Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

QUY ĐỊNH VỀ HỌC PHẦN ĐỒ ÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỂM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.33 KB, 12 trang )

QUY ĐỊNH VỀ HỌC PHẦN ĐỒ ÁN/KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Thơng tin chung

- Tên gọi Đồ án tốt nghiệp (được dùng cho các ngành khối kỹ thuật) và Khóa luận
tốt nghiệp (được dùng cho các ngành khối cơng nghệ) là kết quả một cơng trình nghiên
cứu khoa học của sinh viên trong trường đại học, được tiến hành ở giai đoạn cuối khoá
dưới sự hướng dẫn của giảng viên và hội đủ các điều kiện theo qui định.

- Đồ án/Khóa luận tốt nghiệp (sau đây viết tắt chung là ĐA/KLTN) phải có tính mới,
tính sáng tạo, tính ứng dụng cao.

- ĐA/KLTN bao gồm 2 phần chính: Cơ sở lý thuyết (phần thuyết minh) và thực
nghiệm (chương trình ứng dụng, phần mềm ứng dụng, phần cứng, mơ hình,…).

- ĐA/KLTN phải được trình bày đúng quy cách, có cấu trúc hợp lý, văn phong trong
sáng, dùng thuật ngữ và kí hiệu chính xác và tuyệt đối chấp hành quy định của Khoa về
Kết cấu và hình thức trình bày ĐA/KLTN.

- ĐA/KLTN phải hoàn thành đúng thời gian quy định.

- Tổ chức đánh giá ĐA/KLTN: Sau thời gian qui định thực hiện ĐA/KLTN, Khoa sẽ
tổ chức xét duyệt điều kiện báo cáo ĐA/KLTN với những nội dung sau:

+ Sinh viên khi chưa thanh toán hết các khoản nợ đối với Nhà trường sẽ không
được báo cáo ĐA/KLTN;

+ Giảng viên hướng dẫn đánh giá ĐA/KLTN không đạt yêu cầu sẽ không được
báo cáo ĐA/KLTN;

+ Sinh viên trình bày ĐA/KLTN khơng đúng quy định của Khoa sẽ không được


báo cáo ĐA/KLTN.

+ Sinh viên nộp ĐA/KLTN không đúng thời hạn sẽ xem như không thực hiện
ĐA/KLTN.

+ Sinh viên cả đợt làm ĐA/KLTN không gặp giảng viên hướng dẫn sau lần giao
nhiệm vụ đầu tiên, hàng tuần không báo cáo tiến độ thực hiện sẽ bị xử lí như là khơng thực
hiện ĐA/KLTN và bị đình chỉ, khơng được đánh giá ĐA/KLTN.

2. Các bước trong quy trình tiến hành thực hiện ĐA/KLTN

1. Sinh viên nhận đề tài.
2. Sinh viên tìm tài liệu tham khảo.
3. Sinh viên viết đề cương (kế hoạch) thực hiện ĐA/KLTN và trình giảng viên
hướng dẫn xét duyệt.
4. Sinh viên tiến hành nghiên cứu lý thuyết, làm thực nghiệm theo nội dung đề
cương đã được duyệt.
5. Sinh viên báo cáo hàng tuần với giảng viên hướng dẫn tình hình thực hiện
ĐA/KLTN.

Trang 1

6. Sinh viên hoàn chỉnh và nộp ĐA/KLTN về giảng viên hướng dẫn lần cuối để
được giảng viên xác nhận mức độ hoàn thành ĐA/KLTN (không chấm điểm).

7. Sinh viên nộp ĐA/KLTN về Văn phòng Khoa 01 bản in có chữ ký xác nhận của
giảng viên hướng dẫn.

8. Khoa tổ chức họp xét duyệt điều kiện báo cáo ĐA/KLTN của sinh viên và thông
báo lịch đánh giá ĐA/KLTN cho sinh viên.


9. Sinh viên chuẩn bị nội dung và trình bày ĐA/KLTN (slide trình chiếu, phần
mềm, mơ hình thiết kế,…) trước giảng viên để được đánh giá, chấm điểm.
3. Kết cấu và hình thức trình bày của một quyển ĐA/KLTN
3.1 Kết cấu ĐA/KLTN
3.1.1 Bìa và các trang phụ

- Bìa chính (in nhũ vàng)
- Bìa phụ (in màu theo mẫu bìa chính)
- Các trang phụ:

+ Mục lục
+ Lời cảm ơn
+ Lời cam đoan
+ Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
+ Danh mục các từ viết tắt – thuật ngữ Anh – Việt
3.1.2 Nội dung chính
Phần I: Mở đầu
Trình bày tóm tắt vấn đề nghiên cứu, các hướng tiếp cận, cách giải quyết vấn đề và
một số kết quả đạt được trong vòng 1 – 2 trang. Cụ thể:
1. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Các kết quả đạt được của đề tài
7. Kết cấu của ĐA/KLTN (bao gồm bao nhiều chương, tên của từng chương)
Phần II: Nội dung

Trang 2


Phần nội dung chính của ĐA/KLTN bao gồm tối thiểu 03 chương, số chương tối đa
tùy thuộc vào nội dung, quy mô của đề tài. ĐA/KLTN cần nêu rõ tổng quan tình hình
nghiên cứu vấn đề, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, phương pháp
và các kết quả nghiên cứu.

Một số gợi ý để sinh viên tham khảo:
Chương 1. Giới thiệu chung về chủ đề của ĐA/KLTN. Bối cảnh ra đời, nhu cầu
thực tiễn về sản xuất hoặc nghiên cứu khoa học.
Chương 2. Tổng hợp kiến thức liên quan đến ĐA/KLTN.
Chương 3. Phân tích nhiệm vụ. Nêu các phương án thực hiện khác nhau và so sánh
đánh giá lựa chọn một số giải pháp thích hợp.
Chương 4. Thiết kế và thực hiện phương án lựa chọn của mình. Trong đó, cuối
phần này có báo cáo kết quả thực nghiệm và sản phẩm (phần mềm, phần cứng, mơ
hình,...) và đánh giá kết quả. Đây là phần thể hiện nội dung của ĐA/KLTN nên phần này
rất quan trọng, cần nói rõ kết quả đã đạt được do chính sinh viên làm ra để quý thầy cô
đánh giá.
Phần III: Kết luận và đề nghị
Phải khẳng định được những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những đóng góp giải
pháp kỹ thuật mới, hướng phát triển (nếu có), yêu cầu kết luận rõ ràng, ngắn gọn, khơng
cần bình luận phần này.
Theo thông lệ phần này nằm cuối báo cáo, bao gồm các nội dung:
- Kết luận về toàn bộ nghiên cứu của ĐA/KLTN
- Các đề nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu.
3.1.3 Phần phụ
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục: nhằm bổ sung, chi tiết hoá, làm rõ những phần cần thiết thuộc nội dung
chính của bản thuyết minh.
3.2 Hình thức trình bày ĐA/KLTN
- Số trang quy định: Phần thuyết minh ĐA/KLTN có số trang tối thiểu 60 trang.

- Page setup: Top: 02cm; Bottom: 02cm; Left: 03cm; Right: 1.5cm
- Font chữ: Times New Roman, Size 13
- Cách dòng (Line spacing): 1.3
- Cách đoạn (Spacing): Before: 6pt; Apter: 0pt;
- Chấm xuống dòng phải thụt đầu dòng (first line): 1,0 cm.

Trang 3

- Header và Footer: 1,0 cm và trình bày như sau (ví dụ minh họa):
+ Header ghi tên đề tài và trang số.
+ Footer ghi chương số và tên chương, font size từ 8 – 13 tùy theo số chữ.
+ Gạch dưới tiêu đề Header và gạch trên tiêu đề Footer bằng một đường ngang đơn.
Ví dụ:

- Cách đánh số trang
+ Các trang phụ: Từ trang Lời cảm ơn đến hết danh mục các từ viết tắt – thuật ngữ
Anh – Việt được đánh số trang theo số La Mã, kiểu chữ thường, (i, ii, iii, iv, v, …)
+ Phần chính: từ phần I đến hết Phần phụ lục được đánh số trang bằng số Ả rập, (1,
2, 3, 4, 5, 6,…)
+ Không đánh số trang cho các trang: Trang bìa phụ; Mục lục.
- Cách đánh số các mục, tiểu mục và định dạng: không đánh số La Mã, đánh theo
số Ả rập và định dạng theo hình thức sau. Ví dụ:

Chương 1 (Bold)
1.1. (Bold)
1.1.1 (Bold, Italic)
1.1.2 (Bold, Italic)
Chương 2 (Bold)
2.1 (Bold)
2.1.1 (Bold, Italic)

2.1.2 (Bold, Italic)

Lưu ý: sinh viên tuyệt đối tuân thủ qui định về font chữ, kích thước, cách dịng;
khơng được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; không được ghi tên giảng viên
hướng dẫn hoặc tên sinh viên vào Header và Footer.
3.3 In ấn và nộp
- ĐA/KLTN phải đóng bằng đinh bấm, tuyệt đối khơng đóng bằng lị xo - đục lỗ.

