Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích các điều kiện để một bản di chúc hợp pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.85 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU

Việc phân chia tài sản thừa kế và nghĩa vụ thừa kế được dựa vào hai căn cứ
chủ yếu là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật
được pháp luật quy định tương đối cụ thể nên thơng thường ít xảy ra tranh chấp.
Riêng đối với các trường hợp thừa kế theo di chúc, các quy định của pháp luật về
điều kiện có hiệu lực của di chúc hiện nay cịn chưa chặt chẽ, thống nhất dẫn đến
các tranh chấp về thừa kế hiện nay là tương đối phổ biến. Và để có hiệu lực pháp
luật thì di chúc cần thỏa mãn các điều kiện về tính hợp pháp của di chúc và phải
thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Để tìm hiểu rõ hơn về
vấn đề này em xin chọn đề: “Phân tích các điều kiện để một bản di chúc hợp
pháp. Sưu tầm một bản di chúc có thật hoặc tự soạn một bản di chúc và chỉ ra
các điều kiện hợp pháp của bản di chúc đó”. Do khả năng nhận thức và phân tích
vấn đề cịn non yếu nên bài viết này khơng thể tránh khỏi nhiều sai sót và hạn
chế, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cơ để bài làm của em
được hồn chỉnh hơn. Em xin cảm ơn.

NỘI DUNG

I. Các điều kiện để một bản di chúc hợp pháp.

1. Di chúc là gì?

Theo điều 624 BLDS năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của
cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Theo quy
định này thì di chúc có các yếu tố: Thể hiện ý chí của cá nhân mà khơng phải của
bất kì chủ thể nào khác, mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản
của mình cho người khác và di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc
qua đời. Di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc, do đó di

1



chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và
điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng.

2. Các điều kiện để một bản di chúc hợp pháp.

2.1 Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể.

2.1.1 Yêu cầu về độ tuổi.

Theo khoản 1 điều 625 BLDS năm 2015 quy định: “Người thành niên có
đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có
quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”. Mức độ kiểm soát của một
người đối với hành vi của họ như thế nào, trước hết phụ thuộc vào độ trưởng
thành của người ấy. Theo quy định của pháp luật nước ta, một người được coi là
trưởng thành (thành niên) khi họ từ đủ 18 tuổi và người thành niên là người có
năng lực hành vi dân sự (trừ trường hợp người đó mắc các bệnh mà khơng thể
nhận thức, làm chủ hành vi). Lập di chúc là việc chủ sở hữu tài sản quyết định
chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho những ai sau khi chết. Điều đó địi hỏi
người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy, về nguyên
tắc người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
quy định tại điều 19 BLDS năm 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là
khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập,thực hiện quyền và nghĩa
vụ dân sự”. Vì vậy, khơng phân biệt nam, nữ, tơn giáo, thành phần… người từ
đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đều có quyền lập di chúc để định đoạt
tài sản của mình cho người thừa kế.

Ngoài nguyên tắc chung, đối với những người từ đủ 15 tuối đến chưa đủ 18
tuổi, là người có năng lực hành vi dân sự một phần, hơn nữa, nếu họ đã có tài sản
riêng thì phải thừa nhận quyền định đoạt đối với tài sản của họ nên pháp luật

nước ta vẫn cho họ có quyền lập di chúc để đảm bảo quyền định đoạt tài sản của

2

mình. Mặc dù vậy, nhận thức của những người trong độ tuổi này chưa hồn
chỉnh nên họ chỉ có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý
theo quy định tại khoản 2 điều 625 BLDS năm 2015: “Người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người
giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”. Tuy nhiên, sự đồng ý ở đây của cha, mẹ là
sự đồng ý đối với việc lập di chúc, cịn về nội dung của di chúc thì chủ thể lập di
chúc được toàn quyền quyết định.

2.1.2 Yêu cầu về nhận thức.

Độ tuổi và khả năng nhận thức là hai tiêu chí để xác định năng lực hành vi
của cá nhân. Năng lực hành vi dân sự của một người trước hết phụ thuộc vào độ
tuổi của người đó. Tuy nhiên, một người trên 18 tuổi vẫn bị coi là khơng có năng
lực hành vi dân sự nếu họ không thể nhận thức, làm chủ hành vi của bản thân. Vì
vây, bên cạnh yếu tố độ tuổi, yếu tố nhận thức là một điều kiện không thể thiếu
trong việc xác định năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc, nếu trong lúc
lập di chúc người đó khơng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì di
chúc đó sẽ bị coi là không hợp pháp.

