ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP
TRƯỜNG TIỂU HỌC LAM SƠN
BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG PHẦN MỀM PADLET
LƯU TRỮ HỒ SƠ HỌC TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT
Ở TIỂU HỌC
Người thực hiện: Bùi Thị Mỹ Thoa - GV Mĩ Thuật
Năm học: 2023 – 2024
BIỆN PHÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LAM SƠN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIỆN PHÁP
“ Sử dụng phần mềm Padlet lưu trữ hồ sơ học tập và đánh giá sản
phẩm học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số
chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc áp
dụng cơng nghệ vào giáo dục có vai trị vơ cùng to lớn, tạo nên nhiều bước
ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả
hơn.
Ngày nay sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi
người giáo viên truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của
người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian. Hiện tại,
chuyển đổi số trong giáo dục được ứng dụng dưới hình thức ứng dụng cơng
nghệ trong đổi mới phương pháp giảng dạy, lưu trữ quản lí hồ sơ của giáo viên,
học sinh.
Cụ thể với chương trình giáo dục phổ thơng 2018 mơn Mĩ thuật chú trọng
đổi mới phương pháp, vận dụng đa dạng hình thức, không gian học tập, các chất
liệu, vật liệu sưu tầm, tái sử dụng trong thực hành, sáng tạo. Đổi mới đánh giá
trọng tâm là đánh giá năng lực thẩm mỹ. Phương pháp đánh giá chủ yếu là đánh
giá quá trình kết hợp với đánh giá tổng kết thơng qua sử dụng những công cụ
đánh giá như quan sát, nhận xét sản phẩm, dự án nhỏ, hồ sơ học tập…; tạo cơ
hội để học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong thảo luận nghệ thuật và
thực hành nghệ thuật chính vì thế việc ứng dụng phần mềm trong dạy mơn nghệ
thuật đóng góp cho sự thành cơng giáo dục môn học.
2. Cơ sở thực tiễn
Sau 3 năm giảng dạy môn Mĩ thuật 1, 2, 3 theo chương trình GDPT 2018
tại Trường Tiểu học Lam Sơn, tôi nhận thấy học sinh được tự do sáng tạo, trong
mỗi tiết học, HS khám phá ra những điều mới mẻ hơn. Học sinh phát triển khả
năng sáng tạo, phát triển khả năng giao tiếp, kỹ năng trình bày sản phẩm của
mình trước đám đơng. Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về
mặt thời gian hoặc sợ mình khơng làm được. Đối với học sinh cá biệt, ít quan
tâm đến việc học lại trở nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở
việc làm việc theo nhóm. Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả
năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn
học khác được nâng cao.
Khơng những thế nó cịn mang lại niềm vui cho các thầy cơ giáo, những
người hàng ngày chứng kiến các em tìm thấy niềm vui, sự sáng tạo, lòng đam
mê trong từng sản phẩm do chính tay các em và bạn làm ra. Nhưng bên cạnh
đấy tơi nhận thấy các vấn đề sau cịn tồn tại, cản trở việc nâng cao chất lượng
học tập của học sinh đó là:
- Lớp học đông học sinh dẫn đến giáo viên khó có thể bao quát và đánh giá
hết sản phẩm học sinh trong 1 tiết học.
- Diện tích khơng gian lớp học hạn hẹp do đó ảnh hưởng đến việc sử dụng
sản phẩm của học sinh trưng bày, lưu góc tập.
- Thời lượng 1 tiết học ngắn.
Từ những điều đó làm tơi ln trăn trở: Làm thế nào có thể giúp học sinh
thoải mái trong việc trưng bày sản phẩm của cá nhân, nhóm? Làm thế nào có thể
giúp học sinh nâng cao năng lực đánh giá, tự đánh giá kết quả học tập? Làm thế
nào giáo viên có thể lưu trữ hết sản phẩm của học sinh? Làm thế nào mà trong
khoảng thời gian 35-40 phút giáo viên có thể chia sẻ, đánh giá được hết kết quả
học tập của học sinh trong lớp…chính vì các lí do trên tơi chọn đề tài “ Sử dụng
phần mềm Padlet lưu trữ hồ sơ học tập và đánh giá sản phẩm học sinh trong
dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học”.
II. THỰC TRẠNG
a/ Thuận lợi:
- Giáo viên dạy Mĩ thuật luôn được sự quan tâm của Ngành cấp trên, đặc
biệt Ban Giám hiệu nhà trường. Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học, tài liệu tối thiểu giúp giáo viên giảng dạy tốt. Đồng thời đề cử,
tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, triển khai dự chuyên đề, Sinh
hoạt chuyên môn về ứng dụng công nghệ thơng tin vào giảng dạy góp phần nâng
cao năng lực chuyên môn.
