Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

So sánh đánh giá ứng xử giữa móng topbase và móng cọc trên nền đất yếu sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-------    --------

NGUYỄN THIỆN NHÂN

SO SÁNH ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ GIỮA MÓNG
TOPBASE VÀ MÓNG CỌC TRÊN NỀN ĐẤT YẾU
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

ĐÀ NẴNG, 12/2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-------    --------

NGUYỄN THIỆN NHÂN

SO SÁNH ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ GIỮA MÓNG
TOPBASE VÀ MÓNG CỌC TRÊN NỀN ĐẤT YẾU
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng

Mã số : 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM MỸ

ĐÀ NẴNG, 2021

i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo trường Đại học Duy Tân, khoa
Sau đại học, quý Thầy, Cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn
thành q trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn TS. Phạm Mỹ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tơi
hồn thành luận văn này.

Tôi cũng xin cảm ơn các cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và những người
thân đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành nhiệm vụ học tập và cuốn luận văn này.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THIỆN NHÂN

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Phạm Mỹ. Những nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề

tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THIỆN NHÂN

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. ii
MỤC LỤC....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1

1.Tính cấp thiết của đề tài:.....................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu:..........................................................................................1
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
5.Cấu trúc luận văn................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TOP-BASE........................................3
1.1 Công nghệ top -base trên thế giới.....................................................................3

1.1.1. Giới thiệu chung........................................................................................3
1.1.2. Trình tự thi cơng móng Top – Base..........................................................3
1.2 Công nghệ top-base trong nước........................................................................8

1.2.1. Tình hình áp dụng.....................................................................................8
1.3 Cấu tạo nền Top-Base......................................................................................9
1.3.1. Đặc điểm cấu tạo khối Top – Block..........................................................9
1.3.2. Cấu tạo nền Top-Base.............................................................................10
1.3.3. Nguyên lý chịu lực của móng Top – Base...............................................11
1.4 Giới thiệu tổng quan phương pháp nghiên cứu...............................................18
1.4.1. Phương pháp tính toán thiết kế................................................................18
1.4.2. Ước lượng thông số ứng suất bằng giá trị N...........................................18
1.4.3. Thiết kết nền Top-Base...........................................................................19
1.4.4. Đánh giá tính ưu việt của phương pháp Top – base................................26
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ TOP-BASE.........29
2.1 Lý thuyết nền móng........................................................................................29

iv

2.1.1. Khái niệm nền cơng trình........................................................................29
2.1.2. Khái niệm móng cơng trình.....................................................................29
2.1.3. Phân loại nền, móng................................................................................30
2.1.4. Tởng quan thiết kế nền móng..................................................................33
2.2 Phân tích nguyên lý làm việc nền Top-base...................................................34
2.2.1. Cấu tạo Top-Block..................................................................................34
2.2.2. Nguyên lý làm việc Top-Block...............................................................35
2.2.3. Nguyên lý làm việc nền Top-Base..........................................................37
2.2.4. Qui trình tính tốn...................................................................................40
2.3 Phân tích phần tử hữu hạn cho mơ hình tương tác giữa Top-Base và đất.......41
2.3.1. Phương trình chủ đạo của nền Top-Base.................................................41
2.3.2. Chọn phần tử phát sinh lưới cho nền Top-Base......................................43
2.4 Phân tích phần tử hữu hạn cho mơ hình đất nền.............................................45
2.4.1. Phương trình chủ đạo của đất nền...........................................................45
2.4.2. Mơ hình vật liệu nền đất..........................................................................45

2.4.3. Mơ hình Cap cải tiến...............................................................................47
2.4.4. Phân tích sự tương tác giữa nền đất và Top-Base....................................51
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MƠ HÌNH PHÂN TÍCH PHẦN TỬ HỮU HẠN...........53
3.1 Mơ tả cơng trình khảo sát mơ phỏng..............................................................53
3.2 Phân tích phần tử hữu hạn..............................................................................54
3.2.1. Giới thiệu sơ lược mơ hình phân tích......................................................54
3.2.2. Xây dựng mơ hình phần tử hữu hạn cho nền đất.....................................56
3.2.3. Xây dựng mơ hình phần tử hữu hạn cho nền Top-Base..........................58
3.2.4. Sự tương tác............................................................................................59
3.3 Kết quả và thảo luận.......................................................................................60
3.3.1. Khảo sát nền 1 lớp Top-Base..................................................................60
3.3.2. Khảo sát nên 2 lớp Top-Base..................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................72
1.Kết luận..................................................................................................................72
2.Kiến nghị................................................................................................................72

v

TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu TÊN BẢNG Trang

bảng Phân tích các chỉ tiêu cơ lý [1] 14
1.1. Các yêu cầu kỹ thuật áp dụng nền top-base cho tường chắn 20
1.2. Các yêu cầu kỹ thuật áp dụng nền top-base cho kênh hở 20

