Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰ M HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 122 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRỊ CHƠI HỌC TẬP
NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG

CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Sinh viên thực hiện
THÁI THỊ TRÚC LINH

MSSV: 2113011228
CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục Mầm non

KHÓA 2013 – 2017

Cán bộ hướng dẫn
Th.S TRẦN THỊ HÀ
MSCB:…………..

Quảng Nam, tháng 4 năm 2017

1



Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, tốn học đóng vai trị vơ cùng quan trọng không thể
thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người nói chung và cho trẻ làm quen
với tính tốn ở lứa tuổi mầm non nói riêng. Ở lứa tuổi này, cho trẻ làm quen với
những biểu tượng toán học cơ bản là rất cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp
trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình. Sự hình thành các biểu
tượng tốn giúp trẻ có được những kiến thức cơ bản đặt nền móng cho việc học
tập sau này. Giáo dục mầm non hiện nay đang đổi mới theo hướng sử dụng các
trò chơi như là một phương tiện giáo dục và dạy học có hiệu quả nó thực sự là
một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bởi vì thơng qua việc sử dụng trị
chơi đã kích thích tích cực nhận thức, sáng tạo, niềm say mê ở trẻ. TCHT là loại
trò chơi tác động trực tiếp đến việc củng cố kiến thức và giúp trẻ nắm bắt, khám
phá thế giới một cách nhẹ nhàng, sâu sắc, kích thích tính tích cực của hoạt động
nhận thức của trẻ thơng qua trò chơi học tập giúp trẻ phát triển các kỹ năng,
chính xác hóa các biểu tượng thu nhận được. Trong TCHT nhiệm vụ chính là
nhiệm vụ nhận thức và cũng là nhiệm vụ chơi. Nhiệm vụ chơi đặt ra yêu cầu trẻ
phải biết phân tích, so sánh, phân loại, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… các sự
vật, hiện tượng xunh quanh. Tính hấp dẫn của hành động chơi trong trị chơi học
tập giúp trẻ tích cực hoạt động, kích thích tư duy, trang bị kỹ năng, trí tuệ,… từ
đó giúp trẻ có được các trí lực cần thiết cho việc tiếp thu những kiến thức mới và
giúp trẻ nhanh trí, linh hoạt, có óc quan sát, đặc biệt giúp trẻ hình thành và phát
triển khả năng khái qt hóa, một trong những khả năng cơ bản nhất của hoạt
động tư duy. Thơng qua trị chơi học tâp, trẻ lĩnh hội những tri thức một cách dễ
dàng; kiến thức sẽ được cũng cố, khắc sâu một cách vững chắc, taọ cho trẻ niềm
say mê, hứng thú tìm tịi trong hoạt động.
Việc hình thành BTHD cho trẻ mẫu giáo là một trong những nội dung của
việc hình thành biểu tượng tốn học cho trẻ mầm non, có tác dụng phát triển sự ổn
định của tri giác, kích thích phát triển thị giác, ngơn ngữ và các q trình tư duy như:

so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát,… Song trên thực tế, việc hình thành BTHD

2

cho trẻ ở các trường mẫu giáo còn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Nhiều
GV còn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc hình thành BTHD cho trẻ mầm
non.Việc tổ chức các hoạt động nhằm hình thành BTHD cho trẻ chưa mang lại
những hiệu quả nhất định.

Do vậy, việc thiết kế và sử dụng TCHT, sao cho phù hợp với trẻ và có hiệu
quả nhằm hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ là việc cần thiết. Với
những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình
thành BTHD cho trẻ 5-6 tuổi” để làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất cách thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành BTHD cho trẻ 5-6
tuổi tại trường Mẫu giáo Tiên Lộc, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
+ Thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành biểu tượng về hình dạng cho
trẻ 5-6 tuổi.
 Phạm vi nghiên cứu
+ Do điều kiện thời gian có hạn nên chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu việc
thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành BTHD cho trẻ 5-6 tuổi tại trường
Mẫu giáo Tiên Lộc, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
4. Khách thể nghiên cứu
Quá trình thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành BTHD cho trẻ 5-6 tuổi
tại trường Mẫu giáo Tiên Lộc, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thiết kế TCHT nhằm hình thànhBTHD
cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán.
- Khảo sát thực trạng về việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành
BTHDcho trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo Tiên Lộc, xã Tiên Lộc- huyện Tiên
Phước- tỉnh Quảng Nam.

3

-Khảo sát thực trạng về việc hình thànhBTHD của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động làm quen với toán.

-Thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành BTHD cho trẻ mẫu giáo lớn
trong hoạt động làm quen với toán và tổ chức thực nghiệm sư phạm.

-Tổ chức thực nghiệm hệ thống TCHT đã thiết kế vào quá trình hình thành
biểu tượng cho trẻ 5-6 tuổi để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.

6. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc sách, báo, phân tích, tổng hợp, những tài liệu liên quan đến đề tài.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, đàm thoại với trẻ và giáo viên mầm
non về việc thiết kế, sử dụng TCHT nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hình
thành BTHD cho trẻ 5-6 tuổi.
- Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát và đánh giá quá trình tổ chức
TCHT nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi là quen với biểu tượng.
- Phương pháp toán thống kê: Sử dụng những cộng thức thống kê toán học
cần thiết kế để xử lý số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư
phạm nhằm mục đích kiểm tra tính đúng đắn cề giả thuyết khoa học của đề tài.

