Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHONG LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

BÙI THỊ THU KIỀU

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 ĐẾN
5 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI DÂN

GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHONG
LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2016

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến khoa Tiểu học- mầm
non, giáo viên trường Đại học Quảng Nam cùng các thầy cơ giáo đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo- Th.S Hoàng Ngọc Thức đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành
Khóa luận.

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, giáo viên và các cháu lớp Nhỡ 1 –
Nhỡ 2 trường mầm non Phong Lan, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã dành
thời gian quý báu để trả lời các phiếu điều tra, tìm kiếm và cung cấp tài liệu tư
vấn, giúp đỡ tơi hồn thành Khóa luận.



Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân tình đến gia đình, người thân và bạn
bè đã động viên, khích lệ tơi trong q trình làm đề tài.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn Khóa luận của tơi khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo
và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tam kỳ, ngày 19 tháng 4 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Thu Kiều

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 2
3.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3
6. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 3
7. Đóng góp của đề tài................................................................................... 4
8. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 4
9. Cấu trúc của đề tài..................................................................................... 5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6
CHƯƠNG 1................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU

GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI) THƠNG QUA TRỊ CHƠI DÂN GIAN .............. 6
1.1. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 6
1.1.1. Phát triển ngôn ngữ ............................................................................. 6
1.1.2. Trò chơi dân gian ................................................................................ 6
1.2. Cơ sở lý luậncủa việc phát triển ngôn ngữ............................................. 6
1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học của phương pháp phát triển ngôn ngữ ............... 6
1.2.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ................................................. 7
1.2.3. Vai trị của ngơn ngữ đối với sự phát triển của trẻ ............................. 8
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ ........................... 10
1.3.1 Các yếu tố về tâm lí............................................................................ 10
1.3.2. Các yếu tố về sinh lí .......................................................................... 10
1.3.3. Các yếu tố liên quan đến mơi trườngvăn hóa - vùng miền ............... 12

1.4. Các hình thức phát triển ngơn ngữ ....................................................... 13
1.4.1. Rèn luyện phát âm đúng.................................................................... 13
1.4.2. Phát triển vốn từ ................................................................................ 15
1.4.3. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp................................................................ 15
1.4.4. Diễn đạt mạch lạc.............................................................................. 16
1.4.5. Lời nói mạch lạc................................................................................ 16
1.5. Trị chơi dân gian với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi ............ 16
1.5.1. Đặc điểm của trò chơi dân gian đối với trẻ em ................................. 16
1.5.2. Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngơn ngữ trẻ 4 – 5
tuổi............................................................................................................... 18
1.5.3. Vai trị của trò chơi dân gian trong việc giáo dục trẻ........................ 18
1.6. Tiểu kết chương 1................................................................................. 20
CHƯƠNG 2................................................................................................. 22
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 – 5
TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON
PHONG LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM ........................................ 22
2.1. Vài nét về trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam .... 22

2.1.1. Tình hình địa phương ........................................................................ 22
2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của trường .................................... 22
2.1.3. Về cơ sở vật chất ............................................................................... 23
2.1.4. Về đội ngũ giáo viên – cán bộ, nhân viên......................................... 24
2.1.5. Về số lượng trẻ tại trường ................................................................. 25
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông
qua trò chơi dân gian ................................................................................... 25
2.2.1. Thuận lợi ........................................................................................... 25
2.2.2. Khó khăn ........................................................................................... 26
2.3. Khảo sát thực trạng phát triển ngơn ngữ cho trẻ thơng qua trị chơi dân
gian tại trường MN Phong Lan, Bắc Trà My.............................................. 27

