.1. Dự án nâng cao năng lực quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm tại địa phương:
- Chi cục VSATTP đã lập kế hoạch Dự án nâng cao năng lực quản lý
VSATTP năm 2014 và định hướng giai đoạn 2013- 2015, tổ chức công tác kiểm
tra định kỳ, đánh giá điều kiện VSATTP năm 2014. Triển khai phối hợp tuyên
truyền, thanh tra, kiểm tra VSATTP tháng hành động về VSATTP năm 2014.
- Chi cục An toàn VSTP cũng đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến
thực phẩm thuộc 10 nhóm nguy cơ cao tiến hành lập hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện đủ điều kiện VSATTP, cấp giấy chứng nhận 28 cơ sở sản xuất, 9
cơ sở kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện về VSATTP và hướng dẫn các cơ sở
thực hiện việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm và tiếp nhận chứng nhận 69 hồ sơ
công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
3.3.2. Dự án thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng VSATTP:
- Thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ phát động tháng hành động của Ban chỉ đạo
thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, với sự chỉ đạo của lãnh đạo
Sở Y tế, Chi cục đã phối hợp với các UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát
động tại Quảng trường 30/4 với các nội dung như:
+ Tổ chức đêm văn nghệ tuyên truyền cổ động hưởng ứng Tháng hành động.
+ Triển lãm tranh ảnh hoạt động về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
+ Số người tham dự lễ mít ting là trên 1.000 người gồm các ban ngành đoàn
thể và người dân.
+ Trang trí 52 băng rơl cho đồn xe diễu hành.
+ Thực hiện Lễ ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm của đại diện doanh
nghiệp, bếp ăn tập thể với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm Y tế
thành phố Sóc Trăng.


19

+ Tổ chức đồn xe diễu hành với khoảng 40 ơ tơ, có trang trí cờ, băng rơn,
khẩu hiệu với chủ đề an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, xe cổ động tuyên truyền
thông điệp Tháng hành động, quanh các trục đường chính tại thành phố Sóc Trăng
và thị trấn Mỹ Xun, huyện Mỹ Xuyên, chạy qua đoạn đường hơn 15 km.

- Phối hợp với Ban chỉ đạo 127 tỉnh Sóc Trăng, thực hiện kế hoạch Tuyên
truyền phổ biến một số văn bản mới quy định về an toàn thực phẩm năm 2014, tổ
chức 4 lớp tập huấn cho 120 chủ cơ sở, người quản lý, công nhân trực tiếp sản xuất
tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
tại 2 huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú.

- Chi cục VSATTP cũng đã tổ chức 03 lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an
toàn thực phẩm phẩm cho 106 chủ cơ sở, người quản lý, công nhân trực tiếp sản
xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống và Trung tâm Y tế thành phố tổ chức được 2 lớp với 144 người tham dự.

- Công tác truyền thông tập trung tại các vùng sâu, vùng xa, qua các phương
tiện thơng tin đại chúng dưới mọi hình thức được 1.310 lượt.

3.3.3. Dự án tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng
VSATTP:

Tổ chức các đợt giám sát lấy mẫu thực phẩm xét nghiệm đánh giá nguy cơ ô
nhiễm thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, khinh doanh thực phẩm.

3.3.4. Dự án phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm:


- Chi cục VSATTP đã xây dựng và triển khai kế hoạch công tác thanh tra,
kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì chất lượng VSATTP:

- Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện thanh kiểm tra được 19 cơ sở, trong đó:
13 cơ sở sản xuất thực phẩm (05 cơ sở sản xuất nước đá, 08 cơ sở sản xuất nước
uống đóng chai), 04 bếp ăn tập thể - căn tin, 02 Quán phục vụ ăn uống.

- Kết quả kiểm tra: phát hiện 18 cơ sở vi phạm các quy định về an tồn thực
phẩm như: khu vực chế biến khơng theo nguyên tắc 01 chiều, thiết kế nhà xưởng
thay đổi so với hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn
thực phẩm, chưa trang bị phòng thay bảo hộ lao động, người trực tiếp sản xuất, chế
biến thực phẩm không được trang bị hoặc có trang bị nhưng khơng đầy đủ bảo hộ
lao động, không thực hiện lưu mẫu thức ăn, trang thiết bị phịng chống cơn trùng
gây hại khơng đạt, chưa có hợp đồng cung cấp ngun liệu thực phẩm, khơng có
giấy tờ lưu trữ về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, chưa thực hiện việc xét
nghiệm định kỳ nguồn nước chế biến, điều kiện vệ sinh không đảm bảo theo quy
định, chưa trang bị phương tiện rửa và khử trùng tay, hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản
phẩm hết hiệu lực, nhãn sản phẩm sai so với hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
Các cơ sở vi phạm đang trong quá trình xem xét, quyết định hình thức xử lý.

- Phối hợp Chi cục Quản lý thị trường thành lập 483 đoàn kiểm tra liên
ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm (Tỉnh: 14 đoàn; Huyện: 72 đoàn; Xã: 397
đoàn), các đoàn kiểm tra đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình và đã kiểm

20


×