PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA NÔNG HỌC
SURGICAL PATIENTS
(Bệnh Ngoại khoa thú y)
NGUYỄN ĐỨC HUY, 2022
BÀI MỞ ĐẦU
Khái niệm
Ngoại khoa thú y là một môn khoa học chuyên nghiên cứu những nguyên tắc và phương
pháp chung thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa và các bệnh ngoại khoa xảy ra ở vật
nuôi. Là tổng hợp những tác động cơ giới vào một tổ chức, cơ quan của động vật để thực
hiện mục đích nào đấy.
Ví dụ: Thực hiện các phẫu thuật trong chấn thương, nhiễm trùng, tổn thương, hoại tử,
hoại thư, hecnia..
Theo tiếng latinh ngoại khoa được gọi là Chirurgie, được kết hợp từ 2 từ Chiros và Urgos.
Chiros: có nghĩa là ngón tay và Urgos: có nghĩa là nhanh chóng, cấp tốc. Tức là phẫu
thuật cần đến sự nhanh chóng và khéo léo để chữa lành vết thương.
I. Vị trí mơn học ngoại khoa trong phịng và chữa bênh vật nuôi
Ngoại khoa thú y là môn học chuyên khoa quan trọng trong hệ thống kiến thức thú y.
Cùng với các môn học chuyên khoa khác như : Bệnh học nội khoa, Truyền nhiễm, Ký
sinh trùng, Sản khoa,... môn học ngoại khoa khoa thú y góp phần hồn thiện kiến thức
chuyên môn cho người học nghề và hành nghề thú y
- Nhiều bệnh hoặc nhiều kỹ thuật xử lý vật ni khơng thể dùng thuốc để can thiệp mà
phải có phẫu thuật ngoại khoa mới giải quyết được.
Ví dụ : Nối ruột, Cắt bỏ khối u, mổ áp xe, mổ đẻ, mổ Hernia, nối gân, …
- Thực hiện các quy trình cơng nghệ chăn ni bình thường phải nhờ các phẫu thuật
ngoại khoa giải quyết.
Ví dụ: Triệt sản để vỗ béo gia súc, cắt sừng hươu, nai hàng năm, lấy nhung, cắt bỏ răng
nanh lợn con...
- Phẫu thuật ngoại khoa chỉnh hình
Ví dụ: vá mũi trâu, bị bị sứt, phẫu thuật bắt chéo dương vật để làm đực thí tình… Từ
những ví dụ trên cho thấy mơn ngoại khoa có liên quan rất nhiều đến môn học khác và
người bác sỹ ngoại khoa có một vai trị quan trọng để chứng minh kết quả chẩn đoán của
bác sĩ nội, sản khoa là chính xác và bằng lưỡi dao mổ họ sẽ hoàn tất
việc điều trị bệnh.
II. Mối quan hệ với môn học khác
Môn ngoại khoa gia súc là một môn học có quan hệ với nhiều mơn học khác. Do vậy,
muốn nắm chắc được môn ngoại khoa và ứng dụng vào điều kiện sản xuất, chúng ta cần
biết mối liên quan giữa môn học này với các môn học khác. Sự liên quan này được thể
hiện chặt chẽ và logic với một số môn học sau:
- Giải phẫu học: Không thể mổ tốt nếu khơng có kiến thức tốt về giải phẫu định khu các
vùng mổ. Ví dụ: Khơng thể mổ đẻ tốt, nếu khơng có kiến thức giải phẫu về cơ, mạch
máu, thần kinh,....ở vùng bụng, ở cơ quan tử cung.
- Sinh lý, Bệnh lý, Dược lý, Vi sinh vật: sẽ không thành công với bất kỳ một ca
phẫu thuật nào nếu người phẫu thuật khơng có kiến thức tốt về những môn học này, đặc
biệt môn Dược lý và Vi sinh vật học. Kiến thức hai môn học này góp phần quyết định sự
thành cơng của của điều trị ngoại khoa.