- Điều tra bằng phiếu (Anket): Sử dụng phiếu điều tra đối với GV nhằm tiềm
hiểu nhận thức của GV về vấn đề này và tìm hiểu cách thức GVMN thiết kế và
sử dụng TCHT nhằm hình thành BTHD cho trẻ 5-6 tuổi.
7. Lịch sử nghiên cứu
 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Nhà sư phạm nổi tiếng người Tiệp Khắc I.A. Komexki(1592-1670) là đại
diện cho khuynh hướng sử dụng TCHT làm phương tiện phát triển toàn diện cho
trẻ. “Ơng coi trị chơi là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và
khuynh hướng của trẻ.Với quan điểm trò chơi là niềm vui sướng của trẻ thơ, là
phương tiện phát triển toàn diện của trẻ I.A.Komexki đã khuyên người lớn cần
chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn trẻ chơi”

4

(Trích trang 35, [8]). Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trị chơi với
mục đích dạy học được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm
người Đức Ph. Phroebel (1782 - 1852). Ông là người khởi xướng và đề xuất ý
tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ơng về trị chơi phản
ánh cơ sở lý luận sư phạm duy tâm thần bí. Ơng cho rằng, “qua trò chơi trẻ nhận
thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp nơi, nhận thức được
những quy luật tạo ra thế giới, tạo ra chính bản thân mình” [Trích trang 37, [8]).
Ơng phủ nhận tính sáng tạo và tích cực của trẻ trong khi chơi.Ph. Phroebel cho
rằng nhà giáo dục chỉ cần phát triển thứ vốn có của trẻ, đề cao vai trị giáo dục
của trị chơi trong q trình phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ của trẻ.

I.B. Bazedov cho rằng trò chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu “trên
tiết học giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành tiết
học dưới hình thức chơi sẽ đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm người học,
hiêu quả trên tiết học sẽ cao hơn. Ơng đưa ra hệ thống trị chơi học tập dùng lời
như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kỹ năng khái qt, trị chơi đốn từ trái

nghĩa,… theo ơng những trị chơi này mang lại cho người học niềm vui và phát
triển năng lực trí tuệ cho trẻ” (Trích trang 40, [9]).

Vào những năm 30 - 40 - 50 cuả thế kỷ trước vấn đề sử dụng TCHT trên “tiết
học” được phản ánh qua cơng trình của E.I. Dalsova, VR. Bexpalova, R.I.
Giucovxkaia,… R.I. Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học bằng trò chơi.
Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của hoạt động dạy học dưới hình thức
TCHT coi những TCHTnhư là hình thức dạy học, giúp người học lĩnh hội tri
thức từ những ý tưởng đó.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những nhà khoa học như: B.P. Exipov,
A.M.Machiuskin (Liên Xô); Okon(Nhật Bản); Skinner, Brunev (Mỹ); Xavier,
Roegiers( Pháp);… nghiên cứu về TCHT.

 Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học
dưới các góc độ và các bộ mơn khác nhau. Một số tác giả như: Phan Huỳnh Hoa,
Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh,…đã để tâm nghiên cứu biên soạn một số trò

5

chơi học tập. Những hệ thống trò chơi được tác giả chủ yếu đề cập đến những
mơn học như: Hình thành biểu tượng tốn sơ đẳng, làm quen với mơi trường
xung quanh,… rèn khả năng chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ.
Các tác giả quan tâm đặc biệt đến ý nghĩa của trò chơi dạy học nhưng lại chưa đi
sâu nghiên cứu xây dựng trò chơi dạy học dành cho quá trình nhận thức của trẻ.

Trong tác phẩm “Trò chơi trẻ em” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập
đến trị chơi trí tuệ. Loại trị chơi này giúp thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ.
Trong tác phẩm này, bà đã giới thiệu một số trị chơi trí tuệ dành cho trẻ. Ngồi

ra, cịn có những tác giả như: Trần Ngọc Trâm đã thiết kế một hệ thống trò chơi
học tập nhằm khái quát cho trẻ mẫu giáo lớn, Trương Thị Xuân Huệ nghiên cứu
việc xây dựng và sử dụng trị chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng tốn cho
trẻ,…

Q trình hình thành biểu tượng tốn học sơ đẳng nói chung và sự hình thành
BTHD cho trẻ nói riêng có vai trị to lớn trong sự phát triển nhân cách ở trẻ hình
thành khả năng tìm tịi, quan sát, tư duy, sáng tạo,… thúc đẩy sự phát triển trí tuệ,
tâm lý, ngơn ngữ đã được rất nhiều các nhà tâm lý, giáo dục trên thế giới nghiên
cứu và khảo sát. Sau đây, là một số tài liệu đã được nghiên cứu:

 Tác giả Đỗ Thị Minh Liên có những nghiên cứu sau
+ Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non,
NXB Đại Học Sư Phạm, 2003.
+ Phương pháp cho trẻ làm quen với toán, NXB Đại Học Sư Phạm, 2008
+ Lý Luận và phương pháp hình thành biểu tượng tốn cho trẻ mầm non.
- Đinh Y Nhung, Toán và phương pháp hình thành biểu tượng tốn học sơ
đẳng cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Thanh Sơn, Trinh Minh Loan, Đào Như Trang, Tốn học và
phương pháp hình thành các biểu tượng toán học ban đầu cho trẻ mầm non, TT
nghiên cứu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội,1994.
Trong những cơng trình nghiên cứu đã nêu rõ tầm quan trọng của TCHT với
việc hình thành biểu tượng tốn nói chung và hình thành BTHD nói riêng ở
trường mầm non. Các tác giả đã nhìn nhận đúng tầm quan trọng của việc thiết kế,

6

sử dụng TCHT nhằm hình thành BTHD cho trẻ nhưng chưa có những nghiên cứu
sâu về vấn đề này. Nhìn thấy được tìm năng của việc sử dụng TCHT nhằm hình
thành biểu tượng tốn cho trẻ mầm non, chúng tơi đã mạnh dạn chọn và nghiên

cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành BTHD dạng cho trẻ 5-6
tuổi”.