2.3.1. Nhận thức của GV và CBQL trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4
– 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian. ......................................................... 27
2.4. Một số trò chơi dân gian thường được giáo viên tổ chức cho trẻ 4 – 5
tuổi tại trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam ................ 28
2.4.1. Trò chơi “Oẳn tù tì” .......................................................................... 28
2.4.2. Trị chơi “Cướp cờ”........................................................................... 29
2.4.3. Trị chơi “Chồng nụ chồng hoa” ....................................................... 30
2.4.4. Trò chơi “Nhảy bao bố” .................................................................... 31
2.4.5. Trị chơi “Rờng rắn lên mây”............................................................ 32
2.5. Khảo sát thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4 – 5 tuổi ở
trường Mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam ............................ 35
2.5.1.Thông qua giờ học trong tiết dạy “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5
tuổi thơng qua trị chơi dân gian”tại trường MN Phong Lan ...................... 35
2.5.2. Đánh giá thực trạng ........................................................................... 35
2.5.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện...................................... 37
2.5.4. Nguyên nhân của các thực trạng trên................................................ 38
2.6. Tiểu kết chương 2................................................................................. 39
CHƯƠNG 3................................................................................................. 40

XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI DÂN GIAN VÀ THỰC
NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................. 40
3.1. Yêu cầu khi xây dựng các biện pháp ................................................... 40
3.1.1. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ ........... 40
3.1.2. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ
tham gia vào các trò chơi dân gian.............................................................. 41
3.2. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi)
thơng qua trị chơi dân gian......................................................................... 46
3.2.1. Biện pháp trình chiếu video mẫu trị chơi ......................................... 46

3.2.2. Biện pháp dạy trẻ tự chơi trò chơi theonhạc ..................................... 47
3.2.3. Biện pháp thiết lập một số trò chơi dân giantheo chủ đề.................. 48
3.2.4. Biện pháp tích hợp trị chơi dân gian với các hoạt động học khác ... 52
3.2.5. Biện pháp lồng ghép đọc đồng dao, ca dao trong trò chơi dân gian. 54
3.3. Thực nghiệm sư phạm.......................................................................... 56
3.3.1. Thiết kế thực nghiệm một số trò chơi dân gian thông qua các giờ học
trên lớp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường MN Phong
Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam.................................................................... 56
3.3.2. Thiết kế thực nghiệm một số trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú và
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại
trườngMN Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam ...................................... 61
3.4.1. Tổ chức trò chơi dân gian kết hợp đọc đồng dao.............................. 61
3.4.2. Trò chơi vận động ............................................................................. 65
3.4.3. Kết quả tạo hứng thú và phát triển ngôn ngữ thông qua thực nghiệm
sư phạm đối với hoạt động vui chơi ở trẻ MG nhỡ..................................... 66
3.4.4. Kết luận chung về kết quả thực nghiệm sư phạm ............................. 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 73
1. Kết luận ................................................................................................. 73
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 73

2.1. Đối với các cấp quản lý giáo dục ......................................................... 73
2.2. Đối với nhà trường ............................................................................... 74
2.3. Đối với giáo viên.................................................................................. 74
2.4. Đối với phụ huynh................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 76

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT KÍ HIỆU VIẾT TẮT GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

1 Bộ GD – ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 CB Cán bộ
3 CBQL Cán bộ quản lý
4 CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục
5 GV Giáo viên mầm non
6 ĐC Đối chứng
7 MN Mầm non
8 MTXQ Môi trường xung quanh
9 PTNN Phát triển ngôn ngữ
10 SL Số lượng
11 TL Tỉ lệ
12 TN Thực nghiệm

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đất nước Việt Nam đẹp vô cùng, một dân tộc từ ngàn xưa đã xây
dựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó
ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống của con người trong sự
hình thành và phát triển của lồi người.


Ngơn ngữ chính là phương tiện để tư duy.Nó đóng vai trị rất lớn
trong việc phát triển trí tuệ và các q trình tâm lí khác, chính vì vậy mà
trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát
triển ngơn ngữ.