- Chẩn đoán bệnh: giúp người thầy thuốc thú y xác định và phân biệt chính xác các
bệnh ngoại khoa với các bệnh khác, để lựa chọn phương án điều trị tối ưu.
- Vệ sinh gia súc: Trong lĩnh vực thú y nói chung và ngoại khoa thú y nói riêng, ta
khơng chữa bệnh bằng mọi giá, phải có quan điểm kinh tế rõ ràng, toàn diện. Nếu sau
phẫu thuật con vật không khôi phục được khả năng làm việc, không nâng cao khả năng
sản xuất thì tốt nhất nên loại thải, khơng điều trị. Q trình phẫu thuật điều trị ngoại khoa
thú y phải luôn diễn ra trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, ngược lại phẫu thuật điều trị
sạch sẽ (tiêu độc khử trùng tốt) sẽ góp phần đảm bảo mơi trường an tồn, bền vững.
- Luật Chăn ni thú y : Moị việc làm phải xuất phát từ lợi ích xã hội, lợi ích của
người chăn nuôi, của cộng đồng.
Ví dụ: Các thao tác chọn lọc rị túi mật để chữa các bệnh về gan, mật là đúng, là tốt:
nhưng chọc dò túi mật nhằm thu gom mật (mật gấu) một cách tàn nhẫn, tràn lan làm tổn
hại đến quần thể vật nuôi quý hiếm cần được bảo vệ lại là có “tội’’, trái pháp luật.
Tóm lại, mơn học ngoại khoa thú y có liên quan trực tiếp đến rất nhiều các môn học khác,
ngành học khác, người học nghề cần phải quán triệt đủ và thực thi cho tốt.
III. Nội dung chính của mơn học ngoại khoa thú y
Bao gồm hai phần chính yếu:
4.1. Ngoại khoa thú y thực hành (phẫu thuật ngoại khoa)
Trong phần này đề cập đến những nguyên tắc, phương pháp chung để thực hiện những
phẫu thuật ngoại khoa. Trang bị cho người học những kỹ thật cơ bản như: Phương pháp
khử trùng tiêu độc trước, trong và sau phẫu thuật, kỹ thuật gây mê, gây tê, phương pháp
rạch mổ, bóc tách tổ chức, phương pháp cầm màu trước, trong và sau phẫu thuật, phương
pháp khâu vết mổ, kỹ thuật chăm sóc hậu phẫu...
Người thầy thuốc ngoại khoa phải là người rất khéo tay trong thao tác, linh hoạt chuẩn
xác trong xử lý tình huống phẫu thuật, nhằm đảm bảo mỗi ca phẫu thuật phải đạt được
u cầu: sạch, đẹp, nhanh, vơ trùng chính xác và thành công
4.2. Bệnh học ngoại khoa
Tại phần này cung cấp kiến thức về bệnh ngoại khoa thú y, chia làm hai nội dung cơ bản.
- Ngoại khoa đại cương: Phần này đề cập đến những khái niệm chung, những dạng
bệnh lý chung: Chấn thương, nhiễm trùng ngoại khoa, vết thương, tổn thương vật lý, hoá
học
- Ngoại khoa chuyên khoa: Đề cập đến những bệnh ngoại khoa cụ thể của cơ thể
như: bệnh ở xương, bệnh về khớp, bệnh tại cơ, bệnh của mắt, bệnh ở cơ quan sinh dục...
IV. Yêu cầu khi hành nghề ngoại khoa thú y
5.1. Về kiến thức
Phải có kiến thức tốt về Chẩn đốn, Giải phẫu, Vi sinh vật và kỹ thuật vô trùng, kiến thức
về Dược học, Bệnh lý học,...
Phải hiểu được các quá trình bệnh lý, các triệu chứng lâm sàng,... của các Bệnh ngoại
khoa thú y.
Phải biết cách Chẩn đoán, điều trị các bệnh ngoại khoa thú y thông thường nhất, phổ biến
nhất trong chăn nuôi thú y ở Vệt Nam.
Phải hiểu biết về kiến thức xã hội, kinh tế, luật pháp có liên quan đến ngành nghề thú y.