Trang 4

- ĐA/KLTN được in trắng đen trên giấy trắng khổ giấy A4 (210mm x 297mm), chỉ
in màu đối với những trang ch́ưa những hình vẽ quan trọng mà tác giả cảm thấy cần thiết
phải in màu.

- Sinh viên hoàn tất ĐA/KLTN tiến hành in và nộp 02 (hai) quyển kèm theo đĩa
CD. Một quyển nộp văn phòng khoa theo thời hạn để khoa xét duyệt trước khi tổ chức
chấm ĐA/KLTN, một quyển phải đóng bìa (bìa cứng màu xanh nước biển nhạt và chữ
nhũ vàng), gáy của quyển ĐA/KLTN ghi tên đề tài và năm tốt nghiệp.

- Nội dung ĐA/KLTN ghi trên đĩa CD nộp kèm quyển ĐA/KLTN (dán vào trang
cuối cùng) gồm các nội dung như sau:

+ File Readme: Giới thiệu về tác giả và các hướng dẫn cần thiết khi mở đĩa CD.
+ Thư mục Word: Chứa các file định dạng .doc của ĐA/KLTN.
+ Thư mục Pdf: Chứa các file định dạng .pdf của ĐA/KLTN.
+ Thư mục Resource: Chứa nội dung tài liệu tham khảo, phần mềm sử dụng.
+ Thư mục Source: Chứa chương trình nguồn, các bản vẽ, sơ đồ cần thiết… của
ĐA/KLTN.
+ Bìa đĩa CD gồm các thơng tin: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Văn
Hiến, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Tên đề tài, Chuyên ngành, Tên tác giả, Mã số sinh

viên, Giảng viên hướng dẫn, Năm tốt nghiệp.
Ví dụ:

ĐIỀU KHIỂN XE ROBOT STREAM HÌNH HẢNH QUA WEB BẰNG RASPBERRY 2018

4. Báo cáo thuyết trình
4.1 Cấu trúc một báo cáo thuyết trình

- Trang đầu bao gồm tiêu đề báo cáo, tên ĐA/KLTN, tên sinh viên thực hiện và
giảng viên hướng dẫn.

- Trang một hoặc hai slide tóm tắt về một số vấn đề liên quan đến nội dung
ĐA/KLTN (tình hình thực tiễn, nhu cầu xã hội, nhu cầu sản xuất và lý do chọn đề tài).

Trang 5

- Các trang tiếp theo trình bày giải pháp thiết kế của sinh viên. Đây là phần chính
của ĐA/KLTN. Có thể có nhiều phương án khác nhau. Lý do đưa ra phương án sinh viên
lựa chọn. Cách thiết kế phần cứng, phần mềm.

- Các trang trình bày kết quả thực nghiệm (nếu có), đánh giá kết quả và kết luận.

4.2 Một số lưu ý trong khi trình bày báo cáo thuyết trình

- Nên sử dụng công cụ Microsoft PowerPoint để soạn các slide trình chiếu. Cần
giới hạn nội dung của một slide, không nên viết quá nhiều hoặc q ít. Trình bày trên slide
càng nhiều hình ảnh càng tốt, cỡ chữ trên slide với tiêu đề là 44, nội dung là 32. Trong các
slide nên sử dụng hiệu ứng đơn giản.

- Thời gian dành cho sinh viên báo cáo thuyết trình 01 đề tài ĐA/KLTN khoảng 10

đến 20 phút (kể cả thời gian trả lời câu hỏi của giảng viên chấm ĐA/KLTN). Do đó, sinh
viên khơng nên nói q nhiều hay tập trung quá nhiều vào các chi tiết hoặc một số vấn đề
nào đó.

5. Đánh giá kết quả

Khoa tổ chức chấm ĐA/KLTN sau khi xét duyệt điều kiện báo cáo ĐA/KLTN của
sinh viên. Điểm ĐA/KLTN là trung bình cộng của các giảng viên chấm ĐA/KLTN theo
danh sách do Khoa/ Bộ mơn bố trí.