1.3. Lựa chọn hệ số K2 22
1.4. Hệ số hình dạng móng 23
1.5. Hệ số khả năng chịu tải của nền đất ban đầu và top-base 24
1.6. So sánh hệ quả kinh tế giữa móng cọc và móng top-base [2] 27
1.7. Tởng hợp nội lực trên mặt móng của cơng trình 54
3.1. Kết quả tính lún cơng trình thực tế 64
3.2.

vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu TÊN HÌNH Trang

hình Tập kết Top-block 4
1.1. Thi công lớp thép định vị phía dưới 4
1.2. Thi cơng đóng các Top-block vào vị trí 4
1.3. Chèn đá dăm và đầm chặt 5
1.4. Thi công lưới thép cố định phía trên 5
1.5. Đào hố móng 6
1.6. Thi công liên kết các khuôn Top-block thành 1 khối 6
1.7. Lắp đặt các khối đã liên kết vào hố móng 6
1.8. Công tác đổ bê tông tại chỗ các khối Top-block 7
1.9. Công tác chèn đá dăm 7
1.10. Thi cơng lớp thép khóa đỉnh 7
1.11. Đổ Bê tông lớp mặt 8
1.12. Cơng trình khách sạn cao 12 tầng ở 32 Lò Sũ, Hà Nội 9
1.13. Cơng trình khách sạn Ocean View– Vũng Tàu 9
1.14. Cấu Tạo Top-Block Ø 330, Ø 500 10
1.15. Cấu Tạo Top-Block Ø 2000 10

1.16. Cấu tạo nền Top –Base 10
1.17. Đặc tính của Top-base [1] 11
1.18. Bánh xích dạng Top-shape của máy ủi [1] 11
1.19. Biến dạng ngang 12
1.20. Phân phối ứng suất của các loại móng khác nhau sau khi lún
12
1.21. dài hạn [1]
Phân bố ứng suất dưới nền không gia cố và nền gia cố bằng 13
1.22.
Top – Base 13
1.23. Các loại móng dùng kiểm tra lún theo thời gian [1] 14
1.24. Quan hệ độ lún với thời gian xác định ở hiện trường 14
1.25. Quan hệ độ lún với thời gian xác định ở phòng thí nghiệm 16
1.26. Đường biểu diễn quan hệ giữa p – S ngoài hiện trường 16
1.27. Đường biểu diễn quan hệ giữa p – S trong phòng thí nghiệm 22
1.28. Độ rộng tác dụng hiệu quả và hệ số k1 dưới tải lệch tâm 23
1.29. Sơ đồ tính tốn móng Top – Base
Phương pháp lựa chọn hệ số K2 (đất sét, Top-Block 500) 23
1.30.
[1] 24
1.31. Biểu đồ hệ số khả năng chịu tải của Top-Base 25
1.32. Phương pháp tính toán độ lún

viii

Số hiệu TÊN HÌNH Trang

hình Nền và móng 29
2.1. Cột đất trộn xi măng để gia cố thành hố đào móng 31
2.2. Móng băng giao thoa 32

2.3. Thi cơng móng đơn 32
2.4. Thi cơng móng cọc ép 33
2.5. Một đài cọc sau khi đổ bê tông xong 33
2.6. Thi cơng móng cọc khoan nhồi 33
2.7. Kích thước qui ước 35
2.8. Sự làm việc của top-block 37
2.9. Cấu tạo nền Top-Base gồm 1 lớp Top-Block 39
2.10. Cấu tạo nền Top-Base gồm 2 lớp Top-Block 39
2.11. Quy trình thiết kế nền Top-Base 40
2.12. Sơ đồ truyền tải của công trình vào nền 1 lớp Top-Base 41
2.13. Phần tử phát sinh lưới cho nền Top-Base 43
2.14. Đường cong ứng suất Mơ hình Drucker-Prager cải tiến 46
2.15. Xác định Vectơ biến dạng dẻo 47
2.16. Mơ hình Drucker-Prager cải tiến 48
2.17. Ứng suất và biến dạng thể tích 48
2.18. Bề mặt phá hoại “mơ hình Drucker-Prager cải tiến” 50
2.19. Đường cong Gcvà Gs 51
2.20. Mặt bằng móng tỷ lệ 1/200 53
3.1. Chi tiết móng cọc nhồi 53
3.2. Phân tích nội lực tác dụng lên móng của cơng trình 54
3.3. Mơ hình phần tử hữu hạn của nền Top-Base và móng cơng
55
3.4. trình
Mặt cắt địa chất tại dự án Cục Hải Quan TP. Đà Nẵng 55
3.5. Chi tiết cọc của cơng trình 56
3.6. Sơ đồ truyền tải của cơng trình vào nền 2 lớp Top-Base 56
3.7. Mơ hình phần tử hữu hạn/phát sinh lưới của nền đất 58
3.8. Mô hình chi tiết của Top-Block 59
3.9. Phát sinh lưới trong lớp Top-Block 60
3.10. Mơ hình PTHH sử dụng 1 lớp Top-Base 60