5.2. Về kỹ năng
Biết làm và tiến tới thành thạo các phẫu thuật ngoại khoa cơ sở như: tiêm, mổ, kỹ thuật
cầm máu, kỹ thuật khâu, kỹ thuật băng bó, kỹ thuật vơ trùng,...
Biết tiến hành chẩn đốn đúng và điều trị chính xác các bệnh ngoại khoa thú y. Về yêu
cầu này, tuỳ trình độ đào tạo trung cấp thú y, cao đẳng thú y hay thú y cơ sở mà xác
định cho tương thích.
5.3. Về thái độ
Phải thường xun học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn, năng lực ngành nghề.
Học trong sách vở, học trong thực tế.
Chống mọi biểu hiện qua loa đại khái, tắc trách khi hành nghề. Phải làm việc cẩn trọng,
chính xác, hiệu quả.
Có ý thức bảo vệ mình đối với những rủi ro nghề nghiệp có thể xảy ra (lây nhễm bệnh từ
vật ni mắc bệnh).
Có tình thương u con bệnh, hạn chế tối đa đau đớn gây ra cho con vật. Phải gây mê,
gây tê đúng chỉ định trong mọi phẫu thuật. Thực hiện nghiêm túc vệ sinh tiêu độc trước,
trong và sau phẫu thuật.
Quan tâm, phối hợp tốt với chủ bệnh súc để chăm sóc, hộ lý tốt đối với con bệnh sau phẫu
thuật, để con bệnh mau lành bệnh, nâng cao uy tín chun mơn cho bản thân mình. Đây
chính là một phần y đức của người thầy thuốc thú y.
* Phân loại phẫu thuật
.Căn cứ vào mục đích phẫu thuật:
- Phẫu thuật chẩn đoán, điều trị
- Phẫu thuật kinh tế
- Phẫu thuật nghiên cứu, thí nghiệm
- Phẫu thuật thẩm mỹ
Tuy nhiên phẫu thuật ngoại khoa được tiến hành khi các phương pháp điều trị khác khơng
đạt được mục đích. Khi tiến hành một ca phẫu thuật cần phải cân nhắc tới tính kinh tế.
Ngoại trừ các trường hợp đối với thú q hiếm hay vật ni u thích.
.Căn cứ vào qui mô của phẫu thuật:
- Đại phẫu thuật: cần nhiều thời gian và nhiều người tham gia
- Tiểu phẫu thuật: cần vài phút đến vài chục phút và có 2-3 người tham gia.
.Căn cứ vào tính chất của phẫu thuật:
- Phẫu thuật vô trùng: thực hiện ở những vết thương, vết mổ vô trùng. Từ khâu
chuẩn bị, phẫu thuật tới hộ lý, chăm sóc đều đảm bảo nguyên tắc vô trùng.
- Phẫu thuật nhiễm trùng: là những phẫu thuật tiến hành trên vết thương, vết mổ
nhiễm trùng (mổ áp xe, lỗ rò,…). Những trường hợp này sau khi phẫu thuật xong phải
điều trị như vết thương nhiễm trùng. ứng dụng, yêu cầu phải có những hiểu biết sâu sắc
về kỹ thuật mổ xẻ và am hiểu tận
Như vậy: Phẫu thuật ngoại khoa là một khoa học về cấu tạo cơ thể gia súc nhưng đồng
thời cũng đòi hỏi ở người thực hiện phẫu thuật một kỹ năng nhất định nhằm đạt được sự
chính xác và nhanh chóng. Để có được điều này, người phẫu thuật cần có sự luyện tập
thường xuyên.
Phần 1: Đại Cương Ngoại Khoa
CHƯƠNG I. KNG I. KỸ THUẬT CƠ BẢT CƠNG I. K BẢN NGOẠIN NGOẠI KHOA I KHOA THÚ Y
1.1.Phương pháp cố định gia súc
1.1.1.Một số lưu ý khi cố định gia súc
gia súc giúp ngăn ngừa việc chống cự, tấn công của gia súc; tránh được
những tai nạn đáng tiếc cho cả người và gia súc; tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn
được thời gian thực hiện, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và tránh việc mất
máu nhiều khi phẫu thuật.