Đối với trẻ, sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời
có vai trị rất quan trọng đối với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp
cũng như tồn bộ q trình phát triển về sau của trẻ. Không chỉ vậy, mà với
trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ
lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Vì vậy việc phát triển
ngơn ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là nhằm phát triển toàn diện nhân
cách cho trẻ. Phương châm của ngành học mầm non là: “học bằng chơi,
chơi bằng học”. Đúng vậy “trò chơi” là phương tiện quan trọng nhất để
phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực.Di sản văn hố truyền thống
Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trị chơi dân
gian cũng là một di sản văn hố quý báu của dân tộc.Đặc biệt đối với trẻ
em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho
thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích.Chính vì vậy, trị chơi dân gian
rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi
của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em khơng thể thiếu những trị
chơi. Trị chơi dân gian khơng đơn thuần là một trị chơi của trẻ con mà nó

1

chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trị
chơi dân gian khơng chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư

duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê
hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với
máy móc và khơng có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt
thòi hơn khi các em khơng được làm quen và chơi những trị chơi dân gian
của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và qn lãng, khơng
chỉ có ở các thành phố mà cịn ở cả các vùng q. Vì thế, giúp các em hiểu
và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.

Chính vì lẽ đó, là giáo viên mầm non tương lai, tôi đã nhận thức rõ
được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và luôn thôi thúc
tôi tiến hành nghiên cứu về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trị
chơi dân gian với đề tài: “Phát triển ngơn ngữ cho trẻ 4 đến 5 tuổi thơng
qua trị chơi dân gian tại trường Mầm non Phong Lan, Bắc Trà My,
Quảng Nam.” làm đề tài khóa luận.
2. Mục tiêu của đề tài

Thông qua quan sát thực tế và tìm hiểu những cơ sở lí luận về các trị
chơi dân gian, tơi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (4 - 5
tuổi) thơng qua trị chơi dân gian.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 4 – 5 tuổi thơng
qua trị chơi dân gian.
3.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu:Nhóm trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non
Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam.


2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc phát triển ngơn ngữ qua trị chơi
dân gian.
4.2. Tìm hiểu thực trạng của trường mầm non Phong Lam, Bắc Trà My,
Quảng Nam về việc tổ chức các hoạt động về trò chơi dân gian nhằm phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển ngôn
ngữ qua trò chơi dân gian.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thơng
tin có liên quan về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non,

- Sử dụng phương pháp quan sát:
- Ngoài ra, dùng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục
đích phát triển ngơn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi qua trò chơi dân gian.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để
thực nghiệm.
- Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học.
6. Lịch sử nghiên cứu
Ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, chính vì thế mà
có rất nhiều các nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau như: Tâm lí học,
triết học, xã hội học, ngơn ngữ học, giáo dục học,… đi sâu, tìm tịi, nghiên

cứu và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng kể.
Ở nước ngồi khơng thể không kể đến thành tựu của các nhà khoa
học nổi tiếng như: R.O.Shor, , M.I.Lixinna, L.I.Bozovich, A.Z. Ruxkai, …

3

Ví dụ: + V.X. Mukhina với Tâm lí học mẫu giáo
+ M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học
+ A.N.Xookolop với Lời nói bên trong và tư duy

Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng được đông đảo
các nhà giáo dục quan tâm và đi vào nghiên cứu như: Tiếng việt và phương
pháp phát triển lời nói cho trẻ của các tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi
Kim tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn Thanh Hồng; Phương pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáocho trẻ dưới 6 tuổi của tác giả Nguyễn Xuân
Khoa; Luận án Phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Những bước phát triển ngôn
ngữ của trẻ từ 1 – 6 tuổi trên cơ sở tư liệu ngôn ngữ trẻ em Hà Nội (1996);

Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh: Cơ sở của việc tác động sư phạm
đến sự phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non.

Về lĩnh vực phát triển ngơn ngữ qua trị chơi dân gian vẫn cịn nhiều
điều mới mẻ.Vì thế, bản thân tơi đã nghiên cứu và tìm hiểu nhằm khai thác
một số khía cạnh về trò chơi dân gian để vận dụng vào việc dạy học ở mầm
non để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
7. Đóng góp của đề tài

Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ trong độ tuổi từ 4 – 5 tuổi.