3.11. Phổ phân bố áp lực trong nền đất 1 lớp Top-Base 61
3.12. Phổ phân bố áp lực ngang(theo phương X) giữa các khối
61
3.13. Top-Base
ng xử áp lực trong nền đất: a) theo thời gian; b) theo lực tác 62
3.14.
động 62
3.15. Ứng xử của biến dạng đối với lực tác động

ix

Số hiệu TÊN HÌNH Trang
hình 63
3.16. Phổ phân bố biến dạng dẻo trong nền đất 63
3.17. Ứng xử độ lún của móng/nền Top-Base: a) theo thời gian; b)
65
3.18. theo lực tác động
Phở chuyển vị của phương án móng cọc: a) theo phương X; 66
3.19.
b) theo phương Y 66
3.20. Phổ chuyển vị trong nền 1 lớp Top-Base: a) theo phương X;
67
3.21. b) theo phương Y 68
3.22. Phổ phân bố ứng suất Von-Mises trong móng, nền Top-Base 68
3.23. 69
3.24. và nền đất 70
3.25. Trường ứng suất phân bố trong móng, nền Top-Base và nền 70
3.26.
đất
Ứng xử của áp lực trong nền 1 lớp và 2 lớp Top-Base

Phổ phân bố áp lực trong nền đất 1 lớp Top-Base
Ứng xử của chuyển vị theo lực tác động và theo thời gian
Phổ chuyển vị trong móng, nền Top-Base và nền đất: a) phổ

chuyển vị ngang; b) Phổ chuyển vị đứng
Phở ứng suất trong móng, nền Top-Base và nền đất

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

 Gia cố nền bằng cơng nghệ Top-Base có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với
nhiều phương pháp khác, cụ thể như:

 Tăng khả năng chịu tải của nền từ 50% đến 200%;
 Giảm độ lún từ 10% đến 30%;
 Thời gian cố kết giảm 2-4 lần so với nhiều phương pháp khác;
 Phân bố đều ứng suất dưới nền giảm tải trọng truyền sâu vào lòng đất;
 Hạn chế biến dạng ngang của nền đất;
 Thời gian thi công nhanh sử dụng vật liệu rẻ tiền, đặc biệt các khuôn đúc
Top-Block sử dụng các vật liệu tái chế thân thiện với môi trường;
 Việc chế tạo vận chuyển thi công đơn giản, thi công được những nơi chật
hẹp, không gây rung động, ồn;
 Tiết kiệm chi phí vật tư và thi công;
 Rút ngắn tiến độ thi công;
 Linh hoạt, ứng dụng được dưới nhiều loại móng khác nhau.
Do cơng nghệ Top-Base có nhiều ưu điểm như vừa phân tích so với các
phương pháp gia cố nền khác. Tại Việt Nam hiện nay phương pháp gia cố nền bằng
công nghệ Top-Base đã được áp dụng triển khai rộng rãi như đã trình bày trong

phần giới thiệu. Nhưng hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu phân
tích các ứng xử của nền và móng khi sử dụng phương pháp gia cố nền bằng Top-
Base. Do đó trong luận án này tập trung “Phân tích ứng xử của móng Top-Base trên
nền đất yếu bằng phương pháp phần tử hữu hạn” nhằm có được những đánh giá
chính xác về ứng xử của nền và móng khi sử dụng phương pháp gia cố Top-Base
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại Việt Nam. Đây là đề tài mang tính thời sự và
cấp thiết mà trong ngành xây dựng cần phải quan tâm. nhà nhiều tầng và kết cấu
nhịp lớn tăng nhanh là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Công nghệ Top-Base sử dụng phổ biến tại Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng

2

chưa được nghiên cứu với điều kiện thổ nhưỡng, địa lý và khí hậu tại Việt Nam. Do

vậy việc nghiên cứu ứng xử của nền đất và móng top-base với địa chất vào khí hậu

Việt Nam là cần thiết.