8. Đóng góp của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành
BTHD cho trẻ 5-6 tuổi.
- Đánh giá thực trạng việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm hình thành BTHD
cho trẻ 5-6 tuổi.
- Đề xuất cách thiết kế TCHT và giúp GV cách sử dụng lồng ghép có hiệu
quả các trị chơi này nhằm hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi.
9. Cấu trúc của đề tài
Nội dung khóa luận gồm có 3 phần:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung
Gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc thiết kế TCHT nhằm hình thành BTHD cho
trẻ 5-6 tuổi.
Chương 2.Thực trạng việc sử dụng TCHT nhằm hình thành BTHD cho trẻ 5-
6 tuổi.
Chương 3. Thiết kế và thực nghiệm sư phạm TCHT nhằm hình thành BTHD
cho trẻ 5-6 tuổi.
Phần 3. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

7

Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ TCHT NHẰM


HÌNH THÀNH BTHD CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm về biểu tượng hình dạng
1.1.1.1. Khái niệm về biểu tượng
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về biểu tượng chẳng hạn:
- Theo triết học Mác - Lê Nin: Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã được
tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó được tái
hiện nhớ lại. Như vậy biểu tượng cũng như cảm giác và tri giác là “Hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan” nhưng khác với cảm giác và tự giác, biểu tượng
phản ánh khách thể một cách gián tiếp là hình ảnh của hình ảnh.
- Theo các nhà tâm lý học: Biểu tượng là sản phẩm của q trình trí nhớ và
tưởng tượng. Theo họ, biểu tượng là sự xâm nhập giữa tính trực quan vừa có tính
khái qt, nên biểu tượng được coi như bước quá độ giữa hình tượng và khái
niệm và là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
Từ những quan niệm trên, các nhà tâm lý học cho rằng: “Biểu tượng là những
hình ảnh của sự vật và hiện tượng, nảy sinh ra trong óc khi sự vật hiện tượng đó
khơng cịn đang trực tiếp tác động vào giác quan ta như trước”
1.1.1.2. Khái niệm về hình dạng
- Trong mơi trường xung quanh mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại và có sự
khác nhau về màu sắc, kích thước và hình dạng. Đó chính là những dấu hiệu cơ
bản nhất để so sánh sự giống và khác nhau giữa các vật. Hình dạng là một trong
những tính chất cơ bản của các đối tượng xung quanh trẻ.Mỗi đối tượng trong
mơi trường xung quanh chúng ta đều có một hình dạng nhất định.
- Hình học bao gồm hình học phẳng như: hình trịn, hình vng, hình chữ
nhật… và hình học khơng gian bao gồm: khối cầu, khối trụ, khối vng,…
- Vì vậy có rất nhiều các khái niệm về hình dạng:
+ Hình dạng là hình dáng bề ngồi của một vật thể, là hình ảnh làm nên vẻ
đặc trưng của đối tượng.

8


+ Hình dạng là một trong những dấu hiệu bên ngoài của vật thể và đồng thời
là một khái niệm khái quát, dựa vào chúng mà con người có thể tiến hành so sánh
và tạo nhóm các vật khác nhau theo dấu hiệu hình dạng.

+ Theo từ điển Tiếng Việt “hình dạng”: là hình vẻ thường thấy, nhờ đó mà
phân biệt được vật này và vật khác.Biến đổi hình dạng.

- Từ những quan điểm trên, có thể rút ra khái niệm “Hình dạng”: Hình dạng
là những hình ảnh, dấu hiệu bên ngoài của một vật thể và dựa vào đó để phân
biệt sự giống và khác nhau giữa các vật thể.

1.1.1.3. Biểu tượng về hình dạng
- Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật và hiện tượng, nảy sinh ra trong óc
khi sự vật hiện tượng đó khơng cịn đang trực tiếp tác động vào giác quan ta như
trước.
- Hình dạng là những hình ảnh, dấu hiệu bên ngoài của một vật thể và dựa
vào đó để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các vật thể.
- Việc xác định hình dạng của một vật thể được xác định trên cơ sở so sánh
giữa các vật thể với nhau và được phân biệt dựa vào số lượng góc, cạnh của các
hình, hình dạng và số lượng các mặt của mỗi khối.
- Vì vậy biểu tượng của hình dạng được hiểu là: những hình ảnh đã được tri
giác tri giác trước đó, được phơ bày ra khiển người ta có thể cảm nhận một giá
trị trừu xuất của vật thể, và nhận biết những dấu hiệu đặc trưng riêng bên ngoài
của vật thể.
1.1.2. Trò chơi và thiết kế trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo
1.1.2.1. Khái niệm về trò chơi
Trong từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992, chữ “trò” được hiểu là một hình
thức mua vui bày ra trước mặt mọi người. chữ “chơi” là một từ chung để chỉ các
hoạt động lúc nhàn rỗi, ngồi giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính. Từ

đó, trị chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của con
người, trước hết là vui chơi, giải trí.
Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển tồn
diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ, trò chơi là hoạt

9

động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định
hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các
phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn,
thể hiện và phát triển. Trẻ em do được chơi nên phát triển. Do vậy, chơi là hoạt
động chủ đạo trong giáo dục trẻ em.