- Các hoạt động của mỗi chủ đề nối tiếp liền mạch nhau, làm cho học sinh
luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, sáng tạo với nhiều trải nghiệm. Mặt
khác, các em được thỏa thích với những sáng tạo, được trao đổi, học hỏi từ bạn
rất nhiều. Thông qua hoạt động mỹ thuật thực tế, học sinh tự mình làm tích lũy
được cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành,
phát triển những năng lực cá nhân. Chính bản thân các em sẽ tự tin trình bày
những ý kiến cá nhân trước tập thể.
b/ Khó khăn
- Sĩ số lớp học đông (khoảng 50 hs/lớp). Thời lượng một tiết dạy chỉ 35
phút, thời gian 2 tiết học khơng liền mạch do đó gây bất cập trong việc hoàn
thành sản phẩm đúng thời gian .
- Năng lực nhận thức, tiếp thu kiến thức của một số học sinh cịn thấp, chất
lượng học tập bộ mơn khơng đồng đều. Từ đó, tiến độ hồn thành sản phẩm
cũng chưa đảm bảo ngay tại lớp.
- Không gian lớp hẹp khó trưng bày sản phẩm.
c/ Đối tượng khảo sát:
- Để có biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy này, tôi đã tiến hành khảo
sát sự hứng thú trong trưng bày đánh giá, chia sẻ kết quả học tập của học sinh
khối lớp 3 đầu năm năm học 2022 – 2023 và đầu năm học 2023 – 2024 có kết
quả như sau:
Đầu năm học 2022 – 2023
Lớp Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú
SL % SL % SL %
3/4 49 12 24,5 24 49,0 13 26,5
3/5 48 10 20,8 23 47,9 15 31,3
Đầu năm học 2023 – 2024
Lớp Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú
SL % SL % SL %
4/1 50 15 30,0 15 30 20 40
4/2 48 17 35,4 13 27,1 18 37,5
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về ứng dụng Padlet và cách
sử dụng.
Vào đầu năm học giáo viên giới thiệu sơ lược về tính năng của Padlet.
Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề
nào đó một cách dễ dàng. Ngồi ra, Padlet cịn là một cơng cụ rất hữu ích trong
giảng dạy. Giúp giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học
sinh. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất
là các bạn học sinh, giáo viên thường sử dụng nó để tương tác trong và sau giờ
học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng trang web.
/>
a/ Trường hợp trong giờ học
Học sinh sử dụng điện thoại (máy tính bảng cung cấp) giáo viên cung cấp
sử dụng app padlet. Hoặc dưới sự hỗ trợ của giáo viên chụp và gửi bài của học
sinh khi các con làm xong bài tập ngay tại lớp.
Bước 1: Học sinh mở app Padlet trên điện thoại (máy tính bảng).
Bước 2: Học sinh mở trang thư mục bài học, bấm vào dấu (+) gửi hình và
ghi tên mình và đặt tên tranh.
Bước 3: Học sinh bấm xuất bản (gửi đi)
a/ Trường hợp sau giờ học
Giáo viên Mĩ thuật phối hợp cùng GVCN gửi link về group zalo của lớp.
Học sinh sử dụng điện thoại của ba mẹ hoặc laptop để đăng nhập đường link và
gửi sản phẩm mĩ thuật như gửi bài ở lớp dưới sự hướng dẫn của GV.
Trên trang thư mục học sinh có thể xem được sản phẩm của mình của
bạn, có thể đánh giá sao hoặc bình luận, nhận xét với sản phẩm của bạn.
Tiện ích lớn nhất của Padlet là giáo viên có thể chia sẻ mọi tài liệu trên
đó, giao nhiệm vụ, học sinh khơng cần gặp giáo viên vẫn nhận được nhiệm vụ
và hoàn thành sản phẩm. Học sinh cũng có thể nhìn thấy sản phẩm của bạn, của
mình để nhận xét đánh giá sản phẩm, rút kinh nghiệm một cách tốt nhất. Tôi
thấy học sinh hứng thú sử dụng công cụ Padlet để gửi sản phẩm . Đánh giá sản
phẩm khơng cịn gây áp lực với học sinh cũng như giáo viên.
2/ Sử dụng lưu trữ và tạo nguồn kho học liệu số từ sản phẩm của học
sinh.
Tại giao diện chính của padlet, giáo viên tạo thư mục và từng khối lớp
mình giảng dạy giúp giáo viên sắp xếp dữ liệu một cách khoa học.
Trong từng thư mục giáo viên có thể tạo từng trang thư mục của từng lớp
với tên bài cụ thể.
Căn cứ trên giao diện trang thư mục có thể tạo giao nhiệm vụ cho học
sinh.
Thơng qua q trình hồn tất bài học, sản phẩm học sinh GV có thể dựa
vào đó đánh giá sản phẩm học sinh, trình chiếu cho học sinh xem kết quả học
tập sau mỗi tiết học hoặc trình chiếu vào cuối năm học giúp học sinh nhìn lại
quá trình học tập của bản thân. Đồng thời giáo viên có thể xem học sinh nào cần
giúp đỡ trong quá trình làm việc độc lập và dễ dàng thấy bao nhiêu học sinh gặp
khó khăn và khơng ai bị lãng quên trong giờ học. Bên cạnh đó phụ huynh học
sinh cũng có thể nắm bắt tình hình học tập của các con và hỗ trợ, tư vấn được
cho các con trong suốt quá trình học tập.