Ngồi ra đề tài cịn được đóng góp cho kho tàng tài liệu về công tác
nghiên cứu về ngôn ngữ ở lứa tuổi mầm non cho sinh viên khoa Tiểu học –
Mầm non trường Đại học Quảng Nam, hơn nữa là những độc giả quan tâm
tới vấn đề này.

Không chỉ vậy, đề tài có tác dụng rất lớn đối với trường mầm non,
giúp các em phát triển hoàn thiện hơn về mặt ngôn ngữ.
8. Phạm vi nghiên cứu

8.1. Địa bàn nghiên cứu: Trường mầm non Phong Lan, huyện Bắc
Trà My, tỉnh Quảng Nam.

4

8.2. Nội dung nghiên cứu:Nghiên cứu tìm và đề xuất các biện pháp
giúp trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng
Nam phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian.
9. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội
dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng việc tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5
tuổi tại trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam thơng qua
trị chơi dângian

Chương 3: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ 4 - 5
tuổi thơng qua trị chơi dân gian và thực nghiệm sư phạm.


5

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI) THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN

1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Phát triển ngôn ngữ
Phát triển ngơn ngữ là q trình tiếp thu, trao dồi và tích lũy dần dần
biến đổi về số lượng vốn từ, cũng như phát triển tư duy nhận thức rộng
hơn, sâu hơn về nội dung ý nghĩa của ngôn ngữ.
1.1.2. Trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ trong xã hội loài người
được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền
tự nhiên qua nhiều thế hệ và luôn được cải biên, bổ sung cho phù hợp với
từng nơi, từng lúc, nhằm thỏa mãn nhu cầu về vui chơi giải trí, giao lưu văn
hóa và phát triển các mặt thể chất, tinh thần của con người. Trò chơi vận
động dân gian là những trò chơi dân gian có sự vận động, đua tranh về thể
lực là chính, thực hiện theo điều lệ của cuộc chơi và có sự nhận định
hơn/kém, thắng/thua, được/hỏng. Thơng qua trị chơi dân gian không
những giúp trẻ phát triển các mặt; đạo đức, trí tuệ, thể chức, thẩm mỹ, lao
động mà cịn giúp trẻ phát triển ngơn ngữ một cách rất hiệu quả.
1.2. Cơ sở lý luậncủa việc phát triển ngôn ngữ
1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học của phương pháp phát triển ngôn ngữ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bao gồm tất cả các kiến thức về ngôn ngữ
học.
Kiến thức về ngôn ngữ học sẽ là những kiến thức cơ sở giúp cho các
nhà giáo dục hiểu đúng nhiệm vụ, nội dung, tìm ra các phương pháp, biện

pháp hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

6

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có mối quan hệ khăng khít với ngơn ngữ
học bởi vì nó là khoa học ứng dụng của ngôn ngữ học.

1.2.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ
1.2.2.1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ trẻ 4 – 5 tuổi

+ Đặc điểm phát âm:
- Nhìn chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ.
- Trẻ vẫn còn sai những âm, thanh khó hoặc những từ có 2, 3 âm vị,
sai những âm tiết có nhiều âm vị. Tuy nhiên, các lỗi sai đã ít hơn.
- Đã xuất hiện ở lời nói của trẻ những khái quát, kết luận đơn giản một
cách mạch lạc.
- Đến 5 tuổi trẻ có thể phát âm mềm dẻo, các loại âm của tiếng mẹ đẻ
hoặc của một thứ tiếng nước ngoài nào đó mà trẻ được tiếp xúc.
+ Đặc điểm vốn từ:
- Vốn từ trẻ tăng nhanh khoảng 1500 – 2000 từ. Danh từ và động từ
chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.
- Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất khơng gian như: Cao,
thấp, dài, ngắn; các từ chỉ tốc độ như: Nhanh, chậm; Màu: Đỏ, vàng, trắng,
đen…
Ngồi ra các từ có khái niệm tương đối như: Hôm nay, hôm qua, ngày
mai, trẻ vẫn dùng chưa chính xác…
- Một số còn biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây,
tím; 100%trẻ biết dùng các từ cao, thấp, rộng, hẹp; có 86,2% số trẻ đếm
được từ 1-10; 41,5% số trẻ đếm được từ 10 trở lên
+ Đặc điểm ngữ pháp và khả năng nói mạch lạc của trẻ 4 – 5 tuổi

