A. Khái niệm
Bảo về rừng chính là việc giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát
triển một cách tự nhiên không bị chặt phát hủy hoại môi trường sống. Bên
cạnh việc cung cấp nguồn gỗ, thì rừng cịn là nơi tập trung của vơ vàn cây
thuốc quý hiếm (thuốc nam, thuốc bắc,...), là nguồn dược liệu dồi dào phục
vụ trong việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.
Khơng chỉ riêng ở Việt Nam mà năm châu bốn bể, quốc gia nào cũng
có chương trình "Gia tăng, bảo vệ và duy trì rừng" hay "Chương trình
lá phổi xanh", nhất là khi tàn phá rừng bừa bãi đang diễn ra khắp
nơi và trở thành vấn nạn. Để ngăn chặn điều này, tôi xin đưa ra một
số giải pháp sau:
Về mặt pháp lý: Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn
chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi cơn đồ, phản kháng
của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu. Ngay cả khi bọn chúng dùng súng, lựu đạn
thì chúng ta cũng tự tin giành thế chủ động để trấn áp, chiến thắng. - Xây
dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại,
đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến
chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hồn cảnh sống, tùy theo
rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh. - Xây dựng khung pháp lý nghiêm
cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai
thác rừng tự do bừa bãi. - Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị
hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán,
sấm sét), con người gây ra... - Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào
danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian
phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật.
Về mặt cộng đồng: - Giáo dục cho cộng đồng địa phương. - Dựa vào
chương trình sư phạm từ cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH. Có thể
gia tăng số tiết học đối với những nơi có đồng bào dân tộc ít người. - Chấm
dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay
bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du
mục từ trước đến nay tại các địa phương. - Phải cương quyết đưa trở về
nguyên quán tất cả những người tự do di canh với kinh phí lấy từ ngân sách
nhà nước. - Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng...), phục hồi công việc và
chức vụ với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa
bãi. - Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ cũ thì hỗ trợ một
khoản tiền sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc làm, cung cấp một mảnh
đất canh tác theo quy hoạch của nhà nước, của địa phương.
Về mặt vi mô và vĩ mô: - Có những chính sách ưu tiên cho những khu vực
khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế... - Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo;
thành thị và nông thôn; đồng bằng và miền núi... - Thường xuyên phát động
chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội quốc gia: 30/4, 2/9, 19/5...
B. Các biện pháp bảo vệ rừng phổ biến nhất
1. Hạn chế khai thác rừng bừa bải, không nên săn bắt các loại động vật quí
hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
2. Ngăn chặn hiện tượng chặt phá rừng để bảo vệ mơi trường sống cho các
lồi thực vật
3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia...
( Điều 20 Luật Bảo vệ và phát triển rừng:”Nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng,
đốt rừng; lấn, chiếm rừng, đất trồng rừng; khai thác, mua bán, vận chuyển
lâm sản, săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của
pháp luật”)
4. Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân đặc biệt là những vùng sâu,
vùng sa có trình độ dân trí thấp để cùng tham gia bảo vệ rừng. Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng
dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển
rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người
dân, cộng đồng, các đồn thể nhân dân, các cơ quan thơng tin đại chúng
đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
( Điều 18 Luật Bảo vệ và phát triển rừng: “ Uỷ ban nhân dân các cấp theo
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chủ rừng phải tổ chức quản lý,
bảo vệ vốn rừng hiện có; phịng, chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng;
thực hiện các biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng, phát triển thực vật rừng, động
vật rừng; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn.” )
5. Tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, trồng cây xanh ở trường hoặc địa
phương. Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven
sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác;
khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa
dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá
trị khác của rừng. Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các
biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; có cơ chế quản lý,
giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phịng hộ tại các khu vực
ít xung yếu sang rừng sản xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không
chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ
các dự án phục vụ cho mục đích quốc phịng, an ninh, hoặc các dự án đặc
biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định); dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên
trên phạm vi cả nước; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với
rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thối rừng.
( Điều 21 Luật bảo vệ và phát triển rừng: “Ở vùng rừng núi, căn cứ vào quy
hoạch lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy vùng và hướng dẫn nhân
dân làm nương rẵy định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc, sản
xuất nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp.” )