UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA : NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THẢO
VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN
ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Quảng Nam, tháng 05 năm 2017
UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA : NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ THẢO
Mã số sinh viên :2113010348
Ngành học:
Sư phạm Ngữ văn
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S LÊ NGỌC BẢY
MSCB :.....
Quảng Nam, tháng 05 năm 2017
LỜI CẢM ƠN
“ Cách duy nhất để thành cơng trong bất cứ chuyện gì là tận tâm
tận sức” .
( Vince Lombardi )
Bản thân người nghiên cứu khơng dám khẳng định là khóa
luận này đã thành cơng hay chưa nhưng để q trình để hồn thành
khóa luận là cả một q trình lao động miệt mài, tận tâm tận lực của
người nghiên cứu. Đó là cả một q trình cố gắng khơng ngừng
nghỉ của bản thân, là sự tận tình hướng dẫn của giảng viên hướng
dẫn cùng những lời động viên từ phía gia đình, người thân và bạn bè
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn – Cơng tác xã hội đã đóng góp ý kiến. chỉnh sửa đề cương
chi tiết để tơi hồn thành khóa luận như ngày hôm nay.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè – những
nguồn động viên to lớn đã giúp tơi vượt qua những khó khăn từ lúc
bắt đầu nghiên cứu cho đến khi hoàn thành khóa luận như ngày hơm
nay.
Đặc biệt, học trị xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
thầy giáo Lê Ngọc Bảy – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo học trị trong suốt q trình nghiên cứu khóa luận.
Một lần nữa xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất !
Như đã nói ở trên, xét về khía cạnh nào đó khóa luận nàu chưa thực
sự thành cơng hay chẳng là gì so với đóng góp của những người đi
trước. Nhưng để có được nó người nghiên cứu đã lao động một cách
tận tâm và tận lực nhất có thể để nghiên cứu và suy nghĩ. Trong quá
trình nghiên cứu mặc dù đã rất cố gắng để hồn thành nhưng khóa
luận này sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng
góp, chỉ bảo từ phía các thầy cơ để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 .
Người nghiên cứu khóa luận
TRẦN THỊ THẢO
BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA
1 THPT TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2 GD – ĐT GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
3 GV GIÁO VIÊN
4 HS HỌC SINH
5 TS TIẾN SĨ
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU…………………………………………………. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………… 1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………… 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………… 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………… 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………... 3
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………….. 3
4.1. Phương pháp thống kê…………………………………... 3
4.2. Phương pháp phân tích………………………………….. 4
4.3. Phương pháp so sánh……………………………………. 4
4.4. Phương pháp hệ thống…………………………………... 4
4.5. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế………………….. 4
5. Lịch sử vấn đề……………………………………………... 4
6. Đóng góp của đề tài……………………………………….. 5
7. Cấu trúc đề tài……………………………………………... 6
PHẦN II. NỘI DUNG……………………………………….. 7
CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN
DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC
HIỂU Ở TRƯỜNG THPT…………………………………… 7
1.1. Tổng quan về PISA……………………………………… 7
1.1.1. PISA là gì?..................................................................... 7
1.1.2. Khái quát về PISA……………………………………. 7
1.1.3. Lĩnh vực đọc hiểu trong PISA………………………… 14
1.2. PISA Việt Nam…………………………………………. 17
1.2.1. Mục đích Việt Nam tham gia PISA…………………... 17
1.2.2. Thực trạng của Việt Nam khi tham gia PISA…………. 17
1.2.3. Kết quả của Việt Nam khi tham gia PISA…………….. 19
1.2.4. Lợi ích khi Việt Nam tham gia PISA…………………. 20
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO
PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG THPT……………….21
2.1. Thực trạng về năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh khi chưa
vận dụng theo cách đánh giá của PISA……………………… 21