1.1. Một số điểm cần lưu ý khi cố định gia súc
Khi tiếp xúc với gia súc phải có thái độ ơn hịa, thân mật nhất là đối với
loài có tính hưng phấn cao. Cần tránh có những động tác thơ bạo, thái độ nóng
nảy làm cho gia súc sợ hãi gây khó khăn cho việc cố định.
Trước khi thực hiện cố định gia súc cần kiểm tra kỹ lưỡng dụng cụ cố định
(dây thừng, rọ mõm, giá cố định…).
Nơi cố định phải được dọn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt khơng có vật cứng
(gạch đá, đinh thép, dây thép gai, mảnh sành,...) nhằm tránh những tổn thương
cho gia súc khi cố định.
Khi gia súc ăn quá no, cần tránh việc vật ngã một cách thô bạo. Đối với gia
súc mang thai cần thận trọng khi cố định.
Các thao tác cố định phải được tiến hành nhanh, chính xác. Các nút buộc
cần đơn giản mà chắc chắn, dễ giải thốt cho vật ni khi có các tai biến. Trong
phẫu thuật ngoại khoa khi cố định cần sử dụng các nút thắt “sống” để dễ dàng
giải thoát gia súc khi có tai biến xảy ra.
Tùy theo vị trí phẫu thuật, lồi gia súc mà có các cách cố định cho hợp lý.
Tư thế của con vật sau khi cố định phải thuận lợi cho người thực hiện phẫu thuật.
1.1.2.Phương pháp cố định
1.1.1. Phương pháp cố định trâu, bò
* Xoắn tai
Để xoắn tai người ta dùng dây xoắn tai. Dây xoắn tai là nguyên nhân gây
đau đớn cho bò, làm lệch sự chú ý khi có tác nhân gây đau đớn ở những phần
khác trên cơ thể. Đây là phương pháp có hiệu quả nhưng cần chú ý tránh gây hư
hại cho lớp sụn của tai.
* Cố định một chân trước
Một vòng dây được buộc vào cổ chân, đầu còn lại vòng qua u vai, đưa ra
phía trước và được giữ chặt. Nó sẽ được bỏ ra khi bò bắt đầu ngã.
* Cố định một chân sau
Cố định một chân sau của trâu, bị khó khăn hơn nhiều so với cố định
chân trước vì trâu, bị rất khỏe. Muốn thực hiện được, chúng ta phải dùng dây
thừng buộc vào đốt ngón chân của chúng rồi kéo lên. Đầu dây thừng tự do vắt
qua người con vật hoặc thanh dọc của gióng cố định.
* Cố định đứng trong giá
Gía cố định được làm với 4 cột trụ chơn chặt xuống đất hoặc có bộ giá
bằng sắt hay xi măng cốt thép. Kết nối giữa bốn trụ là các gióng dọc và ngang trải
đều 2 tầng trên và dưới. Có các dây thừng và chão để buộc giữ; ghìm đầu, đỡ
bụng, chằng ngang lưng, khóa hai chân sau hoăc cả bốn chân. Cố định trâu, bò
đứng trong giá bốn trụ dùng để thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp có thời
gian kéo dài.
Hình 1. Cố định bị trong gióng 4 trụ Hình 2. Phương pháp cố định
bò
* Phương pháp vật trâu bò
+ Vật bò:
- Cách thứ nhất: dùng một sợi dây thừng bền chắc, dài 5-6 m. Một đầu dây
buộc cố định vào hai gốc sừng con vật. Đầu kia luồn thành hai vòng; một vòng
quanh ngực, một vòng quanh bụng sao cho tạo thành hai vòng nút. Đoạn dây còn
lại được kéo dọc thân con vật. Khi vật, một người vặn đầu con vật ở tư thế: một
tay ghìm sừng xuống, một tay cầm mõm hất lên; một người cầm đi kéo về phía
định cho con vật ngã; một số người khác kéo đầu dây tự do. Nếu có đủ người thì
cả 2 đầu dây được thả tự do, chia số người ra làm 2 tốp kéo về 2 phía ngược
chiều nhau, dọc thân con vật. Phải có sự hiệp đồng chặt chẽ giữa những người
tham gia. Con vật nằm xuống, nhanh chóng ghìm sừng, đè đầu và cột 4 chân lại.