- Trẻ dùng câu dài hơn.
Ví dụ: Ở nhà con có áo đầm nhiều lắm: màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
- Trẻ ít sử dụng câu ghép, ít sử dụng câu cụt hơn.

7

- Trẻ đã có khả năng kể lại chuyện, kể theo tranh và kể theo trình tự
trước sau.
Tuy nhiên trẻ dùng từ chưa chính xác.
Ví dụ: “Con thưa bầy cơ”
- Một số trẻ nói mạch lạc và đọc được những bài đồng dao, thơ. Tuy
nhiên còn một số trẻ khó nhớ và nói cịn ngọng, nói chưa lưu loát.
1.2.3. Vai trị của ngơn ngữ đối với sự phát triển của trẻ
Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ được chia làm 2 giai đoạn: giai
đoạn tiền ngôn ngữ (dưới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng
tuổi trở lên). Ngôn ngữ đóng một vai trị cũng đặc biệt quan trọng trong
việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách: là công cụ để trẻ
giao tiếp, học tập, vui chơi…
1.2.3.1. Vai trị của ngơn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ
Ngơn ngữ có vai trị rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ.
- Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở
của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy.
+ Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Thơng qua ngơn ngữ,
lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu
những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, cơng dụng… của chúng và trẻ học được
từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một
lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.Từ ngữ
giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành.
+ Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác
tư duy ngày càng được hồn thiện, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạt

động trí tuệ.
- Có nhiều phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh nhưng ngôn
ngữ là phương tiện nhận thức hữu hiệu. Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức
thế giới xung quanhchính xác, rõ ràng, sâu và rộng. Ngơn ngữ giúp trẻ tích

8

cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ do vậy việc phát triển trí tuệ khơng thể
tách rời với việc phát triển ngơn ngữ.
1.2.3.2. Vai trị của ngơn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức

- Ngơn ngữ có vai trị rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh
những hành vi của trẻ.

- Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, khơng nên…, q đó rèn
luyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những
khái niệm ban đầu về đạo đức (ngoan – hư, tốt – xấu…).

- Ngơn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp ở trẻ. Ngơn ngữ đã góp phần khơng nhỏ vào việc trang bị
cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn
luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà
trẻ đang sống.
1.2.3.3. Vai trị của ngơn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ

- Ngơn ngữ có vai trị quan trọng trong q trình tác động có mục
đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu
đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật,
giáo dục cho trẻ long yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp.


- Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung
quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng them bay bổng, trí tưởng tượng
càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái đẹp và
có ý thức sáng tạo ra cái đẹp.

- Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp
trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống.

Có thể khẳng định rằng ngơn ngữ đã góp phần khơng nhỏ vào q
trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp.
1.2.3.4. Vai trị của ngơn ngữ đối với việc giáo dục thể lực

9

Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau, trong đó, ngơn ngữ đóng góp một vai trị quan trọng đáng kể.

Trong các hoạt động góp phần phát triển thể lực như các trò chơi vận
động, các giờ thể dục, trong chế độ ăn… giáo viên đều cần dùng đến ngôn
ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt.

Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hơ hấp, thính giác, bộ
máy phát âm… Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện bộ máy cấu âm,
rèn luyện phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể.