2.1.1. Thực trạng phản ánh qua phương tiện truyền thông….. 21
2.1.2. Thực trạng qua việc điều tra thực tế ở trường THPT Huỳnh
Thúc Kháng và THPT Phan Chu Trinh – Tiên Phước………. 23
2.2.Nguyên nhân…………………………………………….. 37
2.2.1. Nguyên nhân từ phía giáo viên……………………….. 37
2.2.2. Nguyên nhân từ phía học sinh………………………… 40
2.3. Vận dụng cách đánh giá của PISA vào phân môn đọc hiểu ở
trường THPT thông qua bài kiểm tra cụ thể ở lớp 12………... 41
2.4. Kết quả rút ra……………………………………………. 43
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ THAY ĐỔI VỀ CÁCH
ĐÁNHGIÁ PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG
THPT THEO CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA……………… 46
3.1. Đổi mới cách xây dựng đề kiểm tra để đánh giá năng lực đọc
hiểu theo PISA………………………………………………. 46
3.1.1. Xây dựng đề theo hướng đa dạng công cụ đánh giá…... 46
3.1.2 . Phân hóa học sinh trong đề…………………………... 49
3.2. Đổi mới cách đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trong bài
kiểm tra theo cách đánh giá của PISA………………………. 51
3.3 . Đổi mới cách chấm điểm năng lực đọc hiểu văn bản theo cách
chấm điểm của PISA………………………………………… 62
PHẦN III. KẾT LUẬN……………………………………… 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………. 66
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống trong một thế kỉ bùng nổ của tri thức khoa học và
cơng nghệ. Để có thể vươn lên kịp thời đại Việt Nam cần có những người lao
động khơng những giỏi về tri thức mà còn phải thành thạo các kĩ năng cũng
như năng lực cần thiết. Tình hình đó địi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi
mới một cách toàn diện, để thực hiện mục tiêu giáo dục như trên thì chúng ta
khơng thể nói đến phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của
học sinh. Điều đó đã được cụ thể hóa trong Điều 5 của Luật giáo dục năm
2001 đã chỉ rõ “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi cho người học khả năng thực
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [ 17].
Hiện nay, dạy học trong nhà trường THPT không chỉ trang bị kiến thức
cho các học sinh mà cịn giúp các em hình thành kĩ năng cần thiết của công
dân thời đại mới thông qua phương pháp dạy học. Chính vì vậy, việc đổi mới
và nâng cao chất lượng dạy học đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
làm giáo dục hiện nay. Với tư cách là một trong môn học cốt yếu của phân
môn khoa học xã hội môn Ngữ văn trong nhà trường THPT đóng một vai trị
quan trọng trong chương trình giáo dục của tồn bộ mơn học. Mơn Ngữ Văn
là một môn công cụ lẫn bộ môn tri thức khi nó là nền tảng cơ sở để học tốt
những mơn khác. Học sinh cần phải đọc tốt, thành thạo chữ viết mới có thể
tiếp thu các bộ mơn cịn lại.
Đọc hiểu văn bản được xem là khâu đột phá trong việc tổ chức dạy và
học lẫn đánh giá kết quả kiểm tra của mơn Ngữ văn. Bởi vì thế việc đổi mới
cách đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh THPT để nâng cao hiệu
quả hoạt động dạy học môn Ngữ văn là một yêu cầu thiết thực để xây dựng
một nền giáo dục đạt hiệu quả. Song trong hoạt động kiểm tra đánh giá năng
lực cảm thụ văn học của học sinh trong môn Ngữ văn ở trường THPT còn
nhiều bất cập, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh làm cho học sinh không hứng thú với môn học khiến cho chất lượng giáo
dục không đạt yêu cầu đề ra.
Ở môn Ngữ văn, tính chủ động, sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học của
học sinh được thể hiện qua những lầm kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra vì
thế việc đổi mới trong khâu kiểm tra, đánh giá sẽ thổi một làn gió mới vào
phương pháp dạy học Văn nói chung và khâu kiểm tra, đánh giá kết quả của
học sinh nói riêng giúp các em hứng thú hơn với môn học. Một trong những
cách đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả nhằm phát huy năng lực sáng tạo, tư
duy logic của học sinh hiện nay là cách đánh giá của PISA. Để đạt hiệu quả cao
trong dạy học mơn Ngữ văn ở trường THPT thì đổi mới cách kiểm tra, đánh giá
năng lực cảm thụ văn học theo đánh giá PISA là một nhân tố quan trọng, đóng
vai trị quyết định trong chất lượng hoạt động dạy và học môn Ngữ văn.
