Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Quản trị kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.71 KB, 2 trang )

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

1. Khái niệm quản trị kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh quốc tế là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm

soát các hoạt động của những con người làm việc trong một tổ chức hoạt động trên
phạm vi quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức
2. Vai trò của quản trị kinh doanh quốc tế
- Gia tăng doanh số bán hàng: Doanh số bán hàng bị hạn chế do số người lưu ý
đến sản phẩm hay dịch vụ của công ty và khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng.
Các cơng ty có thể tăng tiềm năng doanh số bán hàng của họ bằng cách xác định
thị trường tiêu thụ trên phạm vi quốc tế, vì số lượng người tiêu dùng và sức mua
của họ đối với sản phẩm của công ty sẽ cao hơn ở phạm vi toàn thế giới nếu so với
chỉ tiêu thụ trên phạm vi quốc gia riêng lẻ.
- Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài: Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các
sản phẩm, dịch vụ cũng như các bộ phận cấu thành sản phẩm được sản xuất từ
ngoại quốc có thể giảm chi phí cho họ. Điều này có thể làm cho doanh thu biên
tăng lên hoặc việc tiết kiệm chi phí có thể chuyển sang người tiêu thụ, như thế sẽ
cho phép công ty cải tiến chất lượng sản phẩm, hay ít ra cũng làm tăng tính khác
biệt so với đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo điều gia tăng thị phần và lợi nhuận của
cơng ty
- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh: Các cơng ty thường tìm cách tránh sự biến
động bất thường của doanh số bán và lợi nhuận qua việc tiêu thụ hàng hóa ra thị
trường nước ngồi. Việc đa dạng hố hình thức và phạm vi kinh doanh sẽ giúp
doanh nghiệp khắc phục được tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trong khn
khổ một quốc gia. Đa dạng hố các hoạt động thương mại và đầu tư nước ngoài
cho phép doanh nghiệp khắc phục những rủi ro trong kinh doanh
- Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh: vươn ra thị trường nước ngoài, mở
rộng phạm vi tiêu thụ hàng hố cịn có tác dụng giúp cho các doanh nghiệp mở
rộng khối lượng cung ứng hoặc tiêu thụ, từ đó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp
thu được lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, chính việc mở rộng cung ứng hoặc tiêu thụ là


một động cơ chủ yếu đối với một doanh nghiệp khi tham gia thực hiện hoạt động
kinh doanh quốc tế.
=> Bằng cách cung cấp cùng chủng loại sản phẩm hoặc các bộ phận cấu thành trên
các quốc gia khác nhau, cơng ty cũng có thể tránh được hoàn toàn ảnh hưởng của
sự biến động giá cả thất thường và sự thiếu hụt ở bất kỳ quốc gia nào.
3. Yêu cầu đối với nhà quản trị kinh doanh quốc tế.

Để trở thành nhà quản trị giỏi trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế phải có một
vốn kiến thức về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính
doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, cơng nghệ…. Sau đây là những yêu cầu cần
thiêt:
• Kỹ năng lãnh đạo: Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm,
hệ thống và con người một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc
đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn
đề đó
• Kỹ năng lập kế hoạch: Để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế
hoạch hợp lý và hướng nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định.
Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho
cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong quá trình thực hiện kế hoạch,
người quản lý sẽ cần giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các
quyết định trong quyền hạn của mình.
• Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành
qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề,
tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu.
• Kỹ năng giao tiếp tốt: Thành thạo giao tiếp bằng cả văn nói và cả văn viết. Bạn
phải gây ấn tượng bằng giọng nói, ngơn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ
hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý
nhân sự



×