Tại điểm a khoản 1 điều 630 BLHS năm 2015 quy định: “Người lập di
chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc”. Lập di chúc là hành vi của chủ
sở hữu tài sản định đoạt tài sản của mình để lại sau khi bản thân qua đời nên
người đó phải nhận thức được và làm chủ hành vi của mình, vậy nên người lập
di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

Như vậy, di chúc sẽ không được coi là hợp pháp nếu rơi vào các trường

hợp:

Thứ nhất, di chúc được lập ra trong hoặc sau khi người đó mắc một số bệnh
mà không thế nhận thức được nữa. Trường hợp này thường gặp vướng mắc
nhiều trong thực tiễn xét xử vì lẽ pháp luật chưa quy định cụ thể ai, cơ quan nào

3

có thẩm quyền xác định tại thời điểm lập di chúc người đó cịn sáng suốt, minh
mẫn hay khơng. Trên thực tế, để chứng minh tính hợp pháp của di chúc, người
được hưởng di sản theo di chúc thường xuất trình trước tịa án giấy chứng nhận
của bác sĩ xác nhận về tình trạng minh mẫn của người lập di chúc. Trong trường
hợp khơng có bác sĩ điều trị, người thừa kế theo di chúc thường thông quá các
nhân chứng để xác định điều đó.

Thứ hai, một người lập di chúc nhưng bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định y khoa có
thẩm quyền mà thời điểm bị coi là mất năng lực hành vi dân sự trước thời điểm
di chúc được lập.

Thứ ba, một người lập di chúc sau khi bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự mà di chúc đó khơng có sự đồng ý của người đại diện.

2.2 Người lập di chúc tự nguyện.

Tự nguyện tham gia giao dịch là một điều kiện để giao dịch có hiệu lực
pháp luật. Lập di chúc là một giao dịch dân sự, cho nên người lập di chúc phải tự
nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Tự nguyện của
người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Sự thống
nhất đó chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan – mong muốn bên

trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngồi sự mong muốn
đó bằng một hình thức nhất định như bằng miệng hay bằng văn bản. Việc thể
hiện ý chí phải do chính người lập di chúc thực hiện mà không bị ảnh hưởng, tác
động bởi người khác. Vì vậy, việc phá vỡ sự thống nhất giữa mong muốn và việc
thể hiện ra bên ngoài làm mất đi tính tự nguyện của người lập di chúc. Sự thống
nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp người lập di chúc bị cưỡng ép,
đe dọa hoặc di chúc do họ lập trên cơ sở bị lừa dối. Trong điều 127 BLDS năm

4

2015 có quy định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị
đe dọa, cưỡng ép thì có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự đó là
vơ hiệu”.

2.2.1 Người lập di chúc bị lừa dối.

Sự lừa dối chỉ được coi là căn cứ để xác định tính bất hợp pháp của di chúc
khi sự lừa dối làm cho người lập di chúc suy nghĩ theo và vì thế nội dung của di
chúc được định đoạt trên sự tác động của hành vi lừa dối. Nghĩa là trong thức tế
có thể có sự lừa dối của một người khác đối với người lập di chúc nhưng nếu
người lập di chúc vẫn định đoạt theo ý định của mình, khơng suy nghĩ theo sự
lừa dối của thì di chúc vẫn được coi là hợp pháp.

Lừa dối là hành vi làm cho người lập di chúc nhầm lẫn về sự việc khách
quan mà lập di chúc có lợi cho người có hành vi lừa dối hoặc người được chỉ
định trong di chúc. Người lập di chúc có thể bị lừa dối bằng những thủ đoạn như:
Làm tài liệu giả để cho người có tài sản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất
tích nên khơng lập di chúc để lại di sản cho người đó mà để lại tài sản cho người
làm tài liệu giả...


Trong điều 127 BLDS năm 2015 có quy định: “Lừa dối trong giao dịch
dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia
hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch
dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Như vậy, chỉ bị coi là lừa dối khi một
người thực hiện một hành vi cố ý. Hành vi lừa dối có thể là một hành động
nhưng cũng có thể là việc khơng hành động. Vì vây, việc im lặng đơi khi bị coi
là sự lừa dối nếu một người biết được biết được việc lập di chúc của người để lại
di sản, biết được sự thật nhưng lại im lặng, khơng nói sự thật nhằm mục đích để

5

cho người lập di chúc định đoạt theo hướng có lợi cho mình hoặc người khác
theo ý mình.