Điểm ĐA/KLTN được đánh giá dựa theo các tiêu chí sau:

Stt Công việc Thang điểm

01 Mức độ thời sự của đề tài, mức độ khó của đề tài 1,0

02 Tính đúng đắn và hợp lý của thiết kế, giải pháp được 5,0
đưa ra trong ĐA/KLTN và kết quả đạt được

03 Tinh thần và thái độ làm việc: chăm chỉ, cần cù, 1,5
nghiêm túc và tinh thần tự lập trong khi làm việc

04 Nguồn tài liệu tham khảo liệt kê rõ ràng 0,5

05 Khả năng thuyết trình ĐA/KLTN 1,5

06 Hình thức trình bày ĐA/KLTN 0,5

Tổng cộng 10


Trang 6

Mẫu 01

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ( Size 14)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN (Size 16)
KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ (Bold, size 16)

(Height: 3.83cm, Width: 4cm, center)

ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP

(Bold, size 26)

.........................................................................................................
...................................................................................................

(Bold, size 18 – 30, tuỳ theo số chữ của tên đề tài)

GVHD: TS. NGUYỄN VĂN A (Bold, size 14, in hoa)
SVTH: NGUYỄN THỊ A (Bold, size 14, in hoa)
MSSV: 151A1021001 (Bold, size 14, in hoa)
LỚP: 11A1021 (Bold, size 14, in hoa)

TP. HỒ CHÍ MINH – 20...(Bold, size 14, in hoa, center)

Trang 7


Mẫu 02 Trang
MỤC LỤC (Bold, size 14)
1
Mở đầu (size 13) 1
Chương 1 TÊN CHƯƠNG
1.1 Tên mục
1.1.1 Tên tiểu mục
1.1.2 Tên tiểu mục
1.1.3 Tên tiểu mục
1.2 Tên mục
1.2.1 Tên tiểu mục
1.2.2 Tên tiểu mục
1.2.3 Tên tiểu mục
Chương 2 TÊN CHƯƠNG
2.1 Tên mục
2.1.1 Tên tiểu mục
2.1.2 Tên tiểu mục
2.2 Tên mục
2.2.1 Tên tiểu mục
2.2.2 Tên tiểu mục
Kết luận và đề nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
• Ghi chú:
- In đậm tiêu đề của các chương, mục lớn (toàn bộ size: 13)
- Chữ số thứ nhất chỉ thứ tự chương
- Chữ số thứ 2 chỉ thứ tự mục trong chương
- Chữ số thứ 3,…,chỉ thứ tự các tiểu mục

Trang 8


Mẫu 03

LỜI CẢM ƠN ( bold, size 14)
Size 13: ...................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tp.Hồ Chí Minh, ngày..........tháng.............năm...........
Sinh viên thực hiện

Ghi chú:

Viết ngắn gọn, thể hiện sự biết ơn của mình đối với những người đã giúp mình
hồn thành ĐA/KLTN.

Mẫu 04
LỜI CAM ĐOAN (bold, size 14)
Size 13:..…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

Tp.Hồ Chí Minh, ngày..........tháng.............năm...........
Sinh viên thực hiện

Ghi chú:

Sinh viên ghi rõ “Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, do tơi tự
thực hiện, khơng sao chép, vay mượn từ các cơng trình nghiên cứu khoa học khác. Đảm
bảo mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn, ghi chú đầy đủ”. Tác giả kí tên và vui lịng
ghi rõ họ tên.

Trang 9

Mẫu 05
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, LƯU ĐỒ, HÌNH (Bold, size 14)

Bảng 1.1 (size 13) .....................................................................................................Trang

Bảng 1.2 ....................................................................................................................

Lưu đồ 2.1 .................................................................................................................

Hình 2.2.....................................................................................................................

Ghi chú:
- Chữ số thứ nhất chỉ tên chương.
- Chữ số thứ hai chỉ thứ tự bảng biểu, lưu đồ, hình,…trong mỗi chương.