Bên cạnh đó Padlet cũng giúp giáo viên hình thành kho học liệu số cho
bản thân mình, giáo viên có thể dùng sản phẩm đẹp của học sinh để phục vụ
thiết kế sile giảng dạy giúp học sinh tham khảo ý tưởng thực hiện sản phẩm mĩ
thuật.
Mặt khác giáo viên lưu trữ được nhiều trang liên kết sau những buổi tập
huấn, tạo nguồn tư liệu tham khảo trong suốt quá trình giảng dạy bằng cách sao
chép liên kết link.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
a/ Về phía học sinh:
- Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thơng tin, biết cách sử dụng phần
mềm có sẵn để phục vụ nhu cầu học tập của bản thân.
- Biết lắng nghe ý kiến, góp ý từ thầy cơ và bạn bè.
- Được rèn tinh thần học hỏi, sáng tạo.
* Bảng khảo sát ý kiến học sinh:
Cuối năm học 2022-2023 sau khi thực hiện đề tài tơi đã có kết quả như
sau:
Lớp Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú
SL % SL % SL %
3/4 49 40 81,6 9 18,4 0 0,0
3/5 48 38 79,2 10 20,8 0 0,0
Giữa học kỳ I năm học 2023-2024 sau khi thực hiện đề tài tơi đã có kết
quả như sau:
Lớp Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú
SL % SL % SL %
4/1 50 30 60,0 20 40 0 0
4/2 47 32 68,1 15 31,9 0 0
Căn cứ vào bảng số liệu kết quả cho thấy số lượng học sinh rất hứng thú
hơn 80% vào cuối năm. Số lượng học sinh hứng thú khoảng 20 %.
b/ Về phía giáo viên
- Lưu trữ được tất cả sản phẩm mĩ thuật của học sinh nhất là những sản
phẩm đa dạng vật liệu, mơ hình 3D, 4D…
- Giải quyết vấn đề không gian trưng bày sản phẩm của học sinh khi sử
dụng lớp học dùng chung như hiện nay.
- Đánh giá năng lực, phẩm chất sát đối tượng học sinh.
- Hình thành kho học liệu số là nơi lưu trữ các tài liệu học tập đa dạng và
chất lượng cao, giúp cho giáo viên có thể truy cập và sử dụng các tài liệu này
một cách dễ dàng và nhanh chóng.
C. KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy học sinh thích thú với việc khám
phá phần mềm, hồn thành nhiệm vụ học tập tốt hơn, tự tin nhận xét đánh giá
sản phẩm Mĩ thuật. Việc dạy học, nhận xét đánh giá sản phẩm của giáo viên trên
lớp cũng nhẹ nhàng hơn; Việc vận dụng các phần mềm học tập Padlet tạo niềm
say mê nghiên cứu về nội dung dạy và học.
* Bài học kinh nghiệm
- Việc dạy Mĩ thuật khi số lượng học sinh khá đơng, sử dụng phịng học
dùng chung, thời gian tiết học ngắn và ngắt quãng. Mặt khác chương trình
GDPT 2018 đưa vào mở rộng đa dạng chất liệu, vật liệu mô hình 3D, 4D… gây
khó khăn nhất định. Có thể nói đó là nhiệm vụ nặng nề đối với đội ngũ giáo
viên dạy Mĩ thuật. Tuy nhiên, nếu giáo viên có sự đầu tư và nghiên cứu đúng
đắn thì chắc chắn khó khăn sẽ giải quyết được.
- Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học tập của học sinh; giúp
học sinh hoàn thành sản phẩm Mĩ thuật và đánh giá đúng đắn sự cần thiết của
môn Mĩ thuật cho tương lai của các em để từ đó học sinh có thể xác định được
động cơ, thái độ học tập tích cực.
- Không gây áp lực học đối với học sinh chậm, học năng không năng
khiếu. Thay vào đó động viên, khuyến khích để học sinh tự giác học.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để các giáo viên có thể tạo cảm
giác hứng thú trong học tập của học sinh cũng như trong việc giảng dạy của giáo
viên.
Trên đây là một số nội dung trình bày biện pháp nâng cao hiệu quả giảng
dạy mà bản thân tôi đã áp dụng. Với tinh thần học hỏi, tôi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của Hội đồng giám khảo. Trân trọng cảm ơn.
Gò Vấp, ngày 31 tháng 10 năm
2023.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Bùi Thị Mỹ Thoa
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
“Sử dụng phần mềm Padlet lưu trữ hồ sơ học tập và đánh giá sản phẩm học
sinh trong dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học” của cô Bùi Thị Mỹ Thoa áp dụng
hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng kí thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường năm
học 2023-2024; chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng của cá
nhân trước đó./.
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Tuyết Mai