2.2.2 Người lập di chúc bị đe dọa, cướng ép.

Trong điều 127 BLDS năm 2015 có quy định: “Đe dọa, cưỡng ép trong
giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia
buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích
của mình”.

Đe dọa là hành vi cố ý của một người nhằm làm cho người khác trở nên lo
sợ mà phải thực hiện một việc nào đó theo mục địch của người đe dọa. Cưỡng ép
là việc buộc người khác thực hiện hành vì trái với ý chí của họ nhưng theo sự chỉ
đạo của người cưỡng ép, nếu người bị cưỡng ép khơng thực hiện hành vi đó thì
hậu quả xấu sẽ xảy ra với đối với chính người đó hoặc những người thân thích.
Cưỡng ép có thể là sự cưỡng ép về thể chất (đánh đập, giam giữ…) hoặc về tinh
thần (như dọa làm một việc có thể làm mất danh dự, uy tín của người lập di
chúc…), vì sự đe dọa đó mà người lập di chúc phải viết theo nội dung chỉ đạo

của người khác.

Trong thực tế, có thể có sự đe dọa của một người đối với người lập di chúc
nhưng người lập di chúc k sợ sự đe dọa đó nên vẫn lập di chúc theo ý định của
mình thì bản di chúc đó vẫn được coi là hợp pháp. Hành vi đe dọa chỉ được coi
là căn cứ để xác định di chúc không hợp pháp khi hành vi đó đe dọa đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh dự, tài sản của người bị đe
dọa và khiến người bị đe dọa buộc phải lập di chúc theo ý muốn của người thực
hiện hành vi đe dọa. Nếu hành vi đe dọa là hành vi tác động làm cho người lập di

6

chúc sợ hãi thì hành vi cưỡng ép thường là hành vi dựa vào hồn cảnh đặc biệt
của người đó để dồn ép, ép buộc người đó phải lập di chúc theo mục đích của
người thực hiện hành vi cưỡng ép.

2.3 Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Di chúc phải bao gồm các nội dung chính yếu sau:
Ngày, tháng, năm lập di chúc;
Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngồi các nội dung trên, di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không
được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang
phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người
làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.


Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định
đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định
người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra
các điều kiện để chia di sản thừa kế… Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp
với các quy định của nhà nước và không trái với đạo đức xã hội, tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS:
“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào để
phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài
sản.

7

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực
hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”

Một bản di chúc sẽ bị coi là bất hợp pháp nếu trong di chúc đó, người lập di
chúc đã định đoạt một phần hoặc tồn bộ tài sản của mình cho một tổ chức phản
động hoặc người lập di chúc cho một người hưởng tài sản của mình nhưng lại
kèm theo điều kiện: Muốn hưởng di sản, người thừa kế theo di chúc phải gây ra
một thiệt hại về tài sản hoặc về sức khỏe của một người mà trước đó đã có mẫu
thuẫn với người lập di chúc.


Có thể nói, việc lập di chúc có nội dung không trái pháp luật của một người
mới chỉ là việc họ thực hiện bổn phận của một cơng dân. Ngồi bổn phận cơng
dân, họ cịn phải thực hiện bổn phận làm người. Đạo làm người đòi hỏi các cá
nhân khi lập di chúc phải luôn luôn hướng tới phong tục tập quán, truyền thống
nhân bản và tương thân tương ái trong cộng đồng gia đình cũng như cộng đồng
dân tộc. Vì thế nếu di chúc có nội dung trái với đạo đức xã hội cũng sẽ bị coi là
không hợp pháp.

8

Trên thực tế, để xác định nội dung của di chúc đó có vi phạm điều cấm của
luật không sẽ dễ hơn so với việc xác định nội dung di chúc đó có trái với đạo đức
xã hội khơng, vì việc xác định trái đạo đức xã hội thiên về ý kiến chủ quan, cảm
nhận của người đưa ra phán xét.

2.4 Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật.

Điều 627 BLDS 2015 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản;
nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Hình
thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc (nội dung
của di chúc); là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là
chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì vậy, di
chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật quy định có 2 loại là
hình thức văn bản và hình thức miệng.