 So sánh tính hiệu quả với móng cọc trong nhà nhiều tầng (đối với cơng trình

dưới 20 tầng).

 Đề xuất các các phương án thi công Top-Base nhằm giảm giá thành xây

dựng. Ví dụ: Topbase 1 lớp, 2 lớp hay 3 lớp tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng cơng

trình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu: Nền móng sử dụng công nghệ Top-Base với địa chất,

khí hậu tại Việt Nam.

 Phạm vi nghiên cứu:

 Phân tích ứng xử của nền đất dưới Top-Base;

 Phân tích ứng xử của móng trên Top-Base;

 So sánh, đánh giá với móng cọc trong nhà nhiều tầng

4. Phương pháp nghiên cứu

 Thu thập các số liệu thiết kế, thi công nền móng các cơng trình sử dụng

phương pháp gia cố nền bằng Top-Base để tham khảo.

 Phương pháp tổng hợp và phân tích trên cơ sở lý thuyết liên quan đến nền

móng, phương pháp tính toán số.

 Sử dụng phương pháp số trên cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn để nghiên

cứu ứng xử của nền và móng xử dụng cơng nghệ Top-Base.

 Mô phỏng và phân tích kết quả mô phỏng.

 Tổng hợp, đánh giá và đề xuât giải pháp thi công thích hợp


5. Cấu trúc luận văn

Mở đầu

Chương 1. Tổng quan về công nghệ TOP-BASE.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết phân tích công nghệ top-BASE.

Chương 3. Xây dựng mơ hình phân tích phần tử hữu hạn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ TOP-BASE

1.1 Cơng nghệ top -base trên thế giới
1.1.1. Giới thiệu chung

Công nghệ Top-Base vốn được coi là một bước đột phá về công nghệ xây
dựng , đã được hồn thiện và áp dụng thành cơng trên nền đất yếu hơn 30 năm ở
Nhật Bản, Hàn Quốc. Công nghệ Top- Base được phát minh tại Nhật Bản vào
những năm 1980, trong thời gian này công nghệ mới Top – Base đã dành được sự
tín nhiệm rất cao của các kỹ sư xây dựng và được ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản
với hơn 6000 cơng trình được xây dựng trên nền đất Top-Base. Các cơng trình xây
dựng trên nền Top- Base đã qua được các trận động đất khủng khiếp tại Chiba năm
1987 và Kobe năm 1995 mà hầu như khơng bị hư hại gì. Nhiều nghiên cứu lý thuyết
và thực nghiệm đã được tiến hành để lý giải hiệu quả của phương pháp và đã được
công bố trên các tạp chí Địa kỹ thuật của Nhật bản cũng như tại các hội thảo quốc tế

về xử lý nền.

Đầu những năm 1990 công nghệ được nghiên cứu ứng dụng tại Hàn Quốc và đã
có nhiều phát minh quan trọng kể từ đó, đặc biệt trong lĩnh vực thi công. Các cải
tiến của Hàn Quốc đã làm cho Top-Base trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn trong
thi cơng, thân thiện với mơi trường và đặc biệt giá thành hạ một cách thuyết phục.
Với hơn 2000 cơng trình ở Hàn Quốc được xây dựng trên nền Top- Base vào những
năm 1990, riêng năm 2007 đã có hơn 8 triệu khối bê tơng top-block được sử dụng
tương đương với 2 triệu m2 đất nền được gia cố. Nền Top-base được sử dụng cho
nền đất yếu để tăng cường khả năng chịu tải của nền đất và giảm kết cấu móng. Nhờ
những ưu việt của phương pháp mới mang lại mà sau này được công ty Banseok
Top-Base Co., Ltd tiếp tục nghiên cứu và phát triển với trung tâm nghiên cứu chính
đặt tại trường đại học Dankook.
1.1.2. Trình tự thi cơng móng Top – Base

a) Thi công theo công nghệ Nhật Bản
Công nghệ Nhật Bản dùng các Top-block đúc sẵn, trình tự thi cơng được thực
hiện theo trình tự các bước như sau:

4
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, tập kết Top-block, xem Hình 1 .1

Hình 1.1: Tập kết Top-block
Bước 2: Thi công lớp thép định vị phía dưới, xem Hình 1 .2

Hình 1.2: Thi cơng lớp thép định vị phía dưới
Bước 3: Đóng các Top-block vào vị trí, xem Hình 1 .3.