Để có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lí.Ngơn ngữ cũng
tham gia vào q trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát triển thể lực.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ
1.3.1 Các yếu tố về tâm lí


Phát triển ngơn ngữ cho trẻ thực chất là phát triển hoạt động lời nói.
Q trình phát triển lời nói của trẻ gắn bó rất chặt chẽ với 2 cơ chế
của hoạt động lời nói là sản sinh ngơn ngữ và tiếp nhận ngơn ngữ. Q
trình hình thành lời nói ở trẻ gắn bó rất chặt chẽ với hoạt động của tư duy.
Sự mạch lạc trong lời nói của trẻ thực chất là sự mạch lạc của tư duy.
Việc tiếp thu ngơn ngữ có nhiều đặc điểm khác với việc tiếp thu kiến
thức trong các lĩnh vực khác. Ngôn ngữ được hình thành từ rất sớm. Ban
đầu trẻ khơng có ý thức về ngơn ngữ và học nói theo cách tự nhiên; về sau,
khi tư duy phát triển thì có thể tổ chức học nói có ý thức hơn.
Tâm lí của trẻ trước tuổi học được chia thành nhiều thời kì, do vậy
cần dựa vào đó để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy nói cho phù
hợp.
1.3.2. Các yếu tố về sinh lí
Ngơn ngữ có cơ sở sinh lí. Hoạt động lời nói có cơ sở sinh lí học.
Đây là cơ sở tự nhiên của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

10

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc
phát triển của bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung, bộ máy phát âm
nói riêng. Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt.

1.3.2.1. Một số hội chứng, khuyết tật ảnh hưởng đến sự phát triển
ngôn ngữ

Yếu tố sinh học là yếu tố di truyền, là yếu tố bẩm sinh của một cơ thể
sống. Trẻ em sinh ra đã mang những đặc điểm di truyền từ cha mẹ với
những đặc điểm bẩm sinh được hình thành trong q trình phát triển bào
thai. Vì lý do nào đó, những đặc điểm này phát triển không đầy đủ, hoặc bị

phá hủy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cũng như phát triển ngôn
ngữ sau này.

a. Khiếm thính
Những trẻ bị giảm hay mất khả năng nghe ở các mức độ nhẹ, trung
bình, nặng, rất nặng và điếc được gọi là trẻ có khiếm khuyết về thính giác.
Điều này gây cho trẻ khó khăn trong q trình tiếp thu tiếng nói. Từ đó trẻ
nói khơng đúng, khơng chính xác về âm, vần, thanh điệu và cấu trúc câu.
Trong q trình giao tiếp, trẻ khiếm thính cần hổ trợ của máy trợ thính, cấy
điện cực ốc tai và sử dụng phương tiện giao tiếp khác là ngơn ngữ ký hiệu.
Hiện nay có nhiều dạng khiếm thính.Và đây cũng là một khó khăn làm
giảm khả năng ngơn ngữ của trẻ.
b. Khiếm thị
Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu để ý quan sát kỹ chúng ta có thể phát
hiện trẻ có vấn đề về thị giác. Trong đi đứng, bé thường bị ngã, hay va vào
đồ đạc và người khác. Khi nhìn vật, bé thường dụi mắt, nheo mắt và cúi
nhìn vật hoặc tranh rất sát. Bé khơng nhận rõ vật hay người, chỉ thống
thấy bóng tối. Và khi để ý kỹ chúng ta sẽ thấy trẻ khám phá vật bằng xúc
giác rất nhiều, chính vì thế nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ

11

c. Hội chứng tự kỷ
Những biểu hiện rõ rệt ở những trẻ được chẩn đốn có hội chứng tự

kỷ là thường có những hành vi lặp đi lặp lại như vẫy tay, vẫy tờ giấy,…, trẻ
không dùng ngôn ngữ để biểu thị suy nghĩ hay cần sự giúp đỡ của người
khác, khả năng tương tác xã hội và giao tiếp với mọi người rất hạn chế. Bé
thích chơi một mình, khơng quan tâm đến ai, thậm chí khơng mừng rỡ khi

ba mẹ về hay khóc khi ba mẹ đi khỏi. Hội chứng tự kỷ ảnh hưởng vô cùng
nghiêm trọng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng như tư duy nhận
thức.