2.4.1 Di chúc bằng văn bản.

Di chúc bằng văn bản có thể được viết tay hoặc đánh máy. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi cá nhân ở nông thông, thành thị, vùng sâu, vùng xa, người

đang gặp điều kiện, hồn cảnh khó khăng trong việc đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác nhận di chúc, pháp luật quy định nhiều loại hình thức văn bản
cho phép cá nhân lựa chọn một hình thức phù hợp để lập di chúc. Theo điều 628
BLDS năm 2015 hình thức di chúc bằng văn bản gồm các loại:

Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng: Theo điều 633 BLDS
năm 2015 quy định: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc
lập di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng phải tn theo quy định tại
Điều 631 của Bộ luật này”. Trường hợp người lập di chúc tự mình viết và ký
vào bản di chúc mà khơng có người làm chứng, khơng cơng chứng hoặc chứng
thực vẫn có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, khi phân chia tài sản theo di chúc, nếu
những người thừa kế theo pháp luật khơng đồng ý đó là di chúc thì cần phải giám

9

định chữ viết và chữ ký của người lập di chúc. Di chúc khơng có người làm
chứng có thể u cầu công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp này công chứng
viên, người có thẩm quyền chứng thực cần xác minh nội dung đúng của người
lập di chúc hay không.

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Theo điều 634 BLDS năm
2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc khơng tự mình viết bản di chúc
thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di
chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký
hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người
làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di
chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy
định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này”. Trường hợp người lập di chúc
không thể viết được như cụt hai tay, hai tay bị liệt… thì nhờ người khác viết lại
nội dung mà người lập di chúc cơng bố và phải có hai người làm chứng cho nội

dung di chúc là đúng theo ý chí của người lập di chúc. Có hai khả năng xảy ra:
thứ nhất là hai người làm chứng cùng có mặt chứng kiến việc người lập di chúc
cơng bố ý chí và người khác ghi lại nội dung; thứ hai là người lập di chúc nhờ
người khác ghi lại nội dung di chúc, sau đó người lập di chúc nhờ hai người làm
chứng đọc nội dung cho mình nghe và chứng kiến nội dung đó đúng với ý chí
của người lập di chúc. Người làm chứng phải thỏa mãn các điều kiện được quy
định tại điều 632 BLDS năm 2015: “Mọi người đều có thể làm chứng cho việc
lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.

10

Di chúc bằng văn bản có cơng chứng và di chúc bằng văn bản có chứng
thực: quy định tại điều 635 BLDS năm 2015. Người lập di chúc tun bố ý chí
của mình, cơng chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực ghi lại nội dung di
chúc. Người lập di chúc đọc lại nội dung di chúc và xác nhận ghi đúng ý của
mình và ký tên hoặc điểm chỉ, sau đó cơng chứng viên người có thẩm quyền
chứng thực xác nhận tình trạng nhận thức của người lập di chúc và ký tên, đóng
dấu vào bản di chúc. Trường hợp người lập di chúc không biết chữ, không ký,
không điểm chỉ được phải có người làm chứng chứng kiến việc tuyên bố ý chí
của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Ngoài ra, pháp luật dữ liệu các trường hợp người lập di chúc không thể đến
cơ quan công chứng hoặc UBND để chứng thực hoặc chứng nhận di chúc, thì

những người có thẩm quyền chứng nhận theo những quy định tại Điều 638
BLDS năm 2015 có giá trị pháp lý như di chúc có chứng thực, chứng nhận. Đối
với các trường hợp sau thì thủ thục di chúc tương tự như lập tại cơ quan công
chứng, UBND.

Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được chứng nhận, chứng
thực bao gồm:

Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại
đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu Công chứng Nhà nước chứng nhận
hoặc UBND xã, phường thị trấn chứng thực;

Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ
huy phương tiện đó;

Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng
có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó;

11

Di chúc của người đang làm cơng việc khảo sát, thăm dị, nghiên cứu ở
vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị;

Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngồi có chứng nhận của cơ
quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đó.

Di chúc của người đang bị tạm giam , đang chấp hành hình phạt tù, người
đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.


2.4.2 Hình thức di chúc miệng.

Di chúc miệng là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế
lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi
chết. Trong một số trường hợp, người lập di chúc ở trong tình trạng khơng thể
lập được di chúc viết như tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng hoặc khơng có điều
kiện lập di chúc viết như tai nạn, cán bộ chiến sĩ công an, quân đội làm nhiệm vụ
đặc biệt nguy hiểm… thì có thể lập di chúc miệng. Tuy nhiên, di chúc miệng chỉ
được công nhận hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị
đe dọa nghiêm trọng mà khơng thể lập di chúc viết được. Theo khoản 5 điều 630
BLDS năm 2015 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm
chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm
chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được
cơng chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc
điểm chỉ của người làm chứng”.

Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc cịn sống,
minh mẫn, sáng suốt và có điều kiện lập di chúc bằng văn bản thì di chúc bằng

12

miệng sẽ khơng cịn giá trị. Đây là trường hợp tự động mất hiệu lực của di chúc
không cần phải thông qua thủ tục pháp lý nào.

II. Áp dụng vào bản di chúc tự lập để chỉ ra các điều kiện để bản di chúc đó
hợp pháp. (Bản di chúc được đính kèm tại phần phụ lục).

1. Người lập di chúc có năng lực chủ thể.


Người lập di chúc là ông Nguyễn Văn A, sinh ngày: 12/06/1959 nên tính
đến thời điểm lập di chúc là ngày 25/05/2019 ông A đã 59 tuổi 11 tháng, ông A
không mắc một số bệnh mà không thế nhận thức được và cũng khơng bị Tịa án
tun bố mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Và theo lời cam kết của
mình, ơng A đã khẳng định mình lập bản di chúc trong tình trạng minh mẫn,
sáng suốt. Như vậy, ông A đã đủ yêu cầu về điều kiện người lập di chúc có năng
lực chủ thể.

2. Người lập di chúc tự nguyện.

Trong lời cam kết của mình trong bản di chúc ơng Nguyễn Văn A đã khẳng
định mình lập di chúc tự nguyện, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Như vậy,
ông A đã lập di chúc một cách tự nguyện.

3. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Bản di chúc của ơng Nguyễn Văn A có đầy đủ các phần chính yếu đó là:

Ngày, tháng, năm lập di chúc: 25/05/2019

Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc: Nguyễn Văn A, cư trú tại Số
XXX đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.

Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản (vợ và các con)
Di sản để lại và nơi có di sản: 02 nhà đất.

13

Di chúc của ông A khơng có từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, mỗi trang

đều được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc, di chúc
cũng khơng có sự tẩy xóa, sửa chữa. Bản di chúc của ông A được lập theo đúng
các nguyên tắc được quy định trong điều 3 BLDS năm 2015. Cách phân chia di
sản thừa kế của ông A cũng không vi phạm pháp luật, không gây nguy hiểm cho
xã hội, cũng khơng vi phạm đạo đức xã hội.
4. Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật.

Bản di chúc của ông Nguyễn Văn A là di chúc bằng văn bản được đánh
máy khơng có người làm chứng. Đúng theo quy định trong điều 633, đối với di
chúc khơng có người làm chứng, người lập di chúc là ông A đã tự viết và ký vào
bản di chúc.

KẾT LUẬN
Có thể nói, vấn đề thừa kế trong pháp luật Việt Nam đang là vấn đề được
bàn luận và tranh cãi rất nhiều. Và thừa kế theo di chúc cũng không ngoại lệ.
Mặc dù, di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản nhằm chuyền tài sản
của mình sau khi qua đời cho người khác, nhưng đôi khi bản di chúc đó lại
khơng được cơng nhận hợp pháp nên khơng có hiệu lực thi hành. Bởi vậy, pháp
luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể nhằm làm rõ hơn các điều kiện để
một bản di chúc được hợp pháp. Các điều kiện này nhằm quy định các điều kiện
đối với người lập di chúc cũng như đặt ra các yêu cầu đối với những người được
nhận di sản theo di chúc. Người lập di chúc, người được thừa hưởng di sản theo
di chúc đều cần được biết các điều kiện cơ bản này để không gây ra những tranh
cãi, xung đột khơng đáng có.

14

PHỤ LỤC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, vào lúc 15 giờ 30 phút, ngày 25 tháng 05 năm 2019, tại Hà Nội

Họ và tên tôi là: Nguyễn Văn A

Ngày, tháng, năm sinh: 12/06/1959

Chứng minh nhân dân số ….. , cấp ngày 06 tháng 04 năm 2015, nơi cấp: Công
an quận Ba Đình.

Địa chỉ thường trú: Số XXX đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà
Nội.

Chỗ ở hiện tại: Số XXX đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.

Trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe
doạ, cưỡng ép. Tôi tự viết bản di chúc này, nhằm chuyển toàn bộ di sản là tài sản
của mình cho người được hưởng di sản là tài sản của tôi để lại sau khi tôi qua
đời, theo các nội dung sau đây:

Tôi là chủ sở hữu hợp pháp của di sản, tài sản để lại và nơi có tài sản, như sau:

1. Nhà đất tại:………………………………………………với các đặc điểm sau:
+ Thửa đất được quyền sử dụng:

- Thửa đất số: ……………………Tờ bản đồ số: …………………………

- Địa chỉ thửa đất: …………………………………………………………

15

- Diện tích: 50,63m2 (Sáu mươi phảy sáu mươi ba mét vng)

- Mục đích sử dụng: Đất ở đơ thị.

- Thời hạn sử dụng: Lâu dài

- Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

+ Tài sản gắn liền với đất:

- Theo Giấy chứng nhận: Nhà Bê tông 01 tầng; DTXD: 40,0m2; DTSD:

50,0m2

2. Nhà đất tại:……………………………………………….với các đặc điểm

sau:

+ Thửa đất được quyền sử dụng:

- Thửa đất số: ………………………Tờ bản đồ số:

……………………….

- Địa chỉ thửa đất:


…………………………………………………………

- Diện tích: 60,63m2 (Sáu mươi phảy sáu mươi ba mét vng)

- Mục đích sử dụng: Đất ở đô thị.

- Thời hạn sử dụng: Lâu dài

- Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

+ Tài sản gắn liền với đất:

- Theo Giấy chứng nhận: Nhà Bê tông 01 tầng; DTXD: 40,0m2; DTSD:

60,0m2

Người được hưởng di sản, tài sản tôi để lại, sau khi tôi qua đời là vợ và các con
tôi là:

Bà : Phạm Thị B

Ngày, tháng, năm sinh: 15/ 08/ 1962

16

Chứng minh nhân dân số: …, cấp ngày 06 tháng 04 năm 2015, nơi cấp: Cơng an
quận Ba Đình.
Địa chỉ thường trú: Số XXX đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà
Nội.
Chỗ ở hiện tại: Số XXX đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.

Anh: Nguyễn Văn C
Ngày, tháng, năm sinh: 31/05/1982
Chứng minh nhân dân số: …. , cấp ngày 06 tháng 04 năm 2015, nơi cấp: Cơng
an quận Ba Đình.
Địa chỉ thường trú: Số YYY đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà
Nội.
Chỗ ở hiện tại: Số YYY đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
Anh: Nguyễn Văn D
Ngày, tháng, năm sinh: 15/08/1984
Chứng minh nhân dân số: …. , cấp ngày 06 tháng 04 năm 2015, nơi cấp: Cơng
an quận Ba Đình.
Địa chỉ thường trú: Số ZZZ đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà
Nội.
Chỗ ở hiện tại: Số ZZZ đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
Di sản để lại của tôi được chia theo tỷ phần như sau:

17

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Vợ và các con của tôi là người được hưởng toàn bộ di sản, tài sản thuộc sở hữu
hợp pháp của tôi để lại được ghi trong bản di chúc này, do tôi không chuyển tài
sản thuộc sở hữu của tôi cho bất cứ người nào khác.
Bản di chúc này do tơi tự viết, có chữ ký (điểm chỉ) của tơi vào từng trang, thể
hiện đúng ý chí, nguyện vọng của mình, tơi khơng sửa đổi hoặc bổ sung thêm
nội dung nào khác vào bản di chúc.
Di chúc được lập xong vào lúc 16 giờ 30 phút, ngày 25 tháng 05 năm 2019.
Di chúc được lập thành 01 bản gồm 04 trang.

Người lập di chúc

(Chữ ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

A
Nguyễn Văn A

18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự năm 2015.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I,

Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2018.
3. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về tài

sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam.
4. Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lí
luận và thực tiễn, Nxb. Lao động-xã hội, Hà Nội, 2009.
5. Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải
quyết tranh chấp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2013.
6. Tiến Thành, Những điều cần biết về di chúc và lập di chúc, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2012.
7. Mẫu di chúc theo quy định pháp luật, /> thuc-dan-su/mau-di-chuc-theo-quy-dinh-phap-luat.aspx.
8. Mẫu di chúc chuẩn 2019 và hướng dẫn chi tiết cách viết,
/> article.html.

19



×