Theo một số quan điểm khác, trò chơi là một hoạt động thường dùng để giải
trí và đơi khi cũng được sử dụng như một cơng cụ giáo dục. Nhiều trị chơi đã
phát triển thành những môn thể thao và được tổ chức với quy mô lớn như các đại
hội thể thao. Những đặc điểm của trò chơi là: vui, độc lập (hạn chế trong một địa
điểm và một khoảng thời gian), may rủi, không sinh lợi (những người chơi không
đạt tới một lợi ích vật chất cụ thể), có luật chơi.

1.1.2.2. Khái niệm về trò chơi học tập
Trị chơi có chứa đựng những chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế
nhất định mà người chơi phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi. giải
trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao.
Đối với trẻ em chơi có nghĩa là học, là khám phá thế giới muôn màu xung
quanh, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực
hiện những ước mơ đó. Đúng như nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới
Arngoroki: “Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng
đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi”.
Theo A.N. Lêơnchiev “Trị chơi đó được gọi là trò chơi học tập hay trò chơi

dạy học là vì trị chơi đó gắn liền với một mục đích dạy học nhất định và đòi hỏi
khi tổ chức phải có tài liệu dạy học kèm theo phù hợp với mục đích của trị chơi”.
Cịn Kharlamơv cho rằng loại trò chơi được xem là trò chơi học tập “Đó là
những trị chơi có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ em”
Trong tâm lý học đại cương và giáo dục học trẻ em đưa ra khái niệm trò chơi
học tập như sau:
TCHT là “Trị chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò chơi của sự
nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hố, hệ thống hóa các biểu tượng

10

đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lịng ham hiểu biết của trẻ -
trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi”.

1.1.2.3. Khái niệm về thiết kế trò chơi học tập
- Thiết kế trò chơi là“Xây dựng, trình bày một hệ thống trị chơi, theo cách
thức nào đó với tất cả những tính tốn cần thiết nhằm mục đích vui chơi, giải trí
nhưng mang lại hiệu quả”.
- Trò chơi học tập là “Trị chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò
chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hố, hệ thống hóa các
biểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu
biết của trẻ - trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi”.
- Như vậy, “Thiết kế TCHT là xây dựng, trình bày một hệ thống trị chơi có
luật nhằm mục đích vui chơi, giải trí ngồi ra còn hướng tới việc giúp người chơi
phát triển nhận thức; mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã
có, phát triển các năng lực trí tuệ và giáo dục lòng ham hiểu biết của trẻ”.
1.1.2.4. Bản chất của trò chơi học tập
Bản chất của TCHT là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ.
Dưới sự hướng dẫn của GV trẻ được hoạt động bằng cách tự chơi trong đó mục
đích của trị chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện

nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và
sự tự đánh giá.
TCHT được xây dựng dựa vào nhiều yếu tố, nó có nuồn gốc trong nền văn
hố dân gian mang những đặc điểm chung của trò chơi trẻ em.
Bên cạnh, đó TCHT được giải quyết thông qua hành động chơi, các hành
động và mối quan hệ của người chơi được chỉ đạo bởi luật chơi và nội dung chơi
giúp trẻ nắm bắt được cách chơi và vị trí tổ chức thực hiện trị chơi, trị chơi học
tập mang tính tự lập và tự điều khiển.
TCHT mang tính chất dạy học đồng thời như hoạt động vui chơi, có thể mỗi
trị chơi học tập có cấu trúc chơi học đặc biệt với các nhiệm vụ nhận thức, luật
chơi, hành động chơi và kết quả chơi.

11

1.1.2.5. Phân loại trò chơi học tập
Trên thực tế vẫn chưa có một ý kiến thống nhất về cách phân loại TCHT. Do
đó, các nhà nghiên cứu về TCHT cũng đưa ra nhiều cách để phân loại, mỗi cách
dựa theo một điểm tựa nhất định. Dựa trên phương tiện tổ chức, TCHT có các
loại sau:
+TCHT với đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh…
+Trị chơi lơ tô.
+ TCHT bằng lời.
+ Trò chơi âm nhạc.
Dựa trên nhiệm vụ học tập được đưa vào trò chơi, trò chơi học tập bao gồm:
+ TCHT nhằm cung cấp biểu tượng, tri thức mới.
+ TCHT nhằm củng cố tri thức, biểu tượng đã học.
Dựa trên ý nghĩa của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ, trò chơi học tập
gồm:
+TCHT nhằm rèn luyện sự nhạy bén của các giác quan. Phát triển óc quan
sát, và khả năng định hướng trong không gian và thời gian cho trẻ.