Đây là động tác quan trọng nhất khi vật bị; nếu để đầu nó cất lên thì con vật lập
tức đứng dậy.
- Cách thứ 2: dùng dây thừng có độ dài từ 4-5m. Một đầu buộc chặt vào
hai gốc sừng; đầu còn lại luồn qua vòng dây buộc quanh bụng tại vị trí tiếp giáp
giữa các đốt sống hông – khum. Khi vật: một người vặn đầu, kéo đuôi, những
người khác kéo đầu dây tự do. Con vật ngã, nhanh chóng ghì đầu rồi chói chặt 4
chân lại. Phương pháp này thường dùng để vật những con bị gầy yếu, bị béo
khỏe thường rất khó vật.
Đối với bê ta có thể áp dụng phương pháp sau: người vật vòng người qua
lưng bê, nắm chặt 2 chân (chân trước và chân sau ở cùng một bên) rồi nhấc lên.
Bê ngã, lập tức dùng đầu gối đè lên vai và phần sau, lấy dây thừng cột 4 chân lại.
Hình 3. Phương pháp vật bê Hình 4. Phương pháp vật trâu
+ Vật trâu
Dùng dây thừng bền chắc, luồn thành các nút số 8 ở hai chân trước và hai
chân sau. Buộc sao cho các nút thắt lại được khi kéo mà không bị tuột ra (đoạn
dây tự do phải nằm phía dưới vịng nút). Khi vật, một người khỏe ghìm giữ đầu;
một người kéo đi; số cịn lại chia làm 2 tốp kéo cùng về 1 phía. Khi kéo, các
vòng của nút số 8 thiết chặt dần; hai chân phải, hai chân trái sát lại gần nhau; con
vật mất khả năng trụ và đổ vật xuống. Tương tự như vật bị, nhanh chóng ghìm
đầu, dùng dây thừng buộc chặt 4 chân.
1.1.2. Phương pháp cố định ngựa
* Xoắn mũi
Dùng để cố định ngựa ở tư thế đứng. Phương pháp này chỉ nên áp dụng
trong các trường hợp thăm khám, điều trị mang tính chất đơn giản.
Ngun tắc: lợi dụng ngựa có mơi Hình 5. Dụng cụ xoắn mũi
trên với gương mũi dài và mỏng, tập
trung nhiều đầu mút dây thần kinh. Khi
xoắn mũi, con vật đau đớn và tập trung
sự chú ý vào vùng mũi mà hồn tồn
khơng để ý tới người khác đang ở phía
sau thực hiện
thao tác khám bệnh hay điều trị.
Cách tiến hành: một tay giữ cương, một tay nắm lấy mũi con vật xoay nửa
vòng. Xoay sao cho vừa đủ sự thu hút tập trung của con vật, không nên xoay
quá mạnh. Nếu tay khơng nắm chặt được thì dùng một vịng dây vịng vào vùng
mơi trên, lồng vào đó một chiếc que sau đó cầm que xoắn dây lại hoặc dùng dụng
cụ xoắn mũi chuyên dụng. Chú ý những thao tác xoắn mũi khi thực hiện không
gây ra sự hoảng loạn và ít đau đớn. Nếu đau đớn quá con vật sẽ hoảng loạn, giẫy
giụa nhằm thoát khỏi sự cố định.