PISA là một cuộc thi khảo sát chất lượng giáo dục ở các nước trên thế
giới dành cho học sinh ở lứa tuổi 15. PISA chủ yếu đánh giá năng lực của học
sinh tham gia thông qua các kiến thức về Toán học, Khoa học và kĩ năng Đọc
hiểu. Các nước tham gia PISA trên thế giới ngày càng tăng trong đó có Việt
Nam. Thơng qua PISA các nước có thể học tập ở cách kiểm tra của PISA
cũng như mục đích của cuộc thi để đổi mới phương pháp dạy học cũng như
cách kiểm tra để nâng cao chất lượng dạy học cho quốc qia mình. Áp dụng
cách đánh giá của PISA vào việc đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học
sinh THPT được xem là một khâu đột phá trong việc tổ chức kiểm tra và đánh
giá năng lực của học sinh. Điều này giúp cho các em học sinh phát huy được
tối đa tư duy sáng tạo ,hồn thiện những kĩ năng, tính tích cực trong q trình
học tập mơn học để khám phá những điều mới mẻ mà văn học đem lại để
hướng nhân cách bản than đi theo hướng tích cực.
Là một sinh viên ngành sư phạm, lại là một giáo viên Ngữ văn tương
lai nên tơi muốn góp một phần nhỏ cơng sức của mình để nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động dạy học Ngữ văn nên tôi quyết định chọn đề tài Vận dụng
cách đánh giá của PISA vào phân môn đọc hiểu văn bản ở trường THPT làm
đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu đề tài Vận dụng cách đánh giá của PISA vào phân
môn đọc hiểu văn bản ở trường THPT , khóa luận một lần nữa nhấn mạnh
việc đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng trong việc dạy
và học môn Ngữ văn. Đồng thời việc nghiên cứu đề tài này sẽ hỗ trợ cho việc
giảng dạy sau này. giúp ta nhìn thấy được hiệu quả của việc vận dụng cách
làm của PISA để đánh giá toàn diện hơn về năng lực đọc hiểu văn bản của
học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở
trường THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh THPT với việc kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản
theo đánh giá PISA.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học
sinh nói riêng và hoạt động dạy học mơn Ngữ văn ở trường THPT nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê
Nhằm tập hợp lại kết quả của các bài kiểm tra, đánh giá trước đó khi
chưa thực hiện đánh giá theo PISA để làm cho cơ sở cho việc so sánh và phân
tích.
4.2. Phương pháp phân tích
Để phân tích số liệu từ kết quả của những bài kiểm tra trước để từ đó
thấy được cần phải thay đổi cách kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn ở
trường THPT.
4.3. Phương pháp so sánh
Để so sánh kết quả của những bài kiểm tra qua từng kì, từng năm để
nhận biết rõ hơn về kết quả cũng như năng lực cảm thụ văn học của học sinh
qua từng năm.
4.4. Phương pháp hệ thống
Nhằm hệ thống lại những số liệu, phân tích từ kết những bài kiểm tra
trước để đi đến việc cần phải thay đổi cách kiểm tra, đáng giá năng lực cảm
thụ theo cách làm của PISA.
4.5. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Tiến hành phát phiếu khảo sát cho các học sinh các khối lớp 10, 11, 12
tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và THPT Phan Châu Trinh.
5. Lịch sử vấn đề
Mặc dù vận dụng cách làm của PISA đã được triển khai ở nhiều nước
trên thế giới song ở Việt Nam vẫn có rất ít bài nghiên cứu viết về cách vận
dung PISA vào đánh giá kết quả học tập của học sinh, trong đó có :
- Bài viết Tổng quan về PISA và dạy học, kiểm tra môn Ngữ văn của
trinhquynh.edu.vn cũng đã bàn luận đến vấn đề đánh giá, kiểm tra theo PISA
trong môn Ngữ văn. Bài viết hướng dẫn cách ra đề và đáng giá theo cách mã
hóa của PISA một cách khái quát để ta nhận thấy được nét mới trong đánh
giá, kiểm tra môn Ngữ văn theo cách làm của PISA.
- Bài viết Vận dụng PISA đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở
trường THPT trong chuyên mục Giáo dục của tờ báo Báo mới điện tử đã nêu
ra được mục đích, ý nghĩa của việc vận dụng PISA vào đánh giá chất lượng
học tập môn Ngữ văn ở trường THPT nhằm đánh giá năng lực, kĩ năng của
học sinh trong việc học tập môn Ngữ văn đồng thời giới thiệu cách ra đề và
cách đánh giá theo bộ đề và mã hóa kết quả của PISA.