+ Trò chơi nhằm cung cấp biểu tượng, tri thức mới và củng cố biểu tượng, tri
thức đã biết
+ Trò chơi rèn luyện các thao tác tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo.
+ Trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ.
+ Trò chơi nhằm rèn luyện khả năng tập trung chú ý và sự nỗ lực ý chí của
trẻ.
Tuy nhiên, sự phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối bởi lẽ nhiều TCHT đã
phản ánh đầy đủ các tiêu chí phân loại TCHT.
1.1.2.6. Vai trò, ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ mẫu giáo
Ngay từ thời xa xưa, TCHT của trẻ mẫu giáo đã xuất hiện. Mỗi một dân tộc
đều nghĩ ra cho con em của mình những trị chơi và đồ chơi lý thú, hấp dẫn nhằm
thông qua chúng để giáo dục và dạy trẻ học tập, như dạy tiếng mẹ đẻ, dạy trẻ học
đếm, làm tính, cho trẻ làm quen với mơi trường xung quanh… TCHT mang tính
học tập và giàu xúc cảm, vì thế chúng khơng những điều khiển được các mối

12

quan hệ qua lại giữa trẻ với nhau mà còn phát triển tính hài hước, tính tích cực
của trẻ trong khi chơi.

Những cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đều thống
nhất cho rằng, TCHT có một ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và phát
triển nhân cách nói chung và trí tuệ của trẻ mẫu giáo nói riêng. Việc dạy học cho
trẻ mẫu giáo bằng các TCHT đã tạo cho chúng khả năng giải quyết nhiệm vụ
nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, khơng bị áp đặt, nâng cao hứng thú
của trẻ, phát triển khả năng tập trung chú ý, tạo điều kiện thuận lợi cho những
hành động có định hướng phù hợp với lời chỉ dẫn của giáo viên và đảm bảo cho
việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng một cách tốt hơn. Những nhiệm vụ chơi và hành
động chơi địi hỏi trẻ tích cực huy động các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình để
đạt được kết quả mà trò chơi đã đặt ra. TCHT có ý nghĩa rất quan trọng, nó là

phương tiện để phát triển trí tuệ, giáo dục một số phẩm chất đạo đức cho trẻ.
Trong quá trình chơi, trẻ phải sử dụng các giác quan và ngơn ngữ (nói to) của
mình để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi. Do đó, ngơn ngữ, nhận thức
của trẻ phát triển hơn. Trẻ sẽ biết chú ý đến nhiệm vụ và luật chơi hơn, tuy nhiên,
chúng vẫn thích thú đến q trình chơi nhiều hơn là kết quả chơi. Khi tham gia
vào trò chơi học tập trẻ được tạo điều kiện để phát huy hết khả năng của của bản
thân, giúp trẻ được phát triển toàn diện. Trẻ dần hiểu được ý nghĩa của trị chơi,
thực hiện nhiệm vụ trí tuệ, như miêu tả đồ vật, phân biệt dấu hiệu đặc trưng của
đồ vật, đốn đồ vật qua sự miêu tả, tìm sự giống và khác nhau giữa các vật…
Việc sử dụng trò chơi học tập giúp tạo sự hứng thú trẻ quên đi nhiệm vụ chính là
học, tránh buồn chán và mệt mỏi, trẻ được chơi giải tỏa những căng thẳng, ngồi
ra những trị chơi học tập sẽ giáo dục trẻ những kỹ năng sống.

1.2. Một số đặc điểm nhận thức cơ bản của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ 5-6 tuổi ham học hỏi, thı́ch tı̀m tòi, khám phá và tı̀m hiểu về thế gíơi xung
quanh. Trẻ thực sự là những chủ thể v́ơi những năng lực riêng, có khả năng tư
duy, sáng tạo và giao tiếp v́ơi mọi ngừơi. Có kỹ năng nghe, hiểu l̀ơi nói của
ngừơi khác và nói cho ngừơi khác hiểu. Trẻ 5-6 tuổi chủ động, độc lập, có sáng
kiến, biết tự tı̀m kiếm các phương th́ưc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, tự kiểm

13

tra … kết quả trong hoạt động học và chơi. Trẻ 5-6 tuổi tập trung ch́u ý và nỗ lực,
cố gắng giải quyết và hoàn nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động.

Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối
tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4-5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn. Thể hiện ở:
mức độ phong phú của các kiểu loại; mức độ chủ định các q trình tâm lý rõ
ràng hơn, có ý thức hơn; tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao
hơn; độ nhạy cảm của các giácquan được tinh nhạy hơn; khả năng kiềm chế các

phản ứng tâm lý được phát triển.

Quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng nhất của trẻ mẫu giáo lớn
đó là tư duy.Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác
và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin
giữa mới và cũ, gần và xa...Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:

+ Trẻ đã biết phân tích tổng hợp khơng chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà
ngay cả từ ngữ.

+ Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện
thực hơn.

+ Dần dần trẻ phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng.
+ Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ xã hội...
+ Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi.
+ Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động
của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo...
- Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn
chiếm ưu thế. Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy hình ảnh trực
quan, tư duy trừu tượng dược phát triển ở trẻ. Loại tư duy này giúp trẻ đến gần
với hiện thực khách quan.
1.3. Đặc điểm phát triển biểu tượng hình dạng của trẻ mầm non nói
chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng
1.3.1. Đặc điểm phát triển biểu tượng hình dạng của trẻ mầm non
Từ khi cịn nhỏ, trẻ đã có khả năng nhận biết về hình dạng các vật trong mơi
trường xung quanh. Trẻ các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết về hình
dạng vật thể và các hình học khác nhau.

14


Hình dạng của các vật trong môi trường xung quanh rất phong phú và đa
dạng. Tuy nhiên hình dạng của bất kỳ vật thể nào cũng đều được phản ánh khái
qt bằng hình học nào đó hay bằng sự kết hợp của một số hình học theo một
kiểu nhất định trong khơng gian. Như vậy, hình học là các chuẩn mà người ta đã
dựa vào đó để xác định hình dạng của đồ vật. Ví dụ: mặt trăng có dạng hình trịn,
đồng hồ có dạng hình vng.