1.3.3. Các yếu tố liên quan đến mơi trườngvăn hóa - vùng miền
1.3.3.1. Mơi trường văn hóa gia đình
Trẻ em được ni dưỡng trong tình u thương của cha mẹ ngay từ

nhỏ. Mơi trường gia đình tạo cảm giác an toàn cho trẻ giúp trẻ phát triển
một cách mạnh dạn, phát huy mọi khả năng của mình. Cha mẹ là người
thầy đầu tiên của trẻ, hướng dẫn, dìu dắt trẻ trong những năm đầu đời.Văn
hóa gia đình góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, là cái nôi giúp trẻ phát
triển về mọi mặt, đặc biệt là trong việc phát triển ngơn ngữ. Một gia đình
có lối sống nề nếp, giao tiếp có văn hóa, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau
thì những trẻ được sống trong mơi trường giáo dục đó sẽ tiếp thu nhận thức
và bắt chước như những gì trẻ được thấy được nghe thơng qua người khác.
Chính vì vậy gia đình phải là môi trường đầu tiên tốt nhất về lối sống văn
minh, giao tiếp có văn hóa để góp phần hình thành nhân cách cho trẻ và
giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.Đây là một trong những điều kiện đáng
quan tâm trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

1.3.3.2. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là điều kiện khách quan trực tiếp tác động đến
các hành động nhận thức và sinh hoạt của con người. Con người chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ khu vực mình đang sống. Những đứa trẻ sống ở khu vực

12

vùng núi xa xôi, vùng đồng bằng hẻo lánh; nơi có điều kiện khó khăn; lạc
hậu về cơng nghệ thơng tin, thì nhận thức, tư duy cũng như ngơn ngữ của

trẻ phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ ở khu vực thành phố; trung
tâm, nội thành… Không những vậy ngơn ngữ mỗi vùng có những đặc trưng
khác nhau đặc biệt như tiếng địa phương, tiếng nói của các dân tộc đồng
bào thiểu số…Những yếu tố này góp phần xây dựng nhân cách và sự phát
triển về mặt ngôn ngữ cho trẻ.

1.3.3.3. Mơi trường văn hóa xã hội
Tách khỏi được mơi trường gia đình, trẻ hịa nhập vào xã hội bên
ngồi thì quan hệ nhóm bạn là mơ hình phát triển kỹ năng xã hội cơ bản
giúp trẻ biết cách ứng xử với bạn bè, mọi người xung quanh. Trong giai
đoạn này, tác động của nhà trường lên các cá nhân thông qua nhiệm vụ xác
định mục tiêu phát triển cá nhân.Để nâng cao hiệu quả giáo dục, nhà trường
cần tạo mối quan hệ tốt giữa tác động dạy học với quy luật phát triển của
trẻ.Muốn được như vậy, nhà trường phải thiết lập một mơi trường văn hóa,
nhân văn tốt. Trong đó, các mối quan hệ trong nhà trường cũng như giữa
nhà trường với xã hội phải là mối quan hệ nền tảng, ứng xử tốt, giao tiếp
tốt có như thế trẻ mới học hỏi được những lời hay lẽ phải, từ đó hình thành
ngơn ngữ trong sáng, biết nói lời hay với mọi người.
1.4. Các hình thức phát triển ngôn ngữ
1.4.1. Rèn luyện phát âm đúng
Trong q trình học nói, việc đầu tiên và quan trọng nhất là trẻ cần
phải học được cách phát âm chuẩn.Chỉ khi phát âm chuẩn trẻ mới có thể dễ
dàng nói lưu lốt và từng bước hồn thiện khả năng về ngôn ngữ trong
tương lai.
1.4.1.1. Làm mẫu và giải thích cho trẻ
Trẻ học phát âm chủ yếu thông qua mô phỏng của người lớn, qua
việc tiếp nhận âm thanh và quan sát khẩu hình miệng. vì vậy, để trẻ phát

13



×