Hình 1.3: Thi cơng đóng các Top-block vào vị trí
Bước 4: Chèn đá dăm và đầm chặt, xem Hình 1 .4


5

Hình 1.4: Chèn đá dăm và đầm chặt
Bước 5: Thi công lưới thép cố định phía trên, xem Hình 1 .5

Hình 1.5: Thi công lưới thép cố định phía trên
b) Thi công theo công nghệ Hàn Quốc
Công nghệ Hàn Quốc dùng các Top-block đỗ tại chỗ, theo công nghệ Hàn Quốc
th sẽ tiết kiệm nhà máy, kho bãi chứa Top-Block. Đối với những Top-Block có kích
thước lớn thì cơng nghệ đở tại chỗ phát huy hiệu quả. Vì những Top-Block khối
lượng lớn sẽ tốn ca cẩu thi công làm tăng chi phí xây lắp, đồng thời các khuôn đúc
bằng nhựa sử dụng vật liệu tái chế giải quyết bài tốn mơi trường hiện nay. Như
vậy theo cơng nghệ Hàn Quốc trình tự thi cơng lần lượt tiến hành theo các bước
sau:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, xem Hình 1 .6

6

Hình 1.6: Đào hố móng
Bước 2: Thi cơng lắp đặt các khn Top-block, xem Hình 1 .7 và Hình 1 .8

Hình 1.7: Thi cơng liên kết các khn Top-block thành 1 khối

Hình 1.8: Lắp đặt các khối đã liên kết vào hố móng
Bước 3: Đở bê tơng tại chỗ, xem Hình 1 .9

7


Hình 1.9: Cơng tác đở bê tơng tại chỗ các khối Top-block

Bước 4: Chèn đá dăm, xem Hình 1 .10

Hình 1.10: Cơng tác chèn đá dăm
Bước 5: Liên kết khóa đỉnh các khối, xem Hình 1 .11

Hình 1.11: Thi cơng lớp thép khóa đỉnh
Tiến hành đở bê tơng lớp mặt, xem Hình 1 .12

8

Hình 1.12: Đở Bê tơng lớp mặt
1.2 Cơng nghệ top-base trong nước
1.2.1. Tình hình áp dụng

Cơng nghệ móng Top-Base được giới thiệu lần đầu tiên ở Việt Nam trong buổi
trao đổi giữa Giáo sư Kim Hak-Moon của Trường Đại học Dankook, Seoul cùng
Công ty Banseok với Bộ mơn Cơ học đất – Nền móng Trường Đại học Xây dựng
năm 2007. Cũng trong năm này, Ông Đỗ Đức Thắng, Giám đốc Công ty Kết cấu và
Công nghệ mới Việt Nam (NST Việt Nam) đã tham quan cơng nghệ này tại Hàn
Quốc và hình thành ý định áp dụng công nghệ mới ở Việt Nam.

Năm 2008, lần đầu tiên Cơng nghệ móng Top-Base được nghiên cứu tại Trường
Đại học Xây dựng trên qui mơ mơ hình trong phịng thí nghiệm Cơ học đất. Tháng
08/2008, Công ty TBS Việt Nam liên doanh giữa Hàn quốc với Việt Nam ra đời
nhằm thúc đẩy áp dụng công nghệ mới vào Việt nam. Lần đầu tiên công nghệ mới
TBM được áp dụng xử lý nền tại cơng trình 110 Mai Hắc Đế Hà nội vào tháng 8
năm 2008 như là một thử nghiệm và ngay sau đó được ứng dụng tại khu đơ thị mới
PG của Hải phịng dưới danh nghĩa chính thức của Cơng ty Liên doanh TBS Việt

nam.

Một số cơng trình dân dụng và cơng nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam áp dụng
móng Top-Base, tham khảo trong Hình 1 .13 và Hình 1 .14.

9

Hình 1.13: Cơng trình khách sạn cao 12 tầng ở 32 Lò Sũ, Hà Nội

Hình 1.14: Cơng trình khách sạn Ocean View– Vũng Tàu
1.3 Cấu tạo nền Top-Base
1.3.1. Đặc điểm cấu tạo khối Top – Block

Phương pháp Top-Base với đặc điểm khác biệt so với các phương pháp khác
trong cải tạo nền đất yếu ở chở tận dụng được q trình truyền ứng suất trong bê
tông thông qua các khối Top-Block. Hiện nay công nghệ Top –Base đưa ra 3 loại
Top-Block với các kích thước tương ứng là Ø330mm, Ø500mm và Ø 2000mm có
cấu tạo như trình bày trong Hình 1 .15 và Hình 1 .6.


×