Các biểu tượng về hình dạng xuất hiện rất sớm ở trẻ mầm non. Thực tiễn cho
thấy rằng, ngay từ nhỏ trẻ đã nhận biết được hình dạng của nhiều vật quen thuộc.
Trẻ có thể phân biệt được đâu là ly nước, đâu là lọ hoa trên bàn khi chỉ mới 2
tuổi.

Trong q trình hoạt động trẻ có điều kiện đểnhận biết hình dạng khác nhau
của các vật thể, xong trẻ chưa nhận thấy sự giống hệt nhau về hình dạng của các
vật khác nhau nếu khơng có sự tác động của người lớn.

Nhờ sự tham gia tích cực của các giác quan đặc biệt là thị giác, xúc giác và
thông qua hoạt động thực tiễn mà trẻ biết được hình dạng của nhiều vật xung
quanh trẻ. Tuynhiên một số BTHD mà trẻ nắm được nhờ vốn kinh nghiệm từ
thực tiễn thường thiếu tính chính xác và tính hệ thống.

Những BTHD ngày càng phát triển, càng lớn thì quá trình tri giác của trẻ
ngày càng hồn thiện. Nhờ vậy, mà trẻ nhận biết hình dạng cũng những chi tiết
của nó ngày càng chính xác hơn.

Trình độ khảo sát hình dạng của trẻ đã cao hơn, điều này cho phép trẻ tìm
hiểu hình dạng của một vật một cách có trình tự, có tính hệ thống và trẻ đã sử
dụng chúng như những hình chuẩn để xác định mọi vật xung quanh.


1.3.2. Đặc điểm phát triển BTHD cho trẻ 5-6 tuổi
Những biểu tượng về hình dạng vật thể của trẻ 5-6 tuổi ngày càng được mở
rộng. Q trình tri giác được hồn thiện, khả năng thao tác với đồ vật được nâng
cao do đó những hình dạng mà trẻ nhận biết được cũng trở nên chi tiết, chính xác
hơn. Hoạt động trí óc tích cực làm cho óc suy luận, trí tưởng tượng, sáng tạo của
trẻ ngày càng phát triển, trẻ có khả năng sáng tạo ra những hình dạng mới từ
những hình đã biết và vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống xung quanh mình.

15

Ở lứa tuổi này kinh nghiệm và vốn hiểu biết của trẻ rất phong phú, trẻ biết liên
hệ các chi tiết riêng lẻ của hình dạng để tìm ra đồ vật bằng cách sử dụng linh hoạt
các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quá hóa trừu tượng
hóa,… Việc sử dụng cùng một lúc nhiều thao tác tư duy sau khi đã thu nhận chi
tiết bằng các giác quan như cảm giác, thị giác, xúc giác,… được tiến hành nhanh
chóng, thuần thục và nhuần nhuyễn, chính xác. Trong ý thức của trẻ đã có sự các
hình học ra khỏi đồ vật.

Các kỹ năng thao tác với đồ vật như khảo sát đường bao, lăn hình, lăn khối đã
rất phát triển, trẻ có thể tiến hành tìm hiểu hình dạng của vật thể một cách trình tự
và có hệ thống bằng hai tay. Các đầu ngón tay và mắt trẻ đã tích cực vận động giúp
trẻ nhận biết hình dạng vật thể một cách nhanh chóng và chính xác. Ngôn ngữ của
trẻ cũng phát triển hơn, trẻ dễ dàng trả lời câu hỏi phức tạp về hình học, vốn từ
vềhình dạng được phát triển và để khái quát một cách đáng kể. Việc phát triển
hoàn thiện về các giác quan và ngôn ngữ tạo điều kiện để trẻ tiếp nhận những kiến
thức về hình học một cách chính xác hơn, giúp trẻ hiểu và dễ dàng để nhớ lâu hơn.
Trẻ có phân biệt được các vật theo nhóm phù hợp và gọi được tên các hình của vật
theo nhóm phù hợp và gọi tên được các nhóm cơ bản theo dấu hiệu thể hiểu được
các tính chất đơn giản của hình học.


Những BTHD của trẻ ngày càng phát triển thì quá trình tri giác của trẻ ngày
càng hồn thiện. Vì vậy mà trẻ nhận biết và chú ý đến chi tiết của hình dạng được
chính xác hơn. Nội dung nhận biết ngày càng phức tạp thì trí tuệ của trẻ sẽ ngày
càng phát triển và hoạt động tích cực hơn. Dẫn đến óc suy luận của trẻ cũng ngày
càng hoàn thiện hơn.

Sự phát triển về BTHD của trẻ là một quá trình lâu dài và phức tạp, việc trẻ
nắm được các hình chuẩn cho thấy mức độ phát triển nhận thức của trẻ, chính
khả năng nhận biết hình dạng, phân loại, phân nhóm theo dấu hiệu, tạo nhóm vật
theo hình dạng, phân tích hình của các đồ vật và khả năng sử dụng các hình học
chuẩn vào việc xác định hình dạng xung quanh là chỉ số đo sự phát triển tư duy,
trí tuệ của trẻ.