- Bài viết Vận dụng PISA trong đánh giá năng lực đọc - hiểu văn bản
Ngữ văn của học sinh THPT của Báo điện t̉ư Giáo dục và thời đại, 03/4/2014
cũng chỉ nêu khai quát về lợi ích của việc vận dụng cách đánh giá của PISA
vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh.
- Bài tham luận Vận dụng PISA trong đánh giá năng lực đọc - hiểu văn
bản Ngữ văn của học sinh THPT của Ths Đoàn Thị Hải Lý – THPT Chuyên
Trần Đại Nghĩa – HCM cũng chỉ só sánh cách làm hiện tại trong kiểm tra
đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh với cách làm kiểm tra đánh giá năng
lực đọc hiểu của PISA.
- Bài viết Vận dụng cách thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu
của PISA vào môn Ngữ văn của Bộ GD – ĐT cũng chỉ ra ưu điểm của cách
đánh giá PISA và những đặc trưng cơ bản của chương trình PISA.
Trong q trình thực hiện đề tài này, tơi xin tiếp thu những thành tựu
của những bài nghiên cứu trước để làm cơ sở lí luận vững chắc cho bài luận
giúp cho đề tài hoàn thiện hơn về nội dung lẫn hình thức.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài này giúp cho chúng ta nhận ra rằng, việc kiểm tra, đánh giá năng
lực đọc hiểu văn bản của học sinh trong môn Ngữ không nên chú trọng quá
nhiều vào lí thuyết chủ yếu là chú trọng vào năng lực, kĩ năng trình bày văn
bản của học sinh.
Đồng thời giúp chúng ta xây dựng được bộ đề đúng để đáng giá toàn
diện năng lực của học sinh trong việc học tập mơn Ngữ văn cũng như việc mã
hóa khi đánh giá kết quả để nhận ra những thiếu sót trong kĩ năng, lí thuyết
của học sinh để có phương pháp điều chỉnh giúp các em nhận thức đúng đắn
về kiến thức hay bồi đắp hơn về năng lực cảm thụ cũng như kĩ năng hành văn
để nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của học sinh THPT.
7. Cấu trúc đề tài
Chương 1 . Những cơ sở khoa học của việc vận dụng cách đánh giá
của PISA vào phân môn đọc hiểu ở trường THPT.
Chương 2 . Vận dụng cách đánh giá của PISA vào phân môn đọc hiểu
ở trường THPT.
Chương 3 . Đề xuất một số thay đổi về cách đánh giá phân môn đọc
hiểu văn bản ở trường THPT theo cách đánh giá của PISA.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG
CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU Ở
TRƯỜNG THPT.
1.1. Tổng quan về PISA
1.1.1. PISA là gì?
PISA là chữ viết tắt của Programma for International Student
Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế do OCED khởi xướng
và chỉ đạo.
PISA ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên về các dữ
liệu đều kì và tin cậy về kiến thức và kĩ năng của học sinh cũng như việc thực
hiện của các hệ thống giáo dục, OCED đã bắt đầu chuẩn bị PISA vào khoảng
giữa thập kỉ 90. Năm 1997, PISA đã chính thức được triển khai. Cuộc khảo
sát đầu tiên diễn ra trong năm 2003 và thứ 3 trong năm 2006 và kế hoạch sẽ là
các cuộc điều tra trong các năm 2009, 2012, 2015 và những năm tiếp theo.
Chương trình PISA mang định hướng trọng tâm về chính sách, được
thiết kế và áp dụng các phương pháp cần thiết để giúp chính phủ các nước
tham gia rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thơng.
1.1.2. Khái quát về PISA
a. Mục đích của PISA
Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi
kết thúc phần giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các
thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngồi ra PISA cịn hướng
vào các mục đích cụ thể sau:
- Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc
hiểu, Làm Toán và Khoa học của học sinh ở lứa tuổi 15.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của
học sinh.
- Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng
đến kết quả học tập của học sinh.
b. Đặc điểm của PISA
Chương trình đánh giá của PISA có một số đặc điểm sau :
- Quy mô của PISA là rất lớn và có tính tồn cầu. Qua 5 cuộc khảo sát
đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD cịn có rất nhiều quốc gia là đối
tác của khối OECD đăng ký tham gia. Trong lần đánh giá thứ năm (2012) đã
có gần 70 quốc gia tham gia.
- PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều
kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc
phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.
- Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh
giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục
bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
- PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:
+ Chính sách cơng (public policy). Các chính phủ, các nhà trường, giáo
viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà
trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước
những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”, “Phải
chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn
những nơi khác?” và “Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của học
sinh có gốc nhập cư hay có hồn cảnh khó khăn khơng?”,…
+ Hiểu biết phổ thơng (literacy). Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các
chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các
năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông
cơ bản vào các tình huống thực tiễn. Ngồi ra cịn xem xét đánh giá khả năng
phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng
đó thơng qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.
+ Năng lực học tập suốt đời (lifelong learning). Học sinh không thể học
tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học
tập suốt đời có hiệu quả, ngồi việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ
năng phổ thơng cơ bản họ cịn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách
học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh về các
lĩnh vực Đọc hiểu, Làm tốn và Khoa học, đồng thời cịn tìm hiểu cả về động
cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh.
c. Lĩnh vực và nội dung đánh giá trong PISA
c1. Lĩnh vực đánh giá trong PISA
Khái niệm literacy (tạm dịch là năng lực phổ thông) là một khái niệm
quan trọng trong việc xác định nội dung đánh giá của PISA.Việc xác định
khái niệm này xuất phát từ quan tâm tới những điều mà một học sinh sau giai
đoạn giáo dục cơ sở cần biết, trân trọng và có khả năng thực hiện – những
điều cần thiết chuẩn bị cho cuộc sống trong một xã hội hiện đại. Các lĩnh vực
năng lực phổ thơng về làm tốn, về khoa học, về đọc hiểu được sử dụng trong
PISA.
Năng lực làm tốn phổ thơng (mathematic literacy): Năng lực của một
cá nhân để nhận biết về vai trị của tốn học trong thế giới, biết dựa vào tốn
học để đưa ra những suy đốn có nền tảng vững chắc vừa đáp ứng được các
nhu cầu của đời sống cá nhân vừa như một công dân biết suy luận, có mối
quan tâm và có tính xây dựng. Đó là năng lực phân tích, lập luận và truyền đạt
ý tưởng (trao đổi thông tin) một cách hiệu quả thơng qua việc đặt ra, hình
thành và giải quyết vấn đề tốn học trong các tình huống và hồn cảnh khác
nhau.
Năng lực đọc hiểu phổ thông (reading literacy): Năng lực của một cá
nhân để hiểu, sử dụng và phản ánh trên văn bản viết, nhằm đạt được mục
đích, nâng cao kiến thức và tiềm năng của cá nhân đó và tham gia vào đời
sống xã hội. Trong định nghĩa này cần lưu ý: Khái niệm biết đọc như là sự
giải mã và thấu hiểu tư liệu bao hàm cả việc hiểu, sử dụng và phản hồi về
những thơng tin với nhiều mục đích khác nhau.
Năng lực khoa học phổ thông (science literacy): Năng lực của một cá
nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định các câu hỏi và rút ra kết
luận dựa trên chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định về thế giới tự nhiên và
thông qua hoạt động của con người, thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên.
c2. Nội dung đánh giá trong PISA
Là những kiến thức, kỹ năng thiết yếu chuẩn bị cho cuộc sống ở một xã
hội hiện đại. Các lĩnh vực năng lực phổ thông được sử dụng trong PISA bao
gồm:
- Năng lực toán học (mathematic literacy) : Năng lực tốn học được thể
hiện ở 3 nhóm (cấp độ) :
+ Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại).
+ Nhóm 2: Kết nối và tích hợp.
+ Nhóm 3: Tư duy tốn học; khái qt hóa và nắm được những tri thức
tốn học ẩn dấu bên trong các tình huống và các sự kiện.