* Giữ dây cương hàm thiếc
Để điều khiển ngựa, người ta dùng dây cương và hàm thiếc. Hàm thiếc
làm bằng kim loại, cho vào miệng ngựa để đè lưỡi xuống nhằm tránh cắn vào
lưỡi khi làm việc, vận động mạnh. Dây thừng buộc vào hàm thiếc để điều khiển
ngựa gọi là dây cương. Khi muốn khám bệnh, tiêm hay cho uống thuốc… chỉ cần
giữ dây cương tại nơi tiếp xúc với hàm thiếc, con vật tạm thời đứng yên tại chỗ
(bốn chân vẫn rậm rịch) nếu việc làm của chúng ta không gây sợ hãi cho con vật.
* Cố định bằng khung càng xe ngựa kéo
Đối với ngựa kéo xe, khó cố định bằng xoắn mũi hay giữ dây cương hàm
thiếc ta có thể cho vào trong khung càng xe kéo (như là mắc xe cho chúng đi
làm). Xe ngựa kéo có hai càng khỏe, do đó khi cố định bằng phương pháp này
cũng gần như đạt được sự chắc chắn như cố định trong giá bốn trụ.
* Cố định một chân
Vật nuôi 4 chân khi bị cố định một chân bằng cách bắt chân co lên thì sự di
chuyển của nó trở nên khó khăn rất nhiều. Lợi dụng đặc điểm này, chúng ta có
thể cố định vật ni đứng tạm thời bằng cách bắt chúng co một chân lên; việc bắt
gia súc co chân trái hay phải, trước hay sau là tùy thuộc vào vị trí cần kiểm tra.
* Cố định một chân trước
Cố định một chân trước ở ngựa có thể dùng tay hoặc dùng dây thừng
Cố định bằng tay: người cố định quay mặt
về phía đi ngựa. Khi cố định chân trái thì
dùng tay phải và ngược lại. Tay phải vuốt nhẹ Hình 6. Cố định một chân trước
từ cổ xuống vai, đến cổ chân thì nắm chặt; tay
trái tỳ lên vùng gáy con vật đồng thời hơi đẩy
sang bên kia rồi nhấc chân trái lên; tay phải
đẩy chân trái con vật về phía sau rồi nhấc lên,
dùng hai tay nắm
chắc cổ chân con vật.
Cố định bằng dây thừng: dùng một đầu dây thừng buộc thành nút sống ở cổ
chân ngựa, dùng tay đẩy nhẹ vai đồng thời cầm dây kéo chân con vật lên. Sau
đó, vắt đầu dây thừng cịn lại qua vai, luồn qua nách con vật đồng thời quấn đầu
dây thừng về phía sau, một người giữ đầu dây thừng.
* Cố định một chân sau
Cố định một chân sau của ngựa cũng có thể dùng tay hoặc dây thừng.
Cố định bằng tay: Người cố định mặt quay về phía đi, dùng tay trái để
giữ chân phải con vật và ngược lại. Muốn cố định chân phải của ngựa thì tay
phải tỳ nhẹ lên khớp xương cánh chậu của con vật, tay trái vuốt nhẹ từ mông
xuống đùi đến cổ chân thì nắm chặt rồi nhấc lên và đưa về phía sau đồng thời
chân trái người cố định bước lên một bước rồi tỳ cổ chân con vật lên đầu gối
mình hay kẹp chân của nó giữa 2 đùi của người cố định và dùng 2 tay giữ chặt.
Cố định bằng dây thừng: sử dụng dây thừng dài 3 – 4m buộc đoạn giữa
vào đuôi ngựa hai đầu dây tự do, vịng qua mặt trước ngón chân rồi kéo về 2
phía nhấc lên.
Hình 7. Cố định một chân sau bằng tay Hình 8. Cố định một chân sau
bằng dây thừng
* Cố định 2 chân sau
Phương pháp này được sử dụng để tránh trường hợp ngựa đá, ứng dụng
trong các trường hợp khám bệnh hay phẫu thuật ở trực tràng hay âm đạo.
- 12 -
Trước hết buộc một vòng dây ở cổ, hai đầu của sợi dây đưa về phía sau và
nằm ở giữa 2 chân trước. Sau đó buộc một vịng ở mỗi chân sau. Hoặc có thể sử
dụng một vịng đeo cổ bằng vải để thay thế cho vòng dây và 2 vòng tròn nhượng
để thay thế cho mối cột ở trên 2 khớp nhượng.