- Ở cuối mỗi lưu đồ, hình vẽ trong mỗi chương phải có ghi chú, giải thích, nêu rõ nguồn
trích dẫn.
- Ở đầu mỗi bảng biểu trong mỗi chương phải có ghi chú, giải thích, nêu rõ nguồn trích
dẫn.
- Việc đánh số bảng biểu, lưu đồ, phương trình phải gắn với số chương; Ví dụ Hình 1.3
có nghĩa là hình thứ 3 trong Chương 1. Mọi lưu đồ, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải
được trích dẫn đầy đủ, thí dụ “Nguồn: Bộ thơng tin và Truyền thơng 2014”. Nguồn được
trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Thông thường
những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị
này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể có những trang riêng nhưng phải tiếp theo ngay
phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
- Các bảng rộng trình bày theo chiều đứng dài 297mm của trang giấy, chiều rộng của
trang giấy có thể hơn 210mm. Chú ý gấp trang giấy này sao cho số và đầu đề của hình vẽ
hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà khơng cần mở rộng tờ giấy. Cách làm này giúp để
tránh bị đóng vào gáy của ĐA/KLTN phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép
gấp bên ngoài. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này.
- Các lưu đồ nên được vẽ chuẩn xác, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ bằng cỡ
chữ sử dụng trong văn bản ĐA/KLTN. Khi đề cập đến các biểu bảng, lưu đồ phải ghi rõ số
của bảng biểu, lưu đồ đó; Thí dụ “…được nêu trong Bảng 3.1” hoặc “(xem Hình 3.2, Trang
...)” mà khơng được viết “…được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị X và Y sau
đây”.

Trang 10

Mẫu 06
KÍ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ ANH – VIỆT (Bold, size 14)

OS Operating System Hệ điều hành máy tính
LAN Local Area Network Mạng máy tính cục bộ
STP Shielded Twisted Pair Cáp xoắn đơi có vỏ bọc

DC Domain Controller Hệ thống tên miền
FCO Fuse Cut Out Cầu chì tự rơi
FM Frequency Modulation Biến điệu tần số
SISO Single Input Single Output Hệ thống 1 ngõ vào 1 ngõ ra
MIMO Multi Input Multi Output Hệ thống nhiều ngõ vào , nhiều ngõ ra
MCB Miniature Circuit Breaker Bộ ngắt mạch loại nhỏ
RCD Residual Current Device Thiết bị chống dòng điện dư
….

Ghi chú:

- Cụm từ viết tắt là các chữ cái và các ký hiệu thay chữ được viết liền nhau, để thay cho
một cụm từ có nghĩa thường được lặp nhiều lần trong ĐA/KLTN.

- Các từ viết tắt được xếp theo thứ tự alpha B.

- Không lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử
dụng nhiều lần trong ĐA/KLTN. Không được viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề;
không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đồ án tốt nghiệp. Nếu cần viết tắt những từ,
thuật ngữ, tên các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức thì chỉ được viết tắt sau lần viết thứ nhất
có kèm theo chữ viết tắt ở trong dấu ngoặc đơn.

Trang 11

Mẫu 07
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (Bold, size 14)
Tiếng Việt:
[1] Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Viết Đảm, Trạm chuyển tiếp thông minh trong
thơng tin vơ tuyến, Tạp chí Bưu chính viễn thông, Số 314(514), trang 33 (kỳ 1,
10/2007).

[2] Tập thể tác giả, Viễn thông số, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội, 2002.
[3] ……………….
Tiếng Anh:
[1] Bouding K.E (1995), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
[2] Andeson, JE (1985), The RelativeIneffciency of Quota, The Cheese case,
American Economic review, 74 (1), pp 78-90.
[3] ………………..
Danh mục các Website tham khảo:
[1] Lý thuyết viễn thông: /> [2] www.vnpt.com.vn.
[3] ………………..

Ghi chú:
- Tài liệu tham khảo là danh sách nguồn tài liệu đã được trích dẫn, sử dụng trong
ĐA/KLTN.
- Nếu tài liệu tham khảo là sách thì liệt kê theo th́ư tự sau: Tên tác giả (các tác giả), tên
sách, nhà xuất bản, năm xuất bản.
- Nếu tài liệu tham khảo là các bài báo trong các tạp chí thì liệt kê theo th́ư tự: Tên tác giả
(các tác giả), tên bài báo, tên tạp chí, số xuất bản, năm xuất bản.
- Nếu tài liệu tham khảo là thông tin trên mạng internet thì phải ghi đầy đủ đường link
đến tài liệu đó.

Trang 12


×