Các bối cảnh, tình huống để áp dụng tốn học có thể liên quan tới
những vấn đề của cuộc sống cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng
và của toàn cầu
- Năng lực khoa học (science literacy)
+ Nhận biết các vấn đề khoa học: đòi hỏi học sinh nhận biết các vấn đề
mà có thể được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng
chủ yếu của việc nghiên cứu khoa học;
+ Giải thích hiện tượng một cách khoa học: học sinh có thể áp dụng
kiến thức khoa học vào tình huống đã cho, mơ tả, giải thích hiện tượng một
cách khoa học và dự đoán sự thay đổi;
+ Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết
luận.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving)
Là khả năng sử dụng kiến thức của một cá nhân trong quá trình nhận
thức và giải quyết các vấn đề thực tế. Thơng qua những tình huống rèn luyện
trí óc, yêu cầu học sinh phải biết vận dụng, phối hợp các năng lực đọc hiểu,
làm toán và khoa học để đưa ra các giải pháp thực hiện.
- Năng lực đọc hiểu (reading literacy)
d. Phương pháp và đối tượng đánh giá trong PISA
Với quy mô rộng lớn của PISA, phương pháp đánh giá mẫu được sử
dụng cho các lần đánh giá. Mỗi quốc gia sẽ có một nhóm ( một mẫu ) học
sinh được lựa chọn trheo phương pháp ngẫu nhiên xác suất được đánh giá.
Các đối tượng được khảo sát đánh giá sẽ thực hiện những hoạt động
theo quy định của PISA quốc tế gồm :
- Học sinh : học sinh tham gia vào các kì đánh giá sẽ thực hiện các hoạt
động sau :
+ Trả lời bộ phiếu về thơng tin chung, về bản thân mình, về thái độ
của bản thân và gia đình đối với việc học tập. Dự kiến thời gian cho hoạt động
này là từ 20 – 30 phút.
+ Làm bộ đề kiểm tra đánh giá năng lực theo các yêu cầu đưa ra ở mỗi
bài và mỗi câu hỏi. Dự kiến thời gian cho hoạt động này là 120 phút.
- Hiệu trưởng hoặc người được ủy quyền : Hiệu trưởng hoặc người
được ủy quyền sẽ trả lời bộ phiếu hỏi về nhà trường. Dự kiến thời gian cho
hoạt động này là 20 phút.
- Ngoài ra các nước có thể quản lý và sử dụng một số câu hỏi về PISA
riêng của mỗi quốc gia mình lựa chọn như các câu hỏi về việc sử dụng máy
tính trong dạy học, câu hỏi về nghề nghiệp giáo dục và các câu hỏi thu thập
thông tin chung về phụ huynh hoặc có thể bổ sung các câu hỏi để thu thập
thêm thơng tin về quốc gia mình.
đ. Các công cụ đánh giá trong PISA
Công cụ đánh giá của PISA gồm ba loại công cụ chủ yếu là :
- Các bài tập ( test ) sử dụng để đánh giá những năng lực của hịc sinh
nhằm đạt mục đích đo thành tích mà mỗi học sinh đã đạt được theo tiêu chuẩn
quốc tế chung được quy diinh bởi OCED.
- Các bộ phiếu hỏi dành cho các đối tượng là học sinh, hiệu trưởng nhà
trường ( hoặc người được ủy quyền ) để thu thập thơng tin lien quan đến chiến
lược và chính sách giáo dục.
Tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đều phải sử dụng bộ
công cụ đánh giá do OCED quy định. Mỗi quốc gia được phép hiệu chỉnh bộ
công cụ và dịch ra ngơn ngữ của quốc gia mình để sử dụng. Việc hiệu chỉnh
và dịch bộ công cụ phải tuân thủ một quy định hết sức chặt chẽ nhằm đảm
bảo không làm thay đổi bản chất của câu hỏi ứng với chuẩn quy định hay nói
cách khác là khơng được làm thay đổi độ khó của câu hỏi.
e. Cách chấm điểm trong PISA.
Việc chấm điểm với các đánh giá do các quốc gia tự đảm nhiệm và tuân
thủ các yêu cầu của trung tâm PISA quốc tế. Điểm của bài làm của học sinh
được ghi bằng mã số (coding).
Mã hóa trong PISA : Các dạng câu hỏi không phải mã hóa
- Câu hỏi nhiều lựa chọn đơn giản hoặc phức hợp. Những câu hỏi nhiều
lựa chọn; đúng/sai khơng mã hóa.