Hình 9. Cố định hai chân sau Hình 10. Phương pháp vật ngựa
* Vật ngựa
Có nhiều phương pháp vật ngựa, thơng thường hay sử dụng phương pháp sau:
- Dùng sợi dây thừng dài khoảng 4-5m, một đầu dây buộc cố định vào cổ
ngựa. Nếu muốn ngựa ngã về bên nào thì dùng đầu dây thừng cịn lại kéo về phía
sau bên ấy rồi vịng qua mơng con vật, luồn dây thừng vào vòng dây buộc ở cổ
rồi kéo xuống buộc ở cổ chân sau bên định cho ngựa ngã. Một người giữ chặt
đầu ngựa, một người giữ chặt đầu dây còn lại được vắt qua vai ngựa. Đồng thời
kéo mạnh làm cho 2 chân sau tiến về phía trước, một chân sau của ngựa bị nhấc
lên gây mất thăng bằng, nó sẽ nằm xuống theo tư thế chó nằm. Sau khi ngựa nằm
xuống cần có người ghì đầu ngựa xuống đất, đồng thời nhanh chóng trói hai chân
sau và hai chân trước lại.
- Dùng 4 vòng cổ chân, đeo vào chân ngựa. Các vòng này được nối với
nhau bằng sợi dây thừng chừng 5m. Một người nắm đuôi nhằm đỡ con vật khi
ngã. Kéo mạnh sợi dây, 4 chân ngựa gom lại gây mất thăng bằng làm ngựa ngã
xuống. Tiếp theo dùng dây buộc một đầu vào trên khớp nhượng của chân sau
phía trên, phần cịn lại luồn qua 2 chân trước, choàng qua vai bên kia và quấn 1
vòng vào cổ chân sau để nhấc lên. Phương pháp cố định này thường dùng để
thiến ngựa. Hình 11,12.
- 13 -
Hình 11. Phương pháp vật ngựa Hình 12. Phương pháp cố định
ngựa khi ngã
1.1.3. Phương pháp cố định lợn
Khi thực hiện phẫu thuật ở những con nhỏ việc cố định rất đơn giản nhưng
khi tiến hành ở những con vật lớn thường rất khó vì chúng béo lẳn và trơn.
* Cố định lợn để thiến
Đối với lợn nhỏ có thể cố định bằng cách xách ngược hai chân sau
lên, mặt bụng quay ra ngoài. Người cố định dùng hai đầu gối để kẹp phần
dưới của lợn lại. Đây là cách đơn giản để tiêm tiêm cho lợn.
Nếu để thiến lợn đực thì phần lưng của lợn quay ra phía ngồi và phần đầu
của nó nằm giữa hai chân sau của người cố định.
- 14 -
Hình 13. phương pháp giữ lợn Hình 14. Phương pháp cố định
lợn nằm ngửa
* Cách cố định để cho lợn uống thuốc
Người cố định nắm hai chân trước của lợn và để ở tư thế tựa mông trên mặt đất.
Dùng hai đầu gối kẹp vào hai bên vai để ghìm giữ lợn.
* Cố định lợn ở tư thế nằm ngửa
Phương pháp cố định này thường dùng trong trường hợp phẫu thuật vùng
bụng. Dùng một máng ăn, bên dưới được lót bằng bao bố, đặt lợn ở tư thế nằm
ngửa, dùng dây để buộc hai chân trước và hai chân sau vào máng ăn.
* Phương pháp vật lợn
Vật lợn bằng tay: dùng tay luồn qua bụng lợn, nắm chân trước và chân sau
cùng phía rồi kéo mạnh.
Vật lợn bằng dây: trước hết dùng một sợi dây buộc mõm, phần cuối sợi
dây đưa ra phía sau rồi làm 1 vịng ở phía trên khớp nhượng của chân sau bên
trái. Nắm phần cuối của sợi dây kéo mạnh về phía sau, con vật sẽ mất thăng bằng
và ngã xuống. Dùng một sợi dây buộc mõm để tạm cố định lợn.