16

1.4. Quá trình hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi
1.4.1. Nội dung hình thành BTHD cho trẻ 5-6 tuổi
- Trẻ 5-6 tuổi đã phân biệt và nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các
hình trịn, hình vng, hình chữ nhật và hình tam giác, vì vậy GV cần tiếp tục tập
luyện cho trẻ sử dụng chúng như những hình chuẩn để xác định hình dạng của
những những vật có xung quanh trẻ.
- Ở lứa tuổi này khả năng nhận biết các hình học bằng nắm tay hồn thiện
hơn trước, vì vậy GV cần dạy trẻ biện pháp khảo sát của khối cầu, khối trụ, khối
vuông và khối chữ nhật bằng chuyển động lần lượt của các đầu ngón tay kết hợp
với chuyển động của mắt trên bề mặt khối nhằm giúp trẻ nắm được những đặc
điểm đặc trưng hơn của chúng như: cấu tạo bề mặt khối, số lượng các góc, các
mặt của khối, hình dạng của mặt khối,…
- Trên cơ sở những kiến thức về các hình khối mà trẻ đã nắm được GV dạy
trẻ phân biệt khối cầu và khối trụ, khối vuông với khối chữ nhật nhằm giúp trẻ
nhận biết sự giống và khác nhau giữa vào những dấu hiệu bản chất hơn.

- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần được tiếp tục luyện tập sử dụng các hình khối đã
biết để xác định hình dạng của các vật có xung quanh trẻ như: cái cốc, bình nước,
lon bia,… có dạng khối trụ hộp bánh, thùng xe ơ tơ,… có dạng khối chữ nhật.
Như vậy, nội dung hình thành BTHD cho trẻ 5-6 tuổi bao gồm:
- Mở rộng và làm phong phú hơn biểu tượng về các hình phẳng cho trẻ.
- Dạy trẻ biện pháp khảo sát các khối cầu, khối vuông, khối trụ và khối chữ
nhật nhằm giúp trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các khối như: cấu tạo
bề mặt khối, số lượng các mặt của chúng và hình dạng các mặt khối.
- Dạy trẻ so sánh khối cầu với khối trụ, khối vuông nhằm khối chữ nhật nhằm
giúp trẻ thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
- Luyện tập xác định hình dạng của những vật xung quanh trẻ trên cơ sở so
sánh hình dạng của chúng với các hình học đã biết.
1.4.2. Quá trình hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi
Trong quá trình hình thành những BTHD cho trẻ, lời nói của GV đóng vai trị
qua trọng trong việc hướng trẻ chú ý tới những khía cạnh cơ bản của vật nghiên

17

cứu. Lời nói đúng lúc và chính xác của giáo viên trong quá trình tri giác sẽ làm
sâu sắc hơn những biểu tượng của đồ vật ở trẻ và giúp trẻ nghi nhớ những điều
quan sát.Bằng lời nói GV hướng dẫn trẻ tự đưa ra những kết luận cần thiết trong
q trình nghiên cứu và thể hiện chúng bằng ngơn ngữ. Ngôn ngữ giúp trẻ phát
triển mức độ hiểu biết về BTHD lên mức khái quát. Vì vậy, trong quá trình trẻ tri
giác các vật GV nên giúp trẻ nói lên những điều mà trẻ hiểu biết về vật, kết hợp
giữa ngôn ngữ và các cơ quan cảm giác để những hiểu biết về hình dạng của trẻ
ngày càng hồn thiện hơn.

Quá trình hình thành BTHD cho trẻ gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Tích lũy BTHD.
+ Giai đoạn 2: Dạy trên hoạt động có chủ đích. Gồm 4 hoạt động:

* Hoạt động 1: Ơn tập hình dạng của 2 đối tượng bằng các biện pháp đã học.
- Trong hoạt động này giáo viên tổ chức cho trẻ nhận biết các hình khối bằng
hệ thống các bài tập hay trị chơi đa dạng như: chọn hình khối theo mẫu, chon
hình khối theo tên gọi, chọn hình khối bằng xúc giác,…
* Giai đôạn 2: Học kiến thức, kỹ năng mới.
- Dạy trẻ nhận biết 2 đối tượng khác nhau bằng các biện pháp đã học.
* Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
- Trẻ luyện tập nhận biết 2 đối tượng.
* Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào các hoạt động khác
nhau.
1.5. Thiết kế và sử dụng TCHT tại trường mầm non với việc hình thành
biểu tượng hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi
1.5.1. Những đặc điểm của TCHT
TCHT là một dạng hoạt động vì vậy nó mang trong mình những đặc điểm
chung của các hoạt động: có phương hướng, có mục đích, có ý thức và có đặc
điểm chung của trị chơi. Đặc điểm của trị chơi nói chung là mang lại cảm xúc
mạnh mẽ, chân thực, đa dạng. Trò chơi bao giờ cũng mang đến trẻ niềm vui
sướng, thỏa mãn, bằng lịng. Chơi mà khơng có niềm vui sướng thì khơng con là
trị chơi. Ngồi ra TCHT tập còn mang những đặc điểm sau:
- TCHT có luật rõ ràng do người lớn đặt ra có ý nghĩa giáo dục và dạy học.

18

- TCHT bao giờ cũng có kết quả nhất định. Kết quả đó phải được thực hiện
trong việc giải quyết nhiệm vụ của trò chơi học tập, đồng thời phải mang lại niềm
vui sướng, sự thỏa mãn cho người tham gia TCHT. Kết quả của TCHT thể hiện
sự cố gắn trong suy nghĩ, tìm tịi, sáng tạo trong việc nắm kiến thức và trong việc
nắm kiến thức và trong tính hợp tác của nhóm trẻ.

- TCHT có cấu trúc chặt chẽ bao gồm các yếu tố: mục đích của TCHT, hành

động chơi, luật chơi và cách chơi.