- Phương án trả lời của học sinh được nhập trực tiếp vào phần mềm
Keyquest
Các dạng câu hỏi mở phải mã hóa :
- Các câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn
- Các câu hỏi yêu cầu trả lời dài
Các loại mã số khi chấm điểm bài làm của học sinh:
- Mã số cho mức điểm đầy đủ : làm đầy đủ các quy định tại đáp án.
- Mã số cho mức điểm khơng đầy đủ : khơng hồn thành đầy đủ theo
quy định tại đáp án.
- Mã số cho tình trạng khơng làm hoặc làm khác hoàn toàn so với đáp
án.
Tùy theo mỗi câu hỏi , mỗi mức trên sẽ có một hoặc một vài mã số
được quy định cụ thể trong hướng dẫn chấm điểm.
- Mã một chữ số: 0, 1, 2, 9
- Mã hai chữ số: 00, 01… 21, 22 …
- Mã 1. Mức đầy đủ.
- Mã 2. Mức chưa đầy đủ.
- Mã 0. Có ghi nhưng sai (khơng có ý nào đúng hoặc lập luận sai).
- Mã 9. Khơng ghi gì (để giấy trắng khơng trả lời câu hỏi đó).
Các mã đặc biệt – Mã 0 (00)
- Mã 0 (hoặc các mã bắt đầu với chữ 0 trong trường hợp mã hai chữ số
được áp dụng) được sử dụng trong trường hợp học sinh đưa ra các câu trả lời
nhưng không đủ thuyết phục hoặc không chấp nhận được.
- Chú ý rằng với Mã 0 các câu trả lời khác (hoặc 0x đối với mã hóa hai
chữ số) sẽ bao gồm các các câu trả lời sau:
- Một câu trả lời chẳng hạn Em khơng biết, câu hỏi này q khó, hết
thời gian , một dấu hỏi chấm hoặc dấu gạch ngang (—);
- Một câu trả lời được viết ra nhưng sau đó bị tẩy xóa hoặc gạch chéo,
dù cho dễ đọc hay khơng; và
- Một câu trả lời không thể hiện sự nỗ lực hoặc nghiêm túc khi làm bài.
Ví dụ học sinh có thể viết vào một câu đùa cợt, tên của thần tượng âm nhạc
hoặc những nhận xét tiêu cực về bài kiểm tra này
Các Mã đặc biệt – Mã 9 (99)
- Mã này có tên là Khơng trả lời trong phần hướng dẫn mã hóa. Mã này
dành cho trường hợp học sinh không đưa được ra câu trả lời và để trống. Như
vậy nếu như phần dành cho học sinh trả lời để trống thì sử dụng mã 09 (hoặc
99). Chú ý rằng các câu trả lời kiểu như Em khơng biết hoặc hết giờ sẽ được
mã hóa là 0 hoặc 00 (trong trường hợp mã hóa hai chữ số)
Mã đặc biệt khác 7 (97)
- Mã này được sử dụng nếu câu hỏi bị in lỗi và học sinh khơng thể trả
lời. Ví dụ nếu máy photo hết mực hoặc lỗi máy in dẫn đến việc không đọc
được câu hỏi. Trong trường hợp này hãy viết mã 7 (trong trường hợp mã hóa
1 chữ số) hoặc 97 trong trường hợp mã hóa hai chữ số. Thực tế nếu khâu in ấn
diễn ra theo đúng tiêu chuẩn về in ấn và chất lượng bản in thì trường hợp như
thế này hiếm khi xảy ra.
1.1.3. Lĩnh vực đọc hiểu trong PISA
a. Định nghĩa :
- Là lĩnh vực xác định và đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh.
- Năng lực đọc hiểu được hiểu là khả năng biết đọc, có trình độ đọc
hiểu. Là sự hiểu biết, sử dụng, phản ánh và liên kết các văn bản, phản hồi lại
trước một bài đọc viết nhằm đạt được mục đích của mỗi nội dung, phát triển
tri thức và tiềm năng của bản thân và để tham gia vào xã hội.
- Năng lực đọc hiểu bao gồm một tập hợp các năng lực nhận thức, từ
việc giãi mã căn bản đến các kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, ngôn ngữ, cấu