Vật lợn bằng dụng cụ tròng chân sau: đây là phương pháp tốt nhất để quật
ngã và cố định lợn to. Dụng cụ này có thể đưa vào chân sau của lợn rất đơn giản
và nhanh chóng. Dùng một ống hình trịn, đường kính 3-4 cm, chiều dài 40 cm.
Hai đầu ống gắn với 2 vòng kim loại đường kính khoảng
5cm. Hai vịng này được nối với hai sợi
dây xích dài khoảng 50 - 60cm. Đầu
cuối của hai sợi dây xích nối với một
vịng kim loại thứ 3. Từ vòng thứ 3 này
nối với sợi dây thừng chắc chắn. Trước
hết dùng dây để khớp mõm lại. Sau đó
đưa dụng cụ tròng vào hai chân sau của
- 15 -
lợn. Nắm sợi dây thừng kéo Hình 15. Vật lợn bằng dụng cụ trịng
mạnh về phía sau. Lợn ngã xuống.
chân
- 16 -
Nếu thực hiện những ca tiểu phẫu mà không gây đau đớn thái quá cho
lợn, người ta chỉ cần sử dụng một sợi dây cột vào mõm lợn và kéo căng dây là
được.
Phương pháp cố định chó
Rọ mõm (buộc mỗm): đối với chó việc tiếp cận để thăm khám hay thực
hiện phẫu thuật luôn phải được rọ mõm (rọ mõm có nhiều kích cỡ, được làm
bằng da, bằng inoc hay dùng sợi dây mềm để rọ (buộc) mõm lại.
Cách buộc mõm bằng dây: đầu tiên vòng một vòng quanh mõm rồi thắt lại
ở phía dưới hàm và vòng ra sau gáy rồi thắt lại, đối với giống chó mõm ngắn sau
khi đã buộc mõm như trên thì dùng phần dây thừa sau gáy luồn vào vòng dây
quanh mõm phía trên sống mũi rồi cột nút với phần dây thừa còn lại.
- 17 -
Hình 16. Phương pháp rọ (buộc) mõm chó Hình 17. Một số
loại rọ mõm
Cố định trên bàn mổ: tùy theo vị trí mổ mà có các kiểu cố định khác
nhau. Cách buộc chân: đối với chân trước, vòng đầu tiên buộc vào trên khớp cùi
trỏ, đưa dây xuống phía dưới làm một vòng thứ hai ngay tại khớp cổ tay rồi cột
dây vào bàn mổ. Đối với chân sau, vòng dây đầu tiên được buộc trên khớp
nhượng, vòng thứ hai tại khớp cổ chân rồi mới buộc cố định vào bàn mổ. Có thể
cố định chó nằm ngửa: phẫu thuật vùng bụng, thiến; nằm nghiêng: phẫu thuật
vùng tai, mắt, thận, lách; nằm sấp: phẫu thuật vùng đuôi, hậu môn, đầu.
Phương pháp cố định chó, mèo
Cố định trên bàn grooming: gồm 2 vòng dây thắt ngang eo,cổ và cố định lại trên
một thanh cột.
- 18 -
Cố định mõm: có thể bằng rọ mõm chuyên dụng hoặc buộc dây đối với giống chó mõm
dài. Sau khi dây được buộc quanh mõm ta sẽ lồng hai đầu dây ra sau hai tai và thắt lại.
Đeo vòng cổ: sử dụng vòng cổ chuyên dụng trên thị trường
Buộc dẫn bộ: sử dụng dây chuyên dụng
- 19 -
Cố định trên bàn mổ:
Cố định mèo:
1.1.4. Phương pháp cố định mèo
Buộc mõm: cách buộc mõm tương tự như cách buộc mõm giống chó mõm
ngắn, ngồi ra mèo có thể cào do đó cần buộc mõm kết hợp với dùng vải mềm bó
chặt tứ chi.
- 20 -