- Trong TCHT, vị trí của mọi thành viên tham gia trị chơi đều như nhau và
được xác định bằng luật chơi. Sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi rõ
ràng. Trong q trình chơi nếu trẻ khơng tn thủ luật chơi thì sẽ khơng đạt được
mục đích chơi. Vì thế, trong TCHT việc kiểm tra lẩn nhau dể dàng và hiệu quả
hơn vì luật chơi được quy định rõ ràng.

1.5.2. TCHT với việc hình thành BTHD cho trẻ 5-6 tuổi
- Việc tổ chức lồng ghép TCHT và quá trình dạy học có vai trị rất lớn trong
việc hình thành biểu tượng tốn nói chung và hình thành BTHD cho trẻ 5-6 tuổi
nói riêng.
+ TCHT tạo sự vui vẻ, hứng thú, cởi mở cho trẻ trong quá trình dạy học, tiết
học khơng bị căng thẳng mệt mỏi để trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng,
thỏa mái. Trong quá trình học trẻ được động viên, khuyến khích để nói lên những
gì mình hiểu biết về hình dạng của vật, được tiếp xúc trực tiếp với vật tạo sự liên
kết giữa các cơ quan cảm giác và ngôn ngữ, làm giàu thêm vốn từ và làm phong
phú thêm những biểu tượng hình dạng. Ví dụ: Khi tham gia trị chơi “Thử tài
đốn vật”, trẻ sẽ được sờ một hình dạng trong hộp kín và miêu tả để bạn nêu
đúng tên hình. Khi trẻ sờ và miêu tả sẽ giúp trẻ liên kết các cơ quan cảm giác với
cơ quan ngơn ngữ tìm lời giải thích phù hợp giúp trẻ làm giàu thêm biểu tượng
về hình dạng; trẻ nghe lời miêu tả của bạn thì sẽ tập hợp, phân tích những miêu tả
đó và sử dụng trí nhớ về hình dạng đã học để tìm ra câu trả lời đúng như vậy
ngoài việc làm phong phú thêm biểu tường còn giúp trẻ củng cố, phát triển thêm
kiến thức biểu tượng về hình dạng.
+ Trị chơi học tập được chuẩn bị chu đáo, công phu có mục đích, u cầu rõ
ràng, chi tiết sẽ giúp trẻ hiểu mình cần chơi như thế nào, học những gì, cần tiếp

19


nhận những kiến thức nào giúp trẻ chủ động hơn trong quá trình chơi và học.
Việc phân chia rõ ràng về mục đích của trị chơi sẽ giúp cho việc lĩnh hội kiến
thức và kỹ năng trong khi chơi dễ dàng và thuận lợi hơn, việc đánh giá mức độ
hiểu của trẻ về biểu tượng hình dạng sẽ dể dàng hơn. Khi tham gia vào một trò
chơi được chuẩn bịkỹ càng sẽ tạo sự hưng phấn, tích cực ở người chơi giúp cho
việc lĩnh hội kiến thức đến một cách tự nhiên không ép buộc không tạo sự căng
thẳng, nặng nề như khi tiếp nhận kiến thức kiểu truyền thống. Ví dụ: Khi tham
gia vào trị chơi “Ơ cửa bí mật”, với mục đích ban đầu là củng cố, mở rộng thêm
vốn hiểu biết của trẻ về khối trụ, khối cầu, khối vuông và khối chữ nhật, trẻ sẽ
được lần lượt mở từng ơ cửa và khám phá nó, khi trả lời câu hỏi trẻ sẽ tự suy
nghĩ, phân tích tìm ra những điểm cần chú ý và “lục lọi” trí nhớ của thân để tìm
câu trả lời đúng qua đó góp phần giúp trẻ rèn luyện khả năng trí nhớ về hình khối
của bản thân. Cũng dể dàng để giáo viên đánh giá năng lực của trẻ.

+ Bên cạnh đó, TCHT cũng là một loại trị chơi mới lạ, mỗi lần chơi trẻ sẽ có
cơ hội tham gia một trị chơi mới có luật chơi và cách chơi khác nhau, trẻ sẽ hưng
phấn và tích cực hơn trong khi chơi. Những kiến thức về hình dạng được lồng
ghép một cách nhẹ nhàng và hiệu quả khi trẻ tham gia chơi. Ví dụ: Khi tham gia
trị chơi “Ai nhanh trí nhất” cơ sẽ chia lớp thành 3 nhóm, đưa ra 2 hình khối là
khối chữ nhật và khối vng ra trước mặt các nhóm, cơ sẽ cho trẻ tìm ra điểm
khác biệt giữa 2 hình khối. Điều này đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, phát hiện ra những
điểm mới, giúp trẻ khắc sâu kiến thức mà GV khơng cần phải giải thích q
nhiều.

Tóm lại, TCHT có ý nghĩa quan trọng đối với việc quy định trí tuệ và phát
tiển và phát triển nhân cách trẻ. Trong lúc chơi trẻ trao đổi đổi kinh nghiệm,
tương tác lẫn nhau từ đó trẻ tiếp thu kiến thức một cách một cách dễ dàng hơn.
Nó cịn được coi là một trong những phương tiện có hiệu quả để quả để hình
thành thành những biểu tượng về thế giới xung quanh nói chung và biểu tượng về
hình dạng nói riêng cho trẻ mầm non.


1.6. Vai trò của giáo viên mầm non trong việc thiết kế và sư dụng trị